Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách việc làm ở huyện vĩnh linh,...

Tài liệu Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách việc làm ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

.DOC
9
736
93

Mô tả:

TIỂU LUẬN MÔN: HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH CÔNG Đề tài: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM Ở HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Ngươì hướng dẫn: Phó Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hải-Trưởng khoa Thực hiện:Học viên Nguyễn Thị Khởi, Lớp: Cao học Hành chính công 16M, Huế MỞ ĐẦU Chính sách việc làm là định hướng hành động do Nhà nước ta lựa chọn để giải quyết vấn đề thiếu việc làm, nhất là việc làm cho khu vực nông thôn, phù hợp với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, tăng giàu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Được sự hướng dẫn của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hải-Trưởng khoa Hành chính Nhà nước, Học viện hành chính, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách việc làm ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”. Đề tài gồm các phần: MỞ ĐẦU NỘI DUNG Phần thứ 1: Ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm ở nước ta và huyện Vĩnh Linh,Quảng Trị I. Ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm ở nước ta. II. Ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Phần thứ 2. Tình hình triển khai chính sách việc làm tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng trị. I. Tổ chức triển khai chính sách việc làm 1. Lập kế hoạch 2. Hoạt động tuyên truyền 1 3. Hình thành tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ 4. Bố trí kinh phí để triển khai 5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra tổ chức thực hiện II. Kết quả đạt được. 1. Ưu điểm 2. Hạn chế và nguyên nhân III. Mục tiêu, giải pháp để thực hiện chính sách việc làm ở huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá KẾT LUẬN Để hoàn thành tiểu luận, chúng tôi đã nghiên cứu bài giảng của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hải, Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công(Đào tạo Đại học Hành chính); Tìm hiểu Hành chính công Hoa Kỳ(Lý luận và thực tiễn). Trong khuôn khổ tiểu luận của môn học, thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, kính mong được sự chỉ bảo, hướng dẫn của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hải và sự giúp đỡ của các bạn học viên lớp CH 16M-Học viện Hành chính Trân trọng cám ơn 2 NỘI DUNG Phần thứ 1: Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA VÀ HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA 1. Khái niệm việc làm Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm 2. Người có việc làm là những người hiện đang tham gia các hoạt động lao động. Tùy theo mức độ tham gia và thu nhập từ những hoạt động này mà có thể chia đối tượng này thành hai loại là: người có việc làm đầy đủ và người có việc làm không đầy đủ. Người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc 3. Chính sách việc làm là chính sách và biện pháp phù hợp từ phía nhà nước nhằm tăng số lượng việc làm và chất lượng việc làm, đảm bảo đời sống dân cư, kiềm chế nạn thất nghiệp. 4. Tổ chức thực hiện chính sách việc làm là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của nhà nước trong chính sách việc làm thành hiện thực với người lao động cần việc làm và thiếu việc làm nhằm mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, tăng giàu xây dựng đất nước ta dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tổ chức thực thi chính sách việc làm là một khâu hợp thành chu trình chính sách việc làm, là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống, nhất là với hoạch định chính sách, là bước hiện thực hoá chính sách việc làm trong đời sống xã hội. Tổ chức thực hiện chính sấch việc làm tốt tăng thêm uy tín của nhà nước ta đối với xã hội 5. Ý nghĩa của tổ chức thực hiện chính sách việc làm ở nước ta. Chính sách việc làm là chính sách cơ bản nhất của nước ta, góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Tổ chức thực hiện chính sách việc làm là hiện thực hoá thái độ ứng xử của nhà nước ta về việc làm, tăng thu nhập xã hội, ổn định 3 đời sống của nhân dân. Tổ chức thực hiện chính sách việc làm cùng với các chính sách khác của nhà nước, để đạt đến mục tiêu chung của đất nước ta dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; khẳng định tính đúng đắn của chính sách việc làm. Qua tổ chức thực hiện chính sách việc làm giúp cho chính sách ngày càng hoàn thiện hơn nhất là trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Huyện Vĩnh Linh là huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, có diện tích 62.000 ha, dân số 89.000 người, phân bố không đồng đều trên 22 xã, thị trấn trong đó có 04 xã, thị trấn miền núi. Vĩnh Linh là huyện thuần nông, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 66% GDP, còn lại là Thương mại-Dịch vụ, Công nghiệp-TTCN. Tổng số lao động trong độ tuổi là 49.000 người. Lao động trong lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản chiếm 67%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 8%; Thương mại dịch vụ 22%; Khác 3 %. Lao động nông nghiệp hoạt động mang tính thời vụ trong năm, những lúc nông nhàn họ kiếm thêm việc làm tại chỗ như xây dựng, mộc, nề, cơ khí nhỏ… Bình quân thu nhập xã hội 23,2 triệu đồng/ người/ năm 2012. Phần lớn lao động trong độ tuổi đều có việc làm, tuy nhiên số lao động có việc làm đầy đủ quanh năm chưa nhiều, số lao động độ tuổi từ 15 cho đến 24 tuổi phần lớn chưa có việc làm ổn định. Thực hiện chính sách việc làm tại huyện Vĩnh Linh, mỗi năm tạo 100 việc làm mới, riêng trong năm 2012 tạo 130 việc làm mới góp phần phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống cho người dân ở địa phương. Thể hiện sự quan tâm của chính quyền từ huyện đến xã về thực hiện chính sách việc làm; khả năng lồng ghép thực hiện chính sách việc làm với các chính sách khác ở địa phương nhằm đạt đến mục tiêu chung của địa phương trong giai đoạn hiện nay phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia và xu thế hội nhập quốc tế; khẳng định tính đúng đắn của chính sách việc làm đang triển khai thực hiện ở địa phương; thông qua thực hiện chính sách việc làm phát hiện, bổ sung hoàn thiện thêm chính sách việc làm trong giai đoạn hiện nay. 4 Phần thứ 2 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM: 1. Hoạt động tuyên truyền Huyện giao cho cơ quan tham mưu là phòng Lao động-TB&XH huyện chủ động phối hợp với cơ quan truyền thông, các cơ quan ban ngành liên quan, xã, thị trấn tổ chức tuyên tuyền thường xuyên, liên tục trong cán bộ và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách việc làm tại địa phương, chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện chính sách việc làm tại địa phương. 2. Hình thành tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ. Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, ngành Lao động-TB&XH, bố trí 01 công chức chuyên trách Lao động-Việc làm tại phòng Lao động-TB&XH huyện; các xã, thị trấn bố trí công chức Lao động-xã hội đảm nhiệm, cùng phối hợp có cán bộ Xoá đói giảm nghèo thuộc chương trình Giảm nghèo bền vững. Trên phương diện lãnh đạo triển khai thực hiện chính sách việc làm, có hệ thống chỉ đạo, lãnh đạo từ huyện đến cơ sở xã, thị trấn. Huyện có Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban, thủ trưởng cơ quan phòng Lao động-TB&XH huyện làm Phó ban trực; Các xã, thị trấn có Ban giảm nghèo bền vững trực tiếp triển khai chính sách việc làm tại cơ sở. 3. Lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách việc làm. Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01/4/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015 và các văn bản hướng dẫn của tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động-TB-XH tỉnh Quảng Trị; Kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2012, huyện lập Kế hoạch giảm nghèo bền vững năm 5 2013, tập trung triển khai thực hiện chính sách việc làm, hỗ trợ người nghèo tìm việc làm, tạo việc làm mới cho người nghèo; giải ngân vốn tín dụng chính sách hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ học sinh sinh viên; hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; hỗ trợ giải quyết việc làm từ Ngân hàng chính sách xã hội; tạo cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư trên địa bàn, mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập xã hội, giảm nghèo bền vững; Đồng thời tổ chức dạy nghề cho lao động nhất là lao động chưa có việc làm; đối với lao động đã có việc làm tập hợp và dạy nghề mà họ đang làm và cấp chứng chỉ nghề sơ cấp cho họ. 4. Bố trí kinh phí để triển khai chính sách việc làm Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính, ngành Tài chính tỉnh, huyện bố trí kinh phí để vận hành toàn bộ bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp về thực hiện chính sách việc làm tại địa phương; tổ chức tập huấn văn bản hướng dẫn mới cho cán bộ và công chức trực tiếp thực hiện chính sách việc làm tại huyện. 5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình tổ chức thực hiện Được tiến hành thường xuyên theo định kỳ và đột xuất, theo phản ánh của công dân làm cho việc triển khai thực hiện chính sách việc làm cụ thể, rõ ràng, mọi người dân đề được hưởng lợi từ chính sách việc làm của nhà nước. II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 1. Ưu điểm Tình hình cung lao động dần dần được kiểm soát, cầu lao động tăng lên rõ rệt về cả chất lượng và số lượng. Tình hình người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm đã được hạn chế, thị trường lao động mở rộng, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao. Nhận thức của người lao động ngày càng được nâng lên, năng động và chủ động tự tìm tạo việc làm. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút ngày càng nhiều lao động. Hàng năm toàn huyện giải quyết việc làm mới cho hơn 1.000 lao động, trong 5 năm (2006-2010) đã tạo việc làm cho 4139 lao động, đạt 103% so với kế hoạch. Tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 5,2% năm 2006 xuống còn 4,54% năm 2010. Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng dần, năm 2006 đạt 75% đến năm 2010 tăng lên 85%. Triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo. Đa số hộ nghèo được nâng cao nhận thức, cố gắng tìm tòi học tập kinh nghiệm trong sản xuất, tự tạo việc làm để vươn lên thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống và sinh hoạt. 6 Kết quả giảm nghèo của toàn huyện trong 5 năm (2006-2010) đã vượt mục tiêu đề ra, giảm từ 3.808 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 28,4% năm 2006 xuống còn 1804 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 12% vào cuối năm 2010 (theo tiêu chí cũ), cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo còn 10,5%. 2. Hạn chế và nguyên nhân: Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu như thế nhưng công tác chăm lo tìm tạo việc làm của huyện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động. Trong nhiều nguyên nhân thì có nguyên nhân khách quan chi phối đó là Vĩnh Linh là huyện thuần nông, trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề, điểm xuất phát thấp, nền kinh tế chưa phát triển nên cơ hội việc làm còn ít; đời sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn; điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai bão lụt xảy ra hàng năm gây thiệt hại nặng nề III. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM Ở HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁHIỆN ĐẠI HOÁ Mục tiêu về việc làm, thu nhập và xóa nghèo, phấn đấu đến năm 2020 tỉ lệ thất nghiệp chung dưới 3%, tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%; thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo tăng trên 3,5 lần so với năm 2010; tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm 2,5-3%/năm, các xã có tỉ lệ nghèo cao giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn(Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2011-2020). Để đạt mục tiêu đề ra, nhiệm vụ đặt ra cho cấp ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể, địa phương là đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, trong đó chú trọng các chính sách tạo việc làm và giảm nghèo đối với các xã nghèo Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều thuộc xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển; thu hẹp chênh lệch giữa các vùng trong huyện về mức sống và an sinh xã hội. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2011-2020, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới. Xây dựng chiến lược việc làm gắn với chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động 7 cho từng thời kỳ phát triển của huyện. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng nghèo để giảm nghèo bền vững. Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm, thu nhập và giảm nghèo là công việc lâu dài, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương cần tập trung lồng ghép vào trong các chương trình phát triển; tiếp tục hoàn thiện, xây dựng, điều chỉnh thể chế, cơ chế, chính sách, xây dựng và triển khai các dự án giảm nghèo. Đồng thời nhà nước cần tiếp tục quan tâm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, chiến lược mang tính liên vùng; hỗ trợ cho các xã nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ hội cho người nghèo tìm kiếm việc làm, nâng cao năng lực và ý thức chủ động vượt khó, thoát nghèo, tạo ra sự phát triển đồng đều, hài hòa giữa các vùng miền, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Tìm tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo cho người dân là một trong những nhân tố quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội. Giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần quan trọng để mọi người dân đều có cơ hội về việc làm, cải thiện thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định. Tuy nhiên để thực hiện cần phải có thời gian, quá trình lâu dài, nhất là trong điều kiện nền kinh tế của đất nước hiện nay đang gặp những khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. 8 KẾT LUẬN Việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã được các cấp, các ngành và người dân trực tiếp chịu tác động của chính sách việc làm quan tâm. Hoạt động thực thi chính sách việc làm ở huyện bám sát quy trình, nội dung phổ biến, triển khai tổ chức thực hiện chính sách công giải quyết việc làm. Mức độ và phạm vi tác động của chính sách việc làm có tầm ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Đã xác định được địa phương, vùng để quan tâm tập trung triển khai chính sách việc làm: xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn ven biển, bãi ngang. Đối tượng cần việc làm trong độ tuổi từ 15 đến 24 được quan tâm đào tạo nghề và bố trí việc làm. Chính sách việc làm không dễ dàng thực hiện tốt tại thời điểm hiện nay do cắt giảm đầu tư công, suy thoái và lạm phát kinh tế trên toàn cầu. Chính vì vậy, địa phương cũng đã xác định tránh tư tưởng nóng vội trong thực thi chính sách việc làm; đồng thời tránh tư tưởng trông chờ vào trung ương, tỉnh mà không chủ động giải quyết việc làm cho người dân ngay từ cơ sở. Trong triển khai thực hiện chính sách việc làm lồng ghép với các chương trình đang triển khai ở cơ sở như: xây dựng nông thôn mới, các chương trình y tế, văn hoá, giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng…để tạo việc làm tại chỗ, sử dụng tiết kiệm nhất nguồn nhân lực có tại địa phương. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan