Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những yếu tố văn hóa - xã hội tác động đến sự ổn định và phát triển ở tây nguyên...

Tài liệu Những yếu tố văn hóa - xã hội tác động đến sự ổn định và phát triển ở tây nguyên

.PDF
224
147
144

Mô tả:

Bé khoa häc vµ c«ng nghÖ ch−¬ng tr×nh kh & cn träng ®iÓm cÊp nhµ n−íc kx.03 “X©y dùng con ng−êi vµ ph¸t triÓn v¨n hãa ViÖt Nam trong tiÕn tr×nh ®æi míi vµ héi nhËp” B¸o c¸o tæng hîp “Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.03.01/06-10” Nh÷ng yÕu tè v¨n hãa - x· héi t¸c ®éng ®Õn sù æn ®Þnh vµ ph¸t triÓn ë T©y Nguyªn Chủ nhiệm đề tài: TS DƯƠNG THỊ HƯỞNG Thư ký đề tài: TS ĐẬU TUẤN NAM Cơ quan chủ trì: HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 7990 hµ néi-2010 DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI 1. TS Dương Thị Hưởng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2. PGS, TS Hoàng Đình Cúc - Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3. GS, TS Dương Xuân Ngọc - Học viện Báo chí và Tuyên truyền 4. TS Hoàng Anh - Học viện Báo chí và Tuyên truyền 5. TS Nguyễn Thị Hồng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền 6. ThS Phạm Thị Nhung - Học viện Báo chí và Tuyên truyền 7. PGS, TS Lê Quý Đức - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM 8. PGS, TS Đỗ Đình Hãng - Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I 9. TS Đoàn Minh Huấn - Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I 10. TS Lê Phương Thảo - Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I 11. TS Đậu Tuấn Nam - Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I 12. ThS Nguyễn Thị Kim Liên - Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II 13. TS Nguyễn Ngọc Hòa - Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III 14. TS Lê Văn Định - Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III 15. PGS, TS Trần Xuân Dung - Học viện An ninh nhân dân 16. PGS, TS Nguyễn Bình Ban - Học viện An ninh nhân dân 17. ThS Vũ Hải Vân - Học viện An ninh nhân dân 18. PGS, TS Lê Ngọc Thắng - Ủy ban Dân tộc 19. PGS, TS Khổng Diễn - Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ 20. TS Mai Thanh Sơn - Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ 21. TS Bùi Minh Đạo - Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên 22. TS Trần Hồng Hạnh - Viện Dân tộc học 23. ThS Trần Lê Minh Trang - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á 24. TS Nguyễn Thị Kim Vân - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai 25. ThS Tô Văn Tám - Trường Chính trị tỉnh Kon Tum 26. ThS Đỗ Hữu Đệ - Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông 27. Linh Nga Niê Kdam - Hội Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk 28. Nguyễn Bạn - Phó Ban Chỉ đạo Tây Nguyên MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tây Nguyên vốn là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc tại chỗ, thuộc hai nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me và Malayo - Polinesien. Tuy nhiên, bức tranh phân bố tộc người ở Tây Nguyên hiện đã và đang có nhiều thay đổi, bởi sự có mặt của nhiều dân tộc mới đến. Trước hết, phải kể tới sự có mặt khá sớm ở Tây Nguyên một bộ phận người Kinh đến từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, Tây Nguyên còn là địa bàn cư trú của nhiều tộc người thiểu số đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc (như các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Hmông, Dao…) trong những năm gần đây. Như vậy, có thể nói, Tây Nguyên là một khu vực đa tộc người, với nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, trong đó văn hóa của các tộc người tại chỗ khá đặc sắc, phong phú và đa dạng. Song cần phải nói thêm rằng, văn hóa các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên đang đứng trước nguy xói mòn bản sắc và bị lợi dụng vào các mục tiêu chính trị phi văn hóa của các thế lực thù địch. Do đó, vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị, an ninh quốc phòng trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Tây Nguyên là vùng lãnh thổ đặc thù nằm ở phía Tây Nam nước ta, vốn được coi là mái nhà chung của ba nước Đông Dương, với những con đường nằm trong hệ thống giao thông huyết mạch xuống đồng bằng và kết nối với hai nước láng giềng Lào và Cămpuchia, với không gian môi trường sinh thái đầu nguồn phía Đông thượng nguồn của sông Mê - kông. Do đó, Tây Nguyên là địa bàn có tầm quan trọng chiến lược đối với cả nước trên các phương diện địa - kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường sinh thái. Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của Tây Nguyên, từ sau năm 1975, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội 1 nhằm giữ vững ổn định, đẩy mạnh khai thác các tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này. Kết quả nổi bật là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các dân tộc ở Tây Nguyên; hệ thống chính trị ngày càng được củng cố và tăng cường; văn hóa các dân tộc tại chỗ luôn được coi trọng, bảo tồn và phát huy… Tuy nhiên, cũng phải khách quan thừa nhận, nhiều chính sách đối với Tây Nguyên không phát huy được hiệu quả như mong đợi, thậm chí còn gây hiệu ứng nghịch. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên, chúng ta chưa nhận thức đầy đủ và thực sự coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của các dân tộc tại chỗ; việc di dân theo kế hoạch nhằm phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên là một chủ trương đúng, nhưng thiếu giáo dục tinh thần đoàn kết và tương trợ dân tộc; quản lý kinh tế - xã hội còn áp dụng có phần xơ cứng mô hình của người Kinh lên vùng dân tộc Tây Nguyên và chưa chú ý đầy đủ việc khai thác những yếu tố phi quan phương trong tổ chức quản lý xã hội... Những bất cập trong các chính sách phát triển đã tạo ra nhiều mâu thuẫn đáng tiếc nảy sinh từ chính trong nội tại đời sống văn hóa - xã hội Tây Nguyên (giữa tôn giáo với chính quyền; giữa đồng bào các dân tộc tại chỗ với các dân tộc mới đến; giữa yếu tố phi quan phương với yếu tố quan phương...). Những mâu thuẫn vừa nêu đã và đang tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là khi bị các thế lực thù địch lợi dụng, những mâu thuẫn đó sẵn sàng bùng phát, chuyển hoá thành các “điểm nóng”, điển hình như các vụ bạo loạn chính trị ở một số địa phương thuộc Tây Nguyên các năm 2001 và 2004... Do vậy, những vấn đề trong nội tại văn hóa - xã hội Tây Nguyên cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu phân tích làm rõ. Từ những phân tích trên đây cho thấy, nghiên cứu “Những yếu tố văn hoá - xã hội tác động đến sự ổn định và phát triển ở Tây nguyên” là một yêu cầu hết sức bức thiết, không chỉ có giá trị về lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn. 2 2. Mục tiêu của đề tài - Làm rõ các yếu tố văn hoá - xã hội tác động đến sự ổn định và phát triển ở Tây Nguyên. - Phân tích nguyên nhân của những tác động đến sự ổn định và phát triển ở Tây Nguyên. - Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần ổn định và phát triển ở Tây Nguyên. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Tây Nguyên 3.1. Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài Cùng với sự có mặt của chủ nghĩa thực dân tại, một số học giả Âu Châu, mà số đông là các nhà Nhân học/Dân tộc học người Pháp đã đến Việt Nam nghiên cứu về các dân tộc thiểu số nói chung và các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nói riêng. Trước hết, phải kể đến các nhà nghiên cứu có tên tuổi như J. Guilteminet, J. Dournes, G. Condominas, J. Boutbet, C. Robecquain, A.Maurice, H. Maspéro... Phần lớn các công trình nghiên cứu của họ đã được công bố trên các Tập san của Trường Viễn Đông Bác cổ (BEFEO), Hội nghiên cứu Đông Dương (BSEI), Những người bạn Huế cổ kính (BAVH), Pháp Á (FA), Tạp chí Đông Dương (RI)... Ngay từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện một số chuyên khảo của các học giả nước ngoài nghiên cứu về các dân tộc thiểu số, trong đó các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên đã được học giả quan tâm tìm hiểu. Trong số đó, phải kể đến các tác giả như: P.W. Schmidt với “Les peuples Mon - Khmer, trait d’union entre les peuples de l’Asie Centrale et de l’Austronésie” (“Các dân tộc Môn - Khmer, gạch nối giữa các dân tộc của châu Á Trung tâm và châu Úc”) [1908]; H. Maitre với “Các xứ Thượng ở miền Nam Đông Dương, cao nguyên Đắc Lắk” [1912]; H. Maspéro với “Etude sur la phonétique historique de la langue annammite, Les initiales” (“Nghiên cứu về lịch sử ngữ âm học của tiếng Annam, sự khởi đầu”) [1912]... 3 Sau năm 1945, nhiều học giả nước ngoài tiếp tục công bố một số nghiên cứu về Tây Nguyên rất có giá trị như: P. Guileminet với “Coutumier de la tribu Bahnar, des Sedang et des Jrai de la province de Kontum” (“Tập quán của các tộc người Bana, Sêđăng và Giarai ở tỉnh Kontum”) [1952] và “Les tribus Bahnars au Kontum” (“Các tộc người Bana ở Kontum”) [1952]; P.B. Lafont, Tơ lơi Djuat với “Coutumier de la tribu Jrai” (“Tập quán của dân tộc Giarai”) [1963]… Những nghiên cứu này đi sâu hơn tìm hiểu từng mặt phong tục tập quán như luật tục, lễ hội, cách ăn, mặc, ở, sinh hoạt của một số dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Sau năm 1975, các nghiên cứu của các học giả nước ngoài về Tây Nguyên tiếp tục được mở rộng, mà tiêu biểu là các học giả người Mỹ, Nhật, Hà Lan. Trong đó, đáng chú ý là Gerald Hickey (Mỹ) với một loạt các nghiên cứu như: “Sons of the Mountains. Ethnohistory of the Vietnamese Central Higlands to 1954” (“Những đứa con của núi rừng. Lịch sử tộc người ở Tây Nguyên Việt Nam cho đến năm 1954”) [1982]; “Free in the Forest. Ethnohistory of the Vietnamese Central Highland 1954-1976” (“Tự do trong rừng. Lịch sử tộc người ở Tây Nguyên Việt Nam 1954-1976”) [1982]; “Shatted World. Adaptation and Survival among Vietnam’s Highland Peoples during the Vietnam War” (“Một thế giới bị chia cắt. Thích ứng và sinh tồn của các tộc người cao nguyên trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam”) [1993]... Hickey là chuyên gia đã từng nghiên cứu phục vụ cho các chính sách thực dân của Mỹ ở miền Nam Việt Nam trước 1975. Chính vì vậy, Ông có điều kiện hiểu rõ quá trình hoạch định chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với người Thượng ở vùng Tây Nguyên. Loại trừ những quan điểm của một chuyên gia thực dân, các công trình của Hickey cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù đến thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền, chính quyền Sài Gòn có điều chỉnh chính sách đối với người Thượng, nhưng chính sách của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn có sức lôi kéo mạnh mẽ đồng bào Tây Nguyên. Sau Hickey phải kể đến Furuta Moto (Nhật Bản) với 4 “Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam” [1989]; Oscar Salemink (Hà Lan) với “Beyond Conplicity and Naiveté: Contextualizing the Ethenography of Vietnam’s Central Highlanders 1850-1990” (Trên cả thói a tòng và sự ngây thơ: Bối cảnh hoá dân tộc học về người Thượng Việt Nam) [1994]; Patricia Pelly (Mỹ) với “Barbarian” and “Younger Brother”. The Remaking of Race in Postcolonial Vietnam (“Các dân tộc lạc hậu” và “Những người anh em”. Sự tái hình thành chủng tộc ở Việt Nam thời hậu thực dân) [1998]... Các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu từ góc nhìn Nhân học/Dân tộc học, từ đó đề cập đến chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số nói chung và đối với khu vực Tây Nguyên sau năm 1975 nói riêng. Trong những năm gần đây, một số tổ chức phi chính phủ quốc tế trong khi tham gia các chương trình, dự án phát triển, chống đói nghèo, bảo vệ môi trường ở miền núi Việt Nam cũng đã tham gia nghiên cứu một số khía cạnh về kinh tế - văn hoá - xã hội các tộc người thiểu số Việt Nam. Trong đó, đáng chú là Công ty ADUKI Pty Ltd với “Poverty in Vietnam” (Vấn đề nghèo đói ở Việt Nam) [1995]; hoặc các báo cáo tư vấn của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, các tổ chức phi chính phủ, như báo cáo của Neil Jamieson: “b. Rethinking Approaches to Ethenic Minority Development, The Case of Vietnam” [2000] (Nghĩ lại cách tiếp cận chương trình phát triển dân tộc thiểu số, Trường hợp Việt Nam); của John Hlevan: “Phát triển kinh tế-xã hội trong mối tương quan với văn hoá truyền thống văn hoá miền Trung” [2001].... Những nghiên cứu này đề cập một số khía cạnh phát triển dân tộc và miền núi từ môi trường - sinh thái, vấn đề đất đai, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực... Điểm đáng ghi nhận trong các báo cáo này là đã chỉ ra càng phát triển kinh tế thị trường thì các nhóm cư dân yếu thế càng thua thiệt, kể cả thụ hưởng thành quả tăng trưởng kinh tế trên chính quê hương của chính họ, dù nhà nước đã tìm nhiều biện pháp điều tiết sự phát triển, thực hiện các đảm bảo xã hội ở vùng dân tộc thiểu số. 5 Tóm lại, các nghiên cứu của một số học giả nước ngoài về vấn đề dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Một số công trình có giá trị khoa học, trở thành tài liệu tham khảo bổ ích, giúp chúng ta thấy rõ hơn cách tiếp cận của họ đối với chính sách dân tộc của các thể chế chính trị Việt Nam và trong nghiên cứu các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, do động cơ nghiên cứu khác nhau, thậm chí có cả những công trình bị ảnh hưởng bởi các quan điểm thực dân, trái ngược với đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, cần phải hết sức thận trọng khi tham khảo. 3.2. Những nghiên cứu trong nước Như chúng ta đã biết, Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ đặc thù của Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trên nhiều phương diện. Do đó, đây là khu vực được các nhà nghiên cứu trong nước đặc biệt quan tâm. Có thể tổng hợp các công trình do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu thành 4 nhóm vấn đề cơ bản sau: Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có văn hoá - xã hội các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trước năm 1945, do hạn chế bởi các điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau, các học giả Việt Nam ít có cơ hội tìm hiểu về các dân tộc thiểu số nói chung và các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nói riêng. Một số công trình lịch sử chỉ đề cập đến các dân tộc thiểu số Tây Nguyên với những nét sơ giản như “Việt Nam sử lược” [1921] của Trần Trọng Kim, “Việt Nam văn hoá sử cương” [1938] của Đào Duy Anh, “Sự tiến hoá và ý nghĩa xã hội của phong tục An Nam” [1939] của Nguyễn Văn Huyên và có tính chuyên khảo hơn là cuốn “Mọi Kon Tum” của Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi. Sau năm 1945, cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều ngành khoa học với chuyên ngành hẹp, đã thúc đẩy sự hình thành những nghiên cứu chuyên biệt về dân tộc - miền núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Tuy 6 vậy, vào thời kỳ 1954-1975, những nghiên cứu về văn hoá - xã hội các dân tộc thiểu số Tây Nguyên cũng còn rất hạn chế, chủ yếu đề cập một cách sơ giản trong một số bộ lịch sử của Đào Duy Anh (“Lịch sử Việt Nam” [1950], “Nguồn gốc dân tộc Việt Nam” [1957], “Đất nước Việt Nam qua các đời” [1964]) của tập thể các nhà sử học khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (“Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam”), của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (“Lịch sử Việt Nam” [1971]). Ở miền Bắc sau 1954 đã từng bước hình thành chuyên ngành Dân tộc học với những nghiên cứu bước đầu về lịch sử văn hoá các tộc người thiểu số. Song do chiến tranh, đất nước bị chia cắt, không có điều kiện điền dã thực tế phía Nam, các nghiên cứu giai đoạn này chủ yếu tập trung vào khu vực miền núi phía Bắc. Ở miền Nam, Phan Khoang với “Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777)” [1957] trong khi trình bày quá trình Nam tiến của các chúa Nguyễn cũng có chấm phá đôi nét đến địa bàn Tây Nguyên. Mặc dù có đề cập đến lễ hội, tiếng nói, luật tục, tập quán của “người Thượng cao nguyên”, nhưng phần nhiều nghiên cứu của giới khoa học miền Nam từ 1954-1975 phục vụ cho mục đích “tâm lý chiến” của chính quyền Sài Gòn, nên còn không ít hạn chế cả về cách tiếp cận khoa học và quan điểm chính trị. Sau năm 1975, các học giả Việt Nam mới có điều kiện đi sâu nghiên cứu khu vực Tây Nguyên, cả những nghiên cứu tổng hợp và các nghiên cứu chuyên sâu từng khía cạnh văn hoá - xã hội các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên: 1) Những nghiên cứu tổng quan về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và quá trình hình thành cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam. Đáng chú ý trong số này là những công trình như: “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)” [1984] của tập thể tác giả; “Về khái niệm “dân tộc” của Mác và Ăngghen và sự hình thành dân tộc Việt Nam” [1980] của Hà Văn Tấn; “Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam” [1982] của Phan Huy Lê; “Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam” [2003] của Đặng Nghiêm Vạn... Trong các công trình này, vùng Tây Nguyên được đề cập ở những nét chung nhất về 7 quá trình tộc người, nhóm ngôn ngữ, cơ tầng văn hoá... Cũng có những nghiên cứu chuyên sâu về một địa phương hoặc một DTTD ở Tây Nguyên như Bế Viết Đẳng và Chu Thái Sơn với “Đại cương về các dân tộc Ê đê và Mnông ở Đắk Lắk” [1982]; Mạc Đường với “Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng” [1983]; Đặng Nghiêm Vạn với “Các dân tộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum” [1981]; Khổng Diễn với “Các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên” [1984]... Có thể nói, đây là những nghiên cứu tổng hợp, mang tính khái quát về đặc điểm văn hoá - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, chưa thể đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của yếu tố văn hoá - xã hội tác động đến sự ổn định và phát triển trong đời sống đương đại. 2) Những nghiên cứu về văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và văn hoá các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng. Tiêu biểu là công trình của Ngô Đức Thịnh: “Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam” [1993] đã xác định “không gian văn hoá Tây Nguyên” không đồng nhất với “không gian lãnh thổ Tây Nguyên”. Phan Hữu Dật cùng các cộng sự nghiên cứu về “Sắc thái văn hoá địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước” [1999] đã khu biệt hoá đặc điểm văn hoá các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Có nghiên cứu đi sâu lý giải một khía cạnh văn hoá - xã hội cổ truyền các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên như Ngô Đức Thịnh: “Luật tục M’nông” [2000]; Lưu Hùng: “Buôn làng cổ truyền xứ Thượng” [1994]; Chu Thái Sơn: “Vai trò của các tầng lớp người già trong các xã hội truyền thống ở Trường Sơn - Tây Nguyên” [1997]... Đây là những nghiên cứu bước đầu phân tích cấu trúc tổ chức buôn làng; vai trò của toà án phong tục, của luật tục, của già làng ở Tây Nguyên với đặc trưng riêng biệt không thể lầm lẫn với bất cứ vùng nào. Có những công trình lại tập trung tìm hiểu sử thi, chữ viết, tiếng nói, sinh hoạt văn hoá các dân tộc (ăn, mặc, ở, đi lại, lễ hội),... 3) Những nghiên cứu về chính sách dân tộc của các thể chế cầm quyền Việt Nam từ xưa tới nay đối với khu vực Tây Nguyên. Về chính sách sách dân 8 tộc dưới chế độ phong kiến, gắn liền với quá trình hình thành dân tộc và phát triển của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, có nghiên cứu của Phan Hữu Dật và Lâm Bá Nam: “Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (X - XIX)” [2001]. Về thời kỳ thực dân cũ và mới, loại nghiên cứu này tuy không nhiều và thiếu hệ thống, nhưng rải rác trong một số công trình khác nhau đã cho thấy rõ quan điểm, biện pháp của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Về thời kỳ chế độ dân chủ cộng hoà từ 1945 đến nay, gắn liền với yêu cầu xây dựng, tổ chức lại cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, đã thu hút được đông đảo giới nghiên cứu quan tâm. Đặc biệt, từ sau 1975, trong điều kiện đất nước thống nhất và nhu cầu khai thác, phát triển Tây Nguyên đặt ra cấp bách, các nghiên cứu về Tây Nguyên rất được quan tâm. Tiêu biểu là các công trình: “Những vấn đề lý luận và thực cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay” [2001] của Phan Hữu Dật; “Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta” [1995] của nhiều tác giả. Những công trình này, từ góc nhìn về thể chế, chính sách đã dự báo một số nguy cơ bất ổn ở khu vực Tây Nguyên, trong đó nổi lên là vấn đề tôn giáo, đói nghèo, phai nhạt bản bản sắc văn hoá dân tộc, tật bệnh, quản lý đất đai...; giúp hình dung rõ cách nhìn lịch đại về chính sách dân tộc đối với Tây Nguyên; so sánh những khác nhau về bản chất của các thể chế cầm quyền trong thực hiện chính sách dân tộc. Nhóm thứ hai: Các công trình tổng kết tình hình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với Tây Nguyên trong những năm Đổi mới, trong đó các yếu tố văn hoá - xã hội được đặc biệt coi trọng và giải quyết trong mối quan hệ với các yếu tố kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh. 1) Những nghiên cứu đề cập tổng quan về tình hình thực hiện chính sách dân tộc ở Tây Nguyên, trong đó vấn đề văn hoá - xã hội thường được coi trọng. Đáng chú ý là các công trình: “Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây 9 Nguyên” [1989] của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam; “Báo cáo kết quả thực hiện dự án “Điều tra đánh giá tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội đến đời sống của các dân tộc bản địa Tây Nguyên trong những năm đổi mới” [1998] của Nguyễn Văn Tiêm và cộng sự... Ở đây, các yếu tố văn hoá xã hội không nghiên cứu riêng biệt, mà được đặt trong mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố chính trị và kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những chuyển biến to lớn của Tây Nguyên sau một quá trình thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, đặc biệt từ khi có Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên (1998). Bên cạnh đó, các tổng kết nói trên cũng đã chỉ rõ những di tồn lịch sử, những tác động của điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, trình độ dân trí và trình độ kinh tế... trên cơ sở đó có khuyến nghị điều chỉnh chính sách cho phù hợp, tránh để yếu tố quan phương đối lập với yếu tố phi quan phương. 2) Những tổng kết bước đầu về đời sống văn hoá và xác định các yêu cầu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đáng kể là các nghiên cứu: “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá Tây Nguyên” [1996] do Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III tổ chức thực hiện; “Xu hướng vận động của nền văn hoá các dân tộc ở khu vực Tây Nguyên” [1995] của Nguyễn Hồng Sơn; “Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên - Thực trạng và những vấn đề đặt ra” [2004] của Trần Văn Bính (chủ biên)... Qua tổng kết thực tiễn, các nghiên cứu này đã so sánh yếu tố truyền thống với yếu tố biến đổi của đời sống văn hoá - xã hội, từ đó cho thấy cả khuynh hướng tích cực và tiêu cực tác động trực tiếp đến Tây Nguyên. Có tác giả đã cắt nghĩa nguyên nhân kinh tế của những biến đổi ấy. Tuy vậy, loại công trình này thường nghiên cứu trên bình diện chung về đời sống văn hoá ở Tây Nguyên, chưa có điều kiện sâu giải quyết từng yếu tố văn hoá - xã hội vốn rất phức tạp. Mặc dù vậy, những nghiên cứu đó đã cung cấp cách nhìn tổng quan để đi sâu nghiên cứu chuyên biệt từng yếu tố văn hoá - xã hội Tây Nguyên đã và đang tác động đến sự ổn định và phát triển hiện nay. 10 3) Những nghiên cứu chuyên biệt về tín ngưỡng - tôn giáo ở Tây Nguyên. Có thể nói, đây là vấn đề dành được mối quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu, vì nó đe doạ trực tiếp đến yêu cầu bảo vệ văn hoá truyền thống các dân tộc cũng như củng cố an ninh quốc gia. Đáng chú ý là nghiên cứu: “Kitô giáo trước buôn làng” [2002] của Đỗ Quang Hưng; “Nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo và thay đổi niềm tin tôn giáo của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay” [2003] của Trương Minh Dục; “Tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ” [2004] của Ban Tôn giáo Chính phủ... Những nghiên cứu này bước đầu phân biệt giữa nhu cầu khách quan về tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào với âm mưu lợi dụng nhu cầu đó để truyền đạo trái pháp luật, gây bất ổn về an ninh tôn giáo ở Tây Nguyên. Một số tác giả đã cố gắng truy tìm nguyên nhân bên trong của các hiện trạng đó (“Nguyên nhân tâm lý - xã hội của sự phục hồi và phát triển đạo Tin lành tại tỉnh Kon Tum” [2001] của Đỗ Kim Oanh). Tuy vậy, các nghiên cứu này chưa có điều kiện cắt nghĩa đầy đủ các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội làm biến đổi nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và thiếu những giải pháp đồng bộ để điều chỉnh. 4) Những nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Tây Nguyên như phát triển giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, lao động việc làm. Trong đó, đáng chú ý là các nghiên cứu: “Xoá đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum hiện nay” [2002] của Lê Văn Định và Nguyễn Thị Hải Yến; “Di dân với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường ở nước ta hiện nay” [2000] của Trần Văn Chử; “Nâng cao dân trí, động lực phát triển đời sống các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” [2004] của Mai Văn Mô…Bên cạnh khẳng định mặt thành công, các nghiên cứu này cũng không né tránh mặt chưa thành công trong xây dựng văn hoá - xã hội ở Tây Nguyên và các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng những khuyết điểm đó để chống phá, gây bất ổn. Một số bất cập nảy sinh ở Tây Nguyên cũng đã được chỉ ra là: dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực không đồng 11 đều, đói nghèo ở vùng sâu, vùng xa; bản sắc văn hoá dân tộc bị xâm hại nghiêm trọng; di dân diễn biến phức tạp và khó quản lý; chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào chưa xứng tầm; ứng dụng khoa học - công nghệ còn hạn chế... Tuy vậy, phần lớn những nghiên cứu này là các viết trên tạp chí, mới đề cập một vài khía cạnh nhỏ, chưa có điều kiện đánh giá có hệ thống đời sống văn hoá - xã hội ở Tây Nguyên và những tác động của nó đối với sự ổn định và phát triển hiện nay. Nhóm thứ ba: Những công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường quốc phòng - an ninh được đặt trong quan hệ với phát triển văn hoá - xã hội. 1) Trước hết, vấn đề đất đai ở Tây Nguyên là hướng nghiên cứu giành được sự quan tâm sâu sắc của nhiều tác giả. Đáng kể như các công trình: “Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên” [2000] của Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng; “Vấn đề đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên” [2002] của Đặng Nghiêm Vạn; “Tái lập quản lý cộng đồng về đất đai ở các buôn làng Tây Nguyên (trong bối cảnh thực hiện Luật đất đai 1993” [2002] của Vương Xuân Tình... Có thể nói, các công trình nghiên cứu kể trên bước đầu đã làm rõ đặc trưng của chế độ sở hữu và quản lý đất đai ở Tây Nguyên - một xã hội đang chuyển từ công xã thị tộc sang công xã nông thôn-với việc đề cao vai trò của buôn làng trong quản lý. Vì vậy, những áp đặt cách quản lý của người Kinh lên Tây Nguyên như giao rừng, khoán đất sẽ không phù hợp, đòi hỏi phải phát huy vai trò của buôn làng trong quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội. Cũng có những tác giả đã mạnh dạn chỉ ra các dẫn chứng sinh động về sự thất bại của khoán đất, giao rừng ở Tây Nguyên. 2) Trong thời gian gần dây, các vấn đề xây dựng hệ thống chính trị, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, dân chủ hoá đời sống xã hội cũng dành được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Đáng chú ý là các nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên đáp ứng 12 yêu cầu cách mạng trong giai đoạn hiện nay” [2002] của Lê Hữu Nghĩa; “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay - Thực trạng và giải pháp” [2004] của Dương Thị Hưởng (chủ nhiệm)... Loại nghiên cứu này tuy không đề cập trực tiếp các yếu tố văn hoá - xã hội, song có đặt ra các mối liên hệ nội tại với sự tuỳ thuộc lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau giữa chính trị, kinh tế với văn hoá - xã hội. Có nghiên cứu đã cắt nghĩa nguyên nhân yếu kém của hệ thống chính trị Tây Nguyên thời gian qua là không nắm vững đặc điểm văn hoá - xã hội của các dân tộc tại chỗ, áp đặt cách tổ chức xã hội của người Kinh cho các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên... Không ít tác giả đã gợi mở một số hướng nghiên cứu về kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố quan phương và phi quan phương, giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, đặc biệt là phát huy vai trò của các thiết chế xã hội truyền thống, của cách thức quản lý cộng đồng, của luật tục. 3) Những nghiên cứu về đảm bảo an ninh dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên, mà ở đó các yếu tố văn hoá - xã hội được đề cập chủ yếu dưới góc độ là cơ sở đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững. Các nghiên cứu này dạng này tiếp cận từ khía cạnh chính trị và an ninh như: “An ninh ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp” [2000] của Tạ Văn Trung; “Phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên” [2003] của Nguyễn Phúc Thanh; “Hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch ở Tây Nguyên hiện nay - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh” [2002] của Trần Xuân Dung... Các công trình này ở chừng mực nhất định đã cho thấy thực trạng bất ổn ở Tây Nguyên trên tất cả các mặt an ninh chính trị, an ninh tư tưởng - văn hoá, an ninh biên giới - lãnh thổ, nhất là từ sau vụ bạo loạn chính trị các năm 2001 và 2004; từ đó, khuyến nghị một số giải pháp an ninh để ổn định tình hình. Tuy vậy, do xuất phát chủ yếu từ nghiệp vụ an ninh, nên những nghiên cứu trên chưa có điều kiện đi sâu cắt nghĩa chiều sâu văn hoá - xã hội của “vấn đề dân tộc” ở Tây Nguyên, giải pháp được khuyến nghị chủ yếu giải quyết những vấn đề mang tính tình thế. 13 Cả 4 nhóm nghiên cứu nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình thực hiện đề tài, bao gồm: cung cấp một số tư liệu và cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu còn mang tính rời rạc và chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt, mang tính hệ thống về các yếu tố văn hoá - xã hội tác động đến sự ổn định và phát triển ở Tây Nguyên. Đặc biệt là còn thiếu những nghiên cứu liên ngành để tìm ra luận cứ, giải pháp ổn định và phát triển Tây Nguyên - một vùng đất tuy đã “yên” nhưng chưa “ổn” sau các vụ bạo loạn chính trị 2001 và 2004. Giải quyết “khoảng trống” nêu trên là trách nhiệm đặt ra đối với đề tài khoa học này. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã triển khai các phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu được sử dụng để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm các Văn kiện của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên cứu về văn hoá - xã hội ở Tây Nguyên đã được công bố trong và ngoài nước. - Phương pháp điền dã dân tộc học được chúng tôi coi trọng trong quá trình nghiên cứu trên thực địa, bao gồm các thao tác cơ bản như: quan sát tham dự, quan sát trực tiếp, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. + Quan sát tham dự là sự tiếp cận người dân theo nguyên tắc: cùng ăn, cùng ở và cùng làm. Với cách tiếp cận này, chúng tôi có thể vừa quan sát, vừa tham gia vào nhiều hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân; từ đó, có thể tạo mối quan hệ thân thiện, hiểu biết về họ và cuộc sống của họ, khiến họ cảm thấy thoải mái hơn với sự hiện diện của chúng tôi trong gia đình/cộng đồng của họ. Cũng chính nhờ vậy, chúng tôi có thể thu thập các thông tin về cuộc sống của họ, trong đó có các thông tin về văn hóa - xã hội và những vấn đề nhạy cảm có liên quan. + Trong quá trình điền dã, chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để đánh giá sơ bộ các điều kiện tự nhiên, nơi cư trú, hệ 14 thống canh tác nông nghiệp, hoạt động sản xuất và các khía cạnh khác trong đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đặc biệt là các dân tộc tại chỗ - đối tượng nghiên cứu chính của đề tài. + Để tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi đã lựa chọn các thông tín viên chủ chốt gồm chính những người dân tộc tại chỗ, những người tham gia công tác đảng và công tác chính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã, buôn làng); những người thực thi chính sách văn hóa và các già làng, trưởng buôn làng, người có uy tín trong cộng đồng. Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước với những câu hỏi được xây dựng theo nguyên tắc gợi ý để người trả lời có nhiều lựa chọn khi đưa ra quan điểm, ý kiến của mình về sự tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội đến sự ổn định và phát triển ở địa phương. Những vấn đề chính trong bảng phỏng vấn sâu đề cập tới là những vấn đề mà bảng hỏi định lượng không thể giải quyết được một cách triệt để hoặc sâu sắc. + Các cuộc thảo luận nhóm cũng được tiến hành tại địa bàn nghiên cứu (dành cho đối tượng cung cấp thông tin là người dân) hay tại Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện, xã (dành cho đối tượng cung cấp thông tin là cán bộ địa phương). Đối với nhóm người dân, chúng tôi chia thành từng nhóm riêng, căn cứ vào giới tính (nam/nữ), lứa tuổi (người già/trung niên/thanh niên) và nghề nghiệp (thuần nông, trưởng các thôn buôn, già làng …) của các nhóm đối tượng. Mỗi nhóm người dân thường gồm 7 - 9 người. Đối với nhóm cán bộ địa phương, chúng tôi cũng tổ chức thành các nhóm để thảo luận. Mỗi nhóm gồm 5 - 7 cán bộ đang công tác tại các phòng chức năng. Hướng thảo luận tập trung vào các vấn đề về tình hình đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục; mong muốn và kiến nghị của địa phương về bảo tồn văn hóa các tộc người, những giải pháp mà chính quyền địa phương các cấp đã và sẽ thực hiện nhằm hạn chế những tác động của các yếu tố văn hóa - xã hội đến sự ổn định và phát triển… - Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua bảng hỏi chuẩn bị sẵn. Nguyên tắc chọn mẫu: theo phương pháp ngẫu nhiên. Trong 15 cơ cấu mẫu có chú ý tới các nhóm đối tượng khảo sát: nhóm người dân tộc tại chỗ và nhóm người dân tộc mới đến. Phương pháp trưng cầu ý kiến: dùng Bảng hỏi trực tiếp với những người được trưng cầu ý kiến, theo nguyên tắc số phiếu phát ra phải lớn hơn số phiếu dự kiến thu về ít nhất là 10%. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu: Các số liệu định lượng được xử lý bằng những công cụ phần mềm hỗ trợ như: SPSS for Windows 15.0; Eview; DTM. - Phương pháp chuyên gia được thực hiện qua các cuộc trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có nhiều trải nghiệm khi nghiên cứu về văn hóa - xã hội Tây Nguyên, cũng như những đánh giá của họ về tác động của các yếu tố văn hoá - xã hội ở Tây Nguyên đến sự ổn định và phát triển. Phương pháp này cũng nhằm thu thập ý kiến của lãnh đạo chính quyền các cấp, các ban, ngành trong việc thực thi chính sách từ trung ương xuống địa phương, làm cơ sở đối sánh với những phát hiện thu được trong quá trình khảo sát. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Về nội dung Nội dung nghiên cứu của đề tài là những yếu tố văn hóa - xã hội tác động đến sự ổn định và phát triển của Tây Nguyên. Tuy nhiên, đề tài chỉ lựa chọn những yếu tố cơ bản nhất phản ánh đặc trưng của Tây Nguyên đã, đang và sẽ tác động đến ổn định và phát triển để khảo sát, nghiên cứu. Đó là các yếu tố: (i) Thiết chế xã hội truyền thống; (ii) Vấn đề sở hữu đất đai; (iii) Di cư và di cư tự do; (iv) Hệ thống tri thức địa phương; (v) Tín ngưỡng và tôn giáo; (vi) Quan hệ tộc người. Mỗi yếu tố như thế đều được nhận diện cả chiều cạnh truyền thống và chiều cạnh biến đổi, những tương tác của chúng đối với ổn định và phát triển ở Tây Nguyên. 5.2. Về thời gian Đề tài nghiên cứu sự vận động và biến đổi của các yếu tố văn hoá - xã hội ở Tây Nguyên từ khi thực hiện Đổi mới (1986) đến nay tác động đến sự ổn định và phát triển. Lẽ dĩ nhiên, các yếu tố văn hóa - xã hội truyền thống luôn được đề cập, phân tích để đối sánh. 16 5.3. Về không gian Địa bàn Tây Nguyên được quan niệm theo “vùng văn hoá” rộng hơn rất nhiều so với quan niệm về “vùng lãnh thổ thể chế”. Tuy nhiên, khu vực Tây Nguyên trong nghiên cứu này được giới hạn theo đơn vị hành chính gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. 6. Kết cấu của báo cáo tổng hợp Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Báo cáo tổng hợp của đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận, phương pháp luận nghiên cứu các yếu tố văn hóa - xã hội ở Tây Nguyên tác động đến sự ổn định và phát triển. Chương 2: Tổng quan về vùng thể chế Tây Nguyên và cấu trúc của các yếu tố văn hóa - xã hội ở Tây Nguyên tác động đến sự ổn định và phát triển. Chương 3: Những yếu tố văn hóa - xã hội chủ yếu tác động đến sự ổn định và phát triển ở Tây Nguyên. Chương 4: Xu hướng, quan điểm và giải pháp phát triển văn hóa - xã hội Tây Nguyên vì sự ổn định và phát triển bền vững. 17 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA - Xà HỘI Ở TÂY NGUYÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. “Dân tộc” và “tộc người” Trong nhiều công trình nghiên cứu, cũng như trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam hiện nay, việc hiểu và sử dụng khái niệm dân tộc chưa có sự thống nhất. Sự thiếu chuẩn xác trong sử dụng thuật ngữ “dân tộc” ở Việt Nam là xuất phát từ việc tiếp cận khái niệm này theo nhiều cách hiểu khác nhau: - Khái niệm dân tộc được hiểu là một cộng đồng cư dân sống trên một lãnh thổ quốc gia xác định dưới sự điều hành của một nhà nước trung ương thống nhất. Nếu theo quan điểm này thì các cư dân cùng sinh sống trên một lãnh thổ có thể khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, thậm chí là cả về nguồn gốc chủng tộc nhưng cùng có chung một nhiệm vụ chính trị (xây dựng và bảo vệ nhà nước) thì đều thuộc về một cộng đồng - quốc gia, nghĩa là họ đều thuộc về một quốc tịch. Kiểu cộng đồng này rất phổ biến ở nhiều nước của các châu lục trên thế dưới mà điển hình là các quốc gia châu Á, châu Phi; ở châu Á thì đó là trường hợp của Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar… - Khái niệm dân tộc được dùng để chỉ các tộc người (ethnics). Ở Việt Nam, thuật ngữ các dân tộc thường được hiểu theo tinh thần này, thể hiện qua Bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam được Nhà nước công bố vào năm 1979. Theo Bảng danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam, thì ở nước ta có 54 tộc người (được nhận biết chính thức), được xác định dựa vào 3 tiêu chí cơ bản đó là: có ngôn ngữ chung; có các đặc trưng chung về sinh hoạt-văn 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất