Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHÂN THÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...

Tài liệu PHÂN THÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

.PDF
34
337
134

Mô tả:

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng và suy thoái trên nhiều lĩnh vực, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng gặp không ít thách thức và cạnh tranh vì hầu các ngân hàng đều hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Nền kinh tế vĩ mô đã đối mặt với lạm phát cao và lãi suất ngân hàng theo đó cũng dâng cao trong một thời gian dài, thì tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống NH nói chung và ở NH Viettinbank nói riêng, có tăng lên so với cùng kỳ cũng là điều không ngoài dự đoán. Cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gay gắt hơn dẫn đến sức ép lợi nhuận giữa các ngân hàng. Các ngân hàng chạy đua lợi nhuận với nhau dẫn đến cho vay một cách kiểm soát không chặt chẽ hậu quả sinh ra “đứa con” là nợ xấu ngày càng nhiều. Để tìm ra cách giải quyết “đứa con hư” này là một câu bài toán hết sức nan giải mà toàn hệ thông ngân hàng phải cùng hợp sức để giải quyết vấn đề đó. Trong những năm gần đây nợ xấu là một thách thức đối với NH Viettinbank. Nợ xấu đang là gánh nặng không chỉ cho ngân hàng, mà còn cho cả nền kinh tế. Để nền kinh tế phát triển bền vững và nhanh chóng hơn thì giải quyết nợ xấu hiệu quả và nhanh chóng là một việc hết sức quan trọng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đã chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và giải pháp xử lí nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2015 và 6 tháng 2016”.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ TRẦN HOÀNG PHỐ PHÂN THÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 Tháng 5/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ TRẦN HOÀNG PHỐ MSSV: CT1221M058 PHÂN THÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ Ngành: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HUỲNH THỊ KIM UYÊN Tháng 5/2016 MỤC LỤC  Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 6 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 6 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 6 Mục tiêu chung ......................................................................................... 6 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 6 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 7 Phạm vi về không gian ............................................................................. 7 Phạm vi về thời gian ................................................................................. 7 Phạm vi về nội dung ................................................................................. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 8 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................... 8 Nợ xấu ....................................................................................................... 8 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 11 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 11 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 11 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ............. 12 3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ....................................................................... 12 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 12 Sứ mệnh .................................................................................................. 12 Tầm nhìn ................................................................................................. 12 Giá trị cốt lõi ........................................................................................... 12 Triết lý kinh doanh .................................................................................. 13 3.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 VÀ 6 THÁNG 2016 .................... 13 ii 3.3 THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 VÀ 6 THÁNG 2016 .................................................................................................. 15 Khái quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2015 và 6 tháng 2016 .................... 15 Phân nợ xấu theo thời hạn ...................................................................... 17 Phân loại dư nợ theo nhóm ..................................................................... 20 Phân dư nợ theo đối tượng kinh tế .......................................................... 24 3.4 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 ................................................................................................................. 27 Nguyên nhân từ phía khách hàng ........................................................... 27 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ............................................................. 27 3.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÍ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ............................................ 28 Giải pháp về công tác kiểm tra, thẩm định hồ sơ trước khi cho vay ...... 28 Giải pháp linh hoạt trong công tác thu nợ .............................................. 29 Giải pháp nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng ................ 29 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 31 4.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 31 4.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 31 Đối với Ngân hàng Nhà nước ................................................................. 31 Đối với các cấp chính quyền................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 33 iii DANH SÁCH BẢNG  Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 2013-2015 ........................................................................................................ 13 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 6 tháng năm 2015-2016 ...................................................................................... 14 Bảng 3.3: Tình hình cho vay của NHNo & PTNT – Chi nhánh huyện Cờ Đỏ, giai đoạn 2013-2015 và 6 tháng 2016.............................................................. 15 Bảng 3.4: Tình hình nợ xấu theo kì hạn của Vietinbank giai đoạn 2013 – 2015 .......................................................................................................................... 18 Bảng 3.5: Tình hình nợ xấu theo kì hạn của Vietinbank giai đoạn 2013 – 2015 .......................................................................................................................... 19 Bảng 3.6: Tình hình nợ xấu theo nhóm của Vietinbank giai đoạn 2013 – 2015 .......................................................................................................................... 20 Bảng 3.7: Tình hình nợ xấu theo nhóm của Vietinbank trong 6 tháng 2015 và 6 tháng 2016........................................................................................................ 23 Bảng 3.8: Tình hình nợ xấu theo đối tượng kinh tế của Vietinbank giai đoạn 2013 – 2015 ..................................................................................................... 24 Bảng 3.9: Tình hình nợ xấu theo đối tượng kinh tế của Vietinbank trong 6 tháng năm 2015 và 6 tháng năm 2016 ....................................................................... 26 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  DNNN Doanh Nghiệp Nhà Nước NH Ngân hàng NHNN Ngân Hàng Nhà Nước NHTM Ngân Hàng Thương mại TMCP Thương mại cổ phần v CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng và suy thoái trên nhiều lĩnh vực, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng gặp không ít thách thức và cạnh tranh vì hầu các ngân hàng đều hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Nền kinh tế vĩ mô đã đối mặt với lạm phát cao và lãi suất ngân hàng theo đó cũng dâng cao trong một thời gian dài, thì tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống NH nói chung và ở NH Viettinbank nói riêng, có tăng lên so với cùng kỳ cũng là điều không ngoài dự đoán. Cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gay gắt hơn dẫn đến sức ép lợi nhuận giữa các ngân hàng. Các ngân hàng chạy đua lợi nhuận với nhau dẫn đến cho vay một cách kiểm soát không chặt chẽ hậu quả sinh ra “đứa con” là nợ xấu ngày càng nhiều. Để tìm ra cách giải quyết “đứa con hư” này là một câu bài toán hết sức nan giải mà toàn hệ thông ngân hàng phải cùng hợp sức để giải quyết vấn đề đó. Trong những năm gần đây nợ xấu là một thách thức đối với NH Viettinbank. Nợ xấu đang là gánh nặng không chỉ cho ngân hàng, mà còn cho cả nền kinh tế. Để nền kinh tế phát triển bền vững và nhanh chóng hơn thì giải quyết nợ xấu hiệu quả và nhanh chóng là một việc hết sức quan trọng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đã chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và giải pháp xử lí nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2015 và 6 tháng 2016”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu về thực trạng nợ xấu của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp xử lí nợ xấu cho ngân hàng Công Thương nhằm giúp ngân hàng phát triển ổn định trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng nợ xấu của NH Vietinbank trong giai đoạn 2013 – 2015 và 6 tháng 2016. Mục tiêu 2: Đưa ra giải pháp xử lí từng nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của NH Vietinbank trong giai đoạn 2013 – 2015 và 6 tháng 2016. 6 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi về không gian Không gian nghiên cứu của chuyên đề tại NH Vietinbank. Phạm vi về thời gian Thời gian nghiên cứu của chuyên đề tại NH Vietinbank trong giai đoạn 2013 – 2015 và 6 tháng 2016. Phạm vi về nội dung Chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính thường niên, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, để tìm hiểu về tình hình nợ xấu của NH Vietinbank. Từ đó đề ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử lí nợ xấu của NH Vietinbank. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN Nợ xấu 2.1.1.1 Khái niệm nợ xấu  Theo NHTW Liên minh châu Âu Nợ xấu trong các NHTM bao gồm:  Nợ không thể thu hồi được: - Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ nợ. - Người mắc nợ trốn hoặc mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ. - Những khoản nợ mà NH không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ. - Những khoản nợ mà khách hàng nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.  Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng. Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ. Người mắc nợ không liên lạc với NH để trả lãi hoặc gốc, hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đầy đủ như: - Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưng phần còn lại không thể được đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ khoản nợ. - Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ nhưng không đền bù được trong thời gian thỏa thuận. - Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở NH không được chấp nhận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả nợ NH đầy đủ. - Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi hoàn ít hơn dư nợ.  Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng thống kê - Liên hiệp quốc Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả lãi từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận; hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn 90 ngày 8 nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Về cơ bản, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ.  Theo định nghĩa của Việt Nam - Căn cứ quyết định 493/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng; và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 thì nợ xấu được định nghĩa như sau: - Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Nợ xấu theo định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Qua định nghĩa về nợ xấu của các tổ chức trên ta có thể hiểu khái quát nợ xấu là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc và lãi đúng hạn hoặc không trả nợ như đã cam kết dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. 2.1.1.2 Phân loại nợ xấu Cách phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN (sửa đổi, bổ sung cho QĐ 493) về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng: - Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn + Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. + Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ l8/2007/QĐ-NHNN). - Nhóm 2: Nợ cần chú ý + Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. + Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chính lần đầu). 9 + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn + Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo qui định. + Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ + Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ l8 /2007/QĐ-NHNN). - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. + Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. + Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (khoản 3 điều 6 QĐ l8/2007/QĐ-NHNN). 10 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu - Các số liệu dùng để phân tích được lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối tài sản của NH Vietinbanktrong giai đoạn 2013 - 2015. Các văn bản pháp quy định hướng phát triển của Ngân hàng trên trang web chính thức của NH Vietinbank : https://www.vietinbank.vn. - Ngoài ra còn xem và thu thập từ các tạp chí Ngân hàng, tạp chí tiền tệ và sách báo cáo liên quan đến đề tài phân tích. Phương pháp phân tích số liệu - Dùng phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh số tuyệt đối và phương pháp so sánh bằng số tương đối để phân tích tình hình nợ xấu của NH Vietinbank trong ba năm 2013 - 2015. Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu. các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. - So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ trị số của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 21). - So sánh tương đối: Tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên mức độ tăng giảm (Nguyễn Quang Hùng. 2010. trang 22). - So sánh kết cấu (tỷ trọng) là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng (%) giữa mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số này cho thấy vai trò và vị trí của bộ phận trong tổng thể đó (Nguyễn Quang Hùng, 2010, trang 23). 11 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Quá trình hình thành và phát triển Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 155 Chi nhánh và trên 1.000 Phòng giao dịch. Hiện nay ngân hàng có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quy,̃ Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Sứ mệnh Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế. Tầm nhìn Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế Giá trị cốt lõi - Hướng đến khách hàng; - Hướng đến sự hoàn hảo; - Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại; - Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp; 12 - Sự tôn trọng;- Bảo vệ và phát triển thương hiệu; - Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Triết lý kinh doanh - An toàn, hiệu quả và bền vững; - Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương; - Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank. 3.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 VÀ 6 THÁNG 2016 Một ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn như: sự cạnh tranh của đối thủ, sự biến động của thị trường tài chính, nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vì vậy, muốn tồn tại và duy trì hoạt động của mình thì Ngân hàng phải thật sự hoạt động có hiệu quả. Để đạt được như vậy thì Ngân hàng phải có nguồn vốn vững mạnh và biết cách sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhằm đem lại lơi nhuận theo mong muốn của Ngân hàng. Đây là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng nói chung cũng như hệ thống của Ngân hàng VietinBank nói riêng trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Để hiểu thêm về vấn đề này và để thấy rõ hơn kết quả hoạt đông kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua thông qua bảng 3.1 và bảng 3.2: Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 2013-2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền Thu nhập Chi phí Lợi nhuận (%) Chênh lệch 2015/2014 Số tiền (%) 20.143 21.783 21.031 1.640 3,58 -752 -3,45 8.124 9.414 9.827 1.290 -4,20 413 4,39 12.019 12.369 11.204 350 10,40 -1.165 -9,42 Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 2013-2015 13 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 6 tháng năm 2015-2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2016/2015 Chỉ tiêu 2015 2016 Số tiền (%) 11.586 12.940 1.354 10,5 Chi phí 5.010 5.658 648 11,5 Lợi nhuận 6.576 7.282 706 9,7 Thu nhập Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 6 tháng năm 2015-2016 Qua bảng 3.1 và bảng 3.2, ta thấy lợi nhuận đạt được của Ngân hàng qua ba năm đều giảm, nhưng đều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn hoạt động có hệu quả. Cụ thể là: năm 2015 thu nhập đạt 21.031 tỷ đồng, mức thu nhập này giảm hơn so với năm 2014 21.783 tỷ đồng là tương đương (3,57%) nguyên nhân là do nền kinh tế năm 2015 đang bị suy thoái về tài chính và dần được phục hồi, bên cạnh đó chi phí năm 2015 là 9.827 tỷ đồng cũng giảm hơn so với năm 2014 là 9.414 tỷ đồng về số tuyệt đối là 413 tỷ đồng tương ứng 4,2%, tuy nhiên tốc độ giảm chi phí năm 2015 thấp hơn tốc độ giảm thu nhập năm 2015 nên Ngân hàng vẫn có lợi nhuận là năm 2015 đạt 11.204 tỷ đồng, mức lợi nhuận này thấp (1165) tỷ đồng so với năm 2014 là 12.369 tỷ đồng tương ứng (10,4%). Sang 6 tháng đầu năm 2016, thu nhập và chi phí của ngân hàng tăng đột biến cụ thể là: thu nhập 6 tháng đầu năm 2016 là 12.940 tỷ đồng tăng 1354 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2015 là 11.568 tỷ đồng tương ứng 10,5%, chi phí 6 tháng đầu năm 2016 là 5.658 tỷ đồng tăng đột biến so với 6 tháng đầu năm 2105 là 5010 tỷ đồng về số tuyệt đối 648 tỷ đồng tương ứng 11,5% nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2016 Ngân hàng Trung ương qui định trần lãi suất huy động vốn nên chi phí huy động vốn ở mức cao do Ngân hàng VietinBank là ngân hàng lớn và có uy tín nên việc huy động vốn gặp khó khăn. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2016 lợi nhuận tăng một cách đột biến cụ thể là lợi nhuận tăng 706 tỷ đồng tương ứng 9,7% so với 6 tháng đầu năm 2015 là 6576 tỷ đồng, việc này là do ngân hàng đã có những chính sách làm việc hợp lý. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua hai năm tới 6 tháng đầu năm 2016 đều đạt kết quả tốt, lợi nhuận năm sau giảm hơn năm trước nhưng 14 không đáng kể. Qua đó, ta thấy ngân hàng không những hoạt động có hiểu quả mà còn thấy được uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, là nơi đáng tin cậy để khách hàng gửi tiền và vay tiền. Tuy vậy, Ngân hàng vẫn phải phấn đấu hơn nữa, tích cực hơn nữa trong mọi hoạt động của Ngân hàng đồng thời phải tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình, hạn chế những rủi ro hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả tốt, giữ vững được thị trường và phục vụ khác hàng ngày càng tốt hơn góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. 3.3 THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 VÀ 6 THÁNG 2016 Khái quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2015 và 6 tháng 2016 3.3.1.1 Doanh số cho vay Sau đây, ta đi phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng qua các chỉ tiêu tài chính qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 3.3: Tình hình cho vay của NHNo & PTNT – Chi nhánh huyện Cờ Đỏ, giai đoạn 2013-2015 và 6 tháng 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2014/2013 2013 2014 2015 2015 2015/2014 2016 6 tháng đầu năm 2015/2016 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 405.947 439.411 523.409 244.900 317.240 33.464 8,24 83.998 19,12 72.340 29,54 Doanh số thu nợ 369.792 414.273 476.664 198.188 286.043 44.481 12,03 62.391 15,06 87.855 44,33 Dư nợ 220.125 245.263 290.941 292.565 322.137 25.138 11,42 45.678 18,62 29.572 10,11 Nguồn: Báo cáo thường niêm của ngân hàng Vietinbank giai đoạn 2013-2015 và 6 tháng đầu năm 2016 Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong thời gian nhất định, thường là 1 năm. Doanh số cho vay thể hiện sự tăng trưởng về quy mô tín dụng của Ngân hàng. 15 Nếu ngân hàng có nguồn vốn đủ mạnh thì doanh số cho vay có thể gấp nhiều lần Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay tăng đều qua các năm 2013- 2015 và 6 tháng 2016, nguyên nhân tăng lên là do Ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng lãi suất ưu đãi cùng với Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hỗ trợ vốn sản xuất nông nghiệp cùng các ngành ưu tiên, …Từ đó càng có nhiều khách hàng tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, doanh số cho vay tăng cũng đồng nghĩa với rủi ro của Ngân hàng càng tăng, do đó Ngân hàng cần Quản lý hiệu quả các khoản vay trên, nhất là khâu thẩm định ngay từ đầu cũng như phải khảo sát, kiểm tra chặt chẽ khoản vay sau khi giải ngân, … tránh tình trạng khách hàng sử dụng không đúng mục đích hoặc vì lý do nào đó mà không trả nợ cho ngân hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, doanh số cho vay của Ngân hàng cũng tăng nhẹ (tăng 29,54% so với cùng kỳ 2015). Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay trung hạn tăng, do trong thời gian qua tại địa bàn nhiều có dự án trung hạn nào khả thi nên Ngân hàng luôn duy trì doanh số cho vay ngắn hạn cùng với doanh số cho vay trung hạn ổn định nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện thực hiện các dự án để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh số cho vay thực chất chỉ phản ánh quy mô về hoạt động tín dụng của Ngân hàng mà chưa thể hiện được hiệu quả sử dụng ra sao cả về phía khách hàng lẫn Ngân hàng. Do vậy, ta cần quan tâm đến công tác thu hồi nợ thông qua doanh số thu nợ. 3.3.1.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu về từ hoạt động cho vay (không bao gồm phần lãi từ hoạt động cho vay). Doanh số này càng cao và càng gần với doanh số cho vay thì chứng tỏ Ngân hàng đã làm tốt công tác thu hồi nợ, ngược lại nếu doanh số thu nợ thấp so với doanh số cho vay thì có thể có các khoản vay trung và dài hạn chưa đến hạn thanh toán; hoặc do khách hàng không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, đây là nguyên nhân gây rủi ro nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng. Qua bảng trên ta thấy, doanh số thu nợ biến động cùng chiều với doanh số cho vay và mức chênh lệch giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ cũng khá thấp, điều này cho thấy sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ nhằm giảm bớt rủi ro nợ quá hạn, nợ xấu cho Ngân hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, doanh số thu nợ tăng 44,33% so với cùng kỳ năm 2015. Điều này cho thấy cán bộ tín dụng luôn hoàn thành tốt công tác thu nợ, đảm bảo thu hồi đầy đủ các khoản nợ khi đến hạn, không chỉ thu hồi được các khoản cho vay 16 đến hạn thu hồi trong kỳ mà còn thu hồi được các khoản nợ khó đòi trong những năm trước, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả HĐKD cho Ngân hàng. Bên cạnh đó còn cho ta thấy được trình độ thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng ngày càng cao, chọn lọc được khách hàng tốt, ý thức trong việc trả nợ cho Ngân hàng. 3.3.1.3 Dư nợ Dư nợ phản ánh thực trạng tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho chúng ta biết còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng vay vốn. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế năm trước chưa thu về được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nhìn chung, tổng dư nợ của Ngân hàng tăng đều qua các năm 2013 - 2015. Cụ thể dư nợ tăng nhẹ vào năm 2014 (tăng 11,42 % so với năm 2013). Đến năm 2015, dư nợ của Ngân hàng tiếp tục tăng lên, tăng 18,62% so với năm 2014. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, dư nợ chỉ tăng nhẹ (tăng 10,11 % so với cùng kỳ năm 2015). Nguyên nhân là do doanh số thu nợ thu về ít hơn doanh số đã cho vay, chưa kể dư nợ của cuối năm trước nay chưa đến hạn thu hồi. Điều này còn cho ta thấy Ngân hàng luôn chú trọng trong công tác tăng trưởng tín dụng, vì đây là hoạt động mang lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Tuy nhiên mức tăng của dư nợ qua các năm còn thấp, phần nào cho thấy Ngân hàng đang thực hiện chính sách tăng trưởng một cách thận trọng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn là mục tiêu mà tất cả các Ngân hàng luôn cố gắng đạt được, bởi lẽ tăng trưởng dư nợ, tức là nguồn thu nhập của Ngân hàng sẽ tăng, nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro của Ngân hàng tăng lên. Do vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng. Phân nợ xấu theo thời hạn Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro như những ngành kinh doanh khác. Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng không thể tái đầu tư. Nợ xấu cũng đánh giá hiệu quả trong công tác sử dụng vốn. Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho tình hình nợ xấu luôn tồn tại trong hoạt động của Ngân hàng. Vì thể phân tích nợ xấu giúp cho nhà quản trị nhìn lại tình hình sử dụng vốn trong quá khứ để có biện pháp thay đổi trong tương lai đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn giúp Ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng. 17 3.3.2.1 Tình hình nợ xấu theo kì hạn của Vietinbank giai đoạn 2013 – 2015 Bảng 3.4: Tình hình nợ xấu theo kì hạn của Vietinbank giai đoạn 2013 – 2015 ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch 2014/2013 Chỉ tiêu 2013 2014 Chênh lệch 2015/2014 2015 (%) Số tiền 882 30,49 5 0,13 (%) Ngắn hạn 2.893 Trung hạn 530 619 649 89 16,79 30 4,85 Dài hạn 347 511 495 164 47,26 -16 -3,13 4.905 4.924 1.135 30,11 19 0,39 Tổng 3.770 3.775 3.780 Số tiền Nguồn: báo cáo thường niên của Ngân hàng Vietinbank 2013- 2015 Nợ xấu ngắn hạn: Qua bảng trên cho thấy nợ xấu ngắn hạn theo thời hạn tín dụng có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Năm 2013 là 2.893 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt 3.775 tỷ đồng, tăng 882 tỷ đồng (30,49%) so với năm 2013, trong đó tăng mạnh nhất là nợ xấu của DNTN, do năm 2013 này nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao làm cho giá cả hàng hóa tăng nhanh dẫn đến việc hàng hóa của doanh nghiệp tồn đọng khiến cho doanh nghiệp không có khả năng trả nợ cho ngân hàng làm nợ xấu ngân hàng tăng đáng kể. Đến năm 2015 lại tiếp tục tăng lên 3.780 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng (0,33%) so với 2015, trong đó nợ xấu của cả thể tăng nhiều nhất trong tổng nợ ngắn hạn, nguyên nhân do năm này kinh tế khó khăn ảnh hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ cá thể làm cho nợ xấu của thành phần này tăng cao, ... Thường thì các khoản nơ ngắn hạn rất ít khi dẫn tới nợ xấu, tuy nhiên qua bảng số liệu cho thấy nợ xấu chiếm chủ yếu trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Nợ xấu ngắn hạn xuất phát chủ yếu từ các khoản cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ là chủ yếu. Ngân hàng hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao tỷ trọng của ngành thương mại dịch vụ, do đó doanh số cho vay của ngân hàng đối với ngành này không ngừng gia tăng trong các năm qua. Đây chính là nguyên nhân làm nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng tăng mạnh trong năm 2015, do trong nửa năm này lĩnh vực dịch vụ vận chuyển gặp nhiều khó khăn do giá đầu tăng mạnh khiến cho hoạt 18 động kinh doanh thu lỗ và dẫn đến một số doanh nghiệp hoat động trong lĩnh vực này không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Nợ xấu trung hạn: Năm 2014 nợ xấu trung hạn đã đạt 619 tỷ đồng tăng 89 tỷ đồng tăng tương ứng 16,79 % so với năm 2013. Do tình hình kinh tế còn nhiều chuyển biến phức tạp các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Đến năm 2015 nợ xấu trung hạn đã đạt 623 tỷ đồng tăng 4 tỷ đồng tăng tương ứng 0,65% so với năm 2014. Nguyên nhân của việc nợ xấu tương đối cao trong năm này là do ảnh hưởng bởi thời tiết, giá cả hàng hóa, ... ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của khách hàng dẫn đến việc không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Nợ xấu dài hạn: Bên cạnh đó nợ xấu dài hạn có sự tăng giảm không ổn định qua từng năm. Năm 2014 nợ xấu dài hạn đã đạt 347 tỷ đồng tăng 164 tỷ đồng tăng tương ứng 47,26 % so với năm 2013. Do các khoản đầu tư lớn của Ngân hàng có nhiều biến động, việc sản xuất kinh doanh của người vay gặp nhiều khó khăn, thậm chỉ thua lỗ dẫn đến việc không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng, làm cho nợ xấu tăng cao. Sang năm 2015 nợ xấu dài hạn đã đạt 495 tỷ đồng giảm 16 tỷ đồng giảm tương ứng 3,13% so với năm 2014. Do sản xuất được mở rộng, các doanh nghiệp làm có hiệu quả, mở rộng quy mô Ngân hàng thu được nợ làm cho nợ xấu giảm xuống. Nợ xấu của Ngân hàng đang có xu hướng tăng vì thế nên Ngân hàng luôn cần quan tâm nhiều hơn vào công tác thu hồi nợ, có sự quản lý chặt chẽ các món nợ gần đến hạn hay quá hạn nên đã hạn chế thấp nhất rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. 3.3.2.2 Tình hình nợ xấu theo kì hạn của Vietinbank trong 6 tháng năm 2015 và 6 tháng năm 2016 Bảng 3.5: Tình hình nợ xấu theo kì hạn của Vietinbank giai đoạn 2013 – 2015 ĐVT: Tỷ đồng 6 tháng đầu năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2015 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng 2016 1,606 160 327 2,093 2,195 243 528 2,966 6 tháng đầu năm 2016/2015 Số tiền 589 83 201 873 (%) 36.67 51.88 61.47 41.71 Nguồn: báo cáo thường niên của Ngân hàng Vietinbank 6 tháng 2015 và 6 tháng 2016 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất