Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 Ôn tập kiến thức phần nghị luận văn học lớp 9...

Tài liệu Ôn tập kiến thức phần nghị luận văn học lớp 9

.DOC
12
149
77

Mô tả:

Ôn tập kiến thức phần nghị luận văn học lớp 9
ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 1. Khái niệm -Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề, cốt truyện, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa cốt truyện, nhân vật, nội dung, nghệ thuật…trong tác phẩm truyện được người viết khái quát. -Các nhận xét, đánh giá phải rõ ràng, đúng đắn, phù hợp, ngắn gọn, dễ hiểu, có luận cứ và lập luận thuyết phục. -Bài viết phải trình bày mạch lạc, có bố cục rõ ràng, luận điểm, luận cứ đúng đắn, lời văn chính xác, gợi cảm. 2. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Thực hiện bốn bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa lại. Nhưng chú trọng nhất là ở bố cục phần dàn ý như sau: a. Mở bài: -Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. - Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về vấn đề nghị luận. b. Thân bài - Tác tắt ngắn gọn nội dung của tác phẩm hoặc đoạn trích. - Lần lượt trình bày những nhận xét, đánh giá(luận điểm) về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. c. Kết bài -Khẳng định, đánh giá chung về tác phẩm truyện. - Liên hệ thức tế và bản thân. *Chú ý: -Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần có sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. -Giữa các phần, các đoạn của bài văn có sự liên kết chặt chẽ, hợp lí. - Có thể vận dụng các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, bình luận kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm khi viết bài. Ví dụ1: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân *Mở bài: -Giới thiệu về tác giả Kim Lân: Kim Lân là một nhà văn có am hiểu sâu sắc về sinh hoạt và tâm lí người nông dân. Ông được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Việt Nam. -Truyện ngắn Làng được viết năm 1948-thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. -Nhân vật ông Hai là nhân vật chính của tác phẩm, nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. *Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. -Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật trong toàn truyện: +Chi tiết đi tản cư nhớ về làng, theo dõi tin tức cuộc kháng chiến, vui mừng khôn xiết khi biết quân ta thắng lợi. +Thử thách của lòng yêu làng, yêu nước: -Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dâu theo giặc: bất ngờ, đau đớn, xấu hổ. -Lựa chọn đau đớn giữa tình yêu làng và yêu nước: Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. -Tin làng theo giặc được cải chính, ông Hai vui sướng tột độ, khoe khắp nơi về việc nhà mình bị giặc đốt, bao nhiêu đau đớn trước đây đều được rủ bỏ sạch. +Đánh giá chung: Ông hai là một người nông dân điển hình. Ở ông, tình yêu làng quê và tình yêu đất nước đã hài hòa nồng thắm. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai rất tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân tuy ít biết chữ nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, một lòng đi theo cụ Hồ và tin tưởng vào cuộc kháng chiến của dân tộc. +Nghệ thuật xây dựng nhân vật: -Tâm lí nhân vật ông Hai được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, diễn biến tâm trạng rất hợp lí. - Tác giả đã đặt nhân vật vào tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. -Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ…đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và cái thế giới tinh thần của họ. - Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ của nhân vật ông Hai. Những điểm nổi bật của ngôn ngữ qua tác phẩm: -Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân. Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái và giọng điệu do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động. *Kết bài: - Kim Lân đã thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai- một hình tượng tiêu biểu của người nông dân Việt Nam trong buổi đầu đi theo cách mạng, theo cụ Hồ. -Người đọc cảm thấy yêu mến và đồng cảm với nhân vật. Tình yêu làng quê và yêu nước của ông Hai đã có tác động sâu sắc tới tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người đọc, sống dậy trong lòng mỗi người quê hương của chính mình: “ Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mà thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người. » (Quê Hương-Đỗ Trung Quân) Ví dụ 2 : Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa *Mở bài : -Giới thiệu về nhà văn Thành Long : Nguyễn Thành Long(1925-1991), quê Duy Xuyên Quảng Nam, viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. -Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả -Giới thiệu về nhân vật anh thanh niên : anh thanh niên hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, nhân vật chính của tác phẩm, đã để lại cho chúng ta những ấn tượng khó phai mờ. *Thân bài : - Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên: +Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Công việc ấy có nhiều gian khổ. + Nhưng gian khổ nhất không phải là sự gian khổ của công việc mà là sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ ở có một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người chỉ biết làm bạn với cỏ cây và mây mù lạnh lẽo của Sa Pa nên anh rất cô đơn và “thèm người”. Thèm đến mức anh phải tìm kế lấy cây chắn ngang đường đi để được gặp người. - Anh thanh niên vượt qua hoàn cảnh sống đặc biệt trên là nhờ: +Anh có ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Khi biết được là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mình thật hạnh phúc. +Anh có những suy nghĩ thật đúng đắn và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được. Huống chi công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. + Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh biết tìm cho mình những thú vui lành mạnh khác ngoài công việc như đọc sách, trồng hoa... +Anh còn biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động... -Ở anh thanh niên còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quý mến nữa : sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được trò chuyện với mọi người( rất thân tình với bác lái xe, có thái độ ân cần, chu đáo, sự cảm động, vui mừng của anh khi có khách tới thăm bất ngờ). Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực, cảm thấy công việc và đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.( Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh thanh niên, anh nhiệt thành giới thiệu cho ông họa sĩ những người khác xứng đáng cho bác vẽ hơn.(Anh kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ lập bản đồ sét). *Kết bài -Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc qua cái nhìn và cái nghĩ của nhân vật khác nhưng tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, ý nghĩa của công việc. -Có cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp, anh thanh niên đã làm cho ta trân trọng, tin yêu và buộc mọi người phải suy nghĩ lại cách sống của mình. -Cách sống biết hi sinh, có lí tưởng cho nhân dân, cho đất nước nhưng rất khiêm tốn và giản dị đây chính là cách sống rất cần cho tuổi trẻ ở mọi thời đại. II. VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 1. Khái niệm Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Nội dung và nghệ thuật về đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, cấu tứ...Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét cụ thể, xác đáng. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. Ví dụ: Những nét đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Tình đồng đội, đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Hình ảnh ánh trăng trong bài thơ ánh trăng Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. 2. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Thực hiện bốn bước làm bài: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa lại nhưng chú trọng nhất là ở bố cục phần dàn ý: +Mở bài: -Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ, bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. -Nếu là đoạn thơ thì phải nêu vị trí của đoạn thơ trong bài thơ và khái quát nội dung cảm xúc của nó. +Thân bài -Lần lượt trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ - Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực. +Kết bài -Khái quát ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ, bài thơ. -Liên hệ với thực tế và bản thân Ví dụ 1: Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu *Mở bài: -Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Chính Hữu(1926-2007), quê Hà Tĩnh, ông là một nhà thơ quân đội hoạt động trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông chuyên viết về người lính và chiến tranh. Thơ ông có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. -Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc(thu đông 1947). Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp(1946-1954) *Thân bài: +Cơ sở hình thành tình đồng chí( 7 câu thơ đầu): -Tương đồng về hoàn cảnh xuất thân: Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Họ là những người lính có xuất thân từ những người nông dân nghèo, từ những vùng quê khó nhọc tụ họp bên nhau trong một chiến hào. -Cùng chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng đầu sát bên đầu. Điệp từ súng, đầu lặp lại trong câu thơ tạo nên âm điệu khỏe khoắn. Súng tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu. Đầu biểu tượng cho suy nghĩ, lí tưởng cùng chung nhiệm vụ. -Tình đồng chí bắt đầu nảy nở và trở nên bền chặt khi các anh biết chan hòa, san sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. -Câu thơ thứ bảy thật đặc biệt với hai tiếng đồng chí, câu thơ ngắn với hình thức cảm thán, âm điệu vui vang lên như một lời khẳng định. Hai tiếng đồng chí kết lại khổ thơ khẳng định một tình cảm mới mẻ, lớn lao của thời đại đồng thời mở ra cho bài thơ những cảm xúc mới về mối tình đồng chí. +Những biểu hiện của tình đồng chí: -Đã thành đồng chí phải hiểu được những tâm tư, nỗi niềm của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn anh cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Các anh ra đi chiến đấu nhưng phải bỏ lại sau lưng những gì yêu quý và thân thuộc nhất của quê nhà đó là: ruộng vườn, nhà cửa, vợ con, xóm làng thân thuộc với cây đa, giếng nước, mái đình. Phép nhân hóa trong câu thơ giếng nước gốc đa nhớ người ra lính đã diễn tả thật sâu kín nỗi nhớ nhà, nhớ quê của người lính. Những tâm tình ấy chỉ có những người đồng chí với nhau mới hiểu được. Trong bài thơ Nhớ của nhà thơ Hồng Nguyên cũng viết về người lính trong chín năm kháng chiến, các anh lính cũng mang nỗi nhớ nhà nhớ quê như vậy: “Ba năm rồi gửi lại quê hương Mái lều gianh Tiếng mõ đêm trường Luống cày đất đỏ Ít nhiều người vợ trẻ Mòn chân bên cối gạo canh khuya. -Đồng đội, đồng chí còn phải biết san sẻ với nhau những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: “ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Những gian khổ thiếu thốn hiện lên thật cụ thể, sinh động nhất là những cơn sốt rét rừng hành hạ, cụ thể đến mức áo rách, quần vá, chân không giày đi lùng đánh giặc. Đặc biệt là khí hậu lạnh buốt đến khô môi nức nẻ, mỗi khi cười nói rất khó khăn. Nhưng nhờ hơi ấm của tình đồng đội thương nhau tay nắm lấy bàn tay các anh đã truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh của tình đồng đội. + Kết thúc bài thơ là một hình ảnh thật đẹp đẽ, thật lãng mạn, là vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Đó là hình ảnh của tình đồng chí sát cạnh bên nhau trong chiến đấu giữa rừng khuya, sương muối. -Hình ảnh đầu súng trăng treo trong câu thơ cuối là một hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. *Kết bài - Bài thơ khắc họa thành công vẻ đẹp của người lính cách mạng, ngợi ca tình đồng chí cao cả, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người lính. - Bài thơ gợi lên tình cảm yêu mến đối với hình ảnh người bộ đội cụ Hồ. ĐỀ 4 ĐỀ THI VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1(3điểm) Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, nhà thơ Viễn Phương viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Và sau đó tác giả thấy: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! a)Từ những câu thơ đã dẫn, kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Tìm các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ và phân tích tác dụng của nó? b) Sự thật là Bác đã ra đi nhưng tại sao nhà thơ lại viết là “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”? c) Dựa vào nội dung khổ thơ, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp(có sử dụng phép lặp và một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm yêu thương vô hạn của tác giả với Bác Hồ khi vào trong lăng. Câu 2(3điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chưa đến bực cửa ông hai đã bô bô: -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết...cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi theo Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai mục đích cả. Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên. -Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả! (Kim Lân- Làng) a)Ông Hai đang khoe với mọi người việc gì? Vì sao ông phải khoe như vậy? Trong đoạn văn ông Hai có dùng sai một từ đó là từ nào? b) Ông Hai nói: “Làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà” là dùng biện pháp nghệ thuật gì? c) Xét về mục đích phát ngôn, các câu văn trong đoạn trên thuộc kiểu câu nào? Tìm câu đặc biệt có trong đoạn văn và cho biết tác dụng của câu đặc biêt đó? Câu 3(4điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ) Gợi ý làm bài: Câu 1 a)Cảm xúc bài thơ được thể hiện theo trình tự thời gian, từ sáng sớm đến khuya và đêm. Thực ra không ai đi viếng lăng Bác cả ngày như vậy. Sương, mặt trời, vầng trăng chỉ là hình ảnh của không gian đặc biệt được quy chiếu từ cảm xúc của nhà thơ nhằm làm nổi bật ý nghĩa sâu xa hơn: Bác vẫn sống giữa đất nước và dân tộc. Bác vẫn còn mãi với đất trời và lòng người. Bác ra đi mà như trong giấc ngủ bình yên nhưng làm sao mà không nhận ra được Bác mất là một sự thật nên nhà thơ vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận bởi vì đã ra thăm Bác quá muộn nên nhà thơ ao ước được ở mãi bên Người. -Biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ là ẩn dụ ở hình ảnh vầng trăng và hình ảnh trời xanh thể hiện cho tâm hồn trong sáng của Bác và tình yêu thiên nhiên, sự trường tồn của Bác với dân tộc, đất nước vững bền như trời xanh. Biện pháp ẩn dụ đã thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của Bác, tình yêu thiên nhiên và yêu trăng của Bác lúc sinh thời; đồng thời cũng thể hiện được lòng biết ơn, kính yêu của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với công lao vĩ đại của Bác đối với dân tộc. b) Bác đã ra đi nhưng lòng nhà thơ không muốn tin vào sự thật ấy nên viếng lăng được coi như một chuyến thăm cha và thấy Người như trong giấc ngủ bình yên. c) Tác giả về thăm lăng chứ đâu phải viếng lăng Bác như tựa đề bài thơ đã viết. Đâu phải Người đã ra đi. Bác vẫn còn đây như trong giấc ngủ bình yên. Đây là cảm nhận của nhà thơ cũng như của bao người khác khi vào lăng viếng Bác. Bác nằm đó như là đang ngủ. Ta vẫn như thấy bác ngày nào: việc quân việc nước bàn xong- Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, chẳng phải vẫn thấy mặt trời- Bác-trong lăng rất đỏ, đêm đêm Bác vẫn ngủ bình yên, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền đó sao? Bác hòa vào đất trời vũ trụ mà trời xanh là mãi mãi. Song vì quá kính yêu Bác mà nhà thơ nghĩ vậy thôi...càng nghĩ vậy, nhà thơ càng thấy nhói đau ở trong tim vì Bác đã đi xa. Đó chính là tâm trạng thực được thể hiện qua đoạn thơ. ĐỀ 4 ĐỀ THI VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1(3điểm) Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, nhà thơ Viễn Phương viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Và sau đó tác giả thấy: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! a)Từ những câu thơ đã dẫn, kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Tìm các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ và phân tích tác dụng của nó? b) Sự thật là Bác đã ra đi nhưng tại sao nhà thơ lại viết là “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”? c) Dựa vào nội dung khổ thơ, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp(có sử dụng phép lặp và một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm yêu thương vô hạn của tác giả với Bác Hồ khi vào trong lăng. Câu 2(3điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chưa đến bực cửa ông hai đã bô bô: -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết...cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi theo Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai mục đích cả. Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên. -Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả! (Kim Lân- Làng) a)Ông Hai đang khoe với mọi người việc gì? Vì sao ông phải khoe như vậy? Trong đoạn văn ông Hai có dùng sai một từ đó là từ nào? b) Ông Hai nói: “Làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà” là dùng biện pháp nghệ thuật gì? c) Xét về mục đích phát ngôn, các câu văn trong đoạn trên thuộc kiểu câu nào? Tìm câu đặc biệt có trong đoạn văn và cho biết tác dụng của câu đặc biêt đó? Câu 3(4điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ) Gợi ý làm bài: Câu 1 a)Cảm xúc bài thơ được thể hiện theo trình tự thời gian, từ sáng sớm đến khuya và đêm. Thực ra không ai đi viếng lăng Bác cả ngày như vậy. Sương, mặt trời, vầng trăng chỉ là hình ảnh của không gian đặc biệt được quy chiếu từ cảm xúc của nhà thơ nhằm làm nổi bật ý nghĩa sâu xa hơn: Bác vẫn sống giữa đất nước và dân tộc. Bác vẫn còn mãi với đất trời và lòng người. Bác ra đi mà như trong giấc ngủ bình yên nhưng làm sao mà không nhận ra được Bác mất là một sự thật nên nhà thơ vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận bởi vì đã ra thăm Bác quá muộn nên nhà thơ ao ước được ở mãi bên Người. -Biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ là ẩn dụ ở hình ảnh vầng trăng và hình ảnh trời xanh thể hiện cho tâm hồn trong sáng của Bác và tình yêu thiên nhiên, sự trường tồn của Bác với dân tộc, đất nước vững bền như trời xanh. Biện pháp ẩn dụ đã thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của Bác, tình yêu thiên nhiên và yêu trăng của Bác lúc sinh thời; đồng thời cũng thể hiện được lòng biết ơn, kính yêu của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với công lao vĩ đại của Bác đối với dân tộc. b) Bác đã ra đi nhưng lòng nhà thơ không muốn tin vào sự thật ấy nên viếng lăng được coi như một chuyến thăm cha và thấy Người như trong giấc ngủ bình yên. c) Tác giả về thăm lăng chứ đâu phải viếng lăng Bác như tựa đề bài thơ đã viết. Đâu phải Người đã ra đi. Bác vẫn còn đây như trong giấc ngủ bình yên. Đây là cảm nhận của nhà thơ cũng như của bao người khác khi vào lăng viếng Bác. Bác nằm đó như là đang ngủ. Ta vẫn như thấy bác ngày nào: việc quân việc nước bàn xong- Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, chẳng phải vẫn thấy mặt trời- Bác-trong lăng rất đỏ, đêm đêm Bác vẫn ngủ bình yên, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền đó sao? Bác hòa vào đất trời vũ trụ mà trời xanh là mãi mãi. Song vì quá kính yêu Bác mà nhà thơ nghĩ vậy thôi...càng nghĩ vậy, nhà thơ càng thấy nhói đau ở trong tim vì Bác đã đi xa. Đó chính là tâm trạng thực được thể hiện qua đoạn thơ. ĐỀ 4 ĐỀ THI VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Câu 1(3điểm) Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, nhà thơ Viễn Phương viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Và sau đó tác giả thấy: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! a)Từ những câu thơ đã dẫn, kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Tìm các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ và phân tích tác dụng của nó? b) Sự thật là Bác đã ra đi nhưng tại sao nhà thơ lại viết là “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”? c) Dựa vào nội dung khổ thơ, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp(có sử dụng phép lặp và một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm yêu thương vô hạn của tác giả với Bác Hồ khi vào trong lăng. Câu 2(3điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chưa đến bực cửa ông hai đã bô bô: -Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết...cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi theo Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai mục đích cả. Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên. -Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả! (Kim Lân- Làng) a)Ông Hai đang khoe với mọi người việc gì? Vì sao ông phải khoe như vậy? Trong đoạn văn ông Hai có dùng sai một từ đó là từ nào? b) Ông Hai nói: “Làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà” là dùng biện pháp nghệ thuật gì? c) Xét về mục đích phát ngôn, các câu văn trong đoạn trên thuộc kiểu câu nào? Tìm câu đặc biệt có trong đoạn văn và cho biết tác dụng của câu đặc biêt đó? Câu 3(4điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. (Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ) Gợi ý làm bài: Câu 1 a)Cảm xúc bài thơ được thể hiện theo trình tự thời gian, từ sáng sớm đến khuya và đêm. Thực ra không ai đi viếng lăng Bác cả ngày như vậy. Sương, mặt trời, vầng trăng chỉ là hình ảnh của không gian đặc biệt được quy chiếu từ cảm xúc của nhà thơ nhằm làm nổi bật ý nghĩa sâu xa hơn: Bác vẫn sống giữa đất nước và dân tộc. Bác vẫn còn mãi với đất trời và lòng người. Bác ra đi mà như trong giấc ngủ bình yên nhưng làm sao mà không nhận ra được Bác mất là một sự thật nên nhà thơ vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận bởi vì đã ra thăm Bác quá muộn nên nhà thơ ao ước được ở mãi bên Người. -Biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ là ẩn dụ ở hình ảnh vầng trăng và hình ảnh trời xanh thể hiện cho tâm hồn trong sáng của Bác và tình yêu thiên nhiên, sự trường tồn của Bác với dân tộc, đất nước vững bền như trời xanh. Biện pháp ẩn dụ đã thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của Bác, tình yêu thiên nhiên và yêu trăng của Bác lúc sinh thời; đồng thời cũng thể hiện được lòng biết ơn, kính yêu của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với công lao vĩ đại của Bác đối với dân tộc. b) Bác đã ra đi nhưng lòng nhà thơ không muốn tin vào sự thật ấy nên viếng lăng được coi như một chuyến thăm cha và thấy Người như trong giấc ngủ bình yên. c) Tác giả về thăm lăng chứ đâu phải viếng lăng Bác như tựa đề bài thơ đã viết. Đâu phải Người đã ra đi. Bác vẫn còn đây như trong giấc ngủ bình yên. Đây là cảm nhận của nhà thơ cũng như của bao người khác khi vào lăng viếng Bác. Bác nằm đó như là đang ngủ. Ta vẫn như thấy bác ngày nào: việc quân việc nước bàn xong- Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, chẳng phải vẫn thấy mặt trời- Bác-trong lăng rất đỏ, đêm đêm Bác vẫn ngủ bình yên, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền đó sao? Bác hòa vào đất trời vũ trụ mà trời xanh là mãi mãi. Song vì quá kính yêu Bác mà nhà thơ nghĩ vậy thôi...càng nghĩ vậy, nhà thơ càng thấy nhói đau ở trong tim vì Bác đã đi xa. Đó chính là tâm trạng thực được thể hiện qua đoạn thơ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan