Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook Văn hóa giải trí Những ván cờ hay của các danh thủ...

Tài liệu Những ván cờ hay của các danh thủ

.PDF
97
491
60

Mô tả:

Những ván cờ hay của các danh thủ
NHỮNG VÁN CỜ HAY CỦA CÁC ĐẠI KIỆN TƯỚNG Tác giả: Dương Điển (Nhà xuất bản Thể dục thể thao Hà Nội 1998) Người dịch: Đặng Bình Lời nói đầu Cờ tướng là môn có lịch sử lâu đời coi như viên ngọc minh châu trong kho tàng cổ đại Trung Quốc. Bản thân cờ tướng với tính nghệ thuật cao thâm và tính hứng thú sâu sắc, đã hấp dẫn hàng ngàn hàng vạn những bạn say mê khắp trong và ngoài nước. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều cao thủ kỳ nghệ tinh thâm. Nhưng tại thời điểm này các kỳ thủ cờ xuất sắc đã và đang được mọi người chú ý nhiều nhất là Dương Quang Lân (Quảng Đông), Hồ Vinh Hoa (Thượng hải), Liễu Đại Hoa (Hồ Bắc) Lý Lai Quần (Hà Bắc, Lữ Khâm (Quảng Đông), Từ Thiên Hồng (Giang Tô), Triệu Quốc Vinh và Vương Gia Lương (Hắc Long Giang). Các kỳ thủ này đã nhiều lần dành được ngôi quán quân, Á quân trong các giải thi đấu tại Trung Quốc và Quốc tế, và đã được công nhận là Đại kiện tướng cờ tướng. Sự tinh thâm trong nghệ thuật đánh Cờ của họ là tiêu biểu cho trình độ cao nhất của cờ tướng hiện đại và có tác dụng thúc đẩy rất lớn sự phát triển của nghệ thuật cờ tướng. Tháng 6 năm 1989, Nhà xuất bản Kỳ Nghệ Thục Dung (Tứ Xuyên) đã xuất bản cuốn “Đặc cấp đại sư đối cuộc tập cẩm” (tuyển tập những ván đấu của các Đại kiện tướng). Nội dung cuốn sách là các vấn đề tiêu biểu giữa 8 vị Đại kiện tướng với nhau trong thời gian từ năm 1980-1991 tại các giải đâu quan trọng. Theo thống kê mười mấy năm qua, các đại kiện tướng thi đấu với nhau trên 760 ván. Tập sách này giới thiệu đến bạn đọc 120 ván đấu mà các kỳ thủ giành được ngôi Quán quân đã chơi trong các giải thi đấu Quốc Tế, giải tập thể toàn Trung Quốc, giải cá nhân, cúp, giải mời. Dựa trên nguyên tắc tuyển gần không tuyển xa, tuyển mới không tuyển cũ, lấy những ván đấu thắng hoặc hòa của các vị Đại kiện tướng là chính, nhằm phản ánh những điểm nổi bật trong phong thái nghệ thuật Cờ của mỗi kỳ thủ. Khi bình thuật, trước mỗi Cục tác giả đều giới thiệu tường tận bối cảnh, thành tích, số điểm, tâm lý chiến thuật... của ván đấu, nhằm làm nổi bật những chỗ mấu chốt, quyết định thắng bại trong các giai đoạn Khai cục, Trung cục, Tàn cục, để từ đó có thể giúp cho bạn đọc không chỉ học được các tuyệt chiêu, nắm được cách vận dụng chiến lược, chiến thuật linh hoạt cơ động, cũng như kỹ thuật toàn diện trong Khai cục, Trung cục và Tàn cục mà có thể lĩnh hội được một phần nào tư tưởng nghệ thuật Cờ và lý luận của họ. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI KIỆN TƯỚNG CỜ DƯƠNG QUAN LÂN Nguồn: http://forums.xiangqiclub.com/ - Dương Quan Lân (1925-2008) người trấn Phượng Cương thành phố Đông Hoàn tỉnh Quảng Đông -Vô địch vào các năm 1956,1957,1959 và 1962 - Phong cách đánh cờ chắc chắn,tế nhị, năng công thiện thủ.Bản tính thâm trầm, sâu xa, thiên về cờ tàn, đã có ưu thế là đánh đến 1 giọt nước cũng không lọt. Người đời kính phục gọi là Ma kỳ đại sư. Kỳ vương Dương Quan Lân sinh năm 1925 người huyện Đông Hoan tỉnh Quảng Đông.Ông lớn lên trong bối cảnh đất nước Trung Hoa vẫn còn chưa thống nhất,chiến tranh giữa 2 phe phái chính trị chủ yếu là Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng nhằm tranh giành quyền lực vẫn còn diễn ra liên miên.Khi đấy cờ tướng vẫn chỉ được xem như là 1 trò chơi của dân gian và là công cụ kiếm ăn của giới giang hồ lục đạo.Tuy nhiên ngay từ khi còn rất nhỏ Dương Quan Lân đã tỏ rõ lòng đam mê với cờ tướng.Ông quyết tâm tự học thành tài và ấp ủ trở thành tay cờ giỏi nhất thiên hạ.Dần dần nhờ năng khiếu bẩm sinh của mình,Dương Quan Lân khi ấy còn đang ở độ tuổi thanh niên trai tráng đã sớm vang danh khắp cả vùng Lưỡng Quảng.Năm 1952,ông khiêu chiến với Lư Huy,một trong 4 đại danh thủ của miền Hoa Nam.Trong trận chiến đó Dương Quan Lân đã tỏ rõ uy phong xuất chiến 1 cách mau lẹ và rốt cục đưa được thế trận về cuộc tàn ưu để giành được 1 chiến thắng thuyết phục trước Lư tiên sinh,gây chấn động mạnh trong làng cờ Hoa Nam.Từ đấy Dương Quan Lân bắt đầu trở nên nổi tiếng.Sau năm 1949,đất nước Trung Hoa được thống nhất dưới ngọn cờ cách mạng XHCN,cờ tướng không còn đứng ngoài quan niệm về 1 xã hội thể thao toàn dân nữa.Nó bắt đầu được nhìn nhận 1 cách tích cực và sâu rộng hơn.Người Trung Hoa xem trọng coi đó như 1 báu vật văn hoá của quốc gia.Năm 1956,Giải vô địch cờ tướng toàn Trung Hoa lần đầu tiên được tổ chức.Dương Quan Lân đại diện cho tỉnh Quảng Đông nhận trọng trách đem kỳ nghệ của mình ra thi thố với thiên hạ.Trải qua rất nhiều trận đánh oanh liệt với các cao thủ hàng đầu ở khắp nơi,Dương Quan Lân trở thành vị quán quân đầu tiên trong lịch sử của cờ tướng Trung Hoa. Một năm sau,ông tiếp tục bảo vệ thành công danh hiệu đó trở thành nhân vật đáng sợ nhất trong làng cờ.Năm 1958,Dương Quan Lân tạm thời nhường lại danh hiệu cao quý đó cho Lý Nghĩa Đình,1 thần đồng của tỉnh Hồ Bắc người mà cách đó 3 năm đã hạ đo ván ông trong 1 cuộc công đài nổi tiếng.Nhưng chỉ phải chờ có 1 năm thôi tức là năm 1959,Dương Quan Lân đã đòi lại tất cả những gì đã mất khi lần thứ 3 xuất sắc lên ngôi cao nhất đồng thời khép lại 1 thập niên 50 với đầy rẫy những chiến tích huy hoàng của mình. Trước khi phượng hoàng Phương Đông là Hồ Vinh Hoa xuất hiện,Dương Quan Lân đã được giới cờ suy tôn là Thiên hạ đệ nhất kỳ nhân.Sau khi Hồ Vinh Hoa xuất hiện,Dương Quan Lân tuy không còn làm mưa làm gió trên kỳ đàn Trung Hoa nữa nhưng ông vẫn là 1 cao thủ hết sức khó đánh bại,tên tuổi ông bay xa khắp Trung Hoa không ai là không biết.Dương Quan Lân trở thành địch thủ lớn nhất của Thập liên bá Hồ.Những trận đánh của ông với Hồ Vinh Hoa luôn luôn thu hút sự chú ý của toàn bộ giới hâm mộ cờ tướng khắp nơi.Năm 1962,mặc dù đã qua thời kỳ đỉnh cao phong độ nhưng ông vẫn còn đủ nội lực để có thể cùng chia sẻ danh hiệu quán quân cùng với Hồ Vinh Hoa.Đó là lần thứ 4 và cũng là lần cuối cùng ông đạt được ngôi vị đó trong sự nghiệp thi đấu của mình.Người đời vô cùng ngưỡng mộ tài nghệ của Dương Quan Lân,luôn xếp ông bên cạnh Hồ Vinh Hoa coi Dương,Hồ là 2 vị kỳ nhân xuất chúng nhất thiên hạ."Thi đàn Đỗ Lý,kỳ quốc Hồ Dương".Một câu nói ngắn gọn nhưng đủ để thể hiện rõ vị trí của Dương Quan Lân thế nào trong con mắt của người dân Trung Quốc thời bấy giờ.Năm 1966,cả Hồ Vinh Hoa lẫn Dương Quan Lân cùng với 1 danh thủ Quảng Đông khác là Thái Phúc Như đều đã sang thăm và thi đấu hữu nghị ở Việt Nam khi miền Bắc của chúng ta đã hoàn toàn giải phóng.Trong chuyến du đấu này cả 2 vị đã thể hiện rõ ràng công phu xuất chúng của mình khi đều lần lượt đánh bại các cao thủ hàng đầu của đất thủ đô ta và để lại ấn tượng tốt đẹp về 1 lối chơi cờ ung dung,nhẹ nhàng và chân chính của các cao thủ hàng đầu thiên hạ. Dương Quan Lân là vị kỳ vương có tuyệt học được tôi rèn trong đấu chiến giang hồ mà lên nhưng không vì thế mà không sâu sắc,tế nhị.Dương Quan Lân có lối chơi cờ chắc chắn,nhẹ nhàng nhưng vô cùng chặt chẽ.Khai trung tàn cuộc đều đã đạt đến mức tinh thâm,uyên bác.Sinh thời,Dương Quan Lân rất chú trọng về cờ tàn.Ông đã từng bỏ nhiều tâm huyết để chuyên tâm tu luyện về các loại tàn cục cơ bản và tàn cục giang hồ,dần dần đạt được thành tựu to lớn,một thời trở thành cao thủ số 1 của Trung Hoa trong giai đoạn quyết chiến này.Chỉ cần giành được chút ưu thế trong giai đoạn trung cuộc,Dương sẽ biến nó trở thành cơ sở cốt yếu để giành chiến thắng trong cả ván nhờ khả năng tàn cuộc hết sức cao siêu của mình.Lối chơi của Dương Quan Lân tỉ mỉ,kiên trì đánh đến 1 giọt nước cũng không lọt.Thiên hạ xem cách Dương Quan Lân chiến thắng mà không khỏi không thán phục,địch thủ cảm thấy như có áp lực ngàn cân khi đối chọi với ông trong giai đoạn này.Do đó gọi ông là Ma cờ Dương Quan Lân.Không những vậy,Dương Quan Lân còn có tầm ảnh hưởng rất lớn đến kỳ đàn Trung Hoa sau này khi chính ông là người đã đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển của phong cách kỳ nghệ Trung Hoa theo dòng chính thống với khái niệm về chiến lược chủ yếu của toàn ván cờ là "Công chắc,thủ vững,từng bước tiến lên" làm kim chỉ nam trong thực chiến đỉnh cao đồng thời ông tiến hành phân tích một cách rõ ràng và sâu sắc hơn nữa về chiến thuật cụ thể trong từng giai đoạn.Dương Quan Lân viết ra bộ Dịch Lâm Tân Biên cải cách nhiều nước biến và phổ quát toàn cục từ cổ phổ Quất Trung Bí của Đông Hải Chu Tấn Chinh đời nhà Minh đã trở thành trước tác kinh điển của lý luận cờ tướng hiện đại. Dương Quan Lân còn tiếp tục thi đấu đỉnh cao trong suốt những năm dài của thập kỷ 80 và cho đến hết những năm sau này của thập kỷ 90 sau đó nhưng do tuổi cao sức yếu,hùng phong không được như xưa lên ông không gặt hái thêm nhiều danh hiệu đáng kể tuy nhiên tên tuổi của ông vẫn rất được coi trọng trong giới cờ Trung Hoa.Năm 1999 khi đã bước sang độ tuổi 74 ông đoạt được danh hiệu quán quân giải Nguyên lão Bôi và đó chính là danh hiệu lớn nhất cuối cùng trong sự nghiệp thi đấu của đời ông.Năm 2000,ông được UB thể dục thể thao trung ương Trung Quốc phong tặng danh hiệu "Tân Trung Hoa kỳ đàn thập đại kiệt xuất nhân vật ".Dương Quan Lân là vị đặc cấp đại sư từng giữ nhiều trọng trách trong làng cờ trong đó có chức vụ Phó Chủ tịch Hiệp Hội cờ tướng Trung Hoa,chủ biên tạp chí "Tượng Kỳ Nguyệt San" được đông đảo bạn hâm mộ cờ cả nước đón đọc.Trong những năm cuối cùng của sự nghiệp của mình,mặc dù không trực tiếp thi đấu nhưng Dương Quan Lân vẫn còn đóng góp được rất nhiều công trạng to lớn cho tỉnh Quảng Đông quê hương ông khi đã thúc đẩy cờ tướng trở thành 1 thế mạnh và 1 niềm tự hào to lớn của người dân ở đây khi thu nạp và đào tạo lên rất nhiều những tay cờ xuất chúng thay ông chinh chiến trên kỳ đàn trong đó đáng kể nhất chính là Dương Thành thiếu soái Lữ Khâm và Thiếu niên Khương thái công Hứa Ngân Xuyên sau này đều đã trở thành các vị kỳ vương nổi tiếng khác trong làng cờ Trung Hoa. PHẦN I. TUYỂN CỤC DƯƠNG QUAN LÂN Để dẫn đến sự gợi mở đối với mọi người, xin tuyển chọn 11 ván đấu tranh hùng của ông từ thập niên 80 đến năm 1998, để chúng ta nguyên cứu về sự chuyển biến phong cách chiến lược chiến thuật của lão Quán quân trong làng cờ và thưởng thức phong thái tài nghệ Cờ của ông. Ván thứ 1: Dương Quan Lân -tiên thắng- Hồ Vinh Hoa (Đánh tại Bắc Kinh ngày 18/2/1982) Bình thuật: Đặng Bình PHÁO ĐẦU TIẾN TỐT 7 QUÁ HÀ XE ĐỐI PHẢN CUNG MÃ LÊN SĨ Đây là một ván cờ thi đấu luân lưu vòng 2 trong giải tập huấn danh hiện Quán quân, Á quân, hai bên đã thực sự đấu trí, đấu lực rất cao. Dương Quang lân đã sử dụng phương pháp khai cục thuần thục Pháo đầu tiến tốt 7 quá hà xe tấn công phản cung mã “Hoa Sĩ Tượng” của Hồ Vinh Hoa. Dương sau khi khai cuộc đã giành được ưu thế, trung cuộc nắm chắc thời cơ thực hiện đấu pháp thích hợp, trí dũng song toàn, trong đối công biết được nước “mềm” của bên Hồ đã lấy công khắc công, từ một bên cánh của đối phương đã khai thác và triển khai thế trận tấn công, nhất là công phu thượng đẳng “Trong bông giấu kim, rút tơ lột kén” của ông, rất đáng được khen ngợi. 1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 Đến đây hình thành thế trận tịnh hành nhất thời bấy giờ pháo đầu đối phản cung mã. 4. C7.1 C7.1 5. X2.6 S4.5 Lên sĩ phải củng cố phòng thủ trung lộ, đây là nước biến được các kỳ thủ Thượng Hải sáng lập từ cuối thập kỷ 70, Hồ Vinh Hoa, Từ Thiện Lợi v.v . . . đã nghiên cứu rất kỹ về nước này và không ngừng sáng tạo ra nước mới. Đặc điểm của những nước này là cẩn thận, tỉ mỉ, vững chắc và đa biến. 6. X2-3 X9.2 7. P8-7 T7.5 Ngũ thất pháo từ trước đến nay được mọi người gọi là “Trấn sơn bảo” của Dương Quan Lân, có đặc điểm là ổn định bên mình, mưu cầu tấn công đối phương. Trong tình huống này, bên đen thường đều bay tượng phải, tức T3.5. Nhưng nay, Hồ Vinh Hoa đã thực hiện trái với điều “cấm kỵ” của các nhà đánh cờ là đi “Hoa Sĩ Tượng” một nước độc đáo, có một phong cách riêng đó cũng là biểu hiện nhất quán của ông không chịu đi theo lối mòn cũ. Nhưng “Hoa Sĩ Tượng” chung qui vẫn còn khe hở ở tuyến đáy nên dễ bị đối phương đánh bất ngờ (xem tình huống phát triển sau). 8. M8.9 P2.4 9. C5.1 X1-2 10. X9-8 X9-8 Bên đỏ xua chốt 5, 7 lên tuyến hà, tất phải đi, nhân đó bên đỏ ra xe trái kiềm chế xe, pháo bên đen, là nước tấn công lão kuye65n. Trong tình thế này, bên đen ra quân chủ lực là chính xác. Nếu đen đổi thành P6/1, tất C7.1, T3.5, C5.1, P6-7, X3-4, M7.8, X4/3, P2-7, P5.4 Bên đỏ chiếm ưu thế. 11. S6.5 P6.4 Thế trận lúc này, đại thể giống như ván đấu giữa Liễu Đại Hoa với Hồ Vinh Hoa tại Giải thi đấu lần thứ 2 “Cíp Ngũ Dương” (29/12/1981). Khi đó Hồ cũng đi P6.4, diễn biến tiếp theo, Liễu được thế. Lúc này bên đen không cam chịu đã vươn pháo để đối công , nhưng nước này rất đáng nghi ngờ, tuy tỏ cái dũng nhất thời, nhưng đã khiến các quân ở lộ 3 rơi vào tình huống nguy khốn trực tiếp bị đối phương công kích. Đen nếu đi C7.1 tặng chốt, nếu đỏ X3/2, tất M7.6 bên đen có thể chống đối được. 12. X3-4 ………… Nước đi chính xác, nếu đỏ đổi thành M3.5, tất P6-9, bên đen chỉ một hành động là phản tiên. 12. ……. P6-1 13. C7.1 T5.3 14. C5.1 T3.5 Bên đỏ thí chốt 7, tiến chốt giữa là một nước hay không thể để lỡ mất thời cơ, bên đen không thể đi C5.1, nếu không đỏ X4-7 tróc Mã kẹp Tượng, thế đen bị phá vỡ. 15. C5-6 M3/4 16. P7.4 X8.4 Đỏ pháo lộ 7 nổ chốt có ý mở thông đường cho Mã vòng vèo tiến lên. Đổi lại bên den không thể không hành động đã thực hiện tiến xe đế tuyến chốt bên đỏ kiên quyết phản kích. 17. M9/7 X8-7 18. X8.3 X2.6 19. M7.8 X7-2 20. X4-3 X2/3 21. M3.5 X2-3 22. X3.1 T3/1 Từ sau khi Xe đen tiến sang tuyến tốt, thì Mã biên bên đỏ đã không có tác dụng, nhân có một chốt đã qua sông lại nắm được nước tiên. Thế là đỏ đặt ra chiến lược mới: Đổi quân để đơn giản hóa Cục thế, trong sự ổn địnhgiành phần thắng. Bên den thoái Tượng tưởng mạnh, hóa vội khi đối công, không bằng bên đỏ tiến công tốc độ nhanh, nên suy nghĩ P1-9 hoặc T5/7, tuy rơi vào hậu thủ nhưng vẫn có thể đối phó được. 23. P5-2 ……. Bình pháo tấn công bên là nước dẫn đến chiến thắng trong ván này, hiệu quả khá tốt. Trước đó bên đỏ liên tục tập trung binh lực tấn công vào tuyến giữa, thì ra “Hạng Trang múa kiếm, ý nhằm vào Bái Công”. 23. …... X3.6 24. S5/6 X3/3 25. P2.7 T5/7 26. M5.4 M4.3 Hai bên đều tấn công vào một cánh của đối phương, tốc độ ở đây là sức mạnh quyết định. 27. X3.2 Tg 5-4 28. C6.1 M3.4 29. X3/2 Tg 4.1 30. X3-8 P1.3 31. Tg 5.1 …… Trong trận đấu sống còn, muốn tiến nhanh đến trước, ngoài yêu cầu tốc độ còn phải có sự tính toán, nếu không chỉ một sai lầm một chút sẽ dẫn đến thất bại, Bên đỏ tính toán chuẩn xác, xuất tướng hóa giải thế công của đối phương, có sợ nhưng không nguy hiểm, hình thành thế “sát” đối không “sát” rất có khí thế, nếu như về xe giải “Tướng”, den X3-1, Xe đỏ bị tróc, ảnh hưởng lớn đến việc xuất kích. 31. 33. 35. 37. ……... X3.2 32. Tg5.1 M4.3 Tg 5-4 M3/5 34. Tg 4-5 M5/4 M4.6 X3/5 36. X8.1 Tg 4.1 P2/3 C7.1 Bên đen vì giải “sát”, lấy Mã đối chốt, thực lực tổn thất lớn, đã để lộ hiện tượng thất bại. 38. X8/4 C7.1 39. X8-6 X3.4 40. Tg 5/1 X3.1 41. Tg 5.1 C7.1 Đen trong tình thế thiếu quân (mất mã), liên tục tiến chốt 7, vẫn có hy vọng tranh thắng, bại. Bên đỏ lão luyện trầm tĩnh, suy đoán xuất kích, cuối cùng do nhiều quân hơn nên thuận lợi giành thắng lợi. 42. M6/5 Tg 4-5 43. X6.2 C5.1 44. X6-5 Tg5-4 45. X5-6 Tg4-5 46. X6-5 Tg 5-4 Có một số kỳ thủ thiếu kinh nghiệm thi đấu cho rằng “chiếu đi chiếu lại” không có ý nghĩa gì, bản thân tiến triển của ván cờ cũng không có tính thực chất. Thế nhưng, trong giải thi đấu cờ có qui định tính giờ, mà loại “Chiếu đi chiếu lại” này, là một kỹ thuật hợp lý lợi dụng qui định về cờ. 47. X5/1 P1-6 48. X5-6 Tg 4-5 49. X6-5 Tg 5-4 50. M5.3 X3/4 51. X5-7 T1.3 52. M3.1 Đến đây, bên đỏ còn Mã, Pháo, Chốt, tất thắng bên đen còn Pháo, hai chốt, khuyết 1 tượng Ván thứ 2: Hồ Vinh Hoa -tiên thắng- Dương Quan Lân (Đánh tại Singgapo ngày 15/12/1987) Bình thuật: Đặng Bình TIÊN NHÂN CHỈ LỘ ĐỐI TẢ TRUNG PHÁO Đại kiện tướng Dương Quang Lân sau khi giành được thắng lợi đã giúp đội Quảng Đông giành được huy chương vàng trong giải thi đấu đồng đội tại Đại hội TDTT Trung Quốc lần thứ 6, cùng với Hồ Vinh Hoa (Thượng Hải), Mạnh Lập Quốc (Liêu Ninh) tham gia giải đấu giữa các danh thủ Quốc tế “Đại kiện tướng” do Tổng hội cờ tướng Singapo tổ chức. Tham sự giải đấu này có 22 cao thủ cờ tướng của 12 nước và khu vực. Giải áp dụng thi đấu theo thể thức mọt lượt, mỗi đấu thủ thi đấu 7 vòng tính điểm. Ván này là vòng đầu tiên xuất chiến với Hồ Vinh Hoa, Dươngkhai cục cầu biến, dám tranh đấu, so tài, trí lực. Ván đầu thất bại, về sau không nóng vội liên tiếp thắng 5 hòa 1, liên tục áp đảo đối thủ dành chức quán quân ở tuổi 62. Biểu hiện tố chất tâm lý vững vàng, ghi nhận một sự việc oanh liệt cuối cùng của vị lão tướng trên con đường chinh phục nghệ thuật cờ tướng. 1. C7.1 P8-5 Hồ được lợi đi trước, khai cục bằng Tiên nhân chỉ lộ, có ý muốn đấu trí cờ tàn với kình địch. Trước đây Dương lão thích dùng Mã đầu pháo nghênh chiến, lần này lại treo Pháo đầu, ý đồ tác chiến lấy công làm thủ, ra sức giành thế chủ động. Lấy hậu thủ pháo đầu đối phó với tiên nhân chỉ lộ, là chiến thuật khai cục mà ông ít dùng trong thời điểm này, như ở giải đấu tập thể Đại hội TDTT Trung Quốc lần thứ 6, áp dụng với Hứa Ba (An Huy), Vu Ấu Hoa (Chiết Giang), Triệu Quốc Vinh (Hắc Long Giang)., kết quả rất nổi bật. 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 X9-8 4. M8.7 M2.1 Đen mã phải nhảy lên biên để quân 2 cánh phát triển cân bằng, ông Dương thích sử dụng một phong cách riêng. Ngoài ra có X8.4 tuần hà, biến hóa tiếp theo cũng rất bình ổn. 5. T5.7 P2-4 6. P2.2 ……. Đỏ vương pháo tuần hà mô phòng thế trận “Ngũ lục pháo tiến tam binh đối bình phong mã”, có tác dụng dùng Mã giữ Pháo để phong tỏa Xe đen hơi chiếm chủ động. 6. ……. P4.4 Vươn Pháo tuyến chốt hy vọng đen đi C3.1, để đen chuẩn bị X1-2 ra xe. Sau đó tuần hà, kết quả thực chiến lại không được như vậy. Tình thế này khi Dương đấu với Vu Ấu Hoa (đã nói ở trên), Dương cầm quân đen từng đi C3.1, tất C7.1, X8.4, S6.5, X8-3, M7.8, X3.2, X9-6, S4.5, C3.1, X3-2, P7-8, X1-2, X6.5, C1.1, hai bên giằng co kết quả Dương thắng. Có thể Dương lão đã thấy đối thủ lớn trước mặt nên không đi theo lối cũ, lâm rận cầu biến, tinh thần đáng mừng. 7. P8.5 Vươn Pháo đánh Mã, một nước đi cướp tiên. 7. ……. P4-7 8. X2.3 P7/2 9. P2.2 C5.1 10. M3.4 X1.1 11. M4.3 P5.1 12. P2.1 X1-6 13. X2-3 X6.2 14. X3.2 P5-7 15. X3-5 S6.5 16. S6.5 ……. Ở trên cục diện hai bên bắt đầu khẩn trương, nước thứ 11 Mã đỏ đánh chốt, đen buộc phải lên Pháo thỉ đỏ M3.5 khử pháo có ý đồ ăn được quân (mã đen), Hồ thấy chốt lộ 3 bị vây hãm, bên tiên thủ chắc Pháo, một nước rất quan trọng. Hình thế đến đây, bên đỏ đã được thực lợi, nắm chắc nước tiên. 16. ….. X6-5 17. C5.1 P7.4 Dương bình xe mời đổi, Hồ thừa cơ đâm chốt, Dương tiến Pháo đánh Mã cực lực cầu biến, suy nghĩ rất nhiều, hai bên đấu nhau kịch liệt. 18. 20. 22. 24. M7.5 X5.1 19. C5.1 M7.6 C5-4 X8.2 21. P8/2 P7/6 X9-6 X8.1 23. X6.4 X8-7 P8-5 T7.5 25. X6-2 …… Hai bên đã trãi qua một vòng đổi quân, bên đỏ chốt giữa qua sông đã tỏ rõ uy lực, dần dần phát huy ưu thế. Bên đỏ Xe, Mã, Pháo, Chốt đã hình thành thế bao vây sào huyện, bên đen đã khó ngăn cản. 25. 27. 29. 31. 33. …… P7/1 26. X2.5 M1/3 C4.1 X7/2 28. M5.4 Tg5-6 M4.2 X7.3 30. P5-4 Tg6-5 X2/1 M3.4 32. P4/3 M4.6 C4.1 …… Đỏ tiến chốt ép Cung đánh đúng chổ hiểm, nằm phục nước “Sát”. Dương thấy đại thế đã mất, đành phải đẩy bàn cờ nhận thua. Ván thứ 3: Dương Quan Lân -tiên thắng- Liễu Đại Hoa (Đánh tại Vũ Hán ngày 24/5/1982) Bình thuật: Đặng Bình PHÁO ĐẦU MÃ LỘ 7 ĐỐI BÌNH PHONG MÃ Ngày 19/5/1982 giải thi đấu theo lời mời giữa các danh thủ Cờ tướng Trung Quốc “Cúp Tam Sở” được tổ chức tại thành phố Vũ Hán. Đây là một tin làm chấn động khắp trong và ngoài nước, giao đấu giữa 6 danh thủ đương đại với nhau, cũng là từ khi thành lập nước đến nay mới có một cuộc hội đại chiến giữa kỳ đàn tứ đại (thập kỷ 50, 60, 70, 80). Giải áp dụng thể thức thi đấu một lượt, mỗi đấu thủ đấu 5 vòng tổng cộng 15 ván, kết thúc tốt đẹp vào tối 24/5. Hồ Vinh Hoa (Thượng Hải) thắng 3 hòa 2 vinh dự giành được ngôi Quán quân, xếp thứ 2 đến thứ 6 là Lý Lai Quần (Hà Bắc), Vương Gia Lương (Hắc Long Giang), Dương Quang Lân (Quảng Đông), Trần Hiếu Khôn (Chiết Giang), Liễu Đại Hoa (Hồ Bắc). Ván này là vòng đấu cuối cùng, lão Quán quân Dương Quan Lân mặc giáp cầm gươm, quyết tâm chiến đấu đến cùng, không cam chịu hèn kém hăm hở theo đuổi, xông thẳng vào doanh trại của vị trạng nguyên yân kho (Liễu Đại hoa Quán quân 2 năm liền 1980-1981). 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 C7.1 3. C7.1 M2.3 4. M8.7 P2.2 Thế trận Trung pháo thất lộ mã (chậm ra xe) đã từng thịnh hành suốt thập kỷ 50, bên Dương (đỏ) né tránh những khai cục thường dùng hiện tại mà đưa ra cách đi này, sách lược hết sức thích hợp. Lúc này bên Đen cò nhiều cách đi quân như: X9-8, P2.4, v.v . . . Liễu (Đen) tuyển chọn Pháo tuần hà, có sức phản kích tương đối mạnh, quyết tâm khiêu chiến, tranh tài cao thấp. 5. C5.1 …… Tiến chốt giữa tấn công trung lộ, tích cực triển khai thế công, bày trận linh hoạt đa biến. Trước đây biến hóa thường thấy là M7.6, tất P2-4, bên Đỏ hỏa lực không mạnh. 5. …. S4.5 6. M7.5 M7.6 7. P8-7 X1-2 Bên Đỏ bình pháo 7, tính nước chốt 7 qua sông ép Mã, bên Đen tranh thủ ra Xe phải, thả lỏng chốt đỏ vượt qua biên giới, có ý đẩy mạnh đối công. Nếu Đen đổi thành phi Tượng củng cố đầu Hà, cũng không được hay. Nếu như: T3.5 (hoặc phi Tượng trái), tất X9-8, X1-2, X1-2, P8-7, C5.1, M6.5 (nếu M6.7, tất C5-6 Đỏ vẫn ưu thế), M3.4, C5.1, M5.6, tiếp theo Đỏ có nước tiên X2.6, bên Đỏ tương đối ưu thế. 8. C7.1 P2-1(1) 9. T7.9 X2.6 (1)Trong nghiên cứu Trung cục “Lộc Thành Kỳ Uyển” số tháng 8/1982 bài “Hoàng Hạc Lâu Đầu Kịch Chiến” phân tích hai bên còn số quân đầy đủ, chưa hề mất một con chốt nào, có thể nói thế lực tương đương. Hiện đến lượt bên Đen đi quân, khi đó Liễu đi X2.6, Dương khéo léo xuất kỳ binh, đi nước C7-8, khiến bên Liễu rất khó ứng phó, cuối cùng không tránh khỏi thất bại. Sau khi suy tính kỹ, tôi thiển nghĩ cho rằng X2.6 không bằng P8.4 cơ động hơn , vì vừa tránh được sự uy hiếp của xe Đỏ bên phải, lại có thể có cơ hội đánh chốt lộ 9 bên Đỏ giải cứu tình huống nguy khốn nơi cánh phải bên Đen. Sau khi P8.4, bên Đỏ đại thể có 3 cách đi quân là C78, M5.7 hoặc C3.1. Nay thử thuật lại như sau: - Cách 1: Đen P8.4, C7-8, M6.5, M3.5 (X1-2, X9-8, X2.3, X8.6. M3.5, X87, Đen dễ đi), P8-5, S4.5, X2.4, P7.5, X9.2, C9.1, X9-3, C9.1, X2-6, tiếp theo bên Đỏ tổ chức song Xe, pháo đánh trả, thế công rất mạnh. - Cách 2: Đen P8.4, M5.7, X2.5, M7/6, P8-1, X9-7, Ps.3, P7.2, P1-5, T3.5, X9.2, C7.1, M3/1, bên Đỏ được Chốt nhưng lại bị mất tượng, quân bên đen linh hoạt, rõ ràng chiếm vị trí có lợi hơn. - Cách 3:Đen P8.4, C3.1, X2.6 (P8-1, X9-7, X2.6, M5.7, bên Đỏ dễ đi, M5.7 (C7-8, M6.5, M3.5, X2-5, P7.5, P8-1, bên Đen được Tượng lại chẳng thiệt quân), M6.4, P7/2, C3.1, M7.9, X2-3, Đen vẫn có thể ăn được lại Mã Đỏ mà lại chiếm được nước tiên. * Trung cục chiến dịch rối rắm phức tạp, biến hóa vô cùng, 3 cách đi ở trên, chẳng qua được một mất ngàn, nếu đúng như vậy không những bên Đen đủ sức chống đỡ, mà lúc nào cũng có cơ hội đánh trả. 10. C7-8 T7.5 11. X1-2 X9.2 Đen lên Xe biên bảo vệ Pháo, hơi thiếu linh oạt, không bằng Pháo vào góc Sĩ, để Xe có thể bình ra lộ 7 bất cứ lúc nào. 12. M5.7 (2) X2-3 (2)Lúc này Pháo Đen đã thành “Tử sĩ” trong quân, Mã Đỏ nhảy lên đầu hà quả là rất nguy hiểm, bên Đen lại chọn biện pháp bình Xe tróc đôi (Pháo, Mã), để mặc Mã Đỏ xuống sâu triển khai chiến đấu, dẫn đến xảy ra tai họa. cách đi bình thường nhất là C3.1, tất M7/6, M3.2, C9.1, M2.3, M3/1, C7.1, mặc dù mất Pháo, còn có cái lợi của việc nhiều chốt, hơn nữa các quân chiếm vị trí tương đối thuận lợi có thể tìm cơ hội để đợi biến. 13. M7.8 M6/4 14. S6.5 M3/1 15. X9-6 M1.2 16. X6.6 . . . . Bên Đỏ nắm chắc cơ hội chiến đấu thích hợp, thí Pháo nhảy Mã, thế công nhanh chóng mãnh liệt, sau đó lại lên Sĩ xuất Xe nách, tiếp tục tấn công thủ đoạn rất là ghê gớm. Con tuấn Mã của bên Đỏ làm cho bên Đen như mắc nghẹn ở cổ, để trừ bỏ cái họa này, Liễu (Đen) phải tốn bao tâm huyết, chịu thiệt thòi không ít. 16. ….. P1.3 Nếu Đen đổi thành X1.3, tất C8.1, P1.3, P5.4 Đỏ vẫn ưu thế. 17. P5-9 X1.3 18. P9.4 M2/1 19. M3.5 X3/1 20. M5/6 X3.3 21. S5/6 P8-6 Bên Đỏ đã tạo thành thế bao vây đến tận “Sở thành”. Dương bố trí song Xe thành 2 tuyến, song Xe tạo thành thế ỷ giốc (sừng trâu) “sát” cơ bốn phía, có sức uy hiếp rất mạnh. Nước đi của lão Quán quân rất hùng dũng, Hoàng Trung không chịu già, uy phòng không kém thời sung sức. 22. X2.8 X3/4 23. X6.2 X3-5 24. S6.5 M1.3 25. P9.3 S5/4 Đỏ tiến pháo chiếu tướng, thể hiện rõ thế thắng. Bên Đen nếu như đi M3/4, tất M6.7, X5-2, P9-8, X2-3, M7.9 Đỏ lại tiến Mã tất thành “tuyệt sát”. 26. X6-4 M3/2 27. X4-8 P6.2 28. X2-6 . . . . Đến đây, Đen khó lòng chống đỡ nổi, nhận thua. Ván thứ 4: Dương Quan Lân (Quảng Đông) -tiên hòa- Lý Lai Quần (Hà Bắc) (Đánh tại Lạc Sơn 27/8/1980) Bình thuật: Đặng Bình PHÁO ĐẦU THẤT LỘ MÃ ĐỐI BÌNH PHONG MÃ Đây là một ván đấu trong giải thi đấu vòng tròn toàn Trung Quốc. Tức là lần thứ 4 Dương, Lý gặp nhau, có một điều hứng thú là 3 lần giao đấu trước, Dương lão đều được đi tiên Khai cục bằng đương đầu Pháo, Lý đi sau sử dụng Bình Phong Mã, Dương áp dụng các thế ấn công khác nhau, Lý tùy cơ ứng biến, thành tích là Dương hòa 2, thắng 1 hơi chiếm thượng phong. Ván đấu này hai bên hết sức cẩn thận, tranh nhau từng nước đi, Dương tấn công có thứ tự, Lý ứng đối cũng khá hay, cuối cùng không ai giành được phần thắng, bắt tay tuyên bố hòa. 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 C7.1 3. C7.1 M2.3 4. M8.7 X9-8 5. X1.1 T3.5 6. X1-4 P8-9 Đen bình Pháo lộ Xe ổn định vững chắc nhiều biến đổ, có lợi cho sự phản kích của Xe, Pháo, Mã bên cánh trái. Bên Đen (Lý) tuyển chọn nước biến này để tránh sở trường của đối phương, đã tính đến việc đội Quảng Đông có nghiên cứu khá sâu về nước biến của bên Đen khi đi S4.5. 7. C5.1 …… Đỏ đám chốt giữa tấn công trung lộ, thể hiện ý đồ tác chiến từng bước tiến lên, thế tấn công này Dương thích sử dụng. Ngoài ra còn có cách đi khác như M7.6, P8.2, P8-9 , v.v … có thể tham khảo cuốn “Tinh hoa khai cục của các Đại kiện tướng” của nhà xuất bản Kỳ Nghệ Thục Dung (Tứ Xuyên) từ trang 105 đến 118 có bình thuật kỹ, nội dung tấn công và phòng thủ rất phong phú. 7. …. S4.5 8. P8-9 X1-2 9. X9-8 X8.6 10. X8.3 C7.1 Bên Đỏ tiến Xe bảo vệ chốt, đợi sau khi chốt 7 bên Đen vượt sông mới đưa Mã vòng lên trung lộ, tuy bị bên Đen một chốt đè qua, nhưng có sự đền bù ở một mức độ nào đó. Nếu Đỏ đi thẳng M3.5, tất X8-7, C5.1, X5.1, M5.6, M7.8 bên Đỏ phí trắng 2 chốt, lại không tìm được tủ đoạn tấn công hữu hiệu tiếp theo, rõ ràng không được hài lòng. 11. M7.5 X8-7 Đen bình xe ăn chốt nước đi chính xác, nếu đổi thành C7.1, tất M5.3, P21, X4-8, tróc Xe Đen, Chốt, bên Đỏ tương đối ưu thế. 12. C9.1 M7.8 Đen tiến Mã ra ngoài chính xác, cách đi theo thói quen P9.4, tất M3.1, X79, P9.1, Đỏ có cách đánh cứng rắn X8.4 ăn Pháo, bên Đỏ bất lợi. 13. P9.1 C7-6 14. X8.4 X2.2 15. P9-3 . . . . Đỏ kịp thời thí Xe ăn Pháo, vận dụng chiến thuật “ Cho trước lấy sau” lại đoạt về một Xe, thể hiện phong cách chiến đấu trước sau như một, đánh chắc giữ chắc của Dương Lão trong ván cờ này, nếu không dùng Xe cản Pháo mà đi X8.2 TRÓC Mã, Cục diện tất sẽ càng phức tạp. 15. … P9-6 16.P3-4 P6.4 Bên Đen chọn lựa cách đổi Pháo, nước đi đơn giản sáng suốt, nếu Đen đổi thành C6-5, tất X4-6, C5.1 khử Mã Đỏ, M3.5, X2.2. như vậy quân hai bên còn nhiều, có khả năng phải đọ sức một phen. 16. ….. P1.3 Nếu Đen đổi thành X1.3, tất C8.1, P1.3, P5.4 Đỏ vẫn ưu thế. 17. 19. 21. 23. 25. M3.4 M8.6 18. X4.2 X2.4 X4.1 X2-5 20. X4-1 C3.1 C7.1 T5.3 22. P5/1 Tg5-4 P5.1 T3/5 24. X1.2 X5/1 X1/2 Hòa cục. Ván thứ 5: Lý Lai Quần (Hà Bắc) -tiên hòa- Dương Quan Lân (Quảng Đông) (Đánh tại Vũ Hán ngày 18/7/1983) Bình thuật: Đặng Bình PHI TƯỢNG CỤC ĐỐI TẢ TRUNG PHÁO Ván đấu này là ở vòng thứ nhất thi đấu theo lời mời lần thứ hai giữa các danh thủ Cờ Tướng Trung Quốc tranh “Cúp Tam Sở”. Hầu hết các danh thủ mạnh nhất đều tham dự (trừ Hồ Vinh Hoa), tổng cộng 10 người, trãi qua 9 vòng thi đấu kịch liệt. Lý, Dương với kỷ lục không bại chia nhau chức Quán quân, Á quân. Liễu Đại Hoa thứ 6, đứng cuối cùng thứ 10 là Vương Gia Lương. Tháng 1/1983 tại giải thi đấu tranh “Cúp Ngũ Dương” lần thứ 3, Dương thắng 2, hòa 1, thua 1 đang chiếm thế thượng phong. Dưới đây mời các bạn thưởng thức ván đấu tranh hùng giữa Tân khoa Trạng nguyên Lý Lai Quần (Vô địch năm 1982) với lão Quán quân Dương Quan Lân. 1. T3.5 P8-5 Hai kình địch gặp nhau, vì đây là vòng đấu thứ 1, tân Quán quân không dám khinh địch, nhấc tay phi Tượng so đọ công lực, lão Quán quân thích dùng Tả trung Pháo đánh trả, dám tranh đấu, không chịu nhân nhượng. 2. M8.7 M8.7 3. M2.3 X9-8 3. M2.3 X9-8 4. X1-2 M2.1 5. P2.4 Đỏ tiến Pháo phong tỏa Xe đen, là cách đi tích cực có lực. nếu đỏ đổi thành C3.1, tất P2-4, X9-8, X1-2, S4.5, X2.4, hai bên đều có thế công thủ khác. 5. . . …. C7.1 6. C7.1 . . . . Đỏ tiến Chốt mở thông đường cho mã trái, là một nước đi chính xác. Nếu đỏ đổi thành P2-3, tất P2-3, X9-8, X1-2, P8.4, C3.1, C9.1 (nếu X8.4, tất C5.1, X2.9, M7/8, P8-5, S6.5, hai bên bình thế), T7.9, X2.9, M7/8, P8-7, P3-4, sau khi đổi Xe, Cục thế bình ổn. Đỏ không được lợi. 6. ….. P2-4 7. X9-8 X1-2 8. P8.4 M1/3 Bên Đỏ lại tiến Pháo trái, bày thành thế trận “Song Pháo quá Hà”, bên Đen ra chiêu mới hồi Mã tróc Pháo tiến hành phản kiềm chế để giải trừ sự phong tỏa của Song Pháo bên Đỏ. Nếu Đen đổi thành P4.5, tất T5/3, C1.1, M7.6, S6.5, X8.3, P4-6, S4.5, P6/6, P2.2, các quân bên Đen không được thông suốt. bên Đỏ dễ đi. Đen P4.5 là nước biến mà Dương lão đã từng đi khi giao đấu với Liễu Đại Hoa tại giải lần thứ 2 “Cúp Ngũ Dương” tháng 1/1982, kết quả bất lợi. Có thể thấy, Dương Lão đối với nước Cờ này đã có sự cải tiến và nghiên cứu kỹ. 9. P8-5 …….. Pháo nổ tốt giữa, thành thế trận bình ổn. Phản ánh phong cách tác chiến thận trọng trong chắc chắn của bên Đỏ. Nếu Đỏ đổi thành P8.2, tất P4.5, T5/3, M7.6, S4.5, P4/1, P2-7, X8.9, M3/2, P4-7, T7.5, P5-8, thành thế đối công. 9. … P5.4 10. M3.5 X2.9 11. M7/8 M7.5 12. M5.6 P4.1 13. P2.2 M3.5 Nhảy Mã chân Tượng, công thủ toàn diện, suy nghĩ tinh xảo. 14. M8.7 S6.5 Đen lên Sĩ hơi quá chắc, không bằng đổi thành Mã sau tiến 7 tróc Pháo, để Song Mã được linh hoạt, hơi có nước tiên. 15. 17. 19. 21. 23. 25. 27. M7.5 Mt¬5.4 16. X2.6 P4/2 M6.5 T7.5 18. X2-6 P4-8 X6/2 P8.8 20. T5/3 X8-6 S6.5 P8/3 22. M5.6 P8-1 X6/1 P1/2 24. M6.8 X6.3 T7.5 Tg5-6 26. M8.7 C9.1 X6.3 X6-4 28. M7/6 Hòa cục. Ván thứ 6: Lã Khâm (Quảng Đông) -tiên hòa- Dương Quan Lân (Quảng Đông) (Đánh tại Lạc Sơn ngày 26/8/1980) Bình thuật: Đặng Bình TRUNG PHÁO THẤT LỘ MÃ ĐỐI BÌNH PHONG MÃ TUẦN HÀ PHÁO Từ ngày 30/4/1980 đến ngày 02/5/1980 tại Phúc Châu tiến hành Giải thi đấu toàn Trung Quốc, đội Quảng Đông gồm Dương Quang Lân, Lã Khâm, Thái Phúc Như đã giành được ngôi vị Quán quân trong giải tập thể. Căn cứ quy định của Giải, Dương đứng đầu Tổ thứ nhất, Lã đứng thứ nhì Tổ thứ ba nên được vào nhóm A (Bốn người đứng đầu được vào nhóm A). Ván đấu này là ở vòng thứ ba trong Giải thi đấu vòng tròn, do trước đó Dương, Lã cùng thắng nên bằng điểm nhau (2 điểm), lần này hai người trong cùng độilại triển khai một trận so đọ sức kịch liệt Khai Cục mới mẻ, Trung Cục đối công kịch liệt, tiểu Lã biểu hiện trầm tĩnh, Dương lão đấu trí ngoan cường, kết quả vật lộn thành hòa. 1. P2-5 M8.7 2. M2.3 C7.1 3. M8.7 . . . . . Đỏ nhảy Mã lộ 7 chính diện, đợi thời cơ hành động, chọn một kiểu khai cục có tính cơ động linh hoạt, thông thường kỳ thủ thường đi X1-2 hoặc C7.1, tiểu Lã khả năng có ý tránh thế trận được thịnh hành, đấu trí khai cục với vụ lão tướng. 3. ….. M2.3 4. X1-2 P8.2 Lã ra trực Xe chuẩn bị dùng Xe quá Hà tấn công, cũng có thể chọn hoành Xe là X1.1, về sau có thể sử dụng phương án tấn công là hoành Xe Mã lộ 7 hoặc tiến Chốt giữa vòng Mã lên trước đầu Pháo. Dương có kiểu giải, kịp tời lên Pháo tuần Hà ngăn chặn không cho Đỏ vượt sông, nước đi có một phong cách riêng. 5. X2.4 P2/1 6. P8-9 T7.5 7. X9-8 P2-8 8. X2-4 C3.1 9. X8.7 M3.4 10. X4-6 S6.5 11. P5-6 Ps8.1 Hai bên bày trận chưa được bao lâu, tranh đoạt kịch liệt, bên Đỏ hai Xe xuất động nhanh chóng, bên Đen điều động Mã, Pháo điều chỉnh thế trận. Đỏ ra Pháo đánh Mã, Đen lên Pháo ngầm bảo vệ, phục chờ thủ đoạn phản kích M7.6, do đó Xe đỏ và Mã đen đều bị ép lùi, lại bày chiến trường một lần nữa. 12. 14. 16. 18. X8/6 M4/3 13. C7.1 M7.6 X6-5 M6.7 15. X5-6 C3.1 X6-7 X9-6 17. P6.1 M7/6 C9.1 X1.2 19. T7.5 . . . . . Đoạn này, hai bên tranh thủ điều binh khiển tướng, tranh cướp nước tiên, hình thành thế mỗi bên tấn công một cánh. Lã bay tượng trái hơi chậm, nên đi thẳng C9.1, nếu Dương M3.4, tất C9-8, X1-3, X7.3, Pháo sau bình 3, T7.5, Lã có một con chốt vượt được sông tương đối có lợi. Thông qua tranh đấu khai cục ở trên, chúng ta nhận thấy về mặt chiến thuật Khai cục, điều động quân chủ lực như thế nào để phát huy sức mạnh tốc độ của co Xe, thế nào là chậm ra Xe “3 nước không xuất Xe, toàn ván đấu đã là thua”, những điều tối kỵ của nhà binh. Do đó, muốn nắm vững được kỹ thuật đánh cờ phải chú ý tuyển chọn hình thế Khai cục, sao co Cục thế phát triển cân bằng, những ván đấu ở đây sẽ tạo ra sự gợi mở rất lớn đối với chúng ta. 19. ….. M3.2 Đen tiến Mã ra ngoài để mở đường cho Xe biên, một nước nhanh nhẹn. 20. 22. 24. 26. 28. 30. P6.2 M2/3 21. P6/3 X1/1 C9.1 C7.1 23. X7-3 Pt8-1 M7.6 M6.4 25. X3-6 X6.4 S6.5 S5/6 27. X8.5 P8.1 X8.1 P8/1 29. X8/1 P8.1 X8.1 M3.2 Chiến Cục hai bên bên đi tới xu hướng hòa hoãng, Dương cố ý tiến Mã cầu biến, nếu không biên tất hòa. Biểu hiện phong cách chiến đấu ngoan cường và tinh thần khiêu chiến của lão Quán quân đối với tiểu Lã. 31. 33. 35. 37. X6-8 M2/4 32. Xt8-6 X1-3 X7.1 M4/3 34. X8.4 X6-3 M3.4 X3.3 36. P9.2 M3.2 P6.4 . . . . Đỏ vươn Pháo mời đổi, hòa giải Tiên thủ của bên Đen, nước đi rất hay. 37. . . . M2.1 38. P6-2 M1/3 39. P2/4 …… Dương Lão cầu biến, nhảy Mã dương uy, sau khi đổi Xe, Đen Xe Pháo Mã tập kết như mắt hổ nhìn vào tòa thành bỏ trống, hơi chiếm chủ động. Biểu thị, tiểu Lã thoái Pháo đánh Xe, trầm tĩnh lão luyện! Nếu đỏ đi nhầm X8-4, tất P1.5, M4.3, M3.2, Dương tất nhanh chân đến trước. 39. ….. X3/1 40. M4.3 S6.5 41. M3.1 X3-5 Đen ăn chốt nước đi chính xác, nếu đổi thành P1.5, tất M1.3, Tg5-6, X8/4, X3.3, S5/6, X3/4, X8/4, X3-1, T5.7, X1.1, T3.5, trói buộc Xe, bên Đen bất lợi. 42. M1.3 Tg5-6 43. X8/4 X5/1 44.X8.1 X5-8 45. P2-4 X8/4 46. M3/4 Tg6-5 47. T5.7 S5.6 48. P4-9 X8.5 49. P9.4 P1.5 50. T3.5 X8-3 51. S5.4 X3-9 52. P9-6 X9-4 53. X8-7 X4/3 54. X7-9 P1-2 55. M4/3 S4.5 56. X9-2 Hòa cục. Ván thứ 7: Dương Quan Lân (Quảng Đông) -tiên thắng- Từ Thiên Hồng (Giang Tô) (Đánh tại Côn Sơn ngày 17/11/1983) Bình thuật: Đặng Bình THUẬN PHÁO TRỰC XE ĐỐI HOÀNH XE Từ ngày 5 đến ngày 30/11/1983 đã tiến hành thi đấu giải cá nhân toàn Trung Quốc, kết quả nhà “Quán quân 10 lần liên tiếp” Hồ Vinh Hoa, đã khôi phục được vị trí, với kỷ lục thắng 8, hòa 5, lại một lần nữa đoạt danh hiệu Quán quân. Lão Quán quân Dương Quang Lân thành tích cũng không kém đứng thứ 10. Ván đấu này ở vòng 3 Dương đấu với ngôi sao đang mọc Từ Thiên Hồng (đứng thứ 14 và đến năm 1989 đoạt chức Quán quân). Ván đấu này hai bên Khai Cục đều đấu Thuận Pháo, rất có ý mới. Trong tàn cục, Dương lão vận dụng chính xác chiến thuật, bằng tài nghệ tinh thâm đổi quân lợi Tốt cuối cùng giành thắng lợi. 1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7 3. X1-2 M2.3 4. M8.9 . . . . . Dương, Mã trái đóng ở biên, sách lược ổn định vững chắc, vì đã tính đến kỳ thủ trẻ Giang Tô (Từ Thiên Hồng) đã có nghiên cứu khá kỹ về thế trận Thuận Pháo đang được thịnh hành, cho nên muốn tránh sở trường của đối phương. Nếu Đỏ đổi thành: - C3.1, tất X9.1, M8.7, X9-4, C7.1, X1.1, hình thành thế trận Lưỡng Đầu Xà (Rắn hai đầu) đối Song Hoành Xe (2 Xe ngang). - Đỏ C7.1, tất C7.1, M8.7, P2.4 hình thành thế trận đang thịnh hành Thuận Pháo chậm ra Xe. Dương lão đối với ngôi sao mới không muốn anh ta đấu theo chiến thuật quen thuộc, chiến lược rất thích hợp. 4. ….. X9.1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan