Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường ...

Tài liệu Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề

.DOC
122
255
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Lấ THỊ PHƯƠNG DUNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG NGHỀ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Minh Cương HÀ NỘI, 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tụi. Cỏc số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ Lê Thị Phương Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG NGHỀ 5 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ 5 1.1.Vị trí, vai trò của dạy nghề trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.............5 1.2. Mối quan hệ của dạy nghề với việc làm, thu thập và giải quyết các vấn đề xã hội trong nước và hội nhập quốc tế.................................7 1.3. Những khái niệm cốt lõi, mục tiêu, yêu cầu, đặc điểm cơ bản của chiến lược dạy nghề và hệ thống các cơ sở dạy nghề.............................8 1.3.1. Một số khái niệm cốt lõi: 8 1.3.1.1. Nguồn nhân lực..........................................................................................8 1.3.1.2. Lao động qua đào tạo nghề......................................................9 1.3.1.3. Nghề đào tạo..........................................................................10 1.3.1.4. Nghề trọng điểm....................................................................10 1.3.1.5. Dạy nghề (đào tạo nghề)........................................................11 1.3.1.6. Cấp trình độ đào tạo nghề......................................................11 1.3.1.7. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề..................................................15 1.3.2. Chiến lược và xây dựng chiến lược dạy nghề 16 1.4. Các nhân tố tác động đến xây dựng chiến lược dạy nghề..................22 1.4.1. Tốc độ, trình độ phát triển nền kinh tế 22 1.4.2. Dân số và nguồn lao động 23 1.4.3. Phân bố dân cư và tốc độ đô thị hóa 23 1.4.4. Chính sách của Nhà nước đối với phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo nghề 24 1.4.5. Các yếu tố tâm lý, truyền thống văn hóa 25 1.4.6. Thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu của hội nhập quốc tế 26 1.5. Những yêu cầu đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và nguồn nhân kỹ thuật trực tiếp nói riêng đến 2020...................................................................................................26 1.5.1. Yêu cầu từ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững 27 1.5.2. Yêu cầu từ hiện đại hóa nền kinh tế 28 15.3. Yêu cầu do quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn và tăng nhanh 28 1.5.4. Yêu cầu từ việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế30 1.6. Xây dựng hệ thống các cơ sở dạy nghề..........................................34 2. HỆ THỐNG DẠY NGHỀ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM 37 2.1. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề của một số nước phát triển.............37 2.1.1. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề ở CHLB Đức 37 2.1.2. Đào tạo nghề đa cấp trình độ của Úc 41 2.1.3. Hệ thống đào tạo nghề ở Hàn Quốc 42 2.2. Hệ thống đào tạo nghề của một số nước ASEAN..........................43 2.2.1. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề ở Thái Lan 43 2.2.2. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề ở Indonesia 43 2.2.3. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề ở Philipine 44 2.3. Bài học kinh nghiệm về hệ thống dạy nghề của một số nước trên thế giới và trong khu vực........................................................................44 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ DẠY NGHỀ VÀ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 46 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 20012010 46 1.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dạy nghề..............................46 1.2. Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội................................................................47 1.3. Mở rộng quy mô dạy nghề theo các trình độ đào tạo và điều chỉnh cơ cấu nghề đào tạo......................................................................51 1.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề...................................52 1.5. Về công tác quản lý và chính sách đầu tư cho dạy nghề..............56 1.6. Đẩy mạnh xã hội hóa và thực hiện công bằng trong dạy nghề....57 1.7. Trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm....................................57 2. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 59 2.1. Hạn chế..............................................................................................59 2.2. Nguyên nhân.....................................................................................60 Chương 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ 64 1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ CỦA VIỆT NAM TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ 64 1.1. Bối cảnh quốc tế...............................................................................64 1.2. Bối cảnh trong nước.........................................................................66 1.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề. 66 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 67 1.3. Thời cơ và thách thức......................................................................68 1.3.1. Thời cơ đối với dạy nghề 68 1.3.2. Thách thức đối với dạy nghề 69 2. DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN NĂM 2020 70 3. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 202072 3.1. Định hướng phát triển dạy nghề.....................................................72 3.2. Mục tiêu phát triển dạy nghề..........................................................75 3.2.1. Mục tiêu chung 75 3.2.2. Mục tiêu cụ thể 75 3.3. Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các cơ sở dạy nghề đến năm 2020..........................................................77 3.3.1. Nhiệm vụ cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 77 3.3.2. Nội dung cơ bản của Hệ thống các cơ sở dạy nghề giai đoạn 2011-2020 79 3.3.2.1. Hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề theo cấp trình độ đào tạo.................................................................................................79 3.3.2.2. Hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề theo vùng kinh tế đến năm 2020......................................................................................79 3.4. Giải pháp thực hiện chiến lược dạy nghề và hệ thống các cơ sở dạy nghề...................................................................................................80 3.4.1.Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội về dạy nghề 82 3.4.2. Phát triển hê thống các cơ sở dạy nghề83 3.4.3. Phát triển đội ngũ giáo viên 84 3.4.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề 86 3.4.5. Phát triển chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy 86 3.4.6. Chuẩn hóa và hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị 87 3.4.7. Phát triển hệ thống quản lý chất lượng dạy nghề 88 3.4.7.1. Kiểm định chất lượng dạy nghề.............................................88 3.4.7.2. Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia...................89 3.4.7.3. Thanh tra, kiểm tra.................................................................89 3.4.8. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp 89 3.4.9. Đổi mới cơ chế tài chính, chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề 90 3.4.9.1. Đổi mới cơ chế tài chính về dạy nghề...................................90 3.4.9.2. Đổi mới, hoàn thiện chính sách về dạy nghề.........................93 3.4.10. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề 96 3.4.11. Tăng cường hợp tác quốc tế về dạy nghề 97 KẾT LUẬN 99 PHỤ LỤC 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐN : Cao đẳng nghề TCN : Trung cấp nghề CNH, HĐN : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa XHH : Xã hội hóa CNKT : Công nhân kỹ thuật CĐKT : Cao đẳng kỹ thuật TTDN : Trung tâm dạy nghề TTLĐ : Thị trường lao động ĐH : Đại học CĐ : Cao đẳng TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp CSDN : Cơ sở dạy nghề KCN, KCX : Khu công nghiệp, Khu chế xuất GDP : Tổng sản phẩm quốc nội PPP : Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity) CTMT : Chương trình mục tiêu DANH MỤC SƠ ĐỒ, HèNH, BẢNG BIỂU Sơ đồ: Sơ đồ 1.1: Mô hình nhân lực 12 Sơ đồ 1.2: Mục tiêu của chiến lược 18 Sơ đồ 1.3:. Quy trình xây dựng chiến lược dạy nghề 21 Hình: Hình 1: Tỷ lệ ngân sách chi cho dạy nghề qua các năm 23 Hình 2: Số cơ sở dạy nghề tăng qua các năm 49 Hình 3: Phân bố các cơ sở dạy nghề theo vùng tính đến 12/201050 Hình 4: Quy mô tuyển sinh học nghề qua các năm 51 Hình 5: Tỷ lệ giáo viên dạy nghề theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ 53 Hình 6: Dự báo cơ cấu lao động năm 2020 71 Hình 7: Dự báo cơ cấu đào tạo nghề đến năm 2020 72 Hình 8: Dự báo tỷ lệ lao động qua ĐTN qua các năm 76 Hình 9: Kế hoạch tuyển sinh dạy nghề đến năm 2020 76 Bảng biểu: Bảng 1: Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế đến năm 2020 27 Bảng 2: Dự báo dân số và số người trong độ tuổi lao động đến năm 2020 29 Bảng 3: Hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề theo vùng kinh tế: 80 MỞ ĐẦU Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, cùng với quá trình đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề đã được phục hồi, từng bước được đổi mới và phát triển: quy mô dạy nghề được mở rộng, chất lượng dạy nghề được nâng cao, đa dạng hóa các loại hình, hình thức đào tạo, bước đầu điều chỉnh cơ cấu cấp trình độ đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề được chú trọng, đa dạng hóa và tăng cường nguồn lực dành cho dạy nghề, chất lượng dạy nghề đã chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng được yêu cầu đội ngũ lao động qua đào tạo nghề phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và xuất khẩu lao động. Những kết quả đã đạt được ở trên còn hạn chế, vì vậy dạy nghề cũng còn một số yếu kém là: cơ cấu ngành nghề, cơ cấu cấp trình độ đào tạo còn chưa phù hợp với cơ cấu trình độ lao động trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: chương trình và phương pháp đào tạo còn chậm đổi mới, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu về số lượng và lạc hậu về công nghệ; xã hội hóa dạy nghề còn chậm, thiếu đồng bộ; cơ chế, chính sách về dạy nghề chậm được đổi mới; nguồn lực đầu tư còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, bền vững. Chính vì vậy, Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã đề ra chủ trương phát triển dạy nghề trong giai đoạn 2006 - 2010 như sau: “Phỏt triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, cỏc vựng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện. Tạo chuyển -1- biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và trên thế giới”. Kết luận số 242 - TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020: “Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ”. “Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, kể cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện”. “Chỳ trọng xây dựng một số trường dạy nghề đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tăng nhanh quy mô công nhân và cán bộ kĩ thuật lành nghề ở những khu vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới”. Nghị Quyết của Quốc hội số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015: Nhà nước đảm bảo vai trò đầu tư chủ yếu cho giáo dục và đào tạo; hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập đào tạo nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý; ưu tiên ngân sách cho giáo dục dạy nghề. Thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển dạy nghề. Luật Giáo dục năm 2005, quy định dạy nghề có ba trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề): Luật dạy nghề - năm 2006 đã xác định chính sách đầu tư của Nhà nước về phát triển dạy nghề: “Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hóa thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và trên thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở cỏc vựng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội húa…” -2- Thực hiện chủ trương trên của Đảng và Nhà nước, để từng bước khắc phục những hạn chế hiện nay của dạy nghề đòi hỏi phải nghiên cứu đề tài: “Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển dạy nghề và hệ thống các trường nghề”. Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó sẽ là cơ sở để xây dựng chiến lược dạy nghề và hệ thống các trường CĐN, TCN góp phần phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, góp phần quan trọng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm2020. I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu luận cứ khoa học và đề xuất được nội dung cơ bản dạy nghề, quy hoạch hệ thống mạng lưới trường nghề bảo đảm cân đối giữa nhu cầu lao động với khả năng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu lao động có kĩ thuật của nền kinh tế cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động theo ngành, vùng và xuất khẩu lao động đến năm 2020. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI - 1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách pháp luật về dạy nghề; chiến lược phát triển kinh tế xã hội; chiến lược giáo dục đào tạo và dạy nghề; - Hệ thống dạy nghề, quy hoạch mạng lưới trường nghề, trung tâm dạy nghề thuộc các thành phần kinh tế gồm: các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề; - Hệ thống dạy nghề của một số nước trong khu vực và trên thế giới; 2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát tại một số trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề thuộc các Bộ, ngành và địa phương trên phạm vi toàn quốc. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu và kết luận, chương trình gồm những nội dung sau: -3- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược và hệ thống các cơ sở dạy nghề: Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan hoặc tác động (vị trí vai trò, khái niệm cơ bản, các nhân tố tác động và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới) đến chiến lược dạy nghề và quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề. Chương 2: Thực trạng dạy nghề và hệ thống các trường dạy nghề trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2001 - 2010: Đánh giá thực trạng chính sách pháp luật về dạy nghề, đánh giá thực hiện chiến lược và thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề. Chương 3: Nội dung cơ bản của chiến lược và quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề: Bối cảnh Quốc tế và của Việt Nam, Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề, Quan điểm, Mục tiêu, Nhiệm vụ, Giải pháp phát triển và tổ chức thực hiện chiến lược và quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin và lấy số liệu về dạy nghề để hoàn thiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thành đề tài./. -4- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG NGHỀ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC DẠY NGHỀ VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ 1.1.Vị trí, vai trò của dạy nghề trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Ngày nay, hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều coi nhân tố con người, nguồn lực con người hay nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất đến sự phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia. Các nhà kinh tế đã khẳng định rằng đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, công tác an sinh xã hội là đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định đến khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước. Nhờ có ưu tiên đầu tư cho giáo dục để phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước trên thế giới chỉ trong thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước phát triển, điển hình là các nước Hàn Quốc, Singapore… Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phỏt triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Phát triển giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của giáo dục đào tạo nguồn nhân lực nói chung là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, đạo đức, tri thức, sức khỏe, tác phong công nghiệp, thể chất, thẩm mỹ, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân đáp ứng yêu cầu của sự -5- nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dạy nghề là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương ứng với cấp độ đào tạo, đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và có thể tiếp tục học bổ sung, nâng cấp trình độ lên cao nếu có nhu cầu và điều kiện. Hiện nay, lao động kỹ thuật của Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu lao động ở cả ngành nghề và trình độ đào tạo trong các ngành, vùng kinh tế, các khu vực. Trong khi lao động phổ thông dư thừa rất lớn nhưng lao động kỹ thuật lại thiếu trầm trọng, nhất là lao động kỹ thuật trình độ cao cho một số ngành như: công nghiệp chế tác, tin học, viễn thông, công nghiệp chế biến nụng, lõm thủy sản, lao động kỹ thuật cho xuất khẩu. Theo quyết định 579/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kì 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành: “Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam thời kì 2011-2020 là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.” Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, để tăng trưởng nền kinh tế bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và an toàn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động, nhiệm vụ của dạy nghề là phải xây dựng và phát triển đội nhũ lao động có chất lượng, cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn quốc lẫn từng ngành, vùng kinh tế, địa phương; đồng thời cần tăng khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam với lao động nước ngoài không những ở thị trường lao động thế giới mà còn ngay ở thị trường lao động trong nước. Với -6- tốc độ phát triển nhanh và không ngừng của khoa học công nghệ, việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, nhiều ngành nghề mới xuất hiện trong thực tế xã hội, vì vậy cần có các hình thức, nội dung dạy nghề phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để thường xuyên bổ xung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để có đủ năng lực thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. 1.2. Mối quan hệ của dạy nghề với việc làm, thu thập và giải quyết các vấn đề xã hội trong nước và hội nhập quốc tế Mục tiêu hàng đầu của công tác dạy nghề là đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của từng người học, người lao động cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo điều kiện cho người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm. Trong quá trình học nghề, người lao động được học để hình thành những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động nghề nhiệp cần thiết cho việc thực hiện thành công quá trình lao động thực tế. Với quan điểm: chuyển dần dạy nghề từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang dạy nghề theo dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội, lấy nhu cầu của các ngành kinh tế, của doanh nghiệp làm mục tiêu đào tạo, dạy nghề gắn với việc làm đã tạo điều kiện cho người học nghề có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Hệ thống dạy nghề hiện nay tương đối đa dạng, nội dung và hình thức đào tạo nghề tương đối linh hoạt đã tạo điều kiện cho người học có cơ hội được nâng cao năng lực nghề nghiệp, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, tăng thu nhập bền vững. Dạy nghề đã tham gia vào các công tác xã hội như: góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nụng, lõm, ngư nghiệp sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của -7- đất nước; thực hiện nhiệm vụ phân luồng học sinh phổ thông, làm giảm chi phí đào tạo, bớt gánh nặng cho xã hội; dạy nghề cho các phạm nhân, đối tượng ma túy, người chưa thành niên phạm tội để họ có khả năng kiếm sống bằng con đường làm ăn chân chính, góp phần phòng ngừa, hạn chế các tệ nạn xã hội, các vụ án vi phạm pháp luật, ổn định an ninh, trật tự xã hội; dạy nghề cho người đi xuất khẩu lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho gia đình người lao động và đất nước. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự nỗ lực cố gắng của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và sự thay đổi về nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, sự nghiệp dạy nghề đó cú sự chuyển biến tích cực, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với quan điểm phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, từng bước tiếp cận với trình độ tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới để tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề, hi vọng Việt Nam có thể xuất khẩu hoạt động đào tạo nghề ra thế giới. 1.3. Những khái niệm cốt lõi, mục tiêu, yêu cầu, đặc điểm cơ bản của chiến lược dạy nghề và hệ thống các cơ sở dạy nghề Trong quá trình xây dựng chiến lược dạy nghề, việc tính toán quy mô dạy nghề theo trình độ, ngành nghề đào tạo, quy hoạch mạng lưới dạy nghề được dựa trên các khái niệm: nguồn nhân lực, lao động qua đào tạo. Vì vậy để có cơ sở xây dựng chiến lược dạy nghề phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cần làm rõ một số thuật ngữ, khái niệm cốt lõi sau: 1.3.1. Một số khái niệm cốt lõi: 1.3.1.1. Nguồn nhân lực Trước đây, thuật ngữ sức lao động, nguồn lao động thường được sử dụng trongiới nghiên cứu và quản lý. Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, thuật ngữ nguồn nhân lực được dùng chính thức, phổ biến và đã được nhận thức cao hơn, hoàn thiện về vị trí, vai trò của con người trong quá trình phát triển. -8- Có thể hiểu nguồn nhân lực (nguồn lao động) là tổng thể những phẩm chất và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng, vùng lãnh thổ, quốc gia trong những thời kì nhất định. Theo Luật Lao động của Việt Nam (năm 1994) quy định: nguồn nhân lực (nguồn lao động) là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15-60 tuổi; nữ từ 15-55 tuổi) có khả năng lao dộng, bao gồm những người đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc (lực lượng lao động) và những người đang đi học, nội trợ, không có nhu cầu làm việc và tình trạng khác; trong đó bộ phận quan trọng nhất là lực lượng lao động. 1.3.1.2. Lao động qua đào tạo nghề Lao động qua đào tạo là một thuật ngữ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong những năm gần đây. Lao động qua đào tạo là lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, được cấp văn bằng, chứng chỉ về cấp bậc, loại nghề đào tạo với kết quả là được trang bị các kiến thức lý thuyết cơ bản và có kỹ năng thực hành về một nghề (hoặc công việc) nhất định phù hợp với yêu cầu của cấp bậc đào tạo và nghề nghiệp (công việc). Lao động qua đào tạo là kết quả của hoạt động giáo dục - đào tạo nhằm trang bị cho người được đào tạo những kiến thức cơ bản về kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau cùng với đạo đức, lương tâm và ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần hợp tác và tác phong làm việc để thực hiện những công việc theo yêu cầu kỹ thuật nhất định. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, lao động qua đào tạo được phân thành 4 nhúm chớnh: lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (lao động qua đào tạo nghề), lao động có bằng trung cấp chuyên nghiệp, lao động có bằng cao đẳng, đại học, lao động có bằng sau đại học. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động làm việc: = Số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc -9- *100 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động làm việc (%) Tổng số LĐ làm việc trong nền kinh tế Số lao động qua đào tạo nghề được thống kê phân thành 3 cấp trình độ: trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Ngoài ra cũn cú lao động có qua đào tạo nghề thường xuyên dưới 3 tháng có thể được hoặc không được cấp chứng chỉ nghề. Để thống nhất trong quá trình tính toán lao động qua đào tạo nghề, số lao động qua lớp đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề được người đứng đầu cơ sở dạy nghề cấp văn bằng chứng chỉ nghề (quy định tại Điều 15 của Luật Dạy Nghề) thì được thống kê trong số lao động qua đào tạo nghề. 1.3.1.3. Nghề đào tạo Nghề đào tạo có thể trùng với một nghề xã hội hoặc do nhiều nghề xã hội hợp thành, có nội dung chuyên môn là khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phẩm chất cần phải đào tạo trong một thời gian nhất định. Tương ứng với mỗi nghề đào tạo có một mục tiêu đào tạo. Hệ thống (cơ cấu) mục tiêu giáo dục nghề nghiệp phân hóa theo chiều ngang được thể hiện ở “bản danh mục nghề đào tạo” do Nhà nước ban hành, đó là một văn bản pháp quy đối với công tác đào tạo nghề. 1.3.1.4. Nghề trọng điểm Nghề trọng điểm là nghề được lựa chọn để được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình dạy nghề để có chất lượng đào tạo đạt trình độ chuẩn quốc gia, khu vực và trên thế giới. Tiêu chí và quy trình lựa chọn các nghề trọng điểm được đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, cỏc vựng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, tiểu vùng. Tùy thuộc vào yêu cầu về trình độ đào tạo ở cấp quốc gia, khu vực hay trên thế giới để xác định mức đầu tư phù hợp. 1.3.1.5. Dạy nghề (đào tạo nghề) - 10 - Dạy nghề là việc trang bị cho người lao động (người học nghề) những hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật, những kỹ năng kỹ xảo, cách thức tổ chức và thái độ cần thiết trong hoạt động lao động của nghề (có thể là một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động lao động của nghề tùy theo mục tiêu đào tạo) để người lao động có thể làm việc (hành nghề) một cách có chất lượng và hiệu quả. Nói cách khác - dạy nghề phải được tiến hành một cách khoa học, theo bài bản, đảm bảo tính hệ thống, hợp lý và toàn diện trên cả 3 phương diện kiến thức, kỹ năng kỹ xảo và thái độ đối với bất cứ một hoạt động lao động nào của nghề. 1.3.1.6. Cấp trình độ đào tạo nghề Từ năm 1990 đến nay, kỹ thuật, công nghệ mới được áp dụng vào trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển rất nhanh, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ Nano, sự thay đổi của công nghệ đã dẫn đến nhu cầu nhân lực trong sản xuất có sự thay đổi lớn, các nhà đầu tư luôn hướng tới các công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh về số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thì điều này càng được thể hiện rõ nét, nghĩa là xu hướng phổ biến trên thế giới tập trung đầu tư theo mô hình sử dụng công nghệ hiện đại, sử dụng ít lao động và đòi hỏi lao động có chất lượng ngày càng cao, tăng đầu tư vào thiết bị máy móc (Capital intensive). - 11 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất