Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Niên luận tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái huyện cái bè tỉnh tiền giang...

Tài liệu Niên luận tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái huyện cái bè tỉnh tiền giang

.DOC
72
493
111

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Tây Đô và sự giúp đỡ tận tình của giảng viên Ths.Trần Mình Hùng, cho đến thời điểm này em đã hoàn thành niên luận năm 3 với đề tài: “Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang” . Để có điều kiện hoàn thành tốt niên luận này, em xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ của các giảng viên khoa Quản trị kinh doanh đã tận tình chỉ dạy em cũng như các sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Tây Đô. Đặc biệt hơn nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên Ths. Trần Minh Hùng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành niên luận này một cách tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô, các bạn sinh viên trong khoa để niên luận của em được hoàn chỉnh hơn. Cuốối cùng em xin cảm ơn và kính chúc quý thầầy cố tr ường Đ ại H ọc Tầy Đố đ ặc bi ệt là quý thầầy cố khoa Quản trị Kinh Doanh dốầi dào sức kh ỏe và thành cống trong cống tác gi ảng dạy của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Người thực hiện Lê Thị Cẩm Hằầng TÓM TẮẮT Nằốm bằốt được thêố mạnh vêầ vị trí, địa hình, v ị trí c ủa du l ịch Cái Bè trong t ỉnh và khu v ực Đốầng bằầng sống Cửu Long, đã định hướng mục têu kinh doanh phù h ợp v ới xu h ướng phát triển bêần vững của ngành Du lịch. Tuy nhiên, du l ịch sinh thái huy ện Cái Bè cũng g ặp ph ải nhiêầu khó khằn như: sản phẩm trùng lầốp v ới các t ỉnh Cầần Th ơ, Đốầng Tháp, Vĩnh Long, Bêốn Tre, …Bên cạnh đó, các loại têầm nằng du lịch huyện Cái Bè ch ưa khai thác hêốt ch ủ yêốu là còn ở dạng têầm nằng. Cho nên việc xác định lợi thêố têầm nằng đ ể h ướng đêốn các lo ại hình, s ản phẩm, xầy dựng các tuyêốn điểm du lịch là rầốt quan tr ọng, v ới mong muốốn làm cho du l ịch sinh thái huyện Cái Bè phát triển. Dựa vào têầm nằng, th ực trạng hi ện có thì m ới h ướng t ới m ột định hướng phát triển lầu dài và bêần vững. Chính vì các lý do đó mà tối ch ọn đêầ tài “ Tiêầm nằng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái huy ện Cái Bè t ỉnh Tiêần Giang” làm niên lu ận nằm 3. Đêầ tài này được thực hiện bằầng phương pháp nghiên c ứu đ ịnh tnh. Th ời gian th ực hiện đêầ tài là từ tháng 9/2016 đêốn tháng 11/2016 và đ ược th ực hi ện t ại huy ện Cái Bè t ỉnh Tiêần Giang. Nội dung nghiên cứu được trình bày qua các ch ương sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu Chương 3: Cơ sở lý luận Chương 4: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè Chương 5: Thực trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái Cái Bè Chương 6: Kết luận và kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo 1. Võ Minh Sang, 2015. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Trường Đại Học Tây Đô. 2. Võ Minh Sang, 2014. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. NXB Đại học Cần Thơ. Đề tài tham khảo 1. Nguyễn Ngọc Tím, 2013. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang. 2. Triệu Hà Vy,2010. Chiến lược định vị sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long. 3. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM,2013. Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phụcvụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp 4. Tạp chí khoa học,2009. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang Trang web tham khảo 1. www.hcmussh.edu.vn/3cms/?cmd=130&art 2. www.tengiang.gov.vn 3. www.vietnammekongtravel.com 4. www.vietnamnet.com.vn 5. www.vietnamtourism.com.vn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Tiền Giang nằm ở cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trải dài theo bờ Bắc của sông Tiền, cách TP. Hồ Chí Minh 70 km và có 32 km bờ biển. Được thiên nhiên ưu đãi, Tiền Giang là nơi hội tụ của: Vùng sinh thái nước ngọt phù sa; vùng sinh thái rừng ngập mặn và vùng sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười. Bên cạnh đó, Tiền Giang còn được thiên nhiên ưu đãi vì có con sông Tiền chở nặng phù sa chảy qua, đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây ăn quả,... đã tạo nên những vườn cây trái xanh tươi bốn mùa cùng những đặc sản nổi tiếng: Xoài cát Hoà Lộc, bưởi lông Cổ Cò; cam, quít Cái Bè; vú sữa Lò Rèn, Vĩnh Kim; sầu riêng Ngũ Hiệp; thanh long Chợ Gạo; sơri Gò Công,... Những lợi thế trên đã tạo điều kiện cho tỉnh sớm hình thành các khu du lịch sinh thái: Khu du lịch cù lao Thới Sơn (TP. Mỹ Tho); khu du lịch Cái Bè (huyện Cái Bè); khu du lịch biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông) và khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước). Với việc khai thác du lịch ở cù lao Thới Sơn từ những năm 1985 đã đưa Tiền Giang trở thành một trong những tỉnh đầu tiên mở ra loại hình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, loại hình du lịch này đã phát triển rộng khắp các tỉnh, thành trong vùng, tạo ra nét đặc thù độc đáo về du lịch sông nước, miệt vườn ở ĐBSCL. Cùng với sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh nói chung, huyện Cái Bè nói riêng, cũng đáng phát triển khá đa dạng các loại hình du lịch. Trong đó điểm nhấn là Chợ nổi Cái Bè và đặc trưng với sản phẩm du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn và du lịch cộng đồng gắn với tham quan làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái đặc sản; khám phá làng cổ Đông Hòa Hiệp với loại hình dịch vụ nghỉ đêm ở nhà dân trong các ngôi nhà cổ (homestay) mang nét đặc trưng vùng Nam bộ; hoặc nghỉ đêm, trải nghiệm ở các khu resort Nam bộ có chất lượng cao dọc theo dòng sông Tiền, theo hướng vừa văn minh lịch sự, hiện đại nhưng vẫn mang nét đặc trưng của văn hóa sông nước, miệt vườn Tiền Giang. Bình quân hàng năm, Cái Bè đón khoảng 100.000 khách quốc tế và nội địa đến tham quan du lịch, trong đó có 90.000 khách nước ngoài. Với tiềm năng du lịch to lớn như thế huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang đã phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái. Con người miền tây đôn hậu, chất phát, thật thà lại hiếu khách, khung cảnh làng quê yên bình, đơn sơ chan chứa tình cảm. Chắc chắn đây sẽ là một điểm du lịch thú vị cho khách du lịch. Huyện Cái Bè có được giao thông thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ, cũng là điểm du lịch sinh thái gần với thành phố Hồ Chí Minh so với một số điểm du lịch sinh thái khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long ,là một trong những thuận lợi to lớn mà huyện Cái Bè hiện có. Nắm bắt được thế mạnh về vị trí, địa hình cũng như tâm lý và sở thích của con người, các công ty du lịch đã tìm đến và hợp tác với người dân và chính quyền địa phương ở đây. Tuy nhiên, du lịch sinh thái huyện Cái Bè cũng gặp phải nhiều khó khăn như: sản phẩm trùng lấp với các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre,…Bên cạnh đó, các loại tiềm năng du lịch huyện Cái Bè chưa khai thác hết chủ yếu là còn ở dạng tiềm năng. Cho nên việc xác định lợi thế tiềm năng để hướng đến các loại hình, sản phẩm, xây dựng các tuyến điểm du lịch là rất quan trọng, với mong muốn làm cho du lịch sinh thái huyện Cái Bè phát triển để con người được sống với thiên nhiên một cách đúng nghĩa qua những chuyến du lịch ngắn ngày nhưng hiệu quả mang lại cao, là đứa con của mảnh đất Tiền Giang thân yêu, hy vọng rằng từ bài niên luận này sẽ tổng hợp được thông tin về những yếu tố thuận lợi, tài nguyên, con người, vị trí để du lịch sinh thái huyện Cái Bè phát triển hơn. Đồng thời cũng tìm hiểu những mặt hạn chế về tổ chức, quản lí và khai thác du lịch sinh thái ở Cái Bè nhằm đưa ra các phương hướng hợp lí, kịp thời. Dựa vào tiềm năng, thực trạng hiện có thì mới hướng tới một định hướng phát triển lâu dài và bền vững. Chính vì các lý do đó mà tôi chọn đề tài “ Tiềm năngvà thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang” làm niên luận cho chuyên đề năm 3. 1.2 Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích đánh giá các tiềm năng thực trạng của du lịch sinh thái huyện Cái Bè từ đó đưa ra các chiến lược, định hướng và các giải pháp thực hiện cho phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Từ việc nghiên cứu đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè”, đưa ra các mục tiêu cụ thể trong bài như:  Tiềm hiểu tiềm năng du lịch sinh thái huyện Cái Bè.  Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè.  Đề xuất các giải pháp cho du lịch sinh thái huyện Cái Bè. Hơn nữa du lịch sinh thái là loại hình du lịch phù hợp với những tài nguyên sẵn có của huyện Cái Bè nên sẽ dễ dàng phát triển và hứa hẹn trong tương lai sẽ thu hút số lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan nhiều hơn. Cái Bè thuộc tỉnh Tiền Giang hứa hẹn sẽ là địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách đến tham quan để giải tỏa những căng thẳng, bộn bề trong cuộc sống hiện nay 1.3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp sưu tầm tài liệu Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp bản đồ Phương pháp so sánh Phân tích mô tình kim cương 1.4 Đối tượng Đối tượng đề tài nghiên cứu: du lịch huyện Cái Bè, cụ thể là du lịch sinh thái ở huyện Cái Bè 1.5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu: địa bàn huyện Cái Bè thuộc tỉnh Tiền Giang, nhưng tập trung các xã như:Thị trấn Cái Bè, Xã Đông Hòa Hiệp, Cù lao Tân Phong vì du lịch sinh thái đặc biệt phát triển mạnh ở các xã này. 1.6 Ý nghĩa đề tài Điều tra, khảo sát, đánh giá khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tại huyện Cái Bè. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch sinh thái huyện Cái Bè phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. 1.7 Bố cục nội dung nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu Chương 3: Cơ sở lý luận Chương 4: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Cái Bè Chương 5: Thực trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái Cái Bè Chương 6: Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát chung 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Cái Bè xưa vốn là lỵ sở của dinh Long Hồ. Chợ Cái Bè lập năm 1732, lúc đó gọi là chợ Long Hồ, nay là thị trấn Cái Bè. Ngày 12-03-1912, Pháp cho lập quận Cái Bè, thuộc tỉnh Mỹ Tho, gồm 3 tổng là: Phong Hoà (8 làng), Phong Phú ( 9 làng) và Lợi Thuận (8 làng). Ngày 01-01-1928, tổng Lợi Thuận được trả về Cai Lậy. Thời Việt Nam Cộng Hoà, quận Cái Bè thuộc tỉnh Định Tường, các làng đổi thành xã, địa giới hành chánh của quận có một số thay đổi do tách một số xã chia cho quận Mỹ An của tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp). Năm 1961, quận Cái Bè đổi tên là Sùng Hiếu, thuộc tỉnh Mỹ Tho; tổng Phong Phú được giao về cho quận Giáo Đức, đổi lại, quận Cái Bè nhận tổng Lợi Thuận tách từ quận Khiêm Ích. Ngày 10-11-1964, quận lấy lại tên cũ là Cái Bè. Sau 30-04-1975, Cái Bè là huyện của tỉnh Tiền Giang. Ngày 12-4-1979, địa giới hành chính của huyện được điều chỉnh như sau: Chia xã Hậu Mỹ Nam thành 2 xã: Hậu Mỹ Phú, Hậu Mỹ Trinh. Chia xã Hậu Mỹ Bắc thành 2 xã: Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc Ba. Chia xã Mỹ Thiện thành 2 xã: Thiện Trí và Thiện Trung. Chia xã Thanh Hưng thành 2 xã: Tân Thạnh và Tân Hưng. Chia xã Mỹ Lợi thành 2 xã: Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B. Ngày 09-12-2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 154/2003/NĐ-CP, về việc thành lập phường, xã thuộc thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, chia xã Hội Cư thuộc huyện Cái Bè thành xã An Cư và xã Mỹ Hội; xã An Cư có 1.142,81 ha diện tích tự nhiên và 13.733 nhân khẩu; xã Mỹ Hội có 1.377,23 ha diện tích tự nhiên và 7.442 nhân khẩu. Huyện Cái Bè có 25 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Cái Bè và 24 xã: Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Mỹ Trung, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Tân, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Tân Hưng, Tân Thanh, An Thái Trung, An Thái Đông, An Hữu, Hoà Hưng, Mỹ Lương, Thiện Trung, Thiện Trí, Hoà Khánh, Đông Hoà Hiệp, Hậu Thành, An Cư, Mỹ Hội. 2.1.2 Vị trí địa lý Huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Tiền Giang; Bắc giáp tỉnh Long An; Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp; Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; Đông giáp huyện Cai Lậy cùng tỉnh. Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Cái Bè và 24 xã: Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Mỹ Trung, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Tân, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Tân Hưng, Tân Thanh, An Thái Trung, An Thái Đông, An Hữu, Hoà Hưng, Mỹ Lương, Thiện Trung, Thiện Trí, Hoà Khánh, Đông Hoà Hiệp, Hậu Thành, An Cư, Mỹ Hội. Huyện có quốc lộ 1A chạy dọc từ Đông sang Tây dài 27 km; quốc lộ 30 dài 9 km từ ngã ba xã An Thái Trung đi Đồng Tháp. Ngoài ra, huyện còn có nhiều tỉnh lộ như các đường 861, 863, 865, 869, 875 với tổng chiều dài gần 60 km. Ngoài đường bộ, ở Cái Bè còn có các kênh rạch quan trọng gồm: rạch Cái Bè, rạch Cái Cối, rạch Bằng Lăng, kênh Nguyễn Văn Tiếp, rạch Cổ Cò, rạch Trà Lọt, kênh 28, rạch Ruộng và hàng chục kinh, rạch lớn nhỏ khác, chằng chịt đan xen với tổng chiều dài trên 500 km. 2.1.3 Địa hình Cái Bè là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Huyện nằm ở bờ Bắc của cầu Mỹ Thuận, cửa ngõ đi các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; đất đai trù phú, kinh tế vườn phát triển mạnh với những đặc sản nổi tiếng như: bưởi lông Cổ Cò, xoài cát Hoà Lộc....Huyện có trung tâm trái cây quốc gia đặt tại xà Hoà Khánh do Tổng công ty Thương mại Sài Gòn đầu tư xây dựng, và một số chợ trái cây lớn như An Hữu, Cái Bè, Mỹ Đức Tây, ... Chợ nổi Cái Bè cũng là một trong những chợ đầu mối nông sản nổi tiếng ở miền Tây. 2.1.4 Khí hậu Cũng giống như Đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu huyện Cái Bè thuộc vùng nhiệt đới ẩm Bắc bán cầu, chịu ảnh hưởng của gió Mùa Tây - Nam cận xích đạo và có 2 mùa mưa và nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 280C. Vũ lượng bình quân hàng năm 1.465 mm. Trong mùa mưa thường có tiểu hạn khoảng tháng 7 và 8 trong 2 - 3 tuần lễ. Vũ lượng ít hơn khi đi từ Tây qua Đông, nên Gò Công Đông thường hay bị hạn hán và ít mưa hơn. Mặc dù Tiền Giang tiếp xúc với biển Đông, nhưng ít có bão, ngoại trừ trận bão lụt năm Giáp Thìn 1904 ở Gò Công, tiếp theo có nạn hoàng trùng (nạn cào cào) và khô hạn trong 3 năm liên tục, gây thiệt mạng 5.000 người và tài sản vật chất. Các yếu tố khí hậu như: nắng, bức xạ, nhiệt độ, bốc hơi, mưa, độ ẩm không khí, và gió được phân bố theo mùa khá rõ rệt, khá ổn định theo thời gian, và ít thay đổi trong không gian. 2.1.5 Hệ thống sông ngòi Ngoài đường bộ, ở Cái Bè còn có các kinh rạch quan trọng gồm: rạch Cái Bè, rạch Cái Cối, rạch Bằng Lăng, kênh Nguyễn Văn Tiếp, rạch Cổ Cò, rạch Trà Lọt, kênh 28, rạch Ruộng và hàng chục kinh, rạch lớn nhỏ khác, chằng chịt đan xen với tổng chiều dài trên 500 km. Cái Bè là địa phương được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống thủy lợi tự nhiên tốt nhất trong tỉnh. Cái Bè thuộc dòng sông Tiền: là một nhánh của sông Mêkong bắt nguồn từ Tây Tạng, có chiều dài 4.800 km, là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho nông nghiệp và nước uống. Sông Tiền chảy 115 km qua lãnh thổ Tiền Giang, độ dốc đáy đoạn Cái Bè – Mỹ Thuận khá lớn (10 – 13%) và lài hơn về khúc hạ lưu (0,07%). Sông có chiều rộng 600 – 1.800 m, và chịu ảnh hưởng thủy bán nhật triều không đều quanh năm của Biển Đông. Lưu lượng thấp nhất vào mùa khô (tháng 4) khoảng 130 – 190 m3/s và lưu lượng cao nhất vào mùa mưa (tháng 10) khoảng 2.120 m3/s. Sông Mêkong nói chung và sông Tiền nói riêng cùng với triều cường và mưa tại chỗ gây lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành (phía tây của quốc lộ 1A) và xã Trung An cực Tây của thành phố Mỹ Tho, trải dài 140.000 ha . Sông Tiền và mạng lưới kênh rạch trong tỉnh có tầm quan trọng về nhiều diện, chủ yếu giao thông trong vùng và ngoài vùng, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, cải tạo đất mặn và phèn, gia dụng, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái,... Hình 2.1 Hệ thống sông ngòi huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang 2.1.6 Thổ nhưỡng Cách nay hàng triệu năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập là do sụt lún của nền móng đá nằm giữa 2 vùng đất cao: Nam Trung bộ và Campuchia. Những cuộc biển tiến và biển lùi đã bồi đấp vùng đất trũng này với trầm tích có bề dày khá lớn (khoảng 2.000 m). Chỗ trũng sâu nhất là khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu. Đến giữa thời kỳ Toàn Tân cách nay khoảng 5.000 năm, biển lùi xa dần để lại các đầm lầy và đụn cát với các thành phần bùn sét, cát sét, cát hạt mịn vàng xám đen. Vào khoảng 2.700 năm cách ngày nay, vùng mặt đất Đồng bằng sông Cửu Long đã ổn định, bằng phẳng và xuất hiện đất phù sa dọc theo hai bên dòng sông Cửu Long như hiện nay. Do lịch sử thành lập trầm tích, địa hình, thủy văn và khí hậu khác nhau, đất đai Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại, rất phong phú đa dạng. Theo kết quả kiểm tra của Viện Qui Hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1988 – 1989), huyện Cái Bè có 2 loại nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, đất phèn. - Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này nằm dọc theo phía Bắc của sông Tiền. Nhóm đất phù sa rất màu mỡ thuận lợi cho ngành nông nghiệp: trồng lúa, vườn cây ăn trái, rau quả,... - Nhóm đất phèn: Nhóm đất này lớn thứ hai sau nhóm đất phù sa nằm ở khu vực Bắc của huyện Cái Bè. (Địa Chí Tiền Giang: Địa lý thiên nhiên và Huỳnh Minh, (1964), Định Tường xưa và nay, NXB Xuân Thu, California, Mỹ quốc). 2.1.7 Đường xá Hiện nay, hệ thống đường xá liên thông được trải nhựa và liên ấp được đút bê tông, giúp vận chuyển, giao thông giữa và trong các xã ấp dễ dàng, mau chóng hơn. Các loại cầu tre biến mất dần và được thay thế bằng những chiếc cầu xi măng an toàn hơn. Tuy nhiên, nguồn nước sạch chưa được cải thiện nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long. 2.2 Thực trạng du lịch sinh thái huyện Cái Bè Mỗi năm Cái Bè đón gần 100.000 khách du lịch, trong đó hơn 70% là khách nước ngoài. Năm 2014, có 129.019 lượt khách du lịch đến Cái Bè, trong đó có 114.118 lượt khách quốc tế. Đây là con số lý tưởng đối với hoạt động du lịch ở địa phương và minh chứng cho chiến lược khai thác phát triển du lịch của huyện Cái Bè là định hướng hoàn toàn đúng đắn trong nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, trong những năm qua việc phát triển và hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Thách thức lớn nhất hiện nay mà du lịch Cái Bè cần đặc biệt quan tâm là kinh tế du lịch trong nước đã và sẽ phát triển mạnh mẽ, trong đó nhiều tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang đã xây dựng nhiều mô hình du lịch sinh thái với quy mô lớn, na ná, nhưng khá hấp dẫn với những địa chỉ như sân chim, vườn cò nổi tiếng sẽ lôi kéo du khách đỗ về khá thuận lợi. Cái Bè là một trong những trung tâm phân phối trái cây cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Thiên nhiên trù phú, những dãi cù lao xanh biếc, những vườn cây trái xum xuê dọc theo hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng con người đôn hậu, hiếu khách sẽ làm tiền đề cho du lịch sinh thái Cái Bè phát triển. Du lịch Cái Bè hiện tại đã có hai yếu tố: địa lợi và nhân hòa. Về địa lợi, huyện Cái Bè có được chợ nổi một nét văn hóa của miền Tây Nam Bộ, nơi mà du khách có thể chứng kiến cảnh sầm uất, nhộn nhịp của một nơi giao thương hàng hóa trên ghe giữa mênh mông sông nước. Những vườn cây trái trĩu quả của xã Đông Hòa Hiệp, có một ngôi nhà cổ xây dựng năm 1838, được mệnh danh là một trong “Cửu đại mỹ gia” của địa phương. Đây là ngôi nhà có kiến trúc Nam Bộ với kiểu chữ Đinh cùng các bộ kèo, xiên, trích và các bức hoành phi, bao lam, liễn đối được chạm lộng sắc sảo. Đặc biệt ngôi nhà này đã được tổ chức JICA – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và Trường Đại Học Kiến Trúc Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đầu tư về kĩ thuật và tài chính để trùng tu. Ở làng Hòa Khánh còn có nhà của ông Cai Huy, được xây dựng vào năm 1860, cũng là nhà cổ mang đậm nét Nam Bộ. Hình 2.2: Chợ nổi huyện Cái Bè 2.3 Thuận lợi Vị trí địa lý: Thuận lợi như gần các thành phố lớn hay giáp với nhiều tỉnh có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút khách du lịch. Giao thông thuận lợi giúp du khách ở xa tiết kiệm ñược phần lớn sức khỏe, chi phí, thời gian cư trú... Giao thông: Hiện nay có thể đi bằng phương tiện đường bộ và đường sông. Ngoài ra, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền với nhau trong nội vùng tạo nên một mạng lưới giao thông độc đáo, thuận lợi cho toàn vùng. Như vậy, giao thông thuận lợi cũng là một lợi thế để phát triển du lịch huyện Cái Bè Địa hình: Nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long là kênh rạch đan xen chằng chịt giữa các khu vườn ven sông, rộng hàng chục đến hàng trăm hécta, tạo thành hệ sinh thái tự nhiên rất thích hợp cho du lịch. Hết sông cái đến sông con, rồi kênh, rạch, xẻo, ngọn, mương, vườn, cứ thế chảy đến tận từng nhà. Huyện Cái Bè phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt. Hầu hết vùng có nước ngọt quanh năm và hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa của Sông Tiền. Vùng cù lao được bồi đắp phù sa nên các loại cây ăn trái bốn mùa sai quả, phù sa phủ một lớp dày trên đồng ruộng giúp lúa luôn tươi tốt. Đất đai rất màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thích hợp cho các cây trồng đặc sản như: cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm… Rất nhiều loại thực vật và động vật đặc trưng phát triển ở vùng đất này. Nguồn nước các sông không những làm cho các vườn cây xanh mát, mà còn là nơi phát triển mạnh, nhanh nghề nuôi cá bè, nuôi trồng thủy sản trong mương vườn… Con người: Khi đến với đồng bằng du khách nước ngoài sẽ vô cùng ngạc nhiên với thiên nhiên mang vẻ đẹp trù phú, mới lạ nhưng không xa lạ mà lại gần gũi, thân quen, một phần cũng do tính cách của con người nơi đây. Họ bình dị và thân thiện với nụ cười trên môi làm mát lòng du khách đến từ phương xa Khí hậu: Chính là điểm thuận lợi rõ nét để Nam Bộ phát triển du lịch sinh thái vì đặc trưng khí hậu nhiệt đới, ấm áp quanh năm. So với các vùng, miền trong cả nước như miền Bắc thì mùa đông trời lạnh, miền Trung thì thất thường mưa bão, trong khi đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long về khí hậu thuận lợi quanh năm. 2.4 Khó Khăn Chưa hình thành thị trường du lịch hấp dẫn, lợi thế từ tiềm năng sông nước, đất đai trù phú và đa dạng hệ sinh thái chưa được kết tinh thành những sản phẩm du lịch có tầm vóc để thu hút và lôi cuốn du khách. Các sản phẩm du lịch đơn sơ, chủ yếu lợi dụng yếu tố thiên nhiên và tài sản riêng lẻ của các hộ dân để khai thác. Cho thấy mặc dù có sự tăng trưởng về số lượng khách du lịch hàng năm, nhưng hầu hết các địa phương trong vùng đều thấy có sự giống nhau về diện mạo của các khu du lịch sinh thái, các sản phẩm du lịch của các địa phương vẫn chỉ là sự tự sao chép lẫn nhau, mà chưa có định hướng phát triển các lợi thế riêng, tạo ra các sắc thái riêng, đa dạng hoá sản phẩm du lịch của mình. Các sản phẩm du lịch gắn kết với loại hình du lịch sinh thái như đi thuyền trên sông, thăm vườn cây ăn trái, nghe ca nhạc tài tử đều bắt gặp ở hầu hết các tỉnh trong khu vực. Mặc dù du lịch đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sản phẩm nhưng tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, chưa có nhiều sản phẩm phù hợp với từng loại đối tượng du khách, các sản phẩm trong vùng chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Điều cơ bản nhất là du lịch hiện nay đang thiếu là tính chuyên nghiệp. Sự thiếu chuyên nghiệp đó thể hiện ở nhiều khâu, trong đó quan trọng nhất là sự phối kết hợp thiếu hiệu quả của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và liên quan đến du lịch: từ các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận chuyển đến siêu thị, cửa hàng lưu niệm và các điểm du lịch. Việc tìm thông tin qua mạng Internet hiện nay là khá phổ biến, nhưng du lịch đồng bằng sông Cửu Long vẫn thiếu các trang web chuyên sâu về du lịch, hoặc nếu có cũng ít được cập nhật thường xuyên. Tiếp thị sản phẩm du lịch chỉ là “dàn hàng ngang” chứ không có thị trường mục tiêu. Tiếp thị điểm đến (destination marketing) và quảng bá sản phẩm du lịch thường xuyên hoặc thông qua các sự kiện (events) được triển khai rất ít, kém hiệu quả. Thu hút được khách đến đã khó, muốn giữ khách ở lại lâu hơn và quay trở lại với du lịch miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long còn khó hơn. Do đó, cần phải xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng, tạo dựng một hình ảnh du lịch độc đáo mang thương hiệu vững mạnh cả trong nước và quốc tế. Chính doanh nghiệp là đơn vi đưa ra sản phẩm du lịch trực tiếp tới du khách và thông qua chất lượng dịch vụ, sản phẩm cung ứng và văn hoá giao tiếp với khách hàng mà hình thành niềm tin của du khách. Tạo ra niềm tin của khách hàng vào từng thế mạnh của chính mình cũng là cách quảng bá thu hút khách lâu dài và bền vững nhất. 2.5 Định hướng UBND huyện Cái Bè đã và đang triển khai thực hiện đề án đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với làm khu du lịch. Chủ tịch UBND huyện Cái Bè cho biết: Để cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Cái Bè lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 về chiến lược phát triển du lịch của huyện; Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh, UBND huyện đã thông qua Đề án phát triển du lịch huyện Cái Bè giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Qua đó, các ban, ngành liên quan đã đưa ra những định hướng phát triển thị trường và sản phẩm du lịch Cái Bè. Cụ thể đối với các sản phẩm du lịch lợi thế của huyện sẽ phát triển gồm: Du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng sông nước, miệt vườn; du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống; du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; sản phẩm du lịch liên kết gồm có các tour liên kết Cái Bè với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện tiến hành phối hợp cùng các ban, ngành và đơn vị liên quan triển khai thực hiện đề án, trong đó chú trọng đến hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của Cái Bè trên mạng internet; tổ chức các sự kiện, lễ hội du lịch để mời gọi đầu tư vào các dự án phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Với sự định hướng đúng đắn của Huyện ủy, UBND huyện Cái Bè cùng quá trình triển khai thực hiện một cách khoa học, hợp lý cùng với những lợi thế sẵn có, thế mạnh về du lịch sinh thái của huyện Cái Bè chắc chắn sẽ được khai thác hiệu quả và ngày một phát triển để đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3.1 Khái niệm du lịch Du lịch được hiểu một cách đơn giản là hoạt động gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người. Du lịch không tồn tại độc lập mà phải gắn liền với sự phát triển của một số ngành dịch vụ tạo thành một chuỗi hoàn chỉnh đáp ứng mọi nhu cầu của khách khi tham gia hoạt động du lịch. Từ khi du lịch xuất hiện đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch được đưa ra. Tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch họp tại Roma-Italia(21/8- 05/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” Theo Pirogionic, 1985 khái niệm vầ du lịch được xác định như sau: “Du lịch là hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức –văn hóa hoặc thể thao kèm theo đó là việc tiêu thụ các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa lịch sử” Tổ chức du lịch thế giới WTO đưa ra khái niệm về du lịch năm 1993: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ những cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình” Theo điều 4 luật du lịch Việt Nam(2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến di chuyển của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà nó còn gắn với hoạt động kinh tế: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của con người hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”. Khái niệm du lịch một mặt mang ý nghĩa xã hội là việc đi lại của con người nhằm mục đích nghỉ ngơi giải trí, tìm hiểu, khám phá…mặt khác du lịch là ngành kinh tế có liên quan đến nhiều thành phần tạo thành một ngành dịch vụ như : Lưu trú, ăn uống, giao thông vận tải…vì vậy có thể đánh giá tác động của du lịch ở rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nhìn chung thông qua các định nghĩa về du lịch từ rất nhiều nguồn khác nhau có thể hiểu: Du lịch là hoạt động của con người di chuyển ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhưng không thường xuyên với mục đích phục hồi sức khỏe và thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu khám phá, nâng cao nhận thức của bản thân. 3.2 Khái quát du lịch sinh thái 3.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái “Du lịch sinh thái”(Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực. Đây là một khái niệm rộng được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số người, “Du lịch sinh thái” được hiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “Du lịch” và “sinh thái”. Tuy nhiên cần có góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn để hiểu du lịch sinh thái một cách đầy đủ. Trong thực tế khái niệm “Du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ những năm 1800. Với khái niệm này mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như: tắm biển, nghỉ núi…đều được hiểu là du lịch sinh thái. Có thể nói cho đến nay khái niệm về du lịch sinh thái vẫn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau . Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về du lịch sinh thái, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về du lịch sinh thái đều cho rằng: du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:  Tổ chức thực hiện và phát triển dựa vào những giá trị thiên nhiên và văn hóa bản địa.  Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái.  Có giáo dục và diễn giải về môi trường.  Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng. Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên đượcc Hector Ceballos Lascurain đưa ra vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị biến đổi, với những mục đích đặc biệt : Nghiên cứu,tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [1,8] Theo Allen.K(1993): “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường sinh thái, thông qua hướng dẫn viên có nghiệp vụ. Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển Du lịch sinh thái là giảm thiểu tác động của du khách đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng quyền lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” Định nghĩa của(Wood,1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến với những khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương”. Theo hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ (1998): “Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. - Tổng cục du lịch Việt Nam (1999): “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Ở Việt Nam, Du lịch sinh thái là một lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa những thập kỷ 90 của thế kỷ XX, xong đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau. Khái niệm về du lịch sinh thái cũng chưa có nhiều điểm thống nhất. Để có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của du lịch sinh thái, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF…có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế Việt Nam về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999. Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam, theo đó: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bảnđịa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.  Du lịch sinh thái còn có những tên gọi khác nhau:  Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)  Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature based Tourism)  Du lịch môi trường (Environmental Tourism)  Du lịch đặc thù (Particcular Tourism)  Du lịch xanh (Green Tourism)  Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)  Du lịch bản xứ (Indigennous Tourism)  Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)  Du lịch nhậy cảm (Sensitized Tourism)  Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)  Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) 3.2.2 Tài nguyên du lịch sinh thái Các tài nguyên có khả năng khai thác để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam bao gồm: Các hệ sinh thái tự nhiên điển hình (hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái đất ngập mặn, hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái vùng cát ven biển), nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên). Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên: - Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng. - Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống. - Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực. - Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng. - Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng. Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù: + Miệt vườn + Sân chim. 3.2.3 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái Mọi hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đều được thực hiện dựa trên những tài nguyên du lịch tự nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử do con người tạo nên và có sự kết hợp của các dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Dựa vào những yếu tố đó để hình thành lên sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng khám phá của khách du lịch, mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội. Du lịch sinh thái là một dạng hoạt động của du lịch nói chung vậy nó cũng bao hàm những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung bao gồm: Tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ du lịch ( sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa , cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo…) Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch ( điện, nước, nông sản, hàng hóa…) Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chínhphủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên,cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa ,kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội. Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa …(theo tính chất của khí hậu ) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí …(theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch). Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các khách du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải mục đích kiếm tiền. Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia có thể trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch .Bên cạnh những đặc trưng chung của ngành du lịch, du lịch sinh thái cũng hàm chứa những đặc trưng riêng bao gồm:  Tính giáo dục cao về môi trường: du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có cá giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch gây lên những áp lực lớn đối với môi trường, và du lịch sinh thái được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.  Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành lên những ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên đó cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đảm bảoyêu cầu phát triển bền vững.  Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa giá trị nhận thức cho cộng đồng, tăng nguồn thu nhập cho người dân sở tại. Điều này cũng tác động ngược trở lại một cách tích cực với hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các hình thức du lịch tự nhiên khác. Cùng một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, các sản phẩm của chúng đều có giá trị, giá trị sử dụng, được trao đổi mua bán qua các hình thức dịch vụ du lịch. Song du lịch sinh thái lại có tính giáo dục và trách nhiệm cao hơn nhiều so với loại hình du lịch tự nhiên. Du lịch sinh thái phức tạp hơn trên nhiều phương diện: Hướng dẫn an toàn, chi phí bảo hiểm… và đòi hỏi cao hơn về ý thức trách nhiệm của người tổ chức cũng như du khách. Khách du lịch sinh thái sau một chuyến tham quan sẽ có tầm nhìn và hiểu biết hơn về những đặc tính sinh thái khu vực và văn hóa cộng đồng địa phương.Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằng nhiều nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và phát triển tự nhiên sinh thái và văn hóa khu vực. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và hệ sinh thái khu vực. Các tác động tiêu cực của du lịch sinh thái sẽ làm thay đổi và biến tính hệ sinh thái và môi trường. Một số hệ sinh thái và môi trường sống đặc biệt dễ bị tổn thương vì áp lực phát triển du lịch sinh thái, một phần môi trường sống có chất lượng kém hơn, điều này dẫn đến giảm đi về đa dạng sinh học. Với các loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại du lịch sinh thái coi đây là một nguyêntắc cơ bản cần tuân thủ bởi: - Mục tiêu của hoạt động du lịch sinh thái là bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái. - Du lịch sinh thái tồn tại được thì nó luôn phải gắn liền với việc bảo vệ môi trừờng và duy trì các hệ sinh thái điển hình. Sự hủy hoại hệ sinh thái và sự thoái hóa xuống cấp của môi trường sẽ là những nhân tố dẫn đến sự diệt vong của du lịch sinh thái. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc : Văn hóa là sự tích lũy kiến thức về ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Nếu coi văn hóa là kết quả thể hiện quá trình thích ứng của con người với môi trường tự nhiên, thì tính đa dạng sinh học và tính đa dạng văn hóa có mối quan hệ mật thiết theo những quy luật nhất định.Vì vậy nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân thủ theo. Các giá trị nhân văn và bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với các hệ sinh thái ở một nơi cụ thể. Sự xuống cấp hoặc biến đổi liên tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của một cộng đồng địa phương dưới tác động của một hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực vì vậy làm mất đi giá trị của hệ sinh thái đó. Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Dân địa phương là những người trực tiếp sống trên địa bàn du lịch sinh thái và họ cũng là người trực tiếp thấy được sự biến đổi (phát triển hay xuống cấp) của hệ sinh thái, môi trường, văn hóa…của khu vực. Các hệ sinh thái, môi trường văn hóa đó có được bảo tồn, duy trì hay không hoàn toàn phụ thuộcvào ý thức của người dân ở đây. Chính vì thế mà đây là nguyên tắc, là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái khuyến khích người dân địa phương tham gia các hoạt động du lịch như cho thuê nhà nghỉ, làm hướng dẫn viên du lịch, sản xuất các mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống… Kết quả là cuộc sống của người dân địa phương sẽ ít phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ thấy được lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái 3.2.4 Các yêu cầu trong phát triển du lịch sinh thái Để phát triển du lịch sinh thái cần chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau đây: Yêu cầu 1: Du lịch sinh thái được thiết lập và phát triển ở những nơi hấp dẫn về tự nhiên với các hệ sinh thái điển hình và có đa dạng sinh học cao, trong đó không ngoại trừ các yếu tố văn hóa – xã hội bản địa. Yêu cầu 2: Đảm bảm tính giáo dục: Quá trình giáo dục đào tạo cần có những mặt quản lí, điều hành, hướng dẫn viên để thực hiện việc hướng dẫn, diễn giải, giáo dục môi trường cho du khách nhằm giúp họ “làm giàu những kinh nghiệm và khuyến khích những hoạt động thực tiễn có ích về môi trường”. Yêu cầu 3: Du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa: Tổ chức du lịch thế giới định nghĩa sức chứa du lịch như sau: “Sức chứa (khả năng chấp nhận) của một nơi đến là mức độ sử dụng hoặc phát triển du lịch tối đa nơi đến có thể hấp thu (chấp nhận) mà không tạo ra sự phá hủy môi trường tự nhiên và các vấn đề tồn tại về kinh tế - xã hội đồng thời không làm giảm chất lượng các kinh nghiệm thu nhận được của du khách”. Yêu cầu 4: Khuyến khích sự tham gia cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch nhằm đảm bảo lợi ích của họ. 3.2.5 Kinh tế vườn Theo quyển Đồng bằng sông Cửu Long: Nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn của nhà văn Sơn Nam (1/2004): “Kinh tế vườn xuất hiện khoảng đầu thế kỉ XIX. Nông dân vùng này đã biết đào mương, lên liếp, lập vườn cau, vườn dừa đã tạo ra một cảnh quan mới”. Đầu tiên vườn còn là kinh tế gia đình, vườn bao bọc xung quanh nhà về sau vườn phát triển thành vùng chuyên canh. Sau này người ta đã trồng thử các loại cây ăn quả như: cam, quýt, chanh, bưởi, xoài, sầu riêng,… và thấy rằng những loại cây này trồng trên đất vườn hết sức tươi tốt và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Năm 1990, tỉnh Tiền Giang có 24.500 ha, thì đến nay đã có gần 70.000 ha, hằng năm cho sản lượng gần một triệu tấn quả các loại. Những năm qua, cây ăn quả của Tiền Giang phát triển theo hướng tăng diện tích và phát triển mạnh các giống cây đặc sản, bước đầu đã tạo nên những vườn chuyên canh tập trung. Trong đó, Cái Bè là huyện xếp hàng đầu về tiềm lực kinh tế vườn của tỉnh Tiền Giang (toàn huyện Cái Bè có gần 15.000ha vườn trồng cây ăn trái với nhiều chủng loại ,chiếm hơn 1/3 diện tích cây ăn quả của Tiền Giang)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan