Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích báo cáo tài chính công ty chế biến thực phẩm năm 2013...

Tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty chế biến thực phẩm năm 2013

.DOC
21
264
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NĂM 2013 Giảng viên: Bùi Tuấn Anh Môn học: Quản trị tài chính Lớp: Đại học quản trị quốc tế 7 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Khoa Nguyễn Tường Diễm Như Nguyễn Đỗ Mai Huỳnh Nguyễn Thị Thảo Nguyên Nguyễn Thị Quỳnh Mai Cần thơ, ngày 21 tháng 11 năm 2014 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NĂM 2013 Lớp: đại học quản trị quốc tế Môn: quản trị tài chính Nhóm 2 : Nguyễn Ngọc Khoa Nguyễn Tường Diễm Như Nguyễn Đỗ Mai Huỳnh Nguyễn Thị Thảo Nguyên Nguyễn Thị Quỳnh Mai  TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Hoạt động tài chính Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động này được sinh ra để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp như: tối ưu hóa tài sản, tối đa hóa lợi nhuận, giữ mức tăng trưởng ổn định,... Tài chính doanh nghiệp là một chuỗi các mỗi quan hệ về tài chính giữa doanh nghiệp với từng chủ thể:  Nhà nước – tiền thuế hoặc công ty có vốn của nhà nước,...  Thị trường tài chính – phát hành cổ phiếu, trái phiếu, gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán,...  Các thị trường khác – hàng hóa, dịch vụ, sức lao động,...  Nội bộ - cổ đông, các bộ phận sản xuất kinh doanh 1.2 Báo cáo tài chính Các hoạt động tài chính nói trên được cụ thể hóa bằng báo cáo tài chính nhằm giúp nhà quản trị hay người sử dụng báo cáo tài chính có thể dễ dàng nắm bắt tình hình, phân tích, đánh giá, và đề ra các hướng đi tốt hơn cho doanh nghiệp. Báo cáo tài chính thường gồm:  Bảng cân đối kế toán  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ  Bản thuyết minh báo cáo tài chính. 1.3 Phân tích báo cáo tài chính Phân tích tài chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp, các công cụ cho việc xử lý thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, dánh giá rủi ro, mức độ, chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, khách hàng hoặc cơ quan nhà nước, tuy vậy mỗi chủ thể đều quan tâm đến tài chính doanh nghiệp ở một góc độ khác nhau tùy vào mục đích riêng. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị thì mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, lợi nhuận... còn đối với các nhà đầu tư khác bên ngoài thì mối quan tâm của họ là lãi suất, khả năng thanh toán, rủi ro.... Phân tích báo cáo tài chính hiện nay được sử dụng rộng rãi tại các đơn vị tự chủ nhất định về tài chính, các tổ chức xã hội, tập thể, cơ quan quản lý.  BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1 Bảng cân đối kế toán 2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3.1 Tài sản Từ số liệu thống kê ở bảng cân đối kế toán cho thấy tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2013 tăng 26,398 tỷ (3.78%) so với năm 2012, đây là mức tặng rất nhẹ và hoàn toàn không đáng kể, có thể thấy trong năm nay doanh nghiệp không có ý định mở rộng quy mô để đẩy mạnh phát triển mà chỉ giữ các hoạt động ở mức ổn định. Tuy vậy các khoản tương đương tiền lại có mức tăng đáng chú ý 93,069 tỷ (423%), chứng tỏ các khoản đầu tư ngắn hạn dưới 3 tháng hay các mục tương đương tiền khác nhằm tạo tình thanh khoản cao đang được doanh nghiệp đẩy mạnh. Bảng 3.1 cơ cấu tài sản Danh mục Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Công thức TSNH/TTS TSDH/TTS 2013(%) 71.52 28.48 2012(%) 69.22 30.78 Từ bảng 3.1 cho thấy cơ cấu tài sản của doanh nghiệp giữa 2 năm không có sự chuyển biến lớn 3.2 Nguồn vốn  Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gần như không thay đổi giữa 2 năm ( tăng 0.96% tương đương 5,496 tỷ)  Nợ phải trả có mức tăng mạnh hơn từ năm 2012 đến năm 2013 là 16% tương dương 20,901 tỷ Bảng 3.2 cơ cấu nguồn vốn Danh mục Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Công thức Npt/tnv Vcsh/tnv 2013(%) 20.59 18.38 79.41 2012(%) 81.62 Từ bảng 3.2 cho thấy cơ cấu nguồn vốn cũng không có sự thay đổi lớn giữa 2 năm 2012 và 2013 3.3 Các tỷ số thanh khoản Các tỷ số thanh khoản trên biểu hiện khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp, với một đơn vị nợ sẽ tương đơn với một khả năng thanh toán. Các hệ số trên càng cao chứng to tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại, những tỷ số này ảnh hưởng phần lớn đến lòng tin của nhà cung cấp vào khả năng tài chính của doanh nghiệp và mức độ an toàn với số tiền của họ khi cho doanh nghiệp vay. Trong bài ta phân tích 3 tỷ số được xắp xếp lần lượt theo sự giảm dần của tính thanh khoản: 1. Tỷ số thanh toán hiện hành: cho biết khả năng của công ty trong việc sử dụng các tài sản ngắn hạn như: tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho những món nợ của mình. Nếu tỷ số lớn hơn 1 công ty sẽ có thể hoàn trả được hết các khoản nợ nhưng nếu nhỏ hơn 1 sẽ cho thấy tình trạng tài chính của công ty đang ở mức không ổn định, có khả năng không trả được nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên tỷ số này quá cao cũng không phải là một đấu hiệu vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa hiệu quả. 2. Tỷ số thanh toán nhanh: ở tỷ số này sẽ loại bỏ đi mục hàng tồn kho, vậy nó sẽ cho biết được khả năng sử dụng tài sản trong ngắn hạn để thanh toán nợ mà không cần phải bán đi hàng tồn kho hay mức ảnh hưởng của hàng tồn kho đến khả năng chi trả nợ ngắn hạn chung 3. Tỷ số thanh toán tiền mặt: đây là tỷ số phản ánh khả năng thanh toán trung thực nhất của doanh nghiệp, nó cho thấy khả năng chi trả nợ ngay của doanh nghiệp mà không cần đợi thời gian bán hàng tồn kho hay thực hiện việc thu các khoản phải thu ngắn hạn Bảng 3.3 các tỷ số thanh khoản Danh mục Tỷ số thanh Công thức 2013 2012 Ts ngắn hạn/ nợ ngắn hạn 3.18 toán hiện hành 3.05 Tỷ số thanh (Tổng ts ngắn hạn – tồn toán nhanh kho)/ nợ ngắn hạn Tỷ số thanh (tiền mặt + chứng khoán )/ toán tiền mặt nợ ngắn hạ 3.05 3.16 0.361 0,236 Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh có xu hướng giảm nhưng không đáng kể từ năm 2012 đến năm 2013 là do sự tăng lên của các chi chí phải trả ( 34.777 tỷ - 90.26%) ở mục nợ ngắn hạn. Đồng thời so sánh giữa 2 tỷ số trên ta cũng thấy được mức tác động của hàng tồn kho đến tổng tài sản ngắn hạn là rất nhỏ. Tỷ số thanh toán tiền mặt có mức tăng khá mạnh 52.97% là do sự tăng lên của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn như đầu tư chứng khoán ở mục tài sản ngắn hạn. Năm 2013 tỷ số thanh toán tiền mặt của doanh nghiệp là 0.361 < 1 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Doanh nghiệp không thể sử dụng tiền mặt hay chứng khoán ngắn hạn để thanh toán hết cả khoản nợ. 3.4 Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản Các tỷ số về hiệu quả sử dụng tài sản giúp ta thấy được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Trong bài ta sẽ sử dụng 5 tỷ số để đánh giá và phân tích về khả năng sử dụng tài sản: 1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho: thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ vòng quay của hàng tồn kho nhanh chứng tỏ doanh nghiệp có sức bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên con số này quá lớn cũng không phải là điều tốt vì nếu khi nhu cầu khách hàng đột ngột phát triển mạnh thì ta sẽ thua thiệt so với đối thủ cạnh tranh. 2. Kỳ thu tiền bình quân: cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng nếu con số này tăng qua các năm chứng tỏ công ty quản lý nợ từ khách hàng chưa tốt. 3. Kỳ trả nợ bình quân: cho thấy khoảng thời gian trung bình mà công ty thanh toán các khoản nợ của mình 4. Vòng quay tài sản cố định: khả năng sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Cho thấy 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu 5. Hiệu quả sự dụng toàn bộ tài sản: cho thấy cái nhìn chung về khả năng sử dụng toàn bộ nguồn tài sản. Bảng 3.4 các tỷ số về hiệu quả sử dụng tài sản Danh mục Vòng Công thức quay hàng tồn kho Kỳ thu 2012 9.86 8.64 15.83 18.74 23.37 31.02 7.64 6.42 1.50 1.26 Giá vốn bán hàng/hàng tồn kho bình quân tiền bình quân (các khoản phải thu bình quân/ doanh thu bình quân)*365 Kỳ trả nợ bình quân (các khoản phải trả bình quân/ giá vốn bán hàng)*365 Vòng quay tài sản cố định Hiệu 2013 quả Doanh thu thuần/ bình quân tổng tài sản cố định sử dụng toàn bộ tài sản Doanh thu thuần/ bình quân tổng tài sản Năm 2013 giá vốn bán hàng là 756 tỷ, hàng tồn kho bình quân là 76 tỷ và hệ số vòng quay hàng tồn kho là 9.86 tăng 14.12% so với năm 2012, điều này cho thấy trong năm 2013 doanh nghiệp đã xử lý hàng tồn kho tốt hơn năm 2012 và có xu hướng đi lên, đối với ngành chế biến thực phẩm thì hàng tồn kho ít cũng như hệ số vòng quay cao có thể là một dấu hiệu tốt. 2 chỉ số kỳ thu tiền bình quân và kỳ trả nợ bình quân đang có động thái giảm tốt từ năm 2012 đến năm 2013 lần lượt là 15% và 24%, trong năm 2013 doanh nghiệp xử lý hiệu quả các khoản nợ của khách hàng cũng như các khoản nợ của công ty hơn năm trước đó, các kỳ thu nợ và trả nợ đều năm trong khoảng 1 tháng (30 ngày), đây có thể coi là một con số đẹp, cụ thể kỳ thu tiền là 16 ngày và kỳ trả tiền là 23 ngày, trong 2 chỉ số thì kỳ trả nợ sẽ có mức ảnh hưởng lớn đối với đối tác hay khách hàng của công ty, chỉ số này giảm chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty đang tăng lên kéo theo mức tăng của khả năng vay nợ => tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển sau này khi muốn huy động vốn hoặc mua bán chịu. Vòng quay tài sản cố định và hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản tăng đồng đều 19% ở năm 2013. Việc tăng lên này chủ yếu là cho sự tăng lên của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 900 tỷ lên gần 1100 tỷ. Tuy vậy 19% không phải là một con số đáng chú ý. 3.5 Quản lý nợ và đòn bẩy tài chính ở phần này ta sử dụng 5 tỷ số để đánh giá: 1. Hệ số nợ: cho thấy số nợ mà công ty đang phải gánh trên tổng tài sản. Các chủ nợ thường thích công ty có hệ số nợ thấp vì họ sẽ có được khả năng thu nợ từ công ty cao. Mặt khác hệ số nợ cũng mô tả được nguồn vốn của công ty có bao nhiêu là thực vốn và có bao nhiêu là vốn do đi vay mà có. 2. Tỷ số gánh nặng lãi vay: lợi nhuận trước thuế của công ty sẽ lớn nhất khi có các khoản thanh toán lãi cho các chủ nợ. Khi hệ số gánh nặng lãi vay đạt giá trị khả dĩ cao nhất bằng 1 thì công ty không có đòn bẩy tai chính. Đòn bẩy tài chính càng cao thì hệ số gánh nặng lãi vay càng thấp. 3. Khả năng trả lãi: cho biết một công ty có khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ của nó đến mức nào. Hệ số càng cao thì khả năng thanh toán lãi cho các chủ nợ càng lớn. Nếu tỷ số trên nhỏ hơn một thì chứng tỏ công ty đã quá lạm dụng việc vay vốn ( ngoài khả năng chi trả). 4. Tỷ số đòn bẩy: là số đo vốn vay trên tổng giá trị vốn hóa của công ty 5. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: là hệ số mô tả khả năng tự lực trả nợ của doanh nghiệp Bảng 3.5 Các tỷ số quản lý nợ và đòn bẩy tài chính Danh mục Hệ số nợ Công thức Tổng nợ/ tổng tài sản Tỷ số gánh nặng (Ebit – lãi vay)/ lãi vay ebit Khả năng trả lãi Tỷ số đòn bẩy Ebit/ chi phí lãi vay Tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên Nợ phải trả/ vốn vốn chủ sở hữu chủ sở hữu 2013 2012 2.05 1.83 0.99 0.98 272.68 59.47 1.25 1.22 0.259 0.225 Các tỷ số trên hầu như không có thay đổi đáng kể trong vòng 2 năm 2012 đến 2013, riêng khả năng trả lãi có mức tăng mạnh từ 59.47 đến 272.68, tăng 358%, việc tăng đột ngột và mạnh mẽ này là do sự tăng gấp đôi và giảm gấp đôi của tổng lợi nhuận trước thế và chi phí lãi vay, cho thấy trong năm 2013 công ty có khả năng trả lãi rất cao điều này có khả năng thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư. 3.6 Tỷ số về lợi nhuận Ta sử dụng 5 tỷ số lợi nhuận để so sánh và đánh giá: 1. ROS: tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu thuần, tỷ số này cho thấy một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận, tỷ số này càng cao khả năng sinh lợi từ doanh thu càng lớn 2. ROA: hiệu quả sử dụng tài sản, biểu hiện khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, một đồng tài sản bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiều đồng lợi nhuận. 3. ROE: một đồng vốn gốc của doanh nghiệp bỏ ra không tính tới các khoản vay từ bên ngoài sẽ có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận 4. Tỷ suất lợi nhuận gộp: mô tả khả năng sinh lợi của doanh thu. Chính xác hơn ros vì pỏ qua chi phí lãi vay chỉ lấy tổng lợi nhuận. 5. Tỷ xuất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần: đây là tỷ số đánh giá trung thực nhất về khả năng sinh lời của doanh thu vì nó đã loại bỏ yếu tố chi phí lãi vay và thuế, nếu chỉ số giảm thì công ty đang hoạt động kém về mặt quản lý chi phí, mức tăng trường của lợi nhuận không tương ứng với mức tăng trưởng của doanh thu. Bảng 3.6 các tỷ số lợi nhuận Danh mục Công thức Ebit/ doanh thu ROS thuần Ebit/ tổng tài ROA sản bình quân Lợi nhuận ròng/ ROE vốn chủ sở hữu 2013 2012 0.042 0.025 0.114 0.058 0.060 0.029 0.29 0.26 0.032 0.018 bình quân Tỷ suất lợi Lợi nhuận gộp/ nhuận gộp doanh thu thuần Tỷ suất nhuận ròng lợi Lợi nhuận ròng/ doanh thu thuần ở mục này các tỷ số có mức tăng trưởng khá cao gần như gấp đôi năm trước đó, tuy nhiên tuy nhiên chỉ số này vẫn chưa tốt so với một doanh nghiệp có quy mô lớn. ROS: tăng từ 0.025 đến 0.042 giải thích được là trong năm 2013 lợi nhuận trước thuế và lãi vay chiếm khoảng 4% trong doanh thu thuần ROA: bên cạnh đó hiệu quả sử dụng tài sản hay khả năng tạo ra lợi nhuận từ tổng tài sản có mức tăng gấp đôi từ 0.058 lên 0.114. trong năm 2013 tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra được 11% lợi nhuận ROE: hệ số này phản ánh chính xác hơn về việc sinh lời của vốn chủ sở hữu khi đã bỏ qua yếu tố thuế và lãi vay. Năm 2013 lợi nhuận ròng chiếm 6% trên vốn chủ sở hữu của công ty. Tỷ xuất lợi nhuận gộp: có mức tăng nhẹ từ năm 2012 đến năm 2013 từ 0.26 – 0.29, ở năm 2013 thì lợi nhuận gộp chiến gần 30% trong tổng doanh thu của công ty, tuy nhiên chỉ số này còn phải trừ đi khá nhiều các chi phí nên mức độ giải thích chưa cao Tỷ suất lợi nhuận ròng: phán ánh sát thực nhất số lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp được sở hữu sau khi trừ đi các chi phí khác, tỷ số này có mức tăng gấp đôi năm trước đó cho thấy khả năng quản lý chi phí của năm 2013 tốt hơn 2012 50%, ở năm 2013 thì 1 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra 0.032 đồng lợi nhuận ròng. 3.7 Mô hình Dupont ROE (0.06) Lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (0.047) Lợi nhuận ròng/ doanh thu (0.032) Tổng sài sản/ vốn csh (1.25) Doanh thu/ tổng tài sản (1.5) Tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu (1.25) Do trong 2 năm doanh nghiệp không có sự biến động lớn nên ở mô hình Dupont này ta sẽ chỉ phân tích 3 yếu tố thay vì 5 hay nhiều hơn: hệ số lợi nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính ROE: là chỉ số phản ánh mức lợi đạt được trên 1 đơn vị vốn chủ sở hữu, ở yếu tố vốn ta đã loại đi các khoản nợ chỉ còn lại nguồn vốn gốc của doanh nghiệp, tương tự ở yếu tố lợi nhuận ta cũng đã lược đi thuế và các chi phí lãi vay chỉ còn lại số lợi thực nhận được sau khi hoàn tất các nghĩa vụ chi trả nên ROE mang lại độ tin tưởng rất cao. Hầu như tất cả các doanh nghiệp hay các nhà quản trị đều mong muốn đạt được mức ROE cao và càng cao càng tốt. Vậy ta có thể thấy rõ ở mô hình trên, để tăng ROE ta phải tăng ROA ( lợi nhuận ròng/ tổng tài sản) và đòn bẩy tài chính ( tổng tài sản/ trên vốn chủ sở hữu), tuy nhiên trong 2 năm gần đây nhất (2012 và 2013) cho thấy nguồn tài sản hay vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đều không có biến chuyển đáng kể có thể là do sự bão hoà của thị trường nên doanh nghiệp không cần thiết phải mở rộng quy mô và cũng có thể do gặp vấn đề về tài chính của các nhà đầu tư, do đó ta sẽ tập trung phân tích yếu tố ROA. Do không có cơ sở dữ liệu về mặt bằng chung của ngành thực phẩm trong năm 2013 nên sẽ chọn đối thủ cạnh tranh làm mục tiêu so sánh. Đặt giả thiết doanh nghiệp có cùng vùng hoạt động hoặc chung đối tượng khách hàng với công ty cổ phần Bibica vậy ta sẽ chọn Bibica làm mục tiêu so sách cho các chỉ số. Công ty này trong năm 2012 và năm 2013 có nét tương đồng với doanh nghiệp về quy mô tài sản đều năm trong khoảng gần 800 tỷ. Cách 1: ROA được cấu thành bởi 2 yếu tố là hệ số lợi nhuận ròng và hiệu suất sử dụng tài sản, để tăng ROA thì ta phải tăng 2 .  Yếu tố lợi nhuận ròng của chúng ta năm 2013 đang là 0.032 kém 0.01 so với đối thủ cạnh tranh ( công ty Bibica – 0.042) vậy mục tiêu của chúng ta là giúp hệ số này đạt được giá trị cao hơn hoặc ít nhất là bằng đối thủ. Ta có công thức tính hệ số lợi nhuận ròng = lơi nhuận ròng / doanh thu thuần, năm 2013, nếu chúng ta giữ nguyên yếu tố doanh thu mà muốn tăng lợi nhuận ròng để có thể đạt giá trị bằng đối thủ thì ta phải tăng lợi nhuận ròng lên 30.75% (34547 triệu lên 45171 triệu). Ngược lại nếu chúng ta giữ nguyên lợi nhuận ròng mà chỉ giảm doanh thu thì ta phải giảm 23% ( từ 1075506 triệu xuống 822547 triệu)  Yếu tố hiệu xuất sử dụng tài sản của công ty năm 2013 đang là 1.5 cao hơn 0.2 so với đối thủ (1.3). chứng tỏ công ty đang có số doanh thu trên 1 đơn vị tài sản cao hơn so với đối thủ. Nếu muốn cũng cố tỷ số ta nên tập chung vào doanh thu vì tài sản đã coi như cố định như đã nói trên ở cách 1 ta thực hiện phân tích va so sanh tỷ số giữa 2 công ty theo chiều từ đưới lên, ở cách này ta sẽ giữ nguyên các tỷ số đã có mức giá trị bằng hoặc cao hơn và chỉ thay đổi các tỷ số thấp hơn cho bằng với mức giá trị của đối thủ nên chỉ cần thay đổi một giá trị ở cuối thì tất cả các giá trị bên trên sẽ thay đổi theo hướng cao hơn hoặc ít nhất là bằng cách 2 ta thực hiện phân tích theo chiều từ trên xuống, thay đổi giá trị bên dưới làm sao cho giá trị bên trên đạt con số bằng với con số của đối thủ, với cách này số lượng thay đổi sẽ nhỏ hơn và mang tính khả thi cao hơn. ROE: giá trị ROE năm 2013 của công ty đang là 0.060 nhỏ hơn đối thủ là 0.075. Ta có công thức tính = ROA * đòn bẩy tài chính, như đã nếu thì đòn bẩy tài chính có thể giữ nguyên vậy ta phải tăng chỉ số ROA từ 0.047 lên 0.06 ROA có công thức = hệ số lợi nhuận ròng * hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây hiệu quả sử dụng tài sản của công ty năm 2013 là 1.5 cao hơn đối thủ 1.3 nên ta có thể giữ nguyên và điều chỉnh hệ số lợi nhuận ròng. Để ROA đạt 0.06 thì hệ số lợi nhuận ròng phải đạt 0.04. Vậy mục tiêu là điều chính các hệ số giúp ROA đạt được 0.04. Hệ số lợi nhuận ròng = lợi nhuận ròng / doanh thu, vậy nếu giữ nguyên doanh thu thì lợi nhuận ròng phải tăng 24% ( thay vì 30% ở cách 1). Ngược lại nếu giữ nguyên lợi nhuận ròng thì công ty phải giảm 19% ( thay vì 23% ở cách 1). Bảng cân đối kế toán và báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty Bibica năm 2013. ( nguồn cophieu68 )
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan