Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đ...

Tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong gia đình (nghiên cứu trường hợp hà nội)

.PDF
194
689
65

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ----------------- Nguyễn Thị Quỳnh Hoa NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- Nguyễn Thị Quỳnh Hoa NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. ĐẶNG CẢNH KHANH HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa LỜI CẢM ƠN Luận án Tiến sĩ này được thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Đặng Cảnh Khanh. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy về định hướng khoa học, sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận án này. Nghiên cứu sinh xin được chân thành cảm ơn các nhà khoa học, tác giả các công trình công bố được trích dẫn trong luận án đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu, những thông tin có liên quan trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hữu Minh, PGS.TS Lê Ngọc Văn vì những ý kiến góp ý, chỉ dẫn về mặt khoa học để nghiên cứu sinh chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện luận án. Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội, Lãnh đạo Khoa Xã hội học, Hội đồng khoa học của Khoa Xã hội học - Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện để nghiên cứu sinh được thực hiện và hoàn thành chương trình nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ của Khoa Xã hội học, các nghiên cứu sinh khác vì sự hỗ trợ trên phương diện hành chính, hợp tác có hiệu quả trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học của mình. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Thanh niên và các đồng nghiệp, bạn bè thân hữu đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ thực hiện thu thập dữ liệu, triển khai khảo sát thực địa. Cuối cùng là sự biết ơn tới gia đình và những người bạn thân thiết vì đã có sự động viên liên tục, kịp thời cũng như cảm thông, chia sẻ về thời gian, sức khỏe và các khía cạnh khác của cuộc sống trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng 9 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa CỤM TỪ VIẾT TẮT BVCSGDTE Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em BVCSTE Bảo vệ, chăm sóc trẻ em THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UNICEF Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc UBND Ủy ban nhân dân CRC Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 7 5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 13 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ..................................................................... 13 7. Cơ cấu của luận án .................................................................................................................... 14 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH…… ………………...15 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới.................................................................................................... 15 1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................................... 31 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 43 2.1. Một số quan điểm về quyền, quyền trẻ em và cách tiếp cận phát triển dựa trên quyền .... 43 2.2. Một số lý thuyết tiếp cận nghiên cứu đề tài ........................................................................... 50 2.3. Một số khái niệm công cụ........................................................................................................ 62 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH .................................................................... 67 3.1. Một vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn khảo sát ............................................ 67 3.2. Thực trạng sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình .. 73 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH ........................ 88 4.1. Nhóm yếu tố vĩ mô................................................................................................................... 88 4.1.1. Biến đổi kinh tế - xã hội ................................................................................... 88 4.1.2. Luật pháp quốc tế và trong nước về quyền tham gia của trẻ em ...................... 92 4.1.3. Đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán truyền thống ..................................... 100 4.2. Nhóm yếu tố vi mô................................................................................................................. 103 4.2.1. Nhóm yếu tố liên quan đến trẻ em .................................................................. 104 4.2.2. Nhóm yếu tố liên quan đến gia đình của trẻ em ............................................. 112 4.2.3. Nhóm yếu tố liên quan đến nhận thức, thái độ của trẻ em và gia đình đối với sự tham gia của trẻ ........................................................................................................ 122 4.2.4. Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm môi trường cộng đồng xã hội nơi trẻ em sinh sống ................................................................................................................... 136 4.2.5. Nhóm yếu tố liên quan đến công tác giáo dục, truyền thông về quyền tham gia của trẻ em ................................................................................................................. 139 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH ..................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ…………………………………………152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 153 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các vấn đề học tập trẻ được trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình ....................................................................................................................... 76 Bảng 3.2. Các vấn đề quan hệ xã hội trẻ được trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình ................................................................................................................. 77 Bảng 3.3. Các vấn đề vui chơi giải trí trẻ được trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình ................................................................................................................. 78 Bảng 3.4. Hình thức tham gia của trẻ vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình 79 Bảng 3.5. Hình thức trẻ trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình .... 80 Bảng 3.6. Những điều trẻ thường trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình ...................................................................................................................................... 81 Bảng 3.7. Hình thức trẻ được tiếp nhận thông tin có liên quan đến bản thân ...................... 82 Bảng 3.8. Mức độ tham gia ý kiến của trẻ vào 4 nhóm vấn đề có liên quan đến bản thân.. 85 Bảng 4.1. Mối liên hệ giữa độ tuổi và mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình ................................................................................................ 104 Bảng 4.2. Sự tham gia trao đổi, bày tỏ ý kiến của trẻ em vào các nhóm vấn đề liên quan chia theo độ tuổi ................................................................................................................. 105 Bảng 4.3. Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ quyết định của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ trong gia đình ................................................................................................ 108 Bảng 4.4. Mối liên hệ giữa đặc điểm tính cách và mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình ....................................................................... 110 Bảng 4.5. Mối liên hệ giữa số thế hệ trong gia đình và việc quyết định các vấn đề liên quan đến trẻ trong gia đình ......................................................................................................... 113 Bảng 4.6. Mối liên hệ giữa số con trong gia đình và mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình ....................................................................... 114 Bảng 4.7. Mối liên hệ giữa thu nhập của gia đình và mức độ cha mẹ tạo điều kiện để trẻ em tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ trong gia đình .................................................. 116 Bảng 4.8. Ý kiến của trẻ em về những yếu tố khuyến khích sự tham gia của trẻ vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình ....................................................................... 121 Bảng 4.9. Hiểu biết của trẻ em và cha mẹ về nội dung quyền tham gia của trẻ em .......... 125 Bảng 4.10. Mối liên hệ giữa mức độ tiếp cận quyền tham gia của trẻ em và việc trẻ em quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân ................................................................... 127 Bảng 4.11. Ý kiến của trẻ em về những nguyên nhân khiến cho ý kiến của các em không được cha mẹ và người lớn trong gia đình chấp nhận ......................................................... 132 Bảng 4.12. Mối liên hệ giữa nhận thức về vai trò và năng lực tham gia của trẻ em với mức độ tham gia của trẻ em ....................................................................................................... 133 Bảng 4.13. Thái độ của cha mẹ và người lớn trong gia đình khi trẻ em tham gia bày tỏ ý kiến vào các vấn đề có liên quan ....................................................................................... 135 Bảng 4.14. Mối liên hệ giữa khu vực sinh sống và mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình ....................................................................... 137 DANH MỤC BIỂU Biểu 3.1. Những vấn đề liên quan mà trẻ được cha mẹ trao đổi, hỏi ý kiến........................ 74 Biểu 3.2. Các vấn đề sinh hoạt hàng ngày trẻ được trao đổi, bày tỏ ý kiến với cha mẹ và người lớn trong gia đình ...................................................................................................... 75 Biểu 3.3. Cách thức trẻ thường làm khi ý kiến trao đổi, bày tỏ của trẻ bị cha mẹ và người lớn trong gia đình bỏ qua ..................................................................................................... 82 Biểu 3.4. Hình thức quyết định các vấn đề liên quan đến trẻ trong gia đình ....................... 83 Biểu 3.5. Mức độ tham gia ý kiến của trẻ về các vấn đề có liên quan đến bản thân ........... 84 Biểu 3.6. Mức độ tiếp nhận thông tin của trẻ về các vấn đề có liên quan đến bản thân ...... 86 Biểu 4.1. Cách thức trẻ thường làm khi ý kiến trao đổi, bày tỏ của mình bị cha mẹ và người lớn trong gia đình bỏ qua chia theo độ tuổi ....................................................................... 106 Biểu 4.2. Mối liên hệ giữa giới tính và cách thức trẻ thường làm khi ý kiến trao đổi, bày tỏ của trẻ bị cha mẹ và người lớn trong gia đình bỏ qua........................................................ 108 Biểu 4.3. Mối liên hệ giữa đặc điểm văn hóa gia đình và mức độ tham gia ý kiến, mức độ tiếp cận thông tin thường xuyên của trẻ em về các vấn đề liên quan đến bản thân ........... 118 Biểu 4.4. Việc quyết định các vấn đề liên quan đến trẻ chia theo đặc điểm văn hóa gia đình ..................................................................................................................... 119 Biểu 4.5. Những điều khuyến khích và những điều cản trở trẻ em tham gia bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến bản thân trong gia đình .............................................................. 120 Biểu 4.6. Việc tiếp cận Luật BVCS&GDTE Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền trẻ em của trẻ em và cha mẹ .................................................................................................... 123 Biểu 4.7. Mối liên hệ giữa mức độ tiếp cận quyền tham gia của trẻ em và mức độ trẻ tham gia ý kiến, tiếp nhận thông tin về các vấn đề có liên quan đến bản thân ........................... 127 Biểu 4.8. Mối liên hệ giữa mức độ tiếp cận quyền tham gia của trẻ em và cách thức trẻ em thường làm khi ý kiến bày tỏ của trẻ bị cha mẹ và người lớn trong gia đình bỏ qua ........ 128 Biểu 4.9. Ý kiến của cha mẹ và trẻ em về khả năng trẻ đưa ra quyết định về các vấn đề có liên quan trong gia đình ..................................................................................................... 130 Biểu 4.10. Những người thường ủng hộ, khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan ............................................................................................................................. 135 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1. Việc triển khai thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam còn thiếu cơ chế giám sát thực hiện quyền .................................................................................................................... 99 Hộp 4.2. Ảnh hưởng của quan niệm truyền thống đối với sự tham gia của trẻ em trong gia đình .................................................................................................................................... 101 Hộp 4.3. Việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân trẻ em theo lứa tuổi của trẻ 107 Hộp 4.4. Đặc điểm tâm lý, tính cách và sự tham gia của trẻ em trong gia đình ................ 111 Hộp 4.5. Sự khác biệt giữa khu vực nội thành và ngoại thành trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em ............................................................................................................ 138 Hộp 4.6. Tình hình giáo dục, truyền thông về quyền tham gia của trẻ em trong nhà trường .................................................................................................................. 140 Hộp 4.7. Tình hình tuyên truyền, giáo dục về quyền tham gia của trẻ em tại cộng đồng địa phương ............................................................................................................................... 141 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước bởi vậy sự phát triển của trẻ em luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của mỗi quốc gia. Để có những công dân tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ em phải được đảm bảo phát triển toàn diện và trong điều kiện tốt nhất. Một cách đầy đủ, sự phát triển toàn diện của trẻ em không chỉ bao gồm việc trẻ được đảm bảo quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ mà còn cả việc trẻ được khẳng định bản thân, khẳng định vai trò chủ động, tích cực tham gia vào các vấn đề của chính mình. Công ước quốc tế về quyền trẻ em tại điều 12, 13, 14, 15, 17 cũng như Luật BVCSGDTE nước ta tại điều 20 qui định: trẻ em có quyền được tham gia, có quyền được biết những thông tin phù hợp với sự phát triển của bản thân, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề liên quan đến các em không chỉ trong phạm vi gia đình, nhà trường mà cả ngoài xã hội. Quy định pháp luật này phản ánh thực tại khách quan nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ em trong thời kỳ mới. Thực hiện quyền được tham gia của trẻ em giúp cho mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em trong gia đình, xã hội được bình đẳng, dân chủ, lành mạnh, tạo điều kiện để trẻ em có vai trò chủ động, có tiếng nói và được lắng nghe. 1.2. Gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hoá truyền thống với nhiều giá trị quý báu được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong những giá trị đó, giá trị đạo đức của người con trong gia đình thường được thể hiện và đề cao ở đức hiếu thuận: cha mẹ dạy bảo thì con cái nghe theo và sự tuân theo đó thường diễn ra một chiều, cứng nhắc từ trên xuống dưới theo tôn ti trật tự của các thành viên trong gia đình. Trong mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn ở gia đình, trẻ em thường bị coi là "trẻ con" và việc trẻ em tham gia vào các công việc chung cũng như những việc có liên quan đến chính các em còn xa lạ. Người lớn thường coi nhẹ, bỏ qua ý kiến của trẻ em, áp đặt trẻ em tuân theo suy nghĩ và cách giải quyết của mình. Trẻ em thụ động trước những quyết định của người lớn. 2 Ở những giai đoạn khác nhau của lịch sử phát triển gia đình, các giá trị xã hội có sự thay đổi. Trong điều kiện xã hội Việt Nam đang phát triển và hội nhập quốc tế, gia đình Việt Nam bên cạnh việc lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống còn tiếp nhận các giá trị văn hoá mới, trong đó có giá trị xác định quyền của trẻ em trong gia đình. Tuy nhiên, một giá trị mới như vậy không phải đi vào cuộc sống một cách dễ dàng và được chấp nhận ở mọi gia đình. Khảo sát của Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Radda Barnen) năm 2006 tại Vĩnh Phúc cho thấy, so với các nhóm quyền khác (quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển), nhóm quyền tham gia của trẻ em được trẻ em đánh giá đạt hiệu quả thấp hơn. Mặc dù có 45,5% em được hỏi cho rằng ý kiến của trẻ em trong gia đình được cha mẹ lắng nghe và tôn trọng nhưng cũng có 50,3% nhận định tuy các em đã được cha mẹ hỏi ý kiến nhưng sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các em từ phía cha mẹ còn hạn chế, một số em (1,5%) cho rằng tiếng nói của trẻ em trong gia đình chưa được người lớn lắng nghe và tôn trọng. Thực tiễn cho thấy, không phải trong bất kỳ gia đình nào ý kiến của con cái cũng được cha mẹ lắng nghe, tôn trọng, không phải mối quan hệ ứng xử nào giữa trẻ em và cha mẹ trong gia đình cũng bình đẳng, dân chủ và không phải nhu cầu được tự khẳng định của trẻ em nào cũng được đáp ứng. Và mặc dù đã được luật hoá trong đời sống xã hội nước ta, nhưng trên thực tế qui định tại điều 20 của Luật BVCSGDTE về “Quyền tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội” của trẻ em vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, đặc biệt trong môi trường gia đình. 1.3. Mọi xã hội đều không ngừng vận động, biến đổi và biến đổi xã hội là nguồn gốc dẫn tới những biến đổi văn hóa, trong đó có văn hóa gia đình. Biến đổi văn hóa gia đình thể hiện trước hết ở sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình, từ đó dẫn tới biến đổi các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình. Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình chính là sự biến đổi các giá trị xác lập quyền con người, quyền trẻ em trong gia đình, từ đó dẫn tới sự thay 3 đổi khuôn mẫu ứng xử giữa cha mẹ và con cái trong gia đình, cụ thể là thay đổi từ khuôn mẫu ứng xử theo tôn ti trật tự, một chiều cứng nhắc sang khuôn mẫu ứng xử qua lại hai chiều mang tính dân chủ, bình đẳng trong gia đình. Bên cạnh đó, sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình còn là sự biến đổi nhu cầu của con người từ bậc thấp lên bậc cao, từ nhu cầu bảo đảm sinh tồn, an ninh sang nhu cầu tự khẳng định, được tôn trọng.... Những nhu cầu cơ bản đảm bảo cho sự sinh tồn đã không còn là đòi hỏi cấp bách của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mà thay thế vào đó là nhu cầu được tự khẳng định bản thân, tự thỏa mãn cái tôi của mình. Nhu cầu này của trẻ nếu được đáp ứng thì sẽ giúp cho trẻ phát triển một cách tích cực, toàn diện và phù hợp với yêu cầu của thời đại. Gia đình Việt Nam đã và đang trong thời kỳ quá độ của sự biến đổi các giá trị, khuôn mẫu ứng xử trong gia đình cũng như trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ nhu cầu cơ bản của cá nhân sang nhu cầu được tự khẳng định mình. Tuy vậy, thực tiễn đang đặt ra những bất cập của quá trình chuyển đổi theo quy luật chung này. Điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cả ở cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình là cần thiết nhằm lý giải một cách khoa học và đưa ra cách hiểu đầy đủ, đúng đắn về bản chất của hiện thực trên. 1.4. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về việc thực hiện quyền của trẻ em, trong đó có quyền tham gia của trẻ em. Do mức độ, phạm vi, tính chất và yêu cầu của các nghiên cứu đánh giá về quyền tham gia của trẻ em là khác nhau nên các kết quả nghiên cứu cũng được đưa ra ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhìn chung các nghiên cứu đều đề cập đến việc đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em qua từng giai đoạn và qua cả ba môi trường: gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội. Hướng nghiên cứu đi sâu vào việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình, đặc biệt là nghiên cứu về bản chất quá trình tham gia của trẻ em vào các quyết định có liên quan tới trẻ trong gia đình còn thiếu hụt. Trong khi đó sự tham gia của trẻ em trong gia đình là vấn đề đã và đang 4 được dư luận xã hội quan tâm và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, cả từ yếu tố vĩ mô (bối cảnh kinh tế- xã hội, luật pháp, chính sách xã hội,..) và các yếu tố vi mô (bản thân trẻ, gia đình, cộng đồng xã hội...). Các kết quả nghiên cứu đã có chưa phản ánh được sâu sắc thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em trong gia đình, chưa mang lại sự hiểu biết một cách đầy đủ và có hệ thống về sự tham gia của trẻ em trong gia đình. 1.5. Hà Nội là thủ đô, đồng thời là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước. Một mặt, Hà Nội có cấu trúc xã hội đô thị với tốc độ phát triển nhanh và hội nhập sâu rộng, mặt khác Hà Nội cũng là địa bàn từng được mở rộng địa giới, sát nhập với các khu vực có nét đặc thù của nông thôn. Bởi vậy, Hà Nội có sự đa dạng, khác biệt về vùng và đối tượng dân cư sinh sống, trong đó phải kể đến sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành, khác biệt giữa các kiểu loại gia đình với các nét văn hóa đặc thù của khu vực sinh sống. Việc nghiên cứu sự tham gia của trẻ em trong gia đình ở khu vực này là rất có ý nghĩa. Hơn nữa, nghiên cứu sự tham gia của trẻ em ở những vùng phát triển như thủ đô có thể là căn cứ để đối chiếu việc triển khai thực hiện quyền tham gia của trẻ em so với những vùng kém phát triển hơn trong cả nước, đồng thời cũng phản ánh phần nào mức độ thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại Việt Nam hiện nay. Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong gia đình” (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) là cần thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ bản chất của một giá trị xã hội mới về sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình, đồng thời góp phần xác định những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự hình thành một giá trị xã hội mới trong đời sống gia đình Việt Nam hiện đại. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào 5 các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình, trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý về chính sách nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài. - Điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình. - Mô tả thực trạng sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu. - Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình. - Nhận định một số vấn đề đặt ra và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan tới trẻ trong gia đình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ, điều kiện có hạn, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sự tham gia của trẻ em trên các khía cạnh: các vấn đề trẻ được tham gia quyết định; hình thức trẻ được tham gia; mức độ trẻ được tham gia. Về các vấn đề trẻ được tham gia, luận án tập trung tìm hiểu sự tham gia của trẻ vào một số vấn đề liên quan đến sự phát triển của các em bao gồm: vấn đề sinh hoạt hàng ngày trong gia đình; vấn đề học tập; vấn đề vui chơi giải trí; vấn đề quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội. Về hình thức trẻ được tham gia, luận án tập trung tìm hiểu việc trẻ được tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân theo hướng trẻ quyết định những vấn đề mà các em hoàn toàn có khả năng tự quyết định (như lựa chọn phương pháp học tập, học thêm các môn văn hóa, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng 6 ngày, trang phục ở nhà, trang phục đi học, hình thức vui chơi giải trí,…) chứ không bao gồm những vấn đề vượt quá khả năng tự quyết định của trẻ, hay những vấn đề buộc phải có sự định hướng, tư vấn, hỗ trợ của cha mẹ (chẳng hạn như vấn đề nghỉ học, bỏ học; mua sắm những vật dụng đắt tiền;…). 3.2.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của luận án gồm: - Trẻ em (dưới 18 tuổi) đang đi học và đang sinh sống cùng gia đình. Luận án sử dụng khái niệm trẻ em theo định nghĩa của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, tức là: Trẻ em là những công dân dưới 18 tuổi. Trong luận án, trẻ em được khảo sát có giới hạn tuổi từ 11- 17 (tương đương với trình độ học vấn THCS và THPT) và đang sinh sống cùng gia đình. Sở dĩ lựa chọn trẻ em trong độ tuổi 11- 17 là vì lứa tuổi này các em đã có nhận thức rõ ràng hơn so với các lứa tuổi trước đó. Hơn nữa, tâm lý lứa tuổi vị thành niên của các em là luôn muốn tự khẳng định bản thân mình, luôn muốn được làm những điều mình thích và cho là đúng, do đó ý thức về sự tham gia vào các vấn đề có liên quan đến bản thân là rất lớn và rõ nét. Đồng thời, trẻ em được khảo sát cũng là những em còn đang đi học. - Cha mẹ có con là trẻ em 11-17 tuổi và đang đi học. 3.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án tiến hành thu thập thông tin trong 2 thời điểm: - Thời điểm 1: thu thập thông tin định lượng vào tháng 4, tháng 5 năm 2013. - Thời điểm 2: bổ sung thông tin định tính vào tháng 3, tháng 4 năm 2014. 3.2.4. Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án tiến hành khảo sát thực địa tại 2 địa bàn thuộc thành phố Hà Nội: 1 quận nội thành đặc trưng cho khu vực đô thị và 1 huyện ngoại thành đặc trưng cho khu vực nông thôn. Cụ thể: - Quận nội thành: quận Hai Bà Trưng - Huyện ngoại thành: huyện Phú Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Sở dĩ chọn hai địa bàn này là vì đây là hai khu vực chịu sự ảnh hưởng khác nhau của quá trình hội nhập. Hai Bà Trưng là quận có tốc độ phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội khá nhanh của thủ đô và có quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ thời gian qua. Trong khi đó, Phú Xuyên trước đây là một huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, được sát nhập vào Hà Nội từ ngày 1/8/2008. Đây là huyện ngoại 7 thành thuần nông, vốn chịu ảnh hưởng của các giá trị gia đình, giá trị xã hội truyền thống. Những năm gần đây, huyện Phú Xuyên đang có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp là chủ yếu sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, bởi vậy đây là khu vực đang dần chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, quá trình hội nhập. Chính vì thế, việc nghiên cứu sự tham gia của trẻ em trong gia đình ở hai khu vực này là rất có ý nghĩa. 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận Mác xít làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Cụ thể là những lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận cho đề tài nghiên cứu. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là xem xét và giải thích các quá trình, các hiện tượng của đời sống xã hội trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có tính chất quy luật giữa chúng. Điều đó có nghĩa nghiên cứu sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình phải được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác như bối cảnh kinh tế - xã hội; đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán của đất nước và của địa phương nơi trẻ em sinh sống; hoàn cảnh, môi trường sống của gia đình trẻ,… Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: cần phải nhận thức, giải quyết các hiện tượng xã hội trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Vì thế tìm hiểu sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình cần phải được nghiên cứu trong khoảng thời gian và không gian nhất định, từ đó có thể đưa ra được những gợi ý về giải pháp, chính sách kịp thời, phù hợp. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu - Trẻ em ở Hà Nội hiện nay được tham gia vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình như thế nào? - Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô nào? 4.3. Giả thuyết nghiên cứu - Trẻ em ở Hà Nội hiện nay đã được tham gia vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình, tuy nhiên sự tham gia của trẻ chỉ chủ yếu ở khía cạnh tham gia ý kiến và tiếp cận thông tin về những vấn đề có liên quan, sự tham gia ở mức 8 cao là quyết định những vấn đề có liên quan thấp. - Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các yếu tố vĩ mô như: sự biến đổi kinh tế- xã hội của đất nước; luật pháp, chính sách trong nước và quốc tế liên quan đến quyền tham gia của trẻ em; đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của đất nước; và các yếu tố vi mô như: đặc điểm của bản thân trẻ; đặc điểm của gia đình trẻ; nhận thức, thái độ của cha mẹ và trẻ em về quyền và khả năng tham gia của trẻ em; môi trường cộng đồng xã hội nơi trẻ em sinh sống; công tác giáo dục, truyền thông về quyền tham gia của trẻ em tại địa phương. 4.4. Khung phân tích Luận án phân tích mối quan hệ tác động qua lại của nhóm yếu tố vĩ mô và nhóm yếu tố vi mô (biến số độc lập) đến nội dung, hình thức, mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình (biến phụ thuộc). Các mối quan hệ này sẽ được thể hiện trên sơ đồ khung phân tích. 4.4.1. Các biến số phụ thuộc  Nội dung các vấn đề trẻ được tham gia  Hình thức trẻ được tham gia  Mức độ trẻ được tham gia 4.4.2. Các biến số độc lập  Sự biến đổi kinh tế - xã hội của đất nước  Hệ thống Luật pháp quốc tế và trong nước liên quan đến quyền tham gia của trẻ em  Đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán của đất nước  Đặc điểm của bản thân trẻ em (giới, tuổi, tâm lý, tính cách).  Đặc điểm, hoàn cảnh, môi trường gia đình của trẻ em  Nhận thức, thái độ của trẻ em và gia đình về quyền và khả năng tham gia của trẻ em.  Đặc điểm môi trường cộng đồng xã hội nơi trẻ em sinh sống.  Công tác giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về quyền tham gia của trẻ em tại địa phương 4.4.3. Các biến số can thiệp  Bối cảnh kinh tế- xã hội  Hệ thống pháp luật trong nước (Luật pháp, chính sách kinh tế, xã hội; Luật pháp, chính sách BVCSGDTE) và luật quốc tế (Công ước quốc tế về quyền trẻ em). 9 Khung phân tích BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI (Sự biến đổi kinh tế- xã hội) Hệ thống luật pháp CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA - Công ước quốc tế về quyền trẻ em - Luật pháp, chính sách kinh tế, XH - Luật pháp, chính sách BVCSGDTE Đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán của đất nước  Đặc điểm môi trường cộng đồng xã hội nơi trẻ em sinh sống  Đặc điểm, hoàn cảnh, môi trường gia đình của trẻ em (quy mô, loại hình, điều kiện gia đình,…)  Đặc điểm bản thân trẻ (tuổi, giới tính, tâm lý, tính cách)  Nhận thức, thái độ của trẻ em và gia đình về quyền và khả năng tham gia của trẻ  Công tác giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức về quyền tham gia của trẻ em SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH  Nội dung các vấn đề trẻ được tham gia  Mức độ tham gia  Hình thức tham gia 10 Việc phân tích sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình được xem xét trong mối quan hệ với bối cảnh kinh tế, xã hội trong nước cũng như hệ thống luật pháp của Việt Nam và của quốc tế liên quan đến lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Vì vậy, các yếu tố liên quan đến bối cảnh, sự biến đổi kinh tế- xã hội và các yếu tố liên quan đến việc triển khai hệ thống pháp luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng địa phương sẽ được phân tích như là những yếu tố can thiệp đồng thời là yếu tố có tác động đến sự tham gia của trẻ em. 4.5. Phương pháp nghiên cứu 4.5.1. Phương pháp phân tích thông tin, tư liệu Luận án được thực hiện dựa trên những số liệu, tư liệu sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các số liệu, tư liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: các đề tài nghiên cứu đã được công bố; các bài viết tham luận, hội thảo khoa học; các loại sách, báo, tạp chí có liên quan; thông tin từ mạng internet. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số tư liệu báo cáo về điều kiện kinh tế- xã hội, về công tác BVCSTE tại các địa bàn khảo sát của đề tài nghiên cứu. 4.5.2. Phương pháp điều tra xã hội học 4.5.2.1. Phương pháp chọn mẫu thu thập thông tin: Luận án tiến hành chọn mẫu theo phương pháp: - Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. - Chọn mẫu kép: mẫu trẻ em và mẫu cha mẹ trẻ em (đại diện cho gia đình).  Nhóm trẻ em: - Lập danh sách các trường THCS, THPT của quận Hai Bà Trưng và huyện Phú Xuyên. - Mỗi địa bàn quận, huyện, lựa chọn ngẫu nhiên một trường THCS và một trường THPT. Cụ thể: Quận Hai Bà Trưng chọn: trường THCS Ngô Gia Tự và trường THPT Thăng Long. Huyện Phú Xuyên chọn: trường THCS Bạch Hạ và trường THPT Phú Xuyên A. Như vậy có: 1 trường THCS x 2 địa bàn quận, huyện = 2 trường THCS 1 trường THPT x 2 địa bàn quận, huyện = 2 trường THPT 11 - Mỗi trường THCS đã được chọn, lựa chọn ngẫu nhiên 4 lớp đại diện cho 4 khối: khối lớp 6, khối lớp 7, khối lớp 8, khối lớp 9. Mỗi trường THPT đã được chọn, lựa chọn ngẫu nhiên 3 lớp đại diện cho 3 khối: khối lớp 10, khối lớp 11, khối lớp 12. Như vậy có: 2 trường THCS x 4 lớp/trường = 8 lớp. 2 trường THPT x 3 lớp/trường = 6 lớp. Tổng số lớp là: 8 lớp THCS + 6 lớp THPT = 14 lớp. - Mỗi lớp đã được chọn, lựa chọn 20 em một cách ngẫu nhiên theo số thứ tự chẵn hoặc lẻ của danh sách lớp. Cụ thể, mỗi lớp THCS lựa chọn 20 em một cách ngẫu nhiên theo số thứ tự chẵn của lớp. Mỗi lớp THPT lựa chọn 20 em một cách ngẫu nhiên theo số thứ tự lẻ của lớp. Như vậy, tổng số trẻ em tham gia khảo sát có: 14 lớp x 20 em/lớp = 280 em.  Nhóm cha mẹ trẻ em: Mỗi lớp được lựa chọn sẽ chọn 10 cha hoặc mẹ của trẻ em (trẻ em là những người đã tham gia mẫu nghiên cứu). Như vậy, tổng số cha mẹ trẻ em tham gia khảo sát có: 14 lớp x 10 người cha hoặc mẹ/lớp = 140 người. 4.5.2.2. Phương pháp điều tra định lượng: Luận án tiến hành thu thập thông tin định lượng thông qua việc khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 420 người, trong đó 280 người là trẻ em 11-17 tuổi; 140 người là cha hoặc mẹ của trẻ em 11-17 tuổi nhằm thu thập thông tin định lượng theo yêu cầu và mục đích của đề tài. Cơ cấu mẫu cụ thể như sau: Nhóm trẻ em:  Địa bàn: - Quận Hai Bà Trưng: 140 người (50,0%) - Huyện Phú Xuyên: 140 người (50,0%)  Giới tính: - Nam: 102 người (36,4%) - Nữ: 178 người (63,6%)  Tuổi: - 11- 14 tuổi: 160 người (57,1%) - 15-17 tuổi: 120 người (42,9%) 12  Lớp đang học: - Lớp 6: 40 người (14,3%) - Lớp 10: 40 người (14,3%) - Lớp 7: 40 người (14,3%) - Lớp 11: 40 người (14,3%) - Lớp 8: 40 người (14,3%) - Lớp 12: 40 người (14,3%) - Lớp 9: 40 người (14,3%)  Số thế hệ trong gia đình của em: - Gia đình 2 thế hệ: 149 người (53,2%) - Gia đình 3 thế hệ trở lên: 131 người (46,8%)  Số anh chị em trong gia đình (tính cả bản thân): - 1 người: 19 người (6,8%) - 2 người: 150 người (53,6%) - 3 người trở lên: 111 người (39,6%) Nhóm cha mẹ của trẻ em:  Địa bàn: - Quận Hai Bà Trưng: 70 người (50,0%) - Huyện Phú Xuyên: 70 người (50,0%)  Giới tính: - Nam: 61 người (43,6%) - Nữ: 79 người (56,4%)  Tuổi: - 20- 30 tuổi: 24 người (17,1%) - 41-50 tuổi: 38 người (27,1%) - 31-40 tuổi: 65 người (46,4%) - Trên 50 tuổi: 13 người (9,3%)  Nghề nghiệp: - Nông nghiệp: 46 người (32,8%) - Buôn bán, dịch vụ: 23 người (16,5%) - Cán bộ nhà nước: 40 người (28,6%) - Nghề khác: 24 người (17,2%)  Thu nhập: - Dưới 5 triệu đồng: 69 người (49,3%) - Từ 5-10 triệu đồng: 48 người (34,3%) - Trên 10 triệu đồng: 23 người (16,4%)  Số thế hệ trong gia đình: - Gia đình 2 thế hệ: 54 người (38,6%) - Gia đình 3 thế hệ trở lên: 86 người (61,4%)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất