Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ [nma+] bai lam chinh thuc case 4...

Tài liệu [nma+] bai lam chinh thuc case 4

.DOCX
9
248
77

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GV hướng dẫn: Cô Phạm Thị Ngân Hà BÀI TẬP NHÓM CASE STUDY 4 PERFORMANCE MANAGEMENT - SLICED BREAD LTD Danh sách nhóm NMA+ Nguyễn Thế Đức Tâm (Nhóm trưởng) 1055060130 Nguyễn Ngọc Băng Tâm 1055060131 Nguyễn Đình Thế 1055060141 Lê Thị Bích Trâm 1055060153 Nguyễn Hồ Phương Uyên 1055060172 Nguyễn Phương Tâm 1055060212 Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 04 năm 2014 I. Tổng quan tình huống 1. Các bộ phận Sliced Bread là một doanh nghiệp hoạt động phân khúc bao gồm hai bộ phận chính là Bộ phận quản lý ngũ cốc và Bộ phận làm bánh. Hoạt động của Bộ phận quản lý ngũ cốc liên quan đến lúa gạo, công việc say nghiền và phân phát thực phẩm liên quan đến thóc gạo trên thị trường. Bộ phận làm bánh sẽ chuyên sản xuất bánh mì. 2. Hoạt động của quản lý bộ phận Quản lý bộ phận được quyền sử dụng trong giới hạn tối đa $100,000 của các hạng mục vốn miễn sao tổng chi phí sử dụng vẫn ở trong giới hạn được cung cấp cho các dự án nhỏ trong báo cáo ngân sách hàng năm. Những dự án lớn cần được đưa lên cho quản lý cấp cao và được sự đánh giá cụ thể các hạng mục đầu tư. Các hoạt động thường ngày được ủy nhiệm cho cấp quản lý bộ phận, nơi mà việc giám sát hoạt động thông qua các ngân sách và báo cáo. Việc đánh giá các hoạt động của quản lý bộ phận đang cần được xem xét lại và bạn được bổ nhiệm như là tư vấn viên để cung cấp các thông tin cho Slice Bread. Hiện tại thì mỗi bộ phận được xem là các trung tâm đầu tư cho việc đánh giá hoạt động của các quản lý bộ phận, nhưng có những câu hỏi trái chiều được đặt ra về việc các khoản thu lợi từ việc sử dụng vốn và phần thu nhập dư ra được đo lường cụ thể và có một sự mơ hồ trong việc làm sao để xác định đó là hoạt động của quản lý bộ phận hay các hoạt động kinh tế từ các bộ phận đó. Hội đồng quản trị đã khuyến cáo rằng các việc đánh giá hoạt động cho quản lý bộ phận cần “đơn giản, tập trung từ những vấn đề cốt lõi” và “tìm ra lợi nhuận bộ phận bằng cách đơn giản” 3. Các số liệu Đây là các số liệu tính đến hết ngày 31/12 trong một năm cụ thể Doanh thu Chi phí hoạt động: Lao động trực tiếp Vật liệu trực tiếp Khấu hao Phụ trội bộ phận (overheads cost) Quản lý ngũ cốc $,000 44,000 Sản xuất bánh mì $,000 25,900 8,700 25,600 700 7,950 10,200 1,100 5,300 4,550 Trang 1 Chi phí quản lý chung (được phân bổ) Lợi nhuận bộ phận (divisional profit) Tài sản không lưu động (giá trị ròng theo sổ sách) Hàng tồn kho Mua trả sau (debtors) Tiền mặt tại ngân hàng Chi trội (bank overdraft) Chủ nợ thương mại (creditors) 440 268 40,740 24,068 3,260 1,832 Quản lý ngũ cốc $,000 7,000 Sản xuất bánh mì $,000 9,000 6,350 4,000 1,500 3,000 1,800 2,100 750 2,150 Cơ hội cho dự án đầu tư của một bộ phận $000 100 260 21 Tài sản đầu tư thực cần thiết Doanh thu hàng năm Lợi nhuận hàng năm Tổng chi phí vốn (cost of capital) của Sliced Bread là 15% mỗi năm II. Các định nghĩa 1. Định nghĩa ROI (Return On Investment) ROI là tỷ lệ hoàn vốn khi ta đầu tư một chiến dịch nào đó, và cũng là phương pháp chính xác mà bạn sử dụng để tính toán tùy thuộc vào các mục tiêu cụ thể. ROI còn là tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí. Thông thường, đây là số liệu quan trọng nhất cho nhà quảng cáo, bởi vì số liệu này dựa trên các mục tiêu quảng cáo cụ thể và cho thấy ảnh hưởng thực tế của nỗ lực quảng cáo lên việc kinh doanh. Phương pháp chính xác sử dụng để tính ROI tùy thuộc vào các mục tiêu chiến dịch. Một cách để xác định ROI là (Doanh thu - Giá vốn hàng bán) / Giá vốn hàng bán. ROI còn được gọi là Hệ số thu nhập trên đầu tư và được sử dụng như là một cách thức tiện lợi để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và Trang 2 tổng tài sản. Mục đích của công thức này là so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty, và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Thu nhập ròng ROI = ------------------- x Doanh số bán Doanh số bán ------------------ Thu nhập ròng = Tổng tài sản -------------------Tổng tài sản Theo công thức trên thì tỷ lệ “Thu nhập ròng/Doanh số bán hàng” chính là thước đo biên lợi nhuận, và đó cũng chính là chỉ số phản ánh cách thức tạo ra lợi nhuận của công ty. Còn tỷ số "Doanh số bán hàng/Tổng tài sản" thể hiện cách thức công ty khai thác nguồn lực của mình để tạo ra doanh thu. Rõ ràng nếu khả năng sử dụng tài sản của công ty là không đổi thì hệ số thu nhập trên đầu tư phụ thuộc chặt chẽ vào biên lợi nhuận: tỉ suất lợi nhuận càng cao thì ROI càng cao và ngược lại. Trường hợp mức độ sử dụng nguồn lực không đổi mà vẫn có biên lợi nhuận cao phản ánh khả năng kinh doanh khéo léo của công ty: Marketing thu hút nhiều khách hàng, nắm được cơ hội bán hàng khi thị hiếu khách hàng đang tăng, còn khi biên lợi nhuận không đổi, doanh số bán hàng càng cao thì chứng tỏ cách khai thác tài sản của công ty càng hiệu quả, và lúc đó kéo theo ROI cao. Viết một cách ngắn gọn thì tỷ lệ thu nhập trên đầu tư được tính bằng cách chia thu nhập ròng (lợi nhuận) cho tổng giá trị tài sản của công ty nhân với 100 để thể hiện dưới dạng phần trăm (%). Hệ số này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty với một lượng tài sản nhất định trong tay, chính vì vậy nó là một công cụ để ra quyết định tài chính cho các nhà đầu tư, như mua trái phiếu, cổ phiếu... Nhưng quan trọng hơn là đối với các nhà quản lý, ROI là chỉ tiêu thông thường về mức độ lợi nhuận mà mức độ đó lại được dùng để đánh giá hiệu quả của khả năng sử dụng các nguồn lực đã được giao phó cho công ty. Việc kiểm soát ROI sẽ giúp cho nhà quản lý đánh giá hiệu quả của công tác hoạch định và các hoạt động sản suất khác. 1 Các ví dụ: 1 Hệ số thu nhập trên đầu tư Tham khảo trực tuyến tại: http://archive.saga.vn/dictview.aspx?id=2500 Trang 3  Khi đầu tư 100 triệu, sau một chiến dịch đầu tư đó ta thu về 150 triệu, lợi nhuận bạn thu được là 50 triệu. Lúc này ROI của chiến dịch là 50%.  Giả sử ta có một sản phẩm cần chi phí 100 đô la để sản xuất và bán với giá 200 đô la. Ta bán được 6 sản phẩm nhờ vào việc quảng cáo các sản phẩm này trên một công ty nào đó. Tổng doanh số của bạn là 1.200 đô la và chi phí cho công ty đó của bạn là 200 đô la. ROI của bạn là (1.200 đô la - (600 đô la + 200 đô la))/(600 đô la + 200 đô la) hoặc 50%. 2. Định nghĩa RI (Residual income) RI là giá trị để lại cho cổ đông. RI được tính bằng lợi nhuận trừ đi tất cả chi phí sử dụng vốn, bao gồm chi phí vốn chủ và vốn vay. Khái niệm RI được hãng tư vấn nổi tiếng Stern Stewart & Co phát triển thành EVA - Economic Value Added, hướng tới giá trị cho các cổ đông định nghĩa. RI còn gọi là lợi nhuận thặng dư, chính là lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh vượt trên mức sinh lời tối thiểu của tài sản kinh doanh mà trung tâm đầu tư có thể tạo ra. Công thức tính RI: RI = EBIT – Lợi nhuận yêu cầu RI có ưu điểm là khuyến khích các nhà quản lý chấp nhận các dự án đầu tư sinh lời mà lẽ ra bị từ chối nếu áp dụng phương pháp ROI. Tuy nhiên nó có nhược điểm là RI không thể sử dung để so sánh hoạt động của các bộ phận có quy mô khác nhau. Khi ra quyết định đầu tư đối với nhà quản lý áp dụng lợi nhuận thặng dư thì chỉ cần lợi nhuận đạt được lớn hơn lợi nhuận yêu cầu tối thiểu tạo ra vốn đầu tư thì ta chấp nhận. Lúc này RI > 0.2 Mô hình thu nhập ròng (RI) trở nên rất phổ biến trong định giá vì nó dùng để đo “giá trị gia tăng” (value added) với phương thức đưa trực tiếp chi phí vốn vào báo cáo thu nhập. Mô hình thu nhập ròng được quan tâm do nó nhắm tới việc tạo ra sự đánh giá tình hình hoạt động tại bất kỳ thời điểm nào. Ý tưởng của mô hình RI vượt trội hơn 2 Chương 8: Kế toán trách nhiệm Tham khảo trực tuyến tại: ketoanquantri2.files.wordpress.com/2011/08/chc6b0c6a1ng-81.ppt Trang 4 so với mô hình DCF (Discount Cash Flow) trong định giá tạo ra sự bối rối vì mô hình RI đơn giản là sự sắp xếp lại thú vị về mặt đại số của mô hình DCF. 3 Nhận xét : Bài làm đúng , nếu ngắn gọn và súc tích hơn thì tốt hơn. Chỉ cần viết rõ rang 3 điểm chính : định nghĩa, công thức và quản lý chọn dự án II. Trả lời những yêu cầu 1. Tính toán, cho mỗi bộ phận, lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROI) và thu nhập dư (residual income), và nêu rõ các giả định, sự hạn chế về số liệu mà bạn đã sử dụng trong việc tính toán. Nhận xét: hướng dẫn tính toán bảng số liệu cùng các giả định, kèm trong file.docx riêng. 2. Chứng minh làm cách nào của việc sử dụng một trong 3 phương pháp đo lường sẽ ảnh hưởng đến mỗi quyết định của quản lý bộ phận trên phương diện có nên chấp nhận cơ hội cho một dự án đầu tư hay không. Làm rõ trong mỗi trường hợp thì các quyết định của quản lý bộ phận có phù hợp với mục tiêu của công ty trong việc tối đa hóa lợi ích cổ đông hay không? Ta có thông tin về dự án đầu tư như sau: 3 Joseph Tham (2001), Sự tương đương giữa dòng tiền chiết khấu (DCF) và thu nhập ròng (RI) Tham khảo trực tuyến tại: http://iranarticles.com/attachments/article/3746/Equivalence%20between%20Discounted.pdf Trang 5 Dự án đầu tư $,000 Doanh thu hàng năm 260 Lợi nhuận hàng năm 21 Tài sản đầu tư 100 ROI 21% RI 6  Sử dụng lợi nhuận hàng năm: Dự án đầu tư có lợi nhuận hàng năm là 21 > 0 nên có thể được chấp nhận.  Sử dụng ROI: Dự án đầu tư có ROI là 21% lớn hơn ROI bình quân của đơn vị Quản lý ngũ cốc là 20.57% và cũng lớn hơn chi phí sử dụng vốn của Sliced Bread là 15%. Do đó, đơn vị Quản lý ngũ cốc có thể chấp nhận dự án đầu tư. Dự án đầu tư có ROI là 21% nhỏ hơn ROI bình quân của đơn vị Sản xuất bánh mỳ là 27%. Tuy nhiên, ROI của dự án đầu tư vẫn lớn hơn chi phí sử dụng vốn của Sliced Bread là 15%. Do đó, đơn vị Sản xuất bánh mỳ có thể cân nhắc chấp nhận hay không chấp nhận dự án đầu tư, phụ thuộc vào việc đơn vị Sản xuất bánh mỳ còn có các dự án tiềm năng hơn để theo đuổi hay không và dự án đầu tư này còn đem lại lợi ích gì khác ngoài các dữ liệu tài chính cho đơn vị hay không.  Sử dụng RI: Dự án đầu tư có RI là 6 > 0 nên có thể được chấp nhận. Trong trường hợp này, do lợi nhuận hằng năm, ROI và RI đều đạt tiêu chuẩn đặt ra (lợi nhuận hằng năm và RI > 0; ROI > chi phí sử dụng vốn) nên dự án đầu tư nhìn chung có thể được chấp nhận. Điều này phù hợp với mục tiêu của công ty trong việc tối đa hóa lợi ích cổ đông. Nhận xét: Ngắn gọn, đủ ý , trọn điểm Trang 6 3. Cung cấp những định hướng cụ thể cho Hội đồng quản trị trong việc cung cấp phương pháp đánh giá tối ưu nhất hoạt động của quản lý bộ phận. Chứng minh cho những định hướng của bạn với những lý do mà bạn chọn lựa và những giới hạn trong việc áp dụng phương thức đánh giá các cấp quản lý bộ phận. Nhằm cung cấp những định hướng cụ thể cho Hội đồng quản trị trong việc xác định phương pháp đánh giá tối ưu nhất hoạt động của quản lý bộ phận, chúng ta cần xem xét ưu nhược điểm của từng phương pháp đánh giá.  Phương pháp ROI Ưu điểm: - Lợi nhuận được so sánh trong tương quan với mức đầu tư để tạo ra lợi nhuận đó. Phương pháp này nhấn mạnh đến việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. - ROI là một tỷ số tương đối, do đó có thể so sánh giữa các doanh nghiệp hoặc bộ phận có quy mô khác nhau. Ngoài ra, ROI cũng có thể được sử dụng để so sánh với lãi suất (chi phí sử dụng vốn) và lợi nhuận bình quân ngành. - Sự thay đổi của ROI sẽ tác động lên chỉ số thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) Khuyết điểm: - Các đơn vị bộ phận không có động lực mở rộng hoạt động ra các dự án mà ROI chỉ tương đương chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, họ cũng có thể loại bỏ những dự án có ROI không cao nhằm giữ cho ROI của bộ phận cao.  Phương pháp RI Ưu điểm: - Lợi nhuận được so sánh trong tương quan với mức đầu tư để tạo ra lợi nhuận đó và chi phí sử dụng vốn. Phương pháp này nhấn mạnh đến việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. - RI tập trung vào độ lớn của lợi nhuận sau khi đã trừ đi chi phí sử dụng vốn. - RI tương ứng với NPV, một phương pháp thường được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư. - RI cho phép sử dụng các tỷ lệ lãi suất khác nhau, phù hợp với rủi ro về lãi suất. Trang 7 - Sự thay đổi của ROI sẽ tác động lên chỉ số thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) Như vậy, phương pháp RI có những ưu điểm của phương pháp ROI cũng như nhiều ưu điểm khác. Do đó, đây là phương pháp thích hợp để đánh giá hoạt động của quản lý bộ phận. Nhận xét: Ngắn gọn, đủ ý, trọn điểm Trang 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất