Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông thôn việt nam thời lê sơ (1428-1527)...

Tài liệu Nông thôn việt nam thời lê sơ (1428-1527)

.PDF
119
394
58

Mô tả:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MA THỊ VUI NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MA THỊ VUI NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHI Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Thị Phương Chi đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh thần cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường ĐHSP Thái Nguyên, Phòng tư liệu Viện sử học Việt Nam, Thư viện Quốc gia… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn. Thái Nguyên, tháng 8, năm 2013 Tác giả Ma Thị Vui i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ (1428- 1527)” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và Nhà trường về sự cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 8, năm 2013 Tác giả Ma Thị Vui ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ............................................................................................................. i Lời cam đoan ........................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CẤU TRÚC XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ Ở NÔNG THÔN THỜI LÊ SƠ ....................................................................................................... 8 1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Lê sơ ..........................................8 1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn. ..........................................................14 1.3. Các tổ chức xã hội ở nông thôn ...............................................................25 1.4. Các tầng lớp xã hội ở nông thôn..............................................................31 Chƣơng 2. KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI LÊ SƠ.................................. 35 2.1. Chế độ ruộng đất của làng xã ở nông thôn thời Lê sơ. ...........................35 2.2. Sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân ...........................................46 2.3. Nghề thủ công và buôn bán nhỏ. .............................................................52 2.4. Giao thông và phương tiện đi lại. ............................................................63 Chƣơng 3. VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI LÊ SƠ ................................ 66 3.1. Phong tục, tập quán và tín ngưỡng, tôn giáo ở nông thôn ......................66 3.2. Văn học, nghệ thuật và giáo dục ở nông thôn .........................................77 3.3. Nhà ở, ăn, mặc của người dân ở nông thôn .............................................90 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104 PHỤ LỤC iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề nông thôn Việt Nam trong lịch sử và hiện tại luôn là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học. Đi sâu tìm hiểu về tình hình nông thôn Việt Nam qua các thời kì lịch sử sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về bức tranh ở nông thôn trong quá khứ cũng như hiện tại. Từ đó có thể học tập kế thừa những kinh nghiệm quản lý vùng nông thôn cũng như hoạch định chính sách phát triển phù hợp cho khu vực này trong tương lai. Bởi cho đến nay phần đa dân số ở Việt Nam vẫn chủ yếu sinh sống trong các vùng nông thôn. Đặc biệt nông thôn Việt Nam trong quá khứ và hiện tại lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử, nông thôn Việt Nam luôn có vai trò hết sức to lớn đối với quá trình dựng nước và giữ nước. Nông thôn chính là khu vực dân cư sống tập trung chủ yếu bằng nghề nông. Về mặt tổ chức hành chính thì nông thôn Việt Nam được chia thành các đơn vị cơ bản là xã và thôn (hay làng). Trải qua biết bao thăng trầm làng xã chính là nơi khởi nguồn và lưu giữ nền văn hóa dân tộc từ thời kì Hùng Vương cho đến tận ngày nay. Đây cũng đồng thời là nơi phát sinh, phát triển của các phong trào đấu tranh giành độc lập sôi nổi quyết liệt từ thời Bắc thuộc cho đến thời kì phong kiến độc lập hay trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chính vì vai trò to lớn đó cho nên ngay từ thời phong kiến độc lập các triều đại phong kiến Việt Nam đã rất quan tâm tới các vùng nông thôn. Bộ mặt nông thôn Việt Nam qua các triều đại lịch sử do đó có nhiều biến đổi theo xu hướng kế thừa nên rất sinh động đa sắc màu. Sự đa dạng này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa xã hội...Nhưng vấn đề nông thôn dưới mỗi triều đại bên cạnh những nét chung còn chứa đựng những nét đặc thù mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Hơn nữa việc tìm hiểu về nông thôn Việt Nam thời phong kiến dưới một triều đại lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết khá căn 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bản và toàn diện về tình hình kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân cũng như lý giải được nhiều vấn đề liên quan như tập quán sản xuất, tập quán sinh hoạt, các mối quan hệ xã hội cũng như sự phân hóa giai cấp trong xã hội, thịnh suy của triều đại phong kiến…Qua đó chúng ta có cái nhìn biện chứng mối liên hệ nhất định của nông thôn Việt Nam quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngày nay trong quá trình đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì vấn đề xây dựng thành công nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước đưa ra sẽ trở thành thước đo quan trọng. Vị trí chiến lược của khu vực nông thôn và vấn đề xây dựng nông thôn mới trong thời gian gần đây được Đảng và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Nhưng để phấn đấu xây dựng thành công mô hình nông thôn mới hiện tại và tương lai thì chúng ta phải xem xét vấn đề này trong tổng hòa các mối quan hệ. Trong đó những bài học lịch sử, nhất là vấn đề nông thôn Việt Nam dưới các triều đại phong kiến, ngày nay vẫn có mối quan hệ mật thiết và ý nghĩa nhất định. Việc nghiên cứu về tình hình nông thôn Việt Nam dưới một triều đại phong kiến nhất định có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tìm hiểu về các vấn đề chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa và xã hội. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ (1428- 1527)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Triều Lê sơ được thành lập sau khi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh giành thành thắng lợi năm 1428. Trải qua 100 năm tồn tại triều Lê sơ đã có nhiều đóng góp lớn lao đối với lịch sử dân tộc đặc biệt trong thế kỉ XV. Đồng thời chính triều đại đó đã đưa chế độ phong kiến Đại Việt phát triển đến đỉnh cao, cường thịnh từ chính trị đến kinh tế, văn hóa giáo dục - khoa cử...Thậm chí suốt mấy thế kỉ sau đó các triều đại phong kiến Việt Nam đã cố gắng mô phỏng cách tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hóa, pháp luật... giống với thời Lê sơ vốn đã rất hoàn chỉnh. Chính vì vậy từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu quan tâm đến triều Lê sơ ở nhiều khía 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cạnh khác nhau. Trước hết chúng tôi xin điểm qua một số cuốn sách, đề tài nghiên cứu về triều Lê sơ: Trước hết là các bộ sử cũ chính thống của các sử gia phong kiến: Tiêu biểu là tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thế kỉ XVII, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn thế kỉ XVIII, Khâm định Việt sử thông giám cương mục- Quốc sử quán triều Nguyễn thế kỉ XIX...Các tác phẩm này đã đề cập khá chi tiết về triều đại Lê sơ trên nhiều phương diện khác nhau từ vị vua đầu tiên đến vị vua cuối cùng của triều Lê. Đồng thời có nhiều đánh giá xác đáng đối với các việc làm, hành động nhân cách của từng vị vua. Mặc dù không có phần viết nào mô tả chi tiết về nông thôn dưới triều đại này nhưng qua tác phẩm chúng ta vẫn có thể hình dung được những chính sách của nhà nước phong kiến và tác động của nó đối với khu vực nông thôn - làng xã. Các cuốn sách đã xuất bản: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tập 2(NXB, Hà Nội 1960) của tác giả Phan Huy Lê; cuốn Lịch sử Việt Nam tập 1 (NXB Khoa học xã hội năm 1971); cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tác giả Trương Hữu Quýnh chủ biên, (NXB Giáo dục Hà Nội năm 1998); Cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến 1858 tác giả Nguyễn Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999); cuốn “Tiến trình lịch sử Việt Nam” của Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (NXB Giáo dục, Hà Nội 2000), cuốn “Lịch sử Việt Nam thế kỷ X đầu thế kỷ XV” tác giả Nguyễn Danh Phiệt chủ biên (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2002); cuốn Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX (NXB Văn hóa thông tin, 2006). Trong những tác phẩm đó các tác giả đã đi sâu vào các lĩnh vực như tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, giáo dục khoa cử các triều đại trong lịch sử trong đó có triều Lê sơ. Bên cạnh đó cần phải kể đến một số chuyên khảo mà nội dung có liên quan ít nhiều đến đề tài, tiêu biểu là cuốn“Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê (NXB Văn - Sử - Địa Hà Nội 1959). Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày những nét lớn về chính sách ruộng đất và tình hình kinh tế nông nghiệp của nhà nước Lê sơ thế kỷ XV - một 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khía cạnh của nông thôn. Nguồn tư liệu chủ yếu của tác phẩm là các bộ sử cũ của các sử gia phong kiến. Cuốn Kinh nghiệm quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994). Cuốn Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỉ XV đến thời Pháp thuộc, tác giả Vũ Văn Quân, (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); Bài viết Vài nét về tình hình khẩn hoang ở Thanh Hoá thời Lê sơ, trong sách: Thanh Hoá thời Lê Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hoá xuất bản tác giả Nguyễn Thị Phương Chi (1998). Ngoài ra còn phải kể đến các công trình như: Chính sách về xã hội của nhà nước thời Lê sơ (1428- 1527), Luận án tiến sĩ, Hà Nội năm 2011 của tác giả Lê Ngọc Tạo. Cùng với các cuốn sách và luận án nói trên còn nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này được đăng tải trên các Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu kinh tế, Dân tộc học có thể kể đến: Nguyễn Khắc Đạm “Vấn đề ruộng đất trong lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 65/1965; Nguyễn Đổng Chi “Chế độ nô tỳ thời Lê sơ và tác dụng của phong trào quần chúng ở các thế kỷ XIV và đầu thế kỷ XV”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (99), tr. 34- 40 (1967); Phan Huy Lê “Chế độ ban cấp ruộng đất thời Lê sơ và tính chất sở hữu của các loại ruộng đất thế nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 199 (1981); Phan Đại Doãn “Mấy ý kiến về hoạt động thương nghiệp nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVII- XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6/1985; “Nhìn lại làng Việt”, Tạp chí Khoa học số 1/ 1987; Nguyễn Danh Phiệt “Chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV và những di sản của nó”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1990; Đặng Kim Ngọc “Vấn đề tuyển dụng quan chức thời Lê sơ (1428- 1527), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1998; Phan Đại Doãn, Vũ Văn Quân “Quá trình khai hoang lập làng Côi Trì (Yên Mô - Ninh Bình) dưới thời Lê Thánh Tông” Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6/1999; Hoàng Văn Luân “Quan hệ giữa nhà nước quân chủ tập quyền với làng xã trong thế kỉ XV ở Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3/1999; Lê Ngọc Tạo “Những chính 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sách, biện pháp của nhà nước Lê sơ phòng chống tệ nạn xã hội” Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4/2000; YUINSU “Cấu trúc của làng xã Việt Nam ở Đồng Bằng Bắc Bộ và mối quan hệ của nó với nhà nước thời Lê” Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3/2000; Nguyễn Danh Phiệt “Thời Lê sơ vào buổi suy tàn bi kịch và hệ quả” Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6/2003; YUINSU “Sự thành lập triều Lê và sự xác lập lý luận Nho giáo - từ ý niệm Phật giáo đến ý niệm Nho giáo” Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 2/2006; Nguyễn Thị Phương Chi “Vì sao điền trang thời Lê sơ ít có điều kiện phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, tr 30- 35 (2009). Như đã nêu ở trên, cho đến nay đã có khá nhiều công trình, bài viết liên quan đến nhiều lĩnh vực của thời Lê sơ (1428- 1527) song, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nông thôn Việt Nam thời Lê sơ. Vì vậy trên cơ sở kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ (1428- 1527) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về nông thôn Việt Nam dưới triều đại Lê sơ (1428- 1527). Trong đó chủ yếu đề cập đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn thời Lê sơ 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Trong phạm vi đề tài: Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ luận văn sẽ đi tìm hiểu khai thác ở các khía cạnh chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa nông thôn thời Lê sơ Về thời gian: Từ khi triều Lê sơ xác lập - 1428 đến khi kết thúc năm 1527 Về không gian: - Phạm vi đất nước Việt Nam thời Lê sơ bao gồm khu vực Bắc bộ và toàn bộ khu vực từ Thanh Hóa cho đến Quảng Nam ngày nay. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Phạm vi xung quanh kinh thành Thăng Long mà người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông thì vẫn thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Còn kinh thành Thăng Long không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài tuy nhiên những mối quan hệ đặc biệt là quan hệ giao lưu buôn bán giữa người nông dân với kinh thành thì chúng tôi vẫn tiến hành nghiên cứu ở khía cạnh kinh tế của khu vực nông thôn thời kì này. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Luận văn tìm hiểu về tình hình mọi mặt bao gồm từ chính trị - xã hội đến kinh tế văn hóa ở nông thôn thời Lê sơ Đồng thời thông qua đó đề tài cố gắng tái hiện bức tranh toàn cảnh về nông thôn Việt Nam thời phong kiến dưới triều Lê sơ. Tìm hiểu những nét đặc thù của nông thôn Việt Nam thời Lê sơ, và thông qua các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội... đề tài sẽ có câu trả lời khách quan đúng đắn về những ưu điểm và hạn chế của nông thôn Việt Nam thời kì này. Đồng thời thấy được vai trò to lớn của nông thôn đối với quá trình xây dựng vương triều phát triển thịnh vượng bậc nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. 4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu 4. 1. Nguồn tư liệu: - Nguồn tư liệu trong chính sử: Một số sử sách và địa chí cổ: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Phủ biên tạp lục... - Các giáo trình lịch sử Việt Nam giảng dạy trong các trường cao đẳng đại học, sách chuyên khảo về triều đại Lê sơ. - Các luận văn, bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành như Tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí Dân tộc học... 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra có sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu đề tài “Nông thôn Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527) tác giả mong muốn trình bày một cách đầy đủ, hệ thống về bộ mặt nông thôn nước ta thời Lê sơ (1428 - 1527) Ngoài ra, đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy về triều Lê sơ nói riêng 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn gồm có ba chương Chƣơng 1: Cấu trúc xã hội - chính trị ở nông thôn thời Lê sơ Chƣơng 2: Kinh tế ở nông thôn thời Lê sơ Chƣơng 3: Văn hóa ở nông thôn thời Lê sơ. Trong luận văn còn có các phần: Mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 1 CẤU TRÚC XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ Ở NÔNG THÔN THỜI LÊ SƠ 1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Lê sơ Xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV lâm vào tình trạng chính trị khủng hoảng sâu sắc: kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, xã hội bất ổn định, khởi nghĩa nông dân bùng nổ. Bên cạnh đó, Đại Việt lại đứng trước nguy cơ ngoại xâm ngày càng đến gần. Phía Nam, Chăm-pa thường xuyên cho quân đánh phá, phía Bắc nhà Minh lăm le chuẩn bị cho quân sang xâm lược. Trước tình hình đó, năm 1406 nhà Minh đem quân xâm lược Đại Việt, với “binh cường, lực mạnh” nhà Minh nhanh chóng đánh bại nhà Hồ. Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ bị thất bại, đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh trong hai mươi năm (1407-1427). Khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ chỉ huy nghĩa quân đã cùng với nhân dân cả nước đánh bại quân Minh xâm lược. Đất nước thanh bình, vương triều Lê sơ độc lập tự chủ được thiết lập. Nhà Lê sơ thực hiện các chính sách nhằm khôi phục, ổn định và phát triển đất nước. Thời Lê sơ được tính từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi (1527), gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê sơ đến giai đoạn thịnh đạt nhất. Một công việc thiết yếu mà các vua thời Lê sơ đều quan tâm và cố gắng thực hiện là kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ tập trung, mang tính quan liêu chuyên chế. Đến thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đạt tới đỉnh cao, trở thành nhà nước toàn trị, cực quyền. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự chuyển đổi mô hình từ nền quân chủ quý tộc thời Lý -Trần mang đậm tính Phật giáo sang nền quân chủ quan liêu nho giáo. Về hành chính, năm 1428, Lê Thái Tổ chia đất nước thành 5 đạo: Đông đạo, Tây đạo, Nam đạo, Bắc đạo, Hải tây. Đứng đầu mỗi đạo có chức hành khiển và tổng quản. Hành khiển coi việc dân chính và tư pháp. Tổng quản chỉ huy các vệ quân trong đạo. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Dưới đạo có các đơn vị nhỏ như trấn, lộ rồi đến phủ, huyện, châu, xã. Tất cả hệ thống chính quyền ấy đều tập trung quyền hành vào tay triều đình trung ương. Ở triều đình, đứng đầu là vua rồi đến các chức tả Tướng quốc và hữu Tướng quốc. Tiếp theo là các chức Tam Tư, Tam Thiếu, Tam Thái giành riêng cho tôn thất và công thần. Dưới là hai ngạch ban văn và ban võ. Sau Đại Hành khiển là Thượng thư đứng đầu Bộ (có hai Bộ là Bộ Lại và Bộ Lễ). Bên cạnh đó có một số cơ quan chuyên trách như Khu Mật viện, Hàn Lâm viện, Ngũ Hình viện, Ngự Sử đài, Quốc Tử Giám, Quốc Sử viện, Nội thị sảnh, các quán, cục, ty... Ở địa phương, đứng đầu các đạo là các chức Hành khiển phụ trách mọi việc quân dân. Sau đó là các chức An phủ sứ, Tri phủ, Tuyên phủ sứ, Chuyển vận sử đứng đầu các trấn, lộ, huyện. Xã có xã quan. Nhìn chung, bộ máy Nhà nước thời Lê Lợi thời gian đầu gần như theo thời Trần. Tuy nhiên nó đã là một bước tiến bộ về mức độ tập trung chính quyền. Trải qua các đời Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, bộ máy nhà nước càng được củng cố hơn, theo hướng tập quyền, nhằm mục đích tập trung quyền hành vào tay nhà vua, nâng cao hơn nữa tính chuyên chế. Từ 1466-1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. Đất nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên với các cơ quan hành chính thống nhất. Hệ thống hành chính thời Lê Thánh Tông được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Chủ trương của Lê Thánh Tông là đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương, "các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng giữ gìn nhau, lẽ phải của nước không bị chuyện riêng, việc lớn của nước không đến lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo đúng phép, không có lầm lỗi làm trái nghĩa phạm hình, để theo trọn các chí của thánh tổ thần tông ta, mà giữ được trị an lâu dài"[ 6; 482] Các chức tể tướng, bộc xạ, tư đồ đều bị bãi bỏ. Vua trực tiếp điều khiển 6 bộ: bộ binh, hình, lễ, lại, công, hộ. Đứng đầu là thượng thư, giúp việc có 2 thị lang. Đây là cơ quan chính phụ trách mọi công tác của triều đình. Giúp việc 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cho các bộ còn có 6 tự. Để giám sát hoạt động của quan lại nói chung có ngự sử đài và 6 khoa tương ứng với 6 bộ. Hàn lâm viện và Quốc tử giám được giữ nguyên như các triều đại trước. Quá trình tuyển chọn quan lại qua nhiều đường khác nhau: tập ấm, tuyển cử..., chủ yếu là khoa cử. Dưới thời vua Lê Thánh Tông đã tuyển chọn đội ngũ quan lại có năng lực làm việc trong bộ máy nhà nước. Để tạo điều kiện cho quan lại trung thành với nhà vua, Lê Thánh Tông đặt quy chế lương bổng, ruộng lộc, phẩm tước rõ ràng thống nhất. Nếu so sánh với những triều vua thời Lý- Trần, hệ thống hành chính quốc gia thời Lê sơ, đặc biệt ở thời Lê Thánh Tông đã thể hiện một bước tiến cơ bản. Có thể nói nó đã đạt đến đỉnh cao của mô hình Nhà nước quân chủ chuyên chế, quan liêu. Vua tuy vẫn giữ những chức năng cơ bản của thời trước nhưng với quyền lực tập trung hơn, quyết đoán hơn. Trong thiết chế quân chủ tuyệt đối thời Lê sơ, vai trò của nhà vua được đẩy lên rất cao với chủ nghĩa "tôn quyền". Theo đó, nhà vua là "con trời", người giữ mệnh trời, thay trời cai trị dân. Vua là người đứng đầu cả nước, đồng thời cũng là người được ban hành mọi chính sách, luật lệ của đất nước. Hệ thống các cơ quan hành chính được xếp đặt rõ ràng, có phân công, phân nhiệm cụ thể. Hệ thống hành chính thời Lê Thánh Tông thể hiện được tính tập trung từ dưới lên trên, từ địa phương đến trung ương, đề cao quyền hành toàn diện của người đứng đầu Nhà nước. Về luật pháp: Ngay sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi – vua Lê Thái Tổ đã cùng với các đại thần bàn định một số luật lệ và lo đến việc lập pháp. Nhà vua hạ lệnh cho các Tướng hiệu và các quan rằng: "Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra pháp luật là để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp". [18; 45] Trải qua các đời vua Thái Tông, Nhân Tông, đặc biệt dưới đời vua Lê Thánh Tông, vào năm 1483, vua sai các triều thần sưu tập các điều luật, pháp 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lệnh đã ban bố trong các triều vua thời Lê sơ xây dựng thành bộ luật hoàn chỉnh vì theo quan niệm của Thánh Tông "Pháp luật là phép công của nhà nước, vua cùng quan đều phải theo". Năm 1483, Lê Thánh Tông cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh gồm 722 điều chia thành 16 chương gọi là "Quốc triều hình luật" hay "Luật Hồng Đức". Về hình thức, đó là bộ luật hình sự với khung hình "suy, trượng, đồ, lưu, tử". Thực chất, đây là bộ luật tổng hợp và có các điều khoản về điền sản, dân sự, hôn nhân. Nội dung chủ yếu của Bộ luật là nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước trung ương tập quyền (những hành động chống đối triều đình, chống đối lễ giáo phong kiến bị ghép vào "thập ác''). Đặc biệt là nhiều điều luật trong "Điền sản" nhằm bảo vệ tô thuế của nhà nước, nghiêm cấm và trừng phạt những hành vi xâm lấn, chiếm đoạt ruộng đất công. Luật Hồng Đức giành nhiều điều quy định chi tiết về việc sở hữu ruộng đất, nguyên tắc mua bán, cầm cố ruộng đất nhằm bảo vệ quyền tư hữu tài sản; trước hết quyền tư hữu ruộng đất và bóc lột địa tô của giai cấp địa chủ. Ví dụ: Điều 341: Bán ruộng đất quan thụ và ruộng đất khẩu phân bị phạt 60 trượng, biếm 2 tư, người viết thay hoặc chứng kiến (tội cũng như thế) giảm một bậc; truy nguyên tiền và ruộng đất nộp cho nhà nước. Bán đợ thì phạt 60 trượng, cho chuộc lại; Điều 342: Chiếm ruộng đất công quá hạn (bị phạt như sau: 1 mẫu bị 80 trượng, 10 mẫu bị biếm 10 tư, tội chỉ đến biếm 3 tư; truy tiền hoa lợi ruộng đất nộp cho nhà nước. Nếu khẩn đất hoang thì không bị tội; Điều 343: Nhận càn ruộng đất (bị phạt như sau), 1 mẫu trở xuống bị biếm 1 tư, 5 mẫu trở xuống bị biếm 2 tư, 10 mẫu trở xuống bị biếm 3 tư, tội chỉ đến đồ khao đinh. Lấn giới hạn (ruộng đất) bị biếm 1 tư và bồi thường tiền hoa lợi tăng thêm 1/10. Nếu là ruộng đất công (tội) gia thêm 1 bậc, bồi thường tiền hoa lợi tăng thêm 2/10. Người giám đương không biết cáo giác bị biếm 1 tư, mất quyền giám đương. [36; 191-192] Chính sách quản lý ruộng đất của nhà Lê sơ đã được thực hiện quy củ, chặt chẽ, hiệu quả thông qua các điều luật trong "Điền sản chương", góp 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phần bảo vệ lợi ích nhà nước phong kiến, đặc biệt là quyền sở hữu tối cao về ruộng đất. Bộ luật cũng bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến, đặc quyền của tầng lớp quý tộc; đồng thời củng cố trật tự xã hội phong kiến, bảo vệ chế độ gia tộc phụ quyền và các nguyên tắc về đạo đức phong kiến. Những tội "ác nghịch","bất hiếu","bất mục" đều bị ghép vào tội thập ác. Trong Quốc triều hình luật có những điều luật nhằm bài trừ nạn tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công, ức hiếp dân lành và chú trọng phần nào đến việc bảo vệ lợi ích của dân. Là sản phẩm của nhà nước phong kiến, ra đời sau cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Bộ luật Hồng Đức rất chú ý đến quốc gia Đại Việt thống nhất bao gồm nhiều thành phần các dân tộc khác nhau. Riêng đối với người phụ nữ, luật Hồng Đức cũng có những điều bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Về kinh tế, con gái được hưởng quyền chia gia tài bình đẳng như con trai (Điều 387). Gia đình không có con trai, con gái trưởng được quyền thừa kế hương hỏa (Điều 309). Về mặt hôn nhân, người con gái đã đính hôn nhưng chưa làm lễ thành hôn mà người con trai bỗng mắc ác tật hoặc phạm tội phá tài sản thì người con gái được quyền từ hôn và trả của. Những quy định nói trên đối với phụ nữ có tính chất tiến bộ, lần đầu tiên được đặt ra trong pháp luật thành văn ở nước ta. Về quân đội và quốc phòng. Thời Lê sơ, cùng với quá trình xây dựng bộ máy chính quyền trung ương tập quyền, tổ chức quân đội cũng được xây dựng có quy củ. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, đầu năm 1429, Lê Lợi cho 25 vạn quân trở về làm ruộng, giữ lại 10 vạn quân thường trực [72; 154]. Số quân còn lại này chia làm 6 quân ngự tiền đóng ở kinh thành, có nhiệm vụ bảo vệ kinh đô và cung điện nhà vua, và quân 5 đạo đóng giữ ở các địa phương. Trong số 10 vạn quân, Lê Lợi chia làm 5 phiên, cứ lần lượt thay nhau, có 4 phiên về làm ruộng và một phiên ở lại thường trực. Mỗi khi có việc dụng binh, Nhà nước mới điều động toàn bộ quân đội và có khi bắt lính bổ sung thêm. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Năm 1466, Lê Thánh Tông cải tổ lại hệ thống tổ chức quân đội. Quân đội toàn quốc chia làm hai loại thân binh hay cấm binh bảo vệ kinh thành và ngoại binh trấn giữ các sứ. Quân đội ở các đơn vị cũng được quy định thống nhất, mỗi ti gồm 100 người, mỗi sở gồm 400 người, chia làm 20 đội, mỗi đội 30 người. Cũng như thời Lí - Trần, nhà Lê sơ thực hiện chính sách "Ngụ binh ư nông" cho quân lính thay phiên nhau về nhà làm ruộng. Dưới thời Thánh Tông, chế độ tập luyện của quân đội được quy định chặt chẽ. Tất cả các hạng quân đội đều được theo bậc cấp ruộng đất công xã ở xã thôn từ 8,5 đến 4 phần. Các võ quan được cấp lộc điền bổng lộc như các tầng lớp quan lại khác. Trên cơ sở một đội quân mạnh, nhà Lê tiến hành chính sách biên giới rất cương quyết. Các nước láng giềng ở phía Tây và Nam như Ai Lao, Chân Lạp mỗi lần xâm lấn bờ cõi đều lập tức bị đánh tan. Để quản lý và khống chế các tù trưởng thiểu số, triều đình nhà Lê đã áp dụng những biện pháp như trấn áp và phủ dụ. Triều đình đã cử phần tử trung kiên nhất lên miền núi chiêu dân lập ấp đời đời cai trị địa phương. Họ biến thành dòng họ "phiên thần". Chính sách này đã có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ biên cương tổ quốc, tạo ra sự giao thoa văn hóa giữa miền xuôi và miền ngược, quá trình tộc người thông qua quan hệ hôn nhân có sự giao thoa. Nhà vua cũng cho điều tra và lập sổ hộ khẩu, khảo sát địa hình, lập bản đồ hành chính quốc gia, đề cao tôn vinh truyền thống dân tộc và các danh nhân văn hóa. Nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và chính sách ngoại giao cương quyết, thời Lê sơ cương giới lãnh thổ Tổ quốc được gìn giữ, bảo vệ. Đại Việt trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á. Trải qua các triều đại Đinh -Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ, chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn thiện cùng với các thiết chế chính trị, kinh tếxã hội. Đến thời Lê Thánh Tông (1460-1497), với cuộc cải cách hành chính lớn, nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền phong kiến đạt trình 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ độ tiên tiến đồng thời cũng khẳng định vai trò thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến một cách đầy đủ. 1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn. Tổ chức chính quyền cấp lộ, phủ, châu, huyện, xã. Ngay từ năm 1427, khi còn bao vây Đông Đô, Lê Lợi đã bước đầu xây dựng bộ máy chính quyền, chia các lộ thành 4 đạo. Đất nước được giải phóng, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho nhà Lê là xây dựng bộ máy chính quyền mới từ trung ương xuống địa phương. Lãnh thổ Đại Việt mới được mở rộng bao gồm miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giáp đến đèo Hải Vân. Năm 1428, Lê Lợi lại chia cả nước thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (tương ứng với Bắc bộ ngày nay) và Hải Tây (từ Thanh Hóa vào đến Thuận Hóa), đứng đầu mỗi đạo có chức Hành khiển coi việc dân chính và tư pháp, ngoài ra có chức tổng quản chỉ huy các vệ quân trong đạo. Lịch triều hiến chương loại chí chép: “Triều Lê lúc mới lên, theo quan chế của triều Trần, chia đặt chức Đại Hành khiển và Hành khiển 5 đạo, cho chia giữ các việc sổ sách, kiện tụng về quân dân, những chức ấy đều ở ban văn, ngang với Tể tướng”. Dưới đạo có các đơn vị nhỏ như trấn, lộ rồi đến phủ, huyện, châu, xã. Đứng đầu các đơn vị hành chính trên gồm: Các An phủ sứ, Tri phủ, Tuyên phủ sứ, Chuyển vận sử đứng đầu các trấn, lộ, huyện. Xã có xã quan. Tất cả hệ thống chính quyền ấy đều tập trung quyền hành vào tay triều đình trung ương. Nhìn chung bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương thời vua Lê Thái Tổ vẫn chủ yếu dựa vào quy chế tổ chức của triều Trần, tuy nhiên nó đã là một bước tiến về mức độ tập trung chính quyền. Đến đời vua Lê Thánh Tông tổ chức hành chính có nhiều thay đổi. Theo đó ở địa phương, Lê Thánh Tông bãi bỏ các đạo cũ, chia cả nước làm 13 đạo thừa tuyên và gồm 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguồn, 30 trường với các cơ quan hành chính thống nhất. 13 đạo thừa tuyên thời kì này cụ thể như sau: 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thiên Trƣờng/Sơn Nam Vốn có tên là thừa tuyên Thiên Trường, năm 1469 đổi thành thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1490 đổi làm xứ Sơn Nam, sang đời Lê Uy Mục lại gọi là trấn Sơn Nam1. Bắc Giang/Kinh Bắc: Thời Lê Thái Tông vốn là 2 đạo Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ, năm 1466 đổi là thừa tuyên Bắc Giang, năm 1469 đổi là thừa tuyên Kinh Bắc, thời Lê Tương Dực đổi là trấn Kinh Bắc2. 1 Gồm có: Phủ Thường Tín: gồm các huyện Thanh Trì (nay là một phần huyện Thanh Trì, quận Hoàng Mai, một phần quận Hai Bà Trưng, quận Đống Đa và quận Thanh Xuân Hà Nội), Thượng Phúc (huyện Thường Tín và một phần huyện Thanh Trì, Hà Nội hiện nay), Phù Vân (đến thời Lê Chiêu Tông đổi là huyện Phú Nguyên, nay là huyện Phú Xuyên, Hà Nội) Phủ Ứng Thiên, gồm có các huyện: Thanh Oai (nay là huyện Thanh Oai và một phần quận Hà Đông, Hà Nội), Chương Đức (tức huyện Chương Mỹ và một phần quận Hà Đông, Hà Nội), Sơn Minh (tức huyện Ứng Hòa, Hà Tây cũ), Hoài An (phần nam huyện Ứng Hòa và một phần huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Phủ Lý Nhân: tương đương tỉnh Hà Nam hiện nay; gồm các huyện: Nam Xang (huyện Lý Nhân và một phần thành phố Phủ Lý, Hà Nam hiện nay), Kim Bảng (Kim Bảng hiện nay), Duy Tiên (Duy Tiên hiện nay), Thanh Liêm (Thanh Liêm và một phần thành phố Phủ Lý hiện nay), Bình Lục (Bình Lục hiện nay). Phủ Khoái Châu: gồm các huyện Đông Yên (nay là huyện Khoái Châu thuộc Hưng Yên), Kim Động (huyện Kim Động và một phần thành phố Hưng Yên hiện nay), Tiên Lữ (huyện Tiên Lữ và một phần thành phố Hưng Yên hiện nay), Thiên Thi (Ân Thi hiện nay), Phù Dung (Phù Cừ hiện nay). Phủ Thiên Trường (một phần Nam Định hiện nay): gồm các huyện Tây Chân (Nam Trực, Trực Ninh và một phần thành phố Nam Định hiện nay), Giao Thủy (Giao Thủy và Xuân Trường hiện nay), Mỹ Lộc (huyện Mỹ Lộc và một phần thành phố Nam Định hiện nay), Thượng Nguyên (nam Mỹ Lộc hiện nay). Phủ Nghĩa Hưng (tức phủ Kiến Hưng thời Trần, một phần Nam Định hiện nay): gồm các huyện Đại An (Nghĩa Hưng hiện nay), Vọng Doanh (nam Ý Yên hiện nay), Thiên Bản (Vụ Bản hiện nay), Ý Yên (bắc Ý Yên hiện nay) Phủ Thái Bình (một phần tỉnh Thái Bình hiện nay): gồm các huyện Thụy Anh (phía bắc huyện Thái Thụy hiện nay), Phụ Dực (phía đông huyện Quỳnh Phụ hiện nay), Quỳnh Côi (phía tây huyện Quỳnh Phụ hiện nay), Đông Quan (một phần huyện Đông Hưng hiện nay). Phủ Tân Hưng (Long Hưng thời Trần, phía tây bắc Thái Bình hiện nay): gồm các huyện: Ngự Thiên (một phần huyện Hưng Hà hiện nay), Duyên Hà (một phần huyện Hưng Hà hiện nay), Thần Khê (một phần huyện Đông Hưng và thành phố Thái Bình hiện nay), Thanh Lan (phía nam huyện Thái Thụy hiện nay). Phủ Kiến Xương (nam Thái Bình hiện nay) gồm các huyện: Thư Trì (một phần huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình hiện nay), Vũ Tiên (một phần các huyện Vũ Thư và Kiến Xương hiện nay), Chân Định (một phần huyện Kiến Xương hiện nay). Phủ Trường Yên (đông Ninh Bình hiện nay) gồm các huyện: Gia Viễn (phía đông Gia Viễn, huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình hiện nay), Yên Mô (huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp hiện nay), Yên Khang (Yên Khánh hiện nay). Phủ Thiên Quan (tây Ninh Bình hiện nay) gồm các huyện Phụng Hóa (Nho Quan hiện nay), Yên Hóa (tây Gia Viễn hiện nay), Lạc Thổ (các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy và Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình hiện nay). 2 Gồm có các phủ: Phủ Từ Sơn gồm các huyện Đông Ngàn (sau là huyện Từ Sơn, nay là thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và một phần các huyện Đông Anh, Gia Lâm của Hà Nội và huyện Kim Anh của tỉnh Phúc Yên cũ, tức là một phần huyện Sóc Sơn, Hà Nội hiện nay), Yên Phong (huyện Yên Phong và một phần thành phố Bắc Ninh hiện nay), Tiên Du (huyện Tiên Du, một phần thành phố Bắc Ninh và một phần huyện Gia Lâm hiện nay), Võ Giàng (một phần huyện Quế Võ và một phần thành phố Bắc Ninh hiện nay), Quế Dương (một phần Quế Võ hiện nay). Phủ Thuận An gồm các huyện: Gia Lâm (quận Long Biên và một phần huyện Gia Lâm, Hà Nội hiện nay), Siêu Loại (huyện Thuận Thành hiện nay), Văn Giang (huyện Văn Giang, Hưng Yên và xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội hiện nay), Gia Định (huyện Gia Bình hiện nay). 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan