Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529)...

Tài liệu Nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529)

.PDF
93
171
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ TỐ LOAN NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI MẠC (1527 - 1592) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên, 2013 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ TỐ LOAN NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI MẠC (1527 - 1592) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHI Thái Nguyên, 2013 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Thị Phương Chi đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh thần cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường ĐHSP Thái Nguyên, Phòng tư liệu Viện sử học Việt Nam, Thư viện Quốc gia… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn. Thái Nguyên, tháng 8, năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Tố Loan i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: Nông thôn Việt Nam thời Mạc (1527 – 1592), dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và Nhà trường về sự cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Tố Loan XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ............................................................................................................ i Lời cam đoan ........................................................................................................ ii Mục lục ................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC ........................................................................................................ 8 1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Mạc .............................................8 1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn. ...........................................................12 1.3. Tổ chức Hội ở nông thôn: ........................................................................16 1.4. Các tầng lớp xã hội ở nông thôn ..............................................................21 CHƢƠNG 2. KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC ............................... 29 2.1. Chế độ ruộng đất của làng xã ở nông thôn thời Mạc ...............................29 2.2. Sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. ...........................................34 2.3. Nghề thủ công và buôn bán nhỏ. ..............................................................41 2.4. Giao thông và phương tiện đi lại. .............................................................52 CHƢƠNG 3. VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC ............................. 55 3.1. Phong tục, tập quán và tín ngưỡng, tôn giáo ở nông thôn .......................55 3.2. Nghệ thuật và giáo dục ở nông thôn.........................................................62 3.3. Nhà ở, ăn, mặc của người dân ở nông thôn ..............................................71 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 79 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 85 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông thôn Việt Nam với 74,8% dân số, 72% lực lượng lao động xã hội, tạo ra 40% GDP của cả nước, là nơi phân bố hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nơi sinh sống của 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, phát triển nông thôn có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước. Xuất phát từ đặc điểm và vai trò của nông thôn Việt Nam, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) và Hội Nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008) đã khẳng định vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như giữ vững an ninh quốc phòng đất nước. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1/2011) đã tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Như vậy, có thể nói rằng cùng với nông nghiệp và nông dân, nông thôn là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Nông thôn là địa bàn chiến lược của cả nước – nơi có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Đây còn là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ thụ sản phẩm của nền kinh tế, nguồn nhân lực và nguồn tích lũy cho công nghiệp hóa, phát triển kinh tế. Mặt khác, nông thôn còn là nơi chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật . Ngoài ra, vai trò của nông thôn còn thể hiện trong việc giữ gìn và tô điểm cho môi trường sinh thái của con người, tạo ra sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Có thể nói rằng xã hội nông thôn ổn định và phát triển là nền tảng, là gốc ổn định và phát triển đất nước. Ngày nay công cuộc phát triển nông thôn ngày càng được chính phủ các nước khắp thế giới, nhất là các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm. 1 Là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử, nông thôn là khu vực chứa đựng những yếu tố như kinh tế, chính trị...... Nơi khơi nguồn và lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc. Ra đời và tồn tại trong một thời gian không dài so với các vương triều trước, nhưng Mạc đã để lại dấu ấn trong lịch sử dân tộc bằng những đóng góp tiến bộ trên nhiều phương diện “Góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị - xã hội trong nước cũng như tái lập quan hệ bang giao với nhà Minh” [66]. Đời sống nhân dân ổn định, xã tắc yên bình trong thời gian trị vì của hai vị vua đầu vương triều. Xuất phát từ nhận thức về vai trò của nông thôn trong quá khứ và hiện tại, tôi lựa chọn đề tài “Nông thôn Việt Nam thời Mạc (1527 – 1592)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ năm 1986 cùng với công cuộc cải cách mở cửa đất nước theo chủ trương của Đảng, các nhà nghiên cứu lịch sử đã nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn về triều Mạc. Cụ thể, bắt đầu từ đây đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, trong đó các nhà nghiên cứu lịch sử đã có cái nhìn cởi mở và khách quan hơn về vương triều này. Cũng từ đây, nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục của nhà Mạc đã được sáng tỏ. Vị trí, vai trò của nhà Mạc trong lịch sử cũng dần được trả lại đúng với vị trí của nó. Từ năm 1991, có nhiều bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử bàn về nhà Mạc như thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục hay các công trình nghiên cứu về vương triều Mạc. Về chính trị - xã hội: Trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592 (1995), Nxb Khoa học xã hội có bài Chế độ quân chủ thời Mạc (1527 – 1592) và thể chế chính trị đương thời của PTS. Trần Thị Vinh. Tác giả Đặng Kim Ngọc với bài: Một số biện pháp của nhà Mạc trong việc xây dựng đất nước. 2 Nguyễn Đức Nhuệ có bài Vài nét về đời sống nhân dân trong thời nội chiến Lê – Mạt. PGS Chu Quang Trứ có bài nghiên cứu Hiểu về xã hội Mạc qua mấy phát hiện về Mỹ thuật Mạc ở xứ Đông trong cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Viện sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng (1996). Về kinh tế: Cũng trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592 (1995), Nxb Khoa học Xã hội, TS Đỗ Đức Hùng có bài: Một vài nét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp dưới thời Mạc (thế kỉ XVI) Trong đó tác giả đã khái quát chính sách ruộng đất dưới thời Mạc và tình hình kinh tế nông nghiệp thế kỉ XVI. Đặc biệt, tác giả Vũ Duy Mền trong bài Một số vấn đề làng xã thời Mạc đã đề cập khá tỉ mỉ đến tình hình ruộng đất làng xã và tổ chức hành chính và xã hội nơi làng xã. Tác giả Trần Thị Vinh trong cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Viện sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng (1996) có bài Nhà Mạc đối với nền kinh tế công thương nghiệp ( thế kỉ XVI – thế kỉ XVII). Trong bài viết này, tác giả đã phân tích khá rõ nét nguyên nhân cũng như những biểu hiện của sự phát triển công thương nghiệp dưới thời Mạc. Ngoài ra trong cuốn sách này còn có bài viết Chính sách kinh tế của nhà Mạc qua tư liệu điền dã của tác giả Mạc Hữu Họa – Mạc Văn Viên. Bên cạnh đó có một số bài viết của PGS.PTS Đỗ Văn Ninh và Nguyễn Đức Nhuệ về vấn đề tiền tệ và công thương nghiệp thời Mạc trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592 (1995), Nxb khoa học xã hội. Về văn hóa giáo dục: Có các bài nghiên cứu Mấy vấn đề tri thức thời Mạc của PGS Lê Văn Lan. Vương triều Mạc và văn chương thế kỉ XVI của Nguyễn Hữu Sơn trong cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Viện sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng (1996). Tình hình Giáo dục thi cử thời Mạc của Nguyễn Hữu Tâm đăng trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592, ( 1995), Nxb khoa học xã hội. 3 Ngoài ra trong các cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử của Viện sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng xuất bản năm 1996; Mạc Đăng Dung và Vương triều Mạc của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam công bố năm 2000.... cũng có một số chuyên đề đề cập tới các các vấn đề như chính trị . kinh tế, văn hóa... Tác giả Đinh Khắc Thuân đã có rất nhiều bài viết đề cập một cách toàn diện và sâu sắc về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội – giáo dục thời nhà Mạc; Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu Lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI (2001); Văn bia thời Mạc (2010), Nxb Hải Phòng; Góp phần nghiên cứu lịch sử triều Mạc ở Việt Nam (2012), Nxb khoa học xã hội. Đặc biệt trong cuốn Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia (2001), Nxb khoa học xã hội. Qua tác phẩm này, tác giả đã trình bày một cách chi tiết và cụ thể từ những đánh giá về Mạc Đăng Dung cho đến tổ chức chính quyền ở trung ương và địa phương, cùng những hoạt động kinh tế và văn hóa nơi làng xã. Tác giả Nguyễn Văn Sơn với Luận án Phó tiến sĩ Khảo cổ học Di tích thời Mạc vùng Dương Kinh (Hải Phòng) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội (1997) cũng đã tái hiện lại hoạt động kinh tế, thương mại diễn ra tại vùng đất này. Đặc biệt, trong luận văn thạc sĩ Kinh tế Đại Việt thời Mạc (1527 – 1592) của Phan Đăng Thuận đã đề cập một cách chi tiết về hoạt động kinh tế thời Mạc như tình hình sở hữu ruộng đất, hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp, tiền tệ.... Trong luận văn thạc sĩ Giáo dục, khoa cử thời Mạc từ năm 1527 đến năm 1592 của tác giả Tô Ngọc Hằng đã tái hiện lại một cách chân thực về chế độ giáo dục khoa cử thời kì này. Sự phát triển của giáo dục, khoa cử dưới thời Mạc đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước phong kiến đối với sự phát triển chung của đất nước. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cũng như gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc. 4 Trong năm 2010 đã có một cuộc hội thảo tiếp tục đề cập tới các vấn đề của nhà Mạc như Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam (Hội Sử học Hà Nội) cuộc hội thảo với sự tham gia của hơn 50 chuyên gia trong lĩnh vực sử học và văn hóa đã được tổ chức tại Trung tâm thành cổ Hà Nội, ngay trên nền điện Kính Thiên xưa. Đa phần, các tham luận đều tập trung phân tích những ảnh hưởng khá tích cực của vương triều nhà Mạc tới xã hội Việt Nam giai đoạn thế kỷ XV, XVI trên nhiều lĩnh vực như văn hóa nghệ thuật, giáo dục, kinh tế, quân sự... Dù còn nhiều hạn chế, tư duy kinh tế của nhà Mạc cũng đã tạo nên nhiều thành quả tương đối tích cực trong đời sống xã hội và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của một nền nghệ thuật nhà Mạc có phong cách riêng (chủ yếu ở các lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc). Nhìn chung, từ những 80 trở lại đây đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu về vương triều Mạc trên các khía cạnh kinh tế, bang giao, làng xã, giáo dục.....nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về nông thôn thời Mạc. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu trên thực sự là những tư liệu quý báu và bổ ích cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhằm tái hiện lại một cách chân thực và khách quan nông thôn thời Mạc. Trong đó bao gồm các yếu tố về chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa. Qua đó góp phần lý giải một cách khách quan những vấn đề liên quan đến nhà Mạc nói riêng và đến lịch sử dân tộc thời kì này nói chung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Về nội dung: Trong phạm vi đề tài: Nông thôn Việt Nam thời Mạc luận văn sẽ đi tìm hiểu khai thác ở các khía cạnh chính trị- xã hội, kinh tế, văn hóa ở nông thôn thời Mạc. 5 Về thời gian: Từ khi triều Mạc thành lập (năm1527) đến khi bị nhà Hậu Lê đánh bật khỏi Thăng Long (năm 1592). Về không gian: - Phạm vi đất nước Việt Nam thời Mạc bao gồm khu vực Bắc bộ và toàn bộ khu vực từ Quảng Nam trở ra Bắc (nhưng trên thực tế nhà Mạc chỉ quản lý từ Thanh Hóa trở ra) - Phạm vi xung quanh kinh thành Thăng Long mà người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông thì vẫn thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Còn kinh thành Thăng Long không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài tuy nhiên những mối quan hệ đặc biệt là quan hệ giao lưu buôn bán giữa người nông dân với kinh thành thì chúng tôi vẫn tiến hành nghiên cứu ở khía cạnh kinh tế của khu vực nông thôn thời kì này. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tƣ liệu Tư liệu chung: Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú (1961), Tập 3, Nxb Sử học, Hà Nội. Đại việt sử kí toàn thư, Tập 2 (2004), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Đại việt thông sử ( 2007), Lê Qúy Đôn, Nxb Văn hóa thông tin. Đại cương lịch sử Việt Nam (1999), Trương Hữu Quýnh, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Các tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học, các luận văn thạc sĩ đã công bố, xuất bản, các bài báo đã được đăng trên các Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Dân tộc học. Các công trình nghiên cứu về vương triều Mạc. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, kết hợp với phương pháp khai thác tư liệu thành văn. 6 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn bước đầu giới thiệu một cách khái quát và về nông thôn nhà Mạc ( 1527 – 1592). Góp thêm cái nhìn về tình hình kinh tế, văn hóa –xã hội, tư tưởng – tôn giáo. Trên cơ sở đó sẽ có những đánh giá khách quan về vương triều Mạc và những đóng góp của vương triều này đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. - Luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo cho việc dạy học lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu thành bởi 3 chương: Chƣơng 1: CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC Chƣơng 2: KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC Chƣơng 3: VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 7 CHƢƠNG 1 CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Mạc Sau thời kì phát triển và ổn định của nhà nước Lê sơ thế kỉ XV, đặc biệt từ thời vua Lê Thánh Tông. Đến đầu thế kỉ XVI chế độ chính trị và xã hội Lê sơ lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Vua quan ăn chơi sa đọa, quan lại địa phương ra sức hoành hành, sách nhiễu nhân dân. Ruộng đất công ngày càng thu hẹp, nhà nước không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp dẫn tới mất mùa đói kém, đời sống nhân dân khổ cực, từ đó dẫn tới các cuộc nổi dậy của nông dân. Có thế thấy rằng xã hội Đại Việt cuối thời Lê sơ đang ở trong tình trạng rối loạn. Chính quyền nhà Lê không còn đảm nhận được vai trò quản lí đất nước. Trong bối cảnh chính trị, xã hội đó đã xuất hiện một thế lực mới trong triều đình nhà Lê – đứng đầu là Mạc Đăng Dung. Vốn xuất thân trong một gia đình làm nghề chài lưới ở Kiến An (Hải Phòng), từ khi trúng Đô lực sĩ, có công dẹp loạn. Mạc Đăng Dung được giữ những vị trí quan trọng trong triều đình và dần thâu tóm quyền lực trong tay. Lợi dụng sự suy yếu của triều đình nhà Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung đã ép vua Lê nhường ngôi và lập ra nhà Mạc. Nhà Mạc tồn tại với tư cách là một vương triều từ 1527 đến 1592, gồm 65 năm, trải qua các phổ hệ từ Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên đến Mạc Mậu Hợp từ khi Mạc Đăng Dung lên làm vua đến khi nhà Mạc bị nhà Trịnh đánh đổ (1592). Nét nổi bật của tình hình Đại Việt thời kì này là sự tồn tại song song hai hệ thống chính quyền: Nhà Mạc (Bắc triều) và nhà Hậu Lê (Nam triều) giành nhau trong suốt một thời gian dài đã làm cho đất nước lâm vào tình trạng nội chiến. Ra đời trong bối cảnh như vậy, nhà Mạc một mặt phải lo đối phó với các cựu thần nhà Lê (phía Nam), mặt khác phải đương đầu với âm mưu xâm lược của nhà Minh (phía 8 Bắc). Không những thế lúc này các thế lực, phe phái tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi, lòng người ly tán. Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, đòi hỏi Mạc Đăng Dung và triều đình nhà Mạc phải có những chính sách và biện pháp tích cực nhằm đưa đất nước tránh được cuộc xâm lược của phong kiến phương Bắc cũng như bình ổn tình hình trong nước, thúc đẩy nền kinh tế ổn định và phát triển. Sau khi được thành lập, về cơ bản nhà Mạc vẫn duy trì tổ chức nhà nước như thời Lê “ Đất 13 lộ thì cứ chiếu theo tên cũ” [25, tr. 623]. Tổ chức chính quyền Ở trung ương : Đứng đầu là vua, giúp việc là các quan đại thần như Tam thái, Tam thiếu, ngoài ra nhà Mạc còn trọng dụng một số quan lại thời Lê (không chống đối nhà Mạc) như Nguyễn Quốc Hiển làm Phò mã Thái bảo Lâm Quốc công, Mạc Quốc Trinh làm Thái sư Lân Quốc công, Nguyễn Thì Ung làm thiếu bảo Thông Quốc công, Mạc Đình Khoa làm Tả đô đốc Khiêm quận công. Các cơ quan như Lục bộ, Ngự sử đài, Hàn lâm viện.. vẫn giữ nguyên, chức năng không có gì thay đổi. Ở địa phương: Các đơn vị hành chính về cơ bản cũng giống như thời Lê: Đạo, phủ, huyện (châu), tổng, xã. (Thời Mạc xuất hiện thêm đơn vị Tổng). Quân đội: Do đất nước luôn trong tình trạng chiến tranh, nên nhà Mạc rất chú trọng xây dựng lực lượng quân đội mạnh để bảo vệ chính quyền. Nhà Mạc vẫn duy trì Ngũ phủ quân thời Lê; Đông quân, Tây quân, Nam quân, Bắc quân và Trung quân. Lấy kinh đô Thăng Long làm trung tâm, nhà Mạc đặt Trung quân, còn bốn trấn quanh kinh đô là Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam và Kinh Bắc đặt bốn quân còn lại lấy tên theo phương vị. Người đứng đầu Ngũ phủ đều do các tước vương tài giỏi họ Mạc như Khiêm vương Mạc Kính Điển đảm nhiệm.. Năm 1528 Mạc Đăng Dung sai phò mã lâm quốc công Nguyễn Quốc Hiển và một số đại thần trong triều sửa đổi lại binh chế. Nhà Mạc tổ chức lại 9 các vệ và ty quân sự. Cả nước chia thành 4 vệ, ngoài 2 vệ Cẩm Y và Kim Ngô có từ trước, lập thêm 2 vệ là Hưng Quốc và Chiêu Vũ. 4 vệ quân chủ lực gồm: Vệ Hưng Quốc gồm binh lính xứ Hải Dương: Vệ Cẩm Y gồm binh lính xứ Sơn Tây: Vệ Kim Ngô gồm binh lính xứ Kinh Bắc và vệ Chiêu Vũ gồm binh lính xứ Sơn Nam. “Chia bổ các ty, mỗi ty đặt một viên Chỉ huy sứ, một viên Chỉ huy Đồng tri, 1 viên chỉ huy thiêm sự, 10 viên Trung hiệu, 1.100 viên trung sĩ chia làm 22 phiên thay nhau túc trực. Nếu có công lao, thì bổ lên các chức thiên hộ, thống chế, quản lĩnh, trung úy”. [25]. Vì chú ý tới xây dựng lực lượng quân đội nên bính lính thời Mạc khá đông, có lúc quân nhà Mạc lên tới 10 vạn trong những lần giao tranh với quân Trịnh. Luật pháp: Dưới thời Mạc có bộ luật Hồng Đức Thiện Chính thư (không rõ niên đại cụ thể và tên tác giả). Có nhiều ý kiến cho rằng đây là bộ luật được biên soạn dưới thời vua Lê Thánh Tông vì bộ luật gồm khoảng 80 điều mục, ghi chép các lệ lệnh về ruộng đất, hôn nhân, quy chế để tang…được ban hành dưới thời Hồng Đức. Tuy vậy, qua nhận định của các nhà nghiên cứu: Đinh Khắc Thuân, Trần Thị Kim Anh, luật sư Vũ Văn Mậu và nhà nghiên cứu người Mỹ John Whitmore đã chứng minh Hồng Đức Thiện Chính là bộ luật được biên soạn dưới thời Mạc (1541 - 1564) trên cơ sở tập hợp, ghi chép và bổ sung vào các điều luật tiêu biểu có từ thời Hồng Đức làm thành bộ luật phục vụ cho vương triều của mình. Đối ngoại : Nhìn chung trong quan hệ với nhà Minh, nhà Mạc luôn tìm giải pháp thương lượng tạm thời với nhà Minh, tránh thế “Lưỡng đầu thọ địch” để lo đối phó với thế lực của cựu thần nhà Lê. Trước việc nhà Minh cho người sang dọa dẫm, mặt khác nhà Mạc lo sợ trước lực lượng của cựu thần nhà Lê, nhà Mạc đã thỏa hiệp với nhà Minh, đem vàng, bạc châu báu lên đút lót để được yên ổn. 10 “Mùa đông tháng 11, năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng với cháu là Văn Minh và bề tôi là bọn Nguyễn Như Quế, Đỗ Thế Khanh, Đặng Văn Trị, Lê Thuyên, Nguyễn Tổng, Tô Văn Tốc, Nguyễn Kinh Tế, Dương Duy Nhất, Bùi Trí Vĩnh qua trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây vào cổ, đi chân không đến bò rạp ở mạc phủ nước Minh, dập đầu quỳ dâng tờ biểu xin hàng, biên hết đất đai quân dân quan chức trong nước để xin xử phân, nộp các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù thuộc châu Vĩnh An trấn Yên Quảng xin cho nội thuộc, lệ vào Khâm Châu, lại xin ban chính sóc, cho ấn chương và cẩn thận che chở giữ gìn để đợi đổi định. Lại sai Văn Minh và bọn Nguyễn Văn Thái, Hứa Tam Tỉnh mang biểu đầu hàng đến Yên Kinh”. [25, tr. 621]. Hành động này của nhà Mạc đã gây nên sự bất bình trong quan lại và dân chúng khiến nhà Mạc rơi dần vào thế cô lập. Tuy vậy, việc làm trên cũng giúp nhà Mạc tránh được một cuộc chiến không cân sức, có thời gian hòa bình để ổn định tình hình trong nước. Kết cấu xã hội: Trong xã hội thời Mạc, sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc. Tầng lớp địa chủ, quan lại. Địa chủ nắm trong tay phần lớn ruộng đất, lấy ruộng đất tư làm cơ sở để tiến hành bóc lột địa tô đối với nông dân. Quan lại bao gồm “Phần lớn là nho sĩ quan liêu, qúy tộc dòng họ chỉ chiếm một số rất ít, còn lại một số nhỏ và không có vai trò gì nhiều lắm, đó là tầng lớp trí thức cũ của nhà Lê”. [75, tr. 33]. Nhìn chung trong thời gian đầu nhà Mạc có sử dụng một số quan lại của nhà Lê trong bộ máy chính quyền, nhưng về sau thì dè dặt dần. Nhà Mạc đã chú ý thông qua khoa cử để bổ sung vào bộ máy quan lại. Đội ngũ quan chức thời Mạc là những tri thức Nho sĩ được chọn chủ yếu thông qua khoa cử. Nhà Mạc đã có những chính sách để khuyến khích và đề cao việc học như dựng bia đá ghi tên người trúng tuyển, cho sửa lại nhà Quốc Tử Giám, Mạc Đăng Doanh đến thăm nhà Thái học. Tuy nhiên, ý thức đào tạo một tầng lớp sĩ phu quan liêu chỉ được thực hiện tốt trong thời 11 gian trị vì của những vị vua đầu vương triều. Càng về sau, do chính sách hậu đãi của nhà Mạc chưa triệt để, nửa vời nên dẫn tới tình trạng “ Tầng lớp quan liêu mới không đủ làm cơ sở vững chắc cho nhà Mạc”. [75, tr. 60]. Tầng lớp lao động: Cũng như xã hội dưới các triều đại phong kiến trước đó, đại bộ phận nhân dân thời Mạc là nhân dân lao động, đó là những nông dân tự canh, tá điền, thợ thủ công, tiểu thương. Nông dân là tầng lớp xã hội đông đảo nhất. Thợ thủ công gồm một số công tượng và chủ yếu là thợ thủ công trong làng xã, thương nhân ở địa phương. Nếu như dưới thời Lê quốc sách của nhà nước là “ trọng nông ức thương”, thương nhân là tầng lớp xã hội bị coi rẻ hơn cả, bị gán cho những tính cách "phi nghĩa", "bất nhân", thương nhân bị đưa xuống hàng cuối của bậc thang xã hội, thì thời Mạc người thợ thủ công và buôn bán không những không bị xem nhẹ mà còn được đề cao . Nhìn chung, đời sống nhân dân tuy còn gặp khó khăn nhất định như chiến tranh, đói kém, thiên tai, mất mùa, nhưng dưới thời Mạc ta thấy không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào. Điều đó đã chứng tỏ chính sách đúng đắn và hợp lí đối với kinh tế của các vị vua nhà Mạc. 1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn. Tổ chức chính quyền cấp đạo, phủ, huyện (châu), tổng, xã. Ra đời trong bối cảnh chính trị - xã hội tương đối phức tạp, nên về cơ bản chính quyền trung ương nhà Mạc được xây dựng và củng cố trên cơ sở của nhà nước thời Lê Sơ. Bộ máy quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền tiếp tục được duy trì. Bên cạnh, các cơ quan ở trung ương. Ở địa phương, các đơn vị hành chính vẫn duy trì như thời Lê. Đạo: Là đơn vị hành chính cao nhất ở địa phương dưới thời Mạc, cả nước “ có 13 đạo lộ” [68, tr. 158], ngoài Đạo còn có 1 phủ ở trung đô là Phụng Thiên Phủ. Danh sách 13 đạo thừa tuyên thời Mạc [66]. 12 Đạo Hải Dương: Gồm 4 phủ với 18 huyện, tương đương với địa phận các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và một số huyện thuộc Hưng Yên và Quảng Ninh ngày nay. Đạo Kinh Bắc: Gồm có 4 phủ, 20 huyện bao gồm địa của các tỉnh Bắc Ninh và một số huyện thuộc các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Lạng Sơn và Hà Nội ngày nay. Đạo Sơn Tây: Gồm 6 phủ, 24 huyện, tương đương với địa phận của tỉnh Hà Tây, và một số huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình và thành phố Hà Nội. Đạo Sơn Nam: Gồm 11 phủ, 42 huyện tương đương địa phận các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và một số huyện của Hưng Yên, Hà Tây, Hòa Bình và Hà Nội ngày nay. Đạo Lạng Sơn: Có 1 phủ, 7 châu tương đương địa phận tỉnh Lạng Sơn và một số huyện của tỉnh Bắc Giang ngày nay. Đạo Ninh Sóc: (Thái Nguyên) có 3 phủ 8 huyện và 7 châu, tương đương địa phận các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, cùng một số huyện thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc ngày nay. Đạo Hưng Hóa: Có 3 phủ, 4 huyện và 17 châu, tương đương với địa phận các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và một số huyện của Lào Cai, Phú Thọ ngày nay. Đạo Tuyên Quang: Có 1 phủ, 1 huyện và 5 châu, tương đương địa phận tỉnh Tuyên Quang, cùng một số huyện thuộc tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Yên Bái ngày nay. Đạo An Bang: (sau là An Quảng) có 1 phủ, 3 huyện tương đương địa phận thuộc tỉnh Quảng Ninh và một số huyện thuộc Hải Phòng ngày nay. Đạo Thanh Hoa: Có 4 phủ, 16 huyện và 4 châu tương đương địa phận tỉnh Thanh Hóa ngày nay. 13 Đạo Nghệ An: Có 9 phủ, 25 huyện và 2 châu, tương đương địa phận tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Đạo Thuận Hóa: Có 2 phủ, 8 huyện và 4 châu, tương đương địa phận các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số huyện thuộc Quảng Nam ngày nay. Đạo Quảng Nam: Có 3 phủ, 9 huyện tương đương địa phận thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay. Phủ Phụng Thiên (trước đó là Trung đô phủ) nằm ở kinh đô Thăng Long, bao gồm hai huyện Vĩnh Xương (sau là Thọ Xương, nay thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội) và Quảng Đức sau là Vĩnh Thuận (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) [66]. Mỗi đạo gồm 3 bộ phận (Tam ty), Thừa ty, Đô ty, Hiến ty tương ứng với thời Lê. Thừa ty phụ trách việc dân sự; Đô ty phụ trách việc quân sự và Hiến ty lo việc giám sát, hình ngục ở địa phương. Phủ: Đơn vị hành chính sau đạo, có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt đầu được sử dụng từ thời Lý. Mỗi đạo thường gồm vài phủ trở lên, duy có đạo Tuyên Quang gồm 1 phủ Yên Bình. Phủ này quản lí tất cả các châu, huyện trong địa hạt đạo Tuyên Quang. Tuy là một đơn vị hành chính, nhưng phủ không có quyền lực của một cấp chính quyền, như không can dự những việc kiện tụng ruộng đất. Chức năng chủ yếu của phủ là chăm lo việc học hành, thi cử. Phủ thực sự là đơn vị trung gian giúp đạo quản lí vùng lãnh thổ châu, huyện rộng lớn. Huyện: Huyện cũng là một đơn vị hành chính có từ lâu đời và được sử dụng cho đến tận ngày nay. Chức năng của huyện là quản lí các việc chính sự, quân sự và kiện tụng, trong đó chịu trách nhiệm và có quyền lực đặc biệt quan trọng trong việc quản lí đất đai, thuế khóa, nhân đinh. Tương đương với đơn vị Huyện ở đồng bằng, ở nông thôn miền núi có đơn vị Châu. Đây cũng là đơn vị xuất hiện khá sớm ở Trung Quốc, dưới thời 14 Đường châu là đơn vị hành chính khá lớn: Cụ thể là dưới thời Đường nước ta bị chia thành 12 châu cai quản 50 huyện, như châu Phong có 5 huyện, châu Diễn có 7 huyện [1]. Như đã nói ở trên, ở nước ta châu tương đương với huyện và được sử dụng ở miền núi. Do vậy, chức năng của châu cũng giống như chức năng của huyện. Thông qua văn bia và sách Đại Việt sử ký toàn thư ta biết được một số châu dưới thời Mạc như châu Man, châu Thu Vật, châu Đại Man, châu Vĩnh An. Xã: Đơn vị hành chính cấp cơ sở. Dưới xã là thôn (ở nông thôn vùng đồng bằng). Ở nông thôn miền núi có có đơn vị Động (sách, nguồn); Trong Đại Việt sử ký toàn thư đã có nhắc tới đơn vị Động: “Năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng….. nộp các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An…”[25, tr. 621]. Ngoài các đơn vị hành chính là Đạo, phủ, huyện, xã. Dưới thời Mạc còn xuất hiện thêm đơn vị Tổng, đây là đơn vị hành chính độc đáo, đơn vị trung gian giữa huyện và xã. Nhằm mục đích tăng cường sự quản lí của nhà nước đối với cấp cơ sở. Trong Văn bia xã Tứ kì khắc năm 1574 đã ghi lại 11 Tổng của huyện đó là Tổng: Xuân Cát, Động Hàm, Kim Đới, Văn Thị, Lật Khê, Kim Thanh, Yên Tử Hạ, Tân Duy, Cẩm Khê, Tự Tân, Xuân Úc [66]. Tổng có nhiệm vụ giúp huyện đôn đốc việc thu thuế và công dịch ở xã. Ngoài ra tổng còn có chức năng tổ chức lễ hội. Có thể nói rằng sự xuất hiện của Tổng là một nét riêng trong tổ chức hành chính nước ta thời phong kiến, điều đó bắt nguồn từ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo cộng đồng ngày một mở rộng cùng với sự phát triển ngày càng cao của làng xã. Sự hiện diện của cấp tổng thời Mạc thể hiện ý muốn can thiệp sâu thêm một bước của chính quyền trung ương đối với làng xã và người nông dân. Tương đương với đơn vị Tổng ở đồng bằng, ở nông thôn miền núi gọi là Đô. Đô được hình thành trên cơ sở liên kết các động lại với nhau. Vùng biên giới Đông Bắc, vốn có ba "đô" là Như Tích, Thời La và Chiêm Lãng với 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan