Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những quan điểm đầu tiên của đảng về chỉ đạo xây dựng llvt thể hiện trong “nghị ...

Tài liệu Những quan điểm đầu tiên của đảng về chỉ đạo xây dựng llvt thể hiện trong “nghị quyết về đội tự vệ

.PDF
45
179
110

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CAO THỊ HẰNG NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG VỀ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG THỂ HIỆN TRONG “NGHỊ QUYẾT ĐỘI TỰ VỆ” (3 - 1935) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh HÀ NỘI – 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CAO THỊ HẰNG NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG VỀ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG THỂ HIỆN TRONG “NGHỊ QUYẾT ĐỘI TỰ VỆ” (3 - 1935) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ĐẠI TÁ ĐÀO VĂN CHUNG HÀ NỘI – 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy Đào Văn Chung đại tá - Phó giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đồng thời, tôi nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong trung tâm và sự động viên, khích lệ của gia đình và những người thân trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó. Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Cao Thị Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung khoá luận được hoàn thành là kết quả nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Khoá luận này không trùng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Cao Thị Hằng KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT 1 KÝ HIỆU VIẾT TẮT LLVT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ Lực lượng vũ trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 4 7. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 4 Chƣơng 1. NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỘI TỰ VỆ THỂ HIỆN SỰ QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ......................... 5 1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề bạo lực cách mạng, về chiến tranh và cách mạng, về vấn đề chính quyền nhà nước và quân đội .................. 5 1.1.1. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề bạo lực cách mạng .............. 5 1.1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và cách mạng .......... 5 1.1.3. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề chính quyền Nhà nước và Quân đội ............................................................................................................ 9 1.2. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đã từng kiểm nghiệm nhiều phong trào đấu tranh cách mạng 12 1.2.1 Theo những khuynh hướng tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản, tư tưởng bạo động cách mạng ............................................................................. 12 1.2.2 Con đường mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chọn, con đường đúng đắn, chân chính nhất, cách mạng và khoa học nhất, con đường đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào hàng ngũ những dân tộc tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ......................................................... 12 1.3. Nghị quyết đưa ra những quan điểm đầu tiên về xây dựng lực lượng vũ trang, nêu rõ mục đích của việc tổ chức công nông cách mạng ..................... 13 1.4. Về bản chất của đội tự vệ, nghị quyết cũng khẳng định: “Luôn luôn phải giữ tính chất cách mạng của đội tự vệ” ........................................................... 19 1.5. Tư tưởng quan trọng trong nghị quyết về đội tự vệ là vấn đề vũ trang trong quần chúng nhân dân ............................................................................. 20 1.6. Nghị quyết về đội tự vệ thể hiện tư tưởng đấu tranh phê phán, tính chiến đấu cao của đảng, biểu hiện rõ lập trường của giai cấp vô sản thẳng thắn phê phán những quan điểm nhận thức sai trái ....................................................... 22 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 25 Chƣơng 2. QUÁN TRIỆT VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG TƢ TƢỞNG QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG THỂ HIỆN TRONG NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỘI TỰ VỀ (3/1935) ĐỨNG TRƢỚC TÌNH HÌNH THỰC TIỄN ĐÒI HỎI CỦA ĐẤT NƢỚC, NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 74 NĂM XÂY DỰNG, TRƢỞNG THÀNH VÀ CHIẾN THẮNG VẺ VANG CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM......................................................... 26 2.1. Tình hình thế giới ..................................................................................... 26 2.2. Tình hình trong nước................................................................................ 26 2.3. Trong giai đoạn hiện nay quân đội cần tiếp tục coi trọng và thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau ........................................................................... 27 2.3.1. Nhận thức đúng đắn những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, có giá trị truyền thống của dân tộc và đòi hỏi thực tiễn của tình hình cách mạng để xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu đất nước trong giai đoạn hiện nay. ................................................................................................. 27 2.3.2. Củng cố và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương của Đảng, mà trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương đối với quân đội. Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng xây dựng quân đội về chính trị ....................................................................................... 28 2.3.3. Thường xuyên coi trọng nâng cao vai trò đội ngũ cán bộ chính trị, cơ quan chính trị và chất lượng công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, tập trung mọi cố gắng nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận về xây dựng quân đội trong thời kỳ mới nhất là vấn đề xây dựng quân đội về chính trị; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm, tư tưởng thù địch sai trái; Đặc biệt là luận điểm đòi: “Phi chính trị hóa” quân đội ................. 29 2.3.4. Nâng cao vai trò, trình độ mọi mặt đội ngũ cán bộ, kết hợp chặt chẽ với không ngừng mở rộng dân chủ nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa lãnh đạo chỉ huy và phong trào quần chúng trong đơn vị ...................................... 31 Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 35 KẾT LUẬN .................................................................................................... 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 37 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu tập 5 Văn kiện Đảng toàn tập, toàn bộ tập 5 phản ánh hoạt động của Đảng trong năm 1935. Đây là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương), đã trải qua những năm tháng vừa đấu tranh chống sự khủng bố khốc liệt của chính quyền thực dân vừa khôi phục hệ thống tổ chức Đảng mà Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng (3 - 1935) là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu thành quả 5 năm quá trình hoạt động tích cực trong điều kiện ác liệt, cam go, đầy chông gai, thử thách; cũng là quá trình khẳng định bản lĩnh trí tuệ, sự trưởng thành lớn mạnh của một Đảng Cộng sản chân chính lãnh đạo cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Ra đời và trưởng thành trong bão táp cách mạng, từ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2 - 1930) được tổ chức tại Hương Cảng - Trung Quốc, đến Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3 - 1935), địa điểm tổ chức Đại hội vẫn phải tổ chức ở nước ngoài: tại Ma Cao - Trung Quốc. Với hàng loạt văn bản, nghị quyết được thông qua tại Đại hội như: Nghị quyết Chính trị của đại biểu Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương; cùng các Nghị quyết chuyên đề: Nghị quyết của toàn Đảng đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương về công nhân vận động; Nghị quyết về nông dân vận động, Nghị quyết về vận động binh lính, Nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số, Nghị quyết về thanh niên vận động, Nghị quyết về công tác phản đế liên minh, Nghị quyết về Đội Tự vệ, Nghị quyết Cứu tế đỏ Đông Dương vận động, Nghị quyết của Đảng Đại hội về các công việc vặt. Các Nghị quyết của Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương về hệ thống tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản 1 Đông Dương, Điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương; Điều lệ của Tổng Công hội đỏ Đông Dương, Điều lệ của Nông hội làng, Điều lệ của Thanh niên Cộng sản đoàn Đông Dương, Điều lệ của Đông Dương Phản đế liên minh, Điều lệ Cứu tế đỏ Đông Dương. Tiếp đó, là hàng loạt văn bản: Tuyên ngôn của đại biểu Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương, Thư gửi cho Quốc tế cộng sản và các Đảng Cộng sản anh em (Đảng Cộng sản Bônsêvích Liên bang Xô viết, Đảng Cộng sản Tàu (Trung Quốc), Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Xiêm, Đảng Cộng sản Ấn Độ)… đã phản ánh quy mô, tầm cỡ lịch sử trọng đại của Đại hội, khẳng định bản lĩnh trí tuệ và sự trưởng thành lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) trong việc vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát thực tiễn phát triển cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối, chủ trương hết sức đúng đắn. Thể hiện quá trình chuẩn bị công phu chu đáo và hiệu quả, năng lực, chất lượng làm việc của Đại đội (chỉ diễn ra trong thời gian ngắn từ 27 đến 31 - 3 - 1935), trong điều kiện kẻ thù khủng bố dã man, kiểm soát chặt chẽ, điều kiện tổ chức Đại hội ở nước ngoài. Có thể nói, trong hệ thống các văn kiện, nghị quyết được thông qua tại Đại hội, Nghị quyết về Đội Tự vệ giữ vị trí vai trò hết sức quan trọng - đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng đề cập tới công tác quân sự, nghị quyết. Những tư tưởng, nội dung của Nghị quyết về Đội Tự vệ là cơ sở ban đầu, đặt nền móng vững chắc cho quá trình lãnh đạo hoạt động quân sự, xây dựng LLVT nhân dân của Đảng, đặc biệt là lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghị quyết chuyên đề về Đội Tự vệ với dung lượng chỉ 7 trang sách, kết cấu thành 5 mục lớn. Từ cơ sở như vậy chúng tôi chọn đề tài “Những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo xây dựng LLVT thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ ” (3-1935)” làm đề tài khóa luận nghiên cứu. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản cả lý luận và thực tiễn “Những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo xây dựng LLVT thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ” (3 - 1935)”, vận dụng và phát triển những tư tưởng quân sự của Đảng thể hiện trong Nghị quyết về Đội Tự vệ (3 - 1935) trong tình hình hiện nay về xây dựng LLVT nhân dân. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ Nghị quyết về Đội Tự vệ thể hiện sự quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phân tích tình hình thực tiễn đòi hỏi của đất nước, những tác động của tình hình khu vực và thế giới. Phân tích những nội dung nhằm nâng cao chất lượng, xây dựng và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. Rút ra bài học kinh nghiệm quý báu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ” (3 - 1935). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Những nội dung cơ bản về những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo xây dựng LLVT thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ” (3 - 1935). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lịch sử Nghiên cứu tài liệu lịch sử, sách giáo trình và các tài liệu tham khảo để phân tích, tổng hợp các tư liệu lịch sử có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiễn Nghiên cứu, tìm hiểu những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo xây dựng LLVT thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ” (3 - 1935). 3 5.3. Các phƣơng pháp chuyên ngành khác Điều tra, phân tích tình hình thực tiễn của đất nước, những tác động của tình hình khu vực và thế giới, phân tích những nội dung nhằm nâng cao chất lượng và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Sau khi nghiên cứu đề tài “Những quan điểm đầu tiên của Đảng về chỉ đạo xây dựng LLVT thể hiện trong “Nghị quyết về Đội Tự vệ” (3 1935)” ta thấy được ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành những tư tưởng quân sự, quan điểm về xây dựng LLVT. Đây là những quan điểm tư tưởng đầu tiên rất cơ bản của Đảng về vũ trang quần chúng và xây dựng LLVT cách mạng, quan điểm thực tiễn trong việc xây dựng LLVT. Vận dụng thực tiễn trong xây dựng LLVT hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng, an ninh với công tác đối ngoại, làm nòng cốt trong nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, từ đó bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước trong những năm tiếp theo. 7. Kết cấu của khóa luận Khóa luận gồm phần mở đầu, 2 chương và danh mục tài liệu tham khảo: Chƣơng 1: Nghị quyết về đội tự vệ thể hiện sự quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Chƣơng 2: Quán triệt vận dụng và phát triển những tƣ tƣởng quân sự của Đảng thể hiện trong nghị quyết về đội tự vệ (3 - 1935) đứng trƣớc tình hình thực tiễn đòi hỏi của đất nƣớc, những tác động của tình hình khu vực và thế giới. Phát huy truyền thống 74 năm xây dựng, trƣởng thành và chiến thắng vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam 4 Chƣơng 1 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỘI TỰ VỆ THỂ HIỆN SỰ QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề bạo lực cách mạng, về chiến tranh và cách mạng, về vấn đề chính quyền nhà nƣớc và quân đội 1.1.1. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề bạo lực cách mạng Nghị quyết về Đội Tự vệ thể hiện sự quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: về vấn đề bạo lực cách mạng, về chiến tranh và cách mạng, về vấn đề chính quyền Nhà nước và Quân đội... Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng trên thế giới, bạo lực “là bà đỡ” cho mọi cuộc cách mạng. Tuy nhiên, về mặt lý luận con đường đấu tranh hoà bình có thể xảy ra nhưng cực kỳ quý hiếm và chưa từng có trong tiền lệ. Xây dựng LLVT cách mạng, xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng là tất yếu khách quan. Trong điều kiện lịch sử mới lãnh đạo cách mạng Nga (1917), Lênin đã nêu lên sự cần thiết phải xây dựng tổ chức quân sự kiểu mới của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đứng trước nguy cơ bao vây, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đối với Nhà nước cộng hoà non trẻ, thì tất yếu phải tổ chức ra quân đội cách mạng làm trụ cột cho Chính phủ cách mạng và quần chúng nhân dân để chống lại lực lượng quân sự đế quốc, với bộ máy chiến tranh xâm lược hùng hậu. Thực tiễn thắng lợi cách mạng Tháng mười Nga (1917) đã chứng minh sức mạnh của quần chúng công, nông trong đó LLVT giữ vai trò nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônxêvích đã bảo vệ thành quả cách mạng Tháng Mười. 1.1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh và cách mạng Chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội Chiến tranh là một trong những vấn đề phức tạp, trước Mác đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập đến vấn đề này, song đáng chú ý nhất là tư tưởng của 5 C.Ph. Claudơvít (1780 - 1831), Ông quan niệm: Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình. Chiến tranh là sự huy động sức mạnh không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến. Ở đây, C.Ph. Claudơvít đã chỉ ra được đặc trưng cơ bản của chiến tranh đó là sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, C.Ph. Claudơvít chưa nhận giải được bản chất của hành vi bạo lực ấy. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã kế thừa tư tưởng đó và đi đến khẳng định: Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định. Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chiến tranh là kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng nó không phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung, mà là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác với các hiện tượng chính trị - xã hội khác, chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang. Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh Với thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, cùng với sự kết hợp sáng tạo phương pháp lôgíc và lịch sử, C. Mác và Ph. Ăngghen lần đầu tiên trong lịch sử đã luận giải một cách đúng đắn và nguồn gốc nảy sinh chiến tranh. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế), suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh. Đồng thời, sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực tiếp (nguồn gốc xã hội) dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh. Thực tiễn hình thành và phát triển xã hội loài người đã chứng minh cho nhận định trên. Trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ph. Ăngghen chỉ rõ: Trải qua hàng vạn năm trong chế độ cộng sản nguyên thủy, khi chưa có chế độ tư hữu, chưa có giai cấp đối kháng 6 thì chiến tranh với tính cách là một hiện tượng chính trị xã hội cũng chưa xuất hiện. Mặc dù ở thời kì này đã xuất hiện những cuộc xung đột vũ trang. Nhưng đó không phải là một cuộc chiến tranh với tính cách là một dạng “Lao động thời cổ”. Bởi vì, xét về mặt xã hội, xã hội cộng sản nguyên thủy là một xã hội không có giai cấp, bình đẳng, không có tình trạng phân chia thành kẻ giàu, người nghèo, kẻ đi áp bức bóc lột và người bị áp bức bóc lột. Về kinh tế, không có của “dư thừa tương đối” để người này có thể chiếm đoạt lao động của người khác, mục tiêu các cuộc xung đột đó chỉ để tranh giành các điều kiện tự nhiên thuận lợi để tồn tại như: nguồn nước, bãi cỏ, vùng săn bắn hay hành động,… Về mặt kĩ thuật quân sự, trong các cuộc xung đột này, tất cả các bên tham gia đều không có LLVT chuyên nghiệp, cũng như vũ khí chuyên dùng. Tất cả các thành viên của bộ lạc với mọi công cụ lao động thường ngày đều tham gia vào cuộc xung đột đó. Do đó, các cuộc xung đột vũ trang này hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên tự phát. Theo đó, Ph. Ăngghen chỉ rõ, khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của giai cấp, tầng lớp áp bức bóc lột càng hoàn thiện hơn thì chiến tranh càng phát triển. Chiến tranh trở thành “Bạn đường” của mọi chế độ tư hữu. Phát triển những luận điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen về chiến tranh trong điều kiện lịch sử mới, V.I. Lênin chỉ rõ trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Như vậy, chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột, chiến tranh không phải là một định mệnh gắn liền với con người và xã hội. Muốn xóa bỏ chiến tranh phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó. Bản chất chiến tranh Bản chất chiến tranh là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội. Theo V.I. Lênin: 7 “Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác” (cụ thể là bằng bạo lực). Theo V.I. Lênin, khi phân tích bản chất chiến tranh, nhất thiết phải có quan điểm chính trị - giai cấp, xem chiến tranh chỉ là một hiện tượng lịch sử cụ thể. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin: “Chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế”, “Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc”, chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại, trong đó đường lối đối nội phụ thuộc vào đường lối đối nội. Như vậy, chiến tranh chỉ là một thời đoạn, một bộ phận chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị. Ngược lại, mọi chức năng, nhiệm vụ của chính trị đều được tiếp tục thực hiện trong chiến tranh. Giữa chiến tranh và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục chiến tranh, chính trị quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang. Chính trị không chỉ kiểm tra toàn bộ quá trình tác chiến, mà còn sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ, những mục tiêu mới cho giai cấp, xã hội trên cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh. Ngược lại, chiến tranh là một bộ phận, một phương tiện của chính trị, là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị. Chiến tranh tác động trở lại chính trị theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực; hoặc tích cực ở khâu này nhưng lại tiêu cực ở khâu khác. Chiến tranh có thể làm thay đổi đường lối, chính sách, nhiệm vụ cụ thể, thậm chí có thể làm thay đổi cả thành phần của lực lượng lãnh đạo chính trị trong các bên tham chiến. Chiến tranh tác động lên chính trị thông qua việc làm thay đổi về chất tình hình xã hội, nó làm phức tạp hóa các mối quan hệ và làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong xã hội có đối kháng giai cấp. Chiến tranh có thể đẩy nhanh sự chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đi tình thế cách mạng. Chiến tranh kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội. 8 Trong thời đại ngày nay mặc dù chiến tranh có những thay đổi về phương thức tác chiến, vũ khí trang bị “song bản chất chiến tranh vẫn không có gì thay đổi, chiến tranh vẫn là sự tiếp tục chính trị của các nhà nước và các giai cấp nhất định. Đường lối chính trị của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn luôn chứa đựng nguy cơ chiến tranh, đường lối đó đã quyết định đến mục tiêu chiến tranh, tổ chức biên chế, phương thức tác chiến, vũ khí trang bị” của quân đội do chúng tổ chức ra và nuôi dưỡng. 1.1.3. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề chính quyền Nhà nước và Quân đội Theo Ph. Ăngghen: “Quân đội là một tập đoàn người vũ trang, có tổ chức do nhà nước xây dựng để dùng vào cuộc chiến tranh tiến công hoặc chiến tranh phòng ngự”. Như vậy theo Ph. Ăngghen, quân đội là một tổ chức của một giai cấp và nhà nước nhất định, là công cụ bạo lực vũ trang chủ yếu nhất, là lực lượng nòng cốt để nhà nước, giai cấp tiến hành chiến tranh và đấu tranh vũ trang. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền (chủ nghĩa đế quốc), V.I. Lênin nhấn mạnh: chức năng cơ bản của quân đội đế quốc là phương tiện quân sự chủ yếu để đạt mục đích chính trị đối ngoại là tiến hành chiến tranh xâm lược và duy trì quyền thống trị của bọn bóc lột đối với nhân dân lao động trong nước. Nguồn gốc ra đời của quân đội Từ khi quân đội xuất hiện đến nay, đã có không ít nhà lí luận đề cập đến nguồn gốc, bản chất của quân đội trên các khía cạnh khác nhau. Nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới lí giải đúng đắn và khoa học về hiện tượng chính trị xã hội đặc thù này. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh một cách khoa học về nguồn gốc ra đời của quân đội từ sự phân tích cơ sở kinh tế - xã hội và khẳng định: 9 quân đội là một hiện tượng lịch sử, ra đời trong giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người, khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự đối kháng giai cấp trong xã hội. Chính chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp đã làm nảy sinh nhà nước thống trị bóc lột. Để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và đàn áp quần chúng nhân dân lao động, giai cấp thống trị đã tổ chức ra LLVT thường trực làm công cụ bạo lực của nhà nước. Như vậy, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự phân chia xã hội thành giai cấp đối kháng là nguồn gốc ra đời của quân đội. Chừng nào còn chế độ tư hữu, còn chế độ áp bức bóc lột thì quân đội vẫn còn tồn tại. Quân đội chỉ mất đi khi giai cấp, nhà nước và những điều kiện sinh ra nó tiêu vong. Bản chất giai cấp của quân đội Khi bàn về bản chất của quân đội, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định bản chất quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, nhà nước nhất định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và nhà nước tổ chức, nuôi dưỡng, sử dụng nó. Bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào bản chất giai cấp của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó. Quân đội do giai cấp, nhà nước tổ chức, nuôi dưỡng và xây dựng theo đường lối, quan điểm chính trị, quân sự của giai cấp mình. Đó là cơ sở để quân đội trung thành với nhà nước, giai cấp đã tổ chức ra nó. Bản chất của giai cấp quân đội Bản chất của giai cấp quân đội không phải tự phát hình thành mà phải trải qua quá trình xây dựng lâu dài và được củng cố liên tục. Bản chất giai cấp của quân đội là tương đối ổn định, nhưng không phải là bất biến. Sự vận động phát triển bản chất giai cấp của quân đội bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: giai cấp, nhà nước, các lực lượng, tổ chức chính trị xã hội, và việc giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ trong quân đội. Do sự tác động của các yêu tố trên mà bản chất giai cấp của quân đội có thể được tăng cường hoặc bị phai nhạt, 10 thậm chí bị biến chất và tuột khỏi tay nhà nước, giai cấp đã tổ chức ra, nuôi dưỡng quân đội đó. Sự thay đổi bản chất giai cấp của quân đội diễn ra dần dần thông qua việc tăng cường hoặc suy yếu dần các mối quan hệ trên. Sức mạnh chiến đấu của quân đội Theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố quân số, tổ chức, cơ cấu biên chế; yếu tố chính trị - tinh thần và kỉ luật; số lượng, chất lượng vũ khí trang bị kĩ thuật; trình độ huấn luyện và thể lực; trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự; bản lĩnh lãnh đạo, trình độ tổ chức chỉ huy và cán bộ các cấp. Giữa các yếu tố trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của từng yếu tố là không ngang bằng nhau, trong những điều kiện xác định, yếu tố chính trị tinh thần giữ vai trò quyết định đến sức mạnh chiến đấu của quân đội. V.I. Lênin khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”. Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của V.I. Lênin Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, các thế lực thù địch điên cuồng chống phá nước Nga Xô viết. Để bảo vệ thành quả cách mạng, V.I. Lênin yêu cầu phải giải tán quân đội cũ và thành lập quân đội kiểu mới (Hồng quân) của giai cấp vô sản. V.I. Lênin đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới: Đảng cộng sản lãnh đạo Hồng quân tăng cường bản chất của giai cấp công nhân; đoàn kết thống nhất quân đội với nhân dân; trung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản; xây dựng chính quy; không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức; phát triển hài hòa các quân chủng, binh chủng; sẵn sàng chiến đấu. Trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định đến sức mạnh, sự tồn tại, phát triển, chiến đấu, chiến thắng của Hồng quân. 11 1.2. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã đã từng kiểm nghiệm nhiều phong trào đấu tranh cách mạng 1.2.1 Theo những khuynh hướng tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản, tư tưởng bạo động cách mạng Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã từng kiểm nghiệm nhiều phong trào đấu tranh cách mạng theo những khuynh hướng tư tưởng phong kiến, tư tưởng tiểu tư sản, tư tưởng bạo động cách mạng... nhưng đều thất bại, đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Sứ mệnh lịch sử đặt lên giai cấp công nhân, với đội tiên phong là Đảng Cộng sản, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản phải tuân theo quy luật cách mạng bạo lực. Bởi muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc, thực dân và phong kiến phải dùng sức mạnh quần chúng nhân dân có tổ chức để đánh đổ bộ máy khổng lồ của đội quân xâm lược nhà nghề của đế quốc, thực dân và phong kiến tay sai phản động, phải xây dựng LLVT mạnh, phải tổ chức ra quân đội cách mạng, LLVT và quân đội cách mạng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chân chính. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản” - Con đường mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chọn, con đường đúng đắn, chân chính nhất, cách mạng và khoa học nhất, con đường đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào hàng ngũ những dân tộc tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. 1.2.2 Con đường mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chọn, con đường đúng đắn, chân chính nhất, cách mạng và khoa học nhất, con đường đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào hàng ngũ những dân tộc tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Thấu triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa phát triển tinh hoa truyền thống giữ nước của ông cha và kinh nghiệm cách mạng thế giới, bám sát thực 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất