Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phá quang kỳ bằng hóa chất 2,4-d trên giống lúa trắng lùn...

Tài liệu Phá quang kỳ bằng hóa chất 2,4-d trên giống lúa trắng lùn

.PDF
68
165
148

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGÔ QUỐC NAM PHÁ QUANG KỲ BẰNG HÓA CHẤT 2,4-D TRÊN GIỐNG LÚA TRẮNG LÙN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG Cần Thơ, 05/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG PHÁ QUANG KỲ BẰNG HÓA CHẤT 2,4-D TRÊN GIỐNG LÚA TRẮNG LÙN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.TS. VÕ CÔNG THÀNH Ks. TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO SINH VIÊN THỰC HIỆN NGÔ QUỐC NAM MSSV: 3097681 Lớp: CNGCT K35 Cần Thơ, 05/2013 Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Khoa học cây trồng – Chuyên ngành Công nghệ giống cây trồng với đề tài: PHÁ QUANG KỲ BẰNG HÓA CHẤT 2,4-D TRÊN GIỐNG LÚA TRẮNG LÙN Do sinh viên Ngô Quốc Nam thực hiện. Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2013 Cán bộ hướng dẫn PGs. Ts. Võ Công Thành i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN – GIỐNG NÔNG NGHIỆP Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt Kỹ sư ngành Khoa học cây trồng – Chuyên ngành Công nghệ giống cây trồng với đề tài: PHÁ QUANG KỲ BẰNG HÓA CHẤT 2,4-D TRÊN GIỐNG LÚA TRẮNG LÙN  Do sinh viên Ngô Quốc Nam thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp .................................................. .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ................................................................... Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2013 Hội đồng ....................................... .......................................... DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp ii ..................................... LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi chủ trì và thực hiện chính. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để báo cáo luận văn tốt nghiệp nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Ngô Quốc Nam iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên : Ngô Quốc Nam Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 12/09/1990 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Tân Khánh Trung, Lấp Vò, Đồng Tháp Con Ông: Ngô Quốc Bình Và Bà: Lê Ngọc Châu Địa chỉ thường trú: Số 206, Khánh Nghĩa, Tân Khánh Đông, Thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp Điện thoại: 0932 912090 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 1. Tiểu học : Thời gian đào tạo : từ tháng 8/1996 đến tháng 5/2001 Trường : Tiểu học Tân Khánh Đông 3 Địa chỉ : Tân Khánh Đông, Thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp 2. Trung học cơ sở : Thời gian đào tạo : từ tháng 8/2001 đến tháng 5/2005 Trường : Trung học cơ sở Tân Khánh Đông 2 Địa chỉ : Tân Khánh Đông, Thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp 3. Trung học phổ thông : Thời gian đào tạo : từ tháng 8/2005 đến tháng 5/2008 Trường : Trung học Phổ thông Thị xã Sa Đéc Địa chỉ : 25/5 Trần Phú, Thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp Ngày tháng năm 2013 Người khai Ngô Quốc Nam iv LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Cần Thơ, em đã được thầy cô truyền dạy rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Đây sẽ là vốn kinh nghiệm vô cùng quan trọng giúp đỡ em trong quá trình công tác và làm việc sau này. Kính dâng Cha mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng, yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho con khôn lớn nên người. Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, em đã được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGs.TS. Thầy Võ Công Thành cố vấn học tập của em, đồng thời là người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Ks. Chị Trần Thị Phương Thảo đã tận tình hướng dẫn em các kỹ thuật và phương pháp thực hiện các thí nghiệm trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Xin gửi cám ơn sâu sắc đến Các thầy, cô giáo trong Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại học Cần Thơ – những người đã trực tiếp truyền đạt, trang bị kiến thức cho em trong suốt thời gian học Đại học. Xin chân thành cám ơn Tập thể cán bộ, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên của Phòng thí nghiệm Di truyền – Chọn giống cây trồng và Ứng dụng Công Nghệ Sinh Học, Bộ môn Di truyền Giống Nông Nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Thân gửi đến Tập thể lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng khóa 35 lời chúc sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong tương lai. v NGÔ QUỐC NAM, 2013 “Phá quang kỳ bằng hóa chất 2,4-D trên giống lúa Trắng Lùn”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa Học Cây Trồng chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs.Ts. VÕ CÔNG THÀNH và Ks. TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO TÓM LƯỢC Ở Việt Nam có nhiều giống lúa tuy có phẩm chất tốt nhưng thời gian sinh trưởng dài, đều trổ bông theo mùa và chịu ảnh hưởng của quang kỳ. Với tình hình thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu như hiện nay giống năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất theo hướng xuất khẩu, chịu mặn, thích hợp mô hình tôm lúa, không chịu ảnh hưởng của quang kỳ ngày càng chiếm ưu thế. Vì vậy, đề tài “Phá quang kỳ bằng hóa chất 2,4-D trên giống lúa Trắng Lùn” được thực hiện nhằm tạo ra giống có khả năng đáp ứng được yêu cầu trên. Đề tài được thực hiện bằng phương pháp gây đột biến bằng hóa chất 2,4-D trên hạt ở giai đoạn vừa nảy mầm, nhằm làm thay đổi đặc tính di truyền, rút ngắn thời gian sinh trưởng của giống lúa mùa. Bên cạnh đó kết hợp trắc nghiệm khả năng chịu mặn, khả năng chịu rầy để nâng cao hiệu quả trong chọn giống. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: các đặc tính nông học, các thành phần năng suất, khả năng chịu mặn (8‰), khả năng chịu rầy và một số đặc tính về phẩm chất hạt gạo. Các chỉ tiêu theo dõi được đánh giá theo phương pháp của IRRI. Qua quá trình xử lý đột biến bằng hóa chất 2,4-D (xử lý nồng độ a=0,1g/l, b=0,2g/l, c=0,3g/l, d=0,4gl, e=0,5g/l ở 30 phút) và trắc nghiệm khả năng chịu mặn (8‰), thử rầy, tiến hành lấy các chỉ tiêu nông học và phẩm chất hạt giống lúa Trắng Lùn, đề tài đã chọn được 4 cá thể đột biến ở thế hệ M2 là TLĐBa2-1, TLĐBa3-1, TLĐBb1-1, TLĐBb3-1 có thời gian sinh trưởng từ 99-104 ngày ngắn hơn đối chứng có thời gian sinh trưởng (126 ngày) từ 22-27 ngày, có nhiều đặc tính phù hợp với giống lúa năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, có khả năng chịu mặn ở nồng độ 8‰ cao hơn so với giống đối chứng (6‰) và trong 4 cá thể được chọn có 2 cá thể: TLĐBa2-1, TLĐBb3-1 có khả năng chịu rầy cấp độ 7. vi MỤC LỤC Lời cam đoan.. .......................................................................................................iii Tiểu sử cá nhân ...................................................................................................... iv Lời cám ơn ..... ........................................................................................................ v Tóm lược........ ....................................................................................................... vi Mục lục .................................................................................................................vii DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................. x DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. xi CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. xii MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................... 2 1.1 TỔNG QUAN CÂY LÚA ................................................................................. 2 1.1.1 Nguồn gốc cây lúa .............................................................................. 2 1.1.2 Rễ ..................................................................................................... 2 1.1.2.1 Rễ mầm ..................................................................................... 2 1.1.2.2 Rễ phụ....................................................................................... 2 1.1.3 Thân..................................................................................................... 3 1.1.4 Nhánh và sự đẻ nhánh .......................................................................... 3 1.1.4.1 Nhánh lúa ................................................................................. 3 1.1.4.2 Sự đẻ nhánh của cây lúa ........................................................... 3 1.1.5 Lá ..................................................................................................... 4 1.1.6 Bông .................................................................................................... 4 1.1.7 Hạt ..................................................................................................... 4 1.2 LÚA MÙA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LÚA MÙA ................. 4 1.2.1 Thế nào là lúa mùa? ............................................................................. 4 1.2.2 Đặc điểm chung của giống lúa mùa...................................................... 5 1.2.3 Kỹ thuật thâm canh giống lúa mùa ....................................................... 6 1.2.3.1 Xác định thời gian thích hợp từ cấy đến trổ............................... 6 1.2.3.2 Tuổi mạ ảnh hưởng đến năng suất giống lúa mùa ..................... 6 1.2.4 Tính chống chịu mặn của cây lúa ......................................................... 6 1.2.5 Vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp....................................... 7 1.3 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA........................................ 7 1.3.1 Thời gian sinh trưởng........................................................................... 7 1.3.2 Chiều cao cây....................................................................................... 9 1.3.3 Khả năng đẻ nhánh............................................................................. 10 1.3.4 Số bông/m 2 ........................................................................................ 10 1.3.5 Số hạt chắc/ bông............................................................................... 11 vii 1.3.6 Trọng lượng 1000 hạt......................................................................... 12 1.3.7 Kiểu hình cây lúa trong tương lai ....................................................... 13 1.4 ĐỘT BIẾN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘT BIẾN...................... 13 1.4.1 Thế nào là đột biến?........................................................................... 13 1.4.2 Các tác nhân gây đột biến .................................................................. 14 1.4.2.1 Tác nhân lý học....................................................................... 14 1.4.2.2 Tác nhân hóa học.................................................................... 14 1.4.3 Ưu điểm khi chọn giống lúa bằng phương pháp đột biến.....................15 1.4.4 Ứng dụng kỹ thuật gây đột biến trong chọn giống cây trồng ...............16 1.5 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH PHẨM CHẤT HẠT GẠO .............................................16 1.5.1 Hàm lượng amylose ........................................................................... 16 1.5.2 Hàm lượng protein ............................................................................. 17 1.5.3 Nhiệt độ hóa hồ.................................................................................. 17 1.5.4 Độ bền thể gel.................................................................................... 18 1.5.5 Bạc bụng............................................................................................ 18 1.5.6 Mùi thơm ........................................................................................... 19 1.5.7 Chiều dài và hình dạng hạt gạo .......................................................... 19 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................ 20 2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ........................................................................... 20 2.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU..................................................................... 20 2.2.1 Thiết bị và hóa chất............................................................................ 20 2.2.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 20 2.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................................................... 22 2.3.1 Phương pháp xử lý đột biến ............................................................... 22 2.3.2 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nông học...................................... 23 2.3.3 Phương pháp phân tích phẩm chất hạt.................................................23 2.3.3.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo............................................... 23 2.3.3.2 Phân tích hàm lượng protein .................................................. 24 2.3.3.3 Phương pháp xác định hàm lượng amylose ............................. 26 2.3.3.4 Phương pháp xác định độ bền thể gel...................................... 28 2.3.4 Phương pháp đánh giá khả năng chịu mặn giai đoạn mạ..................... 29 2.3.5.Thử rầy .............................................................................................. 30 2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................... 33 3.1 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 33 3.1.1 Thời gian sinh trưởng, chiều cao, số bông/buội, tỷ lệ chồi hữu hiệu .. 36 3.1.1.1 Thời gian sinh trưởng ............................................................. 36 3.1.1.2 Chiều cao................................................................................ 37 3.1.1.3 Số bông/buội ........................................................................... 38 viii 3.1.1.4 Tỷ lệ chồi hữu hiệu.................................................................. 38 3.1.2 Chiều dài bông, số hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1.000 hạt ................................................................................................... 39 3.1.2.1 Chiều dài bông........................................................................ 39 3.1.2.2 Số hạt chắc trên bông và tỷ lệ hạt chắc ................................... 39 3.1.2.3 Trọng lượng 1.000 hạt ............................................................ 40 3.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT CỦA CÁC DÒNG TRẮNG LÙN XỬ LÝ ĐỘT BIẾN ................................................................................................... 41 3.2.1 Chiều dài và chiều rộng hạt gạo......................................................... 41 3.2.2 Hàm lượng amylose (%) và hàm lượng protein (%) của các dòng lúa Trắng Lùn xử lý đột biến hóa chất......................................................................... 42 3.2.3 Độ bền thể gel.................................................................................... 44 3.3 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÁC DÒNG XỬ LÝ ĐỘT BIẾN HÓA CHẤT ................................................................................................... 45 3.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU RẦY CỦA CÁC DÒNG XỬ LÝ ĐỘT BIẾN HÓA CHẤT ................................................................................................... 47 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 50 ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ix DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1 1.2 1.3 1.4 3.8 Tựa bảng Trang Phân bố giống địa phương theo chiều cao thân cây lúa 9 Phân bố số hạt chắc/bông của tập đoàn giống địa phương 11 Trọng lượng 1000 hạt (g) của giống lúa trong tập đoàn giống 12 Hướng chọn giống lúa năng suất cao trong tương lai (Jatas và 13 Nanda, 2001) Một số đặc tính của giống lúa Trắng Lùn ở địa phương 21 Phân loại theo số đo chiều dài hạt gạo (theo Khush và Paul, 24 1979) Hệ thống đánh giá chuẩn hàm lượng Amylose 28 Phân cấp độ bền gel theo thang đánh giá của IRRI (1996) 29 Tiêu chuẩn đánh giá khả năng chịu mặn (SES) ở giai đoạn tăng 30 trưởng và phát triển IRRI (1997) Bảng đánh giá khả năng kháng rầy theo tiêu chuẩn quốc tế (1980) 31 Các cá thể được xử lý đột biến hóa chất 2,4-D ở thế hệ ban đầu 34 (Mo) Kết quả thu được từ 11 cá thể được chọn ở thể hệ ban đầu (Mo) 35 Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, bông/buội, chồi hữu hiệu 36 Chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và tỷ lệ hạt chắc 39 Kết quả đo chiều dài và chiều rộng hạt gạo 41 Kết quả thực nghiệm hàm lượng amylose (%) và hàm lượng 43 protein (%) của các dòng lúa Trắng Lùn xử lý hóa chất Kết quả trắc nghiệm độ bền thể gel của 6 dòng đột biến so với 45 đối chứng Đánh giá khả năng chịu mặn của 6 dòng xử lý đột biến 46 3.9 Đánh giá khả năng chịu rầy của 6 dòng xử lý đột biến 2.1 2.3 2.3 2.4 2.5 2.6 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 x 47 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 3.3 Tựa hình Giống lúa Trắng Lùn trồng thực tế với nghiệm thức xử lý đột biến 0,3g/l ở 30 phút Phương pháp đo chiều dài và chiều rộng hạt gạo Thử rầy Chiều dài và chiều rộng hạt dòng đột biến so với đối chứng Độ bền gel của cá thể xử lý đột biến so với đối chứng Kết quả đánh giá khả năng chịu mặn các cá thể xử lý đột biến ở nồng độ 8‰ xi Trang 23 24 31 42 44 46 CÁC TỪ VIẾT TẮT 2,4-D 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid ĐC Đối chứng Dl Dương lịch ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long IRRI Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế CK Chuẩn kháng CN Chuẩn nhiễm TGST Thời gian sinh trưởng TLĐB Trắng Lùn đột biến xii 1 MỞ ĐẦU Cây lúa là cây trồng thân thiết, lâu đời nhất của nhân dân ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc ở Châu Á. Lúa gạo là lương thực chính của người dân nơi đây, chiếm khoảng 95% diện tích trồng trên thế giới. Hiện nay, sản phẩm lúa gạo có ảnh hưởng lớn đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới, trong đó khoảng 40% coi lúa gạo là nguồn lương thực chính và khoảng 25% sử dụng lúa gạo trong khẩu phần lương thực hằng ngày. Việt Nam là nước có truyền thống canh tác lúa nước lâu đời, nông dân ta rất giàu kinh nghiệm trồng lúa, với diện tích khá lớn. Từ một nước thiếu lương thực thường xuyên, đến nay sản lượng lúa gạo của nước ta không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực ở trong nước mà còn dư để xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trồng lúa quan trọng nhất của cả nước với sản lượng chiếm khoảng 50% tổng sản lượng lương thực cả nước và 90% lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Tuy nhiên hiện nay vùng này đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng nghiêm trọng như biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nước biển dâng cao, nước mặn xâm nhập vào đất liền. Việc áp dụng mô hình lúa hai vụ và một vụ màu đang được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc và các tỉnh ĐBSCL nhằm duy trì độ màu mỡ và tăng thu nhập cho nông dân. Do đó, chọn tạo các giống lúa ngắn ngày là rất lớn và cấp thiết. Xuất phát từ nhu cầu trên, chọn tạo giống lúa mùa không bị ảnh hưởng quang kỳ, đồng thời cho năng suất cao và phẩm chất tốt là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu sử dụng gạo trong nước và ngoài nước. Đề tài “Phá quang kỳ bằng hóa chất 2,4-D trên giống lúa Trắng Lùn” nhằm mục tiêu chọn ít nhất một dòng lúa Trắng Lùn có thời gian sinh trưởng ngắn, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện canh tác, có khả năng chịu mặn, thử rầy đáp ứng nhu cầu sản xuất của địa phương (mô hình tôm lúa). 2 CHƯƠNG 1 LƯỢC THẢO TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN CÂY LÚA 1.1.1 Nguồn gốc cây lúa Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) lúa có tên khoa học là Oryza sativa L. Cây lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể là 2n = 24. Cây lúa thuộc họ Gramineae (họ hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza. Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của Châu Phi, Nam và Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần của Châu Úc. Trong đó chỉ có 2 loài lúa trồng là Oryza sativa L và Oryza glaberrima Steud (trong 2 loài lúa trồng thì Oryza sativa L chiếm đại bộ phận diện tích đất trồng lúa trên thế giới) còn lại là các loài lúa hoang hằng niên và đa niên. 1.1.2 Rễ Cây lúa có 2 loại rễ: rễ mầm và rễ phụ. 1.1.2.1 Rễ mầm Rễ mầm là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nẩy mầm. Thường mỗi hạt lúa chỉ có một rễ mầm. Rễ mầm không ăn sâu, ít phân nhánh, chỉ có lông ngắn, thường dài khoảng 10-15 cm. Rễ mầm giữ nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát triển và sẽ chết sau 10-15 ngày, lúc cây mạ được 3-4 lá. Các rễ thứ cấp có thể mọc ra khi rễ mầm bị thiệt hại. Rễ mầm còn có nhiệm vụ giúp hạt lúa bám vào đất khi gieo sạ trên đồng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.1.2.2 Rễ phụ (còn gọi là rễ bất định) Rễ phụ mọc ra từ các mắt (đốt) trên thân lúa. Mỗi mắt có từ 5-25 rễ phụ, rễ phụ mọc dài, có nhiều nhánh và lông hút. Tại mỗi mắt có 2 vòng rễ: vòng rễ trên to và khỏe, vòng rễ dưới nhỏ và kém quan trọng hơn. Trong giai đoạn tăng trưởng, các mắt này thường rất khít nhau và nằm ở dưới mặt đất, nên rễ lúa tạo thành một chùm, do đó, rễ lúa còn gọi là rễ chùm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 3 Khi hạt lúa nảy mầm thì mới chỉ có một rễ là rễ phôi. Sau đó các rễ khác mọc ra từ các đốt thân và khi có một lá thật cây lúa non có thể có 4 – 6 rễ mới, càng về sau số lượng rễ càng nhiều lên (Nguyễn Văn Hoan, 2006). 1.1.3 Thân Cây lúa có thân giả và thân thật. Ở thời kỳ lúa mới phát triển thân nhìn thấy trên mặt đất là thân giả do các bẹ lá kết hợp lại với nhau mà thành, thân giả thường dẹp, xốp. Ở thời kỳ này thân thật nằm sâu trong bẹ lá, sát mặt đất và còn rất ngắn. Thân thật của cây lúa chỉ hình thành từ khi cây lúa vươn đốt. Thân thật gồm các lóng nối với nhau kế tiếp qua các đốt, phần cuối của thân là bông lúa (IRRI, 1991). 1.1.4 Nhánh và sự đẻ nhánh 1.1.4.1 Nhánh lúa Nhánh lúa là một cây lúa con mọc từ mầm nhánh trên thân cây mẹ, do đó nhánh lúa có đủ rễ, thân, lá và có thể sống độc lập, trổ bông kết hạt bình thường như cây mẹ (Nguyễn Văn Hoan, 2006). 1.1.4.2 Sự đẻ nhánh của cây lúa Cây lúa có khả năng đẻ nhánh mạnh yếu khác nhau tùy theo giống và vụ gieo trồng. Thời tiết mát mẻ, ánh sáng đầy đủ cây lúa đẻ nhánh khỏe. Thời tiết lạnh, trời âm u, mực nước sâu cây lúa đẻ nhánh yếu. Quá trình hình thành nhánh lúa trải qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn mầm nhánh phân hóa. - Giai đoạn nhánh hình thành. - Giai đoạn nhánh dài ra trong bẹ lá. - Giai đoạn nhánh xuất hiện. Các nhánh được sinh ra sớm lớn lên thành bông hữu hiệu, các nhánh đẻ sớm cho bông to, các nhánh đẻ muộn cho bông nhỏ (Nguyễn Văn Hoan, 2006). 4 1.1.5 Lá Lúa là cây đơn tử diệp (1 lá mầm). Lá lúa mọc đối ở 2 bên thân lúa, lá ra sau nằm về phía đối diện với lá trước đó. Lá trên cùng (lá cuối cùng trước khi trổ bông) gọi là lá cờ hay lá đòng. Lá lúa gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Lá lúa hình thành qua 4 giai đoạn: đầu tiên là giai đoạn mầm lá bắt đầu phân hóa, tiếp đến là giai đoạn hình thành phiến lá, bẹ lá và cuối cùng là một lá mới xuất hiện. Lá xuất hiện hoàn chỉnh và chuyển sang thời kỳ sống và hoạt động (Nguyễn Văn Hoan, 2006). 1.1.6 Bông Bông lúa là bộ phận quan trọng nhất của cây lúa, là kết quả của mọi hoạt động trong đời sống cây lúa. Bông lúa cũng là bộ phận tạo ra hạt lúa – cơ quan duy trì đời sống cây lúa và tạo ra một chu trình mới trong quá trình tồn tại và phát triển của cây lúa. Hạt thóc là sản phẩm quan trọng nhất của cây lúa và được tạo ra ở bông lúa (Nguyễn Văn Hoan, 2006). 1.1.7 Hạt Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) hạt lúa còn gọi là hạt thóc, là một hoa lúa sau khi thụ phấn, thụ tinh phát triển mà thành. Hạt lúa gồm phần vỏ lúa và hạt gạo. Vỏ lúa ở ngoài, hạt gạo ở bên trong. Vỏ lúa gồm 2 vỏ trấu ghép lại, chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt lúa. Hạt gạo gồm 2 phần: - Phôi (mầm): nằm ở gốc dưới hạt gạo, chỗ dính vào đế hoa, ở phía trấu lớn. - Phôi nhũ: chiếm phần lớn hạt gạo, chứa chất dự trữ, chủ yếu là tinh bột. 1.2 LÚA MÙA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LÚA MÙA 1.2.1 Thế nào là lúa mùa? Lúa mùa là nhóm giống lúa có cảm ứng với quang kỳ, chỉ ra hoa trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn thích hợp, chỉ trổ và chín theo mùa. Tùy mức độ mẫn cảm với 5 quang kỳ nhiều hay ít, mạnh hay yếu người ta phân biệt: lúa mùa sớm, lúa mùa lỡ hoặc lúa mùa muộn. Nhóm giống lúa mùa sớm là các giống lúa cảm ứng yếu với quang kỳ sẽ bắt đầu ra hoa khi ngày bắt đầu ngắn dần sau ngày thu phân, tức tháng 9 – 10 dl và cho thu hoạch tháng 10 – 11 dl. Như vậy, lúa mùa sớm là nhóm giống lúa có quang cảm yếu, trồng trái vụ vẫn trổ được nhưng thời gian sinh trưởng thay đổi không nhiều. Nhóm giống lúa mùa lỡ là những giống lúa có phản ứng trung bình đối với quang kỳ, trổ vào tháng 11 dl và chín vào tháng 12 dl. Trong điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long, lúa mùa lỡ trồng trái vụ có thể trổ được nhưng thời gian sinh trưởng thay đổi nhiều và lúa phát dục không bình thường. Nhóm giống lúa mùa muộn là những giống lúa có phản ứng rất mạnh đối với quang kỳ. Các giống lúa này chỉ trổ trong khoảng thời gian nhất định trong năm, khi quang kỳ ngắn nhất vào tháng 12 hoặc có khi đến đầu tháng 1 dl. Thời gian sinh trưởng của các giống này thay đổi rất lớn tùy theo thời điểm gieo cấy sớm hay muộn. Một số giống không thể trổ được nếu trồng trái vụ (gieo vào tháng 11 – 12 dl) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). 1.2.2 Đặc điểm chung của giống lúa mùa Đặc điểm nổi bật của các giống mùa là tính phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Tuy nhiên chỉ có điều kiện ngày ngắn thì vẫn chưa đủ để nhóm giống này hoàn thành chu kỳ sinh trưởng của chúng cần phải có đầy đủ ba yếu tố: - Yếu tố ngày ngắn. - Sinh trưởng đủ số lá tối thiểu. - Không gặp nhiệt độ quá thấp ở giai đoạn trổ chín. Trong điều kiện khí hậu nước ta yếu tố ngày ngắn được thõa mãn trong khoảng 23 tháng 9 dl đến 21 tháng 3 dl năm sau. Số lá tối thiểu mà các giống cần có để cho năng suất bình thường là 14-15 lá. Nếu có đủ yếu tố ngày ngắn và đủ số lá tối thiểu thì các giống lúa mùa sẽ phân hóa đòng để chuyển sang giai đoạn cuối: giai đoạn trổ - chín. 6 Ở các tỉnh Nam Bộ, điều kiện ngày ngắn đến muộn hơn 30 ngày so với vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ và rơi vào thời kỳ khô hạn, tuy vậy không có nhiệt độ thấp ở giai đoạn trổ - chín. Để các giống lúa mùa các tỉnh Nam Bộ đạt năng suất cao cần hết sức chú ý cung cấp đủ nước ở giai đoạn cuối, đồng thời vẫn đảm bảo cho các giống đạt số lá cần thiết và vẫn sung sức bước vào phân hóa (xung quanh 23 – 25 tháng 10) và trổ bông (13 – 15 tháng 11) (Nguyễn Văn Hoan, 2006). Theo Trần Hữu Phúc (2008), cũng cho rằng hầu hết các giống lúa mùa đều có tính cảm ứng đối với ánh sáng, chỉ thu hoạch vào một thời điểm nhất định trong năm dù thời gian cấy khác nhau. 1.2.3 Kỹ thuật thâm canh giống lúa mùa 1.2.3.1 Xác định thời gian thích hợp từ cấy đến trổ Đặc điểm nổi bật của các giống lúa mùa là phản ứng với ánh sáng ngày ngắn nên dù có gieo cấy sớm cũng phải đến khi ngày ngắn lại chúng mới phân hóa đòng và mới trổ bông. Trong điều kiện miền Bắc và miền Trung nước ta thì lúa mùa trổ bông từ 3 – 18 tháng 10, còn ở đồng bằng Nam Bộ thì 3 – 15 tháng 11. Nếu các giống lúa mùa mang gieo cấy sớm sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng sinh thực, làm mất cân bằng giữa sinh trưởng và phát triển, quần thể ruộng lúa rậm rạp, sâu bệnh hại lúa có điều kiện phát triển làm giảm năng suất (Nguyễn Văn Hoan, 2006). 1.2.3.2 Tuổi mạ ảnh hưởng đến năng suất của các giống lúa mùa Các giống lúa mùa có thời gian sinh trưởng dài hơn các giống lúa ngắn ngày, trung tính. Khi cấy ở vụ mùa cũng thường xuyên gặp mưa to, vì vậy tuổi mạ có ảnh hưởng đến năng suất lúa cấy. Cấy mạ non cây lúa đẻ quá nhiều nhánh, nhất là cấy sớm đến khi điều kiện ngày ngắn cây lúa hình thành đòng và trổ bông sẽ dẫn tới bông lúa quá bé, số hạt trên bông giảm ảnh hưởng xấu đến năng suất. Ngược lại nếu cây mạ quá già làm cho số bông trên đơn vị diện tích gieo trồng không được đảm bảo, năng suất thấp (Nguyễn Văn Hoan, 2006). 1.2.4 Tính chống chịu mặn của cây lúa Lúa có thể trồng trên đất mặn, nhiều nghiên cứu cho rằng cây lúa là cây trồng chịu mặn trung bình, khi giảm nồng độ muối trong nước thì sinh trưởng của cây không giới hạn. Nhiều nhà sinh lý thực vật cho rằng cây lúa mẫn cảm với đất mặn nhất là vào giai đoạn nảy chồi và trổ bông (Zelensky, 1999).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan