Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Văn học Những thế giới nghệ thuật ca dao...

Tài liệu Những thế giới nghệ thuật ca dao

.PDF
218
135
83

Mô tả:

PGS. TS. PHẠM THU YẾN             NHỮNG THẾ GIỚI NGHÖ THUËT CA DAO                 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2             MỤC LỤC   LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7 Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ LOẠI CA DAO ...................................... 9 I. Khái niệm ca dao ............................................................................................. 9 II. Đặc trưng thể loại ......................................................................................... 11 1. Vấn ₫ề tác giả của thơ ca dân gian và nội dung phản ánh....................... 11 2. Chức năng thể loại .............................................................................. 12 3. Thi pháp thể loại ................................................................................. 14 4. Đặc ₫iểm diễn xướng........................................................................... 15 Chương II. NGÔN NGỮ CA DAO .................................................................................. 19 § ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÔN NGỮ CA DAO ................................................. 19 § MỘT SỐ TỪ LOẠI TIÊU BIỂU ............................................................................. 22 A. TÍNH TỪ, TÍNH NGỮ TRONG CA DAO.................................................................... 22 I. Vấn ₫ề nghiên cứu tính từ, tính ngữ............................................................. 22 II. Phân loại tính từ, tính ngữ trong thơ ca trữ tình dân gian ......................... 23 1. Tính ngữ trùng lặp ............................................................................... 24 2. Tính ngữ giải thích .............................................................................. 27 3. Tính ngữ ẩn dụ ................................................................................... 29 III. Đặc ₫iểm sử dụng tính ngữ trong ca dao .................................................. 31 B. ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT ............................................ 34 I. Cách sử dụng ₫ại từ nhân xưng trong ca dao............................................. 35 II. Sắc thái biểu cảm của ₫ại từ nhân xưng trong ca dao .............................. 36     3 III. Dấu ấn ₫ịa phương, dấu ấn vùng, miền qua từ nhân xưng trong ca dao .................................................................................................. 38 Chương 3. KẾT CẤU CA DAO ...................................................................................... 41 I. Đặc ₫iểm và hình thức kết cấu ca dao ......................................................... 41 1. Đặc ₫iểm ........................................................................................... 41 2. Các hình thức kết cấu .......................................................................... 43 II. Một số biện pháp kết cấu cơ bản của ca dao............................................. 44 1. Thu hẹp ₫ần các tầng bậc hình tượng (lối nói vòng) ............................... 45 2. Kết cấu trùng ₫iệp ............................................................................... 47 3. Kết cấu tương phản ............................................................................. 49 4. Kết cấu tương ₫ồng hay phép "₫ối ngẫu tâm lý" trong thơ ca trữ tình dân gian 51 5. Kết cấu ca dao và yếu tố trần thuật....................................................... 60 § ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU DÂN CA H’MÔNG ............................................................ 63 1. Hình thức kết cấu và ₫ặc ₫iểm ............................................................. 63 2. Một số thủ pháp nổi bật ....................................................................... 66 Chương 4. NGHỆ THUẬT DIỄN TẢ VÀ BIỂU HIỆN TRONG CA DAO ........................ 71 § ẨN DỤ .................................................................................................................. 71 1. Khái niệm ...................................................................................................... 71 II. Ý nghĩa của ẩn dụ ca dao ............................................................................ 75 1. Ý nghĩa nhận thức ............................................................................... 75 2. Ý nghĩa thẩm mỹ................................................................................. 77 3. Ý nghĩa biểu cảm ................................................................................ 78 § NHÂN CÁCH HOÁ............................................................................................... 81 § ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỆ THUẬT SO SÁNH TRONG CA DAO ............................ 87 I. Khái niệm ....................................................................................................... 87 II. Các cấu trúc so sánh trong ca dao ............................................................. 88 2.1. Cấu trúc so sánh trực tiếp (so sánh nổi) ............................................. 89 2.2. Kết cấu ₫ối ngẫu (kết cấu song hành) ................................................ 92 4   III. Ý nghĩa, giá trị của việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật so sánh trong ca dao Việt Nam .................................................................................. 93 § VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ CA TRỮ TÌNH DÂN GIAN ....................................................................................... 100 1. Biểu tượng và ẩn dụ .......................................................................... 101 2. Biểu tượng thơ ca dân gian - yếu tố nghệ thuật ₫ặc thù gắn liền với ₫ặc trưng thể loại ......................................................................... 103 3. Sự hình thành và phát triển của biểu tượng .......................................... 111 § ĐẶC ĐIỂM CỦA LỐI MIÊU TẢ VÀ BIỂU HIỆN TRỰC TIẾP TRONG CA DAO 115 1. Lối biểu hiện trực tiếp tình cảm ........................................................... 116 2. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ........................................................... 118 3. Nghệ thuật miêu tả con người............................................................. 125 § THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO ..................... 130 1. Thời gian nghệ thuật trong ca dao ...................................................... 130 2. Không gian nghệ thuật trong ca dao ................................................... 139 § ĐẶC SẮC CỦA NGHỆ THUẬT DIỄN TẢ TÌNH CẢM TRONG DÂN CA TRỮ TÌNH DÂN TỘC THÁI ............................................................................... 145 1. Một số thủ pháp nghệ thuật nổi bật ..................................................... 145 2. Một số biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong dân ca Thái ..................... 151 Chương 5. THỂ THƠ TRONG CA DAO ...................................................................... 156 I. Thể vãn (các thể thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ còn ₫ược gọi là các thể vãn) ............................................................................................. 156 II. Thể lục bát .................................................................................................. 157 III .Thể song thất và song thất lục bát .......................................................... 160 IV. Thể thơ hỗn hợp ........................................................................................ 160 Chương 6. MỘT SỐ TIỂU LOẠI CA DAO VÀ NHỮNG NGUỒN MẠCH CA DAO TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI .................................................................... 163 § HÁT RU.............................................................................................................. 163 § ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CA DAO TRÀO PHÚNG................................................ 169 1. Thuật ngữ và phân loại ...................................................................... 169   5 2. Một số biện pháp nghệ thuật ca dao trào phúng................................... 173 § CẢM HỨNG VỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO TRUYỀN THỐNG VÀ TRONG THƠ HIỆN ĐẠI .................... 183 1. Từ tiếng hát than thân xưa ................................................................. 183 2. Đến lời "tự hát" trong thơ hiện nay....................................................... 187 § "CA DAO VỌNG VỀ" TRONG THƠ NGUYỄN DUY ......................................... 193 1. Hiện tượng "tập" ca dao trong thơ Nguyễn Duy .................................... 193 2. Một vài ₫ặc ₫iểm thi pháp ca dao trong thơ Nguyễn Duy....................... 199 3. Khuynh hướng hài hước, trào lộng trong thơ Nguyễn Duy ...................... 202 § PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CA DAO THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI .......... 207 1. Khảo sát các dị bản ca dao ................................................................ 208 2. Xác ₫ịnh hoàn cảnh diễn xướng và tiểu loại bài ca ............................... 210 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ................................................................................... 217 6         LỜI MỞ ĐẦU   Ca dao là thể loại văn học dân gian được các nhà nghiên cứu  để  tâm  đến  nhiều  bởi  giá  trị  nhiều  mặt  của  nó.  Điều đó  vừa  là  thuận  lợi,  vừa  là  khó  khăn  cho  tác  giả  cuốn chuyên  luận  này.  Thuận lợi là được kế thừa thành tựu nghiên cứu ca dao trên nhiều  phương diện, nhưng khó khăn là người đi sau phải làm sao có thể  đem  đến  cho  bạn  đọc  những  nét  mới trong  việc  khai  thác  đối  tượng, trong nhận thức, trong phương pháp tiếp nhận, tránh trùng  lặp hoặc chỉ dẫm chân tại chỗ.   Nhìn chung mảnh đất ca dao rộng lớn và sâu sắc nhiều mặt vẫn  là khoảng đất rộng rãi và hấp dẫn, đôi khi bí ẩn, hóc búa cho những  ai quan tâm, yêu thích vẻ đẹp ca dao. Chuyên luận này là kết quả học  tập,  nghiên  cứu  nhiều  năm của  tác  giả  trong  quá  trình  giảng  dạy  ở  Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội   Chuyên  luận gồm  các  bài  viết  đã  được  công  bố,  đăng  tải  trên  các  tạp  chí  chuyên ngành,  hoặc  trình  bày  trong  các  Hội  nghị  khoa  học, được gia công theo hướng chuyên sâu và bổ sung thêm một số  bài phản ánh những phương diện mới của nghệ thuật thơ ca trữ tình  dân  gian. Chuyên  luận  tuân  thủ  một  cách  nhất  quán  phương  pháp  nghiên cứu  phônclo  vào  các  khía  cạnh  cụ  thể  của  thể  loại  như:  kết  cấu, ngôn  ngữ,  những  phương  tiện  biểu  hiện.  Chuyên  luận  còn  đi  vào một  số  tiểu  loại  ca  dao  chưa  được  chú  ý  đúng  mức,  khai  thác  sự tiếp  nối  ca  dao  trong  mạch  thơ  ca  hiện  đại  và  một  số  ý  kiến  về phương pháp bình giảng ca dao truyền thống.  Mặc  dù  đã  có  nhiều  cố  gắng  trong  việc  tìm  tòi,  thể  nghiệm với  hy  vọng  đem  đến  những  điều  bổ  ích  cho  bạn  đọc,    7 nhưng giữa mong muốn và hiện thực còn là một khoảng cách, chắc  chắn cuốn  sách  sẽ  không  tránh  khỏi  còn  những  điều  khiếm  khuyết. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu  của bạn  đọc  gần  xa  để  có  thể  hoàn  thiện  tập  chuyên  luận  khi  có  điều kiện tái bản.                                    8               Tác giả     Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ LOẠI CA DAO I. Khái niệm ca dao Khái niệm “Ca dao” lấy từ thuật ngữ Hán Việt. Nếu định nghĩa  theo chiết tự thì “ca” là bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm  theo, còn “dao” là bài hát suông không cần nhạc đệm. Trong Kinh Thi  (ca dao Trung Quốc), phần Nguỵ phong có đoạn viết: “Tâm chi ưu tư,  ngã  ca  thả  dao”  (lòng  ta  buồn,  ta  ca  và  dao).  Sách  Mao  truyện  viết  “khúc nhạc hợp viết ca, đồ ca viết dao’ (khúc hát có nhạc đệm theo  thì gọi là ca, còn hát trơn thì gọi là dao). Trong sách Cổ dao ngạn có  phân biệt rõ thêm “Ca và dao khác nhau ở chỗ dao có thể là lời của  nhiều bài ca”.  Trong  cuốn  Tục  ngữ  ca  dao  dân  ca  Việt  Nam,  (in  lần  đầu  năm  1956) nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên đưa ra thuật  ngữ kép “Ca dao ‐ dân ca” và được nhiều công trình biên soạn tiếp  nhận và sử dụng    Như vậy xét về bản chất thì ca dao và dân ca hầu như không có  ranh  giới  rõ  rệt.  Song  sau  này  trên  thực  tế,  thuật  ngữ  ca  dao  có  nội  dung hẹp hơn thuật ngữ dân ca. Trước đây, khi sưu tầm các câu hát  và bài hát dân gian, các nho sỹ trí thức (trong một số bộ sưu tập ca  dao từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX), chỉ chú ý đến phần lời thơ của  những sáng tác ấy, chỉ tuyển chọn những bài hay nhất và có ý nghĩa  khái quát nhất về mặt phản ánh đời sống, tình cảm, đạo đức, phong  tục. Có một số nhà nghiên cứu đưa ra giới hạn có phần chặt chẽ hơn  và  cũng  thể  hiện  một  thực  tế;  không  phải  toàn  bộ  những  hệ  thống    9 câu hát của các loại dân ca (hát Quan họ, hát Trống quân, hát Ghẹo,  hát ví Phường vải…) đều là ca dao cả. Khái niệm ca dao dùng dể chỉ  bộ  phận  cốt  lõi  nhất,  tiêu  biểu  nhất;  đó  là  bộ  phận  những  câu  hát  mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách, đã trở  thành cổ truyền của dân tộc.   Như  vậy,  ca  dao  được  quan  niệm  rộng  hẹp  khác  nhau  nhưng  không mâu thuẫn về bản chất. Có ba cách hiểu:   ‐ Ca dao, dân ca là hai thuật ngữ tương đương để chỉ một dối  tượng là những câu hát dân gian có sự kết hợp lời và nhạc, gắn với  diễn xướng, thể hiện sâu sắc tính nguyên hợp của văn học dân gian;  ‐ Ca dao thường được hiểu là lời thơ của dân ca, khi tách lời ca  ra khỏi điệu hát, khi phân biệt ca dao và dân ca về mặt diễn xướng.  Nói cách khác: Một bài ca dao không cần tiếng đệm, luyến láy nhạc  điệu  thì  là  ca  dao;  còn  một  bài  ca  dao  được  dùng  để  hát,  có  thêm  tiếng nhạc đệm, đưa hơi thì nó sẽ thành dân ca;  ‐ Ca dao‐dân ca được sử dụng như một thuật ngữ kép.  Ở  chuyên  luận  này,  chúng  tôi  sử  dụng  khái  niệm  ca  dao  ở  cả  nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Như vậy khi khảo sát ca dao vừa cần chú ý  đến tính dộc lập độc tương đối của văn bản bởi nó giúp chúng ta tập  hợp  tư  liệu,  nghiên  cứu  nội  dung  tư  tưởng  và  giá  trị  thẩm  mỹ  thể  loại, vừa cần chú ý dúng mức tới tính nguyên hợp về chức năng và  nghệ  thuật  của  tác  phẩm  phônclor,  chú  ý  tới  tính  ứng  dụng  nhiều  mặt trong cuộc sống, chú ý tới âm nhạc và hoàn cảnh diễn xướng của  lời ca, có nghĩa là phải chú ý tới các yếu tố và mối quan hệ giữa các  yếu tố sau đây:  Lời ca: Ngôn từ là một trong những tiền đề chủ yếu cần thiết  nhất  cho  sự  ra  đời  của  sáng  tác  thơ  ca.  Đây  chính  là  lời  thơ  dân  gian được trau chuốt, được lưu truyền, được kết tinh trong trí nhớ  nhân dân  Điệu  hát:  Yếu  tố  nhịp  điệu  là  yếu  tố  cơ  bản,  đặc  trưng  trong  nghệ  thuật  âm  nhạc,  đồng  thời  cũng  là  yếu  tố  quan  trọng  trong  tổ  10    chức nghệ thuật của ngôn ngữ thơ ca. Tính nguyên hợp của văn học  dân gian biểu hiện rõ trong sự kết hợp giữa thơ và nhạc.  Lối  hát:  tức  là  hình  thức  sinh  hoạt  ca  hát  hay  phương  thức  diễn xướng: hát trong lao động, trong sinh hoạt nghi lễ hay trong  hội hè đình đám, hát có dụng cụ nhạc kèm theo hay hát trơn, hát lẻ  hay hát cuộc…  Định  nghĩa: Ca  dao  là  thơ  ca  dân  gian  tồn  tại  ở  dạng  lời  thơ  hoặc  điệu hát, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân. Với bản chất  trữ tình, ca dao có chức năng diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm  của nhân dân lao động.  II. Đặc trưng thể loại 1. Vấn ₫ề tŸc giả của thơ ca dŽn gian vš nội dung phản Ÿnh Thơ  ca  trữ  tình  dân  gian  được  sáng  tác,  lưu  truyền  bởi  tập  thể nhân dân lao động. Có thể đầu tiên đó là sáng tác của một cá  nhân  thể  hiện  một  cảnh  ngộ,  một  nỗi  niềm.  Rồi  tác  phẩm  ấy  sẽ  được  nhân  dân  lưu  truyền,  gìn  giữ,  sửa  chữa,  trình  diễn  khi  nó  phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, xúc cảm thẩm mỹ của họ. Nhân  vật  trữ  tình  trong  thơ  ca  dân  gian  là  những  con  người  bình  dị,  những  người  dân  lao  động,  người  nông  dân,  người  chài  lưới,  người tiều phu, người lính, người tiểu thương... Đa số họ là những  người  không  được  học  hành,  có  thể  không  biết  chữ  nhưng  lại  là  chủ nhân chân chính của các sáng tác nghệ thuật có giá trị trường  cửu.  Chính  qua  con  mắt,  suy  nghĩ  và  trái  tim  của  họ,  cuộc  sống  được phản ánh một cách chân thật và đa dạng. Những suy nghĩ và  tình cảm ấy tạo ra nội dung cơ bản của thơ ca dân gian. Nhưng nói  đến  tác  giả  của  văn  học  dân  gian  nói  chung,  ca  dao  nói  riêng,  chúng ta không thể không nhắc đến vai trò rất quan trọng của các  trí  thức  bình  dân,  nhà  nho,  các  ông  đồ,  các  nhà  thơ  gần  gũi,  trân  trọng sản phẩm tinh thần của nhân dân lao động. Họ đã đồng sáng  tạo, nhuận sắc, cải biên làm giàu, đẹp thêm rất nhiều cho kho tàng  văn hóa dân gian dân tộc.     11  Thơ ca dân gian có nội dung phản ánh và biểu đạt rất rộng lớn.  đó  là  tình  cảm  của  nhân  dân  đối  với  thiên  nhiên,  đất  nước,  những  mối quan hệ tình cảm gia đình, những mối quan hệ xã hội vô cùng  phong phú, đa chiều… Những cách thức biểu hiện ấy dần dần hình  thành hệ thống thẩm mỹ nghệ thuật dân gian. Có thể nói, thơ ca trữ  tình dân gian mang tính tập thể, tính nhân dân sâu sắc nhất.  Trong ca dao, tâm trạng, tình cảm của các  kiểu nhân vật trữ  tình  và  cách  thể  hiện  thế  giới  tâm  hồn  của  các  kiểu  nhân  vật  này  đều mang tính chất chung, phù hợp với tâm trạng, nỗi niềm, cảnh  ngộ  của  nhiều  người  thuộc  nhiều  lứa  tuổi  khác  nhau  ở  các  vùng  miền trên đất nước. Trong cái nền chung đó, mỗi bài ca dao lại có  vẻ đẹp độc đáo riêng, tạo nên sự hấp dẫn khó quên đối với người  thưởng thức.  2. Chức năng thể loại Thơ ca trữ tình dân gian là nơi bộc lộ rõ nhất, là tấm gương  phản  chiếu  tâm  hồn  dân  tộc.  Ý  nghĩa  cơ  bản  của  thơ  ca  trữ  tình  dân  gian  là  biểu  đạt  những  tư  tưởng,  tình  cảm  và  cảm  xúc  của  nhân dân. Giá trị độc đáo, không thể loại nào thay thế được của ca  dao chính ở bản chất trữ tình của nó. Ca dao diễn tả tâm trạng, tình  cảm  của  một  số  kiểu  nhân  vật  trữ  tình:  người  mẹ,  người  vợ,  người  con v v… trong quan hệ gia đình; chàng trai, cô gái trong quan hệ  tình  bạn,  tình  yêu;  người  dân  trong  quan  hệ  xã  hội.  Gọi  là  kiểu  nhân vật trữ tình vì các nhân vật trong ca dao không mang dấu ấn  cá  nhân  tác  giả  như  thơ  trữ  tình  trong  văn  học  viết  mà  thể  hiện  cảm xúc, tình cảm của cả một tập thể, một cộng đồng. F Hêghen đã  nhận  xét  rất  đúng  rằng  “Thơ  ca  dân  gian  hợp  thành  một  trong  những dòng chính của thơ trữ tình”. Tuy nhiên, ông cũng đã nhận  xét điểm khác quan trọng của thơ ca dân gian “Bài hát dân gian dù  có  biểu  hiện  một  nội  dung  cô  đọng  nhất  cũng  không  cho  ta  thấy,  qua cái biểu đạt ấy, một cá nhân riêng biệt. Ở đây, cá nhân còn gắn  bó không tách rời với cộng đồng… Với tư cách là chủ thể trữ tình,  cái tiếng nói qua đó (qua ca dao) biểu hiện cảm hứng trữ tình của  đời sống dân tộc” (11, tr.194).  12    Đặc điểm dân tộc được thể hiện rất rõ trong ca dao của bất kỳ  dân tộc nào. Rabisep ‐ nhà nghiên cứu văn học dân gian Nga ‐ nhận  thấy trong các bài hát trữ tình dân gian “sự tạo thành tâm hồn dân tộc  chúng ta”, nó chứa đựng “Nỗi đau tâm hồn”(1). A.X. Puskin nhận thấy  trong  đó  “Sự  chia  ly  xa  vời”,  “Nỗi  buồn  đau  tự  trái  tim”(2).  Theo  cách  diễn đạt chính xác và hình tượng của A. N. Gersen, ‘’Trong các bài hát  dân gian người ta nhận thấy sự diễn đạt sáng rõ nhất tất cả những khởi đầu  thơ ca, cuộc du ngoạn trong tâm hồn nhân dân”(3).  Các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ Việt Nam đã từng đánh giá rất  cao giá trị nhiều mặt của thơ ca dân gian   “Thơ cổ điển có những ưu điểm lớn lao khác nhưng chưa dễ trong thơ  cổ điển đã có được cái chất tâm hồn người mới cày xới lên, còn tươi rói, bốc  hơi chảy máu”(5).  “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, như có nước, như có  cát, có biển, như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi  khoé mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh tuý chắt ra từ ruột của  non sông”(6).  Điều  trước  tiên,  khi  xác  định  đặc  điểm  nội  dung  và  nghệ  thuật của thơ ca trữ tình dân gian cần chú ý rằng ta đang tiếp xúc  với dạng thơ trữ tình mà về mặt nguyên tắc cảm nhận nghệ thuật  khác về cơ bản với thơ ca tự sự. Nếu như trong các thể loại tư sự,  các  hiện  tượng  và  sự  kiện  chiếm  vị  trí  chủ  đạo  (ví  dụ  truyền  thuyết  lịch  sử,  truyện  cổ  tích)  thì  trong  thơ  ca  trữ  tình,  sự  biểu  hiện mối quan hệ này hay khác đối với các hiện tượng và sự kiện                                                    (1) Rabisep A.N, Tuyển tập, M. 1952, dẫn theo La-du-chin X.G (1981), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Đại học Mát-xcơ-va. (2) Puskin A.X, Toàn tập, M.1956, dẫn theo La-du-chin X.G (1981), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Đại học Mát-xcơ-va. (3) Ghersen A.I, Tuyển tập, M. 1956, dẫn theo La-du-chin X.G (1981), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Đại học Mát-xcơ-va. (5) Xuân Diệu, Các nhà thơ học gì ở ca dao? Tạp chí Văn học H.1967, số 1. (6) Xuân Diệu, “Sống với ca dao, dân ca miền Nam Trung Bộ”. Lời bạt trong Trần Việt Ngữ, Trương Đình Quang sưu tầm, chú thích “Dân ca miền Nam Trung Bộ” tập II, Nxb Văn học, tr. 245-294.   13  cuộc sống, sự biểu đạt những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc mà  chúng  tạo  ra  đóng  vai  trò  đặc  biệt  quan  trọng.  Đôbrôliubốp  đã  nhận xét “Thể loại tự sự có ưu thế rất lớn trong việc kể về những điều  xảy  ra  trong  cuộc  sống.  Một  phương  thức  khác  có  khả  năng  đặc  biệt  trong việc biểu đạt những sự kiện và truyền đạt tình cảm, cảm xúc mà  những sự kiện này tác động vào tâm hồn con người. Phương thức này  gọi là thơ ca trữ tình”.  Những điều nói về thơ ca trữ tình truyền thống được mở rộng  sang  thơ  ca  trữ  tình  dân  gian.  Cũng  cần  nhấn  mạnh  rằng  tất  cả  những  tư  tưởng,  tình  cảm  được  biểu  đạt  trong  bài  hát  trữ  tình  dân  gian không trừu tượng mà bằng phương thức nghệ thuật cụ thể. Mỗi  người  nghe,  từng  nơi,  từng  lúc,  từng  hoàn  cảnh  đều  soi  được,  tìm  thấy ở ca dao một mảnh hồn mình trong đó.  3. Thi phŸp thể loại ‐ Ngôn ngữ ca dao: là ngôn ngữ nghệ thuật thơ ca giản dị, đẹp  đẽ, trong sáng, được gọt giũa, trau chuốt, chắt lọc qua nhiều thế hệ,  là  sự  kết  hợp  hài  hoà  giữa  tính  chất  dân  tộc  và  tính  chất  địa  phương, giữa lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân và ngôn ngữ  thơ ca bác học.  ‐  Các  biện  pháp  nghệ  thuật:  Để  thực  hiện  chức  năng  giãi  bày  các  trạng  thái  tình  cảm  của  con  người,  ca  dao  sử  dụng  nhiều  biện  pháp nghệ thuật tu từ như so sánh, ẩn dụ, biểu tượng, nhân hoá…   ‐  Kết  cấu  ca  đao  ngắn  gọn,  thể  hiện  rõ  dấu  ấn  của  lối  đối  đáp,  trò  chuyện  giữa  nhân  vật  trữ  tình  và  đối  tượng  trữ  tình,  chứa  đựng  những  công  thức  truyền thống  dân  gian  đặc  thù  như  sự  lặp  lại  những  câu  mở  đầu  “Ước  gì”,  “Thân  em”…,  những  nét  chung  trong  lối  miêu tả,  kể  chuyện.  Ca  dao  có  một  số biện  pháp  kết cấu tiêu biểu như kết cấu tương đồng, kết cấu trùng điệp, kết  cấu nói vòng…  ‐ Thể thơ là chất liệu nghệ thuật quan trọng của ca dao. Thể thơ  được sử dụng nhiều nhất trong ca dao người Việt là thể thơ lục bát,  14    ngoài ra còn các thể song thất lục bát, thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ,  thơ hỗn hợp tự do…  (Tất  cả  những  điều  này,  chúng  tôi  sẽ  có  dịp  phân  tích  kĩ  hơn  trong các chương tiếp sau)  4. Đặc ₫iểm diễn xướng Xét về hình thức diễn xướng, ca dao có hai hình thức cơ bản là  hát cuộc và hát lẻ:  4.1. HŸt cuộc (cŸc ₫ịa phương c‚ thể c‚ cŸc cŸch gọi khŸc nhau: hŸt lề lối, hŸt thủ tục, hŸt quy cŸch) Đây  là  hình  thức  hát  tập  thể  trong  lao  động  hoặc  trong  các  lễ  hội được diễn ra quy mô, có tổ chức với hình thức đối ca nam nữ (có  thể một tốp nam một tốp nữ hoặc hai phường, hai họ) thường được  tuân thủ theo ba chặng:  ‐  Hát  chào,  mời  trầu,  mời  nước,  đố  hỏi  thử  tài.  Đây  là  chặng  hát  mang tính chất của lời chào hỏi làm quen trong buổi gặp gỡ ban đầu  của  đôi  bên  nam  nữ,  cho  nên  dường  như  nó  mang  tính  chất  trang  trọng, xã giao. Họ làm quen, mời trầu, mời nước, thử tài, ra điều kiện:   ‐ Hỏi chàng quê quán nơi nao  Sao mà chàng biết vườn đào có huê.   ‐ Anh là khách lạ đàng xa  Biết đây có khách đào hoa đến tìm  ‐ Em đố anh sông nào sâu nhất  Núi nào cao nhất nước ta  Anh mà đoán được cho ra  Thì em kết nghĩa giao hoà cùng anh.  ‐ Sâu nhất là sông Bạch Đằng  Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan  Cao nhất là núi Lam Sơn  Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra    15  Câu đố anh đã giải ra  Mời người thục nữ giao hoà cùng anh.  * Hát xe kết (còn gọi là hát kết, hát thương)   Giống như một cuộc tình bước đi ban đầu khó khăn nhất là sự  làm  quen  đã  qua,  bây  giờ  là  lúc  bước  vào  thời  kì  đằm  thắm,  chan  chứa yêu thương. Chặng hát xe kết này bao gồm tầng tầng lớp lớp,  đầy ắp các cung bậc tình cảm của đôi lứa yêu đương: nhớ mong, thề  nguyền, ước hẹn, trách móc, giận hờn:  ‐ Đôi ta như thể con tằm  Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong  ‐ Đôi ta như thể con ong  Con quấn con quýt con trong con ngoài …  ‐ Tình anh như nước dâng cao  Tình em như dải lụa đào tẩm hương.  * Hát xa cách (hát giã bạn, hát tiễn)  Cuộc vui nào rồi cũng phải đến hồi kết thúc. Những câu ca giã  bạn  dường  như  ướt  đầm  nước  mắt  bịn  rịn,  nhớ  thương,  dặn  dò,  quyến luyến:  ‐  Người về em chẳng cho về  Em nắm vạt áo em đề câu thơ  Câu thơ ba chữ rành rành  Chữ trung chữ hiếu chữ tình là ba  Chữ trung thì để phần cha  Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình.  ‐ Người về em những khóc thầm  Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.  ‐ Người về em có dặn rằng  Đâu hơn người kết, đâu bằng đợi em.  16    Hình thức hát theo lề lối này rất phổ biến trên khắp mọi miền  đất  nước  từ  Bắc  chí  Nam:  hát  Ghẹo  Phú  Thọ,  hát  Quan  họ  Bắc  Ninh,  hát  Trống  quân  Thanh  Hoá,  hát  ví  phường  vải  Nghệ  Tĩnh;  hát  giã  gạo  Quảng  Nam,  hát  đối  đáp  Gò  Công  Nam  Bộ...  có  thể  diễn  ra  trong  lao  động  nghề  nghiệp  hoặc  trong  các  lễ  hội  mùa  xuân.  Trong  lời  bạt  cho  cuốn  sách  ʺDân  ca  miền  Nam Trung  Bộʺ,  nhà thơ Xuân Diệu có kể về thời thơ ấu của mình từng được chứng  kiến  hình  thức  sinh  hoạt  văn  nghệ  này  ở mảnh  đất  Quảng  Nam  quê  ông:  cứ  7  ‐  8  người  phụ  nữ giã  gạo thì có  khoảng 6  ‐  7  người  nam giới đến giã gạo giúp và hát đối đáp. Họ vừa giã gạo vừa hát  trong  đêm  trăng  theo  hình  thức hát  cuộc,  cũng  chào  hỏi,  đối  đáp  thử  tài,  cũng  hát  thương  và rồi  hát  chia  tay.  Họ  hát  say  sưa  thâu  đêm suốt sáng. Có nhiều khi gạo đã giã xong rồi mà lời hát đối còn  chưa  muốn dứt,  họ  lại  đổ  trấu  vào  để  giã  tiếp  và  hát  tiếp.  Trong  những cuộc hát này cũng có nhiều đôi nên vợ nên chồng, cũng lại  có người  thua  cuộc  mà  cay  cú  cắt  tóc  tuyên  bố  ʺgiải  nghệʺ  thề không đi hát nữa.   4.2. HŸt lẻ (hŸt v˝ vặt, hŸt v˝ lẻ) Đây là hình thức hát tự do không cần tuân thủ lề lối, quy cách  như hát cuộc. Người hát có thể theo ngẫu hứng khi đang lao động,  đang nghỉ ngơi, ví dụ một tốp cô gái thợ cấy đang làm việc dưới cánh  đồng chợt thấy một chàng trai đi qua, các cô gái tinh nghịch cất lên  tiếng hò trêu ghẹo:   ‐ Hôm qua em mất quần thâm  Hôm nay lại thấy anh cầm ô đen.  ‐ Hoa kia tươi tốt rườm rà  Tuy rằng tươi tốt nhưng mà ong châm.  ‐ Anh ở trong ấy anh ra  Cớ sao anh biết vườn hoa chị tàn  Hoa tàn nhưng nhụy chưa tàn  Muốn xem chị vén bức màn cho xem.    17  Hình thức hát lẻ, hát tự do này cũng rất phát triển trong dân ca  của  một  số  dân  tộc  như  Cơtu,  Vân  Kiều  hoặc  nhiều  dân  tộc  khác  ở  Tây  Nguyên.  Ngày  mùa,  các  chàng  trai  cô  gái  Vân  Kiều  cũng  như  một  số  dân  tộc  Tây  Nguyên  thường  ra  ở  chòi  rẫy  để  canh  giữ  thú  rừng không cho chúng phá lúa nương. Đó là những dịp thuận lợi để  họ trao gửi tâm tình qua lời ca tiếng hát.        18      Chương II NGÔN NGỮ CA DAO § ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÔN NGỮ CA DAO Có  thể  nói,  ngôn  ngữ  trong  ca  dao  đã  kết  tụ  những  đặc  điểm  nghệ thuật tinh tuý đẹp đẽ nhất của ngôn ngữ dân tộc.  Ngôn ngữ trong ca dao giản dị, cô đọng, trong sáng, chính xác  vì đã được gọt rũa, trau chuốt, chắt lọc qua sự đồng sáng tạo của hàng  bao thế hệ. Những câu ca dao đến được với chúng ta ngày nay phải  đẹp cả nội dung và hình thức giúp cho việc biểu lộ thế giới tâm hồn  đa dạng, phong phú và vô cùng sâu sắc của con người. Có thể khái  quát một số đặc điểm chung của ngôn ngữ ca dao:  +  Sự  kết  hợp  giữa  ngôn  ngữ  nghệ  thuật  (ngôn  ngữ  giàu  chất  thơ) với ngôn ngữ của đời sống, với lời ăn tiếng nói hàng ngày của  quần chúng nhân dân;  +  Sự  kết  hợp  giữa  ngôn  ngữ  ca  dao  và  ngôn  ngữ  thơ  ca  văn  học viết;  +  Sự  kết  hợp  tính  dân  tộc  và  tính  địa  phương.  Văn  học  dân  gian  đóng  vai  trò  cơ  sở,  nền  tảng  cho  văn  học  viết  trong  quá  khứ  trên  nhiều phương diện, trong đó có ngôn ngữ. Các nhà thơ lớn của dân  tộc như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Bính, Tố Hữu... đã  tiếp thu nguồn mạch trong trẻo của ngôn ngữ ca dao để sáng tác nên  những tác phẩm có giá trị lớn lao. Ngược lại, ca dao mang đặc điểm  phong cách thơ ca trung đại rõ nét, thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng  qua  lại  giữa  văn  học  dân  gian  và  văn  học  viết.  Những  tác  giả  bình  dân cũng tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của thơ ca văn học viết từ cách    19  sử  dụng  từ  ngữ  đến  việc  đưa  vào  thơ  ca  của  mình  những  điển  cố,  điển tích giàu tính chất ước lệ “Vầng quế”, “Người ngọc”, “Vườn hồng”,  “Chim xanh”, “Trăng già”, “Nguyệt lão” khiến cho ngôn ngữ ca dao trở  nên sang trọng đẹp đẽ, giàu chất trí tuệ và biểu cảm.  Theo  Mai  Ngọc  Chừ:  “Ngôn  ngữ  ca  dao  có  những  đặc  điểm  “thơ” nhất của ngôn ngữ thơ Việt Nam, nó mang không chỉ chức năng  thông báo thuần tuý mà còn là thông báo ‐ thẩm mỹ”(1. tr.24‐28). Xuân  Diệu đã phải thốt lên khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôn từ dân gian  ‘Cái chàng thi sỹ dân gian nào đây đã xui gì mà xui hay xui đẹp vậy  “Lên non đón gió lấy trầm/ Xui ong lấy mật, giục tằm nhả tơ”. Ngôn ngữ  ca dao được gọt dũa, trau chuốt, được tinh luyện trên cơ sở khai thác  và  sử  dụng  ngôn  ngữ  dân  tộc  với  những  đặc  điểm  và  quy  luật  của  nó, ngược lại, ca dao là minh chứng rõ nét, đáng tự hào nhất về sự  phát triển rực rỡ của ngôn ngữ dân tộc:  Đèn tà thấp thoáng bóng trăng  Ai đem người ngọc thung thăng chốn này.  Bên cạnh vẻ đẹp trang trọng, giàu chất thơ thì sức hấp dẫn của  ngôn  ngữ  ca  dao  còn  ở  tính  chất  giản  dị,  đậm  màu  sắc  khẩu  ngữ  trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Các nhà nghiên cứu  thật có lý khi cho rằng sức quyến rũ của thơ ca dân gian chính là ở sự  giản dị, chân thực. Ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp hài hoà giữa ngôn  ngữ đời thường với ngôn ngữ thơ. Nó vừa giản dị như lời ăn tiếng  nói hàng ngày của nhân dân lao động vừa mang tính nghệ thuật cao,  giàu sức biểu cảm.  ‐ Lá này là lá xoan đào  Tương tư gọi nó thế nào hở em  Lá khoai anh ngỡ lá sen  Bóng trăng anh ngỡ bóng đèn em khêu.  ‐ Gió sao gió mát sau lưng  Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này.  20   
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan