Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nợ công việt nam hiện trạng triển vọng giải pháp...

Tài liệu Nợ công việt nam hiện trạng triển vọng giải pháp

.PDF
59
269
140

Mô tả:

NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NỢ CÔNG VIỆT NAM “HIỆN TRẠNG –TRIỂN VỌNG – GIẢI PHÁP” GVHD: Trần Thị Bích Dung Sinh viên: Nhâm Mạnh Linh Lớp: Kinh tế học – K 34 MSSV: 108202120 ***Thành phố Hồ Chí Minh – 2012*** SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 1 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Bích Dung đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế Phát Triển, Trƣờng Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Tây Nam Bộ đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Tây Nam Bộ luôn dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Trân trọng cảm ơn! SVTH: NHÂM MẠNH LINH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-Tự do-Hạnh phúc SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 2 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG …………. NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : NHÂM MẠNH LINH Lớp : Kinh tế học Hệ : Đại học chính quy : Kinh tế phát triển - Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Khoa Minh Thực tập tại Ngày sinh : 28/02/1990 : Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Tây Nam Bộ. Địa chỉ : 60 Lê Hồng Phong, phƣờng Trà Nóc, Bình Thủy - thành phố Cần Thơ. Thời gian thực tập : Cán bộ hƣớng dẫn thực tập : Từ ngày 03/01/2012 đến ngày 08/04/2012 Nguyễn Thanh Mai. Nội dung thực tập : Tìm hiểu quá trình thanh quyết toán tài chính trong doanh nghiệp nhà nước và các hàm ý chính sách cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Nhận xét :  Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………  Về công việc đƣợc giao: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày 06 tháng 04 năm 2012 Xác nhận của đơn vị thực tập. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 3 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………… MỤC LỤC MỞ ĐẦU SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 1 Page 4 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Chƣơng 1 : Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan 3 1.1.Khái quát về nợ công. 3 1.1.1.Khái niệm nợ công. 3 1.1.2.Phân loại nợ công 4 1.1.3.Các tiêu chí quản lý nợ công 6 1.2.Các nhân tố tác động tới nợ công 7 1.3.Mối quan hệ giữa nợ công-ổn định tài chính và phát triển kinh tế 9 1.4.Các nghiên cứu có liên quan 12 1.5.Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và những bài học cho Việt Nam 13 Chƣơng 2 : Thực trạng nợ công Việt Nam giai đoạn 2000-2011 16 2.1.Kết cấu nợ công Việt Nam 16 2.1.1.Nợ nƣớc ngoài 17 2.1.2.Nợ trong nƣớc 20 2.2.Cấu trúc đáo hạn của nợ công Việt Nam. 21 2.3.Những thuận lợi và thách thức cho nợ công Việt Nam 23 2.3.1.Về thách thức. 23 2.3.2.Về thuận lợi 29 Chƣơng 3 : Triển vọng nợ công Việt Nam và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công 3.1.Dầu mỏ, giá dầu mỏ và triển vọng nợ công Việt Nam 30 3.2.Xu hƣớng kỳ vọng của tình trạng cán cân vãng lai. 31 3.3.Xu hƣớng kỳ vọng của chính sách tài khóa 33 3.4.Xu hƣớng kỳ vọng của tài khoản vốn 34 3.5.Xu hƣớng kỳ vọng của các dòng lƣu chuyển vốn khác 35 3.6.Nhận diện xu thế kỳ vọng của nợ công Việt Nam 37 3.7.Khuyến nghị chính sách 37 KẾT LUẬN 41 PHỤ LỤC 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 DANH MỤC BẢNG BIỂU SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 5 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU : Bảng 1 : Chỉ số tài khóa của các nhóm nƣớc 2008 – 2013 (dự kiến ) 4 Bảng 2 : Chỉ tiêu tài chính công Hy Lạp 2008 – 2010 13 Bảng 3 : Chỉ số nợ Việt Nam 16 Bảng 4 : Tổng nợ nƣớc ngoài của Việt Nam 2000 – 2011 18 Bảng 5 : Cơ cấu vốn vay theo chủ nợ nƣớc ngoài 18 Bảng 6 : Cơ cấu dƣ nợ nƣớc ngoài của chính phủ Việt Nam phân theo lãi suất vay giai đoạn 2006 – 2010. 19 Bảng 7 : Bảng dự kiến nghĩa vụ trả nợ nƣớc ngoài hàng năm của chính phủ Việt Nam theo nhóm ngƣời cho vay và loại chủ nợ. 22 Bảng 7.1 : Chỉ số ICOR một số quốc gia thời kỳ đầu công nghiệp hóa 24 Bảng 8 : Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội phân theo thành phần kinh tế 24 Bảng 9 : Cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nƣớc 25 Bảng 10 : Danh mục gói kích thích kinh tế 2009 27 Bảng 11 : Giản đồ tự tƣơng quan sai phân bậc 1 chuỗi dữ liệu tài khoản vãng lai Việt Nam giai đoạn 1980-2011 32 f Bảng 12 : Thống kê tài khóa Việt Nam 2006-2012 34 DANH MỤC BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 1: Cơ cấu dƣ nợ nƣớc ngoài của chính phủ phân theo loại chủ nợ 17 Biểu đồ 2 : Cơ cấu dƣ nợ nƣớc ngoài của chính phủ phân theo loại tiền 20 Biểu đồ 3 : Nợ công trong nƣớc tại 31/12/2010 20 Biểu đồ 4 : Chỉ số ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn. 24 Biểu đồ 5: Thâm hụt ngân sách Việt Nam (2005-2011) 26 Biểu đồ 6 : Số liệu về kiều hối Việt Nam 1991-2011 36 PHẦN MỞ ĐẦU SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 6 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Trong hoàn cảnh các nền kinh tế trên thế giới đang đối diện với không ít những khó khăn, thách thức do khủng hoảng nợ công châu Âu và Mỹ, dẫn tới sự suy giảm niềm tin kinh doanh một cách sâu sắc. Chính điều này cộng với một số tính toán thận trọng của các nhà đầu tƣ, các tổ chức xếp hạng tín dụng gần đây nhƣ đang vẽ ra một cận cảnh kinh tế không mấy lạc quan. Nợ công, vấn đề không mới, nhƣng đối với mỗi quốc gia, nó lại bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, cho nên không có một công thức chung nào đặc trị đƣợc căn bệnh này cho tất cả các quốc gia. Trong những năm gần đây, chúng ta đều nhận thấy rằng cán cân thƣơng mại của Việt Nam thâm hụt ngày càng trầm trọng, tình trạng ngân sách nhà nƣớc bội chi liên tục, nợ công do đó liên tục gia tăng. Chính vì vậy, theo tôi Việt Nam nên quan tâm triệt để hơn nữa trong công tác quản lý, giám sát nợ công nhất là trong bối cảnh rủi ro tài chính tăng cao nhƣ hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên , tôi chọn đề tài : “Hiện trạng, triển vọng và giải pháp cho nợ công Việt Nam” với kết cấu sau: - Chƣơng 1 : Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan . - Chƣơng 2 :Thực trạng nợ công Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 - 2011 - Chƣơng 3 : Triển vọng nợ công Việt Nam và những khuyến nghị chính sách. Phạm vi của bài nghiên cứu này tập trung phân tích đánh giá tình trạng và dự báo xu thế diễn biến của nợ công Việt Nam, dựa trên nguồn dữ liệu của IMF về nợ công và những chỉ báo liên quan tới nợ công Việt Nam, với độ rộng của dữ liệu có thể lên tới 32 năm. Qua bài nghiên cứu này tôi hy vọng rằng sẽ cung cấp cho ngƣời đọc những cái nhìn đa chiều về tình trạng nợ công của Việt Nam, không dừng lại ở đó, bài nghiên cứu sẽ cố gắng dự đoán triển vọng nợ công Việt Nam trong những năm sắp tới thông qua các mô hình kinh tế lƣợng chuỗi thời gian. Cuối cùng, cũng là mục tiêu quan trọng nhất của bài nghiên cứu này là đƣa ra những đề xuất và những khuyến nghị chính sách mang tính chất tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách tài chính quốc gia. Nghiên cứu này hy vọng sẽ trả lời đƣợc những câu hỏi sau đây : - Trên lý thuyết, những yếu tố nào tác động đến nợ công ? - Những nhân tố chính tác động tới nợ công của Việt Nam là gì ? - Xu hƣớng và diễn biến kỳ vọng trong tƣơng lai về nợ công Việt Nam nhƣ thế nào ? SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 7 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG - Giải pháp nào cho vấn đề kiểm soát và kiềm chế nợ công Việt Nam trong thời gian tới ? Nghiên cứu dựa trên các giả thiết sau: - Nợ công bắt nguồn từ 2 thành tố: thâm hụt cán cân thƣơng mại và bội chi ngân sách nhà nƣớc. - Việc xử lý các chuỗi dữ liệu và những kết quả dự báo dựa trên các giả định của các mô hình kinh tế lƣợng chuỗi thời gian. Do đề tài phân tích một vấn đề khá rộng của kinh tế vĩ mô, vậy nên trong bài nghiên cứu chắc hẳn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong đƣợc sự tham gia đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 8 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Mở đầu cho cơ sở lý thuyết của bài nghiên cứu tôi xin đƣa ra những nét khái quát về nợ công. Tiếp theo đó là những cách phân loại nợ công đƣợc trình bày trong mục 1.1.2 , ở phần 1.2, nêu một số nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới nợ công nói chung . Kết hợp với những nghiên cứu đã đƣợc biết , tôi cũng nêu ra và lý giải các cơ chế tác động của nợ công đối với ổn định tài chính và tăng trƣởng kinh tế trong mục 1.3 và 1.4. Kết thúc chƣơng này là phần điểm qua những nghiên cứu có liên quan tới nợ công; tình hình nợ công của một số nƣớc nhƣ Hy Lạp, Ailen,…và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 1.1.Khái quát về nợ công 1.1.1.Khái niệm Khi chính phủ vay tiền, chính phủ đã trao cho chủ nợ một dạng chứng khoán chính phủ với những điều khoản của khoản vay nhƣ : số vốn đƣợc vay, tiền lãi phải trả, thời gian hoàn trả tiền lãi và vốn gốc. Lƣợng chứng khoán chính phủ đang lƣu hành sẽ có giá trị bằng với tổng khoản nợ bao gồm cả tiền lãi và vốn vay gốc mà chƣa đƣợc trả tính tới một thời điểm xác định, giá trị của lƣợng chứng khoán này đƣợc gọi là nợ công hay nợ chính phủ. Theo cách tiếp cận của ngân hàng thế giới (WB), thì nợ công đƣợc hiểu là nghĩa vụ nợ của 4 nhóm chủ thể : (1) nợ của chính phủ, các bộ ban ngành trung ƣơng, (2) nợ của các cấp chính quyền địa phƣơng, (3) nợ của ngân hàng trung ƣơng, (4) nợ của các tổ chức độc lập mà chính phủ chiếm trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải đƣợc sự phê duyệt của chính phủ, hoặc chính phủ là đơn vị bảo lãnh cho các khoản vay đó. Theo định nghĩa và phân loại của ngân hàng thế giới (WB) nhƣ đã trích dẫn ở phần trên thì nợ công bao gồm cả nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ƣơng. Nhƣng, theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công bao gồm 3 nhóm nợ : (1) nợ chính phủ (2) nợ chính phủ bảo lãnh, (3) nợ chính quyền địa phƣơng, Không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam phát hành nhằm thực thi chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nhƣ vậy, khái niệm nợ công theo quy định của pháp luật Việt Nam đƣợc xem nhƣ là hẹp hơn so với thông lệ quốc tế. Do đó số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê Việt Nam so với các tổ chức tài chính khác trên thế giới, chắc SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 9 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG chắn sẽ có những khác biệt nhất định. Thêm vào đó, một điều chúng ta cần lƣu tâm đến là tính độc lập, minh bạch, phân quyền của các tổ chức tài chính thực thi, tổ chức thống kê tài chính, tổ chức đánh giá xếp hạng tài chính ở Việt Nam, ví dụ : Tổng cục thống kê Việt Nam trực thuộc bộ tài chính có nhiệm vụ đánh giá, cập nhật số liệu tài chính của việc điều hành, quản lý của bộ tài chính nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.Vậy nên những con số từ Tổng cục thống kê không loại trừ khả năng sẽ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố chính trị chủ quan nhất định. Đối với các nhà kinh tế học cổ điển, họ luôn coi trọng chính sách tài khóa thăng bằng , nhƣng kể từ sau cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1933 thì lý luận tiền tệ giá rẻ của J.M. Keynes nhắm vào chính sách kích cầu tiêu dùng đã làm thay đổi xu thế chi tiêu của nhiều chính phủ, đẩy nợ công không ngừng gia tăng bằng cách tăng cƣờng chi tiêu công, gây thâm hụt nghiêm trọng cán cân tài khóa, đƣợc dẫn chứng qua số liệu thống kê, thể hiện qua bảng 1 sau: Bảng 1 : Thâm hụt ngân sách 2008-2013 (tính theo phần trăm GDP) ( giá trị ước tính ) Thế giới Nƣớc đã phát triển Nƣớc đang phát triển Nƣớc chậm phát triển Nguồn :IMF 2008 -2,0 Sai khác so với quá trình giám sát tài khóa tại tháng 09/2011 2009 2010 2011 2012 2013 2011 2012 2013 6,7 -5,5 -4,5 -4, -3,4 0,0 -0,4 -0,5 -3,8 -0,4 -1,3 9,0 -4,8 -4,0 -7,6 -3,6 -3,1 -6,6 -2,6 -2,8 -5,7 -2,7 -2,8 -4,6 -2,5 -2,3 0,0 0,1 0,3 -0,2 -0,4 0,1 -0,5 -0,5 0,2 Liệu đề xuất tiền tệ giá rẻ này của M. Keynes có mang lại lợi ích lớn hơn trong hiện tại so với cái giá phải trả trong tƣơng lai hay không ? Liệu có khi nào nợ công của một chính phủ là quá lớn, dẫn tới tình trạng không còn khả năng thanh toán và rồi chính phủ bị rơi vào vòng thao túng của giới chủ nợ hay không? Điều này tôi sẽ phân tích trong tình huống cụ thể của Việt Nam trong chƣơng 2.3. 1.1.2.Phân loại nợ công. Có nhiều cách phân loại nợ công , nhƣng trong bài nghiên cứu này để tiện cho việc phân tích tôi xin phân loại nợ công theo 2 loại : - Nợ trong nƣớc (public debt – domestic) SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 10 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG - Nợ nƣớc ngoài (public debt - external) Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng thế giới WB thì nợ công trong nƣớc là nghĩa vụ nợ của chính phủ đối với các thực thể là cƣ dân trong nƣớc (residents) bằng đồng nội tệ hay ngoại tệ, còn nợ công nƣớc ngoài là nghĩa vụ nợ của chính phủ đối với các thực thể không phải là cƣ dân trong nƣớc (nonresidents). Trong kết cấu nợ nƣớc ngoài chúng ta cần nhấn mạnh tới tỷ trọng của dòng vốn ODA trong tổng dƣ nợ chính phủ. ODA là nguồn vốn nhƣ thế nào ? ODA (official development assistance) là nguồn vốn trong đó có ít nhất 25% dƣới dạng các khoản vay ƣu đãi với lãi suất thấp hay viện trợ không hoàn lại. Nói nhƣ vậy thì chắc hẳn nhiều ngƣời sẽ cho đó là những khoản vốn của những nƣớc giàu dành cho những nƣớc nghèo, tuy nhiên không hẳn nhƣ vậy. ODA thƣờng đi kèm với những điều khoản, điều kiện ràng buộc nhất định đối với ngƣời tiếp nhận và sử dụng nó không những về mặt lợi ích kinh tế mà còn về mặt lợi ích chính trị. Do vậy, không chỉ có những nƣớc giàu tài trợ ODA cho nƣớc nghèo, mà còn nhiều luồng chu chuyển ODA khác nữa giữa các quốc gia khác nhau. Một đặc điểm khác của ODA là thƣờng có thời gian đáo hạn dài, và có thể ân hạn trong những khoảng thời gian xác định. Bên cạnh nguồn vốn vay ƣu đãi ODA chính phủ còn huy động tín dụng từ: Nguồn vốn vay song phƣơng, đa phƣơng từ các cá nhân không ƣu đãi chủ yếu đƣợc thực hiện trên sự vận hành của thị trƣờng tài chính quốc tế dựa trên nguồn cung vốn vay, cầu vốn vay và giá vốn vay. Một điểm quan trọng trong việc xác lập giá vốn vay là xác định mức độ rủi ro vỡ nợ, đƣợc thực hiện bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đƣợc cho là “độc lập” nhƣ S&P, Moody’s, Fitch Ratings …thông qua việc cho điểm tín nhiệm dựa trên các tiêu chuẩn đã đƣợc định sẵn. Khác với nguồn vốn ODA, với lãi suất thấp và có vùng đệm gia hạn, nguồn vốn không ƣu đãi này tiềm ẩn nhiều rủi ro : 1. Với những tín hiệu xấu trong quản lý kinh tế vĩ mô, kéo theo việc giảm mức đánh giá tín nhiệm sẽ đẩy chi phí vốn tăng cao, khả năng huy động vốn giảm khiến kinh tế khó khăn thêm càng khó khăn hơn. 2. Việc không có vùng đệm gia hạn đòi hỏi việc quy hoạch và sử dụng nguồn vốn hiệu quả,có khả năng khống chế và quản trị rủi ro đối với bên tiếp nhận tín dụng. Ngoài ra nợ công còn có thể đƣợc phân loại theo thời gian đáo hạn và mục đích sử dụng nhƣ : SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 11 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nợ ngắn hạn : Thông thƣờng là những khoản nợ có thời gian đáo hạn trong vòng 12 tháng , đƣợc phát hành dƣới dạng tín phiếu kho bạc nhà nƣớc. Mục đích của loại nợ này nhằm bù đắp những khoản thâm hụt tạm thời, hoặc nhỏ trong các cân thu chi ngân sách. (floating debt) Nợ trung hạn và nợ dài hạn : là những khoản nợ có thời gian đáo hạn lần lƣợt từ 1 năm đến 10 năm và dài hơn 10 năm nhằm mục đích tài trợ cho những khoản đầu tƣ trung và dài hạn thƣờng đƣợc phát hành dƣới dạng công trái chính phủ hay các thỏa thuận hợp đồng song phƣơng, đa phƣơng, viện trợ phát triển. (funded debt) Đôi khi nợ công cũng đƣợc phân loại thành : nợ với mục đích sản xuất hay phi sản xuất. Nợ với mục đích sản xuất là những khoản nợ đƣợc kỳ vọng là sẽ tạo ra tài sản hay tạo ra giá trị thêm vào cho tài sản, còn nợ với mục đích phi sản xuất là những khoản nợ đƣợc kỳ vọng tạo ra thu nhập dƣới dang thu nhập bằng lợi tức (yield income), ví dụ chính phủ vay nợ để đầu tƣ cho giáo dục, qua đó sẽ cải thiện hiệu quả và năng suất lao động. Một cách tiếp cận khác đƣợc các tài liệu của chƣơng trình MDE (Vietnam – Netherlands master in development economics program) có đề cập rằng, theo Polackova (1998) có đề xuất tính đến những rủi ro tiềm ẩn đối với chính sách tài khóa theo xu hƣớng gia tăng thâm hụt, theo đó những tác động không dự đoán đƣợc, đƣợc chú trọng trong quá trình phân loại nợ. 1.1.3 Các chỉ tiêu quản lý nợ công. Theo tài liệu của ISSAI (the International Standards of Supreme Audit Institutions), “debt indicators”- ISSAI 5411: Các tiêu chí quản lý nợ công nằm trong các tiêu chí thiết yếu nhằm đánh giá khả năng đổ vỡ tài chính của một quốc gia. Dựa vào đó, các tiêu chí quản lý nợ công nói riêng và đánh giá khả năng đổ vỡ tài chính nói chung đƣợc phân thành 3 nhóm tiêu chí : 1. Nhóm tiêu chí nợ công đơn thuần bao gồm: -Kế hoạch hoàn trả nợ,-Độ nhạy cảm của tổng giá trị nợ công đối với lãi suất và sự cấu thành của tổng nợ công theo các loại ngoại tệ. 2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng dự trữ nói chung nhằm nhận định năng lực chống chọi của một quốc gia đối với rủi ro thanh khoản. Mối quan hệ giữa khả năng dự trữ và nợ công ngắn hạn đƣợc coi là tham số chủ yếu trong quá trình phân tích nhóm chỉ số này. 3. Nhóm chỉ số về sức khỏe tài chính bao gồm tổng vốn hóa của các thể chế tài chính, chất lƣợng tài sản, khả năng sinh lời, tính thanh khoản SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 12 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG cũng nhƣ chất lƣợng và nhịp tăng trƣởng tín dụng. Thông thƣờng các nhân tố đƣợc chú trọng là tỷ giá hối đoái và sự giao động của tỷ lệ lãi suất. Sau đây là một số tiêu chí quan trọng sử dụng trong quá trình đánh giá mức độ nợ công : -Tổng nợ công/ GDP: Chỉ tiêu này xét trên giả định rằng các nguồn lực đƣợc tạo ra trong nền kinh tế quốc nội đƣợc kỳ vọng là sẵn sàng đáp ứng tất cả nghĩa vụ trả nợ tại thời điểm hiện tại. Chỉ số này tuy không thực tế nhƣng nó đƣợc sử dụng khá rộng rãi và là một trong những chỉ số quan trọng nhất thể hiện hiện trạng nợ công của mỗi quốc gia. Ngoài ra cũng phải kể đến những chỉ tiêu cùng loại khác nhƣ : nợ nƣớc ngoài/tổng nợ công; nợ ngắn hạn/ tổng nợ công; nợ ƣu đãi/ tổng nợ công… -Tổng nợ công/tổng thu ngân sách quốc nội : Đo lƣờng cấp độ nợ với khả năng thanh toán của chính phủ đƣợc tài trợ từ nguồn thu chủ động và khả năng đảm bảo cao nhất của chính phủ. -Tổng trách nhiệm thanh toán dịch vụ nợ/Doanh thu ngân sách quốc nội: Đo lƣờng khả năng của chính phủ để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán dịch vụ nợ bằng các nguồn lực huy động đƣợc trong nƣớc. -Nợ nƣớc ngoài/tổng kim ngạch xuất khẩu : Đo lƣờng khả năng thanh toán các khoản nợ nƣớc ngoài của chính phủ dựa trên giả định sử dụng toàn bộ lƣợng ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu để thực thi trách nhiệm thanh toán nợ nƣớc ngoài. -Dự trữ quốc gia ròng/tổng nợ nƣớc ngoài : Thể hiện tỷ trọng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ nƣớc ngoài của quốc gia bằng ngoại tệ hoặc các tài sản có khả năng hoán đổi sang ngoại tệ trong giới hạn dự trữ quốc gia. 1.2.Các nhân tố tác động tới nợ công Nhƣ đã giới thiệu trong phần các giả thiết nghiên cứu, trong bài nghiên cứu này tình trạng bội chi ngân sách và thâm hụt cán cân thanh toán đƣợc xem nhƣ là các nhân tố chính gây ra nợ công. Xét từ tình trạng bội chi ngân sách nhà nƣớc, hàm ý ở đây không phải là cứ bội chi ngân sách nhà nƣớc cao thì nợ công cao, mà ở đây tôi muốn đề cập tới hiệu quả sử dụng những đồng tiền chi tiêu ngân sách này nhƣ thế nào.Có một thƣớc đo thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn về trung và dài hạn không những ở cấp độ chính phủ mà còn ở cấp độ doanh SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 13 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG nghiệp là chỉ số ICOR – chỉ số này nói lên rằng để thu về đƣợc một đồng sản lƣợng thì số vốn phải bỏ ra là bao nhiêu. Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng nợ công đó là thâm hụt cán cân thanh toán (BOP), trong đó cán cân thƣơng mại chiếm giữ vai trò nòng cốt. Để giải quyết tình trạng này, chúng ta có thể đi tới một lựa chọn khả thi là vay nợ nƣớc ngoài. Chính vấn đề này cũng làm gia tăng nợ công đáng lo ngại. Về phía các nhân tố đóng vai trò giải pháp tháo gỡ bài toán nợ công thông thƣờng chúng ta hay nhắc tới đó là : - Phát hành thêm tiền - Gia tăng thêm nợ chính phủ Cần phải nhấn mạnh thêm rằng đây không phải chỉ là những giải pháp tháo gỡ mang ảnh hƣởng một chiều đơn thuần, theo tôi những giải pháp này một khi đƣợc thực thi sẽ tác động trở lại các nhân tố cấu thành nợ công theo những mức độ nhất định. Khi chính phủ phát hành thêm tiền thì sẽ taọ sức ép lên lạm phát, một vấn đề đặt ra là khi lạm phát gia tăng một cách bất thƣờng,có phải đây là dấu hiệu của thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thƣơng mại đang diễn biến theo chiều hƣớng ngày càng trầm trọng, và liệu đây có phải là chỉ báo phù hợp cho dự báo nợ công gia tăng trong tƣơng lai hay không?. Mối quan hệ nhân quả này khó có thể lý giải rõ ràng, đâu là nguyên nhân, đâu là hệ quả, nhƣng có thể khẳng định rằng giữa chúng có những quan hệ nội tại sâu sắc. Xét trên giải pháp gia tăng thêm nợ chính phủ thì tích lƣợng nợ chính phủ sẽ ngày càng gia tăng, gây sức ép ngày càng lớn lên nghĩa vụ trả nợ. Thêm vào đó, tăng nợ chính phủ lại là một bằng chứng cho sự mất cân đối thu chi chính phủ, làm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nghi ngờ năng lực quản lý của chính phủ ảnh hƣởng nghiêm trọng tới lòng tin, sự tín nhiệm vào các cam kết, hoạch định vĩ mô cho hiện tại và trong tƣơng lai. Cũng phải kể đến rằng, nợ công cũng là một chỉ báo quan trọng cho những tổ chức xếp hạng tín nhiệm (S&P , Fitch Ratings , Moody’s…) xem xét và đánh giá mức độ rủi ro vỡ nợ, và qua đó làm thay đổi chi phí tài chính theo hƣớng bất lợi. Một vấn đề khác là lạm phát và kỳ vọng lạm phát. Do nợ công không phải những khoản cho không, nó phải đƣợc hoàn trả vào một thời gian xác định trƣớc nên một khi nợ công không ngừng gia tăng sẽ làm cho mọi ngƣời hoài nghi về thực lực của chính phủ để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ hiện tại, một kỳ vọng hợp lý sẽ xuất hiện là : trong tƣơng lai không xa chính phủ sẽ có những biện pháp nhằm gia tăng cung tiền, chính điều này sẽ hƣớng lạm phát kỳ vọng hiển hiện, và đẩy lạm phát thực tế tăng cao. Theo Sargent và Wallace’s (1981), một sự gia tăng trong của nợ công sẽ đi liền với tỷ lê lạm phát cao tại những nƣớc đang phát triển. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sự tăng trƣởng SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 14 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG trong nợ công sẽ gây lạm phát nhiều hơn trong những nƣớc có tỷ lệ nợ công cao hơn những nƣớc có tỷ lệ nợ công thấp, và rằng mối quan hệ mang tính chất kết nối giữa nợ công và lạm phát thì yếu ở những nƣớc duy trì chế độ tỷ giá không linh hoạt. Theo quy luật ngang giá sức mua (PPP) khi lạm phát gia tăng nó sẽ tạo áp lực lên tỷ giá theo hƣớng đồng tiền của nƣớc có lạm phát cao sẽ mất giá so với đồng tiền của nƣớc có lạm phát thấp hơn. Do vậy, trong tƣơng lai một đồng nợ nƣớc ngoài sẽ đƣợc trả bằng nhiều đồng nội tệ hơn so với thời điểm vay nợ. Vậy nên ta thấy vấn đề nợ công nếu không đƣợc giải quyết tận gốc thì nó sẽ tạo ra những khó khăn xoay vòng kiểu hình xoắn trôn ốc đẩy nghĩa vụ trả nợ chi phí vốn vay nói riêng, và tổng nợ nói chung càng ngày càng nghiêm trọng. 1.3.Mối quan hệ giữa nợ công - ổn định tài chính và phát triển kinh tế . Ổn định tài chính : Ổn định tài chính đƣợc biết đến nhƣ là sự ổn định của thị trƣờng tài chính thể hiện ở sự biến động ở mức độ thấp của các chỉ số kinh tế tài chính nhƣ : giá cả, cung tiền, nợ khu vực tƣ nhân, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất. Một số đề xuất nhằm mở rộng hơn định nghĩa, quan niệm về ổn định tài chính còn cho rằng chúng ta nên xem xét tới cả thái độ, mức độ linh động, số lƣợng trao đổi, và tỷ lệ thu hồi vốn trên doanh thu (turnover) của những mặt hàng chính trên thị trƣờng tài chính. Theo Udaibir S. Das, Michael Papanapioannou, Guilherme Pedras, Faisal Ahmed , & Jay Surti ( 2010 ) có trích dẫn, Schinasi (2004) có 3 sự quan sát có thể làm sáng tỏ định nghĩa về ổn định tài chính :  Ổn định tài chính là một khái niệm rộng, nó bao gồm những khía cạnh khác nhau của tài chính (cơ sở hạ tầng, thể chế, và thị trƣờng)  Ổn định tài chính ngụ ý rằng những nguồn lực, rủi ro, đƣợc phân bổ và định giá một cách có hiệu quả và chức năng thanh toán của hệ thống trôi chảy.  Ổn định tài chính không chỉ là sự vắng mặt của các bất ổn tài chính mà còn là khả năng cố hữu của hệ thống tài chính nhằm tránh và giải quyết sự bất cân đối tài chính. Do chính phủ mỗi quốc gia giữ vai trò then chốt trong việc điều hành, quản lý nền kinh tế vĩ mô, nên nhóm tác giả cũng đã đề xuất rằng, có mối liên kết đối xứng xuyên suốt từng chu kỳ kinh tế giữa tài chính công và ổn định tài chính. SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 15 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Vậy nợ công tác động tới ổn định tài chính nhƣ thế nào?. Nợ công, cấu trúc nợ công, cấu trúc đáo hạn của nợ công có tác động mạnh tới niềm tin kinh doanh và đẩy xác suất rủi ro khủng hoảng tài chính, kinh tế vĩ mô tăng cao. Một cấu trúc nợ yếu (tích lƣợng nợ cao, thời gian đáo hạn của một lƣợng đáng kể nợ công lớn là ngắn, tỷ trọng nợ nƣớc ngoài cao, chi phí tài chính với lãi suất thả nổi…) sẽ gây khó khăn lớn trong việc thực thi chính sách tài chính vĩ mô hiệu quả - Các thành viên của thị trƣờng sẽ đánh giá lại những rủi ro về nghĩa vụ nợ của khu vực công với thái độ bi quan hơn, thận trọng hơn, chính điều này sẽ giới hạn khả năng vay nợ của khu vực công với chi phí vốn cao hơn và thu hẹp phạm vi đầu tƣ. – Nó cũng tạo ra áp lực lạm phát, làm cho các nhà đầu tƣ kỳ vọng vào sự phân phối lại theo chiều hƣớng xấu do lạm phát làm tiền đề cho sự mất giá nội tệ trong tƣơng lai. Cho nên vai trò của thị trƣờng mua bán nợ lúc này có thể xem nhƣ là một cứu cánh khả thi cho những nhà giám sát,quản lý thị trƣờng. Tuy nhiên, đối với những quốc gia có thị trƣờng mua bán nợ chƣa phát triển trong tình huống này thì khó khăn càng chồng chất khó khăn, họ phải chọn con đƣờng vòng, có thể là xây dựng một thị trƣờng mua bán nợ, hoặc kiện toàn, tái cấu trúc hệ thống kinh tế tài chính nhằm tăng khả năng sinh lời của đồng vốn, tạo ra nguồn trả nợ bền vững cho tƣơng lai hoặc đồng bộ kết hợp cả hai phƣơng án trên trƣớc khi quả bóng nợ công phình to tới mức không thể kiểm soát đƣợc. Cho nên theo tôi,những nƣớc với mức nợ công ở mức trung bình (<=50% GDP) với thể chế , thị trƣờng đang phát triển không phải là sớm, cần quy hoạch, quan tâm cao hơn nữa về nợ công nói chung và vấn đề quản lý nợ nói riêng. Một chiến lƣợc quản lý nợ công là phần bổ sung quan trọng đối với tính ổn định chính sách vĩ mô và ổn định tài chính. Xét trên chiến lƣợc quản lý nợ công thì chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới : - Trữ lƣợng nợ ( ngƣỡng nợ công ), - Cấu trúc nợ công, dựa trên quan điểm, và cách nhìn nhận của cả giới chủ nợ và con nợ, đặt trong điều kiện phát triển của thị trƣờng công cụ tài chính. Hiện nay, có nhiều quốc gia vẫn chƣa đánh giá đƣợc thực trạng nợ công, quản lý và năng lực quản lý nợ công của mình nhƣ thế nào, không có một mục tiêu chi tiết dự phóng cụ thể, không xác định đƣợc ngƣỡng nợ, trần nợ của mình là bao nhiêu, chính điều này sẽ đến lúc sẽ làm tối đi viễn cảnh tài chính công trong tƣơng lai.  Trữ lƣợng nợ : Một trữ lƣợng nợ cao sẽ gây ra nạn lạm phát cao, suy giảm lòng tin kinh doanh của giới đầu tƣ nƣớc ngoài, điều này sẽ tạo ra những khó khăn trong việc tái huy động nguồn tài chính mới phục vụ cho nền kinh tế, nói rộng hơn nó có thể đánh dấu cho một quá trình bất ổn tài chính manh nha. Do vậy, một điều lƣu ý là khi trữ lƣợng nợ chạm một ngƣỡng nhất định thì những quyết định của các SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 16 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG giới chức quản lý nợ công sẽ có độ nhạy cảm nhất định đối với tính ổn định của thị trƣờng tài chính. Cho nên việc xác định ngƣỡng nhạy cảm này theo tôi là bƣớc đi tiên quyết, mang tính chiến lƣợc mục tiêu hàng đầu.  Cấu trúc nợ : Nhƣ là một bài toán nhằm giải quyết 2 vấn đề chủ yếu: mất cân bằng kỳ hạn hay mất cân bằng thanh khoản và tối thiểu hóa chi phí đi vay. Tuy nhiên một cá nhân hay một định chế tài chính cho dù đi vay, hay cho vay đều đứng trên phƣơng diện của nhà đầu tƣ với hành vi duy lý nhằm tối đa hóa hữu dụng riêng, và mức độ hữu dụng này trên thị trƣờng tài chính chủ yếu tới từ 3 yếu tố : - Lợi nhuận , - Độ an toàn , - Tính thanh khoản . Do vậy 2 đáp số cho bài toán trên có quan hệ mật thiết tới 3 yếu tố này. Nói tới cấu trúc nợ, tôi xin nhấn mạnh đến nợ công từ các định chế tài chính nƣớc ngoài – một mảng nợ công chịu nhiều tác động từ các cú sốc ngoại sinh, thiếu tính chủ động đối với bên tiếp nhận nghĩa vụ thanh toán, và nợ công có thời kỳ đáo hạn ngắn. Những loại nợ này đƣợc đánh giá là nợ công mang rủi ro tiềm ẩn cao, nên tỷ trọng của nó trong kết cấu nợ càng cao thì kết cấu nợ đƣợc xem nhƣ là thiếu bền vững, xác suất đổ vỡ cao. Do vậy một giải pháp mang tính bƣớc ngoặt đối với các quốc gia đang phát triển hoặc các quốc gia thị trƣờng mua bán nợ chƣa phát triển là thể chế hóa và đẩy nhanh quá trình hình thành và hoàn thiện thị trƣờng mua bán nợ, với mục tiêu chuyển đổi kỳ hạn, giảm thiểu rủi ro thanh khoản của các khoản nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng các đồng vốn nợ bằng sức cạnh tranh của một thị trƣờng mở. Tỷ trọng đóng góp của vốn cho sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế cho các quốc gia khác nhau hiển nhiên là sẽ khác nhau, nhƣng không ai có thể phủ nhận đƣợc vai trò quan trọng mang tính chất quyết định của vốn tài chính tới quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Một vấn đề quan trọng theo tôi cần phải bàn thêm về sự tƣơng quan mang tính chất đối xứng giữa nguồn cung vốn và nguồn cầu vốn, kể từ khi chế độ bản vị vàng sụp đổ. Khi chế độ bản vị vàng còn hiệu lực thì trữ lƣợng vốn đƣợc kiểm soát tƣơng thích với trữ lƣợng vàng vật chất, vốn không bị thao túng một cách chủ quan duy lý của những thế lực tài chính hùng mạnh. Do vậy thị trƣờng vốn nói riêng và thị trƣờng tài chính nói chung đƣợc duy trì ổn định. Cũng phải nói thêm rằng mục tiêu của các thế lực tài chính hùng mạnh là tối đa hóa khả năng sinh lời và khả năng kiểm soát thị trƣờng từ nguồn vốn và vị thế hiện có trong tay, bằng cách, một mặt không ngừng tạo ra tiền pháp định , mặt khác tạo lập các công cụ tài chính phái sinh nhằm hút các dòng vốn tự do trên thị trƣờng tài chính phục vụ cho việc che đậy mức lạm phát thực tế đang tăng cao không ngừng. Khi đó, dựa trên mục tiêu lợi ích, giới ngân hàng – tài chính sẽ luôn SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 17 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG mong đợi việc gia tăng các khoản cung cấp tín dụng để thu về cái giá của việc sở hữu vốn ngắn hạn từ các con nợ. Xét trên quan điểm của tầng lớp doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, thì một khi trữ lƣợng tiền tăng đồng nghĩa với việc gia tăng thu nhập khả dụng dẫn tới đẩy tổng cầu kỳ vọng tăng cao, chính tiền đề này khuyến khích giới doanh nghiệp sản xuất nội địa lẫn xuyên quốc gia không ngừng vay mƣợn mở rộng sản xuất đáp ứng quá trình gia tăng tổng cầu. Nếu nhìn nhận một quốc gia đang phát triển có tỷ trọng đóng góp của nhóm hàng xuất khẩu lớn so với GDP nhƣ một doanh nghiệp sản xuất thì dựa trên những phân tích nêu trên kỳ vọng gia tăng cầu tín dụng hay gia tăng tích lƣợng nợ là một kỳ vọng hợp lý và là một thực tế không phải bàn cãi trong tƣơng lai. 1.4.Các nghiên cứu có liên quan. Đối với vấn đề nợ công nói chung, đã có nhiều tác giả và nhóm tác giả quan tâm nghiên cứu. Sau đây là những nghiên cứu nổi bật: • / Udaibir S. Das, Micheal Papapioannou, Guilherme Pedras, Faisal Ahmed & Jay Surti ( 2010 ) - Chủ đề : Quản lý nợ công và những hàm ý ổn định tài chính của nó . - Áp dụng cho quốc gia : Brazil , Mexico & Turkey . - Giai đoạn nghiên cứu của bộ dữ liệu : 1995 – 2008 - Với loại dữ liệu chéo và phƣơng pháp thống kê mô tả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa nợ công và sự ổn định tài chính, qua đó những kênh liên kết giữa chúng cũng đƣợc làm sáng tỏ. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng có hạn chế rằng không giải thích đƣợc mức độ ảnh hƣởng của việc quản lý nợ công tới sự ổn định tài chính . • / Andrea F. Presbitero ( 2010 ) - Chủ đề : Tổng nợ công và sự tăng trƣởng trong những quốc gia đang phát triển. - Giai đoạn nghiên cứu của bộ dữ liệu : 1990 – 2007 - Sử dụng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng nghiên cứu đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nợ công và khủng hoảng kinh tế, đồng thời phân tích hai luồng tranh luận - ủng hộ sự kích thích tài khóa nhằm duy trì và giữ vững tổng cầu,- viện chứng những hậu quả bất lợi dài hạn của thâm hụt ngân sách và nợ công. • / Goohoon Kwon, Lavern Mc Farlance & Wayne Robinson.(2006) - Chủ đề : Nợ công, cung tiền và lạm phát - Ứng dụng của nó tới tình huống Jamaica. - Nghiên cứu đã sử dụng bộ dữ liệu của 71 quốc gia với độ rộng của bộ dữ liệu lên tới tối đa 43 năm.(1962 – 2004) SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 18 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG - Bằng phƣơng pháp hồi quy tuyến tính (OLS) nhóm tác giả đã mang đến cho ngƣời đọc một bảng khảo sát về sự liên kết giữa chính sách tài khóa và lạm phát. • / Tiến sỹ Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Nhƣ Nguyệt (2011). - Chủ đề : Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam. - Giai đoạn nghiên cứu của bộ dữ liệu : 2001 – 2010. - Với phƣơng pháp thống kê mô tả hai tác giả đã nêu rõ thực trạng nợ công của Việt Nam với nhiều số liệu dẫn chứng cụ thể có độ tin cậy cao.Tuy nhiên , những dự báo của bài nghiên cứu này thiếu đi độ tin cậy bằng các mô hình kinh tế lƣợng, và do đó mang tính chủ quan của tác giả nhiều hơn. Nhìn chung các bài nghiên cứu đã giúp tôi có những cái nhìn đa chiều về nợ công và các ảnh hƣởng mang tính chất kết nối của nó tới các chỉ báo vĩ mô khác. Đặc biệt bài nghiên cứu của nhóm tác giả TS.Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Nhƣ Nguyệt cung cấp cho tôi khá nhiều số liệu cho quá trình phân tích thực trạng nợ công Việt Nam trong chƣơng 2 của nghiên cứu này. 1.5.Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và những bài học cho Việt Nam. Bảng 2 : Chỉ tiêu tài chính công Hy Lạp. HY LẠP Chỉ tiêu tài chính công 2008 2009 2010 Tổng nợ công ( tỷ Euro) 262,318 298,706 328,588 Tổng nợ công (% theo GDP) 110,7% 127,1% 142,8% Chi tiêu công / thâm hụt(-)/thặng dư(+) (% theo GDP) -9,8% -15,4% -10,5% Nguồn : EL. STAT, Eurosta Theo Paul Belkin (2011) khủng hoảng nợ công Hy Lạp là trung tâm của quá trình bất ổn tài chính khu vực Eurozone trong thời gian vừa qua. Qua bảng số liệu nêu trên chúng ta thấy rằng nợ công và thâm hụt ngân sách Hy Lạp không ngừng gia tăng và quan trọng hơn nữa là tỷ trọng nợ nƣớc ngoài trong cơ cấu nợ công Hy Lạp là rất cao ( >90%). Trong bài nghiên cứu Paul Belkin cũng đã chỉ ra những nguyên nhân sau đây dẫn tới thực trạng tài chính Hy Lạp nói riêng và Eurozone nói chung : 1. Trƣớc hết tác giả đã nhấn mạnh sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của chu kỳ chính trị lên việc điều hành, giám sát nền kinh tế công Hy Lạp. Sự chi SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 19 NỢ CÔNG VIỆT NAM: “HIỆN TRẠNG-TRIỂN VỌNG-GIẢI PHÁP” GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG tiêu công quá mức cho việc gia tăng lƣơng công chức, nâng cao phúc lợi xã hội đƣợc lý giải nhƣ là một cách quan trọng nhằm đạt đƣợc những lá phiếu ủng hộ cho nhiệm kỳ sắp tới của đảng cầm quyền. Đi đôi với việc chi tiêu quá mức thì chính phủ Hy Lạp đã để xảy ra một sự thất thoát doanh thu và lợi nhuận lớn do buông lỏng kỷ luật tài khóa : tình trạng trốn thuế xảy ra tràn lan. 2. Quá trình báo cáo số liệu thống kê giả mạo nhƣ tiếp thêm sức mạnh, đè nén cuộc khủng hoảng nợ công và làm cho hậu quả của nó bùng phát với cƣờng độ mạnh hơn. 3. Các quy định thực thi điều lệ tài khóa khu vực Eurozone thiếu các chế tài giám sát thực thi. Cụ thể : Chính sách của Eurozone có hiệu lực trong việc giám sát trữ lƣợng nợ công đã thất bại. Từ năm 2003, EU bắt đầu thiết lập hơn 30 tình huống với đích nhắm đến những thành viên vi phạm kỷ luật tài khóa đƣợc trình bày trong đạo luật ổn định và phát triển. Xuyên suốt quá trình này, thể chế EU chỉ đề cập tới sự khiên trách những thành viên vi phạm mức thâm hụt và giới hạn nợ và tạo áp lực cho những quốc gia đó củng cố khu vực tài chính công. 4. Hy Lạp dễ dàng tiếp cận các nguồn cung tín dụng trên thị trƣờng tài chính thế giới, do Hy Lạp là một thành viên của khối đồng tiền chung châu Âu Euro nên mức độ rủi ro vỡ nợ của Hy Lạp đƣợc đánh giá theo mức độ rủi ro vỡ nợ của toàn khối đồng tiền chung châu Âu, vậy nên chi phí tài chính của Hy Lạp thấp hơn rất nhiều so với thời kỳ trƣớc gia nhập, hình thành nên một động cơ khuyến khích gia tăng tích lƣợng nợ. 5. Việc sử dụng các nguồn vốn vay không hiệu quả và thiếu minh bạch. Chủ yếu các dòng vốn tín dụng đổ vào Hy Lạp đƣợc chính phủ sử dụng chủ yếu cho việc trả nợ gốc và lãi vay cũ, hay sử dụng cho việc bù đắp thâm hụt tài khóa cho những khoản chi tiêu công trong đó chi thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng lớn. Xét với tình huống Việt Nam dựa trên những nguyên nhân nội tại trong nền kinh tế gây ra khủng hoảng nợ công Hy Lạp kể trên, tôi nhận thấy rằng :  Thể chế chính trị Việt Nam không hoạt động trên hình thức đa nguyên , đa đảng nên việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cho những hành động vận động hành lang bầu cử đƣợc giảm thiểu xét theo chu kỳ chính trị . SVTH: NHÂM MANH LINH – PT00_K34 Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119