Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phạm trù giá trị hàng hoá với việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của ...

Tài liệu Phạm trù giá trị hàng hoá với việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

.PDF
31
389
106

Mô tả:

Đề án kinh tế chính trị I. lý luận mác-lê nin về phạm trù giá trị hàng hoá 1. Quan điểm của một số trường phái về phạm trù giá trị hàng hoá  Quan điểm của Willam Petty ( 1623-1687 ) Trong tác phẩm :"Bàn về thuế khoá và lệ phí"( 1662) W.Petty nghiên cứu về giả cả, chia giá cả thành 2 loại : giá cả chính trị và giá cả tự nhiên .Theo ông giá cả chinh trị (giá cả thị truờng) phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngẫu nhiên do đó khó xác định. Còn giá cả tự nhiên (tức giá trị) là do thời gian lao động hao phí quyết định và năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó. Như vậy, W.Petty là người đầu tiên đã tìm thấy cơ sở của giá cả tự nhiên là lao động, thấy được quan hệ giữa lượng giá trị và năng suất lao động. Ông kết luận rằng: số lượng lao động bằng nhau bỏ vào xản xuất là cơ sở để so sánh giá trị hàng hoá. Giá cả tự nhiên (giá trị) tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng và bạc. Ông cố ý đặt vấn đề lao động phức tạp và lao động giản đơn nhưng không thành. Tuy vậy, lí thuyết giá trị lao động của ông còn có những hạn chế, đó là chưa phân biệt được các phạm trù giá trị, giá trị trao đổi với giá cả. Ông tập trung nghiên cứu về giá cả, một bên là tiền _tức là ông mới chú ý nghiên cứu về mặt lượng. Ông chỉ giới hạn lao động tạo ra giá trị trong lao động khai thác vàng và bạc Ông so sánh giá lao động khai thác vàng và bạc với lao động khác. Lao động khác chỉ tạo nên của cải ở mức độ so sánh với lao động tạo tiền tệ. Theo ông, giá trị hàng hoá chính là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánh sáng của mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vậy. W.Petty đã lẫn lộn lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị với lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị sử dụng, nghĩa là ông đã đồng nhất lao động trừu tượng với lao động cụ thể .Từ đó W.Petty có ý định đo giá trị bằng 2 đơn vị là lao động và đất đai. Ông nêu ra câu nói nổi tiếng: "Lao động là cha, còn đất là mẹ của của cải". Về phương diện của cải nói như vậy là đúng, chỉ rõ nguồn gốc giá trị sử dụng. Nhưng sai lầm là ông đã coi 2 yếu tố xác định giá trị lao động là tự nhiên.  Quan điểm của Adam Smith ( 1723- 1790) A.Smith đã phân biệt rõ ràng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông khẳng định giá trị trao đổi và bác bỏ lí luận về sự Ých lợi, sự Ých lợi không có quan hệ gì đến giá trị trao đổi. Ví dụ: 1 Đề án kinh tế chính trị "không có gì hữu Ých bằng nước, nhưng với nó thì không thể mua được gì". Theo A.Smith giá trị trao đổi là do lao động để sản xuất ra hàng hoá quyết định. Đó là khái niệm đúng đắn về giá trị. A.Smith còn nêu định nghĩa thứ hai về giá trị của hàng hoá: giá trị của một hàng hoá bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua được nhờ hàng hoá đó. Đây là điều luẩn quẩn và sai lầm của A.Smith. Về cấu thành giá trị của hàng hoá. Theo A.Smith trong sản xuất TBCN, tiền lương, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, cũng như của mọi giá trị trao đổi. A.Smith coi tiền lương, lợi nhuận và địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, đó là quan điểm đúng đắn. Song ông lại lầm ở chỗ coi các khoản thu nhập là nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị tao đổi. Ông đã lẫn lộn hai vấn đề hình thành giá trị và phân phối giá trị, hơn nũa ông cũng xem thường tư bản bất biến (c) coi giá trị chỉ có (v+m). A.Smith đã phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả thị trường. Ông khẳng định hàng hoá bán theo giá cả tự nhiên, nếu giá cả đó ngang với mức cần thiết để trả tiền cho tiền lương, lợi nhuận và địa tô. Theo ông, giá cả tự nhiên là trung tâm. Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá, giá cả này nhất trí với giá cả tự nhiên khi hàng hoá được đưa ra thị trường với số lượng đủ " thoả mãn lượng cầu thực tế ". Nhưng do sự biến động của cung cầu làm cho giá cả thị trường chênh lệch với giá cả tự nhiên. Bản thân giá cả tự nhiên cùng với tỉ suất tự nhiên của mỗi bộ phận cấu thành nó. Ông đã nhận ra giá cả trong CNTB được đặt ra khác với trước đây. Nhưng ông không thấy được trong CNTB quá trình thực hiện giá trị gắn liền với việc phân phối lại giá trị dưới hình thái lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Ông đã vấp vào vấ đề giá cả sản xuất. Công lao chủ yếu của A.Smith về lý luận giá trị là đã phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị trao đổi hơn nữa ông đã cho rằng lao động là " thước đo thực tế của giá trị". Song ông vẫn còn có những sai lầm và hạn chế về những lý luận này.  Quan điểm của David Ricacdo (1772- 1823 ) Ricacdo đã định nghĩa giá tị hàng hoá như sau : "giá trị của hàng hoá hay số lượng của một hàng hoá nào khác mà hàng hoá đó trao đổi là do số lượng lao động tương đối cần thiết để sản 2 Đề án kinh tế chính trị xuất ra hàng hoá đó quyết định, chứ không phải do khoản thưởng lớn hay nhỏ trả cho lao động đó quyết định ". Cũng như A.Smith, Ricacdo đã phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông bác bỏ lí luận giá trị sử dụng quyết định giá trị hàng hoá và chứng minh rằng các nhân tố tự nhiên đã giúp con người tạo nên giá trị sử dụng, nhưng không thêm một phần tử gì vào giá trị hàng hoá cả. Ông có ý kiến kiệt xuất rằng: "Tính hữu Ých không phải là thước đo giá trị tao đổi, mặc dù hàng hoá rất cần thiết giá trị này. "Giá trị khác xa với của cải, giá trị không tuỳ thuộc vào việc có nhiều hay Ýt của cải, mà tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất khó khăn hay thuận lợi". Theo ông sở dĩ có nhiều lầm lẫn trong khoa kinh tế chính trị là do người ta coi "sự tăng của cải và tăng giá trị là mét " và do người ta quên rằng thước đo giá trị chưa phải thước đo của của cải vì của cải không phụ thuộc vào giá trị. Theo ông giá trị trao đổi hàng hoá đã được quy định bởi lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá, lượng lao động đó tỉ lệ thuận với lao động tạo ra hàng hoá. "Tính hữu Ých không tăng cùng nhịp độ với tăng giá trị", "tính hữu Ých là cần thiết vì vật không có Ých nó không có được giá trị trao đổi". Ricacdo cho rằng hàng hoá hữu Ých sở dĩ có giá trị trao đổi là do hai nguyên nhân: - Tính chất khan hiếm . - Lượng lao động cần thiết để sản xuất ra chóng. Như vậy là ông đã nhận thức được giá trị trao đổi được quyết định bởi lượng lao động đồng nhất của con người , chứ không phải là lượng lao động cá biệt. Về điểm này ông là người đầu tiên đã phân biệt được lao động tự nhiên vầ lao động xã hội. Nhưng lầm lẫn của ông là cho rằng giá trị hàng hoá được điều tiết bởi lượng lao động lớn nhất hao phí trong những điều kiện xấu. Ricacdo phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Ông cho rằng: "không có một hàng hoá nào mà giá cả không bị ảnh hưởng của biến động ngẫu nhiên hay tạm thời. Nhưng nguyện vọng của mỗi nhà đầu tư vào một công việc kinh doanh có lãi hơn, nguyện vọng đó không cho phép giá cả thị trường của các hàng hoá dừng lâu ở mức nào đó cao hơn nhiều hay thấp hơn nhiều so với giá cả tự nhiên của chúng." Đề cập đến vấn đề giá cả Ricacdo cho rằng việc tăng giá cả lên có thể là một nhân tố điều tiết một lượng cung không đủ so với một lựơng cầu đang phát triển, điều tiết việc tiền tệ sụt 3 Đề án kinh tế chính trị giá, việc đánh thuế vào vật phẩm thiết yếu, ông đã cố gắng tìm hiểu sự vận động của giá cả. Theo ông giá cả không phải do cung cầu quyết định, quyết định mức giá ở trong tay những người sản xuất, cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả. Ông viết:"Cái có tính chất điều tiết giá trị là hao phí lao động sản xuất không phải quan hệ cung cầu và tâm trạng người mua. Ricacdo nói rõ hơn chỉ khi nào không có cạnh tranh tỉ lệ trao đổi có thể do nhu cầu của người ta và do sự đánh giá tương đối với hàng hoá quyết định". Ricacdo đã chứng minh một cách tài tình rằng, giá trị hàng hoá giảm khi năng suất lao động tăng lên; ông gạt bỏ sai lầm của A.Smith cho rằng lao động trong nông nghiệp có năng suất cao hơn và cho rằng sự tăng lên của của cải đi kèm với giá trị của nó giảm. Ricacdo đã trình bày lí luận giá trị của mình từ việc phê phán A.Smith. Ông đã gạt bỏ tính không triệt để, không nhất quán về cách xác định giá trị của A.Smith (giá trị bằng lao động mua được) Ricacdo kiên định với quan điểm: lao động là nguồn gốc giá trị , công lao to lớn của ông là đã đứng trên quan điểm đó để xây dựng lí luận khoa học của mình. Đồng thời, ông cũng phê phán A.Smith cho rằng giá trị là do các nguồn gốc thu nhập hợp thành. Theo ông giá trị hàng hoá không phải do các nguồn thu nhập hợp thành mà ngược lại được lại được phân thành các nguồn thu nhập. Về cơ cấu giá trị hàng hoá ông có ý kiến khác với sai lầm giáo điều của A.Smith bá C ra ngoài giá trị hàng hoá. Ricacdo cho rằng giá trị hàng hoá không chỉ do lao động trực tiếp tạo ra mà còn là lao động cần thiết trước đó nữa như máy móc nhà xưởng ( tức ông chỉ biết có C1_chỉ co đến C.Mác mới hoàn chỉnh được công thức giá trị hàng hoá =C+V+m ) Mặt hạn chế trong lý luận giá trị của Ricacdo là ở chỗ ông chưa vượt qua được cửa ải là không nhận được tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Mặc dù ông và A.Smith biết rằng lao động tạo giá trị là một thứ lao động không kể hình thái của nã. Khác với A.Smith Ricacdo cho rằng quy luật giá trị vẫn hoạt động trong CNTB (đúng), nhưng hoạt động như thế nào, ông không chứng minh được vì ông không thể giải quyết được vấn đề giá cả sản xuất, ông đã đồng nhất hoá giá trị và giá cả sản xuất. Ông cũng chưa hiểu được giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị Ricacdo và nói chung các nhà kinh tế học tư sản chỉ chú ý phân tích mặt lượng giá trị Ýt chó ý đến mặt chất và hoàn toàn không phân tích hình thái giá trị. Đây là một trong những nhược điểm chủ yếu của kinh tế chính trị cổ điển 4 Đề án kinh tế chính trị tư sản, khuyết điểm này do thiếu quan điểm lịch sử xem xét các hàng hoá tiền tệ tư bản là hình thái tự nhiên vĩnh viễn . Tóm lại, Ricacdo đã đứng vững trên cơ sở lí luận giá trị lao động nguyên lý chủ yếu quyết định của ông là thời gian lao động quyết định giá trị.  Quan điểm của Simondi Theo C.Mác, ông đã nhìn thấy tính chất xã hội đặc thù của lao động ông đưa ra danh từ " Simondi đứng trên lập trường giá trị-lao động lấy lao động quy định giá trị của hàng hoá thời gian lao động xã hội cần thiết"để thoả mãn nhu cầu đó .Khi xác định giá trị ông không dùa vàolao động cá biệt mà dùa vào lao động xã hội. Tuy nhiên, ông không đi xa hơn quan điểm cũ của Ricacdo thậm chí có chỗ còn làm cho những quan điểm đó tồi tệ hơn. Chẳng hạn Ricacdo coi giá trị tương đối của hàng hoá là phụ thuộc vào cạnh tranh , vào lượng cầu vào tỉ lệ giữa thu nhập và lượng cung về hàng hoá. Ông còn đưa ra khái niệm giá trị tuyệt đối hay chân chính điều này Ricacdo không đề cập đến. Nhưng Simondi giả thích khái niệm đó theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa và đi tìm giá trị đó trong một đơn vị kinh tế độc lập, đi vào con đường những câu chuyện Rôbinxơn cổ truyền. 2. Lí luận giá trị lao động của C.Mác.  Hai nhân tố của hàng hoá là giá trị sử dụng và giá trị. Hàng hóa trước hết là một vật dụng bên ngoài ,là một vật nhờ có thuộc tính của nó mà thoả mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người. Dù cho những nhu cầu đó do dạ dày hay do trí tưởng tượng đẻ ra, thì bản chất của chúng vẫn không làm cho vấn đề thay đổi gì cả. Vấn đề cũng không phải ở chỗ vật đó thoả mãn nhu cầu của con người như thế nào: hoặc giả một cách trực tiếp với tư cách là tư liệu sinh hoạt tức là với tư cách là vật tiêu phẩm dùng hoặc giả là tư liệu sản xuất. Mỗi một vật có Ých như sắt, giấy ...v.v..đều có thể xét về hai mặt, mặt chất và mặt lượng. Mỗi một vật như thế là một tổng thể của nhiều thuộc tính và vì vậy mà có thể có Ých về nhiều mặt khác nhau. Các thước đo hàng hoá sở dĩ khác nhau một phần là do bản chất khác nhau của chính ngay những vật cần đo lường một phần là do chóng mang tính chất quy ước. 5 Đề án kinh tế chính trị Tính có Ých của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử dụng.. Nhưng tính có Ých đó không phải lơ lửng trên không, mà do thuộc tính của vật thể hàng hoá quyết định, nó không tồn tại được ở bên ngoài vật thể của hàng hoá. Vì thế, bản thân vật thể hàng hoá đó như sắt ,lúa mì ,kim cương.v.v…là một giá trị sử dụng hay của cải. Tính chất Êy của nó không phụ thuộc vào việc người ta phải mất nhiều hay Ýt lao động để chiếm lấy những thuộc tính có Ých Êy. Khi xét đến các giá trị sử dụng bao giê người ta cũng giả định một số lượng nhất định của các giá trị đó, như mét tá đồng hồ; một ácin vải, một tấn sắt,v.v..Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải đó là như thế nào. Trong hình thái xã hội mà chúng ta đang nghiên cứu giá trị sử dụng đồng thời cũng là những vật mang giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác, quan hệ luôn luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm.Vì vậy giá trị trao đổi hình như là một cái gì ngẫu nhiên và thuần tuý tương đối, còn giá trị trao đổi nội tại vốn có của bản thân hàng hoá thì mang tính tuyệt đối. Ví dô ta xét: một kg lúa mì được trao đổi với x mét lụa hay y vàng.v.v.. Nói tóm lại là với nhiều hàng hoá khác nhau những tỷ lệ hết sức khác nhau. Do đó, lúa mì không phải chỉ có một giá trị trao duy nhất mà có nhiều giá trị trao đổi. Nhưng vì cả x mét lụa cũng như y vàng .v.v..đều là giá trị trao đổi của một kg lúa mì cho nên x mét vải ,y vàng .v.v..phải là những giá trị trao đổi có thể thay thế lẫn nhau, hay là có đại lượng bằng nhau.Tóm lại, các giá trị trao đổi khác nhau của cùng mọt thứ hành hoá đều biểu thị một cái gì đó giống nhau ,hay giá trị trao đổi nói chung chỉ có thể là một phương thức biểu thị chỉ là một "hình thái thể hiện "của một nội dung nào đó khác với nó mà thôi . Trong hai vật khác nhau có một cái gì chung có cùng một đại lượng .Vậy cả hai vật đó bằng một vật thứ ba nào đó, vật thứ ba này bản thân lại không phải vật thứ nhất cũng không phải vật thứ hai. Như vậy là mỗi vật trong hai vật Êy với tư cách là giá trị trao phải có thể quy thành vật thứ ba đó. Các giá trị trao đổi phải được quy thành một cái gì chung cho các giá trị trao đổi Êy, và mỗi giá trị trao đổi đều đại biểu cho một lượng nhiều hay Ýt của cải chung. Cái 6 Đề án kinh tế chính trị chung Êy không thể là những thuộc tính hình học vật lý, hay những thuộc tính tự nhiên nào khác của hàng hoá. Các thuộc tính vật thể của hàng hoá nói chung cũng chỉ được xét đến trong chõng mực chúng làm cho các các hàng hoá đó trở nên có Ých, tức là trong chõng mực làm cho hàng hoá biến thành những giá trị sử dụng. Nhưng mặt khác, rõ ràng nét đặc trưng của quan hệ trao đổi chính lại là việc phải tạm gác giá trị sử dụng của hàng hoá ra một bên. Trong giới hạn của quan hệ trao đổi hàng hoá một giá trị sử dụng khác miễn là theo một tỷ lệ thích đáng . Là những giá trị sử dông , các hàng hoá khác nhau trước hết về chất: là những giá trị trao đổi , các hàng hoá chỉ có thể khác nhau về lượng mà thôi , do đó chúng không chứa đựng một mảy may giá trị sử dụng nào cả. Nếu gác giá trị sử dụng của vật thể hàng hoá ra một bên thì vật thể hàng hoá chỉ còn có một thuộc tính mà thôi , cô thể là: chúng là sản phẩm của lao động cũng mang một dạng hoàn toàn mới. Bây giê chúng ta xét xem cái gì còn lại trong các sản phẩm lao động. Trong các sản phẩm đó không còn lại cái gì cả trừ cái cái thực thể hư ảo như nhau, một sự kết tinh đơn thuần, không phân biệt của lao động của con người, không kể đến hình thức của sự chi phí đó . Tất cả những vật Êy bây giê chỉ còn biểu hiện một điều là trong việc sản xuất ra chúng sức lao động của con người đã được chi phí vào đó, lao động của con người đã được tích luỹ vào đó. Là những thực thể của cái thực thể xã hội chung cho tất cả các vật Êy cho nên các vật Êy đều là những giá trị _là giá trị hàng hoá. Ngay trong quan hệ trao đổi giữa các hàng hoá giá trị trao đổi của chúng thể hiện ra đối với chúng ta như là một cái gì không hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị sử dụng của chúng. Nếu chúng ta thực sự gác qua một bên giá trị sử dụng của các sản phẩm lao động thì chúng ta sẽ có giá trị của chúng. Như thế cái chung, biểu hiện trong quan hệ trao đổi hay trong giá trị trao đổi của các hàng hoá, chính là giá trị của chúng. Như vậy, giá trị sử dông , hay của cải, có giá trị chỉ là vì lao động trừu tượng của con người đã được vật hoá ở trong đó. Vậy thì làm thế nào đo được giá trị đại lượng của nã? Hiểu nhiên là đo bằng lượng của cải "thực thể tạo ra giá trị " chứa đựng ở trong đó bằng lượng lao động, còn thời gian lao động thì lại đo bằng những phần nhất định của thời gian như giê ngày.v.v.. 7 Đề án kinh tế chính trị Nếu giá trị của một hàng hoá là do lao động đã chi phí trong thời gian sản xuất ra hàng hoá đó quyết định, thì người ta có thể tưởng rằng người sản xuất ra hàng hoá càng lười biếng hay vông về bao nhiêu thì giá trị hàng hoá của anh ta lại càng lớn bấy nhiêu, vì anh ta càng phải dùng nhiều thời gian lao động hơn để sản xuất ra hàng hoá đó. Nhưng cái lao động tạo thành thực thể của giá trị là thứ lao động giống nhau của con người là chi phí của cùng một sức lao động của con người. Toàn bộ sức lao động của xã hội biểu hiện ra ở đây như là giá trị của thế giới hàng hoá thể hiện ra ở đây như là một sức lao động duy nhất của con người, tuy rằng nó gồm vô số sức lao động cá nhân. Mỗi sức lao động cá nhân Êy, cũng như bất cứ lao động cá nhân nào khác cũng là cùng một thứ sức lao động của con người, bởi vì nó có tính chất một sức lao động xã hội trung bình như thế; do đó, để sản xuất ra một hàng hoá nhất định nó chỉ dùng một thời gian lao động trung bình cần thiết hay thời gian lao động xã hội cần thiết. "Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong xã hội đó." Ví dô : ở Anh sau khi dùng máy dệt chạy bằng hơi nước thì muốn chế biến một số lượng sợi nhất định thành vải thì chỉ cần một nửa số lao động phải chi phí trước kia. Muốn làm việc chế biến Êy trên thực tế người thợ dệt thủ công Anh vẫn cần đến một số thời gian lao động như trước kia nhưng bây giê thì sản phẩm một giê lao động cá nhân của anh ta chỉ đại biểu cho nửa giê lao động xã hội mà thôi, và vì thế giá trị của sản phẩm Êy đã giảm đi một nửa. Như vậy, chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng mới quyêt định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng Êy.Trong trường hợp Êy, mỗi hàng hoá riêng biệt chỉ được coi như là một đơn vị trung bình _của loại hàng hoá đó. Vì vậy, những hàng hoá chứa đựng những lượng lao động ngang nhau, hay có thể được sản xuất ra trong một thời gian lao động giống nhau, thì đều có một đại lượng giá trị ngang nhau. Giá trị của hàng hoá này tỷ lệ với giá trị của mỗi hàng hoá khác giống như thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá thứ hai ."Với tư cách là những giá trị thì tất cả mọi hàng hoá đều chỉ là những lượng thời gian lao động nhất định đã kết đọng lại". Do đó, đại lượng giá trị của một hàng hoá không thay đổi, nếu như thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó không thay đổi. Nhưng thời gian lao động này lại thay đổi theo 8 Đề án kinh tế chính trị mỗi một sự thay đổi trong sức sản xuất của lao động. Sức sản xuất của lao động được quyết định bởi rất nhiều tình hình, trong đó có: trình độ khéo léo của trung bình của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quá trình công nghệ sự kết hợp xã hội vào quá trình sản xuất, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuấtvà các điều kiện tù nhiên. Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm cần thiết càng Ýt. Ngược lại, sức sản xuất của lao động càng nhỏ thì thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một vật phẩm càng lớn và giá trị của nó cáng lớn. Như vậy là đại lượng giá trị của một hàng hoá thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hoá đó và theo tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó. Một vật có giá trị sử dụng mà lại không phải là một giá trị. Đó là trường hợp khi sự có Ých của vật Êy đối với con người không phải do lao động tạo ra. Ví dụ: không khí, đất hoang chưa khai phá, đồng cỏ tự nhiên, rừng hoang,v.v..Một vật chỉ thể có Ých và là sản phẩm lao động của con người nhưng lại không phải là hàng hoá. Người nào làm ra sản phẩm để thoả mã nhu cầu của bản thân mình thì người đó chỉ tạo ra một giá trị sử dụng chứ không phải tạo ra một hàng hóa. Muốn sản xuất ra hàng hoá người đó không những phải sản xuất ra một giá trị sử dụng mà là một giá trỉ dụng cho người khác, tức là một giá trị sử dụng xã hội và không phải chỉ cho người khác nói chung mà thôi. Muốn trở thành hàng hoá thì sản phẩm phải được chuyển vào tay những người khác, những người dùng nó làm giá trị sử dụng bằng con đường trao đổi. Cuối cùng một vật có thể là một giá trị được nếu nó không phải là một vật phẩm tiêu dùng. Nếu vật Êy là vô dụng thì lao động chứa đựng trong vật đó cũng vô dụng, nó không được kể là lao động và vì vậy mà không tạo ra một giá trị nào cả.  Giá cả Những giá trị cấu thành thu nhập nảy sinh ra từ tư bản địa tô và tiền công như là từ ba nguồn độc lập. Mức thu nhập của ba giai cấp đó đóng vai trò chủ yếu trong việc xác định mức độ mà ngời ta có thể hưởng các của cải kinh tế; nhưng mặt khác rõ ràng là giá cả hàng hoá cũng không kém phần quan trọng. Do đó, ngay từ đầu vấn đề xem xét mức giá cả được quy định căn cứ vào đâu là một vấn đề mà khoa học kinh tế chính trị quan tâm đến rất nhiều. 9 Đề án kinh tế chính trị Thoạt nhìn thì vấn đề này hình như không có gì đặc biệt. Chúng ta hãy xét bất kỳ sản phẩm công nghiệp nào; giá cả là do người chủ xưởng quy định, hắn đem số lợi nhuận thông thường trong nghành cộng thêm vào giá thành. Có nghĩa là giá cả phụ thuộc vào mức giá thành và mức lợi nhuận. Trong giá thành người chủ xưởng tính tất cả mọi khoản hắn đã chi phí để chế tạo ra hàng hoá. Trước hết đó là ngững chi phí về nguyên liệu và vật liệu phụ (chẳng hạn như than, bông,…) rồi đến những chi phí về máy móc, thiết bị nhà xưởng; ngoài ra là những khoản hắn ta phải trả cho địa tô (chẳng hạn như tiền thuê đất ) và cuối cùng là tiền công lao động. Vậy ta có thể nói rằng đối với người chủ xưởng thì giá thành được phân thành ba mục: Thứ nhất là tư liệu sản xuất ( bao gồm nguyên vật liệu,vật liệu phụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng); Thứ hai là địa tô phải trả ( khoản này cũng được tính khi công xưởng được xây dựng trên một miếng đất thuộc quyền sở hữu của người chủ xưởng); Thứ ba là tiền công. Tiền công cao hay thấp bao nhiêu thì giá thành cao hay thấp bấy nhiêu và như vậy là giá cả của hàng hoá được chế tạo ra còng cao hay thấp bấy nhiêu. Nhưng cái gì quyết định mức tiền công? Chúng ta nói đó là lượng cung và lượng cầu về mức lao động. Lượng cầu về sức lao động là do tư bản đang cần có công nhân để kinh doanh quyết định. Như vậy, một lượng cầu về sức lao động có nghĩa là tư bản tăng lên nhiều. Nhưng tư bản gồm những gì? Gồm tiền và hàng hoá. Hay nói cho đúng hơn vì bản thân tiền chỉ là một hàng hoá nên tư bản chỉ gồm có độc mỗi hàng hoá mà thôi. Những hàng hoá đó càng có giá trị bao nhiêu và tư bản càng lớn bao nhiêu thì lượng cầu về sức lao động và ảnh hưởng của lượng cầu này đến mức tiền công, do đó đối với chính giá cả các sản phẩm được chế tạo cũng càng lớn bấy nhiêu. Nhưng cái gì quyết định giá trị ( hay giá cả của những hàng hoá cấu thành tư bản? Mức giá thành tức là chi phí cần thiết để chế tạo ra hàng hoá. Nhưng trong số các chi phí chế tạo đó lại có tiền công rồi ! Xét đến cùng thì như vậy là giải thích mức tiền công hay giải thích giá cả hàng hoá bằng giá cả hàng hoá! Vả lại vấn đề cạnh tranh (cung và cầu về sức lao động) ở đây cũng chẳng có tác dụng gì cả. Cạnh tranh chắc chắn làm cho tiền công cao lên hay hạ xuống. Giả sử cung cầu về sức lao động bằng nhau, vậy thì lúc đó cái gì quyết định tiền công? Hoặc trái lại, cho rằng tiền công là do giá cả các tư bản sinh hoạt của công nhân quyết định thì bản 10 Đề án kinh tế chính trị thân những tư liệu sinh hoạt Êy lại cũng chỉ là hàng hoá mà trong việc quyết định giá cả của chúng, tiền công cũng giữ một vai trò nhất định. Giả định như vậy rõ ràng là sai lầm. Mục thứ hai trong các yếu tố của giá thành là những tư liệu sản xuất. Không cần phải xét xem lâu dài cũng có thể chỉ rõ rằng bông, máy móc, thiết bị, than, v.v..đều là hàng hoá và những điều nói về những hàng hoá xấu thành tư liệu sinh hoạt của công nhân, hay cấu thành tư bản của nhà tư bản, cũng có thể áp dụng cho chóng. Như vậy là toan tính xuất phát từ giá thành để giải thích mức giá cả đã thất bại thảm hại. Nó chỉ đưa đến việc giải thích mức giá cả bằng bản thân mức giá cả. 11 Đề án kinh tế chính trị II. sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp 1. Vấn đề lợi luận trong chủ nghĩa tư bản. Muốn sản xuất ra hàng hoá, nhà tư bản cần phải có một số tiền nhất định nào đó (100 frăng chẳng hạn). Số tiền này đại biểu cho tất cả mọi khoản chi phí của nhà tư bản về nguyên liệu, vật liệu, tiền công, hao mòn máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Sau đó nhà tư bản bán hàng hoá chế tạo ra vói giá lớn hơn số tiền đã bỏ ra (110 frăng). Thừa nhận rằng hàng hoá chế tạo ra thực sự trị giá 110 frăng sẽ có nghĩa là thừa nhận cái giá trị tăng thêm vào hàng hóa trong quá trình sản xuất không do cái gì sinh ra cả. Vì những giá trị mà nhà tư bản trả 100 frăng thì đều đã tồn tại tất cả trước khi hàng hoá đó được sản xuất ra. Nhưng sự sáng tạo như thế là vô lý. Cho nên trước kia cũng như hiện nay người ta luôn luôn tán thành ý kiến cho rằng giá trị hàng hoá không tăng lên trong quá trình sản xuất, rằng sau khi chế tạo ra hàng hoá nhà tư bản chỉ ở có trong tay cũng vẫn cái giá trị như trước kia mà thôi (100 frăng). Vậy thì đâu ra số tiền 10 frăng trội thêm mà nhà tư bản thu được khi bán hàng hoá? Chỉ việc hàng hoá chuyển từ tay người bán sang tay người mua không thể làm tăng thêm giá trị của hàng hóa được vì nếu tăng như nhế thì đó cũng là một sự sáng tạo. Nói chung người ta có hai phương pháp giải quyết khó khăn đó. Một số người nói rằng trong tay ngưòi mua hàng hoá thực sự có nhiều giá trị hơn trong tay người bán; vì ở người mua thì nó thoả mãn một nhu cầu mà người bán không có. Một số người khác cho rằng hàng hóathực ra không có cái giá trị mà người mua phải trả; phần thặng dư Êy lấy của người mua mà không có một giá trị nào khác. Trong khi trao đổi hàng hoá người ta luôn lẫn với nhau những giá trị bằng nhau là sai lầm. Thực tế, trái lại, mỗi bên giao dịch bao giê cũng đổi giá trị nhỏ hơn lấy một giá trị lớn hơn. Thật vậy, nếu người ta bao giê cũng tao đổi lẫn nhau những giá trị bằng nhau thì không một bên giao dịch nào được lợi cả. Vậy mà cả hai bên đều có lợi, hay Ýt ra đều phải có lợi. Vì sao ? Giá trị của các vật chỉ nằm trong mối quan hệ giữa chúng với nhu cầu của chúng mà thôi. Cái mà đối với người này là hơn thì đối với người kia là kém và ngược lại…Chúng ta muốn trao 12 Đề án kinh tế chính trị đổi một vật không có Ých cho chóng ta để nhận một vật có Ých cho chóng ta, chóng ta muốn đưa cái Ýt hơn để nhận lấy cái nhiều hơn… Khi hai người trao đổi một vật gì đó thì mỗi bên sẽ đưa cho bên kia nhiều hơn cái mà mình nhận được ư? Điều đó có nghĩa là nếu tôi mua của ngưòi thợ may một cái áo với giá là 100 frăng thì cái áo khi còn thuộc quyền sở hữu của người thợ may trị giá Ýt hơn 20 frăng; nhưng khi tôi là người sở hữu chiếc áo đó thì nó trị giá 100 frăng! ý kiến lẩn tránh cho rằng giá trị của các vật chỉ nằm trong mối quan hệ của chúng, với nhu cầu của chúng ta cũng vậy, nó cũng chẳng làm cho chóng ta tiến lên một bước nào cả vì nếu đối với người mua cái áo có Ých hơn tiền của anh ta thì đối với người bán tiền có Ých hơn. Trái lại nếu người ta thừa nhận rằng nói chung hàng hoá được bán với giá cao hơn giá trị của nó, thì từ đó sẽ sinh ra những hậu quả kỳ lạ hơn nữa. Giả định rằng do một đặc quyền nào đấy không thể giải thích được người bán được phép bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, ví dụ với giá 110 frăng chẳng hạn, trong khi nó chỉ có giá trị 100 frăng thôi, tức là người đó đã tăng giá trị lên 10% và bỏ tói 10 frăng. Nhưng sau khi đã làm người bán thì anh talại trở thành người mua. Bấy giê một người chủ hàng thứ ba lại gặp anh ta với tư cách là người bán thì anh ta lại trở thành người mua. Và đến lượt mình anh này lại được hưởng cái đặc quyền bán hàng hoá đắt hơn lên 10%. Vậy anh ta với tư cách là người bán được lãi 10 frăng với mục đích duy nhất là chịu mất 10 frăng khi là người mua. Vậy trên thực tế rốt cuộc là tất cả chủ hàng hoá đều bán đắt hơn 10% so với giá trị của nó; như thế cũng chẳng khác gì họ bán hàng hoá cho nhau theo đúng giá trị của nó. Nhưng giá cả danh nghĩa tăng lên mà quan hệ giá trị giữa các hàng hoá vẫn giữ nguyên vẹn. Trái lại, giả định rằng người mua có đặc quyền mua hàng thấp hơn giá trị của nó. Trước khi trở thành người mua thì anh ta đã là người bán. Với tư cách là người bán anh ta đã thiệt 10% trước khi được lãi 10% với tư cách là người mua. Không có gì thay đổi cả. Người ta có thể có ý kiến rằng việc bù lại khoản thiệt hại bằng một món lãi thu được sau đó chỉ có ý nghĩa đối với những người mua để bán lại mà thôi; nhưng cũng có những người chẳng có gì để bán cả. Những kẻ tán thành cái ảo tưởng cho rằng giá trị thặng dư sinh ra từ việc nâng cao giá cả về mặt danh nghĩa hay là từ cái đặc quyền của người bán được bán hàng hoá của mình đắt hơn thì buộc lòng phải thừa nhận có một giai cấp chỉ mua thôi chứ không bán, do 13 Đề án kinh tế chính trị đó chỉ tiêu thụ mà không sản xuất. Nhưng tiền tệ mà một giai cấp như thế dùng để luôn luôn mua vào tất phải lấy ở chính ngay bản thân những người chủ hàng hoá mà không có một sự trao đổi, lấy không dưới danh nghĩa một quyền nào đó hay là lấy bằng bạo lực. Bản thân hàng hoá cho giai cấp đó cao hơn giá trị của nó chỉ ccó nghĩa là đánh cắp của giai cấp đó một phần số tiền mà người ta đã biếu không cho giai cấp Êy. Chính những thành phố Tiểu Á trong thời cổ đại đã phải nép cống vật hàng năm cho La_mã như vậy. Với số tiền đó, La_mã mua hàng hoá của các thành phố Êy và mua với một giá quá đắt. Những người dân ở Tiểu Á đã đánh cắp của những người La_mã bằng cách gỡ lại mét phần cống vật thông qua con đường thương mại. Nhưng cuối cùng họ vẫn là những kẻ bị đánh cắp. Trước sau hàng hoá đó của họ đều được trả bằng tiền của chính họ. Đó hoàn toàn là một phương pháp làm giàu hay sáng tạo ra giá trị thặng dư. Dĩ nhiên, không ohải vì thế mà người ta không thừa nhận rằng hàng hoá như vậy không thể làm giàu một cách không chính đáng bằng việcmua hay bán. Vậy là nhìn về bất cứ mặt nào thì kết quả cũng vẫn giống nhau. Nếu người ta trao đổi những giá trị bằng nhau thì không có giá trị không có giá trị thặng dư và nếu người ta trao đổi những giá trị không bằng nhau thì cũng vẫn không có giá trị thặng dư. Lưu thông hay trao đổi hàng hoá không sáng tạo ra giá trị nào cả. Vô luận thế nào thì sự tăng giá trị mà người ta thấy rõ ràng sau việc bán cũng không thể là kết qủa của việc bán. Người ta cũng không thể giải thích việc tăng giá trị đó bằng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị của hàng hoá. Nếu giá cả thật ự chênh lệch với giá trị thì trước hết phải quy những giá cả đó thành giá trị, nghĩa là phải trừu tượng hoá sự chênh lệch Êy là một sự nghẫu nhiên nếu ta không muốn bị rối trí vì những trường hợp ngẫu nhiên. Vả lại việc quy như thế cũng không phải chỉ có trong khoa học. Những biến động thường xuyên của giá cả thị trường sự xuống giá và lên giá bù trừ lẫn nhau và tự nó quy định thành giá cả trung bình đúng theo quy tắc nội tại của nó. Quy tắc này là cái kim chỉ nam, chẳng hạn cho thương nhân hay nhà công nghiệp trong mọi cuộc kinh doanh cần có một thời gian khá dài. Anh ta biết rằng nếu nhìn cả một thời kỳ khá dài thì hàng hoá thực sự không bán cao hơn hay thấp hơn giá cả trung bình của nó. Do đó, việc giải thích sự hình thành lợi nhuận sự tăng lên của giá trị vẫn phải thừa nhận hàng hoá được bán theo giá trị thật của nó. Nhưng như vậy thì giá trị thặng dư tất phải được hình thành trong sản xuất. Khi hàng hoá đã được chế tạo ra xong và khi nó còn có ở trong 14 Đề án kinh tế chính trị tay người bán thứ nhất thì giá trị của nó phải trị giá đúng như số mà người mua cuối cùng tức người tiêu thụ trả để mua nó. Nói một cách khác giá trị của hàng hoá phải vượt qua những chi phí của người chủ xưởng; một giá trị mới ắt phải được hình thành trong sản xuất. Do giữa giá trị hàng hoá ( chi phí thực tế ) và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn có một khoản chênh lệch nhau về lượng và ngang bằng với m, cho nên sau khi bán hàng hoá nhà tư bản không những thu về lượng tiền để bù đắp số tư bản đã chi phí mà còn thu thêm đựoc một số tiền lớn ngang bằng với m. Nó được quan niệm là do toàn bộ tư bản ứng trước sinh ra và được gọi là lợi nhuận( kí hiệu là P). Vậy, lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của giá trị thặng dư khi nó được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước. Khi xuất hiện phạm trù lợi nhuận thì công thức giá trị hàng hoá: W=(C+V+m)=(K+m) bây giê sẽ chuyển thành W=K+P ( giá trị hàng hoá bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng lợi nhuận). Chóng ta phân biệt lợi nhuận và giá trị thặng dư: Về mặt lượng: nếu giá cả hàng hoá bằng giá trị của nó thì lượng lợi nhuận bằng giá trị thặng dư ( m=P ). Nếu giá cả không nhất trí được với giá trị hàng hoá thì mỗi tư bản cá biệt có thể thu được lợi nhuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị thặng dư nhưng xét trong phạm vi toàn xã hội thì tổng số lợi nhuận vẫn bằng tổng số giá trị thăng dư ( p=m ). Về chất: giữa chúng có sự khác nhau. Giá trị thăng dư là nội dung bên trong được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, do lao động không công của công nhân làm thuê tạo ra còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư thu được trong lĩnh vực lưu thông. Nó được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước ( C+V ). Điều đó che dấu nguồn gốc thực sự của lợi nhuận, che dấu quan hệ bóc lột của chủ nghĩa tư bản. 2. Vấn đề lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cơ chế mới ở nước ta Trong điều kiện nước ta hiện nay, để tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải đạt hiệu quả mà hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh được phản ánh thông qua chỉ tiêu tổng số lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh và tỷ suất của nó. Đối với các doanh nghiệp sản xuất để có được lợi nhuận thì doanh thu bán hàng phải lớn hơn chi 15 Đề án kinh tế chính trị phí bỏ ra. Để làm được điều đó doang nghiệp cần phải phân tích được các hoạt động kinh tế củ doanh nghiệp để từ đó có thể đề ra nhưng biện pháp sản xuất kinh doanh tối ưu nhất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong cơ chế thị trường hiện nay thì lợi nhuận được tính bằng công thức: LN= doanh thu – chi phí sản xuất – thuế – chi phí khác Tổng thu nhập ( tổng doanh thu ) của doanh nghiệp ( không phải là thu nhập thuần ) bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh ( doanh thu thuần ), thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường. Đối với doanh nghiệp, thuế từ hoạt động kinh doanh phải chiếm tỷ trọng chủ yếu và đó cũng là trọng điểm của công tác quản của doanh nghiệp. Mặt khác, việc khai thác các thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường cũng làm tăng tổng thu nhập cho doanh nghiệp. Vì vậy trước khi phân tích doanh thu thuần cần khái quát đánh giá chung tình hình thu nhập của doanh nghiệp. Để đánh giá chung tình hình thu nhập của doanh nghiệp có thể so sánh giữatổng thu nhập thực tế kỳ này với kỳ trước của nó hoặc so sánh với số kế hoạch. Việc so sánh này để biết dược xu hướng phát triển cũng như biết được mức độ thực hiện mục tiêu về tổng thu nhập của doanh nghiệp. Mặt khác qua tỷ trọng của từng loại thu nhập chiếm trong tổng số ta có thể biết được việc tăng giảm thu nhập của doanh nghiệp có hợp lý không và qua đó xác định trọng điểm của công tác quả lý trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện nay để thu được lợi nhuận cao các doanh nghiệp sản xuất cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm một cách tối ưu nhất tức là chi phí bỏ ra là nhr nhất giá thành sản phẩm thấp thu hót được khách hàng, doanh thu cao. Với điều kiện như hiện nay không còn áp dụng phương thức phân phối hàng hoá thì yếu tố người mua có tác dộng rất quan trọng đến công tác bán hàng của doanh nghiệp. Ngay từ khi xác định cơ cấu sản xuất kinh doanh người chủ doanh nghiệp phải xác định thị trường, đối tượng phục vụ doanh nghiệp. Nói cách khác trong điều kiện hiện nay người ta bán hàng hoá thị trường cần không phải bán sản phẩm xí nghiệp có. Do đó người sản xuất cần nghiên cứu tìm hiểu các thãi quen thị hiếu tiêu dùng của dân cư để đáp ứng yêu cầu của họ trên cơ sở đó mở rộng thị trường tăng khối lượng bán hàng cho doanh nghiệp. 16 Đề án kinh tế chính trị Tuy vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường giảm dần nhưng sự can thiệp của nhà nước vẫn có tác động không nhỏ đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp. Sự can thiệp của nhà nước đến công tác tiêu thụ của doanh gnhiệp thông qua chính sách tiêu dùng chính sách thu và chính sách giá. Nhận thức được các tác động nói trên là rất cần thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Để tăng cường doanh thu thuần một mặt phải tăng được tổng doanh thu mặt khác phải giảm được chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, giảm giá hàng bán bị trả lại và thuế doanh thu. Nhưng xét từ quan điểm kinh tế, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt để khuyến khích tiêu dùng và trên cơ sở đó tăng khối lượng tiêu thụ cần thiết phải có chiết khấu cho người mua hàng hoá với khối lượng lớn. Còn thuế doanh thu theo luật định các doanh nghiệp không thể tự mình giảm được thuế suất mà cần chấp hành một cách đầy đủ. Như vậy để tăng khối lượng tiêu thụ một mặt phải tăng được tổng doanh thu mặt khác cần hạn chế loại trừ sự phát sinh của của hàng bàn bị trả lại. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng hàng hoá đa dạng hoá phương thức bán hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình vận động liên tục xen kẽ và lặp lại của các yếu tố sản xuất, diễn biến qua các khâu chuẩn bị sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đó cũng là quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, ứng trước vốn để chi phí cho sản xuất bán sản phẩm và thu hồi vốn. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất tính trên sản phẩm nhất định gọi là giá thành sản phẩm; giá thành sản phẩm là tổng các chi phí bằng tiền của tất cả các chi phí của doanh nghiệp về sử dụng tư liệu sản xuất trả lương và những chi phí phục vụ khác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thể hiện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; là thước đo mức chi phí tiêu hao để bù đắp trong quá trình sản xuất; là một căn cứ để xây dựng phương án giá cả sản phẩm hàng hoá. Trong kinh doanh và nhất là trong điều kiện cạnh tranh việc xác định mức chi phí hợp lý của sản phẩm và hạ thấp giá thành sản phẩm là biện pháp quan trọng để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa bảo toàn vốn vừa có lãi và tăng tích luỹ. Vậy có thể thấy rằng lợi nhuận trong doanh nghiệp trong nên kinh tế mới ở nước ta không thể tăng bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân như trong tư bản được mà cần phải tìm cách tăng doanh thu giảm chi phí bằng rất nhiều biện pháp để có được hiệu quả cao nhất . 17 Đề án kinh tế chính trị 3. Cơ chế mới và những yêu cầu trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong cơ chế kinh tế mới như ở nước ta như hiện nay sự tồn tại của sản xuất hàng hoá không những là tất yếu khách quan mà còn rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở những nước kinh tế lạc hậu. So với kinh tế tự cung tự cấp và kinh tế bị hiện vật hoá bởi cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, thì kinh tế hàng hóa là một trình độ phát triển cao hơn. Kinh tế hàng hoá thúc đẩy phát triển phân công lao động xã hội, đi sâu vào chuyên môn hoá sản xuất, tạo điều kiện nâng cao trình độ người lao động, cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng suất lao động. Kinh tế hàng hoá thúc đẩy việc tích tụ tập trung sản xuất mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng yêu cầu xã hội ngày càng tăng, vươn tới những thị trường ngày càng xa hơn. Nó cũng thúc đẩy việc không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân, đồng thời tạo ra cơ chế để phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội hợp lý tiết kiệm. Mở rộng và phát triển giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng các miền các dân téc các quốc gia tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau quan hệ hữu nghị hợp tác hoà bình các dân téc trên thế giới. Hiện nay nước ta đang ở chặng đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa với sản xuất nhỏ là phổ biến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp. Do đó, sản xuất hàng hoá ở nước ta có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất là sản xuất hàng hoá nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Tồn tại ba loại hình sản xuất hàng hoá đó là sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa và sản xuất hàng hoá nhỏ.Mỗi kiểu sản xuất có những nét đặc thù về bản chất kinh tế xã hội và trình độ phát triển.Sản xuất hàng hoá nhỏ về bản chất dưạ trên cơ sở lao động của bản thân người sản xuất và tư liệu sản xuất của riêng họ cùng với những tư liệu sản xuất củahọ.Sản xuất hàng hoá tư bản chu nghĩa dùa trên sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và thue mướn lao động nhằm thu giá trị tặng dư.Hai hình thức sản xuất này tồn tại và hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước, chịu sự tác động của thành phần kinh tế xã hội chủ 18 Đề án kinh tế chính trị nghĩa. Sản xuất xã hội chủ nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thuộc thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa ( kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ) dùa trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất_cơ sở tạo nên sự thống nhất và khả năng phối hợp hoạt động của các đơn vị kinh tế này trong khi chóng ta vẫn tồn tại độc lập, tách biệt nhau. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò nền tảng trong toàn bộ nền kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò then chốt, chủ đạo, là công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết.Mặc dù mỗi thành phần kinh tế mỗi loại sản xuất hàng hoá có bản chất kinh tế xã hội riêng nhưng chúng đều là những bộ phận khac nhau của một nền kinh tế quốc dân thống nhất hình thành và chiu sù chi phối của một thị trường vì vậy chúng vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau. Cơ chế vận động của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mỗi thành phần kinh tế xuất phát từ nhu cầu thị trờng, quan hệ cung cầu, giá cả tên thị trường mà xác định sản xuất cái gì, bao nhiêu, cho ai để có thể thu lợi cao nhất. Thị trường như bàn tay vô hình điều tiết hoạt động của các đơn vị kinh tế. Song không chỉ có sựđiều tiết hoàn toàn tự phát của thị trường mà còn có vai trò quản lý của nhà nước bằng pháp luật kế hoạch, các chính sách kinh tế…bảo đảm môi trường kinh tế xã hội thuận lợi điều tiết định hướng cho các hoạt động đó, đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội định hướng phất triển xã hội chủ nghĩa nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thứ hai là sản xuất hàng hoá còn ở trình độ thấp. Phù hợp với trình độ thấp của nền kinh tế nói chung sản xuất hàng hoá ở nước ta hiện nay cũng chưa phát triển. Cụ thể là số lượng mặt hàng và chủng loại hàng hoá còn nghèo nàn khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường và kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu còn nhỏ; chi phí sản xuất và giá cả sản phẩm cao chất lượng giá trị sử dụng của hàng hoá thấp, quy mô dung lượng thị trường bị hạn hẹp, hậu quả là nhiều loại hàng hoá khan hiếm thiếu thốn ở nơi này nhưng lại thừa thãi ứ đọng ở nơi khác hoặc giá cả ở các vùng khác nhau chênh lệch khá lớn. Trình độ phát triển thấp của hàng hoá bắt nguồn từ trình độ thấp của cơ sở vật chất kỹ thuật từ tính chất sản xuất nhỏ của nước ta hiện nay. Bên cạnh một số lĩnh vực và một số máy móc thiết bị công nghệ hiện đại bộ phận lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao 19 Đề án kinh tế chính trị động xã hội. Trong nhiều nghành nghề máy móc cũ kỹ công nghệ lạc hậu quy mô sản xuất nhỏ bé. Bởi vậy năng suất chất lượng hiệu quả sản xuất cúa nước ta rất thấp so với thế giới và khu vực. Hơn 70% lực lượng lao động và 80% dân số tập trung trong nông nghiệp và nông thôn. Sự kém phát triển của kinh tế hàng hoá còn do một nguyên nhân khác đó là sự lạc hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng. Làm cho các vùng bị chia cắt tách biệt nhau dẫn đến nhiều tiềm năng của địa phương không được khai thác hết, các địa phương không thể chuyên môn hoá, phát huy hết thế mạnh trong việc phát triển sản xuất. Thứ ba là sự phát triển sản xuất hàng hoá ở nước ta hiện nay. Sản xuất hàng hoá ở nước ta đang trong quá trình phát triển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá vừa là quá trình xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấpmở đường cho kinh tế hàng hoá phát triển. Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới vừa qua đã đem lại những kết quả tích cực bước ddầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện những vấn đề mới đòi hỏi phải giải quyết. Đó là hiệu quả kinh tế quốc doanh thấp, tình trạng bung ra ồ ạt và cạnh tranh hỗn loạn giữa các tổ chức kinh tế trên thị trường gây nhiều lãng phí và hiện tượng tiêu cực: tình trạng trèn thuế làm hàng giả, lậu thuế, buôn lậu…Sự tràn ngập của hàng ngoại nhập lậu là nguy cơ phá huỷ hàng hoá trong nước mới bước đầu được xây dựng. Những điều đó đặt ra nhiệm vụ phải giải quyết để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển sản xuất hàng hoá ở nước ta hiện nay. Thứ tư là sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay là sản xuất hàng hoá mở, vừa vận động theo cơ chế thị trường vừa có sự quản ký của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hoá ở nước ta mở rộng phát triển, việc trao đổi hàng hoá, hợp tác sản xuất giữa các vùng các miền đất nước mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia thu hót đầu tư nước ngoài . Sản xuất hàng hoá vận động theo cơ chế thi trường. Các doanh nghiệp có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh lùa chon các phương án sản xuất kinh doanh dưới tác độngcủa quan hệ cung cầu cạnh tranh và quy luật giá trị. Thị trường là yếu tố trực tiếp chi phối hoạt động của doanh nghiệp và phân bổ các nguồn lực của xã hội. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng