Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán - Kiểm toán Kế toán Ôn thi kế toán tài chính nâng cao...

Tài liệu Ôn thi kế toán tài chính nâng cao

.PDF
42
1383
127

Mô tả:

Ôn thi kế toán tài chính nâng cao
Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG VÀ VÍ DỤ MINH HỌA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NÂNG CAO NĂM 2016 Chủ đề 1: Trình bày chỉ tiêu liên quan trên BCTC. Nguồn: Chuẩn mực 21, TT 200, TT161... Ví dụ 1.1. a. Doanh nghiệp A đang thực hiện lập báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N, có bảng tổng hợp số dư chi tiết một số tài khoản sau (Đơn vị: 1000đ): Tên tài khoản Số dư nợ Tài khoản 131 Công ty A Công ty B Công ty C Công ty D Số dư có 550.000 120.000 350.000 250.000 170.000 Thuyết minh bổ sung: 1. Khoản nợ phải thu của công ty A liên quan đến nghiệp vụ bán hàng ngày 1/12/N, thời hạn nợ theo hợp đồng là 6 tháng. 2. Khoản nợ phải thu công ty B liên quan đến hợp đồng bán hàng ngày 20/12/N, theo hợp đồng, thời hạn nợ phải thu là 18 tháng. 3. Khoản nợ phải thu của công ty C liên quan đến hợp đồng bán hàng ngày 1/2/N, thời hạn nợ theo hợp đồng là 12 tháng. 4. Công ty D ứng trước tiền hàng để mua hàng theo hợp đồng đã kí ngày 25/12/N. Theo hợp đồng, thời hạn giao hàng là 10/1/N+1. Yêu cầu: Từ những thông tin trên, hãy lập và giải thích cách lập các chỉ tiêu liên quan trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N. b. Doanh nghiệp A đang thực hiện lập BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N, có bảng tổng hợp số dư chi tiết một số tài khoản sau (Đơn vị: 1000đ): Tên tài khoản Số dư nợ Tài khoản 331 Công ty K Công ty H Công ty G Công ty F Số dư Có 3. 500.000 1.250.000 2.450.000 50.000 150.000 Thông tin bổ sung: Advanced financial accounting 2016 1 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC 1. Khoản nợ phải trả công ty K liên quan đến hợp đồng mua tài sản cố định ngày 1/12/N. Thời hạn trả nợ theo hợp đồng là 18 tháng. 2. Khoản nợ phải trả công ty H liên quan đến hợp đồng mua TSCĐ theo hình thức mua trả góp ngày 1/1/N. Số tiền đã trả trong năm N là 250.000. Số tiền dự kiến phải trả cho năm N+1 là 350.000. 3. Ứng trước cho công ty G và F để mua hàng hóa dịch vụ theo hợp đồng đã kí tháng 12/N. Việc nhận hàng sẽ được thực hiện trong tháng 1/N+1. Yêu cầu: Từ những thông tin trên, hãy lập và giải thích cách lập các chỉ tiêu liên quan trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N. Ví dụ 1.2. Câu 3 (2,5 điểm) – Đề thi chẵn năm 2007 Trích bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N (Đơn vị tính 1.000đ) Tài sản Mã số Số cuối năm Số đầu năm Tài sản cố định hữu hình 221 40.000.000 42.000.000 Nguyên giá 222 70.000.000 75.000.000 Giá trị hao mòn lũy kế 223 (30.000.000) (33.000.000) Yêu cầu: 1. Giải thích nội dung kinh tế số liệu phản ánh trên các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán đã trích trên đây. 2. Để lập số liệu trên BCĐKT như trên, kế toán lấy căn cứ số liệu như thế nào? Chủ đề 2: Xử lý các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ Lưu ý: Chuẩn mực 10, TT 200, TT 53 và tham khảo thông tư 179(Đơn vị tính: 1000đ) Ví dụ 2.1 A. Số dư đầu tháng 12/N TK 1122 (USD): 10.000 USD, tỷ giá 21,2; TK 131 chi tiết khách hàng A: 15.000 USD, tỷ giá 21,5; TK 331 chi tiết người bán K: 10.000 USD, tỷ giá nhận nợ là 21,6/USD. Doanh nghiệp không có khoản mục tiền tệ là ngoại tệ nào khác. B. Tình hình tăng giảm TGNH ngoại tệ trong tháng như sau o 5/12: Tăng 5000 USD do khách hàng thanh toán nợ phải thu, tỷ giá khi cho nợ là 21,5/USD, tỷ giá thực tế mua của ngân hàng là: 21,6/USD o 10/12: Giảm 10.000 thanh toán nợ phải trả cho người bán, tỷ giá khi nhận nợ là 21,6/USD tỷ giá thực tế bán của ngân hàng là 21,5 /USD. o 15/12: Nhập kho hàng hóa nhập khẩu, giá mua 10.000 USD, chưa thanh toán tiền (Thời hạn thanh toán 10 ngày), thuế Nhập khẩu phải nộp 10%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Tỷ giá thực tế bán của ngân hàng là 21,55/USD; tỷ giá thực tế mua của ngân hàng Advanced financial accounting 2016 2 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC là 21,47/USD. Doanh nghiệp đã nộp thuế bằng TGNH VNĐ, tỷ giá hải quan quy định ngày 15/12: 21,5. o 25/12: Vay ngắn hạn bằng USD để thanh toán tiền nhập khẩu lô hàng ngày 15/12. Ngân hàng chuyển thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp. Tỷ giá thực tế bán của ngân hàng là: 21,7/USD. o Tại ngày 31/12/N, tỷ giá mua/bán của ngân hàng thương mại lần lượt là 21,65 và 21,7/USD. Yêu cầu: Hãy tính toán, lập các định khoản kế toán liên quan, kể cả đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ. Biết rằng: Doanh nghiệp tính tỷ giá ghi sổ cho TK 112 theo phương pháp bình quân liên hoàn; TK 131, 331 theo tỷ giá đích danh. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX; Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tỷ giá nêu trong bài là tại ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp có mở tài khoản ngoại tệ và giao dịch thường xuyên. Ví dụ 2.2. Tại công ty A, có tài liệu sau: Lô hàng nhận ủy thác xuất khẩu cho công ty C theo giá FOB hải phòng, trị giá 100.000 USD đã hoàn thành thủ tục hải quan, xác định là đã tiêu thụ, đã thu bằng TGNH. Thuế xuất khẩu phải nộp là 1% giá tính thuế 100.000 USD, đã nộp bằng TGNH VNĐ (Công ty C đã chuyển vào TK của DN). DN lập hóa đơn GTGT cho hoa hồng ủy thác được hưởng là 3% trên giá trị hợp đồng, thuế GTGT dịch vụ ủy thác là 10%; Ghi nhận khoản nợ phải thu của công ty C theo VNĐ (Hoa hồng ủy thác được tính theo giá trị hợp đồng, quy đổi theo tỷ giá 21.500đ/USD; Tỷ giá để quy đổi tính thuế XK là 21.500đ/USD). Yêu cầu: 1. Định khoản kế toán nghiệp vụ kinh tế nêu trên tại công ty A, biết tỷ giá áp dụng là tỷ giá mua ngoại tệ của NHTM là: 21.500đ/USD. 2. Giả sử giá vốn của lô hàng là 1.500.000 (ngàn đồng), định khoản nghiệp vụ trên tại công ty C, biết tỷ giá mua của NHTM mà công ty C có giao dịch thường xuyên là: 21.500 đ/USD. Ví dụ 2.3. Tại doanh nghiệp A có tài liệu sau: Thu được nợ của khách hàng nước ngoài trước hạn bằng Tiền gửi ngoại tệ, chiết khấu cho khách hàng 1%. Biết nợ gốc là 200.000 USD, tỷ giá TT là 20,5/USD. Tỷ giá khi thanh toán nợ theo tỷ giá mua của NHTM là 21,5/USD. Yêu cầu: Định khoản kế toán nghiệp vụ kinh tế nêu trên. Advanced financial accounting 2016 3 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC Ví dụ 2.4. Tại doanh nghiệp A có tài liệu sau: Nhập khẩu hàng hóa theo giá CIF Cửa Lò, trị giá 300.000 USD. Tiền mua hàng trả bằng ngoại tệ kí quỹ ngắn hạn 180.000 USD. Số còn lại trả bằng ngoại tệ vay ngắn hạn (Đã báo Nợ). Thuế NK phải nộp 15% trên giá tính thuế 310.000 USD. Thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng NK là 30%, thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp 10%. Doanh nghiệp đã nộp thuế bằng TGNH – VND. Chi phí vận chuyển hàng về nhập kho đã chi bằng TGNH – VND, hóa đơn GTGT giá chưa có thuế 40.000.000đ, thuế GTGT 10%, hàng nhập kho đủ. Biết: tỷ giá bán của ngân hàng thương mại là 21.300đ/USD. Tỷ giá thực tế khi kĩ quỹ là 21.000đ/USD. Tỷ giá quy đổi tính thuế của hải quan là 21.300đ/USD. Yêu cầu: Định khoản kế toán nghiệp vụ kinh tế nêu trên? Ví dụ 2.5 Công ty A nhận nhập khẩu ủy thác cho công ty B, có tình huống sau: - Công ty B chuyển TGNH 100.000 USD cho công ty A. (Tỷ giá bán của NHTM là 21.000đ/USD). - Công ty A nhận hàng hóa nhập khẩu và thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho người bán: 100.000 USD. Thuế Nhập khẩu 10% theo giá hóa đơn, thuế GTGT 10%. Công ty A kê khai và nộp thuế hộ bằng TGNH, tỷ giá tính thuế là 21.200đ/USD. - Công ty B đã thanh toán tiền thuế bằng TGNH. Công ty A bàn giao hàng hóa cho công ty B. Phí ủy thác nhập khẩu theo giá chưa có thuế GTGT: 120.000.000đ, thuế GTGT 10%, công ty B chưa thanh toán. Yêu cầu: 1. Tính toán, định khoản kế toán tại công ty A (Đơn vị tính: 1.000đ) 2. Tính toán, định khoản kế toán tại công ty B. Biết rằng, tại ngày công ty A giao hàng cho công ty B, tỷ giá mua của ngân hàng thương mại là 21.250 đ/USD. Ví dụ 2.6.  Ngày 01/01/N Công ty P ở Việt Nam mua 100% cổ phiếu đang lưu hành của Công ty S ở Thái Lan. Đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty con S là đồng USD. Tại ngày mua các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty S trên Bảng cân đối kế toán như sau: o Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 18.000 USD o Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 2.000 USD  Bảng cân đối kế toán của Công ty S tại ngày 31/12/N như sau: o Tổng tài sản: 66.000 USD o Tổng nợ phải trả: 44.000 USD o Tổng vốn chủ sở hữu: 22.000 USD (Trong đó LNST: 4.000 USD) Advanced financial accounting 2016 4 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC  Tổng hợp doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty S năm N như sau: Số tiềnUSD 20.000 Tổng doanh thu và thu nhập khác Tổng chi phí (gồm cả thuế TNDN) Lợi nhuận sau thuế TNDN (17.000) 3.000  Trong năm công ty S có chia cổ tức 1.000 USD  Thông tin về tỷ giá giữa đồng USD và đồng Việt Nam: + Tại thời điểm mua công ty S 01/01/N là: 1 USD = 20.000 đ. + Tại ngày 31/12/N là USD = 22.500 đ. + Trung bình cả năm N là 1 USD = 21.500 đ. + Tại thời điểm công bố cổ tức là USD = 21.000 đ. Yêu cầu: Hãy tính toán, xác định giá trị tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí và kết quả của công ty S theo VND tại 31/12/N? Xác định tổng mức chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi đơn vị tiền tệ từ USD sang VND. Chủ đề 3: Kế toán hàng tồn kho Nguồn: Chuẩn mực 02, QĐ 15. Ví dụ 3.1. DN K, tháng/12/N, có tình hình nhập xuất vật liệu A như sau (Đv: 1000đ; Tấn): Nhập Diễn giải SL (T) Đơn giá Xuất SL (T) Tồn 1.12 5.12/Nhập kho vật liệu mua chưa thanh toán tiền,Thuế GTGT 10%. 2.000 11.000 10/12.Xuất kho vật liệu dùng cho SX 500 12.000 20/12.Xuất kho vật liệu góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: Đơn giá được chấp nhận: 13.000. 25/12.Xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất 28/12.Nhập kho vật liệu mua ngoài đã thanh toán bằng chuyển khoản, thuế GTGT 10% Advanced financial accounting 2016 1.000 5 12.500 SL (T) Đơn giá 1.500 10.000 3.500 2.000 14.12.Nhập kho vật liệu thuê ngoài gia công chế biến. Đơn giá Tồn 1.500 2.000 600 1.400 1.000 400 1.400 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC Yêu cầu: 1. Tính toán xác định trị giá vốn thực tế vật liệu A xuất sử dụng trong kì, tồn cuối kì theo phương pháp nhập trước xuất trước? Lập định khoản kế toán liên quan? (DN kế toán hàng tồn kho theo PP KKTX) 2. Thực hiện yêu cầu trên trong trường hợp DN kế toán hàng tồn kho theo PP KKĐK (Biết lượng tồn kho kiểm kê cuối kì là: 1.400). Ví dụ 3.2 Câu 4, đề chẵn năm 2009. Doanh nghiệp H, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nguyên vật liệu A tồn kho đầu tháng 6/N 10.000 kg, đơn giá 20.000đ/kg. Trong tháng 6/N có tình hình sau: 1. Ngày 5.6, nhận được hóa đơn GTGT mua 20.000kg NVL A đã nhập kho từ ngày 4/5 theo giá tạm tính 20.000đ/kg, giá hóa đơn đã có thuế GTGT 10% là 23.100đ/kg. Do mức chênh lệch được xác định là không trọng yếu nên kế toán quyết định ghi nhận vào giá gốc NVL kì này. 2. Ngày 7/6, nhận được hóa đơn GTGT mua 42.000 kg NVL A, giá hóa đơn đã có thuế GTGT 10%: 24.200đ/kg, chưa trả tiền người bán. 3. Ngày 9/6, nhận được phiếu nhập kho 40.000 kg NVL A của hóa đơn GTGT mua NVLA ngày 7/6, số thiếu chưa rõ nguyên nhân. 4. Ngày 12/6, xuất kho 30.000 kg NVLA để chế biến SP X. 5. Ngày 18/6, xuất kho 5.000kg NVLA thuộc hóa đơn 7/6 để trả lại cho người bán, người bán đã chấp nhận và trừ vào nợ của DN. Yêu cầu: 1. Hãy tính toán giá NVLA theo phương pháp bình quân gia quyền cả kì dự trữ và định khoản các nghiệp vụ nói trên, Biết NVLA mua vào để SXSP thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 2. Thực hiện lại yêu cầu trên nếu DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì. Biết rằng, Biên bản kiểm kê cuối kì NVL A tồn: 15.000 kg. Ví dụ 3.3 Doanh nghiệp A, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong quý III năm N có các tài liệu sau: (Đơn vị tính: 1000đ) 1. Tồn kho đầu quý III: o Số dư TK 1531 tại ngày 1/7: Số lượng 20 CCDC K; đơn giá: 2.000 ; thành tiền: 40.000. Advanced financial accounting 2016 6 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC o Số dư TK 242 tại ngày 1/7 là 45.000 (Giá trị còn lại của CCDC đã xuất dùng từ quý II năm N là 15.000; giá trị còn lại số CCDC xuất dùng từ quý I năm N là 30.000 dự kiến phân bổ cho quý III, IV năm N). 2. Các nghiệp vụ phát sinh trong quý III: o Nhập kho 50 CCDC K do mua ngoài dùng cho hoạt động SXKD. Đơn giá mua chưa gồm thuế GTGT: 2.300, thuế suất thuế GTGT: 10%. DN đã thanh toán bằng TGNH. o Xuất kho 40 CCDC K cho phân xưởng sản xuất. Trị giá vốn của CCDC xuất kho được phân bổ cho 8 quý kể từ quý III năm N. Cuối quý kế toán thực hiện phân bổ giá trị CCDC vào chi phí quý III. o Phân xưởng sản xuất báo hỏng một số CCDC. Tổng giá vốn thực tế của số CCDC này khi xuất sử dụng trong quý II năm N là: 30.000, đã phân bổ 50% giá trị trong quý II/N. Phế liệu thu hồi nhập kho trị giá: 500. o Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng từ quý I/N, tính vào chi phí bán hàng quý III là 15.000. o Trong quý, mua thiết bị phụ tùng thay thế dự phòng cho việc sửa chữa tài sản cố định: Giá mua chưa có thuế GTGT: 50.000; thuế GTGT 10%, thanh toán bằng chuyển khoản. Phụ tùng thay thế thuộc loại dự trữ dài hạn. Yêu cầu: 1.Tính toán, lập các định khoản kế toán liên quan. (Tính giá vốn CCDC xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước)? 2. Lập chỉ tiêu liên quan đến chi phí trả trước, hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán lập cuối quý III năm N? (Biết rằng: Tổng hợp số dư nợ các tài khoản hàng tồn kho, chưa kể số dư TK 153 là 1.550.000). Ví dụ 3.4. DN thương mại H kinh doanh mặt hàng A, B đang thực hiện lập báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N, có tình hình sau về hàng hoá A (Đơn vị: 1000đ): TK 1561 – (HH A: Số lượng 1.500, đơn giá 10.000; HH B: 30.000.000) TK 1562: 300.000. Tình hình luân chuyển hàng hóa A: Diễn giải Nhập SL (T) Xuất ĐG mua ĐG mua SL (T) Tồn 1.12 Nhập kho SL (T) 1.500 2.000 ĐG mua 10.000 11.000 Xuất bán Nhập kho Tồn 1.000 1.500 12.000 Xuất bán Advanced financial accounting 2016 2.000 7 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC o Tình hình về hàng hoá B: Tồn kho đầu kì: 30.000.000; Tổng hợp nhập kho trong kì: 40.000.000; Tổng hợp xuất bán trong kì: 50.000.000; Tổng hợp tồn cuối kì: 20.000.000 o Tổng hợp chi phí mua hàng phát sinh trong tháng: 2.180.000. Yêu cầu: Tính toán, xác định trị giá vốn thực tế hàng A xuất bán trong kì, tồn cuối kì theo phương pháp bình quân cả kì theo hệ thống KKTX. Ví dụ 3.5. Câu 2, đề chẵn năm 2008 (1,0 điểm) Công ty Anh Đức có số dư hàng tồn kho theo giá gốc ngày 31/12/N như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đ). + Hàng hóa A là 400.000. + Nguyên vật liệu B: 300.000 (dùng để SX sản phẩm C) + Sản phẩm C là 500.000. Giá bán ước tính của hàng hóa A là 400.000, chi phí bán hàng ước tính của hàng hóa A là 25.000. Giá bán ước tính của NVL B là 280.000, chi phí BH ước tính là 10.000 Giá bán ước tính của SP C là 560.000, chi phí bán hàng ước tính là 20.000 Yêu cầu: Anh (Chị) hãy xác định số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập và hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi lập BCTC cho năm N. Biết rằng hàng tồn kho trên không thuộc diện chịu thuế GTGT và số dư có TK 2294 trước khi lập dự phòng năm N là 2.000. Ví dụ 3.6 Doanh nghiệp A, tại ngày 31/12/N, có tình hình sau: Hàng hóa A: Số lượng 1000, đơn giá 400 NVL B: Số lượng: 2000 kg, đơn giá 150 Sản phẩm C: Số lượng 5.000, đơn gía 100 Thông tin bổ sung tại ngày 31/12/N: 1. Đơn giá bán ước tính hàng hóa A là 400. Ngày 26/12 doanh nghiệp đã kí hợp đồng bán 500 đơn vị HHA cho khách hàng, giá bán thoả thuận trong hợp đồng là 430 (Hợp đồng không hủy ngang). Chi phí bán hàng (vận chuyển…) ước tính là 25/SP. 2. Đơn giá bán NVLB là 140, chi phí bán ước tính là 5. Theo kế hoạch DN chỉ sử dụng 1500 kg NVL B để SX sản phẩm C, còn lại không sử dụng, bán ra ngoài. 3. Đơn giá bán ước tính của SP C là 110, chi phí bán ước tính là 10. Tuy nhiên trong 5000 đơn vị tồn kho, có 10% hàng sắp đến hạn, doanh nghiệp dự kiến bán giảm giá với giá bán 90. Yêu cầu: Advanced financial accounting 2016 8 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC Xác định mức dự phòng cần trích lập cho năm N và lập bút toán ghi nhận số dự phòng. Biết rằng số dư 1.1.N TK 2294 là 10.000. Ví dụ 3.7 Doanh nghiệp H kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng có tình hình sau (Đơn vị tính 1.000 đ) - Ngày 29/9, Mua vật liệu A của công ty T. Theo hóa đơn GTGT: Số lượng 2.200 kg, đơn giá chưa có thuế: 10/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền. - Ngày 30/9, Theo phiếu nhập kho tương ứng, số lương thực tế nhập kho: 2.000 kg, thiếu 200 kg chưa xác định nguyên nhân thiếu. Yêu cầu: 1. Lập định khoản kế toán nghiệp vụ nêu trên? 2. Ngày 5/10: Giả sử tỷ lệ hao hụt vật tư trong quá trình vận chuyển là 5% tổng hàng mua, số hao hụt còn lại người vận chuyển phải bồi thường toàn bộ, hãy tính toán và lập định khoản xử lý số hàng thiếu? Ví dụ 3.8 Doanh nghiệp H kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng có tình hình sau (Đơn vị tính 1.000 đ) - Ngày 29/9, Mua vật liệu A của công ty T. Theo hóa đơn GTGT: Số lượng 2.200 kg, đơn giá chưa có thuế: 10/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền. - Ngày 30/9, Theo phiếu nhập kho tương ứng, số lượng thực tế nhập kho: 2.300 kg, thừa 100 kg chưa xác định nguyên nhân thừa. Yêu cầu: 1. Lập định khoản kế toán nghiệp vụ nêu trên? 2. Giả sử, ngày 5/10, xác định nguyên nhân thừa là do người bán giao nhầm, doanh nghiệp quyết định mua nốt số hàng thừa theo giá mua ngày 29/9. Người bán đã phát hành hóa đơn bổ sung, doanh nghiệp chưa thanh toán. 3. Giả sử ngày 5/10, xác định nguyên nhân thừa là do người bán giao nhầm. Doanh nghiệp tạm giữ hộ để trả lại người bán (DN đã lập phiếu xuất kho cho số hàng thừa). Ví dụ 3.9 Doanh nghiệp H kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng có tình hình sau (Đơn vị tính 1.000 đ) - Ngày 1/9, Tồn kho NVL A: 1.700 kg, đơn giá 95/kg. (Tồn kho số hàng mua của công ty K cuối tháng 8/N. Trong đó có 200kg NVL A có chất lượng không đảm bảo, DN đang đề nghị trả lại cho người bán. Advanced financial accounting 2016 9 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC - Ngày 5/9, Mua vật liệu A của công ty T. Theo hóa đơn GTGT: Số lượng 2.200 kg, đơn giá chưa có thuế: 100/kg, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền. - Ngày 10/9, xuất trả lại NVL cho người bán 200 kg thuộc lô hàng tồn đầu kì. Đồng thời, do vi phạm hợp đồng kinh tế nhà cung cấp chấp nhận chịu phạt vi phạm hợp đồng, mức phạt là: 3.000. - Ngày 15/9, xuất 2000 kg NVL A dùng cho sản xuất sản phẩm. - Ngày 30/9, Công ty T cho doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại liên quan đến số hàng đã mua trong tháng 9. Mức chiết khấu tính theo tỷ lệ 3% giá bán không gồm thuế GTGT, tiền chiết khấu và thuế GTGT giảm được trừ vào tiền hàng chưa thanh toán của doanh nghiệp. Yêu cầu: Lập định khoản kế toán nghiệp vụ nêu trên? Biết rằng, Doanh nghiệp H tính giá NVL xuất kho theo phương pháp NT – XT. Chủ đề 4 : Kế toán chi phí SX, thành phẩm theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho Nguồn: Chuẩn mực 02, Thông tư 200/2014. Ví dụ 4.1. Trích tài liệu của DN SX A như sau (Đvt: 1.000đ): 1. Xuất NVL để SX SP: 10.000, để quản lý PX: 1.400. 2. Cuối kì trước còn lại tại phân xưởng SX số lượng VL dùng cho SXSP, trị giá: 1.500 3. Mua ngoài VL xuất dùng thẳng cho SX tại phân xưởng, gía mua chưa có thuế GTGT: 5.000, thuế GTGT 500, chưa trả tiền người bán. 4. Cuối kì, bộ phận sản xuất phân xưởng kiểm kê, xác định số lượng NVL chưa sử dụng hết, nhập lại kho, trị giá 2.200. 5. Trong kì phế liệu thu hồi từ việc sử dụng vật liệu trong sản xuất, đã nhập kho, trị giá bán ước tính: 300. 6. Vật liệu thực tế phát sinh trên mức bình thường không tính vào chi phí SXSP trong kì có giá trị là 100. Yêu cầu: Hãy xác định chi phí VLTT thực tế sử dụng vào SXSP trong kì? Lập định khoản kế toán liên quan? Ví dụ 4.2. Doanh nghiệp sản xuất M kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong kì có tài liệu sau (Đvt: 1000đ) I. Số dư đầu tháng 12/N của một số TK: TK 155: Chi tiết: 155A: 42.400.000 (200 SP A) II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/N: Advanced financial accounting 2016 10 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC A. Tổng hợp chi phí sản xuất: 1. Xuất kho NVL dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm: 150.000.000. 2. Tính tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp: 28.000.000, các khoản trích theo lương: 5.000.000; Tiền lương của bộ phận quản lý sản xuất: 8.000.000; các khoản trích theo lương: 1.500.000. 3. Chi phí sản xuất chung: - Xuất kho phụ tùng thay thế sửa chữa thường xuyên TSCĐ sản xuất: 500.000 - Xuất kho nhiên liệu dùng cho sản xuất: 3.000.000 - Xuất kho các loại CCDC tính toàn bộ giá trị vào chi phí sản xuất kì này: 2.000.000 - Trích khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất: 30.000.000 - Các khoản chi phí sản xuất khác chi bằng tiền tạm ứng: 500.000; chi bằng tiền mặt: 3.000.000 B. Báo cáo của phân xưởng sản xuất: Trong tháng sản xuất hoàn thành: 1000 SPA (Nhập kho: 800 SP còn lại chuyển gửi bán cho đại lý). Cuối kì không có sản phẩm dở dang. - Vật liệu chính còn thừa để lại phân xưởng cuối kỳ với giá thực tế: 5.000.000. - Trong tháng doanh nghiệp vận hành ở mức 80% công suất bình thường. Chi phí sản xuất chung cố định là 40.000.000. C. Yêu cầu: 1. Tính toán, lập định khoản kế toán liên quan đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong tháng biết doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên? 2. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KK ĐK, những nghiệp vụ nào ở trên sẽ có sự thay đổi, lập lại định khoản cho các nghiệp vụ đó và các nghiệp vụ phát sinh thêm. 3. Tính đơn giá bình quân SP A xuất kho theo phương pháp bình quân trong trường hợp DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và KK ĐK: Ví dụ 4.3. Câu 2, đề chẵn năm 2007 (1,5 điểm) Trong quý I năm N tại một doanh nghiệp sản xuất thành phẩm A, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có tài liệu sau: (Đơn vị tính 1.000đ) - Tồn kho ngày 1/1 Số lượng 1.000 SPA; Tổng giá thành SX thực tế: 1.000.000 - Nhập kho trong quý I, Số lượng 9.000 SPA; Tổng giá thành sản xuất thực tế 8.550.000. - Xuất trong quý 8.000 TPA, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá bán chưa có thuế GTGT 1.200/TP, thuế suất thuế GTGT 10%. Trong đó thu ngay bằng TGNH 60%. Yêu cầu: Advanced financial accounting 2016 11 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC 1. Xác định tổng giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho 2. Định khoản kế toán các nghiệp vụ liên quan 3. Giả sử trong quý không có biến động khác liên quan đến tài khoản 632 và TK 511, căn cứ tài liệu đã cho lập các chỉ tiêu liên quan trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý I (Dạng đầy đủ). Chủ đề 5. Kế toán tài sản cố định HH, VH Nguồn: Chuẩn mực số 03,04, TT 200, TT161, TT 45... Ví dụ 5.1 Doanh nghiệp A, tháng 9 /N có tình hình về TSCĐ HH như sau: (đv: 1.000đ). A. Số dư 1/9/N TK 211 – Dư nợ: 10.700.000; TK 2141 – Dư có: 2.500.000, TK 217 và TK 2147 có số dư là 0. B. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12 liên quan 1.Ngày 1/9, Bàn giao 1 nhà xưởng sản xuất từ đầu tư XDCB (Kế toán XDCB ghi chung sổ kế toán với đơn vị SXKD), NG: 1.200.000; Nhà xưởng được đầu tư từ nguồn vốn kinh doanh. 2. Ngày 16/9, Bàn giao 1 thiết bị cho bộ phận sản xuất nhập khẩu. Giá CIF là 20.000 USD, chưa thanh toán tiền; thuế nhập khẩu tính theo thuế suất 10%, thuế suất thuế GTGT nhập khẩu 10%. Doanh nghiệp đã nộp thuế bằng TGNH. Tỷ giá bán của NHTM là 21/USD. Tỷ giá áp dụng để tính thuế: 21/USD. Chi phí vận chuyển, lắp đặt chi bằng TGNH theo giá chưa có thuế GTGT là 18.000, thuế suất GTGT 10%, chưa thanh toán. 3. Ngày 1/9, Đưa 1 khu nhà văn phòng đi góp vốn liên doanh dài hạn. Nguyên giá: 600.000, đã khấu hao luỹ kế: 200.000. Hội đồng liên doanh đánh giá: 500.000. 4. Ngày 21/9, Nhượng bán 1 xe ôtô dùng ở bộ phận BH: Nguyên giá: 360.000, khấu hao luỹ kế: 200.000. Giá bán chưa có thuế: 150.000, thuế GTGT 10%; đã thu tiền gửi ngân hàng. 5. Ngày 1/9, Chuyển 1 khu nhà văn phòng hiện doanh nghiệp đang sử dụng cho đối tác thuê gồm: Nguyên giá quyền sử dụng đất 20 năm: 2.400.000; đã khấu hao: 240.000; Nguyên giá nhà văn phòng: 600.000, đã khấu hao: 60.000. Yêu cầu: 1. Định khoản kế toán cho các nghiệp vụ nêu trên? 2. Lập bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 9/N? Định khoản ghi nhận khấu hao tháng 9? (Biết rằng mức khấu hao tháng 8/N là: 245.000, trong đó tính cho bộ phận sản xuất 180.000, bộ phận bán hàng 20.000, bộ phận QLDN: 45.000. Các TSCĐ nêu trên đều có thời Advanced financial accounting 2016 12 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC gian sử dụng dự kiến 10 năm. Giá trị phải KH bằng nguyên giá; DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). 3. Giả sử trong tháng 10/N, không có tài sản cố định tăng, giảm. Hãy xác định số khấu hao tài sản cố định phải trích tháng 10 tính vào từng khoản mục chi phí. Ví dụ 5.2 Doanh nghiệp A, tháng 9/N có tình hình về TSCĐ HH như sau: (đv: 1.000đ). Ngày 16/9, Bàn giao 1 thiết bị cho bộ phận sản xuất do mua ngoài: Giá mua chưa gồm thuế GTGT: 450.000; thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền. Chi phí lắp đặt, chạy thử gồm: vật liệu 20.000, nhân công: 10.000, nhiên liệu 10.000. Kết quả chạy thử thu được 10 sản phẩm có giá ước tính 800/SP, phế liệu thu hồi trị giá: 2.000. Biết rằng TSCĐ được khấu hao 10 năm theo phương pháp đường thẳng. Yêu cầu: 1. Định khoản và Tính khấu hao TSCĐ cho năm N và năm N+10? 2. Giả sử, ngày 1/7/N+5, doanh nghiệp nhượng bán thiết bị này, giá nhượng bán 300.000, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng TGNH. Tính toán, định khoản liên quan? Ví dụ 5.3 Câu 4 (1,0 điểm) – Đề thi năm 2007. Ngày 1/1/N, Công ty HH trao đổi TSCĐ HH với công ty khác. Nguyên giá tài sản A đưa đi trao đổi là 950.000.000 đ, đã khấu hao: 250.000.000 đ, giá trị hợp lý được xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT là: 800.000.000 đ, thuế GTGT 10%. Giá trị hợp lý của tài sản cố định nhận về B chưa có thuế là: 870.000.000 đ, thuế GTGT 10%. Công ty HH thanh toán số tiền chênh lệch bằng TGNH thuộc quỹ đầu tư phát triển. TSCĐ nhận về được khấu hao hao phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh. Yêu cầu: 1. Định khoản kế toán tại công ty HH. 2. Giả sử tài sản cố định B có thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm, hãy xác định khấu hao tài sản cố định cho năm N. 3. Ngày 1/7 năm N+2, doanh nghiệp dùng TSCĐ B để góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Giá đánh giá lại của TSCĐ B bằng 120% giá trị ghi sổ còn lại. Hãy tính toán, định khoản liên quan. Ví dụ 5.4 Doanh nghiệp sản xuất nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 5/N có tình hình về TSCĐ như sau: (Đvt:1000 đ) 1. Đem 1 TSCĐ cố định ở bộ phận sản xuất trao đổi TSCĐ tương tự. TSCĐ đem đi trao đổi có nguyên giá 130.000, giá trị hao mòn lũy kế 10.000. Advanced financial accounting 2016 13 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC 2. Mua một TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng theo phương thức mua trả góp, giá chưa thuế theo phương thức bán trả một lần 118.000. Thuế GTGT 10%. Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng trả góp là 140.000. Doanh nghiệp đã trả trước một nửa bằng TGNH. Số còn lại trả trong 3 năm. Chi phí vận chuyển TSCĐ đã chi bằng tiền mặt 2.100, trong đó thuế GTGT 100. Nguồn tài trợ: Nguồn vốn kinh doanh. 4. Được cấp trên cấp 1 TSCĐ sử dụng cho bộ phận quản lý, giá trị tài sản ghi trên biên bản bàn giao 60.000; Hao mòn lũy kế: 20.000. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp chịu đã chi bằng tiền mặt: 2.000. 5. Chuyển 1 TSCĐ HH thành công cụ dụng cụ, NG 28.000. Giá trị hao mòn lũy kế 5.000; Giá trị còn lại được phân bổ cho 24 tháng. Ghi nhận số phân bổ tháng này. Yêu cầu: Định khoản kế toán các nghiệp vụ nêu trên? Ví dụ 5.5. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau: (1).Bán 1 TSCĐHH có nguyên giá: 120 triệu đồng, HM lũy kế: 30, với giá bán là 80 triệu đồng thu bằng chuyển khoản (thuế GTGT 10%). Giá trị hợp lý của tài sản là 80 triệu đồng. Đồng thời ký hợp đồng thuê lại chính tài sản cố định đó theo hợp đồng thuê hoạt động. (2).Giá thành công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành: 120.000; Biết rằng, doanh nghiệp đã trích trước chi phí sửa chữa lớn 80.000. Số còn lại doanh nghiệp phân bổ dần vào chi phí cho năm tiếp theo. (3).Mua 1 TSCĐ hữu hình bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, sử dụng cho hoạt động phúc lợi: Giá mua chưa có thuế GTGT: 600.000. thuế GTGT 10%. Thanh toán bằng TGNH. Cuối năm, phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ là 66.000. (4).Thanh lý TSCĐ Hữu hình đang dùng cho hoạt động phúc lợi, được đầu tư bằng quỹ phúc lợi: Nguyên giá: 350.000; Giá trị hao mòn lũy kế 330.000. Tiến bán thanh lý thu TGNH: Giá chưa có thuế GTGT: 30.000; thuế GTGT 10%. Chi phí thanh lý chi bằng Tiền mặt: 5.000. Ví dụ 5.6 Công ty ABC, đang thực hiện dự án nghiên cứu, triển khai một mẫu sản phẩm mới. Dự án bắt đầu triển khai từ 1/1/N. Tài liệu về chi phí liên quan đến dự án được ghi nhận được như sau: (Đvt: 1.000đ). - Giai đoạn nghiên cứu hoàn thành 30/09/N: Chi phí phát sinh gồm: Nhân công: 30.000; vật liệu 20.000, dịch vụ thuê ngoài đã thanh toán bằng TGNH: 20.000, thuế GTGT 10%. - Giai đoạn triển khai từ 1/10/N. Đến 31/12/N doanh nghiệp đã có bằng chứng đầy đủ về kết quả triển khai có khả năng thỏa mãn các điều kiện ghi nhận tài sản. Chi phí phát sinh tập hợp được trong giai đoạn này gồm: Nhân công: 40.000; vật liệu: 20.000, khấu hao 15.000. Advanced financial accounting 2016 14 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC - Ngày 30/6/N+1, doanh nghiệp ghi nhận tài sản vô hình: Chi phí phát sinh trong năm N+1 đến 30/6 gồm: Nhân công: 40.000; vật liệu: 15.000; khấu hao TSCĐ 20.000; Biết rằng, giá trị phế liệu thu hồi từ hoạt động triển khai là 2.000, nhập kho. Yêu cầu: Tính toán, định khoản ghi nhận chi phí, xác định nguyên giá TS vô hình hình thành theo các thời điểm nêu trên? (Biết rằng, doanh nghiệp ghi nhận ngay các chi phí liên quan đến hoạt động nghiên cứu, triển khai không được vốn hóa). Ví dụ 5.7 Anh/Chị hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau (Đơn vị tính 1.000đ) 1. Chi cho công tác khảo sát thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng gồm: tiền lương nhân viên: 50.000, các khoản trích theo lương: 12.000; Chi lưu trú bằng tiền tạm ứng: 20.000. Chi phí mua cơ sở dữ liệu khách hàng: 60.000, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng TGNH. Doanh nghiệp dự kiến phân bổ chi phí cho 2 năm tài chính kể từ năm hiện hành. 2. Chi nâng cấp phần mềm máy vi tính từ phần mềm kế toán hiện có (nguyên giá: 300.000, hao mòn lũy kế: 120.000, thời gian dự kiến sử dụng 10 năm, khấu hao đường thẳng). Chi phí nâng cấp thêm một số modul quản trị nhân sự, vật tư, bán hàng... 200.000, thuế GTGT 10%. Sau nâng cấp, thời gian sử dụng dự kiến và phương pháp khấu hao không thay đổi; tính và ghi nhận mức khấu hao năm hiện hành. 3. Chuyển quyền sử dụng đất doanh nghiệp đang sử dụng làm kho bãi vật tư sang mục đích cho thuê ngắn hạn: Nguyên giá 50.000.000; hao mòn lũy kế: 5.000.000. Khách hàng trả tiền thuê 1 lần cho 2 năm: 3.000.000, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng TGNH. Cuối năm, khách hàng yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê và chấp nhận bồi thường theo hợp đồng là 100.000. Doanh nghiệp chấp nhận và chuyển tiền trả lại khách hàng sau khi đã trừ tiền bồi thường. Doanh nghiệp chưa có kế hoạch cụ thể sử dụng quyển sử dụng đất này. Ví dụ 5.8. Doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong quý II/N có tình hình về sửa chữa TSCĐ như sau: (Đvt:1000 đ). I. Số dư đầu quý của một số tài khoản: TK 242: 90.000 (Chi tiết SCL TSCĐ ghi nhận từ quý I, dự kiến phân bổ trong năm N) TK 352: 70.000 (Chi tiết dự phòng SCL TSCĐ theo kế hoạch ở bộ phận QLDN) II. Tình hình sửa chữa TSCĐ trong quý II: Advanced financial accounting 2016 15 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC 1. Phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ đã phát sinh quý trước trước 30.000 tính vào chi phí của bộ phận sản xuất. 2. Doanh nghiệp tiến hành thuê ngoài sửa chữa định kì TSCĐ tại bộ phận sản xuất. Chi phí sửa chữa phát sinh được tập hợp như sau: Số tiền sửa chữa phải trả cho người nhận thầu: giá chưa thuế 100.000, thuế GTGT 10%. Trị giá phụ tùng xuất kho để thay thế: 40.000; Các chi phí khác bằng TGNH: giá chưa có thuế 20.000, thuế GTGT 10%. Công việc sửa chữa đã hoàn thành bàn giao trong quý. Chi phí sửa chữa dự kiến phân bổ vào chi phí cho 2 năm (8 quý) bắt đầu từ quý này. 3. Doanh nghiệp tiến hành tự sửa chữa định kì TSCĐ tại bộ phận quản lý Doanh nghiệp theo kế hoạch. Chi phí sửa chữa lớn phát sinh được tập hợp như sau: - Vật liệu xuất kho: 20.000. - Chi phí nhân công sửa chữa 40.000. - Phụ tùng thay thế (mua ngoài chuyển thẳng đến bộ phận sử dụng): giá chưa thuế 20.000, thuế GTGT 10% đã trả bằng TGNH. Công việc sửa chữa đã hoàn thành. Chi phí sửa chữa lớn được trừ vào khoản dự phòng sửa chữa lớn TSCĐ đã trích. Số dự phòng còn thiếu tính vào chi phí quý này. 4. Doanh nghịêp tiến hành nâng cấp 1 TSCĐ đang dùng ở bộ phận sản xuất. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng TGNH cho người nhận thầu sửa chữa: giá chưa có thuế là 120.000, thuế GTGT 10%. Xuất kho phụ tùng thay thế để nâng cấp, trị giá thực tế; 40.000. Trong tháng hoạt động nâng cấp đã hoàn thành, nghiệm thu. Nguồn tài trợ cho nâng cấp TSCĐ là quỹ đầu tư phát triển. 5. Tổng hợp chi phí sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị của bộ phận sản xuất trong tháng, tính vào chi phí trong tháng: Nguyên vật liệu: 2.000; nhân công: 3.000, khâu hao 2.000, chi phí khác bằng tiền: 1.500. 6. Ghi nhận dự phòng SCL TSCĐ ở bộ phận sản xuất: 300.000. Trong đó, dự phòng SCL dự kiến được thực hiện trong quý II năm sau là: 100.000; dự phòng SCL TSCĐ dự kiến được thực hiện trong quý IV năm sau là: 200.000. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế nêu trên? 2.Lập các chỉ tiêu liên quan đến chi phí trả trước, dự phòng phải trả trên bảng cân đối kế toán lập cuối quý II. Biết rằng, ngoài khoản dự phòng sửa chữa lớn TSCĐ, doanh nghiệp không có khoản dự phòng phải trả nào khác Chủ đề 6: Kế toán TSCĐ thuê tài chính, bán và tái thuê TSCĐ Nguồn: Chuẩn mực số 06, TT161, TT200 Ví dụ 6.1. Advanced financial accounting 2016 16 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC Tại doanh nghiệp A, có tài liệu sau: (Đơn vị tính 1.000đ) 1. Tháng 10/N, Doanh nghiệp bán TSCĐHH A cho công ty tài chính K. Nguyên giá TSCĐ: 2.100.000; giá trị hao mòn luỹ kế: 300.000. Giá bán chưa gồm thuế GTGT: 2.000.000, thuế GTGT 10%, Công ty K thanh toán toàn bộ bằng TGNH. 2. Doanh nghiệp đồng thời thuê lại TSCĐ A của công ty K theo phương thức thuê tài chính. Thời hạn thuê 5 năm. Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 2.000.000. Theo hợp đồng thuê tài chính quý IV/N, doanh nghiệp phải thanh toán. - Nợ gốc phải trả: 100.000. - Lãi phải trả: 40.000. - Thuế GTGT: 10.000. Ngày 31/12 doanh nghiệp đã thanh toán số tiền trả quý IV/N bằng TGNH. Phân bổ chênh lệch do bán và tái thuê TSCĐ… Yêu cầu: 1. Tính toán, lập định khoản cho các nghiệp vụ nêu trên (kể cả ghi nhận khấu hao của TSCĐ thuê tài chính theo phương pháp đường thẳng). 2. Giả sử toàn bộ chênh lệch giá bán với giá trị còn lại của TSCĐ A phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm N với thuế suất 22%, tính toán số liệu được tổng hợp và trình bày của các chỉ tiêu liên quan trên Bảng cân đối kế toán và BCKQ KD. Biết rằng, TSCĐ nêu trên dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm thuộc diện chịu thuế GTGT, DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ví dụ 6.2. Tại doanh nghiệp X, 1/1/N có tài liệu sau: (Đơn vị tính triệu đ) DN X có 1 TSCĐHH có nguyên giá: 110, HM lũy kế: 10, DN quyết định bán cho công ty cho thuê A với giá 70 thu bằng chuyển khoản (thuế GTGT 10%). Giá trị hợp lý của tài sản là 80. Đồng thời ký hợp đồng thuê lại chính tài sản cố định đó theo giá thuê 15/năm, thuế suất GTGT 10% và thời gian thuê 2 năm. Cuối năm N, ghi nhận tiền thuê tính vào chi phí sản xuất chung, thanh toán bằng TGNH. Biết rằng, mức giá thuê hiện tại trên thị trường phổ biến là 20/năm. Yêu cầu: Tính toán, định khoản kế toán nghiệp vụ nêu trên biết rằng doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ví dụ 6.3. Câu 3 đề chẵn năm 2009 Doanh nghiệp đi thuê một tòa nhà dưới hình thức thuê tài chính để cho thuê hoạt động, thời hạn thuê 10 năm, tài sản thuê có giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu theo giá chưa có thuế GTGT là 1.550.000; giá trị hợp lý của tài sản thuê chưa có thuế GTGT là 1.750.000; thuế GTGT 10%. Số nợ gốc phải trả kì này là 120.000. biết rằng nợ gốc phải trả ghi theo giá không bao gồm thuế GTGT. Advanced financial accounting 2016 17 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC Yêu cầu: Tính toán, định khoản nghiệp vụ nêu trên biết rằng doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Chủ đề 7: Kế toán bất động sản đầu tư Nguồn: Chuẩn mực 05, TT 200, TT 161 Ví dụ 7.1. Công ty ABC kinh doanh bất động sản. Trong quý III/N có một số hoạt động kinh tế sau: đầu (Đvt: 1.000 đ). I. Đầu tư tổ hợp BĐS để cho thuê: 1. Tổng hợp chi phí cho quá trình đầu tư xây dựng bao gồm: mua quyền sử dụng đất: 30.000.000; chi phí xây dựng, lắp đặt: 35.000.000; chi phí khác: 10.000.000. 2. Tổ hợp văn phòng cho thuê được hoàn thành, bàn giao vào 1/7/N. Doanh nghiệp dự kiến khai thác tòa nhà trong 50 năm. Ghi nhận khấu hao BĐS theo PP bình quân cho quý III/N. 3. Ngày 1/7/N, doanh nghiệp đã kí các hợp đồng cho thuê văn phòng. Theo quy định của hợp đồng, khách hàng trả trước tiền thuê cho 2 năm. Tổng trị giá chưa có thuế các hợp đồng là: 5.000.000, thuế GTGT 10%, thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản. Ghi nhận doanh thu cho thuê quý III/N. II. Các hoạt động khác diễn ra trong kì: 1. Trong kì, doanh nghiệp bán một căn hộ hiện đang dùng để cho thuê: Nguyên 3.500.000; hao mòn lũy kế 500.000; Giá bán chưa bao gồm thuế GTGT 10%: 4.000.000, khách hàng thanh toán bằng TGNH. Biết, khấu hao và doanh thu cho thuê của bất động sản này đã được ghi nhận. 2. Trong kì, doanh nghiệp chuyển 3 căn hộ hiện đang cho thuê sang mục đích bán: Nguyên giá: 15.000.000; hao mòn lũy kế: 4.500.000. Doanh nghiệp đã thuê cải tạo nâng cấp các căn hộ này: Chi phí cải tạo, nâng cấp không gồm thuế là 300.000, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng TGNH. Kết chuyển chi phí cải tạo, nâng cấp, ghi tăng giá gốc BĐS. 3. Hoàn thành đầu tư một tòa nhà chung cư bao gồm 120 căn hộ để bán. Trong đó, bàn giao ngay cho khách hàng đã mua 80 căn. Giá vốn của 80 căn đã bàn giao: 110.000.000; giá bán: 135.000.000, thuế GTGT 10%. Số căn hộ còn lại, tổng chi phí đầu tư theo quyết toán là 60.000.000. Doanh nghiệp bắt đầu triển khai cho mục đích bán. 4. Doanh nghiệp có một số lô đất nền đang nắm giữ chờ tăng giá. Giá trị ghi sổ tại thời điểm đầu kì là 60.000.000. Tại ngày 30/9, giá trị trường của số đất nền này giảm xuống còn 50.000.000. Kế toán ghi nhận khoản giảm giá BĐS chờ tăng giá. Yêu cầu: Hãy tính toán, định khoản các nghiệp vụ liên quan đối với công ty ABC. Biết rằng doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Advanced financial accounting 2016 18 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC Chủ đề 8: Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, thuế TNDN: Tham khảo: Chuẩn mực 14, Thông tư 200, TT 161... Ví dụ 8.1. Nguồn: Đề thi năm 2009 Câu 5 (3 điểm). Đầu tháng 6/N, sản phẩm A của công ty X tồn kho 20.000 kg, giá thành thực tế 20.000đ/kg, SP A gửi bán 40.000 kg, giá thành thực tế 19.000đ/kg. Trong tháng có tình hình sau: 1.Nhập kho SP A từ phân xưởng SX: 70.000 kg, giá thành thực tế 21.000đ/kg. 2. Xuất kho 30.000 kg SP A để vận chuyển cho khách hàng, chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng 10.500.000 đ, trong đó thuế GTGT 500.000 đ 3. Nhận được giấy báo có của ngân hàng về việc khách hàng đã thanh toán 40.000 kg SP A gửi bán từ tháng 4/N, số tiền 1.320.000.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. 4. Xuất kho 21.000 kg SPA để đổi lấy 1 TSCĐ HH Q của công ty T, giá trao đổi đã có thuế GTGT 10% là 33.000đ/kg SP A. Thuế suất thuế GTGT của TSCĐ HH là 5%. TSCĐ đã được đưa vào sử dụng trong tháng. 5. Nhập kho 10.000 kg SPA do khách hàng H trả lại, giá bán đã được khách hàng chấp nhận từ ngày 4/3 đã có thuế GTGT 10% là 33.000 đ/kg (Khách hàng chưa thanh toán), trị giá vốn SP A bán là 18.000đ/kg. 6. Xuất kho 20.000 kg SP A để bán cho khách hàng K, giá bán có thuế VAT được khách hàng K chấp nhận là 33.000đ/kg. Khách hàng K trả tiền cho công ty X bằng TGNH sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán. Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình trên vào tài khoản (Kể cả bút toán kết chuyển). Biết công ty tính giá thành SP Xuất kho theo PP BQ gia quyền cả kì dự trữ. Ví dụ 8.2. Doanh nghiệp H kinh doanh hàng hóa A, có tình hình sau: (Đơn vị: 1000đ) 1. Đầu tháng 12/N: Hàng hóa A tồn kho: Số lượng 60.000 kg; đơn giá: 10/kg; Hàng hóa A mua cuối tháng 11 đang đi đường: Số lượng: 8.000 kg, đơn giá 11/kg; Hàng hóa A gửi bán tại đại lý X: số lượng 10.000kg; Đơn giá vốn: 11/kg. Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa A là 10%; Giá bán chưa có thuế GTGT thống nhất trong tháng 12/N là 13/kg; Tính giá hàng hóa theo phương pháp nhập trước – xuất trước? 2. Trong tháng 12/N phát sinh các nghiệp vụ sau: (a). Ngày 3/12, doanh nghiệp vận chuyển thẳng số hàng đang đi đường cuối tháng 11 bán cho công ty T; Khách hàng đã nhận hàng và chấp nhận thanh toán. Chi phí vận chuyển hàng theo giá chưa có thuế GTGT: 2.000; thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt. Advanced financial accounting 2016 19 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance Ví dụ minh họa Kế toán Tài chính nâng cao 2016 PGS,TS. Mai Ngoc Anh - HVTC (b). Ngày 8/12, đại lý X thanh toán cho số hàng gửi bán tháng trước: Số lượng: 5.000kg. Đại lý đã thanh toán chuyển khoản sau khi trừ hoa hồng 5% giá bán, thuế GTGT của hoa hồng là 10%. Đồng thời đại lý trả lại số hàng chưa bán được, doanh nghiệp đã nhập kho. (c). Ngày 10/12, xuất kho 50.000 kg hàng hóa A bán cho khách hàng. Khách hàng thanh toán ngay bằng chuyển khoản sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán là 2% giá thanh toán. (d). Ngày 13/12, công ty T trả lại 2.000 kg thuộc số hàng ngày 3/12. Doanh nghiệp đã nhận hàng và nhập kho. (e). Ngày 15/12, mua 30.000 kg hàng hóa A. Giá mua chưa có thuế GTGT: 12/kg; Doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán. Khi nhập kho phát hiện thiếu 1.000 kg chưa xác định được nguyên nhân. (f). Ngày 20/12, xuất trả lại cho người bán 5.000 kg hàng hóa A mua ngày 15/12. Đồng thời xác định nguyên nhân số hàng nhập kho ngày 15/12 thiếu là do người bán giao thiếu. Tiền hàng của số hàng trả lại và hàng người bán giao thiếu được trừ vào nợ phải trả người bán. Yêu cầu: 1. Tính toán, định khoản các nghiệp vụ nêu trên? 2. Giả sử tại ngày 31/12/N, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa A là 10/kg. Tuy nhiên, đối với hàng hóa tồn kho thì 50% đã kí được hợp đồng bán không hủy ngang với giá 12/kg. Hãy xác định và định khoản ghi nhận số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm N (nếu có)? Biết, đầu tháng 12/N, TK 229 có số dư có: 50.000. Ví dụ 8.3 Doanh nghiệp H, Quý III/N có tài liệu tổng hợp như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ). Số liệu TK Số tiền Tài khoản Số liệu Số tiền 621 Tổng phát sinh nợ 1.830.000 641 Tổng phát sinh nợ 80.000 622 Tổng phát sinh nợ 520.000 642 Tổng phát sinh nợ 150.000 627 Tổng phát sinh nợ 830.000 635 Tổng phát sinh nợ 20.000 511 Tổng phát sinh có 3.550.000 811 Tổng phát sinh nợ 30.000 521 Tổng phát sinh nợ 50.000 711 Tổng phát sinh có 50.000 Biết rằng: Chi phí SXKD dở dang đầu kì: 50.000, cuối kì 80.000. Toàn bộ sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kì được chuyển bán ngay không qua kho. - Cuối tháng, kiểm kê NVL còn lại tại phân xưởng SX : 50.000. - Chi phí SXC cố định là 400.000. Trong kì công suất hoạt động của máy MMTB là 75%. - Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng ngoài định mức được xác định là 50.000, trị giá phế liệu thu hồi là 10.000, còn lại tính chi phí theo quy định. Doanh nghiệp H tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên. Yêu cầu: Advanced financial accounting 2016 20 Mai Ngoc Anh – Academy of Finance
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan