Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân biệt tội phạm với các vi phạm khác ...

Tài liệu Phân biệt tội phạm với các vi phạm khác

.PDF
99
53
94

Mô tả:

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 0 ■ BỘ Tư PHÁP «1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN TRƯỜNG THIỆP PHÂN BIỆT TỘI PHẠM VỚI CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC • • • CHUYÊN NGÀNH : LUẬT HÌNH sự MÃ SỐ: 50214 LUẬN ÁN THẠC s ĩ : LUẬT HỌC • • • • NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC l u ậ t ịia m ọ i ị PGS - PTS NGUYỄN n g ọ c h ò a ĨHUVIỆN GỊÁO VIÊN I Ị ________ HÀ NỘI - NẢM 1998 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : MỘT s ố VÂN đ ề c h ư n g v e p h â n b i ệ t t ộ i p h ạ m VỚI CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT K H Á C ------------------ 7 1.1. Khái niệm về phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ------------------------------ ------------- ------------------------- ------------- — --------------7 1.2. Ý nghĩa của việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác-------------------------------------------------------- -------------------- -------------- —16 CHƯƠNG 2 : PHÂN BÍỆT TỘI PHẠM VỚI CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC TRONG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH PHÁP LUẬT HÌNH S ự --------------------------------------------23 2.1. fióa và phi tội phạm hóa — .................. 27 2.2. Những căn cứ để nhà làm Luật đánh giá iinln nguy hiểm cho xã hội của hành vi------------------ ---- -------------------------------------- — 39 2.3. B á n h giá sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác qua các quy định của BLHS và đề xuất hoàn thiện pháp lu ật------- 48 v -ĩ£ 'HƯƠNG 3 : PH Â N BIỆT TỘI PHẠM VỚI CÁC VI PHẠM PHÁP LU Ậ T KHÁC TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH L U Ạ T HÌNH S ự - — -------------- -------- -------------------------- 60 3.1. Giải thích luật hình sự và ý nghĩa của nó đôi với việc phân biệt tội p h ạ m với các vi phạm pháp luật khác--------------------------------------- 60 3.2. N h ữ n g căn cứ để nhà giải thích đánh giá tính nguy hiểm cho xã hộii của h à n h v i ----------------------------------------------------------------------65 3.3. Đ á n h g iá về sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật kháỉc tro n g hoạt động giải thích luật hình sự và những đề xuât------ 70 CHƯƠNG 4 : PHÂN BIỆT TỘI PHẠM VỚI CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC TRONG HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG LUẬT HÌNH S ự ----------------------- ------- ---------------- ---------------79 4.1. Ý nghĩa của việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động áp dụng luật hình sự ------------------------------ 79 4.2. Những căn cứ để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác đố"i với người áp dụng l u ậ t ---------------------------------------------- 81 4.3. Đánh giá về việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động áp dụng luật hình sự hiện nay và những đề x u ấ t------------------------------------------------- --------------------------------- 88 PHẦN KẾT L U Ậ N ----------------------------------------------------------------------- 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K HẢO----------- --------------------------------94 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác như vi phạm hành chính, dân sự, lao động, kinh tế...tuy đều là các vi phạm pháp luật song giữa chúng có những điểm khác nhau, trong đó điểm khác biệt cơ bản và quan trọng nhất là khác biệt về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội. Chính trên cơ sở sự khác biệt này mà Nhà nước xác lập các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau cũng như áp dụng các biện pháp pháp lý khác nhau để đâu tranh với chúng. Vì vậy một vấn đề đặc biệt quan trọng được đặt ra là trên cơ sở sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải có sự phân biệt giữa hành vi bị coi là tội phạm với hành vi vi phạm pháp luật khác. Sự khác biệt về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tiêu chí chung thống nhất để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác nên bất kể một ngành luật nào khi xác định loại vi phạm là đối tượng điều chỉnh của mình đều phải dựa trên tiêu chí chung đó. Điều đó có nghĩa việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác được thực hiện trong nhiều ngành luật khác nhau, là nhiệm vụ của cả hệ thông pháp luật, đốì với cả pháp luật thực định, thực tiễn áp dụng luật và khoa học pháp lý. Tuy nhiên giới hạn của đề tài chỉ nghiên cứu sự phân biệt trong hoạt động ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự - tức là chỉ trong luật hình sự. Luật hình sự Việt Nam xác định tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao, là “đáng k ể ”, còn các vi phạm pháp luật khác có tính nguy hiểm “không đáng k ể ” cho xã hội. Tuy nhiên ranh giới phân biệt đó không phải đôi với tội phạm nào cũng rõ ràng, cụ thể và cô' định mà không có sự thay đổi. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và các vi phạm pháp luật khác là do các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội quyết định, thay đổi mỗi khi các điều kiện này có sự biến đổi. Vì lẽ đó, việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, trong cả quá trình từ ban hành luật đến áp dụng luật. Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác là một vấn đề đặc biệt quan trọng và rất phức tạp nên được nhiều người trong cả giới khoa học và áp dụng luật quan tâm. Nghiên cứu vấn đề này luôn luôn mang tính thời sự và cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nó còn mang tính cấp thiết. Tính cấp thiết của đề tài này xuất phát bởi các lẽ sau : - Đất nước ta trong thời gian qua có công cuộc đổi mới do Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tiến hành nên các lĩnh vực của đời sông xã hội có nhiều biến đổi sâu sắc. Sự biến đổi đó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự để phù hợp với thực tiễn. Bộ luật hình sự (BLHS) được ban hành từ năm 1985, đến nay trước những sự biến đổi của các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội đang đòi hỏi phải có sự sửa đổi, điều chỉnh lại. Một trong những hướng sửa đổi đặc biệt quan trọng là phải xác định rõ ràng, cụ thể hơn ranh giới giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, phải bể sung một sô" tội phạm mới, đồng thời xóa bỏ một số tội phạm hiện hành không còn phù hợp với thực tiễn nữa. Những vấn đề đó đặt ra nhiệm vụ cho các nhà làm luật phải tiến hành phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trên cơ sở tình hình mới với các điều kiện mới. - BLHS được ban hành với một khái niệm chung về tội phạm lần đầu tiên được quy định, với một hệ thông các tội phạm cụ thể tương đôì đầy đủ, hoàn chỉnh đã tạo cơ sở pháp lý cho việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, giúp cho hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự được thống nhất và có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên cũng còn có nhiều tội phạm được quy định còn khái quát, thiếu cụ thể nên ranh giới phân biệt với các vi phạm pháp luật khác không rõ ràng, dứt khoát, gây khó khăn cho những người áp dụng luật, dẫn đến tình trạng hoạt độns điều tra, truy tô”, xét xử chưa thực sự đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN, còn có nhiều sai sót. Trong khi đó hoạt động giải thích và hướng dẫn thi hành BLHS cũng chưa được chú trọng, mới chỉ giới hạn ở một sô" tội phạm nhất định. Vì vậy cần phải nghiên cứu, xem xét lại việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong BLHS, trong hoạt động giải thích và thực tiễn áp dụng luật hình sự để sự phân biệt trở nên rõ ràng, chính xác hơn, đảm bảo sự tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế XHCN trong đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật. - Vấn đề phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong thời gian qua được nhiều người quan tâm nghiên cứu, đã có một sô” công trình khoa học và bài viết của trên sách báo pháp lý về vấn đề này. Tuy nhiên cũng chưa có một công trình nào có tính chuyên khảo nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, cụ thể ở đồng thời cả 3 hoạt động ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 hoạt động này. Xung quanh vấn đề phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác cũng còn có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn như về cơ sở của tội phạm hoá và phi tội phạm hoá, về các căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi ... Sự không thông nhất trong lý luận làm cho người làm công tác xây dựng, giải thích và áp dụng luật gặp nhiều khó khăn khi tiến hành phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. Yới tất cả các lẽ trên, việc nghiên cứu đề tài “Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ” là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đó cũng là lý do để tác giả chọn đề tài này làm luận án cao học Luật. 2. Mục đích - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * M ụ c đích n gh iên cứu Mục đích của đề tài này là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thốn 2 vấn đề phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác từ ban hành đến thực tiễn áp dụng luật hình sự, chỉ ra các tồn tại, khiếm khuyết của việc phân biệt qua các qui định của BLHS, trong hoạt độns siải thích và thực tiễn áp dụng luật hình sự, đưa ra các kiến nghị giải pháp để giải quyết các tồn tại khiếm khuyết đó. * Đốì tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác dựa trên cơ sở sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của chúng trên một bình diện rộng, bao gồm các vấn đề cụ thể : - Tiêu chuẩn và căn cứ để phân biệt tội phạm pháp luật khác trong 3 hoạt động ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự. - Tình hình phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác qua các quy định của BLHS, qua các văn bản giải thích và hướng dẫn thi hành BLHS, qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ mục đích và đôi tượng nshiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài là vấn đề phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác tro n ơ hoạt động ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự ở Việt Nam kể từ năm 1985 khi BLHS được ban hành cho tới nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nshĩa Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật; trên cơ sở nhữns tư tưởng, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về vai trò của pháp luật hình sự tronc đấu tranh phòng chông tội phạm và các vi phạm pháp luật. Đề tài sử dụns phép biện chứns của chủ nshĩa duy vật biện chứns, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đốì chiếu... để nẹhiên cứu. Việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cho phép nhận thức vấn đề được toàn diện, từ khái quát tới cụ thể, từ lý luận tới thực tiễn trong mối quan hệ biện chứng thống nhất, đặc biệt là nghiên cứu được vấn đề trong trạng thái động dưới ảnh hưởng sự biến đổi của các điều kiện chính trị - xã hội. Đề tài được viết trên cơ sở sự nghiên cứu của cá nhân tác giả qua nghiên cứu các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua các văn bản pháp luật và giải thích luật, kết hợp với sự tham khảo tài liệu, sách báo pháp lý của nhiều tác giả trong nước. 4. Điểm mới của luận án Nội dung của luận án có những điểm mới sau : - Luận án đã xây dựng được lý luận về phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự trên cơ sở môi quan hệ chặt chẽ giữa 3 hoạt động này, bao gồm nhiều vân đề như khái niệm và ý nghĩa của sự phân biệt, những cơ sở để tội phạm hoá và phi tội phạm hoá, những căn cứ để người ban hành, giải thích và áp dụng luật đánh giá mức độ của tính nguy hiểm cho xa hội của hành vi ... Đặc biệt luận án nêu quan điểm mới về những cơ sở để tiến hành tội phạm hoá và phi tội phạm hoá, góp phần hoàn thiện lý luận về vấn đề này. - Luận án đã nehiên cứu vấn đề dưới sự chi phô”! của nhữne điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi hiện nay của đất nước, trên cơ sở đó đã chỉ ra những khiếm khuyết của việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong cả hoạt độns ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự. Luận án cũng đã nêu những ý kiến đề xuất hoàn thiện pháp luật, những giải pháp để giải quyết những khiếm khuyết trong thực tiễn phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, góp phần quan trọng để việc phân biệt diễn ra thực sự khoa học, chính xác và đúng đắn. 5. Cơ cấu của luận án Cơ cấu của luận án được quyết định bởi mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, bao gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận. CHƯƠNG I MỘT ■ SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN BIỆT ■ TỘI ■ PHẠM VỚI CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC ■ 1.1. ■ ■ Khái niệm về phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước nên được đại đa số nhân dân tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà vẫn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho các lợi ích của Nhà nước, của tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vi phạm pháp luật là hành vi của con người trái với quy định của pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Chính vì có những đặc điểm như vậy nên tất cả các vi phạm pháp luật đều là các hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính của tất cả các vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật rất đa dạng, tùy theo loại quy phạm pháp luật bị vi phạm mà có tên gọi khác nhau như vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật kinh tế và vi phạm pháp luật hình sự - hay còn gọi là tội phạm. Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có tên gọi khác nhau song bản chất của chúng đều là các hành vi nguy hiểm cho xã hội bởi lẽ chúng đều là các vi phạm pháp luật. Tuy nhiên giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác cũng có những điểm khác nhau, chẳng hạn sự khác nhau về chủ thể, về hậu quả pháp lý, về hình thức pháp lý quy định chúng, về mức độ nơuy hiểm cho xã hội. Do có nhiều điểm khác biệt nên để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác có thể dựa trên nhiều tiêu chí. Chẳng hạn nếu xét về hình thức pháp lý quy định thì có thể phân biệt tội phạm là hành vi được quy định trong luật hình sự còn các vi phạm pháp luật khác được quy định trons các văn bản của các ngành luật khác; hoặc nếu xét về hậu quả pháp lý thì tội phạm là hành vi bị xử lý bằng biện pháp cưỡns chế là hình phạt còn các vi phạm pháp luật khác bị xử lý .bằng các biện pháp cưỡng chế khác không phải là hình phạt. Tuy nhiên sự phân biệt tội pham với các vi phạm pháp luật khác theo các tiêu chí này không cho thấy sự khác nhau về tính chất giữa chúng và ít có ý nghĩa. Sự phân biệt thể hiện một cách rõ ràng nhất sự khác nhàu về tính chất giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác và có ý nghĩa hơn cả là sự phân biệt dựa trên sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội. Chính sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội quyết định đến sự khác biệt về hậu quả pháp lý, về hình thức pháp lý quy định và điều đó mới lý giải được tại sao Nhà nước lại buộc kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự - là loại trách nhiệm pháp lý có tính nghiêm khắc hơn bất kỳ loại trách nhiệm pháp lý nào khác mà người vi phạm hành chính, vi phạm dân sự... phải gánh chịu. Sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội là sự khác nhau về nội dung chính trị - xã hội giữa tội phạm và các vi phạm khác. Sở dĩ giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có sự khác nhau về mức độcủa tính nguy hiểm cho xã hội là do chúng xâm hại đên các quan hệ xã hội khác nhau về tính chất hoặc tuy cùng xâm hại đến một quan hệ xã hội song thiệt hại gây ra, thủ đoạn thực hiện, tính chất lồi... có thể có sự khác nhau. Dựa trên tất cả các yếu tô” này, tội phạm được coi là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao, là đáng kể, còn các vi phạm pháp luật khác có tính nguy hiểm hạn chế, không đáng kể. Nguy hiểm “điiL? k ể ” hay “khôns đáng k ể ” cho xã hội chính là ranh giới để phân biệt tội phạm VỚI cac vi phạm pháp luật khác. Luật hình sự Việt Nam đã dựa trên cơ sở sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. Khoản 3 điều 8 của BLHS đã quy định “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Thực ra cũng không phải chỉ khi có BLHS thì ranh giới phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác nêu trên mới được xác định mà trước đó trong các văn bản pháp luật nói chung, văn bản pháp luật hình sự nói riêng, trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật chúng ta cũng đã dựa trên sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên với khoản 3 điều 8 của BLHS thì lần đầu tiên ở góc độ pháp luật thực định ranh giới phân biệt tói phạm các vi phạm pháp luật khác mới được chính thức ghi nhận. Như vậy nguy hiểm “đáng k ể ” hay “không đáng k ể ” là ranh giới phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác song “đáng k ể ” hay “không đáng k ể ” là khái niệm trừu tượng, có tính chất khái quát, vấ n đề quan trọng đặt ra là phải cụ thể hóa ranh giới này, để có thể dễ dàng nhận biết hành vi như thế nào là tội phạm hoặc chỉ là các vi phạm pháp luật khác mà không phải là tội phạm. Đây là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có sự cụ thể hóa ở nhiều mức độ khác nhau. ở mức độ cao nhất, sự cụ thể hóa ranh giới nguy hiểm “đáne k ể ” hay “khôns đáns k ể ” được thực hiện thôns qua hoạt động ban hành pháp luật hình sự. Đó chính là sự phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác trong -9- hoạt độns lập pháp hình sự. Trên cơ sở ranh giới chung nhà làm luật quy định các tội phạm cụ thể với các dấu hiệu pháp lý thể hiện tính nguy hiểm "đáng k ể ” cho xã hội, tùy theo từng tội phạm mà quy định đó là dấu hiệu sì. như thế nào. Nhữns dấu hiệu đã được nhà làm luật quy định được sọi là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, dựa vào các dấu hiệu đó có thể phân biệt với các vi phạm pháp luật khác. Trong BLHS có rất nhiều tội phạm được quy định. Bên cạnh những tội phạm GÓ dấu hiệu cấu thành của nó được nhà làm luật quy định một cách tương đốì rõ ràng, cụ thể thì cũng có nhiều tội phạm các dấu hiệu này chỉ được quy định một cách khái quát, trừu tượng, sở dĩ có những trường hợp như vậy vì quy .phạm pháp luật hình sự cũng như quy phạm pháp luật nói chung có đặc điểm là có tính khái quát, chỉ ghi nhận và điều chỉnh những hoàn cảnh và hành vi đặc trưng nhất trong đời sống thực tế, trong khi thực tế lại rất đa dạng và sinh động. Vì vậy nếu như ở tội phạm nào dấu hiệu để phân biệt với các vi phạm pháp luật khác cũng được nhà làm luật quy định cụ thể, tỉ mỉ thì quy phạm pháp luật đó sẽ rất dài dòng và cũng không quy định được hết các hành vi đa dạng trên thực tế. Mặt khác tính nguy hiểm cho xã hội là cho các điều kiện khách quan quyết định, mức độ nguy hiểm “đáng k ể ” cho xã hội của hành vi thay đổi khi các điều kiện khách quan có sự biến đổi. Nếu các dấu hiệu thể hiện tính nguy hiểm "đáng k ể ” được mô tả cụ thể, tỉ mỉ trong luật thì mỗi khi thực tế thay đổi lại phải sửa đổi luật. Cho nên, đốì với những tội phạm nhất định có dấu hiệu thể hiện tính nguy hiểm “đáng k ể ” cho xã hội chỉ được nhà làm luật quy định một cách khái quát, việc cụ thể hóa nó sẽ được thực hiện thông qua một hoạt động khác - đó là hoạt động giải thích luật. Nhà giải thích luật sẽ dựa trên nhiều căn cứ khác nhau để cụ thể hóa các dấu hiệu cấu thành tội phạm đã được nhà làm luật quy định. Như vậy, việc cụ thể hóa ranh giới nsuy hiểm '‘đáng k ể ” hay “không đánơ kê cho xã hội của hành vi để phân - 10- biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác được thực hiện ở mức độ thứ hai, thông qua hoạt động giải thích luật. Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trone hoạt động siải thích luật hình sự là sự cụ thể hoá các dấu hiệu câu thành tội phạm được luật quy định nhằm làm cho ranh giới phân biệt giữa một tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trở nên rõ ràng cụ thể hơn. Điều đó có nghĩa việc giải thích chỉ giới hạn trong phạm vi những dấu hiệu luật định, không được vượt ra khỏi phạm vi những dấu hiệu đó. Các văn bản giải thích chỉ có nhiệm vụ là làm rõ nội dung các quy phạm pháp luật hình sự. Những dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định một cách khái quát và được cụ thể hoá thông qua hoạt động giải thích. Nhưng do nhiều lý do mà không phải bất kể tội phạm nào được quy định cũng đều được giải thích và cũng không phải bất kể tội phạm nào khi được giải thích thì các dấu hiệu cấu thành cũng trở nên thật rõ ràng cụ thể. Vì vậy khi xem xét một hành vi cụ thể có phải là tội phạm hay không đòi hỏi người áp dụng luật phải dựa trên cơ sở quy định của luật, trên cơ sở các văn bản giải thích tự mình đánh giá hành vi đó có nguy hiểm “đáng k ể ” hay “không đáng k ể ”. Việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của một hành vi cụ thể dựa trên quy định của luật và các văn bản giải thích để xác định hành vi đó là tội phạm hay không của người áp dụng luật chính là sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động áp dụng luật. Như vậy trên cơ sở ranh giới chung được luật xác định để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác là tính nguy hiểm “đáng k ể ” hay “không đáng k ể ” cho xã hội, việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác được thực hiện ở 3 mức độ khác - 11 - nhau, thông qua 3 hoạt động là ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự. Việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ở cả 3 mức độ như vậy là có tính khách quan, là một yêu cầu tất yếu. * * Có quan điểm cho rằng hoạt động của nhà làm luật là quy định tội phạm vào trong văn bản luật hình sự và hoạt động của nhà giải thích là cụ thê hoá các dấu hiệu đã được luật định nên tro n g ban hành và giải thích luật ĩà sự phân định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm chứ không phải là phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ; việc phân biệt chỉ có trong hoạt động áp dụng luật khi người áp dụng luật trên cơ sở quy định của luật (và các văn bản giải thích) phải xác định một hành vi cụ thế có phải là tội phạm hay không. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này. Tuy nhiên đ ể có thể phân định một hành vi nào đó là tội phạm đoi hỏi nhà làm luật cũng phải thực hiện sự đánh giá đê xác định hành vi đó có tính nguy hiểm “đáng kể" cho xã hội hay không (nhà giải thích cũng phải như vậy). Việc đánh giá một hành vi là nguy hiểm “đáng k ể ” hay “không đáng k ể ” cho xã hội chính là cơ sở của việc phân định tội phạm với các vi phạm pháp luật khác về mặt lý thuyết. Hiểu theo nghĩa này trong phạm vi của luận án chúng tôi vẫn gọi việc phân định tội phạm với các vi phạm pháp luật khác của nhà làm luật (và của nhà giải thích) là sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động ban hành và giải thích luật hình sự. Việc thừa nhận tính tất yếu của việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ở 3 hoạt động nêu trên phải dựa trên nguyên tắc : tội phạm phải được luật auy định. Điều đó có nghĩa các dấu hiệu cấu thành tội phạm phải được nhà làm luật quy định và trên cơ sở các dấu hiệu đã được quy định này nhà giải thích và người áp dụng luật cụ thể hóa để xác định một hành vi như thế nào là tội phạm. Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong 3 hoạt động ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự là một quá trình dựa trên môi quan hệ giữa hoạt động ban hành luật, giải thích và áp dụng luật, trong đó hoạt động ban hành luật tạo giới hạn pháp lý cho các hoạt động kia. Cho nên một mặt chúng ta thừa nhận tính tất yếu khách quan phải phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ở 3 mức độ qua 3 hoạt động khác nhau song phải khẳng định : sự phân biệt trong hoạt động ban hành luật là đặc biệt quan trọng, tạo giới hạn pháp lý cho sự phân biệt trong hoạt động giải thích và áp dụng luật. Tội phạm phải được luật quy định và quy định một cách rõ ràng, hạn chế thấp nhất quyền tùy nghi xác định tội phạm của người áp dụng luật. Đó là một đảm bảo quan trọng để tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa và tôn trọng quyền con người. Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động giải thích và áp dụng luật hình sự tuy quan trọng song chỉ giới hạn trong phạm vi các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mà nhà làm luật đã xác định. Để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là “đáng k ể ” hay “khôns đáng k ể ” và qua đó để xác định là tội phạm hay chỉ là các vi phạm pháp luật khác, nhà làm luật, nhà giải thích và người áp dụng luật đều phải dựa trên cơ sở những căn cứ nhất định, chẳng hạn dựa vào tính chất và mức độ thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội, mức độ của lỗi, tính chất của thủ đoạn phạm tội, nhân thân người phạm tội... Trong -13- số các căn cứ này khôns; có một căn cứ nào được dùng cho tất cả các tội phạm mà tùy theo từng loại tội phạm sẽ dựa trên sự kết hợp của một số’ căn cứ để phân biệt với các vi phạm pháp luật khác. Trong hoạt động ban hành, eiải thích và áp dụng luật thì việc dùng căn cứ nào, cách thức ra sao để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi có sự khác nhau, do các sự khác nhau giữa 3 hoạt động này. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cũng như của bất kể vi phạm pháp luật nào là do các điều kiện chính trị - xã hội ở trong mỗi một giai đoạn lịch sử quyết định, nó thay đổi mỗi khi các điều kiện chính trị - xã hội có sự biến đổi. Vì vậy ranh giới để phân biệt với các vi phạm pháp luật khác của nhiều tội phạm cũng không cố định và có sự thay đổi tùy theo tình hình thực tế. Bên cạnh những hành vi mà khi xảy ra luôn luôn được xác định là tội phạm như hành vi giết người, cướp tài sản, hiếp dâm... thì có rất nhiều hành vi trong một hoàn cảnh và thời gian này bị coi là tội phạm nhưng trong một hoàn cảnh và thời gian khác lại không phải là tội phạm và ngược lại. Sự thay đổi về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật đòi hỏi sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác phải căn cứ vào tình hình thực tế, phải luôn có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế. Xuất phát từ yêu cầu trên nhà lập pháp, nhà giải thích và người áp dụng luật khi tiến hành phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác đều phải dựa trên những cơ sở thực tiễn khách quan, không được áp đặt ý thức chủ quan của mình. Việc coi hành vi này là tội phạm hay chỉ là các vi phạm hành chính, dân sự... là do các điều kiện chính trị - xã hội ở mỗi thời điểm lịch sử quyết định. Cũng từ yêu cầu trên, ở hoạt độns ban hành luật việc phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác phải được thực hiện trên 2 -14- hướng : hướng thứ nhất là nhà làm luật xác định một hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội “đáng k ể ” và quy định vào trong đạo luật hình sự; hướng thứ hai là nhà làm luật xem xét những tội phạm hiện đã được quy định song do sự biến đổi của các điều kiện chính trị - xã hội mà tính nguy hiểm “không còn đáng k ể ” cho xã hội để “đưa” ra khỏi luật hình sự, coi đó là vi phạm pháp luật khác (hoặc chỉ là vi phạm đạo đức). Sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác của nhà làm luật theo 2 hướng như vậy được khoa học pháp lý gọi là tội phạm hóa và phi tội phạm hóa. Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa là 2 quá trình đối lập nhau, ngược chiều nhau song lại thống nhất, đều thể hiện sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động ban hành luật hình sự. BLHS của nước ta được ban hành năm 1985, thời điểm mà đất nước còn chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh, nền kinh tế còn theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Để phát triển đất nước, hơn 10 năm qua Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực của cuộc sông, đặc biệt đã chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. Do vậy đời sống xã hội của nước ta trong thời gian qua đã có những biến đổi sâu sắc. Tinh hình nấy đã đặt ra yêu cầu cấp bách là phải đổi mới pháp luật hình sự (và pháp luật nói chung), phải tiến hành sửa đổi BLHS cho phù hợp với thực tế. Một trong những nội dung quan trọng của việc sửa đổi BLHS là phải tiến hành tội phạm hóa nhiều hành vi phạm pháp luật cũng như phải phi tội phạm hóa nhiều tội phạm hiện được quy định trong BLHS. Đây sẽ là quá trình phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác rất lớn trong hoạt động ban hành pháp luật hình sự của nước ta. Như phần trên đã trình bày viêc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động giải thích và áp dụng luật cũng đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, trong phạm vi những dấu hiệu luật định - 15 - nhà giải thích và người áp dụng luật căn cứ vào tình hình thực tế khách quan mà xác định một hành vi cụ thể là tội phạm hay chỉ là các vi phạm pháp luật khác. Trong tình hình đất nước có nhiều biến đổi như hiện nay thì vai trò của việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động giải thích và áp dụng luật rất là quan trọng nhưng cũng đòi hỏi nhà giải thích và người áp dụng phải nắm bắt được các thay đổi của thực tế khách quan để tiến hành sự phân biệt cho chính xác. 1.2. Ý nghĩa của việc phân biệt tội phạm với các vị phạm pháp luật khác Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ý nghĩa đó thể hiện chủ yếu trên các mặt sau : 1.2.1. Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác là cơ sở đ ể xác lập các loại trách nhiệm pháp lý, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo pháp chế XHCN, đảm bảo quyền con người Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác đều có tính nguy hiểm cho xã hội song theo thang bậc thì tội phạm có mức độ tính nguy hiểm cao nhất. Xét cả về mặt chủ quan và khách quan tội phạm là sự phủ định các đòi hỏi của xã hội ở mức độ cao nhất. Vì vậy người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nặng nề hdn bất kể loại trách nhiệm pháp lý nào. Điều đó thể hiện sự phản ứng đúng mức của Nhà nước, của xã hội đối với người đã phủ định các đòi hỏi của xã hội ở mức độ cao. Đó cũng là thể hiện sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật. -16-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất