Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nien luan1...

Tài liệu Nien luan1

.DOC
20
363
126

Mô tả:

Đề tài về nước cứng, các chỉ tiêu về độ cứng của nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU KHOA SƯ PHẠM NIÊN LUẬN HÓA HỌC PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG VITAMIN C TRONG NƯỚC CHANH KHÔNG HẠT VÀ NƯỚC CAM SÀNH TẠI HUYỆN HÒA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU Thuộc nhóm ngành khoa học: Bạc Liêu, Ngày 28 Tháng 04 Năm 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU KHOA SƯ PHẠM NIÊN LUẬN HÓA HỌC PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG VITAMIN C TRONG NƯỚC CHANH KHÔNG HẠT VÀ NƯỚC CAM SÀNH TẠI HUYỆN HÒA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU Thuộc nhóm ngành khoa học: Sinh viên thực hiện: Huỳnh Vũ Liêm Dương Thị Cẩm Tiên Nguyễn Loan Phụng Lớp: 8DSPHH Khoa: Sư phạm Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Mỹ Phượng Bạc Liêu, Ngày 28 Tháng 04 Năm 2017 PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG VITAMIN C TRONG NƯỚC CHANH KHÔNG HẠT VÀ NƯỚC CAM SÀNH TẠI HUYỆN HÒA BÌNH, TỈNH BẠC LIÊU Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài phân tích hàm lượng vitamin C trong nước cam và nước chanh không hạt Vitamin là một thuật ngữ rất quen thuộc và hầu như ai cũng biết vitamin là một trong những chất rất cần thiết cho cơ thể người. Vitamin là phân tử hữu cơ có hàm lượng rất nhỏ trong cơ thể sinh vật nhưng nó lại cần thiết cho các hoạt động chuyển hoá bình thường của cơ thể sinh vật. Nhu cầu hàng ngày về vitamin cho cơ thể con người rất ít, tùy thuộc vào từng lứa tuổi. Tuy nhiên, vitamin lại có vai trò rất quan trọng, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Có nhiều loại vitamin và chúng khác nhau về bản chất hoá học lẫn tác dụng sinh lý. Có rất nhiều loại vitamin cần thiết cho cuộc sống như: Vitamin A, B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B8, B9, B12, C, D1, D2, D3, D4, D5, E, K. Những vitamin này khi được hấp thụ vào máu, nếu thừa nó sẽ được đào thải qua nước tiểu. Chính vì vậy, nếu thừa vitamin tan trong nước biểu hiện triệu chứng ít nguy hiểm. Có 4 vitamin tan trong dầu là A, D, K, E. Đặc điểm của vitamin tan trong dầu là khi được hấp thu vào cơ thể nó sẽ được tích lũy trong cơ thể ở các mô mỡ, chính vì vậy nó có khả năng gây ngộ độc nguy hiểm nếu dùng vitamin liều cao, không đúng chỉ định. Trong các loại vitamin tan trong dầu thì vitamin A và D hay gặp dùng thừa nhất Viatmin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm của thiếu vitamin A là giảm khả nǎng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu. Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hóa carbohydrate thành đường và chuyển hóa chất béo. Vitamin E vai trò quan trọng của vitamin E trong cơ thể là tham gia chuyển hóa của các tế bào, tạo hồng cầu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, kể cả nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não, tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể. Vitamin D giúp sự tái hấp thu canxi, phospho tại ống thận được dùng điều trị bệnh còi xương, nhuyễn xương, loãng xương, hạ canxi huyết. Nếu thiếu một trong các loại vitamin này thì cơ thể sẽ có những ảnh hưởng đáng kể. Trong đó vitamin C là một trong những vitamin hòa tan trong nước và có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vitamin C giữ vai trò tương đối đa dạng, chúng kìm hãm sự lão hóa của tế bào, kích thích sự bảo vệ các mô cũng như quá trình liền sẹo nhanh, ngăn ngừa ung thư, tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn và chống lại chứng thiếu máu. Với những tác dụng rất tốt như trên thì việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vitamin C là điều cần thiết. Sau đây là một số thông tin về vitamin C để giúp mọi người có thể đảm bảo đầy đủ nguồn dinh dưỡng này. Vitamin C là thành phần chủ yếu của nhiều loại hoa quả trong đó cam và chanh không hạt là hai loại quả có hàm lượng vitamin C cao. Nhưng vấn đề đặt ra là giữa cam và chanh không hạt thì trong nước của chúng có hàm lượng vitamin C như thế nào? Xác định đúng hàm lượng vitamin C trong nước chanh không hạt và nước cam giúp ta dự kiến chính xác lượng sản phẩm thu được củng như tổn thất trong qúa trình sản xuất. Lược sử nghiên cứu và phát triển của vitamin Vào thế kỷ XVI-XVIII người ta thấy rằng các thủy thủ đi tàu lâu ngày do ăn lương khô và khẩu phần ăn quá đơn điệu thiếu hoa quả và rau tươi đã dẫn đến mắc bệnh beri-beri. Biểu hiện là viêm thần kinh, sưng phù, xuất huyết chân răng, mờ mắt… Năm 1912 nhà bác học Ba Lan Funk đã phân lập từ cám một chất có tác dụng chữa bệnh beri-beri và đặt tên là vitamin. Sau Funk, danh từ vitamin trở nên phổ biến rộng rãi. Do tầm quan trọng của vitamin đối với sự sống nên nhiều nhà bác học đi sâu nghiên cứu về mặt hóa học, sinh học, dược lý học, các biểu hiện lâm sàng và cách phòng chữa bệnh thiếu vitamin. Mục đích của nghiên cứu Vitamin C là chất chống oxy hóa, giúp chống lão hóa da, đẹp da, tốt cho sức khỏe giúp ngăn ngừa một số bệnh vì vậy các loại rau quả chứa nhiều vitamin C rất được ưa chuộng. Đặc biệt là trong nước cam và chanh là hai loại quả được lựa chọn nhiều nhất. Nhưng vẫn có nhiều tranh cải trái chiều nhau là hàm lượng vitamin C trong cam nhiều hơn chanh và ngược lại. Chúng tôi sẽ nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra kết luận về tranh cải trên. Xác định hàm lượng vitamin C trong nước chanh không hạt. Xác định hàm lượng vitamin C trong nước cam sành. Phân tích, so sánh sự chênh lệch hàm lượng vitamin C trong nước cam và nước chanh không hạt. Hoàn thành bài tiểu luận. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tính chất vật lý, hóa học và phương pháp xác định hàm lượng vitamin C trong cam sành và chanh không hạt. - Tách chiết vitamin C có trong nước cam sành và chanh không hạt. - Định lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ Iốt - Đánh giá kết qủa thực hiện. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các mẫu: cam sành, chanh không hạt. - Các mẫu trên được lấy tại vườn nhà cô Mai, Ấp Tràm 1, Xã Minh Diệu, Huyện Hòa Bình, Thành Phố Bạc Liêu. Mẫu được gói vào túi nilông sạch, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát tránh tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt độ cao. Phương pháp nghiên cứu Xác định hàm lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ iot. Phạm vi của nghiên cứu - Nghiên cứu sơ lược về quả cam sành và quả chanh không hạt. - Tìm hiểu về vitamin C trong một số loại rau quả. Ứng dụng của vitamin C đối với sức khỏe con người. - Nghiên cứu công thức phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học của vitamin C. - Nghiên cứu các phương pháp xác định vitamin C trong thực phẩm. - Xác định hàm lượng vitamin C bằng phương pháp iot. - So sánh hàm lượng vitamin C trong nước chanh không hạt và nước cam sành. Giả thuyết khoa học Axit ascorbic là hợp chất màu vàng nhạt, vị chua. Nên chúng tôi dự đoán hàm lượng vitamin C trong nước chanh cao hơn hàm lượng vitamin C trong nước cam. Phần 2: NỘI DUNG I. NGHIÊN CỨU SƠ LƯỢC VỀ QUẢ CAM SÀNH VÀ QUẢ CHANH KHÔNG HẠT 1. Cam sành Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có sắc cam), các múi thịt có màu cam. Cam sành được gắn tên khoa học Citrus reticulata, trên thực tế nó là giống lai tự nhiên: C. reticulata x C. sinensis (tên tiếng Anh: king mandarin). Nguồn sưu tầm Cam sành là loài cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao nên cây cam sành được trồng ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, có nhiều thương hiệu cam sành nổi tiếng như: Cam sành Bố Hạ trồng ở Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, cam sành Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, cam sành cũng được trồng ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ)... Tại Bạc Liêu cây cam sành cũng được trồng tại một số huyện như Hòa Bình, Phước Long, Hồng Dân… Ảnh chụp tại vườn 2. Chanh không hạt Chanh không hạt có tên gọi khoa học là Persian Lime. Chanh không hạt hay chanh tứ quý (danh pháp hai phần: Citrus latifolia) là cây ăn quả thuộc chi cam chanh họ Rutaceae. Loài chanh không hạt được John T. Bearss lai tạo tại California, Mỹ vào năm 1895. Quả chanh không hạt có đường kính khoảng 6 cm, so với chanh ta (Citrus aurantifolia) thì có kích thước lớn hơn, không hạt, cứng hơn, thân cây không có gai, quả tạo thành chùm, vỏ mỏng, nước quả ít chua hơn và không có vị đắng như chanh ta. Chanh không hạt mới được nhập nội từ bang California (Mỹ) vào Việt Nam. Nguồn sưu tầm - Chanh không hạt là loại cây cho trái quanh năm nên củng được người nông dân ưa chuộn, được trồng chủ yếu ở miền nam Việt Nam các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh long, Tiền Giang, Bạc Liêu… Ảnh chụp tại vườn II. VITAMIN C TRONG MỘT SỐ LOẠI RAU QUẢ, ỨNG DỤNG CỦA VITAMIN C 1. Vitamin C trong một số loại rau quả Trong thiên nhiên, vitamin C có trong hầu hết các loại rau quả tươi. Thông thường, các loại rau quả trồng ở nơi đầy đủ ánh sáng có hàm lượng chất này cao hơn. Tỷ lệ vitamin C trong một số loại rau là: + Rau ngót 185 mg% (185 mg vitamin C trong 100 g rau ngót) + Cần tây 150 mg% + Rau mùi 140 mg%, + Kinh giới 110 mg%, + Rau đay 77% mg… Các loại quả giàu vitamin C nhất gồm: + Thanh trà 177 mg%, + Bưởi 95 mg% +Thị 81 mg%, + Ổi 62 mg%, + Nhãn 58 mg%, +Đu đủ chín 54 mg%.. 2. Ứng dụng của vitamin C dối với sức khỏe con người -Tùy vào lứa tuổi, nhu cầu, sức khỏe… mà có nhu cầu khác nhau. Dưới đây là nhu cầu về vitamin C của một số đối tượng: + Trẻ em: 30–70 mg/ngày. + Phụ nữ mang thai: 80-120 mg/ngày. + Người trưởng thành, người già: 50-100 mg/ngày. Cơ chế chuyển hóa vitamin C trong cơ thể người - Axit ascorbic có liên quan đến việc phòng chống oxy hóa đầu tiên, bảo vệ các màng lipid và protein khỏi tổn thương oxy hóa. Axit ascorbic được tổng hợp trong gan của hầu hết các động vật có vú thông qua sự hình thành acid d-glucuronic và l-gulono-γ-lactone. Con người, các động vật linh trưởng và lợn chuột lang không biểu hiện enzyme l-gulono-γ-lactone oxidase chức năng và do đó không thể tổng hợp axit ascorbic. Do đó, con người cần một lượng axit ascorbic liên tục từ trái cây và rau quả. Về vấn đề này, cơ chế vận chuyển axit ascorbic và tái chế rất quan trọng để đảm bảo sự phân bố của phân tử này trong não[1]. Vitamin C không tham gia vào các thành phần của các coenzym nhưng nó tham gia nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể. - Acid ascorbic bị oxy hóa cho acid dehydroascorbic; đây là phản ứng oxy hóa khử thuận nghịch, qua đó vitamin C tác dụng như một đồng yếu tố (cofactor), tham gia vào quá trình hydroxyl hóa, amid hóa; làm dễ dàng sự chuyển prolin, lysin sang hydroxyprolin và hydroxylysin trong việc hình thành collagen, một chất tự nhiên có trong mô sẹo, gân, dây chằng và thành mạch máu trong cơ thể. Ngoài ra, bạn còn cần vitamin C để duy trì độ bền chắc của các mô xương và sụn, giảm nguy cơ mắc chứng loãng xương cũng như chấn thương, rạn nứt xương khi bị kéo căng. - Tham gia các quá trình chuyển hoá của cơ thể như chuyển hoá lipid, glucid, protid. - Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon vỏ thượng thận. - Xúc tác cho quá trình chuyển Fe3+ thành Fe2+ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng (vì chỉ có Fe2+ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt. - Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. - Chống oxy hoá bằng cách trung hoà các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào (kết hợp với vitamin A và vitamin E). Vitamin C còn giúp cơ thể hấp thu các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như selen, đồng, kẽm, mangan... Tính ôxy hóa chống lão hóa của vitamin C sẽ càng mạnh hơn khi kết hợp với vitamin E và beta caroten, giúp cho mọi tế bào sống lâu, trẻ lâu, làm đẹp da[2]. 3. Công thức phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học của vitamin C Công thức phân tử Công thức phân tử C6H8O6. Danh pháp: 2-oxo-L-threo-hexono1,4- lactone-2,3-enediol hoặc (R)-3,4-dihydroxy-5-((S)- dihydroxyethyl)furan-2(5H)-one. Tên thông thường vitamin C hay acid ascorbic. Công thức cấu tạo vitamin C Tính chất vật lý 1,2- Vitamin C ở dạng tinh thể trắng hoặc vàng nhạt, vị chua, rất dễ tan trong nước,tan trong ethanol 96 khó tan trong rượu,thực tế không tan trong ether và clorofom, không tan trong các dung môi hữu cơ. Khối lượng phân tử: 176,13 g/mol Nhiệt độ nóng chảy: 1930C (phân hủy) pKa : pKa1 = 4,17 pKa2 = 11,56 Tính chất hóa học Tính axit Dù trong CTCT không có nhóm –COOH nhưng vitamin C vẫn có tính axit. Đó là do trong phân tử có hệ liên hợp p- π, π- π từ O của nhóm –OH đến O của C=O làm cho H của nhóm –OH gắn trên C có nối đôi trở nên rất linh động, có khả năng tách ra, vì thế có tính axit. Mặt khác, khi hòa tan vào nước, 1 lượng nhỏ sẽ bị thủy phân tạo thành axit. Tính khử Axit ascorbic có thể cho 2 nguyên tử hidro để tạo thành axit dehydroascorbic. Ở dạng này nó có thể nhận 2 nguyên tử hydro để trở lại dạng Axit ascorbic như vậy. Axit ascorbic rất dễ bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt độ. Dung dịchaxit ascorbic không bền, rất dễ bị oxy hóa dưới tác dụng của oxy không khí, đặc biệt là khi có mặt một số kim loại nặng: Fe, Cu … Vì vậy cần phải bảo quản vitamin C trong bóng tối và nhiệt độ thấp. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG VITAMIN C TRONG THỰC PHẨM 1. Định lượng vitamin C theo phương pháp Muri Vitamin C (acid ascorbic) C6H8O6 có 2 dạng đồng phân quang học D và L, dạng D không có hoạt tính sinh học. Bài này khảo sát về L- acid ascorbic, acid này có thể thấy ở dạng khử và oxy hóa. Định lượng vitamin C dựa trên tính khử của nó đối với thuốc thử 2,6 dichlorophenol indophenol (DIP). Dạng oxy hóa của thuốc thử DIP có màu xanh bị khử bởi acid ascorbic có trong dịch chiết của nguyên liệu thực vật thành dung dịch không màu. Ở điểm cân bằng tất cả acid ascorbic thì thuốc thử màu dư thừa không bị khử có màu hồng. 2. Phương pháp sắc ký lỏng HPLC - Các cấu tử được tách phân bố giữa pha tĩnh và pha động - Quá trình tách dựa vào tính chất hóa học, vật lý và hóa lý của các chất. - Dựa trên 2 quá trình: Hấp phụ, giải hấp phụ - Xảy ra liên tục giữa 2 pha: Pha tĩnh: chất rắn hoặc lỏng Pha động: chất lỏng (1 chất hoặc hỗn hợp nhiều chất) Pha động: hòa tan và di chuyển chất phân tích Pha tĩnh: giữ chất phân tích SKL chia thành 2 nhóm -SK lỏng áp suất thường (sắc ký cổ điển) -SK lỏng áp suất cao (SKL hiệu năng cao: HPLC)(High Performance Liquid Chromatography) Quy trình thực nghiệm Nguyên liệu nghiền nhuyễn Cân chính xác 10 mg Định mức bằng pha động Siêu âm Ly tâm Mẫu bơm vào Màng lọc Dung dịch Lọc qua giấy lọc Cho vào máy HPLC[2]. 3. Phương pháp iot - Phương pháp xác định hàm lượng vitamin C trong thực phẩm là sử dụng phương pháp khử oxy hóa. Phản ứng khử oxy hóa tốt hơn phương pháp chuẩn độ acid-baz bởi vì cho thêm acid vào nước quả, nhưng một số acid sẽ cản trở sự oxy hóa acid ascorbic bởi iốt. Iốt tương đối không tan trong nước, nhưng điều này có thể cải thiện bằng cách pha trộn iốt với iođua và hình thành triiođua: I2 + I- <--> I3 - Triiođua oxy hóa vitamin C tạo acid dehydroascorbic: C6H8O6 + I3 - + H2O --> C6H6O6 + 3I- + 2H+ - Chừng nào mà vitamin C còn hiện diện trong dung dịch, thì triiođua được chuyển thành ion iođua rất nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tất cả vitamin C đã bị oxy hóa, thì iốt và triiođua sẽ hiện diện trong dung dịch và phản ứng với tinh bột tạo nên một hỗn hợp màu xanh đen. Màu xanh đen là điểm dừng cho phản ứng chuẩn độ. - Quy trình chuẩn độ này thích hợp trong việc kiểm tra hàm lượng vitamin C trong viên thuốc vitamin C, nước ép quả, và trái cây tươi, đông lạnh hoặc trái cây đóng gói và rau quả. - Phương pháp chuẩn độ có thể thực hiện chỉ sử dụng dung dịch iốt và không dùng iodate, nhưng dung dịch iodate ổn định hơn và cho kết quả chính xác hơn. Phương pháp trên dơn giản, phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm trường Đại Học Bạc Liêu nên chúng em chọn phương pháp iot để xác định hàm lượng vitamin C trong nước chanh không hạt và nước cam sành. 4. Quy trình thực hiện xác định hàm lượng vitamin C trong nước cam sành và nước chanh không hạt a. Hóa chất, dụng cụ Dụng cụ thí nghiệm - Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml. - Bình định mức 100 ml. - Ống đong 10 ml, 100 ml. - Buret chuẩn độ. - ống nhỏ giọt. - Cân, muỗng thủy tinh, đủa thủy tinh. - Bình tam giác. - Cân phân tích. Hóa chất thí nghiệm - Nguyên liệu: cam sành, chanh không hạt - KI(rắn), I2, HClđ, tinh bột (C6H10O5)n Phần 1: Chuẩn bị hóa chất - Pha dung dịch I2 0.01N: Cân chính xác 0,254g iot (rắn), và 0,381g KI (rắn). Hòa tan hoàn toàn 2 chất trên trong 100 ml nước cất. - Pha hồ tinh bột: Cân chính xác 2g tinh bột ((C6H10O5)n ) pha trong một ít nước sau đó dun nóng nhẹ cho tinh bột tan ra hết, dổ dd huyền phù này vào 1 lít nước nóng, thêm khoảng 1,5 ml fomon (công dụng của fomon là để bảo quản hồ tinh bột)[4]. - Pha dd HCl 2%: Đong chính xác 12ml HCl 34-36% hòa tan trong 188ml nước cất. Phần 2: Xử lý mẫu - Cam sành, chanh không hạt được lấy tại vườn nhà cô Mai, Ấp Tràm 1, Xã Minh Diệu, Huyện Hòa Bình, Thành Phố Bạc Liêu. - Cam sành và chanh không hạt được đem vắt lấy nước và được gạn lấy dung dịch, bỏ sơ tép. Ảnh chụp tại phòng thí nghiệm Quá trình xử lý mẫu thao tác thực hiện phải thật nhanh vì tránh lượng ascorbic acid sẽ bị oxi hóa bởi ánh sáng. b. Định lượng vitamin C trong nước cam sành - Cách tiến hành: Cân chính xác 10 gam dung dịch nước cam đã qua xử lý vào cốc thủy tinh 250 ml, thêm 40 ml HCl 2 %. Chuyển toàn bộ dung dịch vào bình định mức 50 ml. Dùng nước cất dẫn đến mức của bình. Để bình định mức trong bóng tối 10 đến 15 phút cho lượng lượng ascorbic acid có trong nước cam được hòa tan hoàn toàn. Lọc lấy dịch trong, lấy 10ml dịch lọc cho vào bình tam giác 150ml, thêm vào đó 5 đến 10 giọt hồ tinh bột 0,5% lắc nhẹ. Dùng dd I2 0,01N chuẩn độ đến khi dd bắt đầu chuyển sang màu xanh lam nhạt là được. Lặp lại chuẩn độ 3 lần, lấy kết quả trung bình ta được V (ml) dd I 2 0,01N dùng để chuẩn độ vitamin C. - Tính kết quả: Sau khi chuẩn độ hàm lượng vitamin C được tính theo công thức: X (%)  V  V1  0, 00088  100 V2  m Trong đó m: Lượng mẫu thí nghiệm (gam) 0,00088: Số gam ascorbic acid ứng với 1ml dung dịch I 2 0,01N V1: Thể tích dung dịch mẫu (ml) V2: Thể tích dịch mẫu lấy để phân tích (ml) V: Số ml I2 0,01N dùng để chuẩn độ.[5] Lần 1 Lần 2 Lần 3 V (ml) 0.7 0.7 0.7 Quá trình thực nghiệm được kết quả như sau Trung bình 0.7 c. Định lượng vitamin C trong nước chanh không hạt - Cách tiến hành: Cân chính xác 10 gam dung dịch nước chanh đã qua xử lý cho vào cốc thủy tinh 250 ml, thêm 40 ml HCl 2 %. Chuyển toàn bộ dung dịch vào bình định mức 50 ml. Dùng nước cất dẫn đến mức của bình. Để bình định mức trong bóng tối 10 đến 15 phút cho lượng lượng ascorbic acid có trong nước chanh được hòa tan hoàn toàn. Lọc lấy dịch trong, lấy 10ml dịch lọc cho vào bình tam giác 150ml, thêm vào đó 5 đến 10 giọt hồ tinh bột 0,5% lắc nhẹ. Dùng dd I2 0,01N chuẩn độ đến khi dd bắt đầu chuyển sang màu xanh lam nhạt là được. Lặp lại chuẩn độ 3 lần, lấy kết quả trung bình ta được V (ml) dd I 2 0,01N dùng để chuẩn độ vitamin C. - Tính kết quả: Sau khi chuẩn độ hàm lượng vitamin C được tính theo công thức: X (%)  V  V1  0, 00088  100 V2  m Trong đó m: Lượng mẫu thí nghiệm (gam) 0,00088: Số gam ascorbic acid ứng với 1ml dung dịch I 2 0,01N V1: Thể tích dung dịch mẫu (ml) V2: Thể tích dịch mẫu lấy để phân tích (ml) V: Số ml I2 0,01N dùng để chuẩn độ.[4] Quá trình thực nghiệm được kết quả như sau Lần 1 V (ml) 1.4 Lần 2 1.5 Lần 3 1.4 Trung bình 1.433 d. Giải thích các công đoạn chính - Nghiền nhỏ trong dung dịch HCl 1% với mục đích làm cho dịch chiết vitamin C (môi trường) bền hơn vì Acid ascorbic kém bền trong môi trường bình thường mà chỉ bền trong môitrường Acid. Do đó đẫn đến việc tính toán kết quả chính xác hơn, tránh sai số. C6H8O6 + I3 - + H2O --> C6H6O6 + 3I- + 2H+ - Cho 5 giọt hồ tinh bột nhằm mục đích làm chất chỉ thị phát tính hiệu để biết thời điểm ngừng chuẩn độ (dung dịch xuất hiện màu xanh). CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tính toán kết quả thực nghiệm Vitamin C trong nước cam sành Lần 1 V (ml) 0.7 Quá trình thực nghiệm Lần 2 0.7 Lần 3 0.7 Trung bình 0.7 Vtb = 0.7 ml  X  0.7  50  0, 00088  100  0.0308(%) 10  10 Khối lượng vitamin C trong 10g nguyên liệu: mvitamin C  0.0308  10  3, 08  10-3(g) 100 Khối lượng vitamin C trong 1 g nguyên liệu: mvitamin C  3, 08  103  3.08  10-4(g) 10 => mvitamin C = 3.08  10-4  1000 = 0.308 (mg/g) Vitamin C trong nước chanh không hạt Lần 1 V (ml) Lần 2 1.4 1.5 Quá trình chuẩn độ được kết quả sau: Lần 3 1.4 Vtb = 0.7 ml  X  1, 433  50  0, 00088  100  0.063052(%) 10  10 Khối lượng vitamin C trong 10g nguyên liệu: mvitamin C  0.063052  10  6.3052  10-3(g) 100 Khối lượng vitamin C trong 1 g nguyên liệu: mvitamin C  6.3052  103  6,3052  10-4(g) 10 => mvitamin C = 6.3052  10-4  1000 = 0.63052 (mg/g) Nguyên liệu Cam sành Chanh không hạt mvitamin C (mg/g) 0.308 0.63052 Trung bình 1.433 Hàm lượng vitamin C trong nước chanh không hạt nhiều hơn trong nước cam gấp 2,047 lần. KẾT LUẬN Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng vitamin C có trong cam sành và chanh không hạt là rất cao. Theo nghiên cứu thực nghiệm thì hàm lượng vitamin C trong nước chanh không hạt nhiều hơn trong nước cam gấp 2,047 lần. Để hàm lương vitamin C trong cam sành và chanh không hạt không bị tổn thất thì cần bảo quản cam sành và chanh không hạt cẩn thận và tiến hành định lượng ngay sau khi thu thập mẫu. Vitamin C có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên việc sử dụng vitamin C không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Do vậy để có một sức khỏe tốt thì chúng ta nên sử dụng vitamin C được tổng hợp từ thiên nhiên như ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi mỗi ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Adriana Covarrubias-Pinto, 2015, Old Things New View: Ascorbic Acid Protects the Brain in Neurodegenerative Disorders, NCBI, page 1. [2]. Nguyễn Thị Vân, 2010, bài báo cáo môn dinh dưỡng học chủ đề vitamin c. [3]. Nguyễn Thị Bảy, 2014, xác định hàm lượng vitamin c trong Thực phẩm bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao. [4]. Nguyễn Tinh Dung, 2006, hóa học phân tích phần III các phương pháp định lượng hóa học, Trang 285. [5]. Diệp Thị Hồng Phước, 2017, thực hành sinh hóa, trường Đại Học Bạc Liêu, trang 25.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan