Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Công chức - Viên chức Ôn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệm...

Tài liệu Ôn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệm

.PDF
28
301
73

Mô tả:

Ôn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệmÔn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệmÔn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệmÔn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệmÔn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệmÔn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệmÔn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệmÔn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệmÔn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệmÔn thi công chức ngành chăn nuôi thú y trắc nghiệm
CÂU HỎI ÔN THI TRẮC NGHIỆM Chuyên ngành Nong nghiệp và Phát triển nông thôn Nhóm ngành Chăn nuôi - Thú y (Mã ngành: 06.NN-CNTY) Câu 1: Pháp lệnh Giống vật nuôi không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nào dưới đây? a. Chăn nuôi. b. Thú y c. Giống vật nuôi. d. Cả A và B. Câu 2. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, giống vật nuôi thuần chủng là giống? a. Ổn định về di truyền và năng suất b. Giống nhau về kiểu gen, ngoại hình c. Giống nhau về khả năng kháng bệnh d. Cả 3 nội dung trên. Câu 3. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm? a. Nghiên cứu, chọn tạo giống vật nuôi mới. b. Kinh doanh giống bố mẹ. c. Sử dụng giống vật nuôi mới. d. Thử nghiệm thuốc thú y mới trong khu vực sản xuất giống vật nuôi. Câu 4. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, cơ quan nào sau đây có trách nhiệm quản lý nhà nước về giống vật nuôi? a. Bộ Nông nghiệp & PTNT. b. Chính phủ. c. UBND các cấp. d. Cả 3 ý trên. Câu 5. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, nguyên tắc hoạt động về giống vật nuôi có mấy nội dung? a. 3 nội dung. b. 4 nội dung. c. 5 nội dung d. 6 nội dung. Câu 6. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi hành vi nào sau đây không bị nghiêm cấm? a. Nuôi giữ giống ông bà, cụ kỵ b. Kinh doanh giống vật nuôi không có trong danh mục giống vật nuôi được phép kinh doanh. c. Thử nghiệm chất kích thích sinh trưởng và thức ăn chăn nuôi mới trong khu vực sản xuất giống vật nuôi. d. Công bố tiêu chuẩn chất lượng, quảng cáo, thông tin sai sự thật về giống vật nuôi. Câu 7. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, việc trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm phải được phép của cơ quan nào sau đây? a. Bộ Nông nghiệp và PTNT. b. UBND cấp tỉnh nơi có nguồn gen c. Bộ Khoa học và Công nghệ d. Bộ Y tế Câu 8. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, điều kiện nào dưới đây là một trong những điều kiện bắt buộc phải có đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi? a. Niêm yết giá giống. b. Hóa đơn bán hàng. c. Hợp đồng sản xuất, kinh doanh. d. Hồ sơ theo dõi giống. Câu 9. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi mục nào dưới đây không có trong yêu cầu nhãn ghi trên bao bì chứa đựng giống vật nuôi? a. Tên giống vật nuôi. b. Giá trị lô giống. c. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu. d. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh. Câu 10. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, chỉ được nhập khẩu giống vật nuôi có trong Danh mục nào dưới đây? a. Được phép chăn nuôi. b. Được phép sản xuất, kinh doanh. c. Được phép xuất khẩu. d. Được phép lưu hành. Câu 11. Tiêu chuẩn nào dưới đây không thuộc hệ thống tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi quy định tại Pháp Lệnh Giống vật nuôi? a. Tiêu chuẩn Việt Nam. b. Tiêu chuẩn ngành. c. Tiêu chuẩn Việt GAP d. Tiêu chuẩn cơ sở. Câu 12. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, giống vật nuôi mới là giống nào sau đây? a. Giống được tạo ra bằng kỹ thuật nhân bản. b. Giống mới được tạo ra. c. Giống được nhập khẩu lần đầu nhưng chưa có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh. d. Cả B và C Câu 13: Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, giống vật nuôi bao gồm các loại nào sau đây? a. Giống gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sản và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống. b. Giống gia súc, gia cầm. c. Giống gia súc, gia cầm và động vật thủy sản. d. Giống gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thuỷ sản. Câu 14. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, giống cụ, kỵ là giống nào sau đây? a. Là đàn giống đã được chọn, tạo, nuôi dưỡng để sản xuất ra đàn giống ông, bà. b. Là đàn giống đã được chọn, tạo, nuôi dưỡng để sản xuất ra đàn giống bố, mẹ. c. Là đàn giống đã được chọn, tạo, nuôi dưỡng để sản xuất ra đàn giống Thương phẩm. d. Tất cả các đáp án trên. Câu 15. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, “Chọn giống” được hiểu là: a. Là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chọn lọc và giữ lại làm giống những cá thể có đặc điểm có lợi đáp ứng yêu cầu của con người. b. Là việc chọn và phối giống hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật di truyền khác để tạo ra một giống mới. c. Là việc làm thay đổi một hoặc nhiều đặc tính của giống hiện có bằng cách cho phối giống để có các đặc tính tương ứng tốt hơn. d. Tất cả các đáp án trên. Câu 16. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, tổ chức, cá nhân không được xuất khẩu giống vật nuôi nào dưới đây? a. Giống bố mẹ. b. Giống thương phẩm. c. Giống vật nuôi cấm xuất khẩu. d. Đáp án a và c. Câu 17. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm? a. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen vật nuôi, xuất khẩu trái phép nguồn gen vật nuôi quý hiếm. b. Cản trở các hoạt động hợp pháp về nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi. c. Thử nghiệm thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng và thức ăn chăn nuôi mới trong khu vực sản xuất giống vật nuôi. d. Tất cả các đáp án trên. Câu 18. Theo nguyên tắc hoạt động về giống vật nuôi của Pháp lệnh Giống vật nuôi, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phải phù hợp với: a. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. b. Quy hoạch đô thị. c. Quy hoạch sản xuất thức ăn chăn nuôi. d. Quy hoạch đồng cỏ. Câu 19. Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi thì việc đặt tên giống mới theo cách nào sau đây không đúng quy định? a. Trùng hoặc tương tự với tên giống đã có. b. Chỉ bao gồm các chữ số. c. Vi phạm đạo đức xã hội. d. Tất cả các đáp án trên. Câu 20: Theo Nghị định: 08/2010/NĐ-CP, hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm? a. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi. b. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tiếp thị thức ăn chăn nuôi không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. c. Kinh doanh, quảng cáo thức ăn chăn nuôi chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. d. Cả B và C. Câu 21: Theo Nghị định số 08/2010/NĐ-CP, điều kiện nào không bắt buộc đối với cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi? a. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên ngành liên quan. b. Có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. c. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng. d. Có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi; có nơi bày bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật. Câu 22. Theo Nghị định số 08/2010/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi có trách nhiệm ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là bao nhiêu năm? a. 1 năm. b. 2 năm. c. 3 năm. d. 4 năm. Câu 23. Theo Nghị định số 08/2010/NĐ-CP, thức ăn chăn nuôi mới chỉ được công nhận khi đáp ứng yêu cầu nào sau đây? a. Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở thực hiện khảo nghiệm. b. Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm và đề nghị công nhận. c. Có quyết định công nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. d. Cả ba nội dung trên trên. Câu 24. Theo Nghị định số 08/2010/NĐ-CP, việc kiểm tra thường xuyên thức ăn chăn nuôi theo đúng nội dung nào sau đây? a. Phải được thông báo bằng văn bản, mỗi năm không quá 02 lần. b. Không cần thông báo bằng văn bản. c. Phải được thông báo bằng văn bản, mỗi năm không quá 03 lần. d. Phải được thông báo bằng văn bản, mỗi năm không quá 04 lần. Câu 25. Theo Nghị định số 08/2010/NĐ-CP, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo đúng nội dung nào sau đây? a. Chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. b. Thu hồi, xử lý hàng hóa thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng. c. Đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi. d. Tất cả các nội dung trên. Câu 26: Theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP, thức ăn chăn nuôi giả là loại thức ăn chăn nuôi có có hàm lượng định lượng chất chính chỉ đạt dưới ngưỡng tối thiểu hoặc quá ngưỡng tối đa của mức chất lượng đã công bố của sản phẩm. Khoảng quy định đó là khoảng nào sau đây? a. Dưới 70% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá 20% trở lên so với ngưỡng tối đa b. Dưới 75% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá 10% trở lên so với ngưỡng tối đa c. Dưới 80% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá 10% trở lên so với ngưỡng tối đa d. Dưới 85% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá 10% trở lên so với ngưỡng tối đa Câu 27. Theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm hành chính liên quan đến nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả bao nhiêu? a. 6 tháng. b. 1 năm. c. 1 năm 6 tháng. d. 2 năm. Câu 28. Theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP, hình thức xử phạt nào áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi? a. Cảnh cáo b. Phạt tiền. c. Vừa cảnh cáo vừa phạt tiền. d. Chỉ A hoặc chỉ B Câu 29. Theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nào sau đây? a. Thu hồi, tái chế đối với thức ăn chăn nuôi không bảo đảm chất lượng. b. Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra. c. Buộc tiêu huỷ thức ăn chăn nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường. d. Cả ba nội dung trên. Câu 30. Theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP, hình thức nào sau đây không thuộc hình thức xử phạt bổ sung? a. Tước quyền sử dụng các giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn. b. Tịch thu tang vật, trang thiết bị, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. c. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra. d. Cả ba đáp án trên. Câu 31. Theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP, mức xử phạt đối với cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi không có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng là mức nào sau đây? a. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. b. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. c. Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. d. Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Câu 32. Theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam là mức nào sau đây? a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. d. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Câu 33. Theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP, mức xử phạt đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ có hành vi sử dụng chất cấm có trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành tại Việt Nam để chăn nuôi là mức nào sau đây? a. Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. b. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. c. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. d. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Câu 34. Theo Nghị định số 08/2011/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi là mức nào sau đây? a. Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. b. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. c. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. d. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Câu 35: Theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg mức hỗ trợ đối với gia cầm bị thiệt hại do thiên tai là mức nào sau đây? a. 7.000-15.000 đồng/con giống. b. 10.000-15.000đồng/con giống. c. 15.000-20.000đồng/con giống. d. 10.000-20.000đồng/con giống. Câu 36: Theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg mức hỗ trợ đối với lợn bị thiệt hại do thiên tai là mức nào sau đây? a. 500.000 đồng/con giống. b. 1.000.000đồng/con giống. c. 1.500.000đồng/con giống. d. 2.000.000đồng/con giống. Câu 37: Theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg mức hỗ trợ đối với trâu, bò, ngựa bị thiệt hại do thiên tai là mức nào sau đây? a. 1.000.000 đồng/con giống. b. 1.500.000đồng/con giống. c. 2.000.000đồng/con giống. d. 2.500.000đồng/con giống. Câu 38. Theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên cơ chế hỗ trợ kinh phí bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh từ nguồn ngân sách Trung ương là? a. 70%. b. 75%. c. 80%. d. 85%. Câu 39: Theo Quyết định 719/QĐ-TTg các loại dịch bệnh nào sau đây được hỗ trợ kinh phí phòng, chống bệnh? a. Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dịch tả. b. Cúm gia cầm, Tụ huyết Trùng, Đóng dấu lợn. c. Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh. d. Tụ huyết trùng, Dịch tả, Tai xanh. Câu 40. Theo Quyết định 719/QĐ-TTg mức hỗ trợ đối với cá nhân, tổ chức có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do dịch bệnh so với giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường, là mức nào sau đây? a. 70% b. 75% c. 80% . d. 85% . Câu 41: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi quy định tại Nghị định 47/2005/NĐ-CP, bao gồm nội dung nào sau đây? a. Vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi; về khảo nghiệm giống vật nuôi mới. b. Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; về quản lý chất lượng giống vật nuôi; về quản lý hành chính về giống vật nuôi. c. Vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi; về khảo nghiệm giống vật nuôi mới; về thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. d. Cả a và b. Câu 42. Theo Nghị định 47/2005/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi hoặc sản xuất, buôn bán giống cấm, giống giả là: a. 6 tháng. b. 1 năm. c. 1 năm 6 tháng. d. 2 năm. Câu 43. Theo Nghị định 47/2005/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi là: a. 6 tháng. b. 1 năm. c. 1 năm 6 tháng. a. 2 năm. Câu 44: Theo Nghị định 47/2005/NĐ-CP, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực giống vật nuôi là: a. 20.000.000 đồng Việt Nam. b. 30.000.000 đồng Việt Nam. c. 40.000.000 đồng Việt Nam. d. 50.000.000 đồng Việt Nam. Câu 45. Theo quy định về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tại Nghị định 47/2005/NĐ-CP, Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền nào sau đây? a. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng. b. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng. c. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 400.000 đồng. d. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng. Câu 46. Theo quy định về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tại Nghị định 47/2005/NĐ-CP, Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến: a. 1.000.000 đồng. b. 2.000.000 đồng. c. 3.000.000 đồng. d. 4.000.000 đồng. Câu 47. Theo quy định về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tại Nghị định 47/2005/NĐ-CP, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến: a. 5.000.000 đồng. b. 10.000.000 đồng. c. 20.000.000 đồng. d. 30.000.000 đồng. Câu 48. Theo Nghị định 47/2005/NĐ-CP, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến: a. 20.000.000 đồng. b. 30.000.000 đồng. c. 40.000.000 đồng. d. 50.000.000 đồng. Câu 49. Theo Nghị định 47/2005/NĐ-CP, trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan nào thực hiện: a. Do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện. b. Do Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện. c. Do Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện. d. Do Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện. Câu 50. Theo Nghị định 47/2005/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ đối với trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến : a. 100.000 đồng. b. 200.000 đồng. c. 300.000 đồng. d. 500.000 đồng. Câu 51. Nội dung nào sau đây thuộc mục tiêu đặt ra tại Quyết định 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ ? a. Kiểm soát hoạt động ấp trứng gia cầm, chăn nuôi thủy cầm nhằm bảo đảm phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. b. Trứng đưa vào ấp phải được sản xuất từ các đàn gia cầm bố mẹ khỏe mạnh, an toàn dịch bệnh, đã tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm theo quy định. c. Dụng cụ ấp trứng, phương tiện vận chuyển trứng, gia cầm con phải được tiêu độc khử trùng sau mỗi lần sử dụng. d. Cả 3 nội dung trên. Câu 52. Theo Quyết định 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ, nội dung nào sau đây thuộc điều kiện ấp trứng gia cầm? a. Địa điểm của cơ sở ấp trứng phải phù hợp với quy hoạch của địa phương và ở ngoài khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư; ngoài khuôn viên trường học, bệnh viện, chợ, cơ quan và các nơi công cộng khác. b. Trứng đưa vào ấp phải được sản xuất từ các đàn gia cầm bố mẹ khỏe mạnh, an toàn dịch bệnh, đã tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm theo quy định. c. Dụng cụ ấp trứng, phương tiện vận chuyển trứng, gia cầm con phải được tiêu độc khử trùng sau mỗi lần sử dụng. d. Tất cả các nội dung trên. Câu 53. Theo Quyết định 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ, khi có dịch chủ chăn nuôi thủy cầm phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y và chỉ được nuôi mới hoặc tái đàn trong trường hợp: a. Sau khi đã thực hiện tiêu độc khử trùng khu vực có dịch. b. Sau 10 ngày, từ ngày thực hiện tiêu độc khử trùng khu vực có dịch. c. Sau 10 ngày, từ ngày tiêu hủy gia cầm bệnh cuối cùng và không phát hiện thêm gia cầm mắc bệnh mới. d. Sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch trên địa bàn. Câu 54. Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NN và PTNT, nhiệm vụ “quản lý, trao đổi và sử dụng có hiệu quả nguồn gen vật nuôi tại địa phương” thuộc nhiệm vụ của cơ quan: a. Sở Nông nghiệp và PTNT. b. Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế). c. UBND xã, phường, thị trấn. d. Tất cả các cơ quan trên. Câu 55. Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NN và PTNT nội dung nào sau đây thuộc về nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT? a. Phổ biến, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và môi trường chăn nuôi theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc tổ chức giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm. b. Thanh tra, kiểm tra chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu thông trên địa bàn. c. Giải quyết hoặc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng tiêu cực; kiến nghị của tổ chức, công dân liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Sở; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật. d. Tất cả các nội dung trên. Câu 56. Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NN và PTNT, nội dung nào sau đây không thuộc về nhiệm vụ quản lý thức ăn chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và PTNT? a. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến thức ăn chăn nuôi. b. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm việc chứng nhận công bố hợp quy về thức ăn chăn nuôi thuộc phạm vi quản lý của Sở. c. Kiểm nghiệm, khảo nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi. d. Tham gia quản lý các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam. Câu 57. Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NN và PTNT, nội dung nào sau đây thuộc về nhiệm vụ quản lý về môi trường chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và PTNT? a. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. b. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát môi trường trong chăn nuôi. c. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về môi trường trong sản xuất chăn nuôi tại địa phương. d. Tất cả các đáp án trên. Câu 58. Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN và PTNT ngày 21/01/2011, nội dung nào sau đây không thuộc về nhiệm vụ quản lý về giống vật nuôi của Phòng Nông nghiệp và PTNT? a. Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi của huyện. b. Phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia) quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến giống vật nuôi. c. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm việc chứng nhận công bố hợp quy về giống vật nuôi. d. Quản lý nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn trên địa bàn. Câu 59. Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN và PTNT ngày 21/01/2011, nội dung nào sau đây không thuộc về nhiệm vụ quản lý về thức ăn chăn nuôi của Phòng Nông nghiệp và PTNT? a. Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến thức ăn chăn nuôi. b. Tham gia quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất, lưu thông trên địa bàn. c. Kiểm tra điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi; việc niêm yết giá thức ăn chăn nuôi đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. d. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm việc chứng nhận công bố hợp quy về thức ăn chăn nuôi. Câu 60. Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NN và PTNT, nội dung nào sau đây thuộc về nhiệm vụ quản lý về Khoa học, công nghệ trong Chăn nuôi của Phòng Nông nghiệp và PTNT? a. Tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành vào sản xuất trong chăn nuôi. b. Tham gia, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý vật tư chuyên ngành chăn nuôi. c. Tham gia và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án khoa học, công nghệ về chăn nuôi trên địa bàn huyện. d. Tất cả các nội dung trên. Câu 61. Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN và PTNT ngày 21/01/2011, nội dung nào sau đây thuộc về nhiệm vụ quản lý về giống vật nuôi của UBND xã, phường, thị trấn? a. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển chăn nuôi trong địa bàn; b. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về chăn nuôi; c. Quản lý hoạt động kinh doanh lợn đực giống tại địa phương theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi. d. Tất cả các nội dung trên. Câu 62. Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN và PTNT ngày 21/01/2011, nội dung nào sau đây không thuộc về nhiệm vụ quản lý về thức ăn chăn nuôi của UBND xã, phường, thị trấn? a. Tham gia quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất, lưu thông tại địa phương. b. Tham gia quản lý các chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm. c. Tổ chức khai thác và phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại địa phương. d. Kiểm tra điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi; việc niêm yết giá thức ăn chăn nuôi đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn. Câu 63. Theo Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN và PTNT ngày 21/01/2011, nội dung nào sau đây thuộc về nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của Phòng Nông nghiệp và PTNT? a. Phối hợp thanh tra, kiểm tra chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu thông trên địa bàn. b. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi. c. Ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi trên địa bàn huyện. d. Tất cả các nội dung trên. Câu 64. Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trại chăn nuôi gia cầm phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở, khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất là bao nhiêu mét? a. 50m. b. 100m. c. 200m. d. 500m. Câu 65. Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, yêu cầu chất lượng con giống gia cầm bao gồm nội dung nào sau đây? a. Gia cầm giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo. b. Gia cầm giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất lượng con giống phải phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố. c. Con giống khi lưu thông trong thị trường phải khoẻ mạnh, không nhiễm bệnh, phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ và được cơ quan thú y chứng nhận kiểm dịch. d. Tất cả các nội dung trên. Câu 66. Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, dựa vào hàm lượng có trong nước của các chất nào sau đây để đánh giá yêu cầu vệ sinh thú y nước uống cho gia cầm? a. Asen, Chì ( Pb), Thuỷ ngân (Hg). b. Asen, Chì ( Pb), Kẽm (Zn). c. Chì (PB), Kẽm (Zn), Thủy ngân (Hg). d. Thủy Ngân (Hg); Asen, Kẽm (Zn). Câu 67. Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, dựa vào nồng độ của các khí nào sau đây để đánh giá yêu cầu vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi gia cầm? a. H2S, NH3. b. H2S, NH3, CH4 c. NH3, CH4, CO. d. H2S, NH3, CO. Câu 68. Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, khoảng cách từ trang trại chăn nuôi lợn đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu là bao nhiêu? a. 50m. b. 100m. c. 200m. d. 500m. Câu 69. Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, khoảng cách từ trang trại chăn nuôi lợn đến nhà máy chế biến, giết mổ lợn, chợ buôn bán lợn tối thiểu là bao nhiêu? a. 0,5km. b. 2km. c. 1km. d. 3km. Câu 70. Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, dựa vào hàm lượng có trong nước của các chất nào sau đây để đánh giá yêu cầu vệ sinh thú y nước uống cho lợn? a. Asen, Chì ( Pb), Thuỷ ngân (Hg), Xianua(CN). b. Asen, Chì ( Pb), Kẽm (Zn), Xianua(CN). c. Chì (PB), Kẽm (Zn), Thủy ngân (Hg), Asen. b. Thủy Ngân (Hg); Asen, Kẽm (Zn), Xianua(CN). Câu 71: Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại nuôi lợn an toàn sinh học: đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn với: a. Bất kỳ hình thức nuôi lợn nào b. Quy mô trang trại. c. Các hộ cá thể ở nông thôn d. Phương án a và c. Câu 72: Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại nuôi lợn an toàn sinh học: Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất bao nhiêu ngày trước khi đưa lợn mới đến: a. 3 ngày b. 5 ngày c. 7 ngày d. 10 ngày Câu 73: Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại nuôi lợn an toàn sinh học: Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất là: a. 01 tuần 1 lần b. 5 ngày 1 lần c. 2 tuần1 lần d. 10 ngày 1 lần Câu 74: Theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại nuôi gia cầm an toàn sinh học: Trại chăn nuôi gia cầm phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất là: a. 200 m b. 100 m c. 150 m d. 500 m CHUYÊN NGÀNH THÚ Y Câu 1. Theo Pháp lệnh Thú y, dịch bệnh động vật là: a. Là một bệnh nằm trong Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật. b. Là một bệnh làm động vật mắc bệnh và lây lan trong nhiều vùng. c. Là một bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch. d. Câu a hoặc c đúng. Câu 2. Theo Pháp lệnh Thú y, vùng có dịch là: a. Là vùng xảy ra dịch bệnh. b. Là vùng xảy ra dịch bệnh nguy hiểm và lây lan nhanh. c. Là vùng có nhiều ổ dịch được cơ quan Thú y có thẩm quyền xác định. d. Là vùng có một hoặc nhiều ổ dịch được cơ quan Thú y có thẩm quyền xác định. Câu 3. Theo Pháp lệnh Thú y, sản phẩm động vật là: a. Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. b. Da, lông, xương, sừng, ngà, móng. c. Thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, tinh dịch, phôi động vật, nội tạng. d. Câu b và c đều đúng. Câu 4. Pháp lệnh Thú y do ai ban hành: a. Cục Thú y . b. Bộ Nông nghiệp và PTNT. c. Chính phủ . d. Ủy ban thường vụ Quốc hội. Câu 5. Pháp lệnh Thú y bao gồm: a. 58 điều, 7 chương, 3 mục. b. 58 điều, 6 chương, 3 mục. c. 56 điều, 6 chương, 3 mục. d. 56 điều, 7 chương, 3 mục. Câu 6. Theo Pháp lệnh Thú y, cơ quan nào nào có thẩm quyền công bố hết dịch bệnh: a. Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh. b. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ trưởng Bộ Thủy sản. c. Thủ tướng Chính phủ. d. Tất cả các câu trên. Câu 7. Theo Pháp lệnh Thú y điều kiện công bố dịch cấp tỉnh . a. Dịch bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch. b. Có báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp huyện về diễn biến dịch bệnh. c. Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh nằm trong Danh mục các bệnh phải công bố và có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý nhà nước về Thú y cấp tỉnh. d. Tất cả các câu trên. Câu 8. Theo Pháp lệnh Thú y, quỹ phòng, chống dịch bệnh được sử dụng vào mục đích nào ? a. Phòng, chống, dập tắt và khắc phục hậu quả dịch bệnh. b. Phòng, chống dịch bệnh cho động vật. c. Hỗ trợ cho hộ gia đình xảy ra dịch bệnh trên động vật. d. Câu b và c đều đúng. Câu 9. Theo Pháp lệnh Thú y, khái niệm vùng đệm được hiểu: a. Là vùng bao quanh vùng bị dịch uy hiếp được cơ quan Thú y xác định trong phạm vi nhất định tùy theo từng bệnh. b. Là vùng bao quanh vùng có dịch được cơ quan Thú y xác định trong phạm vi nhất định tùy theo từng bệnh. c. Là vùng ngoại vi bao quanh vùng bị dịch uy hiếp được cơ quan Thú y xác định trong phạm vi nhất định tùy theo từng bệnh. d. Là vùng ngoại vi bao quanh vùng có dịch được cơ quan Thú y xác định trong phạm vi nhất định tùy theo từng bệnh. Câu 10. Theo Pháp lệnh Thú y, một trong những nguyên tắc hoạt động Thú y là: a. Chữa bệnh là chính. b. Phòng bệnh là chính. c. Dập dịch là chính. d. Phát triển chăn nuôi, bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 11. Theo Pháp lệnh Thú y, các nguyên tắc xây dựng chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật bao gồm: a. Bảo đảm hiệu quả khống chế, thanh toán các bệnh dịch nguy hiểm của động vật và những bệnh từ động vật lây sang người; đáp ứng yêu cầu xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật; b. Có biện pháp bảo đảm giảm dần số ổ dịch, số động vật mắc bệnh, tiến tới thanh toán dịch bệnh; c. Tranh thủ sự đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật. d. Cả a ), b) và c) đều đúng. Câu 12. Theo Pháp lệnh Thú y, một trong những trách nhiệm của nhân viên, cơ quan Thú y trong xử lý dịch bệnh dịch động vật là : a. Lập tức báo cáo Ủy ban nhân cùng cấp để thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch. b. Lập tức tiêu hủy động vật mắc bệnh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. c. Tuỳ theo tính chất, mức độ bệnh dịch, cơ quan thú y báo cáo UBND cùng cấp để thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch đối với khu vực đó, đồng thời báo cáo cơ quan thú y cấp trên trực tiếp. d. Lập tức báo cáo cơ quan thú y cấp trên trực tiếp. Câu 13. Thủ tướng Chính phủ công bố dịch khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người theo đề nghị của: a. Cục trưởng Cục Thú y. b. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ trưởng Bộ Thủy sản. c. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. d. Câu a và b đều đúng. Câu 14. Theo Pháp lệnh Thú y, quy định điều kiện đối với người hành nghề Thú y: a. Phải có bằng đại học trở lên. b. Có chứng chỉ hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về Thú y cấp. c. Có trang bị dụng cụ Thú y. d. Tất cả các câu trên. Câu 15. Theo Pháp lệnh Thú y, điều kiện để thuốc Thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong Thú y được đưa vào Danh mục thuốc Thú y, được phép lưu hành tại Việt Nam là phải được cơ quan nào sau đây đánh giá kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm và đề nghị công nhận: a. Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và PTNT . b. Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ Khoa học và Công nghệ. c. Hội đồng khoa học chuyên ngành do Cục Thú y. d. Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ Y tế. Câu 16. Theo Pháp lệnh Thú y thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra vệ sinh Thú y được quy định bởi: a. Thủ tướng Chính phủ. b. Ủy ban thường vụ Quốc hội. c. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thủy sản. d. Cục Thú y. Câu 17. Theo Pháp lệnh Thú y, cơ quan có trách nhiệm quy hoạch địa điểm cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh là: a. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. b. Ủy ban nhân dân cấp huyện. c. Ủy ban nhân dân cấp xã. d. Sở Nông nghiệp và PTNT. Câu 18. Pháp lệnh Thú y, chế phẩm sinh học dùng trong Thú y là : a. Là sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh, điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh sản của động vật. b. Là sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh, điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh sản của động vật, xử lý môi trường. c. Là sản phẩm có nguồn gốc từ động vật dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh, điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh sản của động vật. d. Là sản phẩm dùng để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh, điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh sản của động vật. Câu 19. Hành vi nào bị nghiêm cấm theo Pháp lệnh Thú y: a. Vứt xác động vật làm lây lan dịch, vận chuyện động vật từ vùng này sang vùng khác, giết mổ động vật mắc bệnh. b. Vứt xác động vật bừa bãi, vận chuyển động vật từ vùng có dịch ra các vùng khác, giết mổ động vật trái quy định. c. Vứt xác động vật làm lây lan dịch, vận chuyện động vật từ vùng có dịch sang vùng khác, giết mổ động vật mắc bệnh. d. Vứt xác động vật làm lây lan dịch, vận chuyện động vật từ vùng có dịch sang vùng khác, giết mổ động vật bừa bãi. Câu 20. Theo Pháp lệnh Thú y, vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là: a. Vùng, cơ sở mà ở đó không xảy ra bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch và cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh. b. Vùng, cơ sở được xác định ở đó không xảy ra bệnh truyền nhiễm trong khoảng thời gian quy định và bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh. c. Vùng, cơ sở được xác định ở đó không xảy ra bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong khoảng thời gian quy định cho từng bệnh và bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh. d. Vùng, cơ sở được xác định ở đó không xảy ra bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch trong khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loại động vật và hoạt động Thú y. Câu 21. Quyết định 30/2011/QĐ-UBND quy định vị trí chức năng của Chi cục Thú y như sau: Chi cục Thú y là tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thú y (bao gồm cả thú y thủy sản) trên địa bàn tỉnh. b. Chi cục Thú y có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu, kinh phí hoạt động và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. c. Chi cục Thú y chịu sự cỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Thú y trực thuộc Bộ Nồng nghiệp và PTNT. d. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 22. Phạm vi công bố dịch theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN của Bộ NN và PTNT, là: a. Có từ 3 xã trở lên trong một huyện có dịch thì công bố dịch trên địa bàn toàn huyện. b. Có từ 2 xã trở lên trong một huyện có dịch thì công bố dịch trên địa bàn toàn huyện. c. Có từ 2 huyện trở lên trong một tỉnh có dịch thì công bố dịch trên địa bàn toàn tỉnh. d. Khi có dịch tại 2 thôn thì công bố xã có dịch. Câu 23. Biện pháp xử lý ổ dịch đối với trường hợp dịch xảy ra trên diện rộng theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN của Bộ NN và PTNT, là: a. Cách ly số lợn khỏe mạnh với lợn bệnh. b. Người chăn nuôi tự tiêu hủy lợn bị bệnh để bảo vệ môi trường vẫn được hỗ trợ theo quy định của Nhà nước. c. Tiêu hủy số lợn mắc bệnh nặng không cần chờ kết quả xét nghiệm, lợn mắc bệnh nhẹ nuôi cách ly triệt để với lợn chưa bị bệnh. d. Đối với trường hợp dịch xảy ra trên diện rộng thì tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh không cần chờ kết quả xét nghiệm. Câu 24. Theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN của Bộ NN và PTNT quy định việc kiểm soát vận chuyển như sau: a. Lợn, sản phẩm của lợn khỏe mạnh thuộc vùng bị dịch được được phép vận chuyển ra khỏi huyện. b. Lợn, sản phẩm của lợn thuộc vùng bị dịch uy hiếp được phép vận chuyển để tiêu thụ trong phạm vi xã. c. Lợn, sản phẩm của lợn thuộc vùng bị dịch uy hiếp được phép vận chuyển để tiêu thụ trong phạm vi huyện. d. Lợn, sản phẩm của lợn thuộc vùng bị dịch uy hiếp được phép vận chuyển để tiêu thụ trong phạm vi tỉnh. a. Câu 25. Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, là: a. b. Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên hỗ trợ 60 % kinh phí thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Thành phố Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh hỗ trợ 50 % kinh phí thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. c. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại hỗ trợ 80 % kinh phí thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. d. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại hỗ trợ 70 % kinh phí thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Câu 26. Phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, là: a. Các loại thiên tai gây thiệt hại đối với chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản. b. Các loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thú y, bảo vệ thực vật và thủy sản. d. Các loại dịch bệnh nguy hiểm được công bố theo quy định pháp luật về Thú y, bảo vệ thực vật và thủy sản. d. Câu a và b đúng. Câu 27. Theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN của Bộ NN và PTNT quy định về phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc, vùng “đệm” được hiểu là: a. Là các xã tiếp giáp với xã có dịch trong phạm vi 5km tính từ chu vi xã có dịch. b. Là các thôn xung quanh chợ buôn bán gia súc và nơi giết mổ gia súc. các thị trấn có đường quốc lộ đi qua. c. Là vùng tiếp giáp bên ngoài vùng khống chế trong phạm vi 5km tính từ chu vi vùng khống chế. d. Là vùng tiếp giáp bên ngoài vùng khống chế trong phạm vi 5km tính từ chu vi xã có dịch. Câu 28. Theo QĐ số 38/2006/QĐ-BNN của Bộ NN và PTNT quy định về phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc, quy định phạm vi công bố dịch là khi: a. Dịch xuất hiện ở 2 thôn trở lên thì công bố xã có dịch. b. Dịch xuất hiện ở 2 xã trở lên thì công bố huyện có dịch. c. Dịch xuất hiện ở 3 xã trở lên thì mới công bố huyện có dịch. d. Dịch xuất hiện ở 3 huyện trở lên thì mới công bố tỉnh có dịch. Câu 29. Theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/06/2008 của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nguyên tắc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch là: a. Nếu có dịch là được hỗ trợ. b. Tất cả các tỉnh, thành phố đều được hỗ trợ như nhau. c. Đối với các địa phương có chi phí phát sinh cho công tác phòng, chống dịch bệnh không lớn (dưới 1.000 triệu đồng) thì các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện. d. Kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm, ngân sách nhà nước hỗ trợ trong thời gian có dịch và sau dịch theo quy định của Bộ Tài chính. Câu 30. Theo Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND quy định vị trí chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thú y thì các phòng chuyên môn nhiệp vụ bao gồm: a. Phòng hành chính, phòng tài vụ, phòng dịch tể, phòng thanh tra. b. Phòng tổng hợp, phòng dịch tể, phòng kiểm dịch, phòng thú y cộng đồng. c. Phòng tổng hợp, phòng dịch tể, phòng kiểm dịch, phòng thanh tra. d. Phòng tổng hợp, phòng kỹ thuật, phòng kiểm dịch, phòng thú y cộng đồng. Câu 31. Theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN quy định về phòng chống bệnh lở mồm lomg móng gia súc thì con giống khi đưa vào chăn nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly ít nhất là: a. 7 ngày. b. 14 ngày. c. 21 ngày. d. 28 ngày. Câu 32. Theo Pháp lệnh Thú y, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật là: a. Việc thực hiện các biện pháp chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. b. Việc kiểm tra, xét nghiệm để phát hiện đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. c. Việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật để phát hiện đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. d. Câu a và c đúng. Câu 33. Bệnh tích đặc trưng nhất của lợn mắc bệnh Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn -PRRS: a. Thận xuất huyết đinh ghim. b. Màng treo ruột xuất huyết. c. Não sung huyết. d. Phổi viêm hoại tử và thâm nhiễm. Câu 34. Theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN về quy định phòng, chống Hôi chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, trách nhiệm của Chi cục Thú y trong chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch là . a. Xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh Tai xanh qua từng giai đoạn. b. Tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán. c. Thực hiện việc chẩn đoán, xét nghiệm để xác định bệnh. d. Lập sổ theo dõi tiêm phòng các bệnh. Câu 35. theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ thuộc: a. Bộ Công Thương. b. Bộ Tài Chính. c. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. d. Bộ Nông nghiêp và PTNT. Câu 36. Động vật cảm nhiễm đối với bệnh lở mòm long móng theo Quyết định số
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan