Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu ôn tập môn tư tưởng hồ chí minh

.DOC
10
737
149

Mô tả:

ôn tập môn tư tưởng hồ chí minh
I- Phần Trắc nghiệm Đề 1 1. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã ảnh hưởng tới Nguyễn Ái Quốc như thế nào? a. Là truyền thống yêu nước của dân tộc b. Là tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa c. Là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách… d. Cả 3 đáp án trên 2. Hồ Chí Minh đã kế thừa những yếu tố tích cực nào của Nho giáo? a. Là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời b. Là tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn c. Là tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa d. Cả 3 đáp án trên 3. Hồ Chí Minh đã kế thừa yếu tố tích cực nào của Phật giáo? a. Là tư tưởng nhân nghĩa, hòa mục, hòa đồng b. Là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời c. Là nếp sống có đạo đức, trong sạch giản dị, chăm làm việc thiện d. Là tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa 4. Những giải pháp đấu tranh giải phóng con người được Hồ Chí Minh khẳng định là: a. Thực hiện đoàn kết mọi tầng lớp nhân yêu nước trong mặt trận thống nhất b. Đặt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa vào phạm trù các mạng vô sản c. Được sự đồng tình ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa d.Cả 3 đáp án trên 5. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa theo quan điểm Hồ Chí Minh là: a. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết và thiết lập nhà nước của quốc gia dân tộc độc lập b. Quyền tự quyết, quyền bình đẳng, quyền liên hiệp của giai cấp công nhân, của tất cả dân tộc c. Quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc d. Cả 3 đáp án trên 6. Theo Hồ Chí Minh đi lên CNXH ở Việt Nam là sự lựa chọn của...? a. Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng viên b. Lịch sử dân tộc, nhu cầu khách quan của nhân dân c. Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước d. Đảng Cộng sản và Hồ Chí Minh 7. Hồ Chí Minh xác định cách mệnh trước hết phải có điều gì:? a. Quần chúng cách mệnh b. Đảng cách mệnh c. Khối đoàn kết dân tộc vững chắc d. Đường lối cách mệnh đúng 8. Từ quan điểm của Hồ Chí Minh, xác định sự kiện lịch sử đánh dấu Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền: a. Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930) b. Thắng lợi Điện Biên Phủ (7/5/1954) c. Đọc tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) d. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (30/4/1975) 9. Theo Hồ Chí Minh thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta còn gặp phải những khó khăn gì?: a. Đây thực sự là cuộc đấu tranh khốc liệt trên lĩnh vực kinh tế b. Đây thực sự là đấu tranh khốc liệt trên lĩnh vực văn hoá, xã hội c. Đây thực sự là một cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội d. Đây thực sự là đấu tranh khốc liệt trên lĩnh vực chính trị 10. Hồ Chí Minh khẳng định:“nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với…., khoa học và kỹ thuật tiên tiến”? a. Công nhân và nông dân tiên tiến, hiện đại b. Công dân và khoa học tiến bộ của nhân loại c. Công nghiệp và nông nghiệp hiện đại d. Công nghiệp và thành tựu khoa học kỹ thuật 11. Hồ Chí Minh khẳng định phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng cầm quyền là: a. Tổ chức quần chúng đòi lại quyền lợi và nghĩa vụ b. Vận động quần chúng đấu tranh xây dựng đất nước c. Đoàn kết nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền Nhà nước d. Giáo dục, thuyết phục, vận động tổ chức quần chúng, đưa quần chúng đấu tranh giành chính quyền 12. Theo Hồ Chí Minh “Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân”. Điều đó thể hiện: a. Mục đích, lý tưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam b. Mục đích của Đảng cầm quyền c. Lý tưởng của Đảng cầm quyền d. Phương châm lãnh đạo của Đảng cầm quyền 13. Nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng theo quan điểm Hồ Chí Minh là: a. Xây đi đôi với chống b. Tập trung dân chủ c. Tuân theo quy luật khách quan và xuất phát từ điều kiện cụ thể Việt Nam d. Lý luận gắn liền với thực tiễn 14. Luận điểm: "Đảng ta tuy đông người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người" của Hồ Chí Minh nói về nguyên tắc nào trong tổ chức và sinh hoạt Đảng” ? a. Kỷ luật nghiêm minh tự giác b. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách c. Tự phê bình và phê bình d. Đoàn kết thống nhất trong Đảng 15. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề: a. Có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng b. Có ý nghĩa sách lược, quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng c. Có ý nghĩa cơ bản quyết định thành công cách mạng d. Có ý nghĩa quy tụ mọi lực lượng tham gia cách mạng 16. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: a. Đại đoàn kết toàn dân b. Đoàn kết các lực lượng nòng cốt của dân tộc c. Đoàn kết dân tộc để tạo ra sức mạnh tổng hợp d. Đoàn kết để tạo ra thế và lực cho cách mạng Đề 2 1. Hồ Chí Minh đã phê phán mặt hạn chế nào của Nho giáo? a. Phân chia đẳng cấp trong xã hội, trọng nam khinh nữ b. Phân biệt nếp sống của người dân c. Phân biệt giàu nghèo d. Phân biệt nhân quyền và dân quyền 2. Những hạn chế của Phật giáo mà Hồ Chí Minh đã phê phán? a. Phân chia đẳng cấp trong xã hội, trọng nam khinh nữ b. Là tư tưởng nhẫn nhịn, cam chịu cuộc sống hiện tại c. Đề cao chủ nghĩa cá nhân d. Tất cả đáp án trên 3. Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng nào của Tôn Trung Sơn? a. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc b. Độc lập, tự do, hạnh phúc c. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền d. Dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc 4. Con đường phát triển của dân tộc Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh là: a. Độc lập dân tộc gắn liền với chế độ phong kiến b. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội c. Độc lập dân tộc gắn liền với chế độ dân chủ tư sản d. Độc lập dân tộc đi theo con đường trung lập 5. Hồ Chí Minh đã tiếp cận quyền độc lập tự do từ: a. Quyền tự quyết b.Quyền bình đẳng c. Quyền con người d.Quyền dân chủ 6. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội là: a. Làm cho nhân dân thoát nạn bần cùng, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc b. Công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản c. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân d. Cả 3 đáp án trên 7. Hồ Chí Minh tiếp cận Chủ nghĩa xã hội từ phương diện nào: a. Từ khát vọng giải phóng dân tộc b.Từ phương diện đạo đức c. Từ phương diện văn hóa d. Cả 3 đáp án trên 8. Theo Hồ Chí Minh, quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp giữa: a. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào nông dân b. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước c. Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và tầng lớp trí thức d. Chủ nghĩa Mác-Lênin với giai cấp tư sản và phong trào yêu nước 9. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: a. Đoàn kết các lực lượng nòng cốt của dân tộc b. Đoàn kết dân tộc để tạo ra sức mạnh tổng hợp c. Đại đoàn kết toàn dân d. Đoàn kết để tạo ra thế và lực cho cách mạng 10. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thức của đại đoàn kết dân tộc là: a. Mặt trận dân tộc thống nhất b.Mặt trận quân sự c. Mặt trận ngoại giao d. Mặt trận chính trị 11. Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo nguyên tắc nào sau đây? a. Nguyên tắc tập trung dân chủ b.Nguyên tắc hiệp thương dân chủ c. Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh,… d. Nguyên tắc đoàn kết thống nhất 12. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh việc nào là một việc “sung sướng vẻ vang nhất trên đời”: a. Học tập nâng cao trình độ b. Kiếm tiền làm giàu c. Trau dồi đạo đức cách mạng d. Du lịch khám phá thế giới 13. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của văn hóa: a.Là đời sống vật chất của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng b.Là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc cơ sở hạ tầng c.Là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng d.Là đời sống vật chất và tinh thần của xã hội 14. Theo Hồ Chí Minh nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội bắt nguồn trước hết từ: a. Mức sống vật chất dồi dào b. Tư tưởng tự do giải phóng c. Những giá trị đạo đức cao đẹp, phẩm chất của những người cộng sản ưu tú d. Cả 3 đáp án trên 15. Theo quan điểm của Hồ chí Minh, con người mang bản chất: a. Nhân dân b. Giai cấp c. Xã hội d. Cả 3 đáp án trên 16. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chiến lược “trồng người” là: a. Một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của Đảng b. Một trọng tâm, một bộ phận hợp thành chính sách của Nhà nước c. Một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội d. Một trọng tâm, một bộ phận hợp thành nhiệm vụ của dân tộc Đề 3 1. Hồ Chí Minh đã phê phán những mặt hạn chế nào của Nho giáo? a. Phân biệt nếp sống của người dân b. Phân biệt giàu nghèo c. Phân chia đẳng cấp trong xã hội, trọng nam khinh nữ d. Phân biệt nhân quyền và dân quyền 2. Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng nào của Tôn Trung Sơn? a. Độc lập, tự do, hạnh phúc b. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền c. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc d. Dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc 3. Hồ Chí Minh đã gửi bản “Yêu sách” đến hội nghị Véc-xây nhằm đòi những quyền cơ bản cho người An Nam: a. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp b. Quyền thay đổi chế độ cai trị bằng sắc lệnh sang đạo luật c. Quyền bình đẳng, dân chủ d. Đáp án a và b 4. Nguyễn Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin vào thời gian và được đăng trên báo nào? a. 6/1920 – Báo Người cùng khổ b. 8/1920 – Báo Đời sống công nhân, thợ thuyền c. 9/1920 – Báo Sự thật d. 7/1920 – Báo Nhân đạo (L’Humanité) 5.Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước chân chính là …? a. Sức mạnh vô tận b. Yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam c. Một động lực lớn của đất nước d. Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế 6. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực kinh tế? a. Là chế độ xã hội chỉ phát triển đơn thuần về kinh tế b. Là chế độ xã hội phát triển về kỹ thuật c. Là chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật d.Cả 3 đáp án trên 7. Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước độc lập mà dân không được hưởng… thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì”? a. Dân chủ, tự do b. Hòa bình, tự do c. Dân chủ, hạnh phúc d. Hạnh phúc, tự do 8. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, động lực quan trọng nhất trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là? a. Kinh tế b.Chính trị c. Con người d.Văn hoá, xã hội 9. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: a. Đoàn kết các lực lượng nòng cốt của dân tộc b. Đoàn kết dân tộc để tạo ra sức mạnh tổng hợp c. Đại đoàn kết toàn dân d. Đoàn kết để tạo ra thế và lực cho cách mạng 10. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thức của đại đoàn kết dân tộc là: a. Mặt trận dân tộc thống nhất b.Mặt trận quân sự c. Mặt trận ngoại giao d.Mặt trận chính trị 11. Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo nguyên tắc nào sau đây? a. Nguyên tắc tập trung dân chủ b.Nguyên tắc hiệp thương dân chủ c. Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh,… d. Nguyên tắc đoàn kết thống nhất 12. Quan điểm “xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân dân” là mô hình: a. Nhà nước của dân b. Nhà nước do dân c. Nhà nước vì dân d. Nhà nước dân chủ 13. Trong quan niệm về dân chủ Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là … do nhân dân làm chủ” ? a. Đảng b. Mặt trận Tổ quốc c. Quốc hội c. Nhà nước 14. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của văn hóa: a. Là đời sống vật chất của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng b. Là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc cơ sở hạ tầng c. Là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng d. Là đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng 15. Theo Hồ Chí Minh nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội bắt nguồn trước hết từ: a. Mức sống vật chất dồi dào b. Tư tưởng tự do giải phóng c. Những giá trị đạo đức cao đẹp, phẩm chất của những người cộng sản ưu tú d. Cả 3 đáp án trên 16. Theo quan điểm của Hồ chí Minh, con người mang bản chất: a. Nhân dân b. Giai cấp c. Xã hội d. Cả 3 đáp án trên Đề 4 1.Tiền đề nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam b. Giá trị tích cực của Nho giáo, Phật giáo c. Chủ nghĩa Mác – Lênin d.Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh 2.Theo Hồ Chí Minh, giá trị cốt lõi của Chủ nghĩa Mác - Lênin là:? a. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người b. Tính cách mạng và khoa học của thế giới quan duy vật c. Phương pháp làm việc biện chứng d. Cả 3 đáp án trên 3. Nguyễn Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin vào thời gian và được đăng trên báo nào? a. 6/1920 – Báo Người cùng khổ b. 7/1920 – Báo Nhân đạo (L’Humanité) c. 8/1920 – Báo Đời sống công nhân, thợ thuyền d. 9/1920 – Báo Sự thật 4. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Tua tán thành Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp vào thời gian: a. 9/1920 b.10/1920 c. 11/1920 d.12/1920 5. Theo Hồ Chí Minh giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp? a. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau b. Giải phóng dân tộc là vấn đề trến hết, trước hết… c. Giải phóng giai cấp, tạo tiền đề giải phóng dân tộc d. Đáp án a và b 6. Quan điểm Hồ Chí Minh về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trên lĩnh vực kinh tế? a. Là chế độ xã hội chỉ phát triển đơn thuần về kinh tế b. Là chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật c. Là chế độ xã hội phát triển về kỹ thuật d. Cả 3 đáp án trên 7. Khi xác định về vai trò của nội lực và ngoại lực trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh thì: a. Nội lực giữ vai trò quan trọng, ngoại lực giữ vai trò quyết định b. Nội lực giữ vai trò quyết định, ngoại lực không quan trọng c. Nội lực giữ vai trò quyết định, ngoại lực giữ vai trò quan trọng d. Cả 3 đáp án trên 8. Theo quan điểm Hồ Chí Minh đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: a. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH, không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN b. Từ một nước Tư bản tiến thẳng lên CNXH, không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN c. Từ một nước tiền Tư bản tiến thẳng lên CNXH, không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN d. Cả 3 đáp án trên 9. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi Đảng viên và cán bộ phải ..., thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư". a. Thấm nhuần đạo đức cách mạng b. Thấm nhuần lý luận và thực tiễn c. Thấm nhuần thực tiễn cách mạng d. Thấm nhuần đạo đức và tài năng 10. Hồ Chí Minh khẳng định nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất là: a. Được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. b. Được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công nhân, nông dân, tư sản c. Được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công nhân và đội ngũ trí thức d. Cả 3 đáp án trên 11. Điền vào chỗ trống: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một … ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”: a. Truyền thống đoàn kết dân tộc b.Truyền thống quý báu của dân tộc c. Truyền thống nhân nghĩa d.Truyền thống khoan dung 12. Theo Hồ Chí Minh:“Có đảm bảo dân chủ trong … thì mới bảo đảm được dân chủ của toàn xã hội”: a. Đảng b. Nhà nước c. Mặt trận dân tộc thống nhất d. Hệ thống chính trị 13. Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất …? a. Giai cấp công nhân b. Giai cấp nông dân c. Giai cấp tư sản d. Tầng lớp tiểu tư sản trí thức 14. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, xã hội: a. Văn hóa được giải phóng thì chính trị, xã hội mới được giải phóng b. Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng c. Văn hóa với chính trị, xã hội không có mối quan hệ trong quá trình giải phóng d. Đáp án a và c 15. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu của việc học là: a. Để làm quan phát tài b. Để biết, để hiểu, để khẳng định mình, để biết cách chung sống c. Để làm việc, làm người, làm cán bộ d. Cả 3 đáp án trên 16. Phẩm chất đạo đức bao chùm nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: a. Trung với nước, hiếu với dân b. Cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư c. Có tình yêu thương con người, sống có tình có nghĩa d. Có tinh thần quốc tế trong sáng Đề 5 1. Tiền đề nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Chủ nghĩa Mác – Lênin b. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam c. Giá trị tích cực của Nho giáo, Phật giáo d. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh 2. Những nhân tố nào sau đây thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh? a. Tư duy và trí tuệ b. Phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị c. Năng lực hoạt động thực tiễn d. Cả 3 đáp án trên 3. Thời kỳ 1911-1920, Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến vượt bậc về tư tưởng như thế nào? a. Từ người yêu nước trở thành người cộng sản b. Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin c. Từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp d. Cả 3 đáp án trên 4. Theo quan điểm Hồ Chí Minh mâu thuẫn hàng đầu ở các nước thuộc địa là mâu thuẫn giữa: a. Giữa toàn thể dân tộc với chủ nghĩa thực dân b. Giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến c. Giữa giai cấp vô sản với tư sản và phong kiến d. Cả 3 đáp án trên 5. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm: a. Giai cấp công nhân và nông dân b. Giai cấp nông dân và các tầng lớp yêu nước c. Giai cấp công nhân, nông dân và các giai cấp, tầng lớp yêu nước khác d. Giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức 6. Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng đã khẳng định: “Trong lúc này, quyền lợi của dân tộc phải đặt lên trên hết, trước hết” ở Hội nghị Trung ương lần mấy? a. Hội nghị TW 6 (11/1939) b. Hội nghị TW 7 (11/1940) c. Hội nghị TW 8 (5/1941) d. Hội nghị Quốc dân Tân Trào (15/8/1945) 7. Khi xác định về vai trò của nội lực và ngoại lực trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh thì: a. Nội lực giữ vai trò quyết định, ngoại lực giữ vai trò quan trọng b. Nội lực giữ vai trò quan trọng, ngoại lực giữ vai trò quyết định c. Nội lực giữ vai trò quyết định, ngoại lực không quan trọng d. Cả 3 đáp án trên 8. Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là: a. Lựa chọn con đường, xây dựng đường lối, chiến lược cho cách mạng b. Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng c. Vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên d. Cả 3 đáp án trên 9. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, sức mạnh của Đảng được bắt nguồn từ: a. Công tác tổ chức b. Công tác cán bộ c. Phát triển đảng viên d. Đoàn kết dân tộc 10. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi Đảng viên và cán bộ phải ..., thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư". a. Thấm nhuần đạo đức cách mạng b. Thấm nhuần lý luận và thực tiễn c. Thấm nhuần thực tiễn cách mạng d. Thấm nhuần đạo đức và tài năng 11. Trong buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam (1951), Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: Mục đích của Đảng lao động Việt Nam là? a. Đoàn kết giai cấp, phục vụ nhân dân b. Đoàn kết tầng lớp, phục vụ nhân dân c. Đoàn kết dân tộc, phục vụ Tổ quốc d. Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc 12. Trong những câu nói sau về đoàn kết, câu nào là của Hồ Chí Minh? a. Đoàn kết là tự giác b.Đoàn kết là điểm mạnh c. Đoàn kết là điểm mẹ d. Đoàn kết là mấu chốt của vấn đề 13. Để có một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến theo Hồ Chí Minh cần phải: a. Thiết kế mô hình nhà nước cách mạng b. Lựa chọn, sắp xếp đội ngũ cán bộ hợp lý c. Tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước d. Kêu gọi thế giới công nhân chính quyền mới 14. Nhà nước của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: a. Dân lập nên, dân ủng hộ b. Dân có quyền kiểm soát quyền lực Nhà nước c. Lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu d. Cả 3 đáp án trên 15. Một trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Hồ Chí Minh nêu ra là: a. Nói ít làm nhiều b. Không nói mà làm trước c.Nói một đằng, làm một nẻo d. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức 16. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhân tố nào là vốn quý nhất, quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng? a. Kinh tế b. Chính trị c. Văn hoá d. Con người II. Phần Tự luận 1. Tại sao Hồ Chí Minh chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở nước ta là con đường cách mạng vô sản? Rút ra ý nghĩa của luận điểm? 2. Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội? Liên hệ với việc phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay? 3. Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò Đảng Cộng sản Việt Nam? Liên hệ với vai trò lãnh đạo của Đảng hiện nay? 4. Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về những nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng? Vận dụng nguyên tắc “tự phê bình và phê bình” vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân ? 5. Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết quốc tế? Liên hệ với việc thực hiện đoàn kết quốc tế hiện nay?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan