Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Niên luận nhân vật trong truyện ngắn hemingway...

Tài liệu Niên luận nhân vật trong truyện ngắn hemingway

.DOC
65
370
73

Mô tả:

Được sự phân công của khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Duy Hiệp. Đỗ Thị Vân - tôi đã thực hiện đề tài: “Nhân vật trong truyện ngắn Hemingway”. Để hoàn thành Niên luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Duy Hiệp đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện Niên luận này. Xin cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất và cung cấp tài liệu để tôi thực hiện Niên luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân, những người luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi khi làm Niên luân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen công tác nghiên cứu khoa học cũng như sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của Thầy, Cô giáo và các bạn đọc để Niên luận hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Mở đầu 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương phápnghiên cứu 5 5. Bố cục niên luận 6 Chương 1. Hệ thống nhân vật nam và nữ 7 trong truyện ngắn Hemingway 7 1.1. Bảng thống kê 7 1.2. Đặc điểm, tính cách của hệ thống nhân vật nam 13 1.3. Đặc điểm, tính cách của hệ thống nhân vật nữ 17 Tiểu kết 18 Chương 2. Kiểu đối thoại trần thuật trong truyện ngắn Hemingway 21 a. Đối thoại giữa các nhân vật nam 23 B. Đối thoại giữa các nhân vật nữ 26 C. Đối thoại giữa nhân vật nam và nhân vật nữ 29 Tiểu kết 36 Chương 3. Đối thoại miêu tả 38 trong truyện ngắn của Hemingway 38 3.1. Cảnh được miêu tả qua các đối thoại 38 3.2. Cảnh mang chất thơ 41 3.3. Cảnh mang ý nghĩa như một kiểu “độc thoại nội tâm” 44 Tiểu kết 51 Kết luận 51 Tài liệu tham khảo 55
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỀỀ TÀI: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮẮN HEMINGWAY NIÊN LUẬN Tên tác giả: Đỗ Thị Vân Chuyên ngành: Văn Học Hà Nội-2015 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ VÂN ĐỀ TÀI: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HEMINGWAY Chuyên ngành:Văn học Lớp: K58 – Chuẩn Mã Sinh Viên: 13032324 Người hướng dẫn: PGS.TS.Đào Duy Hiệp HÀ NỘI, 2015 2 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Duy Hiệp. Đỗ Thị Vân - tôi đã thực hiện đề tài: “Nhân vật trong truyện ngắn Hemingway”. Để hoàn thành Niên luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Duy Hiệp đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện Niên luận này. Xin cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất và cung cấp tài liệu để tôi thực hiện Niên luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân, những người luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi khi làm Niên luân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu mới làm quen công tác nghiên cứu khoa học cũng như sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của Thầy, Cô giáo và các bạn đọc để Niên luận hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC 3 Mở đầu.........................................................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................................3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................................4 4. Phương phápnghiên cứu...............................................................................................5 5. Bố cục niên luận..............................................................................................................6 Chương 1. Hệ thống nhân vật nam và nữ.................................................................................7 trong truyện ngắn Hemingway..................................................................................................7 1.1. Bảng thống kê.............................................................................................................7 1.2. Đặc điểm, tính cách của hệ thống nhân vật nam....................................................13 1.3. Đặc điểm, tính cách của hệ thống nhân vật nữ.......................................................17 Tiểu kết..................................................................................................................................18 Chương 2. Kiểu đối thoại trần thuật trong truyện ngắn Hemingway..................................21 a. Đối thoại giữa các nhân vật nam.................................................................................23 B. Đối thoại giữa các nhân vật nữ....................................................................................26 C. Đối thoại giữa nhân vật nam và nhân vật nữ.............................................................29 Tiểu kết..................................................................................................................................36 Chương 3. Đối thoại miêu tả....................................................................................................38 trong truyện ngắn của Hemingway.........................................................................................38 3.1. Cảnh được miêu tả qua các đối thoại...........................................................................38 3.2. Cảnh mang chất thơ......................................................................................................41 3.3. Cảnh mang ý nghĩa như một kiểu “độc thoại nội tâm”..............................................44 Tiểu kết..................................................................................................................................51 Kết luận.....................................................................................................................................51 Tài liệu tham khảo......................................................................................................................55 4 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hemingway là nhà văn Mĩ đoạt giải Nobel văn học. Sáng tác của ông đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung. Ông nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết như: Mặt trời vẫn mọc (The Sun Also Rises 1926), Giã từ vũ khí (A Farewell to Arm 1929), Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Belle Tolls 1940), song truyện ngắn của ông cũng được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiến thấy, ngay từ tập truyện đầu tay như: Trong thời đại chúng ta (1924). Truyện ngắn của Hemingway đa số là rất ngắn, cô đọng, gợi nhiều hơn tả. Những câu đối thoại rất ngắn của nhân vật nhưng lại chứa một sức nặng, khiến bạn không thể đọc lướt qua mà phải nghiền ngẫm về nó. Những câu chuyện tưởng như không có gì nhưng thường ẩn chứa sau đó là một “đời sống khác”, hay “một câu chuyện khác”. Các tác phẩm của Hemingway được xếp vào loại văn học “không dễ đọc”. Cách viết của tác giả buộc người đọc cùng suy ngẫm và tham gia vào quá trình sáng tạo của câu chuyện, chứ không đơn giản là theo dõi một câu chuyện. Việc khảo sát các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Hemingway là để tìm ra quan niệm của nhà văn về con người bởi quan niệm này chi phối toàn bộ hình thức biểu hiện của tác giả. Khảo sát nhân vật trong truyện ngắn của ông góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng của thế giới nghệ thuật Hemingway, những cách tân của ông đối với vai trò và vị trí nhân vật trong văn xuôi tự sự. Qua khảo sát nhân vật chúng ta còn làm rõ thêm phương thức nghệ thuật đặc biệt của Hemingway: nguyên lý tảng băng trôi. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 5 Từ sau năm 1924, khi truyện ngắn Trong thời đại chúng ta ra đời, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều người nghiên cứu về E.Hemingway cũng như truyện ngắn và phong cách văn chương của ông. Qua những tuyển tập sáng tác của Hemingway được dịch và hệ thống lại, qua đó, phần nào thấy được sự quan tâm của mọi người đối với mảng để tài về truyện ngắn của Hemingway. Tuy vậy, vẫn chưa có ai thực sự thông kê và tìm hiểu sự thay đổi của các nhân vật trong suốt chặng đường sáng tác của Hemingway. Cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về Hemingway và các nhân vật truyện ngắn của ông; nhưng các nghiên cứu chủ yếu chỉ nghiêng về việc tìm hiểu, và phân tích các nhân vật trong truyện ngắn chiến tranh của Hemingway. Ở Việt Nam, từ năm 1985, Lê Đình Cúc đã đề cập đến đề tài chiến tranh trong truyện ngắn của Hemingway qua luận án phó tiến sĩ : Tiểu thuyết về chiến tranh của Hemingway. Trong luận án của mình, Lê Đình Cúc đã khảo sát những tiểu thuyết tiêu biếu của Hemingway và làm rõ thái độ, quan điểm của E.Hemingway về chiến tranh. Lê Đình Cúc nhận định rằng: Cùng đi song song với đề tài chiến tranh là đề tài tình yêu và sức sống mãnh liệt của con người. Trong một bài tham luận về Hemingway mang tên: Âm hưởng thời đại trong Hemingway, Lê Huy Bắc cho rằng: “ Hemingway tập trung khắc hoạ hai diện mạo: chết trong chiến tranh và sống trở về”, “ Chiến tranh hiện diện trong tác phẩm của Hemingway trước tiên không phải bằng bộ mặt thật với bom đạn, xe tăng pháo binh... mà bằng nỗi ám ảnh ghê hồn”. Nhìn chung các công trình nghiên cứu của thế giới và Việt Nam đã có đóng góp nhiều về truyện ngắn của E.Hemingway ở nhiều phương diện khía cạnh khác nhau như: nhân vật, thể loại, đề tài, phong cách, nghệ thuật... Trong đó có những công trình đề cập đến truyện ngắn của Hemingway... Tất cả những nghiên cứu đó đều gợi ý cho đề tài nghiên cứu của tôi. Tuy nhiên, các công trình trên chưa có công trình nào đặt biệt tìm hiểu chuyên sâu về tất cả truyện ngắn của E.Hemingway. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về nhân vật trong chuyện ngắn của E.Hemingway. 6 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu chính là các truyện ngắn của Hemingway. Các ẩn phẩm được khảo sát gồm có: 1. Truyện ngắn (Ernest Hemingway, Lê Huy Bắc chủ biên và giới thiệu, nhà xuất bản Văn học, 2004) 2. Truyện cực ngắn Hemingway (Đào Ngọc Chương - Nguyễn Thị Huyền Linh dịch, NXB Văn Nghệ TP.HCM, 2001.) 3. Truyện ngắn Hemingway (2 tập), Lê Huy Bắc - Đào Thu Hằng - Phan Ngọc Thưởng dịch, NXB Văn Học, 1998. 4. Tác phẩm Ernest Hemingway (truyện ngắn, tiểu thuyết), Lê Huy Bắc Đào Thu Hằng giới thiệu và tuyển dịch, NXB Giáo Dục, 2003. Với đề tài này, tôi cố gắng làm rõ các vấn đề sau:  Làm nổi bật được cách nhìn của E.Hemingway về con người và cuộc sống thông qua các nhân vật, con người, không gian trong các truyện ngắn.  Tìm hiểu về con người trong truyện ngắn của Hemingway về nhân sinh quan, bản năng sinh tồn, qua đó thấy được thái độ của tác giả vê con người.  Trong quá trình khảo sát, tôi đã khảo sát hơn 70 truyện ngắn của Hemingway đề tìm ra đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn của ông. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nhân vật trong truyện ngắn của Hemingway. Do khuôn khổ của bài nghiên cứu và khả năng cá nhân nên tôi chỉ khảo sát các truyện ngắn của Hemingway đầy đủ về phương diện nhân cách nhân vật, sự thay đổi về hình tượng nhân vật trong các truyện ngắn của Hemingway. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Niên luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp trần thuật học: là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật. Chú ý đến chức năng, ngữ pháp truyện, ngữ nghĩa truyện ở cấu trúc bề 7 sâu, và phương diện biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tự sự. Ngoài vấn đề điểm nhìn, thì kí hiệu tượng trưng, khoảng cách trần thuật là những vấn đề đang được đặc biệt quan tâm.[11]  Phương pháp tiếp cận thi pháp: nghiên cứu cấu trúc tác phẩm và những hợp thể của các cấu trúc đó: các tác phẩm của Hemingway, khuynh hướng sáng tác văn học của Hemingway. Phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội…[12]  Phương pháp nghiên cứu lịch sử, xã hội: Nghiên cứu bối cảnh xã hội và văn hóa trong đó Hemingway sống, nghiên cứu các tài liệu lịch sử học; từ đó nhìn nhận những ảnh hưởng của xã hội, lịch sử lên các sáng tác của ông.  Dùng các thao tác phân tích, thống kê, so sánh. 5. BỐ CỤC NIÊN LUẬN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, niên luận gồm 3 Chương : Chương 1. Hệ thống nhân vật nam và nữ trong truyện ngắn Hemingway Chương 2. Kiểu đối thoại trần thuật trong truyện ngắn Hemingway Chương 3. Đối thoại miêu tả trong truyện ngắn của Hemingway Kết luận Tài liệu tham khảo CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG NHÂN VẬT NAM VÀ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN HEMINGWAY 8 1.1. BẢNG THỐNG KÊ Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác".[5] Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. Nhân vật chính là trung tâm của tác phẩm, là nơi để tác giả gửi gắm những điều mình muốn thể hiện, muốn nói lên trong tác phẩm của mình. Dưới đây là bảng thống kê các truyện ngắn cùng với nhân vật trong truyện của E.Hemingway: ST T 1 2 Tên tác phẩm (Tiếng Việt) Sự phán xét của Manitou Chuyện sắc màu 3 Sepi Jingan Tên tác phẩm (Tiếng Anh) Judgment of Manitou A matter of colour Sepi Jingan 4 Pauline snow Pauline Snow 5 Trên Michigan Tàn mùa 6 7 miệt Trong thời đại chúng ta Năm sáng tác 1916 1916 Bill và con chó Sepi Nam Jinga 1923 Pauline snow 1916 In the 1923 Michigan Out of season 1923 In our time 1924 9 Nhân vật chính Pierre và Haywood Dan Giới tính Dick Jim (anh chàng thợ rèn) và Liz (cô hầu) Lão Peduzzi và 1 đôi vợ chồng (anh chàng công từ và vợ Tiny) Nhóm binh sĩ, không có nhân vật trung tâm Nam Nam Nữ Nam Nữ Nam, Nam Nữ Nam 8 Ed Paige Ed Paige 1924 Võ sĩ Ed Paige Nam 9 10 Nhà của lính Trại người da đỏ Soldier’s Home Indian Camp 1924 1924 Kerbs Nick và ba (ông bác sĩ) Nam 11 Bác sĩ và vợ bác sĩ Doctor and the 1924 doctor’s wife 12 Truyện rất ngắn A very story 1924 Nam, Nữ Nam Nam Nữ 13 Nhà cách mạng The Revolutionist 1924 Bác sĩ Hernry , vợ và Dick Boulton đến từ trại Da Đỏ Nhân vật “anh" và người yêu Luz Nhà cách mạng người Magyar (tộc người chính ở Hungary) Nick và bạn George Trượt tuyết việt dã 15 Con mèo trong Cat in the rain 1925 mưa Sông lớn hai lòng Big two-heart 1925 I River I Vợ chồng người Mỹ: Nam Sigaora và George Nữ Nick Nam 17 Gã võ sĩ The Battler 1925 18 Ông già tôi My old man 1925 19 Kết thúc một vấn đề Cơn gió ba ngày Nick và người đàn ông Nam Ad Farancis Joe và “ông già Joe”- 1 Nam tay đua ngựa Nick (cô người yêu Nam Marjorie ) Nick và gã bạn Bill Nam 20 21 22 23 24 25 26 27 28 1924 Nam 14 16 Cross-country Snow Nam The end of something The three day blow Sông lớn hai lòng Big two-heart II River II Chàng và nàng Mr. And Mrs. Elliot Elliot Hôm nay thứ sáu Today is Friday 1925 Người bất khả The Undefeated bại Chuyện phù Banal story phiếm Một cuộc thẩm A simple Enquiry vấn đơn giản Những rặng đồi Hills like elephant như đàn voi trắng 1926 Những người 1927 kẻ giết The Killers 10 1925 Nam 1925 Nick 1925 Vợ chồng Hubert Elliot Nam - Cornelia Nữ Ba người lính La Mã Nam 1926 1927 1927 1927 Nam Chàng đấu sĩ hết thời Nam Manuel Nhà văn Manuel Garcia Nam Meara Rinin và viên thiếu tá Nam Hai hành khách ngồi đợi tàu ở quán giải khát Nambên cạnh ga: một người Nữ đàn ông và một cô gái Nick và George Nam 29 30 31 32 32 33 34 35 36 Bây giờ tôi nằm nghỉ Nơi xứ lạ Now I lay me 1927 In another 1927 country Tổ quốc nói gì Che ti dice la 1927 với mày patria? Năm mươi ngàn Fifty grand 1927 Dollar Mười người da Ten Indians 1927 đỏ Chim bạch yến A Canary for one 1927 cho ai Câu chuyện tình thơ mộng miện sơn cước Trên bến tàu ở Smyrna Đổi thay lớn An Alpine Idyll 1927 On The Quai at 1930 Smyrna The sea change 1931 37 Một nơi sáng sủa A Clean, Well- 1932 và sạch sẽ Lighted Place 38 Sau cơn bão After storm 39 Lịch sử tự nhiên của cái chết A natural History 1932 of the dead 40 Một người bạn One reader writes 1933 đọc viết Ánh sáng của thế The light of the 1933 giới world 41 42 1932 Nick Nhân vật tôi Nam Nam Nhân vật tôi và bạn Nam Guy Hai võ sĩ Jack và Nam Wâlcott Nick Nam Phu nhân Mỹ và vợ Nữ chồng nhân vật “tôi” Nam, Nữ Nhân vật “tôi” nghe câu chuyện qua ông chủ Nam quán Nhân vật xưng "tôi" Nữ Một người đàn ông và Nam một cô gái Nữ Gã bồi bàn quán cà phê – nơi sạch sẽ và sáng Nam sủa Nhân vật “tôi” Nam Không có nhân vật trung tâm, chỉ là câu Nam chuyện về cái chết của các người lính Nhân vật "nàng" Nam Nhân và “tôi” cùng bạn là Tom và cô điếm Nam Nữ Alice Hỡi quý ông, chúa ban phước lành cho các bạn Con đường bạn chẳng thế theo God rest you 1933 merry, Genltemen Hai bác sĩ Fischer và Wilcox Nam A way you will 1933 never be Nick 44 Mẹ của Pê Đê The Mother of a 1933 Queen Nhân vật “tôi” và gã Pê Nam Đê 45 Thụy sĩ tôn kính Homage Switzerland Ngài Wheeler ở Nam Montreux, ngài Johnson ở Every và con trai của 43 to 1933 11 Nam 46 Một ngày chờ đợi 47 Con bạc, bà xơ The Gambler, the 1933 và Radio Nun, and the radio Cha và con Fathers and sons 1933 48 49 A day’s wait 1933 đồng chí hội viên ở Territet. Nhân vật bố và cậu con trai Schatz Người đàn ông MexicoCayetano, viên cảnh sát Frazer và bà xơ Cecilia Nick và câu chuyện về người cha Nam Nam, Nam nữ Nam 53 Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro Cuộc đời ngắn ngủi và hạnh phúc của Francis Macomber Nơi kinh đô thế giới Ông lão bên cầu 54 Tố giác The snow of Kilimanjaro The short and happy life of Francis Macomber The capital of the world Old Man at the Bridge The denunciation 55 Con bướm và cỗ xe tăng The bufetfly and 1938 the Tank Nhân vật “tôi” 56 Dưới mỏm đất Under the Ridge 1939 Nhân vật “tôi” 57 Chẳng có ai chết Nobody ever dies 1939 58 Chú bò thủy chung Con sư tử tốt bụng Con người của thế giới The faithful Bull 1951 Enrique và người yêu Nam nàng Maria Nữ Con vật- bò The good lion 1951 Con sư tử tốt bụng 50 52 59 60 61 62 63 64 65 1936 Harry và Molo 1936 Vợ chồng Macomber và Nam, người hầu Wilson Nữ Nam 1936 Paco 1938 Nhân vật "tôi" kể lại Nam chuyện về ông lão Nhân vật “tôi Nam 1938 A man of the 1957 world Philip và vợ Ngày cưới Nick- chú rể 1972 12 Nam Nam Nam Đực Blindy qua lời kể nhân Nam vật “tôi” Là con chó dẫn Get a seeing- 1957 đường eyed dog Ba phát súng Three Shorts 1972 (NXB) Những người da The Indians 1972 đỏ đã đi rồi moved away (NXB) Vượt sông Crossing the 1972 Mississipi Mississipi (NXB) Wedding Day Nam – Nữ Nick Nam Nữ Nam Nick- kể lại chuyện về Nam những người da đỏ Nick Nam Nam 66 Người mùa hạ Summer people 67 Bob White Bob White 68 Lão Hurt và bà Mr. And Hurt Hurt 69 Billy Gilbert 70 71 (NXB) 1972 (NXB) 1987 (NXB) Mrs, 1987 (NXB) Billy Gilbert 1987 (NXB) Con nghĩ mọi I guess everything 1987 chuyện đều gợi reminds you of (NXB) lại trong cha điều something gì đó Câu chuyện Châu An African Story 1987 Phi (NXB) Nick Bác sĩ Bob White Vợ chồng ông bà Hurt Gã thổ dân Billy Gilbert Nam Nam Nam Nữ Nam Cậu bé và cha Nam Gia đình David, cha và Juma Nam Bảng thống kê truyện ngắn theo năm sáng tác (bản tiếng Anh) của Hemingway. Ngoài ra, từ truyện: Ba phát súng (STT:61) đến truyện cuối cùng Câu chuyện Châu Phi (STT:71), là những truyện được thống kê theo năm xuất bản, do không tìm được năm sáng tác. Đây là những truyện được vợ Hemingway tuyển và xuất bản sau khi ông mất. Các truyện này được in trong tập The complete short stories of Ernest Hemingway trong In the Graden của Charles Scriber’s, nhà xuất bản New York. Văn học không thể thiếu nhân vật vì chính đó là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó vê một loại người nào đó về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chinh là người dẫn dắt bạn đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Nhân vật giữ vị trí trung tâm trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác 13 phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Nghiên cứu nhân vật là tiếp cận vấn đề cốt lõi của tác phẩm cả về nội dung lẫn hình thức. Thế giới nghệ thuật của Ernest Hemingway là độc đáo và đa nghĩa. Nó cho phép người đọc tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau. Việc sắp xếp theo thứ tự năm sáng tác này giúp cho chúng tôi dễ phát hiện được những thay đổi về nhân vật của Hemingway qua từng gia đoạn. Điều này cũng giúp hiểu rõ được về việc tần số xuất hiện của các nhân vật từ những tác phẩm của Hemingway lúc mới bắt đầu sáng tác đến những tác phẩm sau cùng. Từ bảng thống kê, chúng tôi thấy: nhân vật nam xuất hiện với tần xuất dày đặc, trong khi đó nhân vật nữ chỉ xuất hiện rời rạc, lẻ tẻ ở những tác phẩm gian đoạn cuối cuộc đời Hemingway Qua việc khảo sát 71 truyện ngắn của Hemingway qua các thời kì, chúng tôi nhận thấy rằng: trong các truyện ngắn của ông đa số đều là các nhân vật nam, cả những nhân vật có tên hay những nhân vật không tên. Trong 71 truyện ngắn có: 73 nhân vật nam chính và chỉ có 18 nhân vật nữ (tỉ lệ nhân vật nữ chính chỉ bằng 1/3 nhân vật nam chính). Điều này cho thấy, trong thế giới Hemingway vẽ lên cả đàn ông lẫn đàn bà đều bất thường. Họ đều chịu đựng nhiều tổn thương. Nhân vật trong truyện ngắn của Hemingway có đủ mọi loại người làm đủ mọi ngành nghề; điều này có lẽ do việc đi lại tham gia quân đội của ông đã cho ông cơ hội có thể tiếp xúc được với nhiều người, với đủ mọi nghề nghiệp và màu da. Ông đã tham gia chiến tranh, ông hiểu được nỗi khổ của người lính, những đau thương mất mát mà người lính phải chịu nên Hemingway viết rất nhiều truyện ngắn chiền tranh. Có lẽ vì vậy mà ông thích viết về đề tài chiến tranh nhiều hơn là về đời thực; bởi ông có am hiểu sâu sắc với đời lính. Đây có thể là nguyên nhân khiến cho truyện ngắn của Hemingway có nhiều nhân vật nam chính như vậy. Các nhân vật nam thường là những người lính đang tham chiến, những người lính già đã trở về hay những đoàn người di tán phải chịu những đau khổ và bất hạnh mà chiến tranh đem lại trong đó có cả người già, trẻ em và phụ nữ. 14 Việc am hiểu và thích viết về chiến tranh, về người lính đã tạo lên việc chênh lệch giữa tỉ lệ nhân vật nam và nhân vật nữ trong truyện ngắn của Hemingway. Nhưng điều này chỉ làm cho truyện ngắn của ông trở nên chân thực hơn, các nhân vật trở nên gần gũi, sông động hơn mà thôi. 1.2. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CÁCH CỦA HỆ THỐNG NHÂN VẬT NAM Trong truyện ngắn của Hemingway tỉ lệ nhân vật nam chiếm phần lớn. Các nhân vật nam chính này có đủ mọi tính cách, nghề nghiệp, tuổi tác…nhưng phần lớn đều là các người lính, người lính trong chiến trận, người lính trở về từ chiến tranh…tuy nhiên cũng có những nhận vật khác những cậu bé, những người giúp việc… có những nhân vật có tên cũng có những nhân vật không tên. Đầu tiên, là nhân vật “tôi”- người lính. Kiểu nhân vật này tập trung trong 10 truyện ngắn. Tiêu biểu là: Nơi xứ lạ - câu chuyện về cuộc hành trình của nhân vật tôi. Một quân nhân bị thương ở đầu gối đang được điều trị tại bệnh viện trên đất Italy. Xung quanh “tôi” còn có bác sĩ và thiếu tá. Đọc truyện, độc giả thấy toát lên cách nhìn thái độ của “tôi” về chiến tranh. Cụ thể là những tấm huy chương, những vết thương, những cỗ máy điều trị, những lời miệt thị của dân chúng dành cho cánh lính, những định trớ trêu của tình yêu con người. Thiếu tá người đi trận lại không chết nhưng vợ chưa cưới của thiếu tá lại chết vì viêm phổi. “Tôi” không đả động gì đến chiến tranh nhưng các chi tiết: bàn tay của thiếu tá, tay kiếm cừ khôi nhất nước Italy đã bị chiến tranh hủy hoại, đôi chân của “tôi”, người giỏi môn đá bóng cũng bị tàn tật… đã cho chúng ta biết “tôi” ghét chiến tranh, “tôi” bị ám ảnh bởi những nghịch lý của thân phận. Nội dung truyện khá giống Giã từ vũ khí song kiểu nhân vật trung tâm thì khác hơn. Đây là nhân vật được lột tả qua cách nhìn, cách đánh giá hiện thực. Ngoài ra, ta chẳng thể hề hay biết gì hơn về cái con người này. Tôi - người kể chuyện làm nhân vật trung tâm là hiện tượng nghệ thuật độc đáo của Hemingway. Nó thể hiện sự cách tân. Theo dòng lịch sử của văn chương, trước khi có loại hình Fietion thì các khái niệm: nhân vật phụ, nhân vật chính, 15 nhân vật trung tâm đã xuất hiện ở kịch. Lúc đó nhân vật trung tâm chỉ là nhân vật được trần thuật. Đến khi Fietion được ra đời các khái niệm này lại được sử dụng cho loại hình văn chương mới và nhân vật trung tâm ở phạm vi này cũng là nhân vật được thuật lại chẳng hạn như Đônkihôte của Cervantes. Dần dần khi ý thức về cái “tôi” phát triển thì “tôi” - người kể chuyện xuất hiện. Nhưng tôi ấy không giữ vai trò trung tâm. Mãi đến đầu thế kỷ XX “tôi” – người kể chuyện kiêm nhân vật trung tâm xuất hiện nhiều trên văn đàn: “tôi” của M.Proust, của A.Camus, của Hemingway, của Gorky… lúc này tôi là người kể chuyện của “tôi” về “tôi” – nhân vật trung tâm. Ở Hemingway với kiểu nhân vật “tôi” này ta thấy đây là một tiền đề cho những phát hiện sau này về nghệ thuật hư cấu của ông: Sự đồng nhất của Hemingway với hình tượng trung tâm. Tiếp đến trong tác phẩm của Hemingway còn có sự liên văn bản nhân vật Nick. Trừ tác phẩm đầu là Ba truyện ngắn và mười bài thơ (1923), trong tập truyện đầu tiên đáng chú ý Trong thời đại chúng ta (In our time, 1925), một cuốn sách gồm nhiều truyện ngắn, nhân vật Nick đã xuất hiện như một dự báo, một tiên cảm về những vấn đề của đời sống mà sau này Nick và các nhân vật khác sống trong đó. Sau Trong thời đại chúng ta, trong các tập truyện Đàn ông không có đàn bà (Men without Women, 1927), rồi Kẻ chiến thắng chẳng có gì (Winner take nothing, 1933), nhân vật Nick lại tái xuất hiện với những trường hợp khác nhau. Trong những tập truyện trên, một số truyện viết về Nick đáng chú ý như Trại người da đỏ (The Indian camp), Bác sĩ và người vợ (The doctor and the doctors wife), Người chiến đấu (Battler), Những kẻ giết người (The Killers)…. Trong gần một trăm truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Hemingway có một khối lượng lớn truyện trong đó nhân vật Nick xuất hiện: 13 truyện hoàn chỉnh, 08 phác thảo và 02 chương trong tác phẩm Trong thời đại chúng ta sự tái xuất hiện của Nick tự nó có giá trị khẳng định ý nghĩa của nhân vật. Ở câu chuyện đầu tiên Trại người da đỏ, Nick xuất hiện là một cậu bé ngây thơ, hồn nhiên, có mặt cùng bố là một bác sĩ trong vụ cứu sống một người phụ nữ da 16 đỏ đang quằn quại đau đớn khi sinh con. Như đã nói, ở đây nhân vật Nick xuất hiện giống như một sự dự báo về tình trạng con người phải đối diện với những điều kinh khủng nhất. Để cứu sống được người mẹ và đứa con, ông bố đã phải mạo hiểm dùng con dao bỏ túi, không có phương tiện gây mê; mặc dù người phụ nữ la hét dữ dội, ông ta vẫn tiến hành giải phẫu để cứu hai mẹ con chị. Hemingway đã để nhân vật được chứng kiến những trạng huống éo le và kinh khủng đến tột độ : người phụ nữ nằm giữa lằn ranh giữa sự sống và cái chết, còn Nick thì đóng vai trò phụ giúp cầm chiếc chậu dính đầy máu trong khi người bố tiến hành phẫu thuật. Chưa hết, một cảnh tượng rùng rợn hiện ra trước cậu ta: người chồng của người đàn bà da đỏ do không chịu đựng được những điều kinh khủng và trong tình trạng bất lực đã tự giết mình bằng lưỡi dao cạo trên một chiếc giường treo. Đó là những ám ảnh đầu tiên mà Nick được chứng kiến như vai trò của một nhân chứng. Từ đây, từ một chú bé hồn nhiên ngây thơ, Nick bước vào một thế giới khác, thế giới của những điều khủng khiếp mà cậu ta chưa từng gặp. Ở những câu chuyện khác như Những kẻ giết người, Chỗ tốt lành cuối cùng, Người chiến đấu.... Nick lại xuất hiện có khi là nhân chứng, có khi là nạn nhân của những sự khủng khiếp tương tự như những điều anh ta đã gặp. Trong Những kẻ giết người, nhân vật lạc lõng trong một thế giới, nói đúng hơn là một tổ quỷ, giữa một đám những tay gangster và chứng kiến họ đang tính toán để giết một người đàn ông Thụy điển Ole Anderson vì những lý do chẳng vào đâu. Cũng như nhiều truyện khác, trọng tâm của câu chuyện này là thái độ của Nick trước các sự kiện chứ không phải những sự kiện được mô tả. Nick đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, chưa hiểu vì sao Anderson bị giết đã phải sững sờ vì thái độ thản nhiên của anh ta, khi anh ta từ chối chạy trốn cái chết đang đe dọa và chấp nhận nó như một mặc nhiên. Nick đứng trước một thế giới đầy những phi lí, càng khám phá anh ta càng bất lực. Nick chỉ biết chắc một điều: anh ta đang bị vây bủa trong thế giới này. Trong Người chiến đấu (có bản dịch Gã võ sĩ) nhân vật cũng có tâm trạng gần như vậy khi anh ta bất ngờ bị người gác phanh tàu làm bật 17 ra khỏi toa tàu chở hàng, sau đó Nick tiếp xúc với gã võ sĩ dị dạng, mất trí trên mình đầy thương tích. Ở truyện ngắn Chỗ tốt lành cuối cùng Nick lại xuất hiện cùng đứa em gái trong cuộc chạy trốn sự truy lùng của chính quyền, ở đó nhen nhóm nỗi khao khát của con người về một sự bình yên.... Nick cũng xuất hiện trong những tư cách rất khác nhau, có khi là một đứa bé còn ngây thơ, khi là một chàng thanh niên, có khi lại là người dạn dĩ đã từng chứng kiến và là nạn nhân của chiến tranh thế giới lần thứ nhất..., nhưng nhân vật này hầu như đều xuất hiện và vận động trên một cái nền chung: chịu đựng những đau đớn mất mát về tinh thần hoặc thể xác, mang theo những ám ảnh triền miên Hemingway đã tạo cho nhân vật của mình những “trường hoạt động”, mà ở đó buộc con người phải luôn căng ra trong sự chịu đựng, những nỗi ám ảnh, từ đó những tra vấn về cuộc sống xuất hiện. Chung quanh nhân vật Nick bao trùm bởi một bầu không khí của những sự bất an, của những đe dọa tiềm ẩn chỉ rình rập hủy diệt con người, của những điều tồi tệ kinh khủng. Trong thế giới đầy những sự bất an đó Nick có điều kiện quan sát và phần nào bằng sự nhạy cảm, anh ta biểu hiện một cách kín đáo thái độ của mình đối với cái thế giới mà anh ta đang sống. Có người cho rằng Nick có dáng dấp của một nhân vật tự thuật, là một hóa thân khá hoàn hảo một phần cuộc đời của Hemingway trước bạo lực, hoặc sống ở trong môi trường đầy sự đe dọa và luôn phải đối diện với bạo lực và cái chết. Khi đặt nhân vật trong thế đối diện với những vấn đề gai góc của cuộc sống. Các nhân vật nam trong truyện ngắn của Hemingway dù là ai, làm gì, Nick hay những người dường như đều mang dáng dấp, hơi thở của nhà văn. Họ khổ sở, cô độc giữa cuộc đời đầy những điều khủng khiếp, tồi tệ. Các nhân vật dường như đều phải căng mình ra để chống chọi giữa cuộc đời, nhưng họ luôn khát khao hạnh phúc, luôn vươn lên đi tìm hạnh phúc. Mỗi khi các nhân vật của Hemingway đối diện với những đau đớn, bất hạnh, thậm chí là cái chết thì đó chính là lúc ý thức về hạnh phúc, về một sự bình yên và những điều tươi sáng về cuộc sống xuất hiện ở họ. Ý thức này có khi được trình bày trực tiếp, có khi người đọc phải suy luận từ logic các sự kiện và số phận nhân vật, từ đằng sau hay 18 bên dưới những điều được nói tới. Các nhân vật như Krebs (Người lính trở về), ông già (Ông già ngồi bên cầu), Francis Macomber (Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi Francis Macomber), viên thiếu tá (Ở một xứ khác)... cho đến những nhân vật trong tiểu thuyết như Jake Barker (Mặt trời cũng mọc). Dường như Hemingway luôn xây dựng nhân vật trong những tình huống bình thường nhưng lại bất bình thường. Nhân vật nam luôn là những loại người bị bệnh: bệnh về tâm lí, bệnh về thể chất… Hemingway chẳng bao giờ xây dựng lên những nhân vật trung tâm là nam chính mà lại bình thường cả. Nhân vật bất thường, tình huống bất thường và không gian cũng bất thường. Hemingway viết về chiến tranh, ông nói về những người lính nhưng ông không cố tập trung miêu tả lại những trận đánh ác liệt, hay những cuộc đổ máu trong chiến tranh. Cái khác lạ là ông miêu tả lại con người trong chiến tranh hoặc sau khi đi qua chiến tranh. Dù chỉ là miêu tả con người nhưng người đọc luôn tìm thấy trong các truyện ngắn của ông sự thảm khốc, ác liệt… những hậu quả nặng nề mà chiến tranh đem lại đến con người. Đây chính là biệt tài của Hemingway trong kiểu xây dựng nhân vật nam: ông từ con người mà đem đến cho người đọc cái nhìn thấu đáo về chiến tranh, về thế cuộc. 1.3. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CÁCH CỦA HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ Số lượng nhân vật trung tâm là nữ trong sáng tác của ông không nhiều, thậm chí có thể không bằng những người vợ và người tình của ông. Các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Hemingway rất ít, không có nhiều nhân vật chính là nữ. Nữ chỉ là nhân vật phụ, hoặc người qua đường trong tác phẩm của Hemingway mà thôi. Song các nhân vật cũng là một phần quan trọng trong sáng tác của Hemingway. “Đàn bà của Hemingway” là những người chịu nhiều tai ương trong cuộc đời. Và dẫu cho họ có ít xuất hiện hơn so với đàn ông song như thế không có nghĩa họ là những cái bóng hết sức mờ nhạt mà họ vẫn tràn đầy sức sống, đầy nét khác biệt, thấm đượm lòng nhân hậu và khát vọng về cuộc sống tươi đẹp hơn. 19 Nhân vật “nàng” - người vợ Mĩ, trong Con mèo trong mưa (Cat in the rain). Có một người đàn ông Mĩ và một người vợ Mĩ đến khách sạn. Tóc người vợ Mĩ ngắn. Người chồng nằm đọc sách. Trời đang mưa. Ngoài sân, mưa nhốt con mèo dưới cái bàn. Khách sạn hướng ra công viên. Công viên vắng ngắt. Người vợ Mĩ đi về phía của sổ nhìn con mèo. Chồng nàng mải đọc. Nàng muốn giúp đưa con mèo ra khỏi bàn. Chồng nàng đồng ý nhưng không rời mắt vào cuốn sách. Người vợ Mĩ xuống nhưng con mèo đã đi rồi. Buồn bã, nàng trở lên phòng. Ngồi trước gương, trong lúc người chồng cứ cúi đầu trên trang sách, nàng cười: “em ước có một con mèo để ôm vào lòng và nghe tiếng rên gừ gừ mỗi khi vuốt ve”. Chồng nàng vẫn thản nhiên đọc sách. Người vợ Mĩ tỏ ra chán nản và trơ trọi. Đột nhiên, cửa mở cô hầu phòng xuất hiện, mang theo con mèo nhị thể và bảo ông chủ sai mang đến cho nàng. Truyện kết thúc, ta không hiểu quan hệ giữa hai vợ chồng mĩ ấy rồi sẽ đi đến đâu. Ông để nhân vật tự lên tiếng. Mỗi người có 1 tâm trạng, tình cảm riêng. Người vợ Mĩ muốn được quan tâm chia sẻ tình cảm (muốn có con mèo). Người chồng Mĩ thờ ơ (Chỉ đọc sách). Ông chủ khách sạn lịch thiệp, cảm thông và quan tâm đến người khác (bảo mang con mèo lên phòng). Dẫu không một dòng miêu tả tâm trạng nhưng thông qua đối thoại, diện mạo họ đã được khắc họa. Câu chuyện là mảnh cắt rất thực của cuộc đời. Còn có nhân vật trong “ Một nơi sáng sửa và sạch sẽ”, hay “ Hạnh phúc ngắn ngủi của F.Macomber” cũng là kiểu nhân vật như người vợ Mĩ. Hemingway miêu tả những điều nhỏ nhặt, tầm thường trong cuộc sống, đặc biệt là đời sống tâm lí của nhân vật nữ để cho thấy con người, tính cách của nhân vật. Các nhân vật trung tâm là nữ đều là những người có đời sống tinh thân nghèo nàn, họ mong được hạnh phúc, khát khao được chia sẻ, được yêu thương…nhưng cuộc đời không ưu ái họ như vậy. Họ hoặc gặp được người chông thờ ơ, không hiểu mình hoặc phải đi ngoại tình để tìm kiếm hạnh phúc… Cuộc đời họ cũng bất hạnh không kém gì các nhân vật nam trong tác phẩm của Hemingway, tuy họ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan