Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã ...

Tài liệu Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục việt nam của học sinh lớp 12 tại thị xã dĩ an.

.PDF
145
48
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Hiền Nguyên NIỀM TIN VÀO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Hiền Nguyên NIỀM TIN VÀO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 8310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Hiền Nguyên, học viên cao học chuyên ngành Tâm lí học khóa 28, niên khóa 2017 - 2019. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận được nêu trong đề tài chưa được công bố trong công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiêm về tính xác thực trong đề tài của mình. Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cho tôi con đường vào đời là quãng đường đại học. Xin cảm ơn Quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy lớp Đại học cũng như lớp Cao học Tâm lí học khóa 28 và sự hỗ trợ nhiệt tình của Quý Thầy Cô, chuyên viên, cán bộ phòng Sau Đại học để tôi thực hiện đề tài này. Và tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Đoàn Văn Điều, người đã trực tiếp hướng dẫn giúp tôi tìm ra hướng nghiên cứu, góp ý chỉnh sửa chi tiết, dẫn dắt trong suốt quá trình thực hiện, đặc biệt là sự tận tình của Thầy….nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy Cô cùng toàn thể các em học sinh lớp 12 trường THPT Dĩ An, THPT Nguyễn An Ninh, TH, THCS & THPT Phan Chu Trinh đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện đề tài nghiên cứu này. Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ LND đã tạo điều kiện thời gian, động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. - Các anh chị lớp CH K28, các anh chị bạn bè đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. - Đặc biệt, gia đình tôi là động lực lớn nhất cũng là chỗ dựa vững chắc cho tôi trên con đường này. Tôi xin được thể hiện lòng tri ân. Tác giả luận văn MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ NIỀM TIN VÀO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM ............................................................. 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề niềm tin......................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 6 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 13 1.2. Một số khái niệm ................................................................................... 17 1.2.1. Niềm tin ........................................................................................... 17 1.2.2. Tính hiệu quả của giáo dục .............................................................. 25 1.2.3. Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam của học sinh ... 28 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 36 Chương 2. THỰC TRẠNG NIỀM TIN VÀO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM CỦA HỌC SINH LỚP 12 TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG........................... 38 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục của học sinh lớp 12 ....................................................................... 38 2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu .......................................................... 38 2.1.2. Mục đích nghiên cứu thực trạng ...................................................... 40 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 40 2.2. Thực trạng niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam của học sinh lớp 12 tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ............................ 46 2.2.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu .......................................................... 46 2.2.2. Niềm tin váo tính hiệu quả của giáo dục biểu hiện qua nhận thức của học sinh ............................................................................. 46 2.2.3. Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục biểu hiện qua xúc cảm của học sinh ..................................................................................... 62 2.2.4. Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục ......................................... 67 2.2.5. Dự định của học sinh lớp 12 sau khi ra trường................................ 74 2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục của học sinh lớp 12 ................................................................... 78 2.3. Một số biện pháp nhằm xây dựng và củng cố niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam. ............................... 87 2.3.1. Đề xuất của học sinh ........................................................................ 87 2.3.2. Đề xuất tổng hợp các biện pháp....................................................... 91 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 101 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nxb Nhà xuất bản ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn Sig. Mức ý nghĩa HS Học sinh TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cách chia biên giới liên tục của ĐTB nhận thức và ĐTB xúc cảm........................................................................................ 43 Bảng 2.2. Quy đổi sang điểm trung bình ..................................................... 44 Bảng 2.3. Mẫu nghiên cứu ........................................................................... 46 Bảng 2.4. Nhận thức về mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường ....................................................................................... 47 Bảng 2.5. Lý do học sinh lựa chọn mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường ................................................................................. 48 Bảng 2.7. So sánh sự khác biệt trong biểu hiện nhận thức về mức độ cần thiết của hoạt động học tập ở trường giữa nhóm học sinh có kết quả học tập khác nhau ............................................... 50 Bảng 2.8. Biểu hiện nhận thức về nội dung giáo dục của học sinh lớp 12 ........................................................................................... 51 Bảng 2.9. Biểu hiện nhận thức về giá trị xã hội từ nội dung giáo dục mang lại của học sinh lớp 12 ....................................................... 56 Bảng 2.10. So sánh biểu hiện nhận thức về các giá trị mà nội dung giáo dục mang lại giữa loại hình trường ............................................. 60 Bảng 2.11. Mức độ biểu hiện nhận thức của học sinh về tính hiệu quả của giáo dục ................................................................................. 61 Bảng 2.12. Biểu hiện xúc cảm của học sinh về những điều nhà trường mang lại ....................................................................................... 62 Bảng 2.13. Mức độ biểu hiện xúc cảm đối với tính hiệu quả của giáo dục ....................................................................................... 66 Bảng 2.14. Mức độ niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục ....................................................................................... 67 Bảng 2.15. Tương quan giữa nhận thức và xúc cảm ..................................... 68 Bảng 2.16. Tương quan giữa xúc cảm và niềm tin ........................................ 69 Bảng 2.17. Tương quan giữa nhận thức và niềm tin ..................................... 69 Bảng 2.18. Tương quan giữa niềm tin, nhận thức và xúc cảm ...................... 70 Bảng 2.19. So sánh niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục theo giới tính ......................................................................... 71 Bảng 2.20. So sánh niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục theo loại trường .................................................................... 72 Bảng 2.21. So sánh niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục theo kết quả học tập .............................................................. 73 Bảng 2.22. Dự định của học sinh sau khi học xong lớp 12 ........................... 74 Bảng 2.23. So sánh dự định của học sinh theo loại hình trường ................... 78 Bảng 2.24. Yếu tố ảnh hưởng từ chính bản thân học sinh............................. 79 Bảng 2.25. Yếu tố ảnh hưởng từ phía gia đình .............................................. 81 Bảng 2.26. Yếu tố ảnh hưởng từ phía nhà trường ......................................... 83 Bảng 2.27. Yếu tố ảnh hưởng từ phía giáo viên ............................................ 83 Bảng 2.28. Yếu tố ảnh hưởng từ nội dung giáo dục ...................................... 84 Bảng 2.29. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến niềm tin ............................... 86 Bảng 2.30. Ý kiến của HS đề xuất biện pháp đối với nhà trường ................. 87 Bảng 2.31. Ý kiến của HS đề xuất biện pháp đối với giáo viên .................... 89 Bảng 2.32. Ý kiến của HS đề xuất biện pháp đối với bản thân học sinh ...... 90 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Dự định của học sinh lớp 12 trường công lập sau khi ra trường .................................................................................... 76 Biểu đồ 2.2. Dự định của học sinh lớp 12 trường tư thục sau khi ra trường .................................................................................... 76 Biểu đồ 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả giáo dục ..................................................................................... 78 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là vấn đề được toàn xã hội quan tâm và chú trọng. Thế nên, các nhà giáo dục không ngừng hoạt động cải tiến để mang đến hiệu quả và phát triển nền giáo dục nước nhà. Như năm học 2018, ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện hàng loạt các Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Rất nhiều chính sách được triển khai và thực hiện chỉ với một mục đích duy nhất là nâng cao chất lượng học tập cho các em. Trong những năm gần đây, có những tác động trực tiếp đến các em học sinh lớp 12 về kỳ thi THPT. Đây là kỳ thi quốc gia tại Việt Nam là một sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục Việt Nam, được tổ chức bắt đầu vào năm 2015. Là kỳ thi 2 trong 1, được gộp bởi hai kỳ thi là kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, kỳ thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí. Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Bộ GD&ĐT Việt Nam đã ban hành quy chế thi của kỳ thi này. Tuy nhiên, đến nay theo Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 chỉ phục vụ mục đích tốt nghiệp phổ thông mà không phục vụ mục đích “2 trong 1” vì một số lý do. Hiện nay, giáo dục đang tập trung vào hoạt động hướng nghiệp cho học sinh lớp 12, đây là giai đoạn lứa tuổi cần có những định hướng rõ ràng về tương lai, nghề nghiệp, định hướng phát triển trong xã hội. Song song đó, niềm tin là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một con người. Từ thế kỷ XIX, Henri Frédéric Amiel, 2 nhà triết học người Thụy Sỹ đã nói rằng “Xã hội tồn tại nhờ niềm tin, và phát triển nhờ khoa học”. Không có niềm tin, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng. Vì thế, các em cần có niềm tin vào những gì được giáo dục thì sẽ mang đến thành công cho các em trong việc học tập hiện tại và tương lai sau này. Ngược lại, nếu hoài nghi thì ý thức sai lệch, ý thức sai lệch dẫn đến hành động sai lầm. Khi nhậm chức, tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ nói : “Nhiệm vụ quan trọng của mình là tạo niềm tin. Chỉ khi xã hội có niềm tin vào giáo dục thì mới thắng lợi. Còn khi chưa có niềm tin vào giáo dục thì vẫn thất bại”, “niềm tin phải được xây dựng bằng nhận thức. Trước khi làm cho xã hội tin thì người trong ngành phải tin đã”. Niềm tin trong giáo dục có tầm quan trọng đến như vậy. Liệu rằng học sinh hiện nay có đủ lòng tin đối với những triết lý giáo dục, tin vào năng lực và phẩm chất tốt đẹp của giáo viên, tin vào các chính sách và chủ trương đối với ngành giáo dục và đối với việc tổ chức các kì thi,….tin vào khả năng trở thành con người tốt theo mục đích và nội dung giáo dục. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” được xác lập nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp nhằm xây dựng và củng cố niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 3 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính: 364 học sinh lớp 12 tại ba trường THPT trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Khách thể nghiên cứu bổ trợ: giáo viên tại các trường THPT được chọn lựa khảo sát. 4. Giả thuyết nghiên cứu Niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục hiện nay của học sinh lớp 12 tại địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ở mức độ chưa cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục hiện nay của học sinh lớp 12 tại địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, trong đó ảnh hưởng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố chủ quan. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như niềm tin, tính hiệu quả, tính hiệu quả của giáo dục, học sinh lớp 12, niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục. - Khảo sát thực trạng niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin vào tính hiệu quả của giáo dục của học sinh lớp 12 trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. - Đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng và củng cố niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 6. Phạm vi nghiên cứu đề tài 6.1. Nội dung nghiên cứu Chỉ nghiên cứu niềm tin của học sinh vào tính hiệu quả của giáo dục hiện nay theo hướng tìm hiểu mức độ tin tưởng của học sinh vào tính hiệu quả giáo dục, không nghiên cứu hiệu quả của giáo dục Việt Nam hiện nay. 4 6.2. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên 3 trường THPT trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương: + Trường THPT Dĩ An + Trường THPT Nguyễn An Ninh + Trường Tiểu học, THCS & THPT Phan Chu Trinh 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lí luận trong tài liệu, văn bản, công trình nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn. 7.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi Mục tiêu nhằm khảo sát mức độ tin tưởng vào tính hiệu quả của giáo dục hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh lớp 12. Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12 trên ba trường THPT tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Công cụ khảo sát: phiếu thăm dò ý kiến - Mục đích: khảo sát thực trạng niềm tin của học sinh lớp 12 vào tính hiệu quả của giáo dục. - Nội dung điều tra mức độ hiểu biết và cảm xúc của học sinh lớp 12 về nội dung, giá trị của giáo dục, mức độ ảnh hưởng đến niềm tin của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, thu thập ý kiến của học sinh về các biện pháp nhằm xây dựng và củng cố niềm tin của các em. Chọn mẫu: 364 học sinh lớp 12 7.3. Phương pháp phỏng vấn Mục tiêu nhằm bổ trợ để làm rõ hơn các số liệu thống kê thu được thu thập từ phiếu thăm dò ý kiến. 5 Cách thức tiến hành: trao đổi trực tiếp; phỏng vấn gián tiếp bằng văn bản phỏng vấn. Chọn mẫu: các giáo viên tương ứng với ba trường THPT đã phát phiếu thăm dò. 7.4. Phương pháp thống kê toán học Phần mầm thống kê SPSS phiên bản 20.0 được sử dụng để xử lý và phân tích số liệu thu được. 6 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ NIỀM TIN VÀO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề niềm tin 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Đây là vấn đề thuộc phạm trù đời sống tinh thần của con người. Là một trong những yếu tố tinh thần có vai trò to lớn trong việc tạo ra động lực cho sự tiến bộ xã hội. Thế nên không chỉ được nghiên cứu trong nước ta mà còn được đề cập đến từ rất sớm trên thế giới. Vấn đề niềm tin rất rộng về hướng tiếp cận, nội dung phong phú, hình thức biểu hiện đa dạng và mang ý nghĩa sâu sắc, cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Nổi trội nhất là Triết học, Tâm lý học và Tôn giáo. * Bối cảnh lịch sử vấn đề niềm tin - Dưới góc nhìn triết học Vấn đề niềm tin được thể hiện qua mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo, tri thức và đức tin, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa vô thần và hữu thần, chủ nghĩa duy lý và phi duy lý. Hàng nghìn năm qua, niềm tin tồn tại như một vấn đề quan trọng của triết học, chứng minh qua việc: Từ thời cổ đại, người ta đã đề cập niềm tin là cái đối lập với tri thức, niềm tin chỉ còn là niềm tin tôn giáo và tách biệt, đối lập với khoa học. Ở thời này, Khổng Tử (551 - 479 TCN) là nhà triết học, nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc luôn quan tâm và đề cao vai trò của niềm tin trong cách điều hành xã hội. Theo ông, để đáp ứng khát vọng của con người, cần ba việc: lo lương thực đầy đủ, lo củng cố binh bị, lo tạo dựng niềm tin nơi dân. Bước sang thời trung cổ, niềm tin chính thức trở thành một đối tượng nghiên cứu của triết học. Đã có sự đấu tranh gay gắt giữa lý tính và niềm tin tôn giáo, cuộc tranh luận giữa phái duy thực và duy danh về cách giải quyết giữa mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin tạo ra hướng giải quyết có lợi cho 7 tri thức. Quan niệm của Tertulian (150 - 220) “Tôi tin vì phi lý”, của Climento (150 - 215) “Không có tri thức thiếu niềm tin, niềm tin thiếu tri thức” và những quan niệm tương tự như vậy của An Kindi, An Mari, Inbo Sina, Inbo Rôsđơ (Averoie)…đã đóng vai trò lớn cho sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học về niềm tin ở Tây Âu. Thời Phục Hưng và cận đại, học thuyết của Đavít Hium, Pôn Hăngri Hônbách (nhà triết học Pháp gốc Đức) về niềm tin là đáng chú ý. Đến cuối thế kỉ XVIII, triết học Cổ điển Đức đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của triết học toàn nhân loại. Trong số những vấn đề triết học ấy có vấn đề niềm tin, quan niệm về niềm tin, về vị trí và vai trò của niềm tin trong đời sống con người. Vào thế kỉ XIX, niềm tin mà triết học Mácxit chọn làm đối tượng xem xét khác với những quan niệm về niềm tin trước đó. Đại diện là C.Mác, Ph.Angghen, V.I. Lenin coi tri thức con người là yếu tố cơ bản cấu thành nên niềm tin. Các ông cho rằng, không có tri thức thì không có ý thức và do vậy cũng không có niềm tin. Do đó, bản chất của niềm tin là kết quả của quá trình nhận thức thế giới xung quanh và tự nhận thức chính bản thân mình, mang tính năng động, sáng tạo của con người. Triết học Mácxit khẳng định niềm tin có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, tác động mạnh đến hoạt động của con người, là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội (Trịnh Đình Bảy, 2003). Charles Sanders Peirce (1839 – 1914) là nhà triết học, lôgíc học, toán học và tự nhiên học. Ông còn được thừa nhận là người sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Về lịch sử khoa học, khi nói về vai trò của khoa học, ông cho rằng, chúng ta không nên biến khoa học thành cái chỉ biết phục tùng niềm tin, mà nên biến khoa học thành cái phục tùng thực nghiệm. Năm 1872, lần đầu tiên, ông đưa ra khái niệm “chủ nghĩa thực dụng” và trình bày những tư tưởng cơ bản, quan niệm chủ yếu của mình về chủ nghĩa thực dụng trong báo cáo khoa học tại câu lạc bộ siêu hình thuộc Đại học Harvard. Sau đó, báo cáo khoa học 8 này đã được ông chỉnh lý, bổ sung thành hai bài viết với tên gọi Xác định niềm tin và Làm thế nào để cho quan niệm của chúng ta được sáng tỏ và lần lượt cho đăng trên Nguyệt san khoa học phổ thông (số 11 – 1877 và số 1 – 1878). Charles S.Peirce coi mọi tri thức của nhân loại đều là “niềm tin thực dụng”; rằng tri thức chẳng qua chỉ là phương tiện để nhân loại xác định niềm tin và biến niềm tin này thành phương thức hành động (Nguyễn Văn Hùng, 2008). Karl Jaspers (1883 - 1969) nhà tâm lý học và triết gia người Đức cũng quân tâm đến vấn đề niềm tin. Tuy nhiên là ông đề cập đến niềm tin triết học, ông cho rằng: Niềm tin triết học là một hình thức tín ngưỡng, là yếu tính của tương quan giữa ta và siêu việt, là niềm tin của con người vào những khả năng của mình. Niềm tin này nói lên tự do tính của con người. Quan niệm này cho thấy, với Jaspers thì niềm tin triết học không phải là tri thức, mà là vô thức, tức là một đức tin; nó không có mục đích thay thế đức tin tôn giáo, mà chỉ có ý nghĩa củng cố cho đức tin đó tự vượt lên chính mình; nó là một hành vi hiện sinh, khi hiện sinh tự ý thức rằng mình sống trong tương quan với siêu việt, trong thực tại của siêu việt (Nguyễn Lê Thạch & Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2010). - Dưới góc nhìn tôn giáo James W. Fowler (1940 - 2015) là nhà thần học người Mỹ, là giáo sư Thần học và phát triển con người tại Đại học Emory. Ông là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về đức tin và phát triển đạo đức và Trung tâm đạo đức cho đến khi ông nghỉ hưu năm 2005. Ông là một mục sư của Giáo hội Giám lý Liên hiệp. Ông định nghĩa đức tin là một hoạt động tin tưởng, cam kết và liên quan đến thế giới dựa trên một loạt các giả định về cách một người có liên quan đến người khác và thế giới. Ông đề xuất một loạt các giai đoạn phát triển đức tin (hay phát triển tâm linh) trong suốt vòng đời của con người như sau: 9 Giai đoạn 1 Trực giác - hình chiếu: một giai đoạn nhầm lẫn và có độ ấn tượng cao thông qua các câu chuyện và nghi lễ (thời kỳ mẫu giáo). Giai đoạn 2 Huyền thoại - nghĩa đen: một giai đoạn cung cấp thông tin được chấp nhận để phù hợp với các chuẩn mực xã hội (giai đoạn đi học). Giai đoạn 3 Tổng hợp - thông thường: đức tin có được được cụ thể hóa trong hệ thống niềm tin với việc từ bỏ nhân cách hóa và thay thế bằng thẩm quyền trong các cá nhân hoặc nhóm đại diện cho niềm tin của một người (tuổi vị thành niên sớm). Giai đoạn 4 Cảm ứng - phản xạ: cá nhân phân tích phê phán và chấp nhận đức tin với các hệ thống đức tin hiện có. Sự vỡ mộng hoặc củng cố đức tin xảy ra trong giai đoạn này. Dựa trên nhu cầu, kinh nghiệm và nghịch lý (tuổi trưởng thành sớm). Giai đoạn 5 Đức tin kết hợp: con người nhận ra giới hạn của logic và đối mặt với những nghịch lý hay siêu việt của cuộc sống, chấp nhận "bí ẩn của cuộc sống" và thường quay trở lại những câu chuyện và biểu tượng thiêng liêng của hệ thống đức tin được tiếp thu hoặc được thông qua lại. Giai đoạn này được gọi là giải quyết thương lượng trong cuộc sống (khoảng tuổi trung niên). Giai đoạn 6 Phổ cập đức tin: đây là giai đoạn "giác ngộ" nơi cá nhân bước ra khỏi tất cả các hệ thống đức tin hiện có và sống cuộc sống với các nguyên tắc từ bi và tình yêu phổ quát và phục vụ người khác để nâng đỡ, không phải lo lắng và nghi ngờ (tuổi trung niên muộn). Không có quy tắc đơn giản đòi hỏi các cá nhân theo đuổi đức tin phải trải qua tất cả sáu giai đoạn. Các giai đoạn từ 2-5 có khả năng cao cho các cá nhân cố định trong một giai đoạn cụ thể trong suốt cuộc đời. Giai đoạn 6 là đỉnh cao của sự phát triển đức tin (Fowler, James W & Robin W. Levin, 1984). Trong Phật giáo sơ khai, đức tin tập trung vào Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng, nghĩa là Phật Gautama, giáo lý của Phật (Pháp) và cộng đồng những tín đồ phát triển tâm linh, hoặc cộng đồng tu sĩ tìm kiếm sự giác ngộ (Tăng đoàn). 10 Niềm tin vào Phật giáo dẫn đến mục tiêu giác ngộ, hay bồ đề và niết bàn. Đức tin ngụ ý một hành động kiên quyết và can đảm của ý chí, nó kết hợp ý chí kiên định sẽ làm một điều với sự tự tin rằng có thể làm được điều đó. Đức tin được gọi là "hạt giống", và không có nó, thực vật của đời sống tâm linh không thể bắt đầu được. Không có niềm tin, người ta có thể, không có gì đáng làm cả (Conze, E. ,1993). Trong Kitô giáo, đức tin gây ra sự thay đổi khi nó tìm kiếm một sự hiểu biết lớn hơn về Thiên Chúa. Đức tin không chỉ là chủ nghĩa trung thực hay sự vâng phục đơn giản đối với một bộ quy tắc hoặc tuyên bố. Trước khi Kitô hữu có đức tin, họ phải hiểu họ có đức tin vào ai và vào những gì. Không có sự hiểu biết, không thể có đức tin thực sự, và sự hiểu biết đó được xây dựng trên nền tảng của cộng đồng tín đồ, kinh thánh và truyền thống và kinh nghiệm cá nhân của tín đồ. Trong các bản dịch tiếng Anh của Tân Ước, từ "đức tin" thường tương ứng với danh từ Hy Lạp πίστις (pistis) hoặc với động từ Hy Lạp πιστεύω (pisteuo), có nghĩa là "tin tưởng, tin tưởng, trung thành, đáng tin cậy, để đảm bảo " (James & B. O, 2019). Bahá'í giáo - một tôn giáo độc lập trên thế giới, có nguồn gốc thiêng liêng, phát xuất từ Ba Tư (Iran). Đức Baha’u’llah là đấng Giáo Tổ của tôn giáo Baha’i từ khi lập đạo đã dạy: “Trái đất là một quốc gia, nhân loại là công dân của quốc gia đó” và dạy rằng chỉ có một Thượng Đế duy nhất, biểu hiện liên tục ý chí của Ngài đến với nhân loại qua các Đấng Sứ giả của Ngài như Đức Moses, Đức Krishna, Đức Phật, Đức Zoroaster, Đức Chúa, Đức Muhammad nhằm thăng tiến nền văn minh không ngừng cho nhân loại. Trong Bahá'í giáo, đức tin có nghĩa là kiến thức có ý thức và thực hành những việc tốt. Theo quan điểm của tôn giáo, đức tin và kiến thức đều cần thiết cho sự tăng trưởng tâm linh. Đức tin liên quan nhiều hơn sự vâng phục bên ngoài nhưng cũng phải dựa trên sự hiểu biết cá nhân sâu sắc về giáo lý tôn giáo (Esslemont & John Ebenezer 2006).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan