Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu ôn văn nghị luận xã hội

.DOC
15
895
55

Mô tả:

cực chuẩn
* NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1 Phần I: VỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI A. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: I. Đề tài: - Về nhận thức (lí tưởng, mục đích học tập….) - Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, tính trung thực….) - Về quan hệ gia đình (tình mẹ con, tình anh em….) - Về quan hệ xã hội (tình đồng loại, tình thầy trò, tình bạn bè…) II. Về cấu trúc triển khai bài làm : @/ Mở bài : - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Dẫn đề (nếu có) @/ Thân bài : 1/ Giải thích khái niệm tư tưởng đạo lí cần nghị luận 2/ Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bình luận. (dùng lí lẽ và dẫn chứng để đánh giá tư tưởng cần nghị luận đúng hay sai; bàn bạc, mở rộng vấn đề cần nghị luận, phản đề.) 3/ Nêu ý nghĩa của vấn đề, tác dụng của vấn đề. @/ Kết bài : - Tóm lược vấn đề. - Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân. B. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: I. Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt đang diễn ra trong mỗi con người và đời sống xã hội cần được nhìn nhận thêm : - Hiện tượng tốt : + Hiến máu nhân đạo,ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt… + Phong trào mùa hè xanh, Qũy thắp sáng ước mơ… + Mái ấm tình thương, ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mơ ước…. - Hiện tượng xấu: + Ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông… + Bệnh thành tích; sự vô cảm…. + Bệnh quay cóp trong thi cử… + Tình trạng bạo lực học đường, nghiện game… II.Về cấu trúc triển khai bài làm: @Mở bài : - Nêu rõ hiện tượng cần nghị luận. - Chỉ ra bản chất của hiện tượng đó. @/ Thân bài : 1/ Khái niệm và bản chất của hiện tượng. ( Gỉai thích) 2/ Nêu thực trạng và nguyên nhân ( khách quan – chủ quan ) của hiện tượng.( Pt,c/ minh) 3/ Nêu tác dụng –ý nghĩa ( nếu là hiện tượng tốt); tác hại- hậu quả ( nếu là hiện tượng xấu) 4/Gỉai pháp phát huy ( nếu là hiện tượng tốt); biện pháp khắc phục ( nếu hiện tượng xấu) @/ Kết bài: - Bày tỏ thái độ ý kiến về hiện tượng xã hội vừa nghị luận - Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân . PHẦN II GỢI Ý MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LUYỆN THI TỐT NGHIỆP VÀ THI ĐẠI HỌC -----------------------@/ĐỀ 1 “Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người”. Anh/chị có suy nghĩ gì về nhận định đó của Mác-ximGooc-ki. I/ Mở bài: Giới thiệu nhận định của M.Gorki về ý nghĩa của tiếng cười. II/ Thân bài: 1/ Giải thích: Tiếng cười là gì? ( giải thích) - Tiếng cười là một cách biểu hiện tình cảm của con người.Tiếng cười thuộc về bản chất, đặc trưng vốn có của nhân loại. 2/ Phân tích, chứng minh: Tại sao M.Gorki lại nói : Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người? - ‘Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người” bởi: nó chứa đựng những tình cảm đáng trân trọng của con người: niềm hạnh phúc, sự vui mừng và sự sẻ chia, thông cảm…Đồng thời tiếng cười còn mang đến một nguồn sức mạnh to lớn đầy ý nghĩa : khả năng gắn kết người với người, cứu vớt bao mảnh đời buồn tủi, tiếp thêm nghị lực sống cho con người. . . . 3/ Bình luận: Ý nghĩa rút ra từ câu nói của M.Gorki ( Phân tích – bình luận): - Đánh giá: M.Gorki thật đúng đắn khi nêu ra nhận định về ý nghĩa của tiếng cười. - Mờ rộng vấn đề: Tuy nhiên, tiếng cười chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó mang mục đích tốt đẹp, mang hạnh phúc đến cho mọi người, chứ không ẩn chứa đau khổ hay sự thấp hèn, khinh miệt… - Phản đề: Phê phán những người sống không biết tạo ra tiếng cười hoặc tạo ra tiếng cười một cách gượng ép. III/ Kết bài: Lời nhận định của M,Gorki đã nêu lên một quan niệm sống đầy tích cực : lối sống luôn biết mỉm cười chân thành đối với bản thân và người khác. @/ ĐỀ 2: Các Mác đã từng nói : “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Hãy nêu cách giữ gìn tình bạn. I/ Mở bài: Giới thiệu câu nói của Mác và việc giữ gìn tình bạn. II/ Thân bài : 1/ Giải thích: Tình bạn là gì ? Tình bạn là sự kết thân hòan tòan tự nguyện dựa trên sự hiểu biết về tính tình, sở thích, sự đồng cảm … của nhau trong quá trình học tập, công tác, sinh họat vui chơi…không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội…( d/c) 2/ Phân tích, chứng minh: Tại sao Mác lại nói : Tình bạn chân chính là viên ngọc quý?( giải thích) - Tình bạn chân chính là viên ngọc quý bởi có lúc nó mang dáng hình của những viên ngọc giản dị với màu sắc thanh đạm. Nó trong sáng và thánh thiện không nhuốm màu vụ lợi… 3/ Bình luận: Vai trò và ý nghĩa của tình bạn - Tình bạn đẹp sẽ tô điểm cho cuộc đời. Nó tồn tại giữa cuộc đời như một nguồn sống, một chỗ dựa , một động lực tinh thần cho con người. - Tình bạn đem đến một tiếng nói tri âm của lòng mình với một chỗ dựa thân tình vững chắc, như một bàn tay giúp đỡ chia sẻ trong cuộc sống . “ Tình bạn chân chính làm niềm vui tăng lên gấp đôi và nỗi buồn khổ giảm đi một nửa” ( Ba Cơn). - Cuộc sống sẽ có ý nghĩa biết bao khi có một người bạn hiểu mình, sẻ chia niềm vui và nỗi buồn cùng mình trong nhịp sống hối hả… - Khẳng định câu nói của Mác hoàn toàn đúng - Điều kiện để giữ được một tình bạn tốt: + Phải chân thành… + Thẳng thắn … + Biết tha thứ… + Biết vượt qua lòng tự ái và tôn trọng lẫn nhau. - Phản đề: Trong thực tế, có không ít người nghĩ rằng sẽ không cần đến tình bạn; rằng sẽ luôn tự vượt qua khó khăn gian khổ một mình…nhưng cũng có lúc họ thấy cô đơn, lẻ loi khi không có một người bạn tốt. III/ Kết bài : Khẳng định tình bạn là vô cùng quý giá. Mỗi người cần dùng tấm lòng để giữ gìn và bảo vệ tình bạn. 2 @/ Đề 3 HIV/AIDS và tuổi trẻ Việt Nam I/ Mở bài : Nêu nội dung vấn đề cần nghị luận. II/ Thân bài : 1/ HIV/AIDS là gì ? Khái niệm về HIV. Khái niệm về AIDS. 2/ Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến đại dịch này ở Việt Nam và trên thế giới. a. Thực trạng: Trên thế giới. Ở Việt Nam ( đặc biệt là giới trẻ). b. Nguyên nhân: - Do nhận thức – ý thức. - Do chủ quan – Khách quan 3/ Hậu quả và tác hại của căn bênh. Về sức khỏe. Về tính mạng của con người. Về đạo đức, nhân cách. => thảm họa chung. 4/ Giải pháp phòng chống. III/ Kết bài : - Nhấn mạnh tác hại của HIV/AIDS đối với tuổi trẻ và đối với xã hội. - Lời cảnh tỉnh cho giới trẻ trong cách sống và thái độ sống . @/ Đề 4 Suy nghĩ của anh / chị về sự đồng cảm, sẻ chia. I/ Mở bài : - Xã hội phát triển, nhiều người tôn thờ quan niệm “mạnh ai nấy lo”; “ phải ai tai nấy”. - Nhưng bên cạnh đó không ít người cũng đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng bào còn thiếu thốn của mình, để phát huy những nét đẹp truyền thống “ lá lành đùm lá rách”… của nhân dân ta. II/ Thân bài : 1/ Khái niệm về sự đồng cảm , sẻ chia: ( giải thích) - Trước hết, có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước trước những vui buồn của người khác; hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh mình. Biết đặt mình vào hòan cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề  thể hiện thái độ quan tâm của mình . - Từ đồng cảm, con tim ta mách bảo chúng ta phải biết sẻ chia .Đó là cách cùng người khác san sẻ niềm vui , nỗi buồn ; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình. Không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét , đố kị , nhạo báng vinh quang và niềm vui của họ. 2/ Những biểu hiện về sự đồng cảm sẻ chia trong xã hội hôm nay: - Trong gia đình … - Trong trường học… - Ngoài xã hội… 3/Cách đồng cảm và sẻ chia : 4/ Vai trò và ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia. III/ Kết bài : - Đồng cảm và sẻ chia là hai nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. - Khẳng định sự cần thiết của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống mỗi người và xã hội. @/ ĐỀ 5 Sống là không chờ đợi I/ Mở bài : Một cuộc sống với thực tại và sống không chờ đợi đang là một phương pháp sống đầy tích cực và chủ động của mỗi người mà đặc biệt của thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại và văn minh. II/ Thân bài : 1/ Vậy, thế nào là sống không chờ đợi? ( giải thích) - Là sống không thụ động, không dậm chân tại chỗ, không để ngày tháng trôi qua lãng phí, không dựa dẫm, trông chờ vào người khác.. - Không ảo tưởng và đắm mình vào quá khứ, sống với hiện tại trước mắt và không ỉ lại…  Đó là bản chất của cuộc sống hiện đại. 2/ Thực trạng về lối sống của thế hệ trẻ hiện nay: thể hiện ở hai xu hướng( phân tích- chứng minh,bình luận) a. Thực trạng: - Năng động, cầu tiến , có trách nhiệm … tích cực - Sống vội, sống gấp, sống thực dụng , sống ươn hèn, ỉ lại… tiêu cực. b. Nguyên nhân: - Phụ thuộc vào trình độ nhận thức và ý thức của từng người. - Do giáo dục của gia đình. - Do tác động của xã hội. c. Hậu quả của lối sống ươn hèn, ỉ lại: - Sống không mơ ước  dễ trì trệ , lạc hậu, tự đánh mất tương lai và thậm chí rơi vào bi kịch. 3/ Quan niệm sống đúng đắn của bản thân: - Biết không ngừng phấn đấu học tập và làm việc để xây dựng tương lai vững chắc. - Biết sống năng động, sáng tạo và tận dụng thời gian một cách có ích. - Không thỏa mãn những gì đã có và không sống trong tưởng tượng. III/ Kết bài : - Sống không chờ đợi là một lối sống tích cực cần được phát huy. - Tùy vào hòan cảnh, điều kiện để tự xây dựng cho mình một quan điểm, một lối sống tích cực cho phù hợp với bản thân. - Phải biết kiên trì và nhẫn nại để đi đến thành công. ----------------------------------------- @/ Đề 6 “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết, chính là cái còn thiếu khi người ta đã học được đủ cả” (Edouard Herriot) I/ Mở bài : - Nêu vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống con người. - Giới thiệu câu nói của Herriot . II/ Thân bài : 1/ Khái niệm về văn hóa : - Theo từ điển Hán- Việt , “văn” là vẻ đẹp , “hóa” là biến đổi theo chiều hướng tốt hơn. - “Văn hóa” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất,tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua lao động thực tiễn trong sự tương tác của môi trường tự nhiên và xã hội của mình” ( Trần Ngọc Thêm).Theo đó, văn hóa bao hàm hai giá trị chính : + Văn hóa vật chất ( vật thể ) + Văn hóa tinh thần ( phi vật thể) . 2/ “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết”: - Khẳng định giá trị và chức năng của văn hóa , cả văn hóa tri thức lẫn văn hóa tinh thần.Văn hóa có sức bền vững , lan tỏa , trường tồn lâu dài và bền bỉ qua thời gian. Nó luôn là điều cốt lõi trong trong trí óc và suy nghĩ của con người.(d/c) - Văn hóa là yếu tố đầu tiên, cơ bản và tối quan trọng trong việc hình thành nên phương diện tinh thần của con người, là thứ duy nhất ở lại với con người trên bước đường tương lai. ( d/c) - Con người có thể đánh mất nhiều thứ nhưng còn văn hóa thì vẫn còn hi vọng . Có văn hóa, con người có thể dễ dàng tìm lại những thứ đã đánh mất, nhưng nếu mất luôn văn hóa thì có nghĩa là mất hết. 3/ Văn hóa chính là cái còn thiếu khi người ta đã học đủ cả”: - Cho dù người ta được học rất nhiều điều trong cuộc sống, nhưng vốn văn hóa tri thức và tinh thần của nhân loại luôn là điều con người thiếu hụt và chắc chắn là không bao gìơ học hết được. - Trong thực tế, có những người có trình độ cao chưa hẳn là những người có văn hóa. 4  Nhắc nhở con người về hành trình hòan thiện văn hóa cũng là cách hòan thiện về nhân cách của mình. 4/ Ý nghĩa của câu nói : - Khẳng định giá trị to lớn và vai trò của văn hóa trong tiến trình phát triển của nhân loại. - Đặt ra những suy nghĩ mới về cách học tập và rèn luyện .Bác bỏ quan niệm trau dồi văn hóa một cách thụ động, khô khan và khẳng định quan niệm chủ động học tập và rèn luyện văn hóa.  Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, đặc biệt là với những ai còn ngồi trên ghế nhà trường là : học tập và rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ học vấn và hòan thiện nhân cách.Có thể học trong sách vở, nhưng không đánh mất sự chủ động tích cực của người học. III/ Kết bài : - Đánh giá một con người thông qua trình độ văn hóa của họ  người có văn hóa là người có tri thức và nhân cách. - Bản thân mỗi người phải tìm ra cho mình một cách học tập để trau dồi và tích lũy vốn văn hóa cho riêng mình và cho xã hội. @/ Đề 7 Bản sắc văn hóa Việt Nam. I/ Mở bài : - Có thể nói: văn hóa của nhân loại là những giá trị của đời sống tồn tại và phát triển theo thời gian. - Do thời điểm ra đời và điều kiện phát triển khác nhau, nên mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng của mình. II/ Thân bài: 1/ Vậy , trước hết, ta hiểu “văn hóa”là gì” và thế nào là “bản sắc văn hóa”?: - Văn hóa là những giá trị vật chất , giá trị tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử. - Bản sắc văn hóa là những màu sắc, tính chất văn hóa riêng tạo thành đặc điểm chính của một nền văn hóa. 2/Bản sắc văn hóa Việt Nam : a. Qúa trình hình thành : - Bắt đầu cách đây bốn nghìn năm khi người Việt cổ biết sống theo gia đình, biết chăn nuôi, trồng trọt và chế tạo và chế tạo đồ gia dụng. - Biết là đồ gốm, làm đồ trang sức, chăm lo đời sống tinh thần vật chất của bản thân và cộng đồng. - Xuất hiện hững vùng miền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh. b. Nét riêng trong văn hóa người Việt : - Đa dân tộc mỗi dân tộc có một nét đặc thù văn hóa riêng. - Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời. - Có ngôn ngữ riêng: chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. - Có nền văn hóa dân gian và văn hóa thành văn phong phú và đa dạng. - Có sự phân hóa về văn hóa ở mỗi vùng miền. - Có sự tiếp thu một cách sáng tạo và có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài. => Tất cả những điều đó đã góp phần hình thành và tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. 3/ Sự hòa nhập văn hóa Việt trong thời đại kinh tế thị trường : + Tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới.(d/c) + Tiếp thu không ngừng tinh hoa văn hóa các dân tộc trên thế giới. + Tiếp biến có chọn lọc, không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Việt. III/ Kết bài : - Khẳng định sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. - Đề ra phương pháp bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc ta. + Bảo vệ các di sản , di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. + Tiếp tục tiếp thu văn hóa nhân loại và phát triển văn hóa bản địa. 5 @/ Đề 8 Nói về giá trị của sách, Gherans đã từng nói: “Tôi đọc sách không những để mở mang trí tuệ mà còn để nâng cao tâm hồn”. Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? I/ Mở bài: - Puskin từng nói: “Đọc sách là cách học tốt nhất”. - E-Bur-ke cũng đã nói: “ Đọc cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người thông minh”. - Đọc sách là chúng ta vừa được học vừa được trò chuyện với người thông minh.Bởi vậy, mà Ghêrans đã nói: “Đọc sách không những để mở mang trì tuệ mà còn để nâng cao tâm hồn”. II/ Thân bài: 1/ Sách là gì? ( giải thích) - Sách là sản phẩm tinh thần của con người . - Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. 2/ Vai trò và tác dụng của việc đọc sách:( phân tích , chứng minh). a/ Đọc sách giúp mở mang trí tuệ : - Sách cung cấp nguồn tri thức khổng lồ được đúc kết từ nhiều phương diện …nên đọc sách giúp ta mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết của mỗi người tên nhiều lĩnh vực. b/ Đọc sách còn giúp nâng cao tâm hồn: - Sách chuyên môn ( sách giáo khoa, sách tham khảo…) giúp tữ tin để vượt qua những gì mình cần phải làm trong cuộc sống. - Sách về các lĩnh vực xã hội, cuộc sống …giúp ta nhìn thấu cuộc đời, làm chủ được mình trước cuộc đời. - Sách về các lĩnh vực văn hóa , địa lý, lịch sử giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp của cuộc đời, nuôi dưỡng ước mơ… - Đọc sách còn để đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh cho mọi người. 3/ Thực trạng của việc đọc sách hiện nay ( bình lụân) a. Phê phán hiện tượng lười đọc sách  hình thành thói quen đọc sách một cách khoa học, có hiệu quả. b. Phê phán việc đọc sách thiếu lựa chọn  Phải biết lựa chọn sách để đọc, thể hiện văn hóa đọc . III/ Kết bài : - Sách là kho tàng tri thức có giá trị bền vững. - Câu nói của Ghêrans có ý nghĩa khẳng định vai trò và tác dụng của sách và việc đọc sách cho mỗi người. - Hãy tận dụng thời gian và sức lực của mình vào việc đọc sách khi chưa quá muộn. ---------------------------------- @/ Đề 9 Quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc . Hãy viết một bài văn thể hiện quan niệm của anh/chị về vấn đề trên. I/ Mở bài : -Tiền bạc và hạnh phúc là hai thứ quan trọng trong cuộc sống , nó đem lại cho con người sự ấm êm, no đủ.Tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng không thể mua được hạnh phúc. Còn hạnh phúc là cái đích mà con người hướng tới một phần dựa vào phương tiện đồng tiền. II/ Thân bài : 1/ Khái niệm về tiền và hạnh phúc: ( giải thích) - Tiền là một khái niệm thuộc về phương diện vật chất… - Hạnh phúc là một khái niệm thuộc về phương diện tinh thần… 2/ Các quan niệm khác nhau về quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc: a/ Quan niệm cực đoan (bác bỏ, bình luận) - Quan niệm 1: coi tiền bạc là tất cả, là mục đích của mọi hành vi và lẽ sống  dẫn đến hành vi kiếm tiền bằng mọi giá , mọi thủ đọan…dẫn đế vi phạm pháp luật nhà nước. - Quan niệm 2 : coi thường tiền bạc  không tu chí làm ăn, hoang phí trong sử dụng tiền bạc => Cả hai quan niệm này đều cực đoan, sai lầm. b/ Quan niệm đúng đắn: - Tiền bạc tự nó không đem lại hạnh phúc hay bất hạnh. Tất cả đều tùy thuộc vào cách kiếm tiền và mục đích sử dụng đồng tiền của từng người. - Tiền chỉ đem lại hạnh phúc cho người nào biết gắn hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của gia đình, cộng đồng ; biết vun đắp cho quyền lợi của bản thân nhưng cũng không làm thiệt hại và còn đem đến quyền lợi cho mọi người… III/ Kết bài : - Tiền và hạnh phúc có mối quan hệ tuy không hòan tòan gắn bó với nhau nhưng lại cũng không phủ nhận nhau.Bởi lẽ : có lúc đồng tiền trong sạch sẽ là một yếu tố, phương tiện giúp làm tăng thêm hạnh phúc. - Mỗi chúng ta cần nỗ lực để có được những đồng tiền thật sự có ý nghĩa từ bàn tay, khối óc của mình để làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội .Lúc ấy ta sẽ thật hạnh phúc biết bao. ------------------------------------------ @/ Đề 10 Điều đáng quý nhất trong cuộc sống I/ Mở bài : - Cuộc sống thật nhiều điều đáng quý. - Nhưng có thể nói: điều quý nhất trên cuộc đời chính là tình yêu và lòng nhân ái. II/ Thân bài : 1/ Tình yêu : - Là tình cảm cao đẹp của nhân loại. - Tình yêu có thể được hình thành, tồn taị dựa trên nhiều mối quan hệ khác nhau. 2/ Các phương diện khác nhau của tình yêu: - Ở mỗi phương diện ( tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu với người thân trong gia đình; tình yêu đôi lứa, tình yêu đồng loại…) tình yêu lại mang một dáng vẻ riêng. + Tình yêu quê hương đất nước là thứ tình cảm có tính cội nguồn cho mọi thứ tình yêu khác …  nó thiêng liêng, tha thiết . + Tình yêu với đồng loại thường đi cùng với lòng nhân ái , thể hiện sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ…với những người có hòan cảnh bất hạnh. + Tình yêu với người thân trong gia đình ( tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…) thường thể hiện ở sự hy sinh. + Tình yêu đôi lứa thường gắn liền với sự nhớ nhung, chia sẻ, đem lại hạnh phúc cho cả người yêu lẫn người được yêu. III/ Kết bài : - Tình yêu là quý giá. - Cần nâng niu , trân trọng và làm giàu nó lên bằng chính tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp của mỗi người. @/ Đề 11 “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường” ( Điđơrô ) I/ Mở bài : - Mục đích là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi người trong cuộc đời. - Bàn về vấn đề mục đích trong cuộc sống, nhà văn Pháp Điđơrô đã từng nói : “Nếu không có mục đích…..tầm thường”. II/ Thân bài : 1/ Giải thích: Mục đích là gì? Mục đích tầm thường là gì? - Là yêu cầu đặt ra trước khi thực hiện một công việc và ta phải phấn đấu để đạt được yêu cầu đó. - Mục đích chính là kết quả của hành động, là kim chỉ nam hướng con người thực hiện công việc đã đặt ra. - Mục đích tầm thường : Là kết quả của mục đích đó chỉ tạo ra lợi ích cá nhân, vị kỷ. Người sống và thực hiện mục đích tầm thường chỉ là người tầm thường ích kỷ, không có lợi cho xã hội, cho cộng đồng. Ý nghĩa câu nói: con người sống phải có ước mơ, lí tưởng và khát vọng lớn lao, để hoàn thiện nhân cách, năng lực giúp mình, giúp đời. 2/ Phân tích, chứng minh: Tại sao? a) Con người phải sống và làm việc có mục đích vì: - Có mục đích mới có động lực thúc đẩy để chúng ta làm việc có hiệu quả. - Có mục đích mới giúp chúng ta hứng thú trong công việc, giúp cho con người có thêm niềm tin, hy vọng để phấn đấu thực hiện công việc đã đặt ra . Nếu không có mục đích , con người trở nên thụ động, bạc nhược, thiếu niềm tin vào công việc; không có ý chí phấn đấu… cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa và không thành công ở bất cứ lĩnh vực nào. con người trở nên tầm thường, đất nước lạc hậu. b) Mục đích tầm thường không làm nên điều vĩ đại: - Mục đích tầm thường sẽ làm cho nhận thức và hành động của con người trở nên nhỏ bé, thiển cận, thậm chí bất chấp thủ đoạn và hủy hoại nhân cách. Điều đó không thể làm nên điều gì vĩ đại . 3 Bình luận: - Đánh giá: câu nói trên hoàn toàn đúng - Phản đề: III/ Kết bài : - Con người cần sống và làm việc có mục đích, như thế sẽ đem lại hiệu quả trong công việc, cuộc sống vì thế mà có ý nghĩa hơn. - Mục đích sống tốt không những đem lại lợi ích cho chính bản thân mà ch cả xã hội. -------------------------------------- @/ Đề 12 Bệnh thành tích Một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. I/ Mở bài : - Đất nước ta đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều mặt tiêu cực. - Một trong những mặt tiêu cực ấy là “Bệnh thành tích” - một căn bệnh nguy hiểm cần phải được giải quyết triệt để. II/ Thân bài : 1/ Thành tích là gì?Vì sao thành tích lại được xem là một căn bệnh? - Thành tích : là những kết quả được đánh giá tốt, là caí mà người ta đặt ra làm mục tiêu để vươn tới về bản chất là tốt . - Thành tích chỉ được xem là “bệnh” khi nó bị biến dạng để biến nhận thức và hành động của một người, một tập thể, một xã hội rơi vào tình trạng ảo tưởng để mưu cầu quyền lợi , hư danh một cách thấp hèn, vị kỷ…- từ đó nó chẳng khác nào là một căn bệnh âm ỉ, lây lan trong xã hội. 2/ Những biểu hiện và nguyên nhân của căn bệnh thành tích hiện nay: - Những biểu hiện. - Nguyên nhân : + Nguyên nhân chủ quan. + Nguyên nhân khách quan. 3/ Hậu quả và tác hại của căn bệnh : - Tác hại - Hậu quả : 4/ Biện pháp để “chữa trị” căn bệnh thành tích. - Giáo dục về nhận thức và ý thức cho mọi người bằng việc đi vào đánh giá thành tích thật. - Nhà nước và mỗi ngành, mỗi địa phương cần kiểm tra , theo dõi chất lượng và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân và tập thể một cách sát sao, có trách nhiệm.. III/ Kết bài: - Bài học rút ra cho bản thân và cho mọi người. @/ Đề 13 Trong bài thơ “Một khúc ca xuân” ( 12/1977), Tố Hữu có viết: Nếu là con chim , là chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Anh/ chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm sống đẹp được thể hiện qua đọan thơ trên. I/ Mở bài: - Con người sinh ra được “vay mượn” từ tạo hóa, từ cha mẹ, từ mọi người xung quanh. - Vì vậy , để nói về lẽ - vay trả ở đời, Tố Hữu đã viết : “ Là con chím………………………. ………………………………8…………….. …………………………………… Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” ( “ Một khúc ca xuân”) II/ Thân bài : 1/ Nội dung của đọan thơ : - Tố Hữu mượn hình ảnh con chim, chiếc lá để minh họa cho lí tưởng “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”: + Con chim được tạo hóa ban cho giọng hót  hót làm vui thiên nhiên, vui cuộc đời. + Chiếc lá được thừa hưởng ánh nắng ban mai và khí trời … lá phải xanh tươi tô đẹp cho cuộc sống. => Thiên nhiên thật đẹp, thật ý nghĩa khi nó được làm đẹp, làm vui cho cuộc sống. - Con người cũng vậy , từ lúc sinh ra, lớn lên đã vay mượn , thừa hưởng tất cả từ cha mẹ , từ quê hương, đất nước.( về vật chất, tinh thần). Cho nên, cần phải biết ghi ơn và trả ơn bằng thái độ, tình cảm, hành động cụ thể : + Sống có lý tưởng, có mục đích tốt đẹp.( d/c) + Không ngừng hòan thiện nhân cách, đạo đức .(d/c) + Biết gắn bó, san sẻ và hy sinh bằng hành động thiết thực, có ý nghĩa.( d/c) => Con người thật đẹp khi biết sống đạo nghĩa và cống hiến cho cuộc đời. 2/ Ý nghĩa của bài thơ : - Là lời giáo huấn, lời nhắc nhở tâm huyết của nhà thơ gửi đến tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. - Là lời tuyên ngôn về một lẽ sống đẹp : Sống là cho vì đó là hạnh phúc - hạnh phúc khi được cống hiến cho cuộc đời. III/ Kết bài : - Phải biết cống hiến.Liên hệ về quan niệm nhân sinh tích cực của bản thân. -------------------------------------------- * Đề 14 Trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Hêminh-uê, ông Xan-ti-a-gô nghĩ : “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. Anh /chị hãy viết một bài văn ngắn, trình bày ý kiến của mình về suy nghĩ trên DÀN Ý : I/Mở baì : - Trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Hêminh-uê, ông Xan-ti-a-gô nghĩ : “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. - Phải chăng, suy nghĩ của Xan- ti-a-gô muốn khẳng định: Con người trong bất cứ hòan cảnh nào, bằng ý chí và nghị lực của mình cũng có thể chiến thắng trên hành trình thực hiện ước mơ của mình. II/Thân bài: 1/Ý nghĩa chứa đựng trong suy nghĩ của ông lão Xan –ti-a-gô ( giải thích): - Suy nghĩ trên của ông lão được xuất hiện khi ông ở vào hòan cảnh gay cấn: con cá mập đầu tiên tấn công con cá kiếm (thành quả lao động của ông lão vừa có được). Mặc dù suy kiệt về thể xác sau ba nagỳ chiến đâú với con cá kiếm, ông lão vẫn kiên cường chiến đấu với con cá mập.Ông đã giết được nó nhưng dự cảm đàn cá mập khác sẽ kéo đến, ông khó giữ được thành quả lao động của mình. - Câu nói thể hiện quyết tâm đương đầuvới đàn cá mập trong mọi tình huống , hòan cảnh bất lợi của ông lão. Cho nên ở đây, “hủy diệt” có thể hiểu là con người có thể bị thương, có thể chết hoặc mất mát, thất bại về vật chất. Nhưng con người “không thể bị đánh bại” về ý chí, nghị lực, khao khát. Câu nói khẳng định niềm tin vào sức mạnh, ý chí và khả năng tồn tại của con người trong bất lỳ hòan cảnh nào. 2/ Ý nghĩa của vấn đề được thể hiện trong suy nghĩ của Xan-ti-a-gô : ( pt, cm,bl) - Trong cuộc sống, con người phải đối diện với nhiều thử thách, có khi rất nghiệt ngã. Nếu thiếu niềm tin, không có ý chí thì người ta dễ buông xuôi, nản lòng, chấp nhận đầu hàng hòan cảnh. - Ngược lại, nếu tin tưởng và bản thân, tin vào khả năng và sức sống bất diệt của con người thì sẽ vươn lên, quyết tâm vượt qua thử thách. Vd: + Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta … ( nêu dẫn chứng) 9 + Thục tế đời sống lao động của nhân dân ta …(nêu dẫn chứng cụ thể) III/ Kết bài : Bài học rút ra từ vấn đề bàn luận : - Phải có nghị lực và niềm tin… - Phải có niềm kiêu hãnh bằng sự quyết tâm của con người. Đề 15: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của Tố Hữu: “Ôi! Sông đẹp là thế nào hỡi bạn?” I. Mở bài: - Cuộc sống có ước mơ, hoài bảo, lí tưởng luôn đem lại cho con người một ý nghĩa sống tích cực. Thế nhưng không phải ai cũng xác định lí tưởng, ước mơ của mình. - Trả lời đúng câu hỏi của Tố Hữu “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” cũng có nghĩa là chúng ta đã xác định đúng “lối sống đẹp” cho mình. II. Thân bài: a. Giải thích “sống đẹp” là sống như thế nào? b. Phân tích các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp: Để sống đẹp, bản thân mỗi người cần xác định: - Lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp - Tâm hồn, tình cảm lành mạnh nhân hậu - Trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sang suốt - Hành động tích cực, lương thiện - Với thanh niên, học sinh, muốn trở thành người “sống đẹp”, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách. c. Chứng minh bình luận: nêu những tầm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực,…) III/Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của cách sống đẹp: Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người.Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay. - Rút ra bài học cho bản thân. Đề 16: Anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay? I/Mở bài : - Nêu tên hiện tượng và khái quát bản chất của hiện tượng. II/ Thân bài: 1/ Thế nào là “nghiê ên”? “nghiê ên” ka-ra-ô-kê, in-tơ-net có nghĩa là gì? - Nghiê ên là ham thích đến mức biến thành thói quen khó bỏ - Nghiê ên la-ra-ô-kê, in-tơ-net là không thể bỏ nó được gần như ở đâu, lúc nào trong đầu cũng luôn nhớ đến nó. 2/Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hiê n ê tượng trên: a/ Thực trạng : - Hiện tượng “nghiên” ê ka-ra-ô-kê, in-tơ-net” đang diễn ra lan tràn trong đời sống xã hội hiện nay; đặc biệt là trong thanh niên, học sinh . b/Nguyên nhân: - Khách quan: Khoa học công nghê ê phát triển, đời sống tinh thần con người ngày mô êt nâng cao, nhiều dịch vụ mọc lên nhiều tác đô êng trực tiếp đến môi trường sống của can người. - Chủ quan: Không phải ai cũng có đủ can đảm tránh xa những thói hư tâ êt xấu khi mình mắc phải. Nên dẫn đến tình trạng “nghiê ên” phần lớn là do ý thức chủ quan của mỗi người. 3/ Tác hại và hậu quả: viê êc “nghiê ên” ka-ra-ô-kê, in-tơ-net - Đối với bản thân: giết chết thời gian, phá vỡ tiền đồ, thâ êm chí trở thành người vô dụng. 10 - Đối với gia đình: tình thương yêu của người thân dành cho ngày mô êt mai mô êt, sống cô đơn, buồn tủi. - Đối với xã hô êi: mọi người xa lánh, cô êc đời trở nên vô vị, nhạt nhẽo. 4/Biện pháp khắc phục: - Các ngành chức năng cân đối cho phép kinh doanh, tăng cường kiểm tra thường xuyên liên tục, quy định chă êt chẽ thời gian, xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm. - Bản thân phải ý thức được rằng: “nghiê ên” ka-ra-ô-kê, in-tơ-net là xấu nên phải biết kiềm chế, tích cực tham gia các hoạt đô êng xã hô êi, học tâ êp để đẩy lùi căn bê ênh “nghiê ên” này. III/ Kết thúc vấn đề: - Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân Đề17 Nêu vai trò của Internet trong cuộc sống ngày nay. I/ Mở bài : - Thế giới trong những thập niên vừa qua, nhất là từ khi thực hiện cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật vào thập niên 80, đã có những bước phát triển thần kỳ và thật sự mạnh mẽ với hàng loạt thành tựu về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, chính trị, xã hội, an nình,…Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cho sự phát triển này, nhưng hầu hết các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu thế giới đều thừa nhận rằng, nguyên nhân chính cho sự phát triển đó là sự xuất hiện của Internet. - Sự xuất hiện của Internet đã thúc đẩy thế giới tiến nhanh về phía trước, và đưa cả thế giới sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên bùng nổ thông tin. II/Thân bài: 1/ Internet là gì? Đó là một mạng lưới thông tin trải rộng khắp toàn cầu, khắp các châu lục được kết nỗi bằng các thiết bị khoa học công nghệ cao như điện thoại di động, máy vi tính…Internet hiện nay là một trong những thành tố ko thể thiếu trong sự phát triển xã hội, kinh tế, an ninh và là một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người, nhất là ở các nước phát triển. 2/Vai trò và ảnh hưởng của Internet : - Như chúng ta đã biết, bất cứ vật thể nào cũng mang trong bản thân nó hai mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta ko thể nào phủ nhận được những tiêu cực mà Internet mang lại, khi có quá nhiều người chìm đắm vào thế giới “ảo” do nó tạo ra mà quên đi thế giới, cuộc sống thực tại của họ và gây ra hàng loạt loại bệnh mới như “nghiện net”, “nghiện chat”, “nghiên game”,…, có quá nhiều vụ lừa đảo phát triển ngày càng mạnh mẽ và Internet là một công cụ hữu hiệu cho những kẻ lừa đảo,…. - Nhưng song song với những tiêu cực mà chúng mang lại, đó là những mặt tích cực rất cần thiết cho sự phát triển và cuộc sống của con người. +Trước hết, Internet là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà ko một học giả uyên bác nào hay một thư viện nào có thể sánh bằng, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể tìm thấy những thông tin mà mình cần trong nguồn dự trữ đó chỉ với một vài thao tác, một vài thủ thuật đơn giản. (d.c) +Tiếp theo, Internet là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia trên mọi mặt, từ kinh tế, tài chính đến an ninh, quân sự,…bởi khả năng thông tin liên lạc một cách nhanh chóng và chính xác của nó. (d.c) +Ngoài ra, với hàng loạt những ứng dụng, tiện ích của internet như “game online”, “blog”, “chat”,… Intermet thật sự là một công cụ giải trí tuyệt vời mà chưa có một loại hình nào có thể sánh bằng.(d.c) - Như thế, rõ ràng Internet là một nhân tố tối quan trọng trong sự phát triển của loài ngoài, trong cuộc sống của con người hiện nay. Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay, việc ko biết Internet hay ko có Internet là một sự mất mát rất lớn cho sự phát triển. Thiết nghĩ, Nhà nước ta nên có những chính sách, chủ trương để giúp cho thế hệ học sinh ngày nay, những vị chủ nhân tương lai của đất nước có thể tiếp cận Internet một cách đúng hướng để trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức, thông tin cần thiết cho cho chính bản thân họ trong hiện tại và tương lai. III/ KẾT BÀI: Internet là một thứ ko thể thiếu trong kỷ nguyên thông tin mà chúng ta đang tồn tại, nếu ta ko biết đến nó, tức là ta đang tự tách mình ra khỏi dòng chảy tri thức, tiến bộ của cả nhân loại. Hãy học để biết nó và làm chủ nó, hãy nắm bắt lấy thế giới và tiếp cận với nhân loại, hãy trở thành một phần của nhân loại trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin này đây. 11 Đề 18. Nêu suy nghĩ về câu nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” I/ Mở bài : - Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người . - Trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia. -Thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu “Học tập là một cuốn vở không có hồi kết” để khoái thác trách nhiệm đó. II/ Thân bài: 1/ Học tập là gì? : - Đó là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi,….nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh,…Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. - Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi,…và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp,…Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học. 2/Tại sao lại nói : Học tập là một cuốn vở không có trang cuối? - Ta nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại. - Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,…được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích. - Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. 3/ Ý nghĩa của câu nói : Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ “Học, học nữa, học mãi”, học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,…để tồn tại, để chung sống và để phát triển. III/Kết bài : - “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự “đào mồ chôn mình”, nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại ấy nhé. Đề 19. Suy nghĩ của bạn về lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. I/Mở bài : - Có một lần, trên một chương trình truyền hình, tôi đã nhìn thấy hình ảnh những con linh cẩu sống thành bầy đàn hợp tác, hộ trợ nhau để săn bắt được những con mồi to lớn hơn. Khi đấy, tôi đã tự hỏi “Điều gì sẽ xảy ra, nếu một con linh cẩu ko sống với bầy đàn mà chỉ sống riêng lẻ”. - Và để rồi một lần khác, tôi đã tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó khi nghe thấy một lời dạy bảo của Đức Phật “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. 12 II/Thân bài - Lời dạy ấy của ngày thật giản dị mà sâu sắc bằng những hình ảnh rất cụ thể là “giọt nước” và “biển cả”. Giọt nước nhỏ bé và sẽ trở nên khô cạn đi nhanh chống nếu chỉ lẻ loi một mình nó, nhưng khi nó hòa vào biển lớn mênh mông, hòa vào hàng triệu, hàng tỉ giọt nước khác thì nó không bao giờ biến mất. - Và trong cuộc sống cũng thế, con người không thể nào chỉ sống mỗi một mình mà có thể sống được, tồn tại được. + Khi sống chỉ biết đến mình, không quan tâm đến mọi người, không có trách nhiệm với cộng đồng, vô tâm với xã hội,…thì tất nhiên, ta sẽ ko phải nhận dc những phiền toái do người khác, do cộng đồng, xã hội mang lại. Nhưng khi đó, ta cũng đã tự đánh mất những cơ hội nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ người khác. Và cũng có thể, ta đang tự làm hại chính bản thân ta một cách gián tiếp, vì ta là một phần trong cộng đồng, trong xã hội đó. + Hơn tất cả, “Con người là động vật có tinh thần” và cái “tinh thần” ấy bao gồm cả tính cộng đồng, đoàn kết bởi nhờ cái đoàn kết ấy mà từ thời xa xưa đến nay, con người mới có thể chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt mà tồn tại, phát triển. Nếu ta sống một lối sống “không cộng đồng, không xã hội”, tức là ta đã tự vứt bỏ đi phần “người” trong “con người” mình. + Ngược lại, nếu sống một cuộc sống hòa nhập, có trách nhiệm với cộng đồng, gắn kết với xã hội thì có thể ta sẽ phải cho đi rất nhiều, nhưng những thứ mà ta nhận được lại càng nhiều hơn. “Đoàn kết là sức mạnh”, chỉ có sự đoàn kết, sự gắn kết với nhau với cho ta sức mạnh để ta tồn tại, để ta phát triển trong thế giới này. Có những thứ một mình ta sẽ không làm được, nhưng một cộng đồng, một xã hội sẽ làm được. - Xã hội, cộng đồng là những cái mà ta không thể tách rời được cũng như “giọt nước” nếu tách rời “biển cả” thì sẽ nhanh chóng bị cạn khô. Thế nên khi ta sống, thì ta phải biết đến cộng đồng, phải có trách nhiệm với xã hội, phải biết hòa nhập với mọi người. II/Kết bài Lời dạy “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi” của Đức Phật là một lời dạy thật đơn giản những lại cho ta một bài học có giá trị suốt cả cuộc đời. Để học được bài học ấy không phải là điều dễ dàng, nhưng tôi tin tất cả chúng ta sẽ làm được, bởi vì chúng ta là con người. Đề 20: Học để biết.học để làm hoc để chung sống.học để tự khẳng định mình 1) . Học Để Biết: Làm người sự học đứng đầu Khai thông trí tuệ, mở sâu kho tàng Kiến thức từ học phát quang Như kho sách quý, vào hàng doanh nhân 2) . Học Để Làm: Chữ học đi với chữ hành Phát minh mọi vật do mình khéo tay Thành công bằng trí ta đây Sáng tác, thiết kế, điều hay để đời 3) . Học Để Chung Sống: Có học, có hạnh, nên người Hiếu, tình, trọn vẹn một đời thẳng ngay Lễ, nghĩa, trí, tín, sâu dầy Nước nhà không thẹn, nở mày tổ tông . Người trí dụng trí, rất thông Dụng nhân, sử thế, cân phân lòng người Trên dưới chung sống yên vui Lục hòa, hoan hỉ, chẳng lời thị phi . 4) . Học Để Khẳng Định Mình: Sự học, nền tảng cho mình 13 Tay chèo vững lái, lòng mình an nhiên Trí minh, khẳng định về mình Đứng trong trời đất, niềm tin lớn dần . Đó là 4 trụ cột lớn của giáo dục thế giới. 1. Học để biết: là tiền đề, sự khởi đầu của sự học. - Không phải ngẫu nhiên mà người xưa gọi các thầy giáo trường làng - những người dạy các chữ đầu tiên là thầy giáo ''khai tâm'' của mỗi người. Chính những chữ đầu đời ấy là viên gạch đầu tiên để con người xây nên lâu đài kiến thức của mình. - Cái biển kiến thức của nhân loại là không cùng; ''Việc học là quyển sách không trang cuối cùng'' (Bác Hồ). Dù là tiến sĩ, bác học đi chăng nữa, hiểu biết của mỗi người đều có giới hạn. Vì vậy, học để biết là học suốt đời. Học trong trường chỉ là học cách học, trang bị phương tiện để tự học. - Những chuyện như HS ngồi nhầm chỗ; bằng thật, học giả; học chỉ đạt danh vọng rồi ''nghỉ học''... đều trái với tiêu chí mà UNESCO đưa ra và trái với bản chất của sự học. 2. Học để làm: - Nguyên lý GD của chúng ta là ''Học đi đôi với hành, GD gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội''. Nhưng, từ hiểu biết đến vận dụng vào cuộc sống còn có một khoảng cách khá xa. + Chúng ta đã được nghe nói nhiều những ''thợ'' giải Toán, Lý từng đạt giải nhất, giải nhì trong kỳ thi HS giỏi cấp quốc gia khối THPT, (thậm chí là SV một trường kỹ thuật) nhưng loay hoay mãi không lắp nổi một chiếc máy thuộc động cơ bốn kỳ, một điều mà HS khối THCS các nước làm thành thạo. + Hằng ngày trên báo vẫn liên tục thông tin về việc các khu công nghiệp thiếu lao đông lành nghề. Trong khi nhiều SV, thợ kỹ thuật ra trường vẫn thất nghiệp.  Có lẽ đây là một trong những bất cập lớn của GD nước ta. 3. Học để làm người: - Người xưa coi học thiêng liêng như một thứ đạo-đạo học. Người ta cho con đi học, để mong đỗ đạt làm quan, nhưng phần lớn cho con đi học cốt lĩnh hội được ý tứ sâu xa của chữ thánh hiền để giữ đạo nhà, đạo làm người. Chính vì vậy mới có câu ''Tiên học lễ, hậu học văn''. Người xưa đề cao chữ lễ là đề cao đạo làm người (chứ không phải chữ lễ theo nghĩa hẹp mà nhiều người thường đưa ra tranh cãi). - Nền GD của ta hiện nay cũng rất đề cao GD đạo đức cho HS. Ngoài các môn chính như Đạo dức, Giáo dục pháp luật, Chính trị... thì việc GD rèn luyện hạnh kiểm HS được coi là một trong hai mặt chính của GD (hạnh kiểm và văn hóa). - Hiện nay, xã hội kêu nhiều về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận HS. Điều đó có lý do khách quan từ mặt trái của cơ chế thị trường, nhưng cũng có lý do chủ quan từ sự xem nhẹ, buông lơi của các nhà trường trong việc GD đạo đức HS,SV. 4. Học để chung sống cùng nhau: - Biết sống vì nhau để cùng phát triển là đỉnh cao của sự học. Những con người thiếu sự hiểu biết, không có năng lực làm việc, thiếu tính người, nếu ở cùng nhau sẽ là một tập hợp hỗn độn. - Biết chung sống cùng nhau là cả một nghệ thuật vận dụng hiểu biết vào thực tế, tìm ra cách ứng xử hợp lý trong từng hoàn cảnh nhất định. + Giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa các quốc gia với nhau, đều có sự đan xen giữa tình thương yêu đồng cảm và sự cạnh tranh, thậm chí đấu tranh với nhau để tồn tại và phát triển. + Xây đựng một cuộc sống trong đó con người sống với nhau chan hòa tình yêu thương, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là mục tiêu của xã hội. Trong cuộc sống có trăm ngàn mối quan hệ. Suy cho cùng, xử lý tốt các mối quan hệ thì phát triển, xử lý không tốt sẽ dẫn đến xung đột, ở tầm quốc gia có thể dẫn đến chiến tranh tang tóc. => Hiện nay chúng ta đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, nếu không học cách chung sống cùng nhau (bao gồm sống với những người cùng hội cùng thuyền và sống với đối tác), chắc chắn chúng ta sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan