Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân lập và tuyển chọn một số chủng clostridium sp. kị khí ưa ấm có khả năng sin...

Tài liệu Phân lập và tuyển chọn một số chủng clostridium sp. kị khí ưa ấm có khả năng sinh hydro từ phân gia súc tại miền bắc việt nam (tt)

.PDF
14
148
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HUỆ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH – QUA THỰC TIỄN QUẬN HOÀN KIẾM THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HUỆ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH – QUA THỰC TIỄN QUẬN HOÀN KIẾM THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ DUYÊN THẢO HÀ NỘI - 2016 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCHError! Bookmark not defin 1.1. Khái quát về hộ tịch và pháp luật về hộ tịchError! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái quát về hộ tịch......................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Pháp luật về hộ tịch ......................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật về hộ tịchError! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm .....................................................Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Đặc điểm.......................................................Error! Bookmark not defined. 1.3. 1.4. 1.4.1. 1.4.2. Nguyên tắc áp dụng pháp luật về hộ tịch .Error! Bookmark not defined. Chủ thể, trường hợp áp dụng pháp luật về hộ tịchError! Bookmark not defined. Chủ thể áp dụng pháp luật về hộ tịch ...........Error! Bookmark not defined. Các trường hợp áp dụng pháp luật về hộ tịchError! Bookmark not defined. 1.5. 1.6. 1.6.1. 1.6.2. Quy trình áp dụng pháp luật về hộ tịch ...Error! Bookmark not defined. Hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch ....Error! Bookmark not defined. Tiêu chí đánh giá hiệu quả ADPL về hộ tịchError! Bookmark not defined. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịchError! Bookmark not defined 1.7. Kinh nghiệm áp dụng pháp luật về hộ tịchError! Bookmark not defined. 1.7.1. Kinh nghiệm ADPL một số nước trên thế giớiError! Bookmark not defined. 1.7.2. Đánh giá hoạt động ADPL về hộ tịch ở các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho hoạt động ADPL về hộ tịch ở Việt NamError! Bookmark not define Kết luận chương 1 ...................................................Error! Bookmark not defined. Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM ...Error! Bookmark not defined. 2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Hoàn Kiếm tác động đến hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch tại QuậnError! Bookmark not defined. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên quận Hoàn Kiếm ............Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Điều kiện kinh tế quận Hoàn Kiếm ..............Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Điều kiện Văn hoá, xã hội ............................Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng các quy định pháp luật Quận Hoàn Kiếm ban hành 3 trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịchError! Bookmark not defined. 2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ tham mưu thực hiện công tác hộ tịch tại quận Hoàn Kiếm ...................................Error! Bookmark not defined. 2.4. Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, bố trí cơ sở vật chất, giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật và kiểm tra công tác hộ tịch ....................................................Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Về công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện .........Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Việc bố trí điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực làm công tác hộ tịch ...........................................................Error! Bookmark not defined. 2.4.3. Về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtError! Bookmark not defined. 2.4.4. Về kiểm tra công tác hộ tịch.........................Error! Bookmark not defined. 2.5. Thực trạng triển khai các hoạt động ADPL về hộ tịch cụ thể tại quận Hoàn Kiếm .........................................Error! Bookmark not defined. 2.5.1. Hoạt động ADPL về hộ tịch tại UBND cấp phườngError! Bookmark not defined. 2.5.2. ADPL về hộ tịch tại UBND quận .................Error! Bookmark not defined. 2.6. Đánh giá thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch tại quận Hoàn Kiếm .........................................Error! Bookmark not defined. 2.6.1. Thành tựu......................................................Error! Bookmark not defined. 2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ..............................Error! Bookmark not defined. Kết luận chương 2 ...................................................Error! Bookmark not defined. Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH .........Error! Bookmark not defined. 3.1. Những yêu cầu khách quan đảm bảo áp dụng pháp luật về hộ tịch trong giai đoạn mới .............................Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch phải đảm bảo sự khoa học trong quá trình quản lý, giản tiện các thủ tục cho người dân ...............................................Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch phải đặt trong mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, đảm bảo và bảo vệ quyền con người ...........................................Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch phải trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm trong việc quản lý hộ tịch của các quận điển hình và kinh nghiệm quản lý công dân ở các nước tiên tiến trên thế giới...................................................Error! Bookmark not defined. 4 3.2. Giải pháp chung đảm bảo và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch ..............................................Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hộ tịch ....Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật .Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Cải tiến phương thức đăng ký hộ tịch ..........Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Giải pháp kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịchError! Bookmark not defined. 3.2.5. Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bịError! Bookmark not defined. 3.3. Giải pháp đảm bảo và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch ở Quận Hoàn Kiếm ........................Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Nâng cao năng lực bộ máy đăng ký, quản lý hộ tịch tại quận (đặc biệt tại UBND các phường) .................................Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịchError! Bookmark not defined. 3.3.3. Tăng cường trách nhiệm, nâng cao trình độ kỹ năng quản lý của đội ngũ công chức quản lý hộ tịch tại quận ........Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Cải cách thủ tục hành chính, đổi mới hình thức, phương pháp trong quá trình áp dụng pháp luật về hộ tịch ở quận Hoàn KiếmError! Bookmark not defined. 3.3.5. Tăng cường phối hợp các cơ quan, tổ chức trong quá trình áp dụng pháp luật về hộ tịch ......................................Error! Bookmark not defined. 3.3.6. Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm pháp lý cá nhân trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật về hộ tịch tại quận ..................................................Error! Bookmark not defined. Kết luận chương 3 ...................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ..............................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 12 PHỤ LỤC .................................................................Error! Bookmark not defined. 5 MỞ ĐẦU Hộ tịch là một trong những vấn đề trung tâm của công tác quản lý nhà nước về dân cư. Những sự kiện hộ tịch luôn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, gắn liền với đời sống của người dân đòi hỏi phải được pháp luật công nhận và đăng ký kịp thời. Đăng ký và quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của chính quyền các cấp. Thông qua đăng ký và cấp phát giấy tờ hộ tịch sẽ tạo tiền đề pháp lý để công dân chứng minh về nhân thân khi hưởng quyền và làm nghĩa vụ, thực hiện các thủ tục hành chính, tham gia giao dịch... theo quy định pháp luật. Đồng thời, thông qua hoạt động này, cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người được xác lập, cũng như có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra ngày càng sâu rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, quyền con người và quyền công dân đòi hỏi được ghi nhận và bảo đảm thực hiện ở mức cao hơn. Vì vậy không những đòi hỏi hệ thống pháp luật về hộ tịch ngày càng phải hoàn thiện mà hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch tại các cơ quan nhà nước phải vừa kịp thời, đẩy đủ, chính xác, vừa đảm bảo tính dân chủ và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Để tạo cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định, thống nhất cho hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch của chính quyền các cấp, nhất là trong việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, một loạt văn bản mới có tính nguyên tắc liên quan đến công tác hộ tịch được ban hành như: Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2015, Luật Nuôi con nuôi 2010, Luật Hôn nhân và gia đình 2013, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là sự ra đời của Luật Hộ tịch điều chỉnh trực tiếp về vấn đề hộ tịch là bước căn bản hoàn thiện pháp luật về hộ tịch theo hướng từng bước chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm một cách thuận lợi cho người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch theo quy định của Bộ luật Dân sự, các luật chuyên ngành khác, góp phần tăng cường quản lý dân cư trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Mặc dù pháp luật về hộ tịch hộ tịch đã có sự vận động tích cực trong những năm gần đây nhưng hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch để đảm bảo cho các sự 6 kiện hộ tịch của công dân được đăng ký kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng quy định vẫn là mục tiêu đầy khó khăn đặt ra đối với các chính quyền các cấp. Nguyên nhân do những quy định của pháp luật còn sơ sài, chưa bám sát thực tiễn, còn nhiều kẽ hở gây khó khăn cho người dân cũng như cho chính cán bộ khi thừa hành trong việc áp dụng pháp luật. Trong quá trình áp dụng pháp luật về hộ tịch của chính quyền các cấp cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và cải cách hành chính trong giai đoạn mới, như: chất lượng công tác đăng ký hộ tịch chưa cao, vẫn còn nhiều sai sót, có việc gây bức xúc, nhất là tình trạng lợi dụng đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước có dấu hiệu gia tăng; công tác cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa giấy tờ hộ tịch tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho người dân trong giải quyết các yêu cầu hộ tịch; phương thức đăng ký hộ tịch còn mang tính thủ công; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch còn chưa đồng đều, trình độ năng lực của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch chưa đáp ứng được yêu cầu… Những hạn chế, yếu kém trên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền nhân thân cơ bản của cá nhân và quyền con người cũng như hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch. Quận Hoàn Kiếm là một quận lớn, trọng điểm thuộc thành phố Hà Nội, có vị thế đặc biệt về vị trí địa lý và chính trị, văn hóa, xã hội. Đây là một quận tập trung của các khu phố cổ với mật đô dân cư đông đúc, hơn 84.000 nghìn người/km, thuộc loại cao nhất thế giới. Quận cũng là nơi tập trung của các khu thương mại, du lịch, dịch vụ lớn như Chợ Đồng Xuân, Hàng Da, Hàng Bè,… nên thu hút ngày càng nhiều dân cư tại các vùng miền đến lập nghiệp, lập cư làm ăn, khách du lịch trong đó có rất nhiều đối tượng là người nước ngoài… làm cho nhu cầu đăng ký hộ tịch trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Với nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác hộ tịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại quận, đặt trong sự tác động của việc hội nhập quốc tế toàn diện của đất nước, Quận ủy, HĐND, UBND quận Hoàn Kiếm luôn quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo và điều hành công tác hộ tịch một cách sâu sát, nhất là việc triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch. Hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch của các cơ quan có thẩm quyền tại quận trong thời gian qua đã góp phần đáp ứng yêu cầu chính đáng, thiết thực của công dân. Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tại quận, đã góp góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ 7 liệu về dân cư chính xác, phục vụ đắc lực cho công tác hoạch định, xây dựng các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội tại Quận.… Đồng thời, qua thực tiễn áp dụng pháp luật về hộ tịch tại Quận cũng sẽ phát hiện ra những thiếu sót trong các quy định của pháp luật để từ đó có những đề xuất sửa đổi pháp luật cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua, vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cũng như hạn chế trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác hộ tịch vào thực tiễn. Những hạn chế này vừa làm giảm hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch, vừa ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân tại quận Hoàn Kiếm. Ở góc độ lý luận, hiện đã có những công trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh nhất định của công tác hộ tịch, nhưng cho đến nay, ở phạm vi đơn vị hành chính cụ thể là quận Hoàn Kiếm, thì chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề áp dụng pháp luật về hộ tịch ở Quận này. Thực tế đó đã góp phần tạo nên sự khuyết thiếu về mặt lý luận cho việc tăng cường chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch tại Quận. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với mong muốn góp phần làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về hộ tịch tại quận Hoàn Kiếm, qua đó có thể đưa ra những giải pháp, góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch tại Quận, em đã lựa chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật về hộ tịch - qua thực tiễn quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có thể nói hộ tịch là một lĩnh vực quan trọng đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn và cần thiết hơn đó là sự thông thạo về đặc điểm dân cư, truyền thống, tập quán, văn hóa, trình độ phát triển của địa phương. Có như vậy nhà quản lý mới áp dụng một cách linh hoạt pháp luật của nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định đúng, phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Lĩnh vực hộ tịch không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo mà còn là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo tạp chí đề cập đến hộ tịch và các chính sách về hộ tịch trong thời gian qua: - Bài “Cơ quan nhà nước cần tôn trọng quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của công dân”, tác giả Vũ Đình Tuấn Phương, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 8 tháng 6 năm 2005; - Bài “Kỳ vọng về một nề nếp mới trong công tác hộ tịch”, tác giả Phạm Trọng Cường, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 6 năm 2006; - Bài “Nâng cao năng lực đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch trong giai đoạn hiện nay”, Tác giả Trần Văn Quảng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng 9 năm 2006; 6 Số chuyên đề về “Công chứng, hộ tịch và quốc tịch”, phần 2 hộ tịch và quốc tịch, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2007; - “Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý và đăng ký hộ tịch” của Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2007; - Bài “Tư pháp Hà Nội không vì khó khăn mà từ chối đăng ký khai sinh”, tác giả Đàm Thị Kim Hạnh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 3 năm 2008; Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: - Phạm Hồng Hoàn, “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội” (luận văn cao học) năm 2011; - Nguyễn Thị Chính, “Quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân phường ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” luận văn cao học năm 2013; - Nguyễn Thúy Hằng, “Quản lý nhà nước về Tư pháp của Ủy ban nhân dân phường ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” (luận văn cao học) năm 2014; - Nguyễn Tiến Tài, “Áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở, thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”, luận văn cao học năm 2014. Các công trình khoa học kể trên đã nghiên cứu về nhiều khía cạnh: khái niệm, lịch sử quản lý hộ tịch, các sự kiện, phương thức quản lý và đăng ký hộ tịch… Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch tại quận Hoàn Kiếm. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ chuyên ngành lý luận về lịch sử Nhà nước và Pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Lý luận chung về áp dụng pháp luật, về hộ tịch; những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp luật về hộ tịch quận Hoàn Kiếm, cụ thể tại các cơ quan hành chính là UBND quận, UBND phường. - Phân tích một cách khái quát hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt 9 động áp dụng pháp luật về hộ tịch như là cơ sở để từ đó phân tích chuyên sâu thực trạng áp dụng pháp luật về hộ tịch tại các cơ quan hành chính là UBND quận, phường tại quận Hoàn Kiếm, trong đó nhấn mạnh thực trạng, nguyên nhân, hạn chế, tích cực của áp dụng pháp luật về hộ tịch. - Phân tích những quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc áp dụng pháp luật về hộ tịch 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt lý luận: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận của áp dụng pháp luật về hộ tịch, trong đó nhấn mạnh đến áp dụng pháp luật về hộ tịch tại quận Hoàn Kiếm từ năm 2011 đến nay. Về mặt thực tiễn: Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng, hiệu quả của công tác áp dụng pháp luật về hộ tịch tại đơn vị hành chính là quận (huyện) cụ thể là tại các cơ quan hành chính thuộc quận Hoàn Kiếm gồm UBND quận và UBND phường nhằm nêu lên thực trạng, qua đó đưa ra các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như đề xuất, kiến nghị của bản thân nhằm nâng cao công tác áp dụng pháp luật về hộ tịch. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4.1. Mục đích - Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác áp dụng pháp luật của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật về hộ tịch. - Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của chất lượng áp dụng pháp luật về hộ tịch. - Rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó xác định các giải pháp để đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Quận ủy, UBND quận trong việc áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật về hộ tịch nói riêng. - Góp phần tạo dựng một cơ sở lý luận về hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch để hoàn thiện công tác này trong thực tiễn ở Hoàn Kiếm nói riêng, ở Việt Nam nói chung. 4.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan, pháp luật thực định của Việt Nam về hộ tịch, áp dụng pháp luật về hộ tịch tại quận (huyện), tìm hiểu kinh nghiệm áp dụng pháp luật ở nước ngoài về hộ tịch. 10 - Nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch tại các cơ quan hành chính ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2015. Đánh giá kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch của các cơ quan hành chính tại quận Hoàn Kiếm và rút ra các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của kết quả đạt được, hạn chế. - Nêu lên các quan điểm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch của quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới. 5. Phương pháp và phương pháp luận của luận văn Đề tài hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối , chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước , về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân ...; đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp hệ thống , logic và lịch sử , phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, điều tra xã hội học , phỏng vấn... trong đó chú trọng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp : quan sát, phỏng vấn, điều tra mẫu ; phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tich và tổng hợp số liệu thông tin từ sách , báo, từ mạng Internet, ́ từ báo cáo định kỳ của UBND quận và UBND các phường tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Chỉ ra một cách có hệ thống về pháp luật về hộ tịch và công tác áp dụng pháp luật về hộ tịch. - Làm rõ những nguyên nhân của những hạn chế trong công tác áp dụng pháp luật về hộ tịch của đội ngũ cơ quan có thẩm quyền, những cán bộ có trách nhiệm trong quá trình áp dụng pháp luật về hộ tịch tại quận Hoàn Kiếm. - Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch, làm rõ những đặc thù hoạt động áp dụng pháp luật về hộ tịch, quy trình áp dụng pháp luật trong giải quyết về hộ tịch cấp quận, huyện. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, nêu những giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết sự kiện hộ tịch có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đánh giá thực trạng công tác áp dụng pháp luật trong phạm vi cấp huyện thông qua thực tiễn tại quận Hoàn Kiếm từ 11 đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hộ tịch và công tác áp dụng pháp luật về hộ tịch tại Việt Nam. Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo đối với các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, sự thực hiện pháp luật của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật về hộ tịch Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về hộ tịch tại quận Hoàn Kiếm. Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1992), Giản yếu Hán - Việt từ điển, quyển thượng, Nxb Khoa học xã hội. 2. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 2/6/2008 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của chính phủ về đăng ký và quản lý Hộ tịch, Hà Nội. 3. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư 08/2011/TT-BTP ngày 05/4/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của ngành Tư pháp, Hà Nội. 4. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo Tổng kết công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, Hà Nội. 5. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hộ tịch, Hà Nội. 12 6. Chính phủ (2005), Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý Hộ tịch, Hà Nội. 7. Chính phủ (2012), Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb Văn hoá TT, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Hồi (2009), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 10. Bửu Kế (1999), Từ điển Hán - Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hoá, Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận chung Nhà nước và Pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Khôn (1960), Hán - Việt từ điển, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn. 13. Nguyễn Lân (chủ biên) (1989), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Vũ Văn Mẫu, Lê Đình Chân (1968), Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến luật, tủ sách ĐH Sài Gòn. 15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Nuôi con nuôi, Hà Nội. 17. Quốc hội nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 18. Hoàng Thúc Trâm (1974), Hán - Việt tân từ điển, Tân Sanh ấn quán, Sài Gòn. 19. UBND quận Hoàn Kiếm (2011), Báo cáo tổng hợp số liệu đăng ký hộ tịch theo Thông tư số 08/2011/TT-BTP tại quận Hoàn Kiếm. 20. UBND quận Hoàn Kiếm (2012), Báo cáo tổng hợp số liệu đăng ký hộ tịch theo Thông tư số 08/2011/TT-BTP tại quận Hoàn Kiếm. 21. UBND quận Hoàn Kiếm (2013), Báo cáo kết quả công tác tư pháp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. 22. UBND quận Hoàn Kiếm (2013), Báo cáo tổng hợp số liệu đăng ký hộ tịch theo Thông tư số 08/2011/TT-BTP tại quận Hoàn Kiếm. 13 23. UBND quận Hoàn Kiếm (2014), Báo cáo tổng hợp số liệu đăng ký hộ tịch theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP tại quận Hoàn Kiếm. 24. UBND quận Hoàn Kiếm (2015), Báo cáo đánh giá kết quả kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, công tác chứng thực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. 25. UBND quận Hoàn Kiếm (2015), Báo cáo kết quả công tác tư pháp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. 26. UBND quận Hoàn Kiếm (2015), Báo cáo kết quả rà soát và đề xuất lộ trình đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. 27. UBND quận Hoàn Kiếm (2015), Báo cáo tổng hợp số liệu đăng ký hộ tịch theo Thông tư số 20/2013/TT-BTP tại quận Hoàn Kiếm. 28. Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, in lần thứ năm, Nxb Đà Nẵng. 29. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan