Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích bản chất giai cấp của đảng cộng sản việt nam...

Tài liệu Phân tích bản chất giai cấp của đảng cộng sản việt nam

.DOCX
8
208
136

Mô tả:

BÀI LÀM I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) là chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết, tập hợp, lôi kéo các tầng lớp nhân dân khác đứng lên làm cách mạng. Đây là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Hơn nữa, nó còn phải là “đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt”, để xứng đáng với vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ lịch sử mới. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Phân tích bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng tháng 2-1951, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Khi nói Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời là Đảng của dân tộc hoàn toàn không có nghĩa là không thấy rõ bản chất giai cấp của Đảng. Đó là bản chất giai cấp công nhân, giai cấp duy nhất gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, giai cấp không những chỉ đại diện cho hiện tại mà còn cả tương lai của đất nước. Giai cấp nông dân, tuy chiếm số đông nhất trong dân cư và có tinh thần cách mạng rất cao, nhưng do tính phân tán, tư hữu của những người sản xuất nhỏ, do hệ tư tưởng của nông dân chỉ tiêu biểu cho những gì đã qua chứ không phải những gì sẽ đến lên không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Chỉ có chịu sự lãnh đạo và đi theo đường lối của Đảng của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân mới trở thành đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân, trở thành lực lượng to lớn nhất của cách mạng, mới dành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh để giải phóng cho mình và cho toàn thể dân tộc. Đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác càng không thể đảm đương được vai trò lãnh đạo cách mạng. Điều này đã được Hồ Chí Minh phát hiện từ rất sớm. Ngay từ những bước đầu tiếp thu học thuyết cách mạng và khoa học của Mác-Lênin, người đã nêu rõ vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời phê phán những quan điểm sai lầm như không thấy rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hoặc chỉ thiên về công nông mà không thấy rõ vai trò của các tầng lớp giai cấp khác, cùng với công nông tạo thành sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân. Ở đây cái quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng không phải chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân mà cơ bản là nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin; mục tiêu, đường lối của Đảng thực sự vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; Đảng luôn nghiêm túc tuân thủ những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Do đó, Đảng không phải chỉ kết nạp những người ưu tú trong giai cấp công nhân, mà còn kết nạp cả những người ưu tú trong giai cấp nông dân, trong tầng lớp lao động trí óc và những người thuộc các thành phần khác đã được rèn luyện, thử thách, đã giác ngộ về Đảng và tự nguyện chiến đấu trong hàng ngũ của Đảng. Mặt khác, Đảng đặc biệt chú ý đến việc giáo dục, rèn luyện đảng viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao giác ngộ về giai cấp và dân tộc. Quán triệt tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã nêu: “Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp với các tầng lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc. Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân mà còn ở các tầng lớp nhân dân lao động, ở cả dân tộc. Cũng từ đó nhân dân lao động và cả dân tộc đã thừa nhận Đảng ta là người lãnh đạo, người đại biểu chân chính cho quyền lợi cơ bản và thân thiết của mình”. Ngay từ khi ra đời đến nay, Đảng CSVN luôn là người đại diện xứng đáng cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Nhất quán với quan điểm này, khi miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, vào năm 1961, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. Vận dụng sáng tạo những nguyên tắc về Đảng kiểu mới của V.I.Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải tập hợp được trong hàng ngũ của mình những người trong giai cấp công nhân, nông dân nghèo, binh lính… miễn là những người đó “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái đấu tranh và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng”. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và với tư cách đó, giai cấp công nhân bao giờ cũng là đội tiên phong của cả dân tộc. Vì vậy, khi Người nói Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, hay “Đảng cách mạng chân chính”, “Đảng mácxít - Lêninnít”… thì trong tư tưởng của Người, Đảng bao giờ cũng là “đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Và bản chất giai cấp của Đảng chỉ là một: Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, được xây dựng theo nguyên tắc về Đảng kiểu mới của V.I Lênin. Khi khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, bao giờ Người cũng gắn Đảng với vai trò lãnh đạo cách mạng, với vị trí của đội tiên phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Rằng cách mạng Việt Nam “phải có đường lối cách mạng đúng, có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đúng. Đường lối ấy chỉ có thể là đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc”. Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, điều đó không có nghĩa là vận dụng một cách máy móc, rập khuôn từng câu, từng chữ của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin mà phải nắm lấy cái bản chất khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác. Đồng thời phải biết “phân tích cụ thể tình hình cụ thể” của thực tiễn cách mạng Việt Nam để hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn. Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh luôn nhắc Đảng ta khi vận dụng lý luận cách mạng ấy phải sáng tạo, tránh giáo điều và không được xa rời những nguyên tắc cơ bản của nó. Đồng thời phải ra sức làm giàu trí tuệ của Đảng bằng cách không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận, thực tiễn cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại… Trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường có hai cách thể hiện bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản: Cách thể hiện thứ nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân. Rất nhiều lần, nhiều dịp, khi đề cập vấn đề này, Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy. Tiêu biểu cho cách thể hiện này là toàn bộ văn kiện do người soạn thảo, được thông qua tại hội nghị hợp nhất các tổ chức công sản Việt Nam ngày 3-2-1930. Trong các văn kiện đó Hồ Chí Minh cho rằng: - “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp” (Sách lược vắn tắt); “ là đội tiên phong của đạo quân vô sản” (Chương trình tóm tắt); “Đảng của giai cấp vô sản” (Điều lệ vắn tắt). - Đảng phải tập hợp được trong hàng ngũ của mình những người trong giai cấp công nhân, thủ công nghiệp, nông dân nghèo binh lính …miễn là những người đó “ tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái đấu tranh cẩn thận và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng đảng phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận đảng”. - Lực lượng cần phải tập hợp để tiến hành cách mạng là: ngoài giai cấp công nhân còn có “đa số quần chúng nông dân”, “dựa vững chắc vào hàng dân cày nghèo”, lôi kéo tiểu tư sản, tri thức trung nông, lợi dụng và lôi kéo phú nông, tư sản bậc trung và tiểu tư chủ. - Có mối liên hệ mật thiết với “bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản Pháp”. - Mục đích của Đảng là: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”. “Đảng Cộng sản Việc Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp đấu tranh để tiêu trừ đế quốc tư bản chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”. - Các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng được quy định định trong Điều lệ vắn tắt như: về tổ chức, có một hệ thống hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở và chi bộ; sinh hoạt Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ: “bất cứ về vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã nghị quyết thì tất cả các đảng viên phải phục tùng mà thi hành”;kỷ luật nghiêm minh, tự giác; thường xuyên tự phê bình, thực hiện tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách; Đảng phải kiêm và huấn luyện đảng viên mới”. Qua trình bày trên đây, ở cách thể hiện thứ nhất này, rõ ràng Hồ Chí Minh ngay từ đầu đã hoàn toàn quán triệt những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của V.I.Lênin cả trên cách gọi và cả nội dung. Ở cách thể hiện này, chúng ta dễ dàng khẳng định bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh là bản chất giai cấp công nhân Cách thể hiện thứ hai: tại Đại hội II của Đảng (2-1951), Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng Lao động Việt Nam phải là người lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, trung thành của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của nhân dân Việt Nam, để đoàn kết và lãnh đạo dân tộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, để thực hiện dân chủ mới. Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Đây là cách thể hiện của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng mà nhiều người nghiên cứu hiện nay đang có những ý kiến khác nhau. Vì sao khi gọi Đảng Cộng sản Việt Nam là “ Đảng của giai cấp công nhân”, Hồ Chí Minh lại đưa thêm cả yếu tố Đảng “của nhân dân lao động”, “Đảng của dân tộc Việt Nam” ? Bởi vì: Một là: xét về thực chất nội dung để xác định bản chất giai cấp của Đảng. Ở đây chúng ta lấy ngay các nội dung mà chính bản thân Hồ Chí Minh nêu ra tại Đại hội II của Đảng như sau: - Về thành phần, Đảng kết nạp công nhân, nông dân, lao động trí óc thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng. - Về lý luận, Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin - Về tổ chức, Đảng phải có kỷ luật sắt đồng thời là kỷ luật tự giác. - Về luật phát triển, Đảng dùng lối phê bình và tự phê bình để giáo dục đảng viên. - Về mục đích, Đảng đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn để xây dựng điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội Như vậy là, xét về thực chất nội dung, khi nêu lên Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc thì Hồ Chí Minh đã nêu lên rất cụ thể toàn bộ các nguyên tắc của đảng kiểu mới của V.I Lênin mà Đảng phải theo về thành phần, về lý luận, về tổ chức. kỷ luật, về mục đích của Đảng,… Những qui định đó tuân thủ một cách rất chặt chẽ nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng sản theo đúng quan điểm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học. Hai là: trong một nước như nước ta (trước đây là nước thuộc địa nửa phong kiến và từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế chậm phát triển), giai cấp công nhân có số lượng rất ít so với dân cư. Mặt khác đất nước phải trải qua rất nhiều thời kỳ đấu tranh, chống giặc ngoại xâm rất là khốc liệt. Trong hoàn cảnh đó tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều có chung một yêu cầu: giải phóng dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, là đội tiên phong của toàn dân tộc. Nói Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc không có nghĩa là xóa nhòa ranh giới giai cấp, xóa nhòa bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Cách hiểu đúng về tư tưởng Hồ Chí Minh là dựa trên cơ sở bản chất giai cấp, còn cách hiểu tuyệt đối hóa mệnh đề “đảng của dân tộc” để rồi từ đó đi đến xóa nhòa bản chất giai cấp công nhân của Đảng là cách hiểu không đúng. Ở Hồ Chí Minh, khi khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, bao giờ người cũng gắn với những nhiệm vụ để đạt được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Quan hệ giai cấp – dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được phản ánh rõ trong vấn đề xây dựng, rèn luyện Đảng ta. Tính chất triệt để cách mạng của giai cấp công nhân đã làm cơ sở cho một loạt yếu tố bảo đảm cho cách mạng thắng lợi, trước hết là ở cương lĩnh, đường lối của Đảng. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã là một đảng mác xít – lênin nít chân chính vì nó mang bản chất giai cấp công nhân. Công lao ấy trước hết thuộc về Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng, lãnh tụ kiệt xuất của Đảng và dân tộc, người kế tục xuất sắc của V.I Lênin về nhiều mặt, trong đó có việc xây dựng một đảng cộng sản ở nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế chậm phát triển. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan