Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nội dung và nghệ thuật tác phẩm việt lam xuân thu...

Tài liệu Nội dung và nghệ thuật tác phẩm việt lam xuân thu

.PDF
72
188
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN NGÔ THỊ DIỂM TRINH MSSV: 6106441 NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM VIỆT LAM XUÂN THU Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV. TẠ ĐỨC TÚ Cần Thơ, năm 2013 0 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM VIỆT LAM XUÂN THU A- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1.1. Tác giả 1.2. Tác phẩm CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TÁC PHẨM VIỆT LAM XUÂN THU 2.1. Vạch trần tội ác của Hồ Quý Ly và miêu tả sự suy vong của nhà Trần 2.2. Hình tượng người anh hùng Lam Sơn 2.2.1 Hình tượng Lê Lợi 2.2.2. Hình tượng Nguyễn Trãi 2.2.3. Hình tượng một số anh hùng khác 2.3. Thắng lợi cuộc khởi nghĩa CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VIỆT LAM XUÂN THU 3.1. Nghệ thuật thể hiện nhân vật 3.1.1. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật 3.1.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ 3.1.3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật qua hành động 3.2. Yếu tố kỳ ảo 3.3. Ngôn ngữ kể chuyện, dẫn truyện C- KẾT LUẬN D- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của lịch sử. Những thành tựu văn học có được ngày nay hôm là sự kế thừa thành quả lao động của cha ông ta ngày trước. Thể loại tiểu thuyết trung đại, đặc biệt là tiểu thuyết chương hồi là một bộ trong những phận quan trọng trong di sản văn học Việt Nam. Tiểu thuyết trung đại manh nha từ khá sớm nhưng phải đến giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX mới đạt được đỉnh cao của nó. Nó không chỉ là những ghi chép phản ánh những vấn đề lịch sử mang tầm cỡ xã hội rộng lớn, mà còn là nơi tác giả gửi gắm những tư tưởng và dụng ý nghệ thuật. Tiểu thuyết trung đại đã sớm khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam. Từ những năm 1969, tiểu thuyết trung đại đã được chọn để giảng dạy trong nhà trường. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVIII – XIX cũng có khá nhiều tiểu thuyết ra đời nhưng thực sự có giá trị thì chỉ có một số tác phẩm. Tiêu biểu như : Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Thì Nhậm), Hoàng Việt long hưng chí (Ngô Giáp Dậu), Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm)… Tác phẩm Việt Lam xuân thu (Lê Hoan) thời gian gần đây cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao. Việt Lam xuân thu ra đời cùng với những đóng góp về giá trị nội dung và nghệ thuật, đã góp phần làm nên giá trị của văn học trung đại nói riêng và thúc đẩy quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam nói chung. Việt Lam xuân thu xuất hiện trong vai trò là một đại biểu cuối cùng của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Nó đã đánh dấu phát triển mới về mặt tiểu thuyết chương hồi, để chuẩn bị cho sự ra đời của tiểu thuyết hiện đại. Tác giả đã rất thành công trong việc đưa các nhân vật lịch sử vào tác phẩm, các nhân vật ấy trở thành một hình tượng văn học và đặc biệt là sự thành công về nội dung của tác phẩm. Chỉ trong 60 hồi nhưng tác giả đã truyền tải cho người đọc thấy được một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, những khó khăn của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và ca ngợi công đức của người anh hùng Lê Lợi. Lê Hoan đã dùng hết những hiểu biết và sự sáng tạo của mình để hoàn thành cuốn tiểu thuyết chương hồi để miêu tả về một chặng đường lịch sử của dân tộc trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Qua đó, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về tác giả và tác phẩm Việt Lam xuân thu. Mặt khác, việc nghiên cứu về tác phẩm này còn rất ít, chỉ có một vài người 2 nghiên cứu nhưng chưa thực sự đi sâu vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Chính vì thế tôi chọn đề tài “ Nội dung và nghệ thuật tác phẩm Việt Lam xuân thu ” để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Việt Lam xuân thu là tác phẩm được viết vào cuối thế kỉ XIX nhưng không được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu do một số yếu tố khách quan xung quanh tác giả Lê Hoan. Nhưng thời gian gần đây, tác phẩm Việt Lam xuân thu được một số nhà nghiên cứu quan tâm và có một số bài viết về tác phẩm. Tuy những bài viết của các nhà nghiên cứu chưa thật sự đi sâu vào nghiên cứu về tác phẩm nhưng qua đó cũng một phần nào khẳng định giá trị của Việt Lam xuân thu. Một số nhà nghiên cứu tác phẩm Việt Lam xuân thu như: Trong phần phụ lục tác phẩm Việt Lam xuân thu, Trần Nghĩa có trích bài nghiên cứu của Chương Thâu với bài viết “Đọc Việt Lam xuân thu bản duy tân nghĩ về người khắc in, công bố và một vài nhân vật thời đại”. Trong bài nghiên cứu, Chương Thâu tập trung vào vấn đề người khắc và người in tác phẩm Việt Lam xuân thu và lí giải một số vấn đề về tác giả Lê Hoan. Từ đó, nhà nghiên cứu đánh giá tác phẩm “Không đánh giá Việt Lam xuân thu như một tác phẩm sử học, ta chỉ xem nó đơn thuần là một cuốn tiểu thuyết, “tiểu thuyết lịch sử”. Bút pháp là theo kiểu chương hồi, cách diễn thuật miêu tả không hợp với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, nhưng chủ đề, chủ ý của tác giả thì rõ ràng là rất đáng được trân trọng” [5; tr. 387]. Quan điểm này của tác giả Chương Thâu góp phần nhấn mạnh, Việt Lam xuân thu là một tác phẩm văn chương thực sự dù nghệ thuật chưa đạt đến đỉnh cao của tiểu thuyết hiện đại. Cũng trong phần phụ lục của tác phẩm Việt Lam xuân thu, tác giả Trần Nghĩa có trích dẫn bài viết của PGS. Tạ Ngọc Liễn với nhan đề “Việt Lam xuân thu qua các bản dịch”. Với bài viết này tác giả chú ý vấn đề văn bản học trong Việt Lam xuân thu. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, Tạ Ngọc Liễn đã thẩm định lại ba bản dịch. Qua việc đối sánh ba bản dịch, Tạ Ngọc Liễn đã đưa ra ý kiến “Theo ý kiến tôi thì Việt Lam xuân thu vẫn là tác phẩm khuyết danh. Chính Lê Hoan, người đã phát hiện rồi bỏ nhiều công sức sửa chữa, khắc in cuốn Việt Lam xuân thu cũng không nói ai là tác giả?” [5; tr. 402]. Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 58 – 1964, nhà sử học Phan Huy Lê có bài viết “Tác phẩm Việt Lam xuân thu có giá trị về mặt sử liệu hay không?”. Vấn đề được 3 tác giả đề cập đến là bàn về giá trị sử liệu của tác phẩm Việt Lam xuân thu. Tác giả nhận định: “Đây là một bộ tiểu thuyết lịch sử về căn bản xây dựng theo sự hư cấu, theo trí tưởng tượng của tác giả, trong đó những tình tiết lịch sử chỉ được tôn trọng về mặt chi tiết mà thôi” [2; tr. 34]. Với nhận định trên, nhà sử học cho rằng Việt Lam xuân thu là một cuốn tiểu thuyết lịch sử có những giá trị về mặt văn học nhưng về mặt sử học thì tác phẩm không có giá trị, không thể dùng làm căn cứ cho những công trình nghiên cứu sử học. Phó giáo sư Nguyễn Đăng Na có bài “Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại – quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật” in trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội – 2006, đã phân tích từ con đường hình thành, nội dung, nghệ thuật, đến những mặt tích cực và hạn chế của tiểu thuyết Việt Lam Xuân thu. Ông nhận định: “Việt Lam tiểu sử lấy bối cảnh nước ta ba chục năm đầu thế kỷ XV làm nền. Vào thời điểm ấy hàng loạt biến cố trọng đại của dân tộc diễn ra: “Nhà Trần mất vai trò lãnh đạo và bị nhà Hồ thay thế; cuộc xâm lược của người Trung Hoa vào quốc gia Đại Việt với quy mô lớn chưa từng có và mang tính chất khốc liệt. Cuộc chiến tranh toàn gian khổ hy sinh dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi, đã giành thắng lợi vẻ vang, giải phóng nước nhà, lập triều Lê một triều đại đánh dấu bước ngoặc lịch sử vĩ đại của dân tộc. Ba chục năm ấy chứa đầy chất sử thi, cuộc đời mỗi nhân vật lịch sử của thời đại là một bản hùng ca” [4; tr. 543]. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã có những bài viết đánh giá về giá trị của tác phẩm Việt Lam xuân thu. Mỗi người đều có những nhận định riêng và nghiên cứu về một vấn đề nào đó của tác phẩm. Tuy những bài viết chưa thực sự đi sâu vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhưng những bài viết này đã khẳng định giá trị thực sự của các phẩm. Thông qua những bài nghiên cứu, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm, biết thêm về những vấn đề liên quan đến tác phẩm. Những bài nghiên cứu này như nguồn tài liệu để tham khảo trong quá trình làm luận văn. Với đề tài “Nội dung và nghệ thuật tác phẩm Việt Lam xuân thu”, chúng tôi cũng muốn góp phần nhỏ công sức của mình vào những công trình nghiên cứu tác phẩm, để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mà mọi người chưa hiểu rõ về các phẩm và cũng qua đó một lần nữa khẳng định giá trị của tác phẩm Việt Lam xuân thu. 3. Mục đích nghiên cứu 4 Với đề tài “Nội dung và nghệ thuật tác phẩm Việt Lam xuân thu”, chúng tôi tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử để tìm ra nội dung và hiểu thêm về những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong tác phẩm. Bên cạnh đó, giúp người viết nắm vững thêm về tác giả Lê Hoan, con người cũng như sự nghiệp của ông. Việc tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tác phẩm Việt Lam xuân thu giúp tôi biết thêm về một tiểu thuyết chương hồi giai đoạn văn học trung đại, giúp tôi cũng cố kiến thức văn học, qua đó nắm bắt được nhiều thông tin, kiến thức về tác phẩm này. Và qua việc nghiên cứu này phần nào giới thiệu đến người đọc một tác phẩm có giá trị, mọi người cần trân trọng và giữ gìn. Qua đó, người viết rèn luyện khả năng nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về một tác phẩm văn học cụ thể. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Nội dung và nghệ thuật tác phẩm Việt Lam xuân thu”, tôi chỉ khảo sát gói gọn trong tác phẩm này. Như chúng ta đã biết tác phẩm Việt Lam xuân thu ra đời cuối thế kỷ XIX, do thất lạc về văn bản và liên quan một số vấn đề về tác giả Lê Hoan nên tác phẩm không được chú ý nhiều, vì thế tác phẩm có nhiều dị bản. Ngày nay, vấn đề về văn bản Việt Lam xuân thu cũng hết sức phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi nghiên cứu tác phẩm Việt Lam xuân thu, sau khi so sánh đối chiếu tôi dựa vào quyển Việt Lam xuân thu của Trần Nghĩa dịch và giới thiệu của Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội năm 1999 để làm tài liệu tham khảo chính và kết hợp một số tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm để tham khảo và dẫn chứng trong quá trình làm luận văn. 5. Phương pháp nghiên cứu Mỗi đề tài đều có đặc trưng riêng của nó, với đề tài “Nội dung và nghệ thuật tác phẩm Việt Lam xuân thu”, tôi sử dụng hai phương pháp cơ bản nhất là ngữ văn học và văn bản học để nghiên cứu. Phương pháp ngữ văn học với các thao tác phân tích bình luận, tổng hợp để làm nổi bật các vấn đề liên quan đến tác phẩm. Phương pháp văn bản học với các thao tác đối chiếu, so sánh giúp tôi phân tích chính xác, khách quan hơn trong quá trình nghiên cứu để thấy được đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 5 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM VIỆT LAM XUÂN THU 1.1. Tác giả Như chúng ta đã biết, tác phẩm Việt Lam xuân thu từ khi ra đời chưa thật sự hoàn chỉnh và chưa có một tên gọi chính thức. Ai là tác giả của tác phẩm Việt Lam xuân thu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chưa thật sự thống nhất. Như trong bài viết Đọc Việt Lam xuân thu (bản duy tân) nghĩ về người khắc in công bố và một vài nhân vật thời đại của Chương Thâu, được Trần Nghĩa trích dẫn ở cuối tác phẩm. Với bài viết này, Chương Thâu đã có những nhận xét về tác giả của tác phẩm và đã đưa ra ý kiến “Chúng ta chưa có điều kiện tra cứu để biết chính xác tác giả của Việt Lam xuân thu là ai. Theo Trần Văn Giáp trong cuốn Tìm hiểu Kho sách Hán Nôm (tập 2. NXB. KHXH. 1990) thì đó là Vũ Xuân Mai, Tri huyện Phúc Thọ (Hà Tây)” [5; tr. 394]. Trần Nghĩa có trích dẫn bài viết của PGS. Tạ Ngọc Liễn với nhan đề “Việt Lam xuân thu qua các bản dịch”. Tạ Ngọc Liễn đã đưa ra ý kiến “Theo ý kiến tôi thì Việt Lam xuân thu vẫn là tác phẩm khuyết danh. Chính Lê Hoan, người đã phát hiện rồi bỏ nhiều công sức sửa chữa, khắc in cuốn Việt Lam xuân thu cũng không nói ai là tác giả?” [5; tr. 402]. Trong lời tựa Việt Lam xuân thu, Lê Hoan đã viết rằng mình không phải là người khởi thảo, mà là tình cờ tìm được và chỉnh sửa lại “Mới vừa rồi, từ hòm sách về sử của một gia đình nổi tiếng, tôi tìm được cuốn Việt Lam xuân thu. Mở ra xem, thấy tường tận bản sắc anh hùng của vua Lê Thái Tổ…. Chỉ đáng tiếc là tác phẩm về mặt bút pháp, từ khế mạch, giáp cổ, đấu tranh, phục tuyến, cho đến khai thừa, chuyển hợp đều chưa thật sự tinh xảo, diệu kỳ. Bởi vậy nhân lúc rỗi rãi, tôi đã mạn phép đem sách ra sửa sang chau chuốt thêm rồi đưa in và công bố, nhằm giúp người đời sau ai muốn biết Lê Thái Tổ sáng nghiệp gian nan vất vả như thế nào, có thể lật sách này mà nắm được những nét lớn”[5; tr. 16]. Thông qua lời tựa của Lê Hoan ta biết rằng ông không phải là người khởi thảo tác phẩm này, ông chỉ có công chỉnh sửa và công bố tác phẩm. Trong lời giới thiệu văn bản, Trần Nghĩa cũng đã đồng ý rằng người khởi thảo là Vũ Xuân Mai, biên tập và đề tựa là Lê Hoan “Người khởi thảo tương truyền là Vũ Xuân Mai (xem Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 2, NXB, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr.179). Người biên tập và đề tựa là Lê Hoan”[5; tr. 10]. 6 Với một số nhận định của các nhà nghiên cứu, ta có thể thấy việc xác định tác giả của tác phẩm Việt Lam xuân thu là hết sức khó khăn và cần có thời gian dài để có thể xác định đúng tác giả của tác phẩm này. Do quá trình làm luận văn, chúng tôi sử dụng quyển Việt Lam xuân thu của Trần Nghĩa dịch và giới thiệu, với những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu và đọc được từ các nhà nghiên cứu, chúng tôi đồng tình với ý kiến của Trần Nghĩa là Vũ Xuân Mai khởi thảo và Lê Hoan là người biên tập và đề tựa. Về Vũ Xuân Mai, tài liệu có được rất ít, hiện chưa rõ năm sinh năm mất, chỉ biết quê phường Xuân Yên, Hà Nội, đậu cử nhân năm Phúc Kiến thứ 2 (1884) từng làm tri huyện Phúc thọ ( Hà Tây). Lê Hoan (1856- 1915) còn có tên là Lê Tôn, tự là Ưng Chi, hiệu là Mục Đình, thụy là Vân Nghị, quê ở làng Mọc, xã Nhân Mục, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông có người con trai là Lê Phổ, họa sĩ Pháp gốc Việt nổi tiếng thế kỷ XX. Người con trai thứ mười của ông là Lê Tuân, năm 1928 tham gia hoạt động của An Nam Cộng sản Đảng. Thời trẻ Lê Hoan đi lính triều Nguyễn đóng ở Tây Sơn. Khi quân Pháp chiếm Bắc Kỳ, ông phối hợp với Quân cờ đen đánh Pháp. Sau vì phạm quân lệnh bị khép án tử hình, nhưng được giảm án. Năm 1886, dưới triều vua Đồng Khánh thân Pháp, Lê Hoan quy thuận Pháp, nên được làm thông phán ở Lạng Sơn, rồi Hưng Yên. Sau đó ông thăng tiến rất nhanh. Năm 1892, dưới triều vua Thành Thái, ông được thăng chức Bố chánh Tây Sơn, rồi lần lượt trải qua các chức: Tuần phủ Hưng Hòa kiêm Tiểu phủ sứ Tam Nguyên (gồm các tỉnh Tây Sơn, Hưng Hóa, Tuyên Quang), Tổng đốc Ninh Thuận. Năm 1896, Lê Hoan bị cắt chức Tổng đốc Bắc Ninh vì để hai người Pháp bị giết và về tội ăn hối lộ. Người Pháp nghi ngờ ông làm gián điệp khai man, vừa công tác với Pháp vừa kín đáo ủng hộ các hoạt động chống Pháp, tuy nhiên họ không thể công khai chuyện này vì ảnh hưởng đến công cuộc cai trị của người Pháp. Năm 1905, Lê Hoan được lệnh về Huế làm Thượng thư bộ binh kiêm Đô sát viên Hữu đô ngự sử. Dưới triều nhà vua yêu nước Duy Tân ông vẫn tiếp tục được trọng dụng. Năm 1909, ông làm tổng đốc Hải Dương, được phong Khâm sai đi tiêu trừ Đề Thám với 400 lính. Cuối năm 1909, ông bị người Pháp kết án với tội thương lượng, lấy lòng Đề 7 Thám. Hội đồng điều tra sau đó kết luận là Lê Hoan vô tội, nhưng thực dân Pháp không trọng dụng ông nữa . Năm 1915, Lê Hoan mất ở tuổi 59. Sinh thời ông được triều đình nhà Nguyễn phong tước Phú Hoàn nam. Ngoài ra, Lê Hoan đóng góp cho sự nghiệp văn học nước nhà qua việc năm 1905 ông tổ chức cuộc thi thơ Đề Thanh Tâm Tài Nhân và một số tác phẩm được các nhà nghiên cứu sưu tầm công bố như tiểu thuyết chữ Hán Việt Lam xuân thu (gồm 60 hồi), Lê Lựu Thanh Trì thị thế phả và các văn bút văn bia và câu đối. 1.2. Tác phẩm Việt Lam xuân thu Việt Lam xuân thu còn gọi là Việt Lam tiểu sử hay Hoàng Việt xuân thu, biên soạn bằng chữ Hán vào cuối thế kỷ XIX, được sửa sang lại và xuất bản vào năm Duy Tân Mậu Thân (1908). Người khởi thảo tương truyền là Vũ Xuân Mai, người biên tập và đề tựa là Lê Hoan. Về tên gọi của tác phẩm Việt Lam xuân thu hiện nay cũng chưa có sự thống nhất. Tên gọi đầu tiên của tác phẩm là Việt Lam xuân thu, sau khi Lê Hoan chỉnh sửa và công bố để phân biệt với chính sử nên đặt tên tác phẩm là Việt Lam tiểu sử. Với tên gọi Việt Lam xuân thu, đây có thể xem là cách đặt tên chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, giai đoạn văn học trung đại chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Trung Quốc, nên cách đặt tên tác phẩm văn học trong giai đoạn này cũng chịu sự chi phối. Cách đặt tên tuy cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều nhưng vẫn thể hiện được tinh thần dân tộc và chủ ý của tác giả. Có thể tác phẩm Việt Lam xuân thu chịu ảnh hưởng từ cách đặt tên Kinh Xuân thu của Khổng Tử. Kinh Xuân thu là một tác phẩm ghi lại những biến cố của nước Lỗ, được Khổng Tử ghi chép lại và thể hiện quan niệm của mình về giai đoạn lúc bấy giờ của Trung Quốc. “Xuân Thu” (春秋) là từ bắt nguồn từ Kinh Xuân Thu của Khổng Tử, xuất phát từ câu “Thưởng dĩ xuân hạ, hình dĩ thu đông”. Tác phẩm Kinh Xuân Thu được xếp vào năm loại kinh của nho gia và thuật ngữ “Xuân Thu” ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nhà sử học thế hệ sau này. “Xuân Thu” (春秋) có nghĩa là mùa xuân và mùa thu. “Xuân Thu” (春秋) còn là một từ hoán dụ thường chỉ tổng thể thời gian trong năm, thể hiện những biến cố trong một giai đoạn lịch sử. 8 Tác giả sử dụng từ “Xuân Thu” ở cuối tên tác phẩm Việt Lam xuân thu, nhằm phản ánh một giai đoạn lịch sử của dân tộc ta, có một số nét tương tự với giai đoạn Xuân Thu Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm đã thể hiện giai đoạn lịch sử từ năm Khai Hữu triều Trần Hiến Tông đến năm Bính Ngọ, Thuận Thiên năm thứ nhất. Trong giai đoạn này, đã xảy ra những biến cố trọng đại như: Hồ Quý Ly cướp ngôi, nhà Trần suy vong, quân Minh xâm lược, anh em Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa, nhà Hồ sụp đổ, quân Minh thua cuộc, Lê Lợi lên ngôi lập nên nhà Hậu Lê. Tác phẩm Việt Lam xuân thu là tiểu thuyết lịch sử được tác giả mượn lại nhân vật, sự kiện từ trong lịch sử rồi hư cấu theo ý đồ sáng tác của mình. Lê Hoan đã biên tập và đề tựa lại nhằm phân biệt với chính sử và cũng để khẳng định đây là một tác phẩm văn học chứ không phải là một tác phẩm lịch sử. Nội dung chính của tác phẩm là viết về sự nghiệp của Đức Lê Thái Tổ gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở thế kỷ XV. Việt Lam xuân thu là tiểu thuyết lịch sử được viết theo kết cấu chương hồi gồm 60 chương được chia làm ba quyển, quyển một gồm có hai mươi mốt hồi, quyển hai có mười chín hồi và quyển ba có hai mươi hồi. Các hồi được xây dựng theo chuẩn, hầu hết ở mỗi hồi có hai câu đối ngẫu tóm tắt nội dung và cuối mỗi hồi thường có hai câu thơ thất ngôn mang tính bình luận của “thời đại” hay của “hậu thế” nhằm đánh giá về con người hoặc sự việc vừa được kể trước đó. Đi kèm với hai câu thất ngôn là một lời hứa hẹn. Hầu hết các hồi đều giống nhau chỉ có một số hồi như cuối hồi 23 không có lời hẹn, cuối hồi 33 sau hai câu thơ thất ngôn và lời hẹn, được chép thêm bài thơ thất ngôn Cảm hoài của Đặng Dung, riêng hồi thứ 60 không có thơ thất ngôn cũng không có lời hẹn. Khi đọc tác phẩm ta dễ dàng thấy được ngay mỗi hồi có cụm từ “lại nói” trừ hồi một. Việc lặp lại cụm từ “lại nói” nhằm sâu chuỗi các sự kiện trên một trục thời gian giúp người đọc luôn bắt được mạch kể của câu chuyện, đồng thời làm cho trình tự của các sự kiện được liền mạch tạo nên sự liên kết về mặc nội dung. Việt Lam xuân thu hiện có 12 dị bản: Năm bản của Thư viện Viên Nghiên cứu Hán Nôm mang các kí hiệu VHv.1819/1-3 (sách in mang tiêu đề Việt Lam xuân thu, thiếu 10 hồi cuối), A.13 (viết tay), A.3215 (viết tay mang tiêu đề Hoàng Việt xuân thu, gồm sơ tập, trung tập và hạ tập), VHv.1683 (viết tay thiếu 32 hồi cuối) và VHv.2085 (viết tay, thiếu 9 hồi đầu và hồi 60 ở cuối sách). Hai bản của Thư viện Viện sử học mang kí hiệu HV.84 (sách in đủ cả 3 quyển và 60 hồi) và Hv.141 (viết 9 tay). Một bản của Thư viện Quốc gia Hà Nội, kí hiệu R.451 (viết tay, chỉ có 2 quyển với các hồi từ 22 đến 40). Một bản của Thư viện Hiệp hội Châu Á Paris, kí hiệu HM.2184 (viết tay). Một bản của Thư viện Quốc gia Paris kí hiệu A.69/1-2. Một bản của Bảo tàng Guimet Paris, kí hiệu MG.FV.55732 (sách in) và 1 bản của Đông Dương khố Nhật Bản (sách in). Những thông tin về tác phẩm Việt lam xuân thu rất ít, trên đây là một số thông tin chính về tác phẩm, một phần nào cũng cung cấp cho chúng ta biết về tác phẩm. Với những thông tin về tác phẩm giúp, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nội dung mà tác giả muốn truyền đạt đến người đọc. 10 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TÁC PHẨM VIỆT LAM XUÂN THU 2.1. Vạch trần tội ác của Hồ Quý Ly và miêu tả sự suy vong của nhà Trần Việt Lam xuân thu là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với sự lãnh đạo của Lê Lợi. Tác phẩm chủ yếu ca ngợi về sự nghiệp dựng nước của Lê Thái Tổ. Nhưng bên cạnh đó, tác phẩm còn lên án tội ác của cha con Hồ Quý Ly và sự suy vong của nhà Trần. Mở đầu tác phẩm tác giả có dẫn hai câu đối ngẫu: “Con cháu nhà Trần cậy mạnh, mất nước; Cha con họ Hồ ngang ngược chuyên quyền”. Dưới triều của vua Trần Nhân Tông đất nước phát triển, nhân dân sống yên ổn, thái bình. Nhưng chính sự phát triển phồn thịnh đó đã làm cho con cháu họ Trần cậy mình lớn mạnh không lo việc triều chính, ăn chơi sa đọa không lo nghĩ đến cuộc sống của nhân dân“Truyền qua sáu đời, đến khoảng năm Khai Hựu triều Hiến Tông, nhà vua cậy vào uy tín của thiên tổ, thừa hưởng một cơ nghiệp lớn lao, không lo sửa sang triều chính, hoang chơi vô độ, đến nỗi bị người anh là Thúc Minh bức hại để tự lên ngôi làm vua tức Dụ Tông”. Sự bạc nhược của vua, quan, chính là cơ hội để cho Hồ Quý Ly thực hiện kế hoạch cướp ngôi. Để thực hiện việc cướp ngôi, Quý Ly tàn bạo giết lần lượt con cháu họ Trần “Quý Ly ngày đêm bạo ngược, truất ngôi Nhật Hôn, lập con của Nghệ Tông là Ngung lên ngôi tức Thuận Đế, rồi lại giết Thuận Đế, lập con của vua Xung Lợi đang tuổi nằm trong tả lên ngôi, sau đó cũng giết luôn”. Sau khi giết hàng loạt con cháu họ Trần, Quý Ly tự xưng mình là con cháu của Hồ Công Mãn thuộc dòng dõi của vua Thuấn và đổi tên thành Hồ Nhất Nguyên, con trai đổi tên thành Huyễn “Sau một phen làm cỏ người họ Trần, Quý Ly tự xưng là con cháu của Hồ Công Mãn thuộc dòng dõi vua Thuấn, từ đó sửa lại tên là Hồ Nhất Nguyên. Hán Thương, con của Quý Ly cũng đổi tên là Huyễn”. Khi đã đổi họ Quý Ly tiến hành cướp ngôi, lấy tên nước là Đại Việt, đặt niên hiệu là Thiên Thánh. Sau một năm trị vì ở ngôi vua, Quý Ly truyền ngôi cho con là Hán Thương và đổi niên hiệu là Thiệu Thành. Để giữ được ngôi vua bền vững, Hán Thương lật lộng, xảo trá “Năm Tân Tỵ, Thiệu Hoàng Thành 1, Hán Thương gửi tờ biểu sang Bắc triều nói dối rằng họ Trần không còn ai nữa, chỉ có người cháu ngoại tên là Huyễn, xin tạm thay thế để trông coi việc nước”. Được sự chấp nhận của Minh Thành Tổ, Hán Thương ăn mừng cho tập tụ ăn uống, chè chén suốt canh thâu, xa hoa trong ba ngày liền. Trong khi đó không quan tâm đến cuộc sống của người dân, bắt họ phải phục dịch “Trẫm nay đã làm vua mà 11 quan dân hưởng ân đức chưa được khắp. Hãy cho họ tập tụ ăn uống vui chơi trong 3 ngày. Chiếu ban xuống, trong triều đình dân dã, đâu đâu cũng tổ chức tiệc tùng linh đình đàn sáo râm ran, đèn đóm sáng rực, đêm hóa thành ngày…”. “Hán Thương tiếp tục cho lũ bề tôi tiếp tục vui chơi say sưa cho đến sáng bảnh, chè chén suốt canh thâu, xa hoa hết chỗ nói trong 3 ngày liền. Nhân Dân phải nai lưng phục dịch mà Hán Thương thì không hề hay biết”. Sau khi ăn chơi xa đọa “Hán Thương lại ra lệnh cho viên Nội giám đi sục sạo khắp thiên hạ, hễ có gái đẹp thì bắt cống nạp cho vua, ai không nghe sẽ bị giết ba họ”. Còn Quý Ly thì du ngoạn khắp chốn, bắt nhân dân phải phục dịch “Núi Thôi Ngụy là một nơi danh lam cổ tích, điện ngọc cung châu, trẫm muốn đến để ngắm phong cảnh. Hãy sai trăm họ sửa sang đường sá, chờ trẫm giá lâm. Nhân dân được lệnh, phải chạy như đèn cù, phục dịch vất vả không nói sao cho xiết”. Sau khi chiếm được ngôi, cha con Hồ Quý Ly đã bộc lộ bản chất xấu xa, chuyên quyền bạo ngược của mình. Vốn dĩ Hồ Quý Ly muốn giết hết tất cả con cháu nhà Trần để trừ mối họa về sau này. Hồ Quý Ly đã đuổi cùng giết tận, nhưng may thay Trần Thiên Bình trốn thoát chạy sang nhà Minh để kêu cứu “Sau khi nghe họ Hồ cướp nước, Thiên Bình muốn dấy nghĩa phục thù, nhưng bị Hán Thương sai biên thần truy nã, bèn bàn cùng viên Tuyên ủy sứ Lão Qua tên là Điêu Lục giúp mình kêu nài Trung Quốc rủ lòng thương”. Khi biết được cớ sự, Minh Thành Tổ cho người mang sắc thư hỏi tội cha con Hồ Quý Ly và buộc Quý Ly phải rước Thiên Bình về nước. Trước tình hình đó, cha con họ Hồ ngầm thực hiện một ý đồ đen tối, bèn chấp nhận rước Thiên Bình về nước. “ Quần thần cúi đầu lạy tạ, nói: - Thượng hoàng có mưu lược gì để thoát khỏi mối lo? Quý Ly đáp: Soạn tờ biểu sai sứ giả mang đi, trước để tạ lỗi, sau mời Thiên Bình về nước. Như thế chẳng có gì phải lo nữa. Quần thân chấp tay hỏi: Thiên Bình về nước, sao lại không lo? Quý Ly đáp: Khi đó sẽ thấy, hà tất phải hỏi”. 12 Khi biết Thiên Bình về gần tới biên giới, Quý Ly lập kế để giết Thiên Bình “Tiên lễ hậu binh, ấy là cách hay nhất. Trước hết, ta hãy cử đại tướng đem quân mai phục những nơi hiểm yếu. Tiếp đó cho người chuẩn bị rượu thịt thết đãi quân Thiên Bình, rồi dụ chúng vào rừng giết sạch để trừ mối họa về sau”. Sự phục tùng của Hồ Quý Ly làm cho mọi người đều tin rằng hắn đã biết tội lỗi của mình gây ra nên không đề phòng. Chính việc không đề phòng Quý Ly đã tạo cơ hội cho hắn giết Thiên Bình một cách dễ dàng “Chợt nghe một tiếng súng nổ, phục binh bốn mặt nổi lên, tiếng hò hét vang động cả rừng núi. Dân Hiến từ bên trái đánh thốc xuống, Bá Nhạc từ bên phải đánh ập vào. Thiên Bình vừa đi đến đầu cầu, kinh hồn mất vía, bị Dân Hiến đâm cho một nhát, rơi xuống nước chết”. Sau khi giết Thiên Bình, Hán Thương mở tiệc linh đình mừng chiến thắng và khen thưởng các tướng lĩnh. Tuy đã giết được Thiên Bình nhưng Hồ Quý Ly vẫn chưa yên tâm về con cháu họ Trần. Quý Ly đã truyền lệnh xuống dân hễ thấy con cháu họ Trần phải bắt nộp, nếu không sẽ bị giết cả ba họ “Trẫm nghe nói người họ Trần như một mối họa tiềm tàng hiện còn lẩn lút trong dân, các khanh phải bí mật sức cho các nơi hễ thấy con cái nhà Trần thì bắt giải nộp ngay để lĩnh thưởng. Ai cố tình che giấu, sẽ bị giết cả ba họ”. Ta có thể thấy được một trong những tội ác của cha con Hồ Quý Ly là tìm diệt con cháu nhà Trần bằng mọi thủ đoạn. Những tội ác như giết vua cướp ngôi, bạo ngược chuyên quyền, thâm độc là không thể tha thứ, bọn chúng phải bị trừng trị thích đáng về những tội lỗi mà chúng đã gây ra. Chính những tội ác của Hồ Quý Ly đã giúp cho quân nhà Minh có cớ để xâm lược nước ta “Tân Thành Hầu Trương Phụ tâu rằng: Quý Ly phản phúc, bạo ngược đủ điều, tội ác không gì lớn hơn. Nay nhân dân trong nước biến loạn, phúc tội họ Trần đã hết, ta nên đưa quân đi bắt cha con họ Hồ đem về đây, rồi đặt dân nước họ vào chế độ quận huyện, để đứt nối lo cho đất nước”. “Cứ theo ngụ ý, trước hết ta sai người sang hỏi tội cha con họ Hồ, khiến chúng phải đón Thiên Bình, trả việc nước lại cho ông ta. Nếu chúng tham quyền cố vị, thì đem quân đi diệt, lập lại họ Trần cai quản người Giao, mãi mãi là thần thiếp của ta”. Trong nước thì Hồ Quý Ly bạo ngước chuyên quyền đi khắp nơi lùng sục con cháu họ Trần, ngoài nước thì giặc Bắc muốn xâm chiếm nước ta. Cuộc giao tranh giữa hai nước là khó tránh khỏi nhưng tình hình trong nước thực sự chưa ổn định. Từ đó cho thấy sự suy vong của nhà Trần là không thể tránh khỏi. Nhưng Lê Lợi, Lê Thiện, một số anh hùng khác đã đứng lên đấu tranh, cùng với sự đoàn kết của nhân 13 dân đã tiêu diệt được cha con Hồ Quý Ly “Ngày Ất Mão, Liễu Thăng dẫn vệ binh Vĩnh Định gồm Vương, Sài, Hồ v.v. cả thảy 7 người đi tầm nã, biết Quý Ly đang ẩn trong núi, liền xua quân vào lùng sục, bắt được Quý Ly và con trai là Lý Trừng trói đưa lên xe”. Tiêu diệt được quân Hồ, Lê Lợi, Lê Thiện và các quan văn trong triều tôn Giản Định lên làm vua, đặt niên hiệu là Hưng Khánh. Sau khi lên ngôi, với sự phò trợ của anh em Lê Lợi và các tướng, quân ta giành thắng lại trong nhiều cuộc giao tranh với quân Bắc. Những thắng lợi bước đầu, làm cho Giản Định đắc ý và nghe theo lời Nguyễn Cảnh Dị “Vua Trần đắc ý, việc nước bắt đầu buông lơi. Nguyễn Cảnh Dị khéo đón ý bề trên, tìm mọi cách làm cho vua thỏa mãn, do vậy mà được tin sủng, cất nhắc làm Tướng quốc”. Với sự trọng dụng của vua Trần, Nguyễn Cảnh Dị ngày càng ngang ngược, hống hách, chuyên quyền. Vua Trần bù nhìn không thèm lo việc triều chính, chỉ lo đi du ngoạn đây đó. Lê lợi và Lê Thiện can ngăn nhưng không nghe. Với mưu đồ muốn đuổi anh em Lê Lợi ra khỏi triều đình, Nguyễn Cảnh Dị tìm cơ hội tâu vua Trần làm cho vua Trần nổi giận và cắt chức anh em Lê Lợi làm dân thường “Ngay ngày hôm đó xuống chiếu lột hết chức tước của anh em Lê Lợi cùng phe cánh, truất làm dân thường, để khỏi mang tiếng là bất trung”. Sau khi truất anh em Lê Lợi, Giản Định nhường ngôi cho Quý Kháng, còn Giản Định làm Thái thượng hoàng. Quân Bắc ngày càng mạnh, anh em Lê Lợi thì bị truất khởi triều đình, tình hình lúc bấy giờ rất căng thẳng. Cuối cùng vua Trần bị bắt “Bấy giờ Thượng hoàng mất hết quân, sau lưng thì quân Minh đang đuổi theo rất gấp, sinh sợ hãi, vứt cả ngựa chạy lên núi Cát Lợi. Phụ chia quân bốn bề lùng sục. Thượng hoàng trốn vào hang sâu. Chu Vinh cuối cùng cũng tìm tới, Thượng hoàng không kịp trở tay, bị Chu Vinh đấm ba bốn đấm rồi bắt trói”. Với những tính toán sai lầm, không biết trọng dụng người tài, đó là nguyên nhân dẫn đến kết cuộc thảm hại và chấm dứt sự trị vì của họ Trần “Phúc vận nhà Trần đến đây là hết”. Với những chương đầu của tiểu thuyết, đã vạch trần tội ác của cha con Hồ Quý Ly và kết cuộc thảm hại mà chúng phải gánh chịu bởi những tội ác tài trời chúng gây ra. Và đã cho thấy sự suy vong của nhà Trần khi bị những thế lực trong nước hãm hại, ngoài nước có ý xâm lược. Những cuộc đấu tranh diễn ra, làm cho nhân dân lầm than, đói khổ. Một nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của nhà Trần đó là do sự bù nhìn của vua, không biết cớ sự, chỉ biết ăn chơi nghe theo lời nịnh hót, không biết trọng dụng người tài. Chính vì thế sự suy vong của họ Trần là không thể tránh khỏi. 14 2.2. Hình tượng người anh hùng Lam Sơn 2.2.1. Hình tượng anh hùng Lê Lợi Như chúng ta đã biết, Lê Lợi là một nhật vật có thật trong lịch sử Việt Nam. Lê Lợi là một người anh hùng kiệt xuất, một vị lãnh đạo tài giỏi và sáng suốt trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Tên tuổi của ông được lưu truyền trong sử sách và trong các tác phẩm văn học. Những tác phẩm viết về Lê Lợi cũng khá nhiều như: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, tiểu thuyết lịch sử Hội thề của Nguyễn Quang Thân, tiểu thuyết Việt Lam xuân thu,… Mỗi tác phẩm có một cách khắc họa riêng biệt về hình ảnh của Lê Lợi nhưng có một điểm chung là các tác phẩm đều ca ngợi về con người, tài năng cũng như trí tuệ của ông. Trong mỗi tác phẩm hình tượng của Lê Lợi là một tâm điểm trong cho tác phẩm. Khi xây dựng hình tượng nhân vật Lê Lợi trong tác phẩm Việt Lam xuân thu, Lê Hoan đã xây dựng Lê Lợi là một người hội tụ đủ cả ba mặt của một vị anh hùng đó là nhân, trí, dũng. Đó là những yếu tố quan trọng của một người anh hùng để có thể lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa và đặc biệt là trở thành một vị vua anh minh, chính trực, trị vì đất nước. Việt Lam xuân thu, đã khắc họa hình tượng Lê Lợi khá đặc sắc trong vai trò là một vị lãnh đạo tài giỏi. Tác giả không giới thiệu trực tiếp về tài năng của Lê Lợi mà thông qua một nhân vật trong truyện nói về Lê Lợi, từ đó làm nổi bật lên hình ảnh Lê Lợi “Đoàn Phát nói: Lê Lợi lúc sinh, nhà có đóa mây hồng che phủ suốt ba ngày liên tục không tan. Ông tính tình cởi mở, ít nói, có kiến thức, Ngũ kinh, Chư sử xem qua là nhớ”. Đó còn là một điềm báo rằng sau này Lê Lợi sẽ là một người tài giỏi, sẽ hoàn thành đại nghiệp một cách vinh quang, lừng lẫy như áng mây hồng lan tỏa. Tài năng của Lê Lợi được nhiều người biết đến và muốn ông cộng sự với họ. Lê Lợi là một người khôn khéo trong ứng xử và rất khiêm tốn không kiêu ngạo về tài năng của mình. Khi quân Bắc có ý mời Lê Lợi về cộng sự, ông đã khéo léo từ chối “Lê Lợi nói: Thần chỉ là hạng phàm phu bé mọn, do tin đồn thất thiệt mà đến tai Thánh thượng, khiến thiên sứ phải vất vả tới đây, rồi sẽ làm cho triều đình thất vọng. Lợi tôi không dám phụng chiếu”. Lời từ chối khéo léo của Lê Lợi, đã làm cho tướng giặc không thể nào ép buộc ông cộng sự với họ. Biết là lời từ chối của mình sẽ làm Minh Thành Tổ tức giận nên Lê Lợi đưa gia đình vào rừng, chiêu binh mãi mã “Lê Lợi nói: rất hợp ý ta! Liền đưa vợ con vào trong rừng trốn”. 15 Là một người tài giỏi, Lê Lợi đứng lên gây dựng cuộc khởi nghĩa từ hai bàn tay không. Nhờ tài trí của mình, Lê Lợi đã chiêu binh, dần dần tập hợp những người yêu nước thành một lực lượng lớn để chống giặc ngoại xâm “Hồi nay thiên hạ đang chán ghét sự tàn bạo của họ Hồ nên chưa đầy ba ngày, đã có 8000 người tới đầu quân. Người giàu giúp của, người khỏe giúp sức”. Khi đã chiêu binh, tập hợp được lực lượng, Lê Lợi bàn bạc cùng Lê Thiện chọn nơi an toàn để dựng trại, ngày đêm tập luyện binh mã chờ thời cơ khởi nghĩa “Lại nói tướng quân Lê Lợi sau khi đem quân ra Mỹ Lương, đã thiết lập đồn trại, chiêu hiền đãi sĩ…Lợi xây dựng đội ngũ, ngày luyện võ, tối dạy binh thư”. Muốn cuộc khởi nghĩa thắng lợi trước nhất là phải tập hợp được lực lượng, có lực lượng không chưa đủ mà còn phải rèn luyện võ nghệ, hiểu biết về chiến thuật thì mới có thể thắng lợi. Hiểu được vấn đề đó, Lê Lợi luôn cho các tướng sĩ luyện tập võ nghệ, chờ thời cơ tốt nhất để khởi nghĩa. Với tài điều binh khiển tướng của mình, Lê Lợi đã giành những thắng lợi quan trọng như dùng kế lấy Đông Đô “Ngày Tân Dậu, lấy được Đông Đô. Lê Lợi vào thành vỗ yên trăm họ. Nhân dân trong thành đốt hương phủ phục bên đường nghênh đón”. Tiếp theo dùng kế đánh thắng Trương Phụ, làm cho hắn thất kinh hồn vía “Lê Thạch từ trên cao sắp cung nỏ bắn xuống, Phụ năm lần bảy lượt tổ chức tấn công, nhưng không tài nào lên nổi. Chợt Phạm Yến từ bên trái đánh ra, Sùng Quang từ bên phải, làm cho tướng nhà Minh vứt cả áo giáp, kéo lê giáo mác mà chuồn. Phụ thất kinh, bèn quay ngựa chạy”. Những thắng lợi đó, đã phần nào khẳng định tài năng lãnh đạo của Lê Lợi trong cuộc chiến. Dù là một người lãnh đạo có quyền quyết định mọi chuyện nhưng Lê Lợi bao giờ cũng thận trọng, họp tất cả mọi người lại để cùng bàn bạc công việc “Nay giặc Hồ ngông cuồng, quân Bắc phóng túng, ta đóng quân tại đây xa gần lắm người theo. Các ông bảo thế nào là tiện hơn cả ?”. Lê Lợi là người không cậy vào vị trí, quyền thế của mình mà ông biết lắng nghe những ý kiến hay để áp dụng vào cuộc chiến, đó là yếu tố góp phần thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Lê Hoan đã xây dựng nhân vật Lê Lợi là một vị tướng tài giỏi, đầy mưu lược. Trong quá trình khởi nghĩa, Lê Lợi giành nhiều thắng lợi nhưng đôi lúc ông cũng vấp phải những thất bại khôn lường do tính toán sai lệch. Như hồi 47, sau khi nhận tin của Đoàn Mãng về tình hình quân Bắc, Lê Lợi đã thân chinh dẫn 5000 quân ra trận “Thế giặc đang mạnh, trẫm phải thân chinh mới được; bằng không, các tướng khó mà đương đầu nổi với bọn chúng”. Do không lường trước được thế mạnh của giặc nên Lê 16 Lợi bị bao vây: “Thái Tổ lúc này chỉ còn hơn 300 quân, vùng vẫy thế nào cũng không thoát ra được. Phạm Liễu kéo quân tới đánh, bị Trần Trung chặn lại, cuối cùng cũng thua chạy. Hậu bộ Phạm Đán giương cung bắn chết mấy chục người, cứu Thái Tổ ra”. Hồi 55, khi nhận thư chiêu hàng của Thái Tổ, Lý An trả lời thư xấc xược. Do bực tức, Lê Lợi nóng vội cho quân tấn công Giao Chỉ “Thái Tổ tiến quân đến bên ngoài thành Giao Chỉ, truyền lệnh hạ trại. Tướng sĩ tất bật dựng lều trại. Bỗng thấy một hồi còi đồng vang lên, Lý Cát từ Đông Đô xông ra, Chu Thường từ Tây Đô lao tới. Quân Nam trận địa dở dang nên thua chạy, Tư không Đinh Lễ quát thế nào cũng không được… Thái Tổ bị địch vây chặt lớp trong lớp ngoài. Vua than rằng: Chỉ vì ta coi thường địch nên mới đến nông nổi này! Nói đoạn, rút bảo kiếm trỏ thẳng về phía quân Bắc. Những quân Nam theo vua đều tử trận. Cùng lúc ấy, Thiếu Ngại và Công Soạn đều bị thương nặng, đang dẫn quân chạy tới kêu rằng: Chúa thượng hãy khoan đã, bọn thần xin liều mình cứu chúa. Hai người cố mở đường máu xông vào đưa Thái Tổ ra ngoài”. Những phân tích trên cho thấy khi xây dựng hình tượng nhân vật Lê Lợi, Lê Hoan đã xây dựng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Dù là một vị tướng tài giỏi việc thắng lợi hay thất bại là đều thường gặp. Thông qua những thất bại, tác giả nhằm tô đậm ý chí quật cường của người anh hùng Lê Lợi, tuy thất bại nhưng không lùi bước. Qua đó, cho thấy Lê Lợi là một người có ý chí, quyết tâm cao, đã vượt qua những gian khổ để lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn làm nên những thắng lợi vang dội. Tuy có ý chí quật cường, cứng rắn nhưng Lê Lợi là một con người đầy tình cảm, nhiều khi con người ấy như sụp đổ hoàn toàn không còn muốn chiến đấu, muốn ngã quỵ trước thời cuộc. Như khi được tin Lê Lai mất, Lê Lợi rất đau đớn “Thái Tổ nghe tin liền khóc òa lên rồi ngã vật xuống đất ngất lịm, muốn tự vẫn. Đoàn Mãng khuyên hãy gắng gượng mà đi, nhưng Thái Tổ không chịu dậy…. Đại huynh đã chết, trẫm sống làm gì nữa”. Với sự thương tiếc về cái chết của người anh, Lê Lợi đã ngã quỵ, không còn tinh thần để tiếp tục chiến đấu. Nhưng với sự giúp đỡ và động viên của các tướng lĩnh, Lê Lợi đã đứng dậy tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ông là một người rất nghiêm khắc “Lại nói Lê Lợi cai quản gia đình rất nghiêm. Con trai thì chuyên việc cày cấy, con gái thì trăm bề thêu dệt”; “Hành quân phải có phép tắc. Tướng lĩnh phải biết tình hình quân đội, quân lính phải theo ý người chỉ 17 huy. Thấy giặc đừng rút, thấy lợi đừng tranh”. Với sự nghiêm khắc trong việc quản lí cũng như trong lãnh đạo quân sĩ, thấy được Lê Lợi là một người có khí phách của một vị anh hùng, một vị tướng lĩnh tài ba biết cách điều binh khiển tướng. Lúc nào Lê Lợi cũng thể hiện sự oai phong của mình trước các tướng lĩnh và đặc biệt là trước quân giặc “Lợi tuyên bố: Thiên binh tới đây là để giúp dân chứ không phải để hại dân. Vậy để các ngươi sống làm gì? Lập tức đem chém. Tướng tá nhà Minh trông thấy đều thất sắc, nhưng vì đuối lý nên không dám hé môi”. Lê Lợi là một người sáng suốt, biết tôn hiền đãi sĩ. Như Nguyễn Trãi đến tìm Lê Lợi và trốn trong phòng không dám ra, Lê Lợi phát hiện định chém Nguyễn Trãi. Lê Lợi vô cùng vui sướng khi biết Nguyễn Trãi là một người tài giỏi “Lê Lợi nghe xưng là Tiến sĩ, lòng thấy kính mộ, liền bước xuống dìu Nguyễn Trãi lên giường cùng ngồi”; “Tiên sinh nếu không từ bỏ kẻ cô quả yếu kém này, thì xin hãy chỉ vẽ, dạy bảo giúp các tướng sĩ, khiến họ hiểu được muôn một, sau đó bắt tay vào đại sự cũng chưa muộn”. Dù có tài trí thế nào, một mình Lê Lợi cũng không tài nào đánh thắng giặc, chỉ có sự giúp đỡ từ những người có tài, có trí cùng nhau nghĩa ra những kế sách mới có thể đánh thắng. Từ đó, cho thấy Lê Lợi là một người anh minh, chính trực biết dùng và tôn trọng người tài, đó là một yếu tố quan trọng trong cuộc khởi nghĩa. Ông luôn lo lắng cho các tướng sĩ khi chiến đấu, họ sẽ gặp những khó khăn, vất vả. “Đinh Lễ và Lê Trãi cùng tâu: Bọn thần thờ bệ hạ là muốn lập chút công lao để làm vẻ vang cho tiên tổ… Thái Tổ nói: Lẽ nào trẫm lại không biết đều đó, chẳng qua thấy các tướng vất vả vì binh đao, quân sĩ sa vào nơi hòn tên mũi đạn, trẫm không nỡ”. Lê Lợi luôn xót thương cho những tướng sĩ tử trận, ông luôn cho người chôn cất cẩn thận, phong tặng chức vị để người đời sau biết đến công lao của họ. Như khi biết tin Phạm Yến bị giết “Thái tổ nghe xong khóc òa lên, rồi sai làm lễ truy điệu Phạm Yến trong quân, vua đến bên bàn thờ khóc lóc rất thảm thiết”. Khi Hoàng Tất chết “Thái Tổ thương xót, sai dân sở tại lập miếu thờ Hoàng Tất trong núi để bốn mùa cúng tế, phong làm trung trinh hiển ứng uy linh đại thần”. 18 Lê Lợi thấy cuộc sống của nhân dân khó khăn, phải chịu sự thống trị, bị bóc lột sức lao động, chính vì thế Lê Lợi đứng lên đấu tranh. Lê Lợi thể hiện một tình thương yêu đối với nhân dân, biết lo cho cuộc sống của nhân dân bất chấp nguy hiểm trước mắt “Lợi tôi vì dân mà diệt giặc, không ngờ bị nguy khốn ở đây, cúi mong Hoàng thiên, Hậu thổ hãy cứu đám sinh linh”. Khi chiếm đóng các thành Lê Lợi luôn vỗ về nhân dân, coi nhân dân là trên hết “Ta đến đây là để trừ bạo cứu dân, không làm hại đều gì. Ra lệnh trong quân tơ không được đụng tới của dân, ai vi phạm sẽ xử trảm, trăm họ vui mừng khôn xiết”. Vì lo cho dân, Lê Lợi ngày đêm không ngủ tìm kế đánh giặc để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân “Lợi sai người gọi Lê Thiện tới bàn công việc. Nhưng Thiện lúc ấy ra ngoài chưa về, Lợi lui vào phòng buông màn nằm nghỉ, song vì lo cho dân nên trằn trọc mãi không sao ngủ được, bèn trở dậy châm đèn tính Thất ất”. Dù đang trong tình cảnh nguy hiểm nhưng Lê Lợi vẫn thể hiện sự thương xót của mình đối với người dân vô tội bị hại, tự trách bản thân mình đã làm nên chuyện này “Lại nói Thái Tổ sau khi được Phạm Đán cứu thoát, liền cướp đường cùng Đoàn Mãng và Lê Lai chạy tháo thân. Đến giữa đường thấy một mỹ nữ bị quân Bắc hiếp chết nằm ngay lối đi, Thái Tổ than rằng: Vì trẫm mà trăm họ phải chịu cảnh thê thảm như thế này sao! Bèn dừng lại để đào hố chôn cất người xấu số. Vừa mai táng xong, đã thấy Trần Trung xua quân ồ ạt tới”. Không chỉ thương xót nhân dân trong nước, Lê Lợi còn thể hiện sự thương xót của mình đối với quân giặc khi họ tử trận “Lại nói Lê Lợi sau khi thắng trận, dẫn quân sĩ đi thu nhặt trang phục khí giới mang về. Sai Triệu Hộ đốc thúc binh lính lượm xác quân Bắc đem chôn dưới chân núi Đông Sơn trước khi rút quân”; “Thái Tổ lại sai đem các tướng nhà Minh tử trận trước đây thiêu thành tro, dựng thành hộp gỗ mang về để ngoài cửa thành Đông Đô, lập đàn cho tướng sĩ Bắc. Thái Tổ sau khi dẫn tướng đi cúng điếu, cho phép quân Bắc chở hộp tro về nội địa an táng, Vương Thông từ biệt Thái Tổ lên đường”. Là một người biết lo cho dân, thương dân và đặc biệt là thương xót cho những quân sĩ tử trận của quân giặc. Cho nên, Lê Lợi đi đến đâu cũng được mọi người nghênh đón nồng nhiệt và tôn trọng. Bọn giặc thấy vậy, cũng phần nào phải kiêng nể về đức độ của Lê Lợi. Lê Lợi luôn canh cánh trong lòng là tiêu diệt giặc lập lại triều đình nhà Trần để nhân dân an cư lạc nghiệp “Ta dẹp giặc là để khôi phục nhà Trần, không ngờ lại hóa thành trò bù nhìn! Không biết Giản Định giờ ở nơi đâu?”. Là một người tài trí song 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan