Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Phân tích 4 khuynh hướng của người hiệu trưởng trong quản lý giáo dục liên hệ th...

Tài liệu Phân tích 4 khuynh hướng của người hiệu trưởng trong quản lý giáo dục liên hệ thực tiễn đề xuất nếu có

.DOC
11
245
119

Mô tả:

Phân tích 4 khuynh hướng của người hiệu trưởng trong quản lý giáo dục. Liên hệ thực tiễn. Đề xuất nếu có A. PHẦN NỘI DUNG I. Vai trò của người hiệu trưởng Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có người đứng đầu chịu trách nhiệm dẫn dắt toàn bộ tổ chức đạt được đến mục tiêu, với trường học là hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường không chỉ là nhà sư phạm, mà còn là nhà kinh tế, nhà hoạt động xã hội trong đời sống cộng đồng. Để thực hiện cùng lúc nhiều vai trò đó, người hiệu trưởng cần thực hiện vai trò kép: vừa là nhà lãnh đạo, vừa là nhà quản lý. Với vai trò là nhà lãnh đạo, hiệu trưởng là người giữ vai trò dẫn dắt nhà trường tới những định hướng đã xác định, là linh hồn của cả nhà trường. Đồng 1 thời là người tác động, ảnh hưởng đến đối tượng để họ tích cực, tự giác, chủ động thực hiện công việc nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện vai trò đó, đòi hỏi hiệu trưởng phải là người có tầm nhìn, khả năng thúc đẩy và khả năng truyền cảm. Với vai trò là nhà quản lý, hiệu trưởng là người duy trì hệ thống, nguyên tắc, giá trị đối với nhiệm vụ được giao. Theo đó, hiệu trưởng cần có khả năng tổ chức, có tính kiên định và làm việc hiệu quả. Người hiệu trưởng phải là người tác động đến đối tượng, điều khiển, điều chỉnh đối tượng quản lý thông qua việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. II. Các khuynh hướng chủ yểu của người hiệu trưởng Thực tế công tác quản lý của người hiệu trưởng vô cùng đa dạng về phong cách, trình độ…nhưng xét 2 về mặt khuynh hướng quản lý thì có thể chia làm 4 khuynh hướng chính như sau: - Chỉ là nhà lãnh đạo chuyên môn - Chỉ là nhà quản lý cao nhất, còn cấp phó quản lý chuyên môn - Vừa đảm đương vai trò lãnh đạo chuyên môn vừa là người quản lý cao nhất của nhà trường - Tập trung lãnh đạo chuyên môn vừa ủy quyền (phân cấp) cho cấp dưới/các thành viên trong trường Sau đây xin được phân tích sâu hơn từng khuynh hướng trong sự liên hệ với thực tế quản lý giáo dục hiện nay 1.Khuynh hướng 1: Hiệu trưởng chỉ là nhà lãnh đạo chuyên môn Khuynh hướng này có thể là khuynh hướng xuất hiện sớm nhất và còn tồn tại ở nhiều nhà trường hiện nay. Với khuynh hướng này, hiệu trưởng thường là giáo viên có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm giảng 3 dạy lâu năm và uy tín cá nhân được đề bạt lên làm quản lý. Vì thế, sau khi được đề bạt, hiệu trưởng thực hiện vai trò lãnh đạo chuyên môn trong trường. Ưu điểm của khuynh hướng này là: Vấn đề chuyên môn trong nhà trường rất được quan tâm thúc đẩy. Bởi bản thân người hiệu trưởng là người có chuyên môn tốt, coi trọng yếu tố chuyên môn. Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế: Nếu người hiệu trưởng không trau dồi tốt nghiệp vụ quản lý, sẽ khó lòng đảm đương được cả 2 vai trò song song: Nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Một nhà trường là một thực thể phức tạp với nhiều khía cạnh cần quan tâm, và chuyên môn chỉ là một nhân tố chính ở trong đó. Hiệu trưởng sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề đặt ra như: Tài chính, nhân sự, các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường… 2.Khuynh hướng 2: Hiệu trưởng là nhà quản lý cao nhất, còn cấp phó quản lý chuyên môn 4 Đây là khuynh hướng theo tôi là phổ biến nhất hiện nay. Hiệu trưởng là người quản lý cao nhất, quyết định mọi vấn đề trong nhà trường từ chuyên môn,tài chính, con người…Nhưng hiệu trưởng sẽ giao cho cấp phó phụ trách vấn đề chuyên môn. Đây là khuynh hướng tồn tại ở nhiều cấp học, kể cả phổ thông và đại học. Cấp phó phụ trách chuyên môn có trách nhiệm báo cáo mọi vấn đề chuyên môn cho hiệu trưởng và được hiệu trưởng ủy quyền cho giải quyết các vấn đề chuyên môn trong quyền hạn cho phép. Ưu điểm của khuynh hướng này là: Nhà quản lý sẽ có điều kiện để bao quát các mặt hoạt động của trường. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý chuyên môn cho cấp phó cũng đòi hỏi hiệu trưởng phải làm tốt công tác giám sát và làm rõ trách nhiệm, quyền hạn 5 của phó hiệu trưởng cũng như quan tâm đúng mức đến vấn đề chuyên môn, bởi đó là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. 6 3.Khuynh hướng 3: Hiệu trưởng vừa đảm đương vai trò lãnh đạo chuyên môn, vừa là người quản lý cao nhất Khuynh hướng này cũng khá phổ biến ở nhiều nhà trường hiện nay, khi hiệu trưởng thực hiện vai trò kép: vừa lãnh đạo chuyên môn vừa quản lý cao nhất. Khuynh hướng này đòi hỏi hiệu trưởng ở cả năng lực chuyên môn và năng lực quản lý. Tuy nhiên khuynh hướng này theo tôi phổ biến nhiều hơn ở cấp tiểu học. Bởi lẽ đó là cấp học mà chưa có sự phân hóa chuyên sâu về chuyên môn cũng như quy mô của nhà trường còn nhỏ. Càng lên các cấp học cao hơn, khuynh hướng này của hiệu trưởng càng ít đi vì sự gia tăng độ phức tạp về chuyên môn cũng như quy mô tổ chức. Hiệu trưởng rất khó để đảm đương cả 2 vai trò này cùng một lúc. 7 Ưu điểm của khuynh hướng này là: Vấn đề chuyên môn được quan tâm, đồng thời hiệu trưởng cũng bao quát được các mảng hoạt động khác trong trường. Tuy nhiên, khuynh hướng này dễ tạo ra cách quản lý quan liêu khi tất cả quyền lực được tập trung cho người hiệu trưởng. Vai trò của các phó hiệu trưởng và các thành viên khác trong nhà trường khá mờ nhạt. 4.Khuynh hướng 4: Hiệu trưởng tập trung lãnh đạo chuyên môn và ủy quyền (phân cấp) cho cấp dưới/ các thành viên trong trường Đây là khuynh hướng theo tôi ít phổ biến trong thực tế hơn so với 3 khuynh hướng còn lại. III. Các đề xuất cho người hiệu trưởng 8 C. PHẦN KẾT LUẬN 9 B. PHẦN NỘI DUNG 10 C. PHẦN KẾT LUẬN 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng