Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Văn bản ôn truyền thống 15.10...

Tài liệu ôn truyền thống 15.10

.DOCX
3
305
132

Mô tả:

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác dân vận. Cách đây 87 năm, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương Chính trị, Điều lệ Đảng và Án nghị quyết về tình hình Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng. Nghị quyết đã ghi rõ: Trong các đảng bộ phải tổ chức ra các ban chuyên môn về các giới vận động như: Công vận, nông dân vận, thanh niên vận, phụ nữ vận, quân đội vận, Mặt trận phản đế.
BÀI ÔN TRUYỀN THỐNG 87 NĂM NGÀY CÔNG TÁC DÂN VẬN Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác dân vận. Cách đây 87 năm, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương Chính trị, Điều lệ Đảng và Án nghị quyết về tình hình Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng. Nghị quyết đã ghi rõ: Trong các đảng bộ phải tổ chức ra các ban chuyên môn về các giới vận động như: Công vận, nông dân vận, thanh niên vận, phụ nữ vận, quân đội vận, Mặt trận phản đế. Từ đó, ghi dấu ngày ra đời công tác dân vận của Đảng, mở ra một trang mới, một mốc son trong sự nghiệp công tác dân vận của Đảng. Ngày 31/8/1947, Thường vụ Trung ương Đảng ra Nghị quyết về xây dựng các ban chuyên môn, trong đó có Ban Dân vận (ở Trung ương gọi là Bộ Dân vận). Ngày 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận”, đăng trên báo Sự thật; nội dung bài báo được coi là cương lĩnh về công tác dân vận của Đảng. Chính vì vậy, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 15/10 hằng năm làm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và là “Ngày Dân vận của cả nước”. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã chứng minh đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, đó cũng là thắng lợi của nghệ thuật vận động quần chúng, của công tác dân vận. Các phong trào: Xô Viết Nghệ Tĩnh, Mặt trận Việt Minh, Ba sẵn sàng, Ba đảm đang, Năm xung phong… tiêu biểu cho “sức dân như nước” dưới sự lãnh đạo, tổ chức lực lượng của Đảng. Đảng biết dựa vào dân, tin ở dân, gắn bó với dân, tuyên truyền giác ngộ nhân dân, tổ chức tập hợp và hướng dẫn quần chúng nhân dân, mở rộng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Công tác dân vận đã góp phần củng cố niềm tin tuyệt đối của nhân dân đối với Đảng, Bác Hồ kính yêu với tấm lòng son sắt, thủy chung, không gì lay chuyển được và góp phần làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Thực tiễn lịch sử của Đảng ta trong 86 năm qua cho thấy, đội ngũ lãnh đạo của Đảng, kể cả các lãnh tụ đều là những cán bộ giỏi làm công tác dân vận, đều trải qua thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng mà trưởng thành. Xác định công tác dân vận là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng ta đều có những chủ trương, quyết sách lớn về công tác dân vận, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Bước vào thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới và rút ra bốn bài học, trong đó có bài học quan trọng là: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc”, “xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”. Có thể nói trong giai đoạn này, công tác dân vận của Đảng càng được khẳng định rõ nét cả về lý luận và thực tiễn. Ngày 27/3/1990, Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VI) đã ban hành Nghị quyết số 08B/NQ-HNTW về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”, đây là Nghị quyết rất quan trọng, định hướng công tác dân vận của Đảng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tại Đại hội VII, Đảng ta xác định phải xây dựng cơ chế để thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; Bộ Chính trị (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ công tác vận động quần chúng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khoá IX) đã ban hành các Nghị quyết về: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo. Bộ Chính trị (khóa X) đã ra Quyết định số 290-QĐ/TW về việc ban hành “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”, được coi là văn bản đầu tiên của Đảng có tính chế định về chế độ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác dân vận trong hệ thống chính trị ở nước ta. Đảng ta và Bác Hồ luôn xác định dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta và đã dành rất nhiều tâm sức cho nhiệm vụ quan trọng này. Chỉ tính riêng thời gian gần đây, Trung ương Đảng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo mang tính chiến lược về công tác dân vận, như Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI "Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới"; Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị khóa X "Về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị"; Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI "Về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội"; Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI "ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền"... Năm 2015, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo tổng kết 17 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII "Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở", sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW và Đề án "Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số". Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước ta trong 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, đề ra Chương trình phát triển kinh tế - xã hội và 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nhiệm vụ về công tác dân vận với 5 yêu cầu: (1) Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (2) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân. (3) Kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát". (4) Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước. Thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. (5) Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận. Tổng kết 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng một lần nữa rút ra các bài học, trong đó có bài học: Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, dân là gốc, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân Qua quá trình 87 năm từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta luôn coi trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác dân vận; đồng thời đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể và đội ngũ cán bộ dân vận tiếp tục nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác dân vận, tăng cường quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn. Mỗi đơn vị và từng cá nhân tích cực, tự giác tham gia đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thi đua “Dân vận khéo” phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi chúc công tác dân vận của chúng ta ngày càng thực sự đổi mới và đạt được nhiều thành tích mới, tiếp tục góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta tiến lên giành nhiều thắng lợi mới to lớn hơn nữa vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan