Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt...

Tài liệu Phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam

.PDF
99
79
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐẾN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế PHẠM LINH PHƢƠNG Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐẾN VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên : Phạm Linh Phƣơng Ngƣời hƣớng dẫn : TS. Đinh Thị Thanh Bình Hà Nội - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Học viên Phạm Linh Phƣơng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới người hướng dẫn khoa học, Tiến sỹ Đinh Thị Thanh Bình đã luôn tận tình giúp đỡ, góp ý, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích, phục vụ cho việc viết luận văn. Do khả năng của bản thân còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 06 năm 2018 Học viên thực hiện Phạm Linh Phương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài này trên thế giới và tại Việt Nam ...............1 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...............................................................4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu ............................................................5 6. Kết cấu đề tài ................................................................................................6 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM ..................................................................7 1.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ........................................................................7 1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................7 1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài .....................................................9 1.1.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước tiếp nhận vốn......10 1.2. Việc làm .......................................................................................................14 1.3. Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tới vấn đề việc làm ..............16 1.3.1. Kênh tác động của FDI tới vấn đề việc làm ..........................................16 1.3.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc làm .............................................................................................................19 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG TỚI VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM ...............................................28 2.1. Thực trạng hoạt động đầu trực tiếp nƣớc ngoài và việc làm ở Việt Nam 28 2.1.1. Tổng quan FDI và vấn đề việc làm ........................................................28 iv 2.1.2. Hình thức và lĩnh vực đầu tư của FDI vào Việt Nam ..........................32 2.1.3. Tương tác của khu vực FDI với nền kinh tế .........................................37 2.2. Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tới vấn đề việc làm ở Việt Nam ......................................................................................................................42 2.2.1. Biến và mô hình ......................................................................................42 2.2.2. Số liệu ......................................................................................................50 2.3.3. Phương pháp ước lượng ........................................................................57 2.3.4. Kết quả ước lượng ..................................................................................58 2.3.5. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng việc làm ròng tiêu cực của FDI tại Việt Nam ...........................................................................................................65 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TỚI VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM . ...............................................................................................................................68 3.1. Bối cảnh thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam ...........68 3.2. Hàm ý chính sách .......................................................................................69 KẾT LUẬN ..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77 PHỤ LỤC 1. LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG .............................82 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ 2SLS ARDL AUTOREG ECM EU EVFTA FDI FPI FE FMOLS GDP GI GlobalGAP GMM ibid. IMF IV LFS M&A MNCs OECD OLS PCI POLS R&D RE RGDP SIC SMEs Tiếng Anh Two-Stage Least Square Autoregressive Distributed Lag Model Autoregression Error Correction Model European Union Vietnam-EU Free Trade Agreement Foreign Direct Investment Foreign Portfolio Investment Fixed Effects Fully Modified Ordinary Least Square Gross Domestic Product Greenfield Investments Global Good Agricultural Practice Generalized Method of Moments ibidem International Monetary Fund Instrumental Variables Labor Force Survey Mergers and Acquisitions Multinational Corporations Organisation for Economic Co-operation and Development Ordinary Least Squares The Provincial Competitiveness Index Pooled Ordinary Least Squares Research and Development Random Efffects Regional Gross Domestich Product Schwarz Information Criterion Small and Medium-sized Enterprises Tiếng Việt Bình phương Nhỏ nhất Hai bước Mô hình Phân bố trễ Tự hồi quy Tự hồi quy Mô hình Hiệu chỉnh Sai số Liên minh Châu Âu Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài Hiệu ứng cố định Bình phương Nhỏ nhất Hiệu chỉnh toàn phần Tổng sản phẩm quốc nội Đầu tư mới Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu Phương pháp mô-men tổng quát Trích dẫn giống như trên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Biến công cụ Điều tra Lao động Việc làm Mua lại và Sáp nhập Các công ty đa quốc gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Quốc tế Bình phương nhỏ nhất Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh Hồi quy Bình phương nhỏ nhất gộp Nghiên cứu và Phát triển Hiệu ứng ngẫu nhiên Tổng sản phẩm quốc nội vùng Tiêu chuẩn SIC Doanh nghiệp vừa và nhỏ vi SSTD SUR TVEs UNCTAD USD VEC VietGAP VND WTO Seemingly Unrelated Regression Township and Village Enterprises United Nations Conference on Trade and Development US Dollar Vietnam Enterprise Census Vietnam Good Agricultural Practice Vietnam Dong World Trade Organization Sai số thay đổi Phương pháp hồi quy khả bất tương Doanh nghiệp Hương thôn Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển Đồng USD Bộ số liệu Điều tra Doanh nghiệp Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam Việt Nam Đồng Tổ chức Thương mại Thế giới vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới số lượng, chất lượng và tính khu vực của lao động ....................................................................................18 Bảng 1.2. Tổng quan tài liệu thực nghiệm tác động của FDI tới việc làm ...............25 Bảng 2.1. Quy mô M&A ở Việt Nam, 2011-2016 (Triệu USD) ..............................33 Bảng 2.2. Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế (Triệu USD) ...........................................34 Bảng 2.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo ngành kinh tế, 2011-2015 (%) ..............36 Bảng 2.4. Chỉ số HHI50 trong ngành nông nghiệp năm 2015 ..................................41 Bảng 2.5. Danh sách các tỉnh và mã tỉnh của Việt Nam ...........................................50 Bảng 2.6. Hệ thống VSIC 2007 ................................................................................52 Bảng 2.7. Thống kê mô tả các biến ...........................................................................55 Bảng 2.8. Bảng hệ số tương quan giữa các biến ......................................................56 Bảng 2.9. Tác động của FDI tới vấn đề việc làm tại Việt Nam ................................59 Bảng 2.10. Tác động của FDI vào các ngành khác nhau tới việc làm ở Việt Nam ..61 Bảng 2.11. Hiệu ứng việc làm của FDI thông qua xuất nhập khẩu ..........................64 Bảng 2.12. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng hiệu ứng việc làm của FDI tại Việt Nam ...........................................................................................................................66 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tác động ngắn hạn của FDI tới việc làm ngành sản xuất và dịch vụ tại Singapore ...................................................................................................................22 Biểu đồ 2.1. Quy mô vốn FDI thực hiện và việc làm ở Việt Nam, 2007-2016 ........28 Biểu đồ 2.2. FDI vào Việt Nam, 1995-2016 (Số dự án, triệu USD) .........................29 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu việc làm theo độ tuổi, 2009-2016 (%) ......................................30 Biểu đồ 2.4. Đóng góp của FDI tới việc làm tại Việt Nam, 2000-2016 (Nghìn người) ........................................................................................................................31 Biểu đồ 2.5. Số lượng lao động trên 1 tỷ VND phân theo khu vực kinh tế, 20102016 (Người/tỷ VND) ...............................................................................................32 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu việc làm theo ngành, 2011-2015 (Nghìn người) ......................35 Biểu đồ 2.7. Giá trị gia tăng trên một lao động theo khu vực kinh tế, 2005-2016 (Triệu VND/lao động) ...............................................................................................37 Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng nhập khẩu so với giá trị gia tăng theo khu vực kinh tế, 20112016 ...........................................................................................................................38 ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới nước tiếp nhận vốn luôn là đề tài được các nhà kinh tế học quan tâm. Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cho thấy tác động mà FDI tạo ra có thể tích cực với nước này nhưng tiêu cực ở nước khác, tùy thuộc vào đặc điểm của dòng vốn này khi đi vào nước tiếp nhận vốn và khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Luận văn này là một cố gắng tổng hợp lại các nghiên cứu đã có về hiệu ứng việc làm của dòng vốn vào FDI, từ đó đánh giá hiệu ứng này tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Nghiên cứu bắt đầu bằng việc tổng quan những ảnh hưởng của FDI tới các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế: vốn, công nghệ, trình độ quản lý, cán cân thanh toán, và tính cạnh tranh ở nước tiếp nhận vốn. Tiếp đó, nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các hiệu ứng có thể có của FDI tới quy mô và chất lượng việc làm. UNCTAD (1994, tr. 166-7) đưa ra những dẫn chứng lý thuyết cụ thể về ảnh hưởng của hoạt động FDI tới việc làm. Theo đó, những ảnh hưởng này phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Cách thức gia nhập thị trường của doanh nghiệp FDI như đầu tư mới hoặc mua lại là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới kết quả thị trường lao động của nước tiếp nhận vốn trong ngắn hạn. Sự sáp nhập hay mua lại có thể khiến quy mô lao động không thay đổi, thậm chí giảm đi vì trên thực tế, đó chỉ là sự thay đổi về tính chất sở hữu. Đầu tư mới vào các ngành nghề thâm dụng lao động sẽ tác động tích cực tới quy mô lao động. Thêm vào đó, quá trình tạo việc làm của doanh nghiệp FDI còn phụ thuộc vào sản phẩm họ làm ra có phải là hàng hóa thay thế cho sản xuất nội địa hay không. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy hiệu ứng việc làm ở các nước khác nhau là khác nhau, thậm chí trong các ngành khác nhau của một nền kinh tế cũng không giống nhau. Luận văn đã tổng hợp lại các nghiên cứu thực nghiệm này theo chiều hướng tác động ròng tới các ngành hoặc các nước bao gồm: (i) tác động tích cực; (ii) tác động tiêu cực; và (iii) tác động bằng không và khác biệt theo từng lĩnh vực. Đối với Việt Nam, dòng vốn FDI đã có những đóng góp tích cực khi bổ sung nguồn vốn đầu tư trong nước, nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế. Tổng x vốn đầu tư FDI luôn chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2011-2016. Cùng với đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng góp tích cực tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, có những dấu hiệu về số liệu thống kê vĩ mô cho thấy hiệu ứng việc làm của FDI có thể mang tính tiêu cực trong giai đoạn 2011-2015, điều mà Jenkins (2006) đã kết luận khi phân tích vấn đề này giai đoạn cuối những năm 1990. Quy mô vốn lớn; tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI chỉ hấp thụ 3-4% lao động trong nền kinh tế giai đoạn 2011-2015. Con số này đã tăng lên từ mức 1-2% ở giai đoạn trước đó, tuy nhiên nó vẫn rất khiêm tốn. Nhằm đưa ra những nhận định nghiêm mật hơn về hiệu ứng này, nghiên cứu sử dụng phương pháp hiệu ứng cố định hiệu chỉnh sai số chuẩn ước lượng dữ liệu mảng 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 tại ba ngành: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Xây dựng được nghiên cứu xếp vào ngành dịch vụ do có sự tương đồng về khả năng hấp thụ FDI. Các tác động có thể có được phân tách theo ngành nghề kinh doanh và quy mô xuất nhập khẩu. Kết quả ước lượng cho thấy, hiệu ứng việc làm và việc làm trình độ cao ròng của FDI ở Việt Nam là tiêu cực, hiệu ứng tiêu cực đối với việc làm cho lao động có trình độ từ cao đẳng nghề trở lên mạnh hơn tổng quy mô việc làm. Phân theo ngành nghề, hiệu ứng việc làm của FDI đối với ngành dịch vụ là tích cực, trong khi đó ngành công nghiệp có thiên hướng tích cực với mức độ nhỏ, ngành nông nghiệp có hiệu ứng ròng tiêu cực. Tác động của FDI tới quy mô lao động trình độ cao có xu hướng tương tự trong cả ba ngành. Theo quy mô xuất nhập khẩu ngành, nghiên cứu không thể khẳng định tăng quy mô xuất nhập khẩu ngành làm thay đổi hiệu ứng tới việc làm trong ngành tương ứng. Tuy nhiên, tăng quy mô xuất nhập khẩu lại làm tăng các hiệu ứng tiêu cực của FDI tới quy mô lao động trình độ cao. Sử dụng dữ liệu vĩ mô tổng thể nền kinh tế và dữ liệu vi mô cấp độ doanh nghiệp, nghiên cứu tổng kết 05 lý do chính dẫn tới hiệu ứng việc làm ròng tiêu cực của FDI ở Việt Nam bao gồm: - Khu vực doanh nghiệp FDI có xu hướng thuê ít lao động trên một đồng vốn đầu tư do năng suất lao động cao; xi - Tỷ trọng hoạt động đầu tư qua M&A trên tổng vốn FDI khá lớn; - Tính kết nối của doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa yếu do chênh lệch về trình độ công nghệ và năng suất lao động; doanh nghiệp FDI phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu; - Một số ngành dịch vụ như y tế, tài chính… không thể xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp FDI phải kết nối với doanh nghiệp nội địa. - FDI làm tăng tính cạnh tranh trong các ngành kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Phân tích nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng việc làm ròng tiêu cực của FDI tại Việt Nam là cơ sở để nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách cụ thể, giúp nâng cao chất lượng và số lượng việc làm tại Việt Nam khi thu hút dòng vốn này. Hai nhóm chính sách được đưa ra bao gồm: (i) hỗ trợ phát triển đầu tư mới và (ii) tăng tính liên kết khu vực nội địa với khu vực FDI. Đây cũng là những chính sách có tính dài hạn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động trong quá trình toàn cầu hóa. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khi các nghiên cứu trên thế giới đều đồng thuận về ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng tưởng kinh tế và chuyển giao công nghệ, nhiều nhà nghiên cứu vẫn hoài nghi về ảnh hưởng của FDI tới vấn đề lao động của các nước tiếp nhận vốn, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tại các nước khan hiếm về vốn và dư thừa lao động, thu hút FDI sẽ trực tiếp làm tăng quy mô việc làm thông qua tuyển dụng của doanh nghiệp FDI, đồng thời gián tiếp mở rộng quy mô lao động cho các doanh nghiệp trong nước cung cấp sản phẩm đầu vào. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI cũng có thể cạnh tranh trên thị trường lao động và thuê lao động của các doanh nghiệp trong nước, tạo ra hiệu ứng lấn át. Điều này khiến cho FDI tạo ra những tác động trái chiều tới quy mô lao động tại các nền kinh tế. Việt Nam sau quá trình Đổi mới đã bắt đầu hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thương mại và đầu tư. Quy mô FDI vào Việt Nam liên tục tăng từ 0,4 tỷ USD vốn thực hiện năm 1991 lên mức 2,4 tỷ USD năm 2000 và 14,5 tỷ USD năm 2015. FDI đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Mặc dù vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá chi tiết ảnh hưởng của nguồn vốn này tới quy mô và chất lượng lao động. Đề tài “Phân tích ảnh hƣởng của Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của Việt Nam” được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tới quy mô, chất lượng lao động của Việt Nam tại các ngành khác nhau. Từ đó, luận văn đưa ra các hàm ý chính sách nhằm thu hút các dòng vốn FDI theo hướng tăng quy mô và chất lượng lao động cho Việt Nam trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài này trên thế giới và tại Việt Nam Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI tới vấn đề việc làm; tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu định lượng về vấn đề này. Đặc biệt, nghiên cứu chưa tìm thấy một nghiên cứu định lượng đầy đủ về hiệu ứng việc làm của FDI vào Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến nay. 2 Về nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt các quốc gia đang phát triển, một số nghiên cứu đưa ra kết luận FDI tác động tích cực tới việc làm, gắn FDI với quá trình xuất khẩu của các doanh nghiệp hoặc ngành được phân tích. Waldkirch, Nunnenkamp, & Bremont (2009) sử dụng phương pháp GMM phân tích mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong gần 200 ngành sản xuất phi lắp ráp miễn thuế (non-maquiladora) ở Mexico giai đoạn 1994-2006. Sử dụng dữ liệu FDI và việc làm theo ngành, nghiên cứu ước lượng hàm cầu lao động đối với công nhân và nhân viên hành chính, với các biến độc lập bao gồm FDI và các đặc điểm chính của ngành như lương, sản lượng đầu ra. FDI nhìn chung có ảnh hưởng tích cực, dù mức độ không lớn đối với việc làm ngành sản xuất ở Mexico. Nghiên cứu ước lượng ảnh hưởng của quy mô xuất khẩu tới hiệu ứng việc làm của FDI thông qua biến độc lập là tích của FDI và quy mô xuất khẩu. Kết quả cho thấy hệ số này dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy, ảnh hưởng của FDI tới việc làm sẽ lớn hơn ở các ngành có định hướng xuất khẩu. Ngoài ra, ở những ngành thâm dụng vốn, hiệu ứng lao động của FDI có tính tích cực với công nhân nhưng không có ý nghĩa thống kê với các nhân viên hành chính. Các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu cũng là đối tượng nghiên cứu của Fu & Balasubramanyam (2005). Nghiên cứu tác động của FDI và xuất khẩu của các doanh nghiệp hương thôn (TVEs) tới việc làm tại Trung Quốc. Sử dụng phương pháp ước lượng GMM, nghiên cứu kiểm định giả thuyết trong mô hình SmithMyint đề cao vai trò của của thương mại quốc tế tới nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không ủng hộ giả thuyết của mô hình này. Những phát hiện của Fu & Balasubramanyam (2005) cho thấy thương mại quốc tế chỉ làm tăng quy mô lao động chứ không tăng năng suất lao động tại Trung Quốc. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng FDI có ảnh hưởng tích cực tới việc làm của TVEs có định hướng xuất khẩu với mức ý nghĩa 10%. Nếu nguồn vốn FDI tăng 1%, quy mô lao động tại các doanh nghiệp này tăng lên 0,031%. Trong khi đó, FDI cũng có thể có tác động ròng tiêu cực tới quy mô việc làm. Bailey & Driffield (2007) so sánh tác động của thương mại, FDI và phát triển công nghệ đến cầu lao động phổ thông và lao động có kỹ năng tại Vương quốc Anh. 3 Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM với dữ liệu mảng theo ngành trong giai đoạn 1984-1992. FDI có xu hướng làm giảm quy mô lao động có kỹ năng và không có kỹ năng. Tại một số quốc gia, FDI có thể có những tác động tới việc làm khác nhau theo ngành nghề. Ying Wei (2013) nghiên cứu tác động của FDI tới quy mô việc làm toàn bộ nền kinh tế và các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Trung Quốc giai đoạn 1985-2011. Sử dụng quy trình tự hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS-AUTORE Procedure), nghiên cứu cho thấy tác động của FDI tới việc làm trên tổng thể nền kinh tế bằng không. Tuy nhiên, FDI có tác động dương tới việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, không tác động tới lĩnh vực công nghiệp và tác động âm ở lĩnh vực dịch vụ. Pin và cộng sự (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa việc làm và FDI ở Malaysia. Nghiên cứu sử dụng chuỗi số liệu thời gian từ 1997-2007, áp dụng phương pháp kiểm định ARDL và mô hình ECM-ARDL. Kết quả cho thấy không có mối quan hệ tương tác trong dài hạn giữa FDI và việc làm. Tại Việt Nam, Jenkins (2006) là nghiên cứu hiếm hoi đánh giá đầy đủ và toàn diện tác động của FDI tới việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1995-1999. Ngoài việc đi sâu so sánh, phân tích số liệu thứ cấp, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy OLS xem xét tác động FDI tới quy mô việc làm tại Việt Nam. Mặc dù dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong thập niên 1990 và chiếm tỳ trọng lớn trong giá trị sản xuất đầu ra theo ngành và giá trị xuất khẩu trong cùng thời kỳ, tác động trực tiếp của chúng tới việc làm khá hạn chế. Hầu hết lực lượng lao động của Việt Nam vẫn nằm ở khu vực nông nghiệp, dịch vụ bao gồm bán buôn và bán lẻ, và ngành vận tải, những ngành mà FDI ít đầu tư. Mặc dù đã có dấu hiệu mở rộng của FDI trong những ngành sản xuất thâm dụng vốn, tuy nhiên số việc làm trực tiếp mà các doanh nghiệp FDI tạo ra còn hạn chế do năng suất lao động cao và giá trị gia tăng của các doanh nghiệp này thấp. Không chỉ hiệu ứng trực tiếp về việc làm của FDI tại Việt Nam không cao, hiệu ứng gián tiếp khá nhỏ, thậm chí theo chiều hướng tiêu cực do những liên kết yếu mà doanh nghiệp nước ngoài tạo ra và nguy cơ của hiệu ứng lấn át đối với đầu 4 tư trong nước. Tác động cuối cùng của hiệu ứng gián tiếp phụ thuộc vào hai hiệu ứng khác nhau. Hiệu ứng đầu tiên là hiệu ứng lan tỏa của FDI khi giúp nhà đầu tư trong nước tạo ra việc làm mới từ các thị trường mới. Hiệu ứng thứ hai là hiệu ứng lấn át khi các doanh nghiệp nước ngoài thay thế các đối thủ cạnh tranh trong nước. Doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam tạo ra những liên kết ngành yếu do họ nhập khẩu chủ yếu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài. Nghiên cứu chỉ ra 69,3% các nguyên liệu và sản phẩm đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI được nhập khẩu, trong khi đó con số này ở doanh nghiệp nhà nước là 36,6%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 18,2%. Con số này cũng có sự khác biệt lớn ở các ngành mà FDI tham gia, ví dụ, ngành chế biến thực phẩm sử dụng nhiều nguồn cung trong nước hơn là ngành may mặc và điện tử. Tuy nhiên, bức tranh chung của các doanh nghiệp FDI vẫn là phụ thuộc và nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi liên kết ngành còn khá yếu, bằng chứng thực nghiệm cho thấy dấu hiệu tiêu cực về hiệu ứng lấn át của FDI đối với các doanh nghiệp nội địa và quá trình tổ chức lại nhân sự của các doanh nghiệp nhà nước nhằm phản ứng với sự xuất hiện của các đối thủ đến từ nước ngoài, khiến giảm quy mô lao động. Trong khi các nước trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển, đã thực hiện nhiều nghiên cứu định lượng về tác động của FDI tới quy mô và chất lượng việc làm, các nghiên cứu định lượng về tình hình này ở Việt Nam còn rất ít, đặc biệt sau giai đoạn Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thu hút một lượng lớn FDI. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra những lý luận chung nhất về FDI và ảnh hưởng của FDI tới việc làm. Trên cơ sở đó, luận văn lượng hóa ảnh hưởng của hoạt động FDI tới quá trình tạo việc làm cũng như chất lượng việc làm ở Việt Nam. Cuối cùng, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI một cách có hiệu quả, cải thiện quy mô việc làm và nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của hoạt động FDI tới vấn đề việc làm ở Việt Nam. 5 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2011 – 2016, giai đoạn nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Do hạn chế về số liệu, mô hình đánh giá tác động của FDI tới vấn đề việc làm của Việt Nam sử dụng số liệu mảng 63 tỉnh trong giai đoạn 2011-2015, phân theo 3 ngành nghề chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Phạm vi về nội dung: Luận văn xem xét (i) hiệu ứng ròng của FDI tới vấn đề việc làm ở các khía cạnh số lượng và chất lượng lao động; (ii) hiệu ứng khác nhau theo cách ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; và (ii) hiệu ứng của FDI khi gia tăng xuất nhập khẩu ngành. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu các tài liệu sẵn có; - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp; - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu nhằm có cái nhìn tổng quan về tình hình FDI và việc làm tại Việt Nam; - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng phương pháp hiệu ứng cố định (fixed effects, FE) hiệu chỉnh sai số chuẩn (robust standard errors) ước lượng mô hình đánh giá tác động của FDI tới việc làm của Việt Nam. Về số liệu, đề tài sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp sau: - Bộ Điều tra doanh nghiệp (VEC), số liệu điều tra các doanh nghiệp đăng ký trong các năm 2011-2015; - Bộ Điều tra Lao động Việc làm (LFS) điều tra định kỳ hàng năm giai đoạn 2011-2015; - Chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Chỉ số Doing Business của Ngân hàng Thế giới; - Niên giám thống kê của Tổng Cục Thống kê; - Trang số liệu Stoxplus về số liệu mua bán, sáp nhập, 6 - World Development Indicators của Ngân hàng Thế giới. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương với những nội dung chính như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc làm Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động tới vấn đề việc làm ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới vấn đề việc làm của Việt Nam 7 1. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM 1.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Thuật ngữ “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” (FDI) đã được nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)… định nghĩa, nhằm thực hiện đo lường quy mô dòng vốn đầu tư này tới các quốc gia trên thế giới. IMF (2010, tr.100, đoạn 6.8), hướng dẫn kế toán cán cân thanh toán, định nghĩa “đầu tư trực tiếp là mội loại hình đầu tư xuyên biên giới gắn liền với một dân cư trong một nền kinh tế nhằm kiểm soát hoặc có mức độ ảnh hưởng nhất định tới việc quản lý một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác.” IMF phân tách định nghĩa này thành hai cấu phần chính xác định một nguồn vốn là FDI, bao gồm: (i) nhà đầu tư nước ngoài (IMF 2010, tr.101, đoạn 6.11) và (ii) quyền kiểm soát (IMF 2010, tr.101, đoạn 6.12). “Nhà đầu tư trực tiếp là một thực thể hoặc tập đoàn có thể thực hiện kiểm soát hoặc có ảnh hưởng nhất định tới một thực thể khác đặt tại một nền kinh tế khác. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một thành phần của nền kinh tế - đối tượng chịu kiểm soát hoặc chịu mức độ ảnh hưởng nhất định bởi nhà đầu tư trực tiếp” (IMF 2010, tr.101, đoạn 6.11). Trong khi đó, “quyền kiểm soát hoặc sự ảnh hưỏng có được một cách trực tiếp thông qua sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết trong công ty, hoặc gián tiếp thông qua quyền biểu quyết ở một công ty khác mà có quyền biểu quyết trong công ty đó” (IMF 2010, tr.101, đoạn 6.12). Dòng vốn FDI tạo ra quyền kiểm soát trực tiếp, vì vậy chúng cần “có mối quan hệ đầu tư trực tiếp” (IMF 2010, tr.101, đoạn 6.12a) theo đó, “nhà đầu tư trực tiếp phải trực tiếp sở hữu số cổ phần tương ứng với 10% hoặc nhiều hơn quyền biểu quyết trong doanh nghiệp đầu tư trực tiếp” (ibid.). Nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát được doanh nghiệp nếu nhà đầu tư sở hữu tỷ lệ biểu quyết trên 50%, trong khi đó, có sự ảnh hưởng với tỷ lệ này từ 10-50% (ibid.). IMF (2010) cũng nhấn mạnh định nghĩa mà IMF sử dụng giống với định nghĩa của OECD (2008). OECD (2008, tr. 24-5) sử dụng định nghĩa này cũng nhằm áp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan