Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần casumina...

Tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần casumina

.PDF
36
257
52

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG -------  ------ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Đề tài: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU MIỀN NAM (CSM) Họ và tên: Đào Thị Phương Ly MSSV: 21102062 STT: 48 Họ và tên: Nguyễn Huy Mạnh MSSV: 21102202 STT: 49 Họ và tên: Nguyễn Hoàng Nam MSSV: B1100087 STT: 50 Lớp: ca 1 thứ 2 GVHD: Bùi Đức Nhã Tháng 4 Năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Mức độ hoàn thành Họ tên Nội dung thực hiện Mức độ hoàn thành - Lời mở đầu, giới thiệu công ty Đào Thị Phương Ly - Tính toán và phân tích tỉ suất sinh lời - Tính toán và phân tích mô hình Dupont - Chương 3 100% - Tính toán và phân tích hệ số Nguyễn Huy Mạnh Nguyễn Hoàng Nam thanh toán - Tính toán và phân tích chỉ tiêu trên cổ phần - Tính toán và Định giá cổ phiếu - Chương 3 - Phân tích ngành, vĩ mô - Tính toán và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Chương 3 100% 100% MỤC LỤC Lời mở đầu CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 1.1 Phân tích vĩ mô .............................................................................................. 2 1.2 Phân tích ngành ............................................................................................. 4 1.3 Giới thiệu chung về công ty .......................................................................... 7 1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 7 1.3.2 Cơ cấu cổ đông ....................................................................................... 8 1.3.3 Ngành nghề kinh doanh .......................................................................... 8 1.3.4 Vị thế của CSM trong ngành .................................................................. 9 1.3.5 Chiến lược phát triển và đầu tư ............................................................... 9 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH, TÀI CHÍNH CÔNG TY 2.1 Phân tích hệ số thanh toán .......................................................................... 10 2.1.1 Phân tích tình hình thanh toán với người mua...................................... 10 2.1.2 Phân tích tình hình thanh toán với người bán ........................................11 2.1.3 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn ...............................................11 2.1.4 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn ................................................. 13 2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .................................... 14 2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh 2.3.1 Phân tích tỷ suất sinh lời ....................................................................... 22 2.3.1.1 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ........................................ 22 2.3.1.2 Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA) ................................................. 23 2.3.1.3 Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ................................... 23 2.3.1.4 Tỉ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROIC) ........................................ 24 2.3.2 Phân tích theo mô hình Dupont ........................................................... 25 2.3.3 Phân tích chỉ tiêu trên cổ phần .............................................................. 26 2.4 Định giá cổ phiếu ......................................................................................... 28 CHƢƠNG 3: ĐƢA RA NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Nhận xét ....................................................................................................... 29 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty ...... 30 Kết luận .............................................................................................................. 31 Lời mở đầu Cùng với sự đổi mới, phát triển của nền kinh tế trong và ngoài nước thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Cũng chính điều đó đã gây ra không ít những khó khăn và thử thách dù cho doanh nghiệp đó thuộc lĩnh vực nào. Để tồn tại các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản suất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hởi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội đó để phát triển doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, quản lý phân phối và sử dụng nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao. Bởi vậy chủ doanh nghiệp cần phải có những chính sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, việc huy đông vốn từ các nhà đầu tư là kênh huy đông vốn hữu hiệu nhất đối với các doanh nghiêp. Đứng trên cương vị là những nhà đầu tư, họ luôn mong đợi, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh, các nhà đầu tư cũng phải tìm biện pháp an toàn để bảo vệ đồng vốn đầu tư của họ. Vì vậy bên cạnh việc quan tâm đến mức sinh lời, thời gian hoàn vốn, mức độ thu hồi vốn,… các nhà đầu tư còn quan tâm nhiều đến thông tin về mức độ rủi ro, các dự án đầu tư. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp chứa đựng những chỉ tiêu tài chính, những thông tin cần thiết để đánh giá giá trị và khả năng sinh lãi của cổ phiếu. Vì vậy thông qua việc phân tích các thông tin từ báo cáo tài chính sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, định hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó ra quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế phần nào các rủi ro đầu tư có thể xảy ra. Vì vậy, nhóm em lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần công nghiệp cao su Miền Nam” để hiểu rõ hơn về tình hình của doanh nghiệp qua báo cáo tài chính dưới góc nhìn của một nhà đầu tư. 1 Mục Tiêu phân tích Thông qua việc phân tích các bảng báo cáo trong bộ báo cáo tài chính của công ty qua ba năm 2011, 2012, 2013 dưới góc nhìn của một nhà đầu tư để tìm hiểu thực trạng tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tiềm năng phát triển của Công Ty Cổ Phần công nghiệp Cao Su Miền Nam. Phạm vi phân tích Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần công nghiệp Cao Su Miền Nam dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán trong 3 năm 2011, 2012 và 2013. Phương pháp phân tích  Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của công ty, tài liệu từ sách báo, Internet  Phương pháp được dùng để phân tích số liệu: Phương pháp so sánh là chủ yếu, ngoài ra còn dùng các phương pháp khác như: Dupont, loại trừ CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 1.1. Phân tích vĩ mô Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, chúng không chỉ định hướng và có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản trị mà còn ảnh hưởng cả tới môi trường vi mô bên ngoài và môi trường nội bộ bên trong của doanh nghiệp. Các yếu tố này cũng là những nguyên nhân chính tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu kĩ lưỡng các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô có vai trò khá quan trọng đối với các hoạt động quản trị của một doanh nghiệp. Sau đây là một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà nhà đầu tư cần biết: Lãi suất : Tỷ lệ nợ của ngành săm lốp khá cao, lên đến 51%. Vì vậy biến động lãi suất ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Vì vốn đầu tư vào máy móc công nghệ rất tốn kém nên tỷ lệ nợ ngành này khá cao. Đây cũng là rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu ngành săm lốp. Hiện nay lãi suất đang trong xu hướng giảm, lãi suất cho vay doanh nghiệp xoay quanh 13-15% rất thuận lợi cho các doanh nghiệp săm lốp cũng như các doanh nghiệp khác có tỷ lệ nợ vay cao. 2 Lạm phát: Theo nguồn tin trên trang baodientu.chinhphu.vn thì “ theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 so với tháng 12/2012 tăng 6.04%, còn CPI bình quân năm 2013 so với năm 2012 là 6.6. Đây là mức khá thấp so với cùng kì những năm trước. Điều đó lại càng có ý nghĩa khi tăng trưởng kinh tế cũng cao hơn năm trước”. Do đó khả năng giá chứng khoán sẽ tăng, đó là tin tốt cho các nhà đầu tư. Tỷ giá 15% doanh thu của ngành săm lốp đến từ xuất khẩu sang các nước thuộc Châu Á, Châu Âu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp săm lốp còn phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, máy móc, trang thiệt bị... vì vậy biến động tỷ giá phần nào ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Rủi ro về kinh tế Ngành săm lốp luôn gắn liền với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô-tô. Một nền kinh tế có sức khỏe tốt thì ngành ô tô mới phát triển bền vững được. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất trì trệ, tồn kho cao, thâm hụt ngân sách, lạm phát…ảnh hưởng không nhỏ đến triển vọng ngành ô tô và săm lốp. 3 Biến động giá nguyên liệu đầu vào Than đen, vải mành, cao su tổng hợp, hóa chất… đều có nguồn gốc từ dầu mỏ. Hiện nay giá cao su tự nhiên và cả giá dầu đang trong đà giảm giá, rất thuận lợi cho các doanh nghiệp săm lốp. Thị trường cao su thế giới liên tục biến động tăng giảm tuy nhiên, xu hướng chung vẫn là sụt giảm đáng kể. Mức giá cao su ngày 03/06/2013 tại sàn Tocom – Tokyo đóng cửa ở mức 257 yên/kg giảm 15% so với giá cao su đầu năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cao su giảm do khủng hoảng nợ công kéo dài tại châu Âu, tăng trưởng kinh tế chậm ở các quốc gia tiêu thụ cao su chính như Trung Quốc, Ấn Độ và tồn kho cao tại Trung Quốc. Giá dầu thô cũng năm trong xu thế giảm so với mức giá đầu năm, giảm nhẹ 5% đang ở mức 93.10 USD/thùng. 1.2. Phân tích ngành Đặc điểm ngành săm lốp: - Phần lớn nguyên liệu sản xuất săm lốp là cao su và các nguyên liệu khác như than đen, sợi mảnh nylon và các hóa chất khác…đều có nguồn gốc là các chế phẩm dầu mỏ. Chính vì vậy, giá săm lốp phụ thuộc vào giá dầu mỏ. - Giá sắt thép cũng có ảnh hưởng đến gía nguyên liệu dùng trong sản xuất săm lốp - ô tô. Giá săm lốp cũng phụ thuộc vào tỷ giá do nhu cầu xuất khẩu khá lớn và việc nhập khẩu phần lớn các trang thiết bị, máy móc từ nước ngoài. Chịu rủi ro về lãi suất do việc đầu tư lớn khiến các doanh nghiệp phải vay vốn từ ngân hàng. - Săm lốp là sản phẩm thứ cấp nên phụ thuộc khá nhiều vào mức tăng trưởng của ngành ô tô, xe máy. Sản Phẩm: Sản phẩm săm lốp trên thị trường Việt Nam rất phong phú và đa dạng: săm lốp xe đạp, - xe máy, ô tô, đến các lốp đặc chủng dành cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…Sản phẩm săm lốp của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khá gây gắt của của các thương hiệu nước ngoài như Kumho, Bridgestone, Michelin…Điều đáng lo ngại là trong khi các doanh nghiệp trong nước chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan…, thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại sử dụng công nghệ từ 4 chính công ty mẹ như: Kumho sử dụng công nghệ Hàn Quốc, Bridgestone hay Michelin đều sử dụng công nghệ của châu Âu và Mỹ hiện đại. Năng lực sản xuất: Năng lực sản xuất săm lốp của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong giai đoạn năm 2013-2014 khi hàng loạt các nhà máy sản xuất lớn đi vào hoạt động. Các nhà máy này sẽ đáp ứng gần như hoàn toàn nhu cầu tiêu thụ săm lốp trong nước và sẽ vươn ra thế giới chiếm vị thế xuất khẩu hàng đầu thế giới. Hiện nay, sản phẩm cao su chế biến của Việt Nam đang chiếm thị phần lớn thứ 3 tại Mỹ. Việt Nam hiện tại sản xuất được loại lốp bán thép PCR - LTR dành cho xe con, lốp bias (mành chéo) dành cho xe tải có công suất 3 triệu chiếc năm; lốp xe máy 40 triệu chiếc năm. Thị Phần: Theo báo cáo của CSM, tính đến cuối năm 2012 thị phần tính chung cả săm lốp như sau: CSM chiếm 33%, DRC chiếm 25%, SRC chiếm 10%, 32% còn lại thuộc các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang kinh doanh trong ngành. Trong đó CSM vượt trội trong phân khúc săm lốp ô tô, xe máy. DRC chiếm lĩnh thị trường lốp xe tải nhẹ, nặng, xe chuyên dụng. SRC thế mạnh về lốp xe đạp. Công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất đang là vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp trong nước khi phần lớn được nhập từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc, Đài Loan, chỉ có khuôn mẫu là có thể sản xuất trong nước. Điều đáng lo ngại là các máy móc, thiết bị nhâp khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan thường cho ra sản phẩm kém hơn so với các dòng máy hiện đại từ Châu Âu, Hàn Quốc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty này thường sử dụng công nghệ từ chính công ty mẹ như: Kumho sử dụng công nghệ Hàn Quốc, Brigestone hay Michelin đều sử dụng công nghệ của châu Âu và Mỹ. 5 PHÂN TÍCH SWOT NGÀNH Điểm mạnh - Điểm yếu Nước ta đang trong quá trình công - Doanh nghiệp khó khăn cho việc vay nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu về vốn, lãi suất ngân hàng tăng cao, có lúc tới các phương tiện giao thông rất lớn, đặc biệt 21% năm, ngoại tệ biến động lớn về tỷ ở các trung tâm đô thị hóa, nơi có nhiều xí giá. nghiệp, nhiều nhà máy sản xuất. - Giá cả nguyên vật liệu phụ thuộc giá của - Dân số đông (khoảng 80 triệu) cùng với dầu mỏ thế giới. nhu cầu sử dụng xe cá nhân để đi lại và - Việt Nam chưa có quy chuẩn quốc gia làm việc nên nhu cầu không ngừng tăng, đối với mặt hàng cao su, săm lốp xe làm kể cả dùng mới và thay thế . - Việt Nam là nước đứng thứ 4 thế giới về sản lượng sản xuất cao su hàng năm, đây là nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ và ổn định cần được tận dụng. - Châu Á là thị trường tiêu thụ mạnh giảm sức cạnh tranh của những thương hiệu nội địa. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều rào cản bảo hộ thương mại khi xuất khẩu đi các nước. - Công nghệ đang sử dụng hiện nay chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Đài Loan nên nhất thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn có sức cạnh tranh kém hơn so với máy móc Độ. hiện đại từ Châu Âu, Hàn Quốc … Cơ hội Thách thức - Nhu cầu tiêu thụ cao su nói chung, và săm lốp nói riêng cả trong nước và thế giới không ngừng tăng lên. - FED thực hiện QE3 đã kích thích thị trường xe hơi hồi phục, đặc biệt là ở thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Thị trường săm lốp đang bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại, hầu hết thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đều đang có mặt ở Việt Nam như Bridgestone (có nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2014 Phòng), Michelin, Yokohama, Shin… 6 ở Hải Cheng Kết luận: Thị trường săm lốp ôtô của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chủ yếu sản xuất các sản phẩm lốp Bias truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, các sản phẩm lốp Radial toàn thép hiện đại chịu sự cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp nước ngoài vốn đang chiếm 50% thị phần săm lốp radial ôtô trong nước. Dự kiến đến giai đoạn năm 2013-2014, CSM và DRC sẽ cho ra sản xuất lốp radial toàn thép với công suất 350.000 lốp năm và 600.000 lốp năm, hứa hẹn mang lại sự gia tăng doanh thu nhanh chóng cho các công ty. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp săm lốp sẽ chịu ảnh hưởng do khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước làm giảm nhu cầu tiêu thụ săm lốp. Về dài hạn, săm lốp xe máy và xe đạp đã đi vào giai đoạn bảo hòa, mảng săm lốp ô tô sẽ là sản phẩm chính giúp ngành gia tăng doanh thu trong những năm tiếp theo. 1.3. Giới thiệu chung về công ty Công ty CSM là một trong nhưng công ty sản xuất lốp xe hàng đầu tại Việt Nam. Trong những năm qua, mặc dù chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm săm lốp trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực của mình Casumina đã duy trì được vai trò hàng đầu của mình trên thị trường trong nước với mạng lưới phân phối lớn với 200 đại lý bán hàng và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu săm lốp của nước ngoài. Doanh thu tăng trung bình hàng năm khoảng 25%. Casumina là một trong 30 doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2008 và là công ty nằm trong danh sách "Thương hiệu hạt giống" của TP.HCM. Casumina là thương hiệu sản xuất săm lốp số 1 của Việt nam chiếm thị phần hàng đầu khoảng 35%, đạt tốc độ tăng trưởng 25% trên năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt nam chất lượng cao. Một trong những thành công của Casumina là nắm bắt công nghệ hiện đại, liên tục đưa ra những sản phẩm mới chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển  Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam được thành lập theo quyết định số 427-HC/QĐ ngày 19/04/1976 của Nhà nước Việt Nam. Lúc đầu sản xuất săm lốp xe đạp, ống cao su, cao su kỹ thuật, nệm mút.. 7  Ngày 10/10/2005 Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam theo Quyết định số 3240/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp.  Ngày 22/05/1993 Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam là Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập và là đơn vị thành viên Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem) được thành lập theo Quyết định số 264/TCNHDT của Bộ Công Nghiệp Nặng (nay là Bộ Công Thương).  Năm 2006, Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 90 tỷ đồng. 1.3.2. Cơ cấu cổ đông 1.3.3. Ngành nghề kinh doanh  Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng: Săm lốp, yếm ôtô (lốp bias mành nilon và lốp radial mành thép), Săm lốp xe máy, Săm lốp xe đạp, Săm lốp xe công…..  Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, thiết bị ngành công nghiệp cao su.  Kinh doanh thương mại dịch vụ  Kinh doanh bất động sản.  Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật. 8 1.3.4. Vị thế của CSM trong ngành  Theo số liệu tổng hợp tính đến hiện tại, thị phần tính chung các mặt hàng săm lốp như sau: CSM chiếm 33%, DRC chiếm 25%, SRC chiếm 10%, 32% còn lại thuộc về các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, CSM vượt trội trong phân khúc săm lốp ô tô, xe máy; DRC chiếm lĩnh thị trường lốp xe tải nặng, tải nhẹ và lốp xe chuyên dụng; SRC có thế mạnh về lốp xe đạp. Xét riêng săm lốp ô tô và xe máy, CSM chiếm 25% thị phần săm lốp ô tô và 35% thị phần săm lốp xe máy trên phạm vi cả nước. Điều này cho thấy CSM đã tạo được thế đứng khá vững chắc so với 2 doanh nghiệp cùng ngành.  Ngoài ra, với sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm từ săm lốp xe đạp đến săm lốp xe máy, ô tô và xe tải đã giúp cho CSM duy trì được khả năng cạnh tranh cao trên thị trường hiện nay CSM đang dẫn đầu trong 3 doanh nghiệp săm lốp niêm yết về số lượng đại lý phân phối cấp I trong cả nước với khoảng 200 đại lý. Xét về tỷ lệ xuất khẩu, theo số liệu mới nhất, doanh thu xuất khẩu của CSM chiếm 25% tổng doanh thu của công ty. Trong khi đó, tỷ lệ này của DRC chỉ chiếm từ 7-10%. Trong top 5 doanh nghiệp xuất khẩu săm lốp năm 2011 của Việt Nam, CSM đứng vị trí thứ 2 với thị phần 12%; DRC đứng thứ 5 với thị phần 5%. Hệ thống phân phối nước ngoài CSM đã xây dựng mạng lưới tiêu thụ thông qua các nhà phân phối tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ để quảng bá thương và tiêu thụ sản phẩm. 1.3.5. Chiến lƣợc phát triển và đầu tƣ  Quản trị công ty và điều hành sản xuất: hoàn thiện chương trình quản trị tổng thể doanh nghiệp (ERP) cho tất cả các khâu trong bán hàng, kế hoạch, vật tư, sản xuất, kho, thiết bị ... nhằm giảm chi phí tăng hiệu quả SXKD.  Nguồn nguyên liệu cao su thiên nhiên trong nước rất lớn. Nhà máy lốp Radial của CSM đã hoàn thành xong giai đoạn 1 và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2014. Về triển vọng dài hạn, từ năm 2014 trở đi khi nhà máy lốp Radial đi vào hoạt động, công ty CSM dự tính doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng khoảng 15%. Đó cũng là một phần trong kế hoạch phát triển xuất khẩu của công ty.  Công tác tiếp thị bán hàng: Tăng cường chiếm lĩnh thị trường nội địa, từng bước mở rộng thị trường nước ngoài, xây dựng và giữ vững hình ảnh thương hiệu. 9 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, chăm sóc các nhà lắp ráp trong nước theo dõi và thực hiện chế độ khuyến mại.  Tham gia cùng các đối tác thành lập Liên doanh sản xuất than đen Phillips Carbon Black Việt Nam.  Nâng cao giá trị thương hiệu CASUMINA trong và ngoài nước  Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước 31/12/2014 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH, TÀI CHÍNH CÔNG TY 2.1 Phân tích hệ số thanh toán Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Tổng nợ phải thu 399,450 420,781 284,904 Tổng nợ phải trả 1,702,335 880,293 903,955 0.23 0.48 0.32 Tỷ lệ nợ phải thu/nợ phải trả Tổng nợ phải thu của Công ty năm 2012 tăng mạnh, năm 2012 tăng 135,877 triệu đồng (tăng 47.69%) so với năm 2011; năm 2013 không còn giữ đà tăng mà giảm nhẹ 21,331 triệu đồng (giảm 5.07%) so với năm 2012. Điều đáng chú ý, tổng nợ phải trả năm 2013 tăng mạnh tăng 822,042 triệu đồng (tăng 93.38%) so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng mạnh về nợ phải trả là do việc đầu tư xây dựng nhà máy mới của Công ty khi 70% chi phí đầu tư đến từ nguồn tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ nợ phải thu/nợ phải trả luôn nhỏ hơn 1, tổng nợ phải trả lớn hơn tổng nợ phải thu, đặc biệt năm 2013 do nợ phải trả tăng mạnh nên tỷ lệ giảm 52.08% so với năm 2012. 2.1.1 Phân tích tình hình thanh toán với ngƣời mua Đánh giá khả năng thu hồi nợ: Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Số vòng quay nợ phải thu khách hàng 9.93 8.93 11.4 Số ngày của 1 vòng quay nợ phải thu KH 36.77 40.89 32.01 Tuy năm 2013 doanh thu thuần có tăng nhưng khoản phải thu khách hàng vẫn thấp so với khoản phải thu năm 2012, chứng tỏ năm 2013 khả năng thu hồi nợ của Công ty đã được cải thiện tốt hơn. Năm 2011, vòng quay phải thu đạt 11.4 vòng ứng với 32.01 ngày lớn hơn so với năm 2012 đạt 8.93 vòng ứng với 40.89 ngày. Qua tiếp năm 2013 số vòng quay phải thu tăng 10 lên và số ngày của 1 vòng quay giảm xuống so với năm 2012. Năm 2013 là 9.93 vòng ứng với 36.77 ngày, như vậy năm 2013, thu nợ nhanh hơn năm 2012 chứng tỏ công tác thu hồi nợ ngày càng được cải thiện, công ty đã có những chính sách phù hợp để hạn chế việc doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. 2.1.2 Phân tích tình hình thanh toán với ngƣời bán Đánh giá khả năng trả nợ: Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Số vòng quay nợ phải trả 15.86 30.23 46.54 Số ngày của 1 vòng quay nợ phải trả 23.01 12.07 7.84 Nhìn chung giai đoạn 2011-2013 số vòng quay nợ phải trả giảm xuống đáng kể và số ngày của 1 vòng quay nợ phải trả tăng lên cao. Năm 2011, vòng quay phải trả đạt 46.54 vòng ứng với 7.84 ngày so với năm 2012 giảm xuống còn 30.23 vòng ứng với 12.07 ngày, cho thấy năm 2012 công ty trì hoãn thời gian trả nợ so với năm 2011, tuy nhiên vòng quay trả nợ vẫn ở mức cao cho thấy tốc độ trả nợ năm 2012 dù giảm nhưng vẫn ở mức nhanh. Sang năm 2013 giảm còn 15.86 vòng ứng với 23.1 ngày cho thấy công ty ngày càng kéo dài thời gian trả nợ, tốc độ trả nợ trong năm 2013 chậm hơn năm 2012. Thời gian thanh toán kéo dài, khả năng thanh toán chậm nên số vốn công ty chiếm dụng của người bán lớn, ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty; tuy nhiên, cũng cần cân nhắc đến việc đầu tư nhà máy mới trong giai đoạn này cũng là một nguyên nhân cho việc thanh toán nợ chậm của Công ty, khi chi phí lãi vay tăng mạnh thì việc ưu tiên thanh toán cho khoản này là hoàn toàn hợp lý là phù hợp với tình hình phát triển của Công ty trong giai đoạn sắp tới. 2.1.3 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Hệ số khả năng thanh toán chung 1.72 2.1 1.68 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.74 1.95 1.41 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.43 0.55 0.4 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.04 0.05 0.06 11 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện sự bảo đảm của số nợ bằng tài sản ngắn hạn khá tốt khi luôn lớn hơn 1.5 và duy trì các năm, trong đó đáng chú ý là năm 2012 với 1.95. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán tức thời khá thấp, xoay quanh 0.05 và không có biến động nhiều nhưng vẫn cho thấy có xu hướng giảm ở từng năm, điều này cho ta thấy khó khăn trong việc sử dụng vốn bằng tiền và công ty không có sẵn ngay tiền để trả nợ; nhưng bù lại do các khoản đầu tư ngắn hạn và phải thu từ khách hàng chiếm tỉ trọng khá lớn nên hệ số khả năng thanh toán nhanh cao hơn hẳn so với hệ số thanh toán tức thời, trong đó thấp nhất là năm 2011 với 0.4 và cao nhất là năm 2012 với 0.55. Năm 2013 do các khoản phải trả tăng mạnh trong khi các khoản phải thu lại giảm hơn so với năm 2012 nên đã kéo theo hệ số này giảm và chỉ đạt khoản tương đương với năm 2011. Chỉ tiêu cuối năm 2012 CSM DRC Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.95 1.94 Hệ số khả năng thanh toán nợ nhanh 0.55 0.32 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 169,139 554,231 Nợ ngắn hạn bình quân 892,125 546,279 0.19 1.01 Hệ số bù đắp nợ ngắn hạn bằng tiền So sánh với Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) năm 2012, ta nhận thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CSM tương đương với DRC, tuy nhiên về khả năng thanh toán nợ nhanh có phần tốt hơn khi cao hơn 0.23 so với DRC, điều này cho thấy các khoản phải thu khách hàng và đầu tư ngắn hạn của CSM chiếm tỉ trọng cao hơn so với DRC. Mặt khác nợ ngắn hạn bình quân của DRC thấp hơn CSM nhiều với 554,231 triệu đồng trong khi CSM đạt 892,125 triệu đồng, tức chỉ chiếm 62.12% trong khoản nợ ngắn hạn bình quân của CSM. Bên cạnh đó, lượng tiền thuần lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) của DRC cao hơn hẳn so với CSM, đạt 554,231 triệu đồng trong khi CSM chỉ đạt 169,139 triệu đồng tương ứng chỉ bằng 30.5% so với DRC, vì thế hệ số bù đắp nợ ngắn hạn bằng tiền của CSM thấp hơn DRC rất nhiều. Từ đây cũng giải thích được nguyên nhân khả năng thanh toán tức thời của CSM rất thấp vì khó khăn trong việc cung ứng lượng tiền từ hoạt động kinh doanh nên quỹ tiền của Công ty không được dồi dào để có thể thanh toán ngay các khoản nợ trong ngắn hạn. 12 2.1.4 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn Chỉ tiêu 2013 2012 2011 EBIT 522,024 414,798 127,156 Chi phí lãi vay 40,636 77,364 75,920 Hệ số thanh toán lãi vay 12.85 5.36 1,67 1,454,755 533,012 463,259 857,908 205,123 152,763 1.70 2.60 3.03 Nợ phải trả 1,701,115 880,293 903,956 Vốn chủ sở hữu 1,218,461 966,758 618,929 1.40 0.91 1.46 Tài sản dài hạn Nợ dài hạn Hệ số thanh toán nợ dài hạn Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu Khả năng thanh toán nợ dài hạn của Công ty trong những năm 2011-2013 có xu hướng giảm rõ nét khi Hệ số thanh toán nợ dài hạn giảm qua các năm, cụ thể năm 2013 chỉ đạt 1.7 tức là một đồng nợ dài hạn được đảm bảo thanh toán bởi 1.7 đồng tài sản dài hạn; con số này ở năm 2012 là 2.6 và năm 2011 là 3.03. Nguyên nhân của xu hướng này là do sự tăng mạnh của các khoản nợ dài hạn trong giai đoạn này, năm 2012 nợ dài hạn tăng 52,360 triệu đồng (tương ứng tăng 34.28%) so với năm 2011, đáng chú ý năm 2013 khoảng nợ dài hạn tăng tới 652,785 triệu (tương ứng tăng 318.24%) so với năm 2012. Bên cạnh đó tổng tài sản dài hạn năm 2013 tăng mạnh đến 921,743 triệu đồng (tăng 172.93%) so với năm 2012 và đạt 1,454,755 triệu đồng, tuy nhiên tốc độ tăng này vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng của nợ dài hạn nên hệ số thanh toán nợ dài hạn vẫn có xu hướng giảm. Mặt khác, xét về khả năng thanh toán lãi vay trong giai đoạn 2011-2013 của Công ty thì có xu hướng tăng và tăng mạnh trong năm 2013. Điều này cũng là điều tất yếu vì trong năm 2013, lãi suất cho vay tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã giảm mạnh do chính sách nới lỏng lãi suất cho vay của Chính phủ trong năm này. Cụ thể chi phí lãi vay 2013 giảm 36,728 triệu đồng (tương ứng giảm 47.47%) so với năm 2012, trong khi năm 2012 chỉ tăng nhẹ 1,444 triệu đồng so với năm 2011. Đồng thời EBIT trong năm 2013 cũng tăng 107,226 triệu đồng (tương ứng tăng 25.85%) so với năm 2012, dẫn đến Hệ số thanh toán lãi vay năm 2013 tăng mạnh chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của Công ty trong đầu tư kinh doanh năm này và khả năng đảm bảo việc trả lãi vay tốt. 13 Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2013, khả năng thanh toán nợ dài hạn của Công ty gặp khó khăn vì xu hướng giảm khả năng thanh toán. Các khoản nợ dài hạn tăng mạnh năm 2013 là một thách thức lớn với Công ty trong giai đoạn này, tuy nhiên khoản nợ này hoàn toàn nằm trong kế hoạch phát triển của Công ty vì phải đầu tư nhà máy sản xuất lốp Radian toàn thép mới, nhằm mở rộng phát triển dòng sản phẩm lốp dành cho dòng xe tải lớn cũng như việc cạnh tranh với các sản phẩm từ các hãng ngoài nước như Kumho, Bridgestone và Michellin. Đến cuối năm 2013, nhà máy bước vào giai đoạn chạy thử nghiệm để đến tháng 3 năm 2014 chính thức đi vào hoạt động, đây cũng là nguyên nhân làm cho tài sản dài hạn của Công ty trong năm này tăng mạnh, tuy nhiên điều này vẫn chưa đảm bảo được khả năng thanh toán nợ dài hạn trong năm này khả quan hơn. 2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng phân tích ngang Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2012-2011 Triệu đồng Tỷ lệ % Triệu đồng Tỷ lệ % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 87,818 2.85% 139,575 4.75% 2.Các khoản giảm trừ doanh thu -2,156 -6.22% 19,579 130.20% 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 89,974 2.96% 119,978 4.10% 4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp -40,312 -1.73% -324,511 -12.19% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 130,286 18.42% 444,489 169.25% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 38,768 593.60% -10,800 -62.32% 7. Chi phí tài chính -8,561 -7.75% 4,283 4.03% Trong đó: Chi phí lãi -36,728 -47.47% 1,444 1.90% Chỉ tiêu 14 vay 8. Chi phí bán hàng -11,748 -10.79% 35,489 48.35% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 49,618 30.85% 101,064 169.15% 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 139,745 41.1% 292,853 721.05% 3,633 91.60% -6,655 -62.66% 12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 143,377 42.49% 286,200 558.59% 13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 37,029 44.38% 71,465 596.93% 14. Chi phí/(Thu nhập) thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 167 149.11% 112 - 15. Lợi nhuận sau thuế 106,181 41.82% 214,623 546.63% 11. (Lỗ)/Lợi khác nhuận Bảng phân tích dọc Chỉ tiêu 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 Tỷ lệ % trên DT bán hàng Tỷ lệ % trên DT bán hàng Tỷ lệ % trên DT bán hàng 100% 100% 100% 1.13% 0.51% 98.87% 99.49% dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung 1.03% 98.97% 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan