Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nợ nước ngoài và rủi ro quốc gia ...

Tài liệu Nợ nước ngoài và rủi ro quốc gia

.PDF
71
388
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP & TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ RỦI RO QUỐC GIA GVHD : Trần Thị Bích Dung Sinh viên : Nguyễn Đình Nguyên Lớp : Kinh tế học – K 34 MSSV : 108208629 * TP. Hồ Chí Minh – 2012* NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TP.HCM, ngày ....tháng ....năm 2012 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------TP.HCM, ngày ....tháng ....năm 2012 CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung MỤC LỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI ........................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 2 CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ RỦI RO QUỐC GIA ..................... 4 1. Nợ nước ngoài ....................................................................................................................... 4 1.1. Định nghĩa .................................................................................................................... 4 1.2. Nguyên nhân nợ nước ngoài ......................................................................................... 5 1.3. Nguyên nhân các nước cho đi vay .............................................................................. 7 1.4. Lựa chọn của các quốc gia ........................................................................................... 7 1.5. Tác động của nợ đối với nền kinh tế ............................................................................ 8 1.6. Các rủi ro liên quan đến nợ nước ngoài...................................................................... 12 1.7. Các thước đo về nợ nước ngoài .................................................................................. 13 1.8. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài ............................................................... 15 2. Rủi ro quốc gia .................................................................................................................... 16 2.1. Khái niệm ................................................................................................................... 16 2.2. Phân loại rủi ro ........................................................................................................... 16 2.3. Các phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia ................................................................. 17 2.4. Chính sách ngăn chặn, hạn chế rủi ro quốc gia .......................................................... 19 3. Mối quan hệ giữa rủi ro quốc gia trước và sau khi nợ nước ngoài ..................................... 21 3.1. Rủi ro trước khi vay mượn ......................................................................................... 22 3.2. Rủi ro sau khi vay mượn ............................................................................................ 22 CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH NỢ CÔNG VÀ NỢ CÔNG NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 – 2012 ..................................................................................... 24 1. Thực trạng ........................................................................................................................... 24 1.1. Tình hình nợ vay nước ngoài ở Việt Nam .................................................................. 24 1.2. Tình hình quản lý nợ từ vốn nước ngoài .................................................................... 33 1.3. Một số phân tích chỉ tiêu nợ cụ thể ............................................................................ 36 2. Phân tích rủi ro Việt Nam ................................................................................................... 39 2.1. Rủi ro về tài chính ...................................................................................................... 39 2.2. Rủi ro về chính trị ....................................................................................................... 40 SVTH: Nguyễn Đình Nguyên Trang i CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung 2.3. Đánh giá rủi ro ở Việt Nam .........................................................................................41 CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG.....................................................................................................................45 1. Phát triển nội lực nền kinh tế trong nước ....................................................................45 2. Xây dựng môi trường tài chính hiệu quả.....................................................................45 3. Xây dựng chiến lược về vay nợ...................................................................................45 4. Quản lý hiệu quả nợ công của Việt Nam ....................................................................46 5. Tăng cường kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nợ ..............................47 6. Công khai và minh bạch thông tin trong quản lý nợ ...................................................48 7. Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm tra, giám sát tài chính ........................................48 8. Giảm tình trạng thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân vãng lai ................................49 9. Kết luận .......................................................................................................................50 PHẦN PHỤ LỤC VÀ BẢNG BIỂU ..............................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................62 Trang ii SVTH: Nguyễn Đình Nguyên CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI ADB Asian Development Bank IMF International Monetary Fund AUD Australian dollar JPY Japanese yen BERI Business Enviroment Risk Intelligence KTNN Kiểm toán Nhà nước BOP Balance Of Payment KH & ĐT kế hoạch và đầu tư BTC Bộ Tài chính LIBOR London Interbank Offered Rate CAD Canadian Dollar MNC Multinational Corporation CRAM Country Risk Assessment Model NIB Nordic Investment Bank CHF Swiss franc NPV Net present value DBR D Budget Revenue NH ngân hàng DS Nghĩa vụ trả nợ hàng năm NHNN Ngân hàng nhà nước EU European Union NHTM Ngân Hàng Thương Mại EUR Euro ODA Official development assistance EX Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ OECD Organisation for Economic Cooperation and Development FDI Foreign direct investment PMU PROJECT MANAGEMENT UNIT GBP British Pound PV FD Present Value Foreign Debt GCI Global Competitiveness INDEX STD Short Debt GCI – Global Competitiveness Index TPCP trái phiếu Chính phủ GDP Gross domestic product USD United States dollar GR Thu ngân sách chính phủ VND Vietnamese dong HIPCs Heavily Indebted Poor Countries WB World Bank ICOR Incremental Capital - Output Rate WEF World Economic Forum IFIs International financial institutions WEF World Economic Forum X Xuất khẩu SVTH: Nguyễn Đình Nguyên Trang iii CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung PHẦN MỞ ĐẦU Mỗi quốc gia ngày nay không phải là một hệ cô lập, mà có những mối ràng buộc chặt chẽ với các quốc gia khác trên thế giới. Hệ thống tài chính kinh tế của quốc gia này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và lan rộng tới các quốc gia khác, được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Vấn đề mà gần đây thế giới hay quan tâm là các vấn đề nợ của một quốc gia này với các quốc gia khác hay một tổ chức kinh tế nào đó. Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày nay đang tồn tại nhiều bất ổn. Việc đầu tư, kinh doanh ở một quốc gia nào cũng có những rủi ro nhất định. Đó có thể là rủi ro về kinh tế, rủi ro về chính trị hay thiên tai xảy ra. Tất cả những rủi ro trên tạo nên rủi ro của một quốc gia. Việc đánh giá, xem xét rủi ro quốc gia trước khi đầu tư, kinh doanh ở quốc gia đó là rất quan trọng đối với các công ty đa quốc gia ngày nay trước những diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới. Ví dụ như diễn biến nợ công của các quốc gia trên thế giới đang ngày càng trở nên xấu đi, đầu tiên là Hy Lạp của khối EU, và sau đó là một loạt các quốc gia khác cũng gặp vấn đề về nợ công khi vấn đề này được chú ý, xem xét; và gần đây cường quốc số một của thế giới – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ – cũng gặp vấn đề với nợ công. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các chuyên gia kinh tế năm 2008 và 2009, thế giới đã phải gánh lấy những hậu quả to lớn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Việt Nam là một thành phần trong “guồng máy” kinh tế toàn cầu, do đó cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cuộc khủng hoảng này. Khủng hoảng là một đề tài rộng lớn và có nhiều tác động đến nhiều nước, không chỉ ở mặt kinh tế mà ở các mặt xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục… Có thể nói khủng hoảng kinh tế là một mảng vấn đề được cấu thành bởi nhiều khía cạnh khác nhau, nên nó cũng mang đến rất nhiều vấn đề rủi ro cho một quốc gia. Nợ nước ngoài phải được sử dụng một cách có hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu đầu tư, đồng thời phải thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, nhằm tạo nguồn vốn trả nợ, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, cũng có không ít quốc gia không những không cải thiện được tình hình kinh tế mà còn lâm vào tình trạng nợ nần, khủng hoảng nợ và kinh tế suy thoái. Thậm chí còn ảnh hưởng tới ảnh hưởng của quốc gia như chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường của quốc gia đó. Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1993, khi nước ta chính thức thiết lập lại quan hệ hợp tác đa phương với các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới như ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Song, cũng từ đó các cam kết hỗ trợ vốn ODA của các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức tín dụng quốc tế cho nước ta ngày càng tăng dần về số lượng vay, số khoản vay, tính đa dạng của hình thức vay và trả nợ, vì thế việc cập nhật và phân tích nợ nước ngoài của quốc gia cũng trở nên ngày càng bức thiết. Tình trạng khủng hoảng nợ và các vấn để mang tính rủi ro quốc gia như các nước Châu Mỹ La-tinh trong thập niên 80, hoặc các quốc gia Châu Âu như Hy Lạp trong những năm gần SVTH: Nguyễn Đình Nguyên Trang 1 CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung đây là bài học cho tất cả các quốc gia trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nợ nước ngoài và rủi ro quốc gia”. Với kết cấu bao gồm: ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 2 chương:  Chương 1: Lý thuyết về nợ nước ngoài và rủi ro quốc gia.  Chương 2: Tình hình nợ công và nợ công từ vốn nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2012.  Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro và khủng hoảng nợ công. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào nghiên cứu nợ công từ vốn nước ngoài và rủi ro quốc gia, rồi phân tích tình hình ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, thông qua các chỉ số kinh tế và chỉ số nợ nước ngoài trên góc độ vĩ mô. Mục đích nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xét về vấn đề nợ công từ vốn nước ngoài, xem xét ảnh hưởng nợ đó có mang rủi ro tiềm ẩn cho quốc gia trong giai đoạn 2002 – 2012 ở Việt Nam (trong một vài số liệu mà gần đây không có, chỉ lấy số liệu từ 2010 trở về trước). Để mang tầm ảnh hưởng đến cả quốc gia, thì chỉ có nợ của chính phủ, hoặc nếu có các tổ chức và các doanh nghiệp vay mượn thì chính phủ có bảo lãnh. Còn một số ít các tổ chức và các doanh nghiệp khác sẽ vay mượn nhưng với tỉ trọng rất nhỏ cũng không trở thành gánh nặng trong tổng khoản nợ vốn nước ngoài của cả quốc gia, nên đề tài không xét khoản này. Trong đề tài này đã sử dụng phương pháp:  Thu thập thông tin từ các nguồn cung cấp khác nhau.  Thống kê, tổng hợp thông tin thu thập được.  Phân tích những thông tin thu thập được. Dựa vào lý thuyết và số liệu dẫn chứng để đưa ra mối liên hệ ràng buộc, kết hợp với bối cảnh thực tế trong quá khứ để đưa ra kết luận. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nợ nước ngoài là một thực trạng của nhiều nước trên thế giới ngày nay. Ngay cả những nước có tầm cỡ nền kinh tế lớn như Mỹ và các nước trong khu vực Châu Âu đến những nước có nền kinh tế nhỏ như những nước ở khối lục địa Châu Phi. Đa phần chủ yếu là sự vay mượn từ Chính phủ thông qua các chính sách đối nội và đối ngoại. Những nước lớn nhờ sự đàm phán có hiệu quả và lấn át hơn về mọi mặt, họ có uy tín hơn nên sẽ có những khoản vay nợ lớn, còn những nước nhỏ cũng nhờ những khoản hỗ trợ vốn đầu tư hoặc phải thiệt hại một mảng lớn nào đó trong chính trị - xã hội – thiên nhiên để đổi lấy những khoản vay đó. Cho nên nội dung nghiên cứu của bài là để hiểu xem sự đánh đổi giữa nợ nước ngoài để phát triển đất nước hay là sự rủi ro tiềm ẩn bên trong những khoản nợ không hiệu quả đó. Trang 2 SVTH: Nguyễn Đình Nguyên CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung Bài viết này kỳ vọng rằng sẽ mang đến một bức tranh toàn cảnh về vấn đề đánh giá rủi ro quốc gia và rủi ro do nợ nước ngoài của cả hai khu vực công và tư nhân - được Chính phủ bảo lãnh, mà chủ yếu là khu vực công. SVTH: Nguyễn Đình Nguyên Trang 3 CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ RỦI RO QUỐC GIA 1. Nợ nước ngoài 1.1 . Định nghĩa Nợ nước ngoài: là một phần trong tổng khoản nợ của một quốc gia vay mượn từ những chủ nợ nước ngoài, bao gồm cả các ngân hang thương mại, chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế. Các khoản vay này, bao gồm lãi suất, thường phải được hòan trả theo lọai tiền tệ của quốc gia cho vay. Nguồn để trả nợ ngọai tệ thường từ xuất khẩu hàng hóa đến quốc gia cho vay. Một cuộc khủng hỏang nợ có thể xảy ra khi mà một quốc gia với nền kinh tế yếu kém không thể trả nợ nước ngoài, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến không có khả năng sản xuất và bán hàng hóa để thu được lợi nhuận. IMF là một trong những cơ chức năng theo dõi dữ liệu về nợ nước ngoài của các quốc gia. Nợ nước ngoài( external debt) thường có ba khái niệm: + Nợ nước ngoài được định nghĩa như khoản nợ bằng ngọai tệ. + Nợ nước ngoài là khoản nợ thuộc về khu vực ngoài nội địa. + Nợ nước ngoài là khoản nợ được phát hành tại các quốc gia khác, và chịu ảnh hưởng pháp lý của nước ngoài. Trong 3 khái niệm trên, thì khái niệm thứ 3 là khái niệm được sử dụng phổ biến nhất để xác định nơ nước ngoài. Các chủ nợ có thể là chính phủ, các doanh nghiệp hay các hộ gia đình. Ngoài ra, chúng ta vẫn có những định nghĩa khác về nợ nước ngoài. Theo định nghĩa của IMF thì nợ nước ngoài là : Một khoản nợ tại bất kỳ thời gian nào, của sư chi trả và nghĩa vụ hợp đồng bên ngoài của người ở quốc gia này đến người không ở quốc gia này để trả vốn gốc cộng thêm có hoặc không có lãi, hoăc để trả lãi cộng thêm có hoặc không có trả vốn gốc. Theo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ) thì: “Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”. Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). Từ định nghĩa trên ta thấy được các nhân tố chính cấu thành nên nợ nước ngoài như sau: Trang 4 SVTH: Nguyễn Đình Nguyên CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung + Thứ nhất là nghĩa vụ nợ hiện tại thực tế và ở bên ngoài: theo đó viêc xem xét là có hay không người chủ nợ sở hữu một chứng nhận của bên nợ. + Thứ hai là gốc và lãi. + Thứ ba là cư trú: nghĩa vụ nợ phải thuộc về một đối tượng trong nước với đối tượng nước ngoài. Một định nghĩa khác là nợ nước ngoài là tổng của nợ chính phủ cộng với nợ của các doanh nghiệp trong quốc doanh và ngoài quốc doanh dù có bảo lãnh hay không. Như vậy nợ nước ngoài có thể phân loại bao gồm: + Nợ của chính phủ đối với nước ngoài, các khoản nợ nước ngoài của các doanh nghiệp quốc doanh được chính phủ bảo lãnh (một phần của nợ công). + Các khoản nợ nước ngoài khác của các thành phần còn lại trong quốc gia (một phần của nợ tư). 1.2. Nguyên nhân nợ nước ngoài Nguyên nhân nợ nước ngoài bao gồm những nguyên nhân sau: bù đắp chênh lệch giữa chi tiêu và thu nhập quốc gia; chính phủ đi vay mượn để, tư nhân đi vay mượn... 1.2.1. Một quốc gia sử dụng nợ nước ngoài phổ biến nhất là để bù đắp chênh lệch giữa chi tiêu mong muốn và thu nhập nội địa của quốc gia đó. Dựa trên các biến số vĩ mô, một đồng nhất thức đơn giản có thể cho thấy điều này: Y = C + I + G + NX  Y- C – I – G = NX Trong đó : + Y: Thu nhập của quốc gia + C là chi tiêu dùng của hộ gia đình; I là chi đầu tư của doanh nghiệp; và G là chi tiêu của chính phủ. + NX: cán cân thương mại hay giá trị xuất khẩu ròng. Khi tổng thể một quốc gia tiêu dùng nhiều hơn những gì quốc gia đó làm ra được (thu nhập Y< C+ I + G) thì để bù lại chênh lệch thu nhập - chi tiêu, quốc gia đó sẽ vay mượn nợ nước ngoài dưới biểu hiện của “nhập siêu” (NX < 0). 1.2.2. Nợ nước ngoài còn bắt nguồn phần lớn từ phía nợ của chính phủ, mà nguyên nhân nợ của chính phủ lại bắt nguồn từ thâm hụt ngân sách kéo dài và các nhu cầu đầu tư thêm cho nền kinh tế. Do đó có thể thấy nguyên nhân nợ nước ngoài là một phần do thâm hụt ngân sách của chính phủ. Mối liên hệ giữa nợ chính SVTH: Nguyễn Đình Nguyên Trang 5 CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung phủ và thâm hụt ngân sách có thể được trình bày dạng công thức ở phần phụ lục 1. Do vậy, việc làm rõ vai trò của thâm hụt ngân sách cũng có thể giúp làm sáng tỏ vai trò và vì sao xuất hiện nợ nước ngoài. + Lý thuyết của trường phái Keynes về thâm hụt ngân sách: Keynes cho rằng có thể sử dụng chi tiêu của chính phủ nhiều hơn trong thời kỳ suy thoái dẫn đến thâm hụt ngân sách để có thể kích cầu nền kinh tế. + Lấn át đầu tư của trường phái cổ điển: trường phái cổ điển cho rằng chính sách tài khóa không có ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, vì việc chi tiêu quá mức của chính phủ (thâm hụt ngân sách) sẽ dẫn đến lấn át đầu tư do chính phủ đã cạnh tranh nguồn vốn tài trợ của khu vực tư nhân. Tuy nhiên cũng xuất phát khái niệm “crowding in”, là trường hợp mà chi tiêu của chính phủ khuyến khích chi tiêu tư nhân và vay tư nhân. Nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của bất cứ một quốc gia nào. Nguồn vốn hiện diện trong hầu hết các mô hình tăng trưởng kinh tế mà chúng ta được biết. Do vậy sẽ không có gì là lạ khi tất cả các quốc gia đều tranh thủ thu hút các nguồn vốn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và một khi vì một số lý do mà nguồn vốn trong nước không đủ, hoặc không đáp ứng được nhu cầu, thì các quốc gia sẽ nghĩ đến việc vay mượn bên ngoài. 1.2.3. Các quốc gia vay mượn nợ nước ngoài do các yếu tố: + Tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp. + Sự thiếu hụt các công cụ vay mượn nội địa. + Phần lớn lượng tiền tài trợ trong nước được định danh bằng đồng tiền nước ngoài, nơi tài trợ. 1.2.4. Chính phủ các quốc gia còn vay mượn từ nguồn bên ngoài do: + Các chính phủ phát hành các khoản nợ bằng ngọai tệ như các tín hiệu cam kết cho lời phát biểu của họ đối với chính sách ổn định tỷ giá hay giá cả. + Để duy trì sự tồn tại của mình trên thị trường trái phiếu toàn cầu, mặc dù đôi khi quốc gia đó không cần thiết phải vay mượn. + Khi việc vay mượn không ảnh hưởng gì đến các thước đo về rủi ro của một quốc gia, quốc gia đó xu hướng vay mượn nhiều hơn. + Các khoản vay mượn dù nhỏ nhưng giúp quốc gia đó gia nhập vào thị trường tài chính quốc tế và từ đó hữu ích cho quốc này khi có sự cố bất ngờ cần được tài trợ một khoản vay lớn. Việc này giúp các quốc gia đạt được mong muốn của mình, có thể ổn định các vấn đề tài khóa với lãi suất vay mượn thấp. + Nợ nước ngoài đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư: để thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu vốn đầu tư của các nước đang phát triển rất lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của quốc gia. Vay nước ngoài là nguồn bổ sung phổ Trang 6 SVTH: Nguyễn Đình Nguyên CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung biến mà các nước đang “thiếu vốn” thường hay sử dụng, vì nguồn vốn trong nước khan hiếm, tỷ lệ vốn/nhân công thấp dẫn đến hiệu quả biên của tư bản sẽ cao. Nợ nước ngoài cũng có thể làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế bằng việc đầu tư vào các ngành mũi nhọn, tạo đà cho nền kinh tế phát triển. + Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý: bên cạnh việc dùng các nguồn lực tự có để nhập khẩu các máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, việc vay vốn nước ngoài góp phần bổ sung thêm nguồn vốn để nhập các máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cùng với kỹ năng quản lý nước ngoài. Các dự án đã góp phần hiện đại hoá nhiều ngành, lĩnh vực, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển theo, tạo ra một lực lượng lao động mới, lao động kỹ thuật cao và góp phần thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế. Cùng với các dự án đầu tư là việc chuyển giao kỹ năng quản lý của các chuyên giá nước ngoài. 1.2.5. Tư nhân vay mượn bên ngoài là do: + Xuất phát từ hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ với nước ngoài cũng phát sinh các khoản vay bên ngoài. + Tiềm năng to lớn của các luồng vốn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của các công ty trong nước. + Chi phí từ việc vay mượn bên ngoài rẻ hơn so với vay mượn trong nước. + Việc đồng tiền trong nước được định giá quá cao so với đồng tiền nước ngoài cũng thúc đẩy các cá nhân và tổ chức trong nước tăng vay mượn nước ngoài. + Các công ty và tổ chức trong nước vay nợ nước ngoài sẽ làm tăng tuy tín của họ lên cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Vì các tiêu chí để vay được nợ nước ngoài là khắt khe hơn so với vay nợ trong nước cho nên cũng làm gia tăng thêm độ tin cậy cho công ty và tổ chức trong nước khi vay nợ thành công ở nước ngoài. 1.3. Nguyên nhân các nước cho đi vay Thường các nước cho đi vay nợ là các nước phát triển. Các quốc gia đó có thu nhập cao, thị trường vốn phát triển nên tỷ lệ tiết kiệm rất cao. Tỷ lệ vốn/ lao động quá cao làm cho hiệu quả biên của tư bản thấp dẫn đến hạn chế các cơ hội đầu tư trong nước có khả năng sinh lời cao. Các khoản tiết kiệm dư thừa luôn hướng đến những cơ hội đầu tư có tiềm năng thu lợi nhuận cao. Từ đó, cơ chế trao đổi các luồng vốn giữa các quốc gia được hình thành. 1.4. Lựa chọn của các quốc gia Các quốc gia phải cân nhắc lợi ích và chi phí khi vay mượn từ các nguồn tài trợ vì vậy mà vay mượn nội địa và vay mượn từ nguồn bên ngoài cần được xem xét cẩn thận, và dựa trên 3 yếu tố quan trọng: 1.4.1. Hiệu ứng lấn át. SVTH: Nguyễn Đình Nguyên Trang 7 CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung Vay mượn các khoản nợ trong ngắn hạn sẽ làm gia tăng lãi suất nội địa, và vì vậy sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân khi chi phí vay mượn tăng lên. 1.4.2. Các lựa chọn chính trị Các vấn đề về chính trị cũng góp phần quyết định nguồn tài trợ nào nên vay mượn và quy mô vay mượn là bao nhiêu. 1.4.3. Chi phí dịch vụ nợ Một lý do khác khi các chính phủ ra quyết định sử dụng phần lớn nợ nước ngoài là ở chi phí các khoản vay, chi phí vay nào được tối thiểu thì nguồn tài trợ đó sẽ được sử dụng, thường thì các khoản vay mượn nước ngoài có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến các rủi ro. 1.5. Tác động của nợ đối với nền kinh tế 1.5.1. Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Mục tiêu quan trọng của nợ bền vững, cũng như giảm nghèo đói là tăng trưởng kinh tế. Bền vững ở đây có nghĩa là một sự tăng lên trong GDP phải đi cùng với một sự tăng lên thỏa đáng của nợ. Ngược lại, khi nền kinh tế thụt lùi, việc tìm ra nguồn lực thích hợp để có thể trả các nghĩa vụ nợ hiện tại là khó khăn và quốc gia đang nợ cần phải mượn tiền để tài trợ cho chi tiêu quá mức của mình. Các mô hình tân cổ điển và mô hình tăng trưởng kinh tế nội sinh đã chỉ rõ mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng kinh tế và nợ. Tuy nhiên, trữ lượng nợ lớn hơn lại có thể dẫn đến nguy cơ tháo vốn do rủi ro quốc gia tăng, tỷ số thuế cao và quốc gia tiếp tục vay mượn nhiều hơn từ nguồn bên ngoài, kết quả là tăng trưởng âm. Mối liên kết giữa nợ và tăng trưởng kinh tế: i. Hiệu ứng kìm hãm: Nợ quá mức là một tình trạng mà các chủ nợ không kỳ vọng được hòan trả các khoản nợ hòan tòan bởi vì “con nợ” đang mắc nợ quá lớn. Lý thuyết về các khoản nợ quá mức còn được định nghĩa bởi Krugman (1988) và Sachs (1989) rằng đó là tình trạng mà một quốc gia không đủ khả năng để trả nợ đầy đủ dù không có bất cứ khoản vay mới nào. Krugman (1988) phát biểu rằng: “một quốc gia có vấn đề về nợ quá mức khi hiện giá ròng của các nguồn lực tiềm năng trong tương lai nhỏ hơn giá trị của nợ”. Và tình trạng này của các quốc gia sẽ làm thay đổi các khuyến kích đối với chủ nợ và con nợ, và sự giảm nhẹ đi nợ lúc này sẽ có lợi cho đôi bên. Chủ nợ có thể sẽ có động cơ cho vay nhằm động cơ tránh thua lỗ, với hy vọng sẽ làm cải thiện được tình trạng kinh tế và con nợ sẽ có thể trả được nợ trong tương lai. Trong khi đó, người đi vay (con nợ) sẽ có động cơ không đầu tư bởi vì họ nhận ra rằng những lợi ích thu được sẽ được trả cho người cho vay, nói theo một cách khác, họ bị đánh thuế. Những gì quan trọng đối với việc giảm nhẹ nợ đó là giảm nợ có thể có lợi cho cả con nợ và chủ nợ, bởi vì người cho vay có thể tăng khả năng các nghĩa vụ trả nợ đầy đủ Trang 8 SVTH: Nguyễn Đình Nguyên CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung vẫn được duy trì và người đi vay có thể giảm được các bóp méo cho trước bởi các gánh nặng nợ trên các lựa chọn đầu tư. Đường cong nợ Laffer (thể hiện khoảng chi trả kỳ vọng như một hàm của giá trị của các khoản nợ) cho thấy khả năng lợi ích nhân đôi của giảm gánh nặng nợ. Khi quốc gia con nợ ở phía bên phải của đường cong, một sự giảm nợ sẽ tăng khả năng thanh tóan. Vì vậy, khi mà trữ lượng nợ cao hơn giá trị D*, cả con nợ và chủ nợ đều được lợi ích. Đồ thị 1: nợ và kỳ vọng trả nợ Nợ như một lọai thuế ngầm ẩn, tạo áp lực lên con nợ, gây méo mó các lựa chọn đầu tư và giảm tăng trưởng kinh tế. Sự méo mó này có thể tránh hay giới hạn bằng giảm nợ. Việc không khuyến khích đầu tư không chỉ ảnh hưởng tới vốn vật thể mà còn ảnh hưởng đến vốn nhân lực và ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ mới, các hình thái của nền kinh tế. Vì vậy mà một cách gián tiếp, nợ nước ngoài có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến đầu tư vào vốn. Đồ thị 2: khối lượng vốn và sản lượng khi có & không có sự giảm nợ SVTH: Nguyễn Đình Nguyên Trang 9 CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP ii. GVHD: Trần Thị Bích Dung Hiệu ứng của sự không chắc chắn về nguồn lực trong tương lai và các khoản thanh tóan nợ. Nhìn chung, chúng ta tin rằng một gánh nặng nợ lớn sẽ tăng sự không chắc chắn về bao nhiêu phần nợ nước ngoài sẽ thật sự được trả. Sự không chắc chắn này còn dẫn đến sự mất ổn định kinh tế vĩ mô. Rủi ro, sự gia hạn, và tiền khất lại gần như làm tăng sự biến động của các luồng chảy vào trong tương lai và sự vay mượn thêm, trong khi đó sự tham gia vào thị trường vốn lại phụ thuộc vào sự bền vững của quốc gia. Điều này dẫn đến môi trường không chắc chắn, nơi mà các chính sách của chính phủ và các cải cách phụ thuộc vào điều kiện vay mượn và gia hạn. Kết quả là một tình trạng mà các nhà đầu tư nội địa và nước ngoài sẽ trông chờ vào các lựa chọn kể cả khi tình trạng của nền kinh tế có khả quan hơn. Hơn thế nữa, các quyết định đầu tư dưới tình trạng không chắc chắn thì không thuộc về các khoản đầu tư dài hạn, mà chủ yếu là ngắn hạn, các khoản đầu tư rủi ro thấp sẽ được ưa thích hơn các khoản đầu tư dài hạn, rủi ro cao. Sự phân bổ sai lệch của các nguồn lực này sẽ dẫn đến giảm hiệu quả và năng suất của vốn, dẫn đến kéo lùi sự tăng trưởng. Giảm nợ sẽ giảm sự không chắc chắn và tăng niềm tin của chủ nợ vào các quốc gia nợ và chính sách của các quốc gia đó, tạo điều kiện cho tăng trưởng. Tranh cãi này tương tự với giả thuyết về nợ quá mức, nhưng ở đây không tập trung vào các khuyến khích, mà vào sự bất định khi mà sự bất định chi phối nền kinh tế và làm sai lệch quyết định đầu tư. Claessens et al (1996) tranh cãi rằng một trong những kết luận được rút kết từ kinh nghiệm của Brady Plan là một quyết định quan trọng của việc giảm tính bất định. Sự lọai trừ việc xin gia hạn liên tục là một kênh truyền chính, mà thông qua đó giảm nợ tác động tới tăng trưởng kinh tế. Giảm nợ cũng dẫn đến hiệu ứng tăng dòng vốn vào bằng việc nâng cao niềm tin vào sự cải cách của chính phủ và những chính sách mới. Điều này xảy ra bởi vì các nhà đầu tư xem việc giảm nợ như một “xác thực” bởi các tổ chức tài chính quốc tế. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng kinh tế, và luồng vốn vào. Nợ tác động đến tăng trưởng bằng cả những cách trực tiếp và gián tiếp. Vì vậy việc quan sát mối quan hệ giữa tăng trưởng - nợ là một mô hình nhiều biến. Nhiều quốc gia đang phát triển có mối quan tâm về sự tăng lên đột ngột và liên tục tỷ trọng các nguồn lực đang phải hi sinh để đáp ứng nhu cầu trả nợ. Bởi vì việc trả nợ theo cách đó làm cho quốc gia còn mắc nợ trầm trọng hơn, điều này tước đọat lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ phần lớn xuất khẩu. Vì vậy, các quốc gia nhận thấy điều này làm giảm khả năng nền kinh tế các quốc gia có thể tăng trưởng và phụ thuộc nhiều hơn vào nợ nước ngoài. Tỷ số trả nợ không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mà còn bị ảnh hưởng bởi mức tỷ suất mà ở các mức lãi suất này sự phát triển diễn ra. Có ít nhất là 2 lý do, đầu tiên, các nền kinh tế ưa chuộng tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao hơn thì có thể thu hút được nhiều luồng vốn đầu tư nước ngoài. Luồng vốn vào ở mức tỷ suất thực sẽ bù đắp sự thiếu hụt vốn trong khi trước đây vẫn thông qua việc đi vay. Khối lượng nguồn lực hy sinh để phục vụ cho việc trả nợ có mối quan hệ đồng biến với khối lượng nợ, tăng trưởng kinh tế sẽ thông qua tác động của nó lên dòng vốn Trang 10 SVTH: Nguyễn Đình Nguyên CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung vào làm giảm tỷ số thanh tóan nợ. Thứ hai, tăng trưởng liên tục mang lại tăng thu nhập, và vì vậy là tăng tiết kiệm nội địa. Điều này đến lượt nó làm giảm nhu cầu vay muợn nước ngoài để tài trợ cho các dự án đầu tư. Sự giảm xuống của tăng trưởng nợ mang lại kết quả là sự giảm xuống của tỷ số thanh tóan nợ. Hơn nữa, một quốc gia khi đang ở giai đọan cất cánh, bổ sung nguồn vốn sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, điều này tới lượt nó lại làm tăng trưởng, thu hút đầu tư nước ngoài, và tăng tỷ lệ tiết kiệm nội địa. Kết quả là, nhu cầu vay nợ sẽ giảm và nợ nước ngoài từ từ sẽ được lọai trừ. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và nợ là mối quan hệ 2 chiều, có giả định rằng nợ quá mức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của quốc gia bằng nhiều cách. Đầu tiên, nhu cầu thanh tóan nợ lớn sẽ tác động đến dự trữ ngọai tệ và nguồn vốn, bởi vì chúng được dùng để thanh tóan nợ gốc và lãi vay. Lúc này, một quốc gia chỉ nhận được một phần thu nhập từ việc bán nguồn lực của mình dưới dạng hàng hóa, một phần khác của thu nhập này được sử dụng vì mục đích thanh tóan nợ. Thứ hai là, khi các quốc gia không thể đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ, quốc gia nợ sẽ đối mặt với tình trạng tín dụng xấu và gặp khó khăn trong vay mượn. Và như một kết quả, các quốc gia nợ phải trả một mức lãi suất cao để nhận được tài trợ. Thứ ba là, tích lũy nợ dẫn đến giảm hiệu quả nền kinh tế, từ đó gây khó khăn để điều chỉnh hiệu quả các cú sốc cung và cầu, các biến động tài chính quốc tế. Và cuối cùng, để có nhiều ngọai tệ hơn đáp ứng nhu cầu trả nợ, nhiều quốc gia đã phải giảm nhập khẩu và thương mại, từ đó làm cho nền kinh tế trở nên khép kín (Geiger, 1990). Các quốc gia đã sớm nhận từ bước đầu của quá trình phát triển, mỗi quốc gia phải trông cậy vào nguồn vốn bên ngoài để bù đắp khoảng cách giữa đầu tư và tiết kiệm. Nếu quốc gia có khả năng thu hút vốn hoặc có khả năng vay vốn từ bên ngoài, nó có thể thu được ngọai tệ phục vụ cho việc nhập khẩu cho đầu tư. Khi đầu tư tăng lên, tăng trưởng kinh tế cũng tăng. Ở đây, mối liên kết giữa dòng vốn vào và tăng trưởng kinh tế là thông qua đầu tư. Tăng trưởng kinh tế cao hơn đến lượt nó lại làm tăng độ tín nhiệm của quốc gia trên thị trường quốc tế và từ đó có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn. Nếu dòng vốn vào thuộc lọai dòng vốn dài hạn hoặc là vốn FDI, nhu cầu vay mượn có thể suy giảm vì nó đã đáp ứng được nhu cầu đầu tư dài hạn của nền kinh tế. Khi nhu cầu vay vốn suy giảm, tăng trưởng nợ cũng sẽ giảm qua thời gian. Như đã biết, chi phí trả nợ phụ thuộc vào khối lượng nợ vay, do đó khi khối lượng nợ giảm, chi phí trả nợ cũng giảm và điều này cho thấy triển vọng đầu tư nội địa cao hơn dẫn đến tăng trưởng cao hơn và đồng thời mức tín nhiệm cao hơn và dòng vốn vào sẽ nhiều hơn. Đây là là một vòng phát triển liên hòan. 1.5.2. Các hiệu ứng của nợ đối với thâm hụt ngân sách và đối với nền kinh tế Cách mà thâm hụt ngân sách tác động đến nền kinh tế phụ thuộc vào việc làm thế nào mà các khoản thâm hụt được tài trợ và phụ thuộc vào cấu trúc chi tiêu của chính phủ. Các nguồn này thông thường là in tiền, vay mượn nội địa và vay mượn nước ngoài… Việc in tiền mới tương đương với tạo ra lạm phát. Vay mượn nội địa có thể tạo ra áp lực tín dụng và hiện tượng lấn át đầu tư và tiêu dùng tư nhân. Và khi cần đến vay mượn nước ngoài, sẽ tạo ra áp lực lên thâm hụt cán cân vãng lai, trong đó bao gồm lãi suất thực tăng giá. SVTH: Nguyễn Đình Nguyên Trang 11 CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Trần Thị Bích Dung Việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng nợ, hơn là bằng doanh thu thuế, tránh được hiệu ứng tiêu cực cho tiêu dùng và có thể thúc đẩy cả đầu tư công và đầu tư tư nhân. Giả định rằng tương đương Ricardo không giữ được, chính sách tài khóa có thể làm giảm tiêu dùng như một phản ứng đối với tăng thuế, kể cả khi việc tăng thuế được kỳ vọng. Bằng chứng từ 10 quốc gia đang phát triển đánh dấu hiệu ứng tiêu cực mà thuế đã tạo nên đối với tiêu dùng, là nguyên nhân làm giảm thu nhập khả dụng. Tác động của tăng thuế đối với đầu tư tư nhân thì không rõ ràng, bởi vì tính phụ thuộc cao vào cấu trúc của nền kinh tế: nhìn chung, tư nhân hóa, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chính sách cải cách khu vực tài chính là 3 yếu tố chính có thể tăng sự bổ sung giữa khu vực công và khu vực tư, khuyến khích đầu tư tư nhân. Cấu trúc chi tiêu của chính phủ cũng quan trọng bởi vì chi tiêu công có thể thay thế hoặc bổ sung cho chi tiêu tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư nhân. Đầu tư công vào cơ sở hạ tầng cũng thúc đẩy đầu tư tư nhân, trong khi những dạng đầu tư khác thì lấn át đầu tư tư nhân. Mặt khác, thâm hụt ngân sách bị ảnh hưởng bởi lạm phát, lãi suất thực, tỷ giá hối đóai thực, và sản lượng: + Tỷ lệ lạm phát làm tăng thâm hụt ngân sách, đây là nguyên nhân làm tăng lãi suất danh nghĩa. + Một sự tăng lên trong lãi suất thực làm tăng tiền thanh tóan lãi suất, và tăng thâm hụt ngân sách. Tự do hóa tài chính làm tăng độ nhạy của thâm hụt theo lãi suất và mức tăng chung của lãi suất là nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí nợ. + Tăng trưởng kinh tế có thể không phải là giải pháp cho thâm hụt ngân sách. Easterly và Schmidt-Hebbel (1991) tranh cãi rằng ý kiến này thiếu sót bởi vì, nhìn chung, một mức tăng trưởng cao hơn không chỉ hàm ý doanh thu cao hơn mà chi tiêu cũng cao hơn. Hơn nữa, một nền kinh tế được đặc trưng bởi thâm hụt ngân sách, lạm phát cao và lãi suất cao chỉ có một cơ hội nhỏ để đạt dược một sự tăng trưởng mạnh mẽ. 1.6. Các rủi ro liên quan đến nợ nước ngoài Rủi ro có thể có khi vay mượn nợ từ bên ngoài là sự biến động của chi phí vay nợ, là kết quả của việc chi phí vay nợ thực tế vượt quá các kỳ vọng. Các khoản nợ định danh bằng đồng ngọai tệ cũng dẫn đến nhiều rủi ro khác nhau, đặc biệt là rủi ro về sự thay đổi lãi suất cũng như tỷ giá. Tần số biến động của giá cả hàng hóa làm tăng thêm rủi ro đến nền kinh tế khi mà nền kinh tế lệ thuộc vào hàng xuất khẩu, trong khi xuất khẩu là nguồn thu ngọai tệ góp phần chi trả các khoản nợ nước ngoài. Có 5 nhóm rủi ro thường gặp đối với một quốc gia đi vay mượn từ bên ngoài là: Trang 12 SVTH: Nguyễn Đình Nguyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119