Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ông tác lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không adc...

Tài liệu ông tác lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không adcc. nghiên cứu trường hợp dự án xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế nội bài

.DOC
88
99
115

Mô tả:

1 LỜI MỞ ĐẦU Giao thông vận tải hình thành từ khi loài ngQười xuất hiện, từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ, nó phục vụ con người đi lại, giao lưu, lưu thông hàng hoá. Các công trình giao thông vận tải phục vụ loài người bao gồm : Giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Ngày nay, giao thông hàng không đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, với tính năng ưu việt của mình giao thông hàng không đang trên đà phát triển. Thực tế cho thấy, nhu cầu xử dụng vận tải hàng không trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, vận tải hàng không hiện nay không chỉ dành riêng cho người, mà nó còn phục vụ cả việc chở hàng do có những ưu điểm đặc biệt. Về mặt lý luận trong những năm gần đây vấn đề lập dự án đầu tư đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên thực tế các dự án đầu tư đã đặt ra yêu cầu liên tục đổi mới công tác lập dự án đầu tư. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác lập dự án đầu tư, em chọn đề tài : “Công tác Lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không ADCC. Nghiên cứu trường hợp dự án Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài ” với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận về lập dự án đầu tư đã được học trên ghế nhà trường, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty ADCC Trong quá trình nghiên cứu, do có những hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi có những thiếu sót; em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Minh và các cô chú tại Công ty ADCC đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 2 Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty ADCC 1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Tên công ty : Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không – ADCC Trụ sở chính : 180 Đường Trường Chinh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội; Điện thoại : 04. 8522684; 04. 8537988; 069. 562538; 069. 563533 Fax 04. 8534468 1.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (Airport Design and Construction Consultancy Company) thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Tiền thân là Xí nghiệp Khảo sát, Thiết kế và Xây dựng công trình hàng không, được thành lập ngày 06.11.1990. Từ ngày 27.7.1993 được tách ra thành Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không - ADCC. Công ty ADCC là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh tế độc lập theo luật Doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1996, Công ty được công nhận là doanh nghiệp Hạng I. Năm 1997, Công ty được cấp bằng chứng nhận thiết kế đạt chất lượng cao của Bộ Giao thông vận tải và được tặng Huy chương vàng chất lượng của Phòng Chỉ đạo tuyển chọn công trình đạt chất lượng cao cấp Nhà nước cho công trình "Thiết kế cải tạo, mở rộng và nâng cấp sân đỗ nặng Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất". Đây là công trình thiết kế duy nhất của ngành hàng không Việt Nam đạt được phần thưởng này. Năm 2001, Công ty đã tham gia với tư cách là Nhà thầu phụ cho Công ty PWC của Mỹ trong việc lập Dự án khả thi Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng. SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 3 Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không luôn giữ tốc độ tăng trưởng hàng năm năm sau cao hơn năm trước, đạt được từ 3-20%. 1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của Công ty: - Tư vấn xây dựng công trình hàng không, giao thông, bưu điện; - Khảo sát, thiết kế công trình xây dựng hàng không, dân dụng, công nghiệp, giao thông, bưu điện; - Khảo sát và khai thác nước ngầm; - Khảo sát vật liệu xây dựng; - Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; - Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng. - Kinh doanh khai thác bến bãi, kho tàng, cảng chứa container giao nhận và vận tải hàng hóa; - Kinh doanh các vật tư, vật liệu xây dựng; - Cung cấp các dịch vụ ngành hàng không và đảm bảo bay; - Bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng và sân bay; - Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, công nghiệp, bưu điện và dân dụng; - Kinh doanh cho thuê văn phòng; - Xuất nhập khẩu trang thiết bị, vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng. 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 1.1.3.1 Giám đốc Công ty: a. Chức trách, quyền hạn: - Giám đốc Công ty là người chỉ huy, quản lý, điều hành, đại diện tư cách pháp nhân cao nhất của Công ty; - Giám đốc chịu sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy và Quân chủng Phòng không - Không quân, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan Bộ Quốc phòng, Quân chủng. - Giám đốc Công ty có quyền quyết định cao nhất về quản lý người lao động, điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty. SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 4 b. Nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh - tài chính của Công ty, báo cáo Quân chủng phê chuẩn; - Nhận nhiệm vụ, chỉ tiêu pháp lệnh của Quân chủng giao, tổ chức sản xuất kinh doanh theo kế hoạch và yêu cầu của thị trường; 1.2.2. Phó giám đốc Công ty: a. Chức trách, quyền hạn: - Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc phụ trách, giải quyết các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc, đảm bảo thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, các qui định của Công ty và chịu trách nhiệm về các quyết định cụ thể của mình; b. Nhiệm vụ: - Giám đốc phân công chi tiết nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban Giám đốc. 1.2.3. Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương: a. Chức trách quyền hạn: - Trưởng Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương là người giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức biên chế, xây dựng lực lượng, quản lý lao động và thực hiện các chế độ chính sách xã hội, lao động - tiền lương theo các nhiệm vụ của Công ty; b. Nhiệm vụ: - Công tác tổ chức, lao động:  Chủ trì xây dựng tổ chức biên chế theo chỉ đạo của Giám đốc Công ty;  Quản lý quân số trong Công ty;  Quản lý lao động các đối tượng: Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng;  Công tác tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển; - Công tác tiền lương: SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 5  Xây dựng đơn giá tiền lương;  Xây dựng quy chế trả lương, thưởng và các khoản trích theo lương; 1.1.3.4 Nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất: * . Xí nghiệp Tư vấn I (Sân bay, Giao thông): - Lập quy hoạch, dự án, thiết kế các công trình sân bay, giao thông khu vực miền Bắc và quân sự toàn quốc; - Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình sân bay, giao thông. * Xí nghiệp Tư vấn II (Sân bay, Giao thông): - Lập quy hoạch, dự án, thiết kế các công trình sân bay, giao thông khu vực miền Trung và miền Nam; - Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình sân bay, giao thông. * . Xí nghiệp Tư vấn dân dụng và công nghiệp: - Tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp trên địa bàn toàn quốc; - Tư vấn xây dựng các công trình kiến trúc hàng không, doanh trại quân sự. 1.2.5 Trung tâm Khảo sát - Kiểm định: - Khảo sát địa chất; - Khảo sát đo đạc địa hình; - Thí nghiệm, khảo sát vật liệu xây dựng; - Khoan nước ngầm; - Tư vấn giám sát thi công xây dựng và kiểm định chất lượng công trình xây dựng. 1.2.6 Trung tâm Kinh tế - Đầu tư: - Lập dự toán chi tiết và tổng dự toán công trình; - Lập dự toán đề cương khảo sát, lập dự án, thiết kế; - Nghiên cứu các đơn giá định mức dự toán riêng cho các công trình sân bay và các công trình đặc biệt khác; - Nghiên cứu các vấn đề về giá, chi phí thực hiện dự án. SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 6 1.2.7. Phụ trách các Xưởng, Đội trực thuộc các Xí nghiệp, Trung tâm: a. Chức trách, quyền hạn: - Xưởng trưởng, Đội trưởng phụ trách các Xưởng, Đội tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Trưởng bộ phận phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng bộ phận về kết quả, chất lượng công việc và sản phẩm của đơn vị mình. b. Nhiệm vụ: - Chủ trì điều hành tổ chức sản xuất trong bộ phận, đôn đốc các Chủ nhiệm công trình, các nhân viên trong bộ phận thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ; - Chủ trì giải quyết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật, quản lý kỹ thuật sản xuất trong phạm vi được giao; - Giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho mọi nhân viên trong trong Xí nghiệp, đội hoàn thành nhiệm vụ. SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 7 Sơ đồ tổ chức công ty ADCC BAN GIÁM ĐỐC 6 = 6-0-0 PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KINH DOANH 2=2-0-0 3=1-1-1 PHÒNG CHÍNH TRỊ PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG 2=1-0-1 PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VĂN PHÒNG 6=1-3-2 5 =2-0-3 7=1-3-3 3=3-0-0 XÍ NGHIỆP TƯ VẤN GIAO THÔNG 1 XÍ NGHIỆP TƯ VẤN GIAO THÔNG 2 XÍ NGHIỆP TƯ VẤN DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM KINH TẾ ĐẦU TƯ TRUNG TÂM KHẢO SÁT – KIỂM ĐỊNH 10=2-2-6 10=2-2-6 14=1-4-9 4-=1-1-2 4=1-0-3 10=1-4-5 SV: Đào Thị Phương ĐỘI DỰ ÁN QUỐC TẾ 1 ĐỘI DỰ ÁN QUỐC TẾ 2 CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH NHA TRANG CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH 1=1-0-0 1=1-0-0 3=1-1-1 3=1-1-1 3=1-1-1 Lớp: Đầu tư 45B 8 SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 9 1.2. Thực trạng Lập dự án tại công ty ADCC 1.2.1 Công tác tổ chức Công ty Thiết kế và tư vấn XD CTHK ADCC là một đơn vị trực thuộc Quân chủng Phòng Không – Không quân, là một doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Quân đội, công ty ADCC có các chức năng, nhiệm vụ chính là:  Khảo sát, thiết kế các công trình hàng không, dân dụng, công nghiệp, giao thông, bưu điện;  Tư vấn xây dựng công trình hàng không, giao thông, bưu điện;  Khảo sát vật liệu xây dựng;  Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng; Ngoài ra, công ty còn có một số chức năng khác như: Cung cấp các dịch vụ ngành hàng không và đảm bảo bay; bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng và sân bay;… Với chức năng và nhiệm vụ hàng đầu là: Khảo sát, thiết kế và tư vấn XD các công trình hàng không, công ty ADCC có phạm vi lĩnh vực rất rộng, trải dài trên toàn đất nước, là Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn xây dựng công trình hàng không. Ngoài ra, Công ty có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và các Công ty Tư vấn nước ngoài như: Công ty tư vấn hàng không Nhật Bản (JAC); Công ty tư vấn Nippon Koei, Tập đoàn Price WaterHouse Cooper; tập đoàn ITOCHU,… Dựa trên đặc thù chính của mình, Công ty thường hoạt động trong các lĩnh vực hàng không dân dụng và lĩnh vực quân sự.  Về hàng không dân dụng, căn cứ theo yêu cầu của thị trường và yêu cầu giao nhiệm vụ của các cơ quan chủ quản đầu tư, chủ đầu tư (Bộ Giao thông vận tải, Cục hàng không Việt Nam, các Cụm Cảng hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Trung tâm Quản lý bay Việt Nam,…). Công ty SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 10 triển khai các công tác khảo sát, lập quy hoạch, dự án đầu tư, thiết kế và tư vấn xây dựng các công trình trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không.  Về lĩnh vực quân sự: Hàng năm, Quân chủng Phòng không – Không quân căn cứ vào nhu cầu khai thác sử dụng cơ sở vật chất tại các sân bay quân sự, lập kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng cho các sân bay. Từ đó, quân chủng giao nhiệm vụ cho Công ty ADCC tiến hành công tác Khảo sát, Quy hoạch, lập dự án, thiết kế và tư vấn cho quân chủng trong việc đầu tư xây dựng các công trình sân bay, công trình hậu cần kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động của các sân bay thuộc quyền quản lý khai thác của Quân chủng cũng như Bộ Quốc phòng. SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 11 1.2.1.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện lập dự án tại ADCC GIÁM ĐỐC CÔNG TY ADCC CHỈ ĐẠO CHUNG KẾ HOẠCH - KỸ THUẬT PHÒNG KỸ THUẬT CHỦ NHIỆM CÔNG TRÌNH CHỦ TRÌ KHẢO SÁT TRẮC ĐỊA CHỦ TRÌ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CHỦ TRÌ KHẢO SÁT VẬT LIỆU CHỦ TRÌ KHẢO SÁT TRANG THIẾT BỊ CHỦ TRÌ KS, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHỦ TRÌ THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ CHỦ TRÌ THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CHỦ TRÌ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CHỦ TRÌ THIẾT KẾ KẾT CẤU CHỦ TRÌ THIẾT KẾ SÂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CHỦ TRÌ THIẾT KẾ THOÁT NƯỚC CHỦ TRÌ LẬP KHÁI TOÁN ĐẦU TƯ ĐỘI KHẢO SÁT TRẮC ĐỊA ĐỘI KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT ĐỘI KHẢO SÁT VẬT LIỆU ĐỘI KHẢO SÁT TR. THIẾT BỊ NHÓM KS, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MT NHÓM THIẾT KẾ H. MỤC NHÓM THIẾT KẾ H. MỤC NHÓM THIẾT KẾ H. MỤC NHÓM THIẾT KẾ H. MỤC NHÓM THIẾT KẾ H.MỤC NHÓM THIẾT KẾ H.MỤC NHÓM LẬP DỰ TOÁN H.MỤC SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 12 1. Giám đốc Công ty là người điều hành tổng thể toàn bộ dự án; 2. Các Bộ phận sản xuất (Các Xí nghiêp Tư vấn thiết kế) trực tiếp thực hiện công tác lập Dự án. 2.1. Chủ nhiệm Công trình: Là người chịu trách nhiệm chính đối với Công ty và Chủ đầu tư về chất lượng và tiến độ Dự án; 2.2. Các chủ trì: Căn cứ vào chuyên ngành được giao, các chủ trì phối hợp với các nhân viên thiết kế trực tiếp thực hiện công tác lập Dự án. 3. Trung tâm Khảo sát kiểm định: Thực hiện công tác Khảo sát, thu thập các số liệu phục vụ cho công tác lập Dự án; 4. Trung tâm kinh tế - đầu tư: Thực hiện công tác bóc tách khối lượng, tính toán khái toán, dự toán, tổng dự toán đầu tư xây dựng công trình. 5. Phòng kế hoạch, kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về giao chủ nhiệm công trình, thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế, nghiệm thu sản phẩm,… 6. Phòng kỹ thuật: Thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật đối với Dự án trước khi hồ sơ được Giám đốc ký, đóng dấu và giao nộp cho Chủ đầu tư. Sơ đồ tổ chức của tất cả các Dự án được lập bởi Công ty đều phải tuân thủ theo đúng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đã được tổ chức QUACERT chứng nhận 1.2.1.2 Quy trình lập dự án tại công ty ADCC Sơ đồ : SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 13 QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ADCC PHÒNG KẾ HOẠCH NHẬN NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH DỰ ÁN TRUNG TÂM KINH TẾ ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU KẾ HOẠCH VÀ CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN, THU THẬP TÀI LIỆU CẦN THIẾT. TRUNG TÂM KINH TẾ ĐẦU TƯ LẬP ĐỀ CƯƠNG CHỦ ĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG LẬP DỰ ÁN và KIỂM TRA BỘ PHẬN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP IN, ĐÓNG QUYỂN, KÝ ĐÓNG DẤU VÀ GIAO CHO CHỦ ĐẦU TƯ TƯ VẤN THẨM ĐỊNH, CHỦ ĐẦU TƯ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐƯỢC LẬP PHÒNG KẾ HOẠCH BÀN GIAO TÀI LIỆU ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA THEO YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG LƯU HỒ SƠ SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 14 1. Ban Giám đốc Công ty, các trưởng Bộ phận, các phòng chức năng thực hiện công tác liên kết, đối ngoại, năm bắt các chủ trương, chính sách, cơ sở pháp lý để triển khai nghiên cứu thị trường và định hướng hoạt động SXKD.. 2. Quyết định giao chủ nhiệm công trình:  Căn cứ vào thị trường, khách hàng, các cơ sở pháp lý, đảm bảo việc làm cho CB-CNV và doanh thu chung của Công ty, ban GĐ quyết định Chủ nhiệm Công trình. Chủ nhiệm công trình tiến hành các bước tổ chức và triển khai thực hiện dự án. 3 Tiếp nhận, xác định, xem xét các yêu cầu của khách hàng Tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng dưa ra, kể cả các yêu cầu câng thiết chưa được khách hàng công bố, các yêu cầu chế định và pháp luật liên quan đến sản phẩm và các yêu cầu bổ sung khác. 4 Lập, thông qua Công ty và bảo vệ Đề cương – Dự toán Chủ nhiệm công trình tiến hành các bước lập, thông qua Công ty Đề cương – dự toán theo quy chế SX của Cty. Tiến hành bảo vệ Đề cương – dự toán với bên A và chủ quản đầu tư. 5. Đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế: Ban GD, các phòng ban chức năng phối hợp thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với bên A. 6 Duyệt Kế hoạch tổng thể: Chủ nhiệm công trình được giao nhiệm vụ lập KH tổng thể để triển khai. Giám đốc Công ty điều hành và quyết định duyệt KH tổng thể. 7. Giải quyết thủ tục ứng tiền A-B theo hợp đồng kinh tế. 8. Giao khoán cho Chủ nhiệm công trình (nếu có) 9 Triển khai sản xuất (lập Dự án): SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 15 Chủ nhiệm công trình được giao nhiệm vụ triển khai sản xuất. Với các giai đoạn gồm:  Lập kế hoạch về sản phảm, tiến độ, tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng;  Thực hiện các nội dung công việc tư vấn thiết kế, lập dự án theo các quá trình quản lý chất lượng và các hướng dẫn chi tiết kèm theo;  Các bộ phận triển khai các nôi dung công tác quy hoạch, lập dự án, thiết kế các công trình hàng không, dân dụng, giao thông,… theo nội dung Đề cương, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất đã được thông qua.  Hoàn thiện và thông qua hồ sơ, sản phẩm;  Bảo đảm tài chính, phương tiện và nhân lực. 10. Hoàn thiện, kiểm tra, bàn giao, bảo vệ và nghiệm thu sản phẩm với bên A 11. Tổ chức công tác giám sát tác giả công trình; 1.2.1.3 Các phương pháp lập dự án tại công ty ADCC Hiện nay, các công trình xây dựng nói chung cũng như các công trình hàng không nói riêng đều phải tiến hành các công tác, thủ tục đầu tư theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước. Theo đó, Công tác lập Dự án đối với các công trình hàng không mà công ty đã và đang thực hiện cũng phải tuân thủ theo đúng các văn bản pháp lý của nhà nước đã ban hành.  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của nước CHXH CN Việt Nam;  Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về việc Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 112/2006/Cp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP; SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 16  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất lượng Công trình XD. Một số phương pháp lập dự án mà công ty thường hay sử dụng : Phân tích đánh giá dựa trên các chỉ tiêu; Phân tích độ nhạy; Phân tích rủi ro. Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng với từng dự án cụ thể sao cho phù hợp nhất. 1.2.1.4 Đặc điểm của các công trình hàng không : Các công trình của ngành hàng không bên cạnh những đặc điểm giống các ngành vận tải khác( vận chuyển hành khách, hàng hoá …) thì nó còn có những đặc điểm mang tính đặc thù như sau:  Ngành vận tải hàng không sử dụng vùng trời, vì vậy phạm vi của nó rất rộng và là một hệ thống trên toàn thế giới – đây là một đặc điểm khác biệt so với ngành vận tải đường bộ và đường sắt.  Tốc độ hiện đại hoá, và tốc độ tăng trưởng : lưu lượng hành khách, và hàng hoá là rất lớn.  Kinh phí đầu tư cho công trình hàng luôn là lớn nhất. Thông thường kinh phí đầu tư cho một công trình hàng không bao gồm : Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động quản lý bay, đièu hành bay, và quản lý vùng bay giữa các quốc gia.  Các công trình hàng không dù là quân sự hay dân dụng đều có liên quan mật thiết đến an ninh quốc phòng vì ngành hàng không có liên quan trực tiếp đến lực lượng không quân – là nòng cốt chiến lược quân sự quốc phòng của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, hầu hết các cảng hàng không hiện nay như : CHK Quốc tế Nội Bài, CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất, CHK Quốc tế Đà Nẵng, CHK Cát bi Hải Phòng, CHK pleiku … đều là các CHK sử dụng chung giữa quân sự và dân dụng. Trong đó, hoạt động quân sự được đảm bảo bởi Quân chủng PKKQ với các hoạt động chính là : SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 17  Huấn luyện, chiến đấu, tác chiến, chuẩn bị chiến đấu, và đảm bảo các nhiệm vụ chiến lược khác của Quốc gia. Với những đặc điểm đặc điểm đặc thù này, nên công tác lập dự án của công ty cũng sẽ mang những đặc điểm riêng, cụ thể theo từng công trình. Song có một đặc điểm chung và nổi bật đó chính là : Trong quá trình lập dự án, chú trọng rất nhiều tới thiết kế kỹ thuật, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc phòng của quốc gia. Trên thực tế, có một số các công trình dân dụng : mặc dù xét trên phương diện các chỉ tiêu kinh tế thì hoàn toàn không khả thi, nhưng vẫn phải đầu tư xây dựng. 1.2.1.2.2 Trong việc giao nhận yêu cầu lập Dự án nói chung, cũng như với đặc thù của ngành hàng không nói riêng, thường theo một quy trình sau đây: Hàng năm, Cục Hàng không Việt Nam (là Cơ quan quản lý ngành hàng không - trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải) phối hợp với các Cụm Cảng hàng không (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) căn cứ vào nhu cầu đầu tư khai thác sử dụng các Cảng hàng không trên cả nước, căn cứ vào nguồn vốn do nhà nước cấp đối với từng Cụm Cảng hàng không. Lập yêu cầu giao nhiệm vụ, chỉ định công tác tư vấn khảo sát, thiết kế cho Công ty hoặc tổ chức đấu thầu công tác tư vấn khảo sát, thiết kế theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng. Theo đó, Công ty ADCC nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ được giao theo đúng các quy trình quy phạm của nhà nước, đảm bảo đáp ứng đúng chất lượng và tiến độ công trình. 1.2.2 Các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án 1.2.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư Là những dự án giao thông các công trình hàng không, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, thì việc chứng minh được sự cần thiết phải đầu tư là hết sức quan trọng. Trong phần này, Công ty thường xem xét , phân tích những khía cạnh sau :  Tình hình kinh tế -xã hội khu vực nghiên cứu. SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 18  Đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành.  Các căn cứ nghiên cứu… Thông thường trong phần này công ty thường tập trung đánh giá chung về đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; Hình thức đầu tư xây dựng công trình; Địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; Điều kiện cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác; Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể khác nhau xây mới hay cải tạo nâng cấp… mà trong phần này sẽ được đề cập thêm những nội dung cụ thể khác nữa, nhưng nhìn chung thường bao gồm các nội dung trên. 1.2.2.2 Dự báo thị trường Trong phân tích thị trường, do chủng loại sản phẩm của các dự án mà Công ty lập là những công trình hàng không, đường bộ, cầu , cống…đó là những sản phẩm thuộc lĩnh vực giao thông vì vậy mà trong phân tích khía cạnh thị trường, Công ty thường chỉ xem xét tập trung chủ yếu vào công tác dự báo về lượng hành khách, hàng hoá,… sẽ sử dụng sản phẩm (các công trình giao thông) trong tương lai. Các phương pháp dự báo thường được áp dụng tại Công ty là : phương pháp ngoại suy xu thế, phương pháp hấp dẫn kinh tế vùng, phương pháp xét đoán chuyên gia kết hợp với phương pháp ngoại suy xu thế. Còn các khía cạnh khác như: vấn đề tiếp thị, khuyến thị, khả năng cạnh tranh … thì hầu như là không được xem xét. Cụ thể : - Phương pháp ngoại suy xu thế : Dựa vào số liệu thống kê để dự báo tăng trưởng vận chuyển hành khách trong tương lai. Thông thường cần bốn năm thống kê cho một năm dự báo. Dự báo này chính xác khi số liệu thống kê có quy luật tăng trưởng ổn định trong thời gian dài. - Phương pháp hấp dẫn kinh tế vùng : Dựa vào số liệu tăng trưởng GDP để dự báo tăng trưởng vận chuyển hành khách trong tương lai. Thông thường tỷ lệ tăng trưởng vận chuyển hành khách/ GDP được lấy từ 1 đến 2. SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 19 Đối với các nước phát triển thì hệ số này được lấy gần với 1. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hệ số này được lấy gần với 2. - Phương pháp dự báo : Là phương pháp ngoại suy xu thế kết hợp với xét đoán chuyên gia có đói chứng với tăng trưởng GDP. Trước tình hình quan hệ giữa GDP % và tăng trưởng vận chuyển hành khách còn lỏng lẻo, trước những kinh nghiệm thất bại về dự báo của UNDP năm 1990 và JICA năm 1994 cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài và dựa theo sự chỉ dẫn của ICAO ( Master planning 1997) , công ty ADCC đã sử dụng phương pháp xét đoán chuyên gia ( Informed Judgment). Trong dự báo, cơ quan tư vấn đã xem xét không những các số liệ thống kê vận chuyển của cảng hàng không mà còn xét đến các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam trong môi trường hàng không dân dụng thế giới đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ trợ và các công trình khác 1.2.2.3 Phân tích kỹ thuật dự án đầu tư. Các công trình giao thông đòi hỏi về mặt kỹ thuật công trình là rất cao, đặc biệt với các công trình hàng không có liên quan chặt chẽ với an ninh quốc phòng. Đây cũng là phần được Công ty tập trung phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, phần này thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong các dự án mà công ty lập. Một số nội dung chủ yếu trong phân tích kỹ thuật mà Công ty xem xét :  Giới thiệu công trình.  Tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình.  Phân tích lựa chọn phương án tổ chức thi công.  Đánh giá tác động môi trường.  Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư. SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B 20  Lịch trình , tiến độ thực hiện công trình.  Tổ chức quản lý khai thác và sử dụng lao động. Các kết quả trong phân tích kỹ thuật của Công ty có độ chính xác và thực tế cao, bởi Công ty có những phòng ban chức năng chuyên sâu về từng khía cạnh của công trình. 1.2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội Trong phần này, Công ty tiến hành tính toán những chỉ tiêu sau:  Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: Khi xác định tổng mức đầu tư Công ty căn cứ trên rất nhiều các quy định, nghị định, thông tư…về lệ phí, đơn giá…Khi tính tổng mức vốn đầu tư, Công ty thường chia thành Chi phí cho xây lắp, Chi phí cho thiết bị, Chi phí khác tính cho từng hạng mục Công trình, Dự phòng và trượt giá (10% giá trị xây lắp và chi phí khác) hoặc là Tính theo giai đoạn đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc đầu tư, tức là tính toán số vốn đầu tư cần thiết cho tưng giai đoạn là bao nhiêu, sau đó lấy tổng sẽ cho tổng mức vốn đầu tư cần thiết  Các chỉ tiêu thường tính : Giá trị hiện tại thuần NPV ( Tùy dự án), Tỷ lệ nội hoàn IRR, Thời gian thu hồi vốn T (tuỳ dự án). Các chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở so sánh 2 trường hợp là có dự án và không có dự án, thông qua việc tính toán những lợi ích thu được khi co dự án và toàn bộ chi phí đầu tư cho dự án để tính toán các chỉ tiêu, sau đó thì tiến hành phân tích độ nhạy cho các chỉ tiêu. Có thể thấy là trong phân tích hiệu quả kinh tế, Công ty còn chưa đi sâu thể hiện ở những chỉ tiêu tính toán còn hạn chế, cần phải bổ sung thêm chỉ tiêu tính toán trong phần này, để khẳng định chắc chắn tính khả thi của dự án về mặt kinh tế. Tuy nhiên, như đã nói ở trên các công trình xây dựng hàng không gắn chặt với an ninh quốc phòng nên trong một vài trường hợp dù cho hiệu quả kinh tế không đạt được nhưng công trình vẫn được triển khai thực hiện. Vì vậy, việc tính toán về hiệu qủa kinh tế đôi khi bị hạn chế. SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan