Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Những nhân tố tác động đến việc quyết định ở lại thành phố để làm việc của sinh ...

Tài liệu Những nhân tố tác động đến việc quyết định ở lại thành phố để làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp (nghiên cứu trường hợp tại tp. hồ chí minh)

.PDF
188
652
108

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ SĨ HẢI NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI THÀNH PHỐ ĐỂ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ SĨ HẢI NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI THÀNH PHỐ ĐỂ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH) Ngành: Xã hội học Mã số: 9.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đức Vinh 2. TS. Đỗ Thiên Kính HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu, kết luận trong luận án là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào, dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu được trích dẫn và trích nguồn theo đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án NCS. Lê Sĩ Hải i MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 15 1.1. Tổng quan nghiên cứu về di dân nội địa ............................................................ 15 1.2. Tổng quan nghiên cứu về di dân trẻ, sinh viên nhập cư .................................... 20 1.3. Đánh giá tổng quan nghiên cứu.......................................................................... 29 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU .............. 33 2.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu ............................................................................. 33 2.2. Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu .......................................................................... 42 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN NHẬP CƢ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................... 52 3.1. Dòng di dân và thực trạng di dân học tập .......................................................... 52 3.2. Một vài đặc điểm đời sống của sinh viên nhập cư ............................................. 59 Chương 4 ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA SINH VIÊN NHẬP CƯ SAU TỐT NGHIỆP QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI LÀM VIỆC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................................................. 77 4.1. Tham gia hoạt động kinh tế - xã hội .................................................................. 77 4.2. Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tại thành phố .............................................. 90 4.3. Dự báo xu hướng nhập cư của sinh viên tốt nghiệp ........................................... 98 Chƣơng 5 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH Ở LẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÀM VIỆC ....................................................... 104 CỦA SINH VIÊN NHẬP CƯ SAU TỐT NGHIỆP ............................................... 104 5.1. Một số nhân tố tác động ở cấp độ vi mô .......................................................... 104 5.2. Một số nhân tố tác động ở cấp độ vĩ mô .......................................................... 127 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 164 ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CĐ Cao đẳng CTK Cục Thống kê ĐH Đại học ILO Tổ chức Lao động quốc tế IOM Tổ chức Di cư quốc tế GDĐT Giáo dục và Đào tạo GDP Tổng sản phẩm nội địa LĐTBXH Lao động Thương binh và Xã hội N Tổng số quan sát p Mức ý nghĩa thống kê SAVY Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Tr. Trang TC Trung cấp TCDS-KHHGĐ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình TCTK Tổng cục Thống kê THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới WHO Tổ chức Y tế Thế giới iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3-1: Tỉ lệ tăng dân số tại TP.HCM 1975 - 2015 và dự báo 2016 - 2020 .........53 Bảng 3-2: Nhập cư vào TP.HCM theo vùng xuất cư ................................................54 Bảng 3-3: Tình trạng cư trú phân theo độ tuổi ở TP.HCM .......................................54 Bảng 3-4: Quan điểm về việc chọn trường để học ....................................................58 Bảng 3-5: Vùng xuất cư của sinh viên chia theo giới tính ........................................58 Bảng 3-6: Vùng xuất cư của sinh viên nhập cư tốt nghiệp .......................................59 Bảng 3-7: Nơi ở của sinh viên nhập cư .....................................................................59 Bảng 3-8: Các loại ở trọ của sinh viên nhập cư ........................................................60 Bảng 3-9: Người cùng ở trọ của sinh viên nhập cư ..................................................61 Bảng 3-10: Phương tiện phục vụ học tập của sinh viên nhập cư ..............................63 Bảng 3-11: Chi tiêu hàng tháng của sinh viên nhập cư ............................................64 Bảng 3-12: Những việc sinh viên nhập cư làm thêm ................................................65 Bảng 3-13: Mức độ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ..................................66 Bảng 3-14: Các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi hàng ngày .................................69 Bảng 3-15: Thời gian sử dụng internet với mục đích giải trí/ngày ...........................69 Bảng 3-16: Dự định khi tốt nghiệp của sinh viên nhập cư .......................................72 Bảng 4-1: Mức độ liên quan giữa công việc hiện nay với ngành học ......................79 Bảng 4-2: Lý do thay đổi việc làm ............................................................................80 Bảng 4-3: Kênh thông tin về việc làm sau tốt nghiệp ...............................................81 Bảng 4-4: Đã từng làm việc ở quê sau khi tốt nghiệp ...............................................82 Bảng 4-5: Khu vực làm việc của sinh viên nhập cư tốt nghiệp ................................84 Bảng 4-6: Tổng thu nhập trung bình/tháng giữa nam và nữ .....................................85 Bảng 4-7: Mức độ gắn bó với công việc hiện tại ......................................................85 Bảng 4-8: Mức độ tham gia các hoạt động giải trí, thư giản bên ngoài ....................87 Bảng 4-9: Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội tại nơi cư trú ..........................88 Bảng 4-10: Các quan điểm liên quan đến hôn nhân .................................................90 Bảng 4-11: Sở hữu nhà tại thành phố ........................................................................91 Bảng 4-12: Các nguồn kinh phí để mua nhà .............................................................91 Bảng 4-13: Các dạng nhà thuê ..................................................................................93 Bảng 4-14: Các lý do thay đổi chỗ ở .........................................................................93 Bảng 4-15: Đánh giá mức thu nhập và chi tiêu .........................................................95 iv Bảng 4-16: Đánh giá các phương tiện sinh hoạt .......................................................96 Bảng 4-17: Tình trạng hộ khẩu .................................................................................97 Bảng 4-18: Lựa chọn ở lại thành phố hay về quê .....................................................98 Bảng 4-19: Cảm nhận về cuộc sống hiện tại .............................................................99 Bảng 4-20: Dự định nơi làm việc, sinh sống trong tương lai ..................................100 Bảng 5-1: Xếp hạng các lý do chọn trường học tại TP.HCM .................................107 Bảng 5-2: Nghề nghiệp của cha mẹ sinh viên nhập cư tốt nghiệp ..........................111 Bảng 5-3: Nghề nghiệp của cha mẹ và dự định nơi làm việc .................................113 Bảng 5-4: Người cùng ở chung ...............................................................................115 Bảng 5-5: Số lần về thăm gia đình ở quê ................................................................115 Bảng 5-6: Hình thức giúp đỡ của người thân tại thành phố ....................................116 Bảng 5-7: Đánh giá các yếu tố phù hợp lối sống đô thị ..........................................122 Bảng 5-8: Giới tính, khu vực xuất cư của sinh viên nhập cư ..................................127 Bảng 5-9: Tỉ lệ, khoảng cách nghèo đói giữa đô thị - nông thôn............................132 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3-1: Dự định ở lại thành phố và dự định khác .............................................73 Biểu đồ 4-1: Vị trí công tác của sinh viên nhập cư tốt nghiệp ..................................84 Biểu đồ 4-2: Các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi hàng ngày ...............................87 Biểu đồ 5-1: Mục đích ở lại thành phố khi tốt nghiệp ............................................108 Biểu đồ 5-2: Quan điểm không về quê vì không có mối quan hệ để xin việc ........112 Biểu đồ 5-3: Quan điểm vai trò người thân trong quyết định ở lại thành phố ........117 Biểu đồ 5-4: Quan điểm ở lại thành phố vì có nhiều mối quan hệ giúp đỡ ............118 Biểu đồ 5-5: Quan điểm ảnh hưởng của thông tin, chính sách việc làm ................120 Biểu đồ 5-6: Quan điểm không về quê vì đã quen với lối sống tại thành phố ........123 Biểu đồ 5-7: Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động ......................................................129 Biểu đồ 5-8: Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế 2015..................................130 Biểu đồ 5-9: Phân bố cơ sở giáo dục đại học theo các vùng ..................................134 Biểu đồ 5-10: Lý do thanh niên độ tuổi 16 - 24 dừng học ......................................135 Biểu đồ 5-11: Trình độ học vấn cao nhất theo vùng ...............................................137 v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2-1: Bản đồ hành chính TP.HCM ....................................................................49 Hình 3-1: Phòng trọ và điều kiện sinh hoạt của sinh viên nhập cư...........................62 Hình 3-2: Phương tiện di chuyển của sinh viên nhập cư ..........................................63 Hình 3-3: Các công việc làm thêm của sinh viên .....................................................65 Hình 3-4: Sinh viên nhập cư đang “cày game” .........................................................70 Hình 3-5: Hiện tượng “góp gạo thổi cơm chung” .....................................................71 Hình 4-1: Sinh viên nhập cư tốt nghiệp tìm hiểu thông tin việc làm ........................82 Hình 4-2: Tụ tập bạn bè để “giao lưu” ......................................................................88 Hình 5-1: Sinh viên nhập cư về quê nghỉ lễ 30/4 – 1/5 ..........................................110 Hình 5-2: Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau khi cải tạo ...........................................140 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di dân là một hiện tượng xã hội mang tính khách quan, xảy ra phổ biến trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Trong mỗi giai đoạn, tùy vào bối cảnh xã hội cụ thể mà hiện tượng di dân có những đặc điểm, tính chất khác nhau. Vào những thập niên gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam đã tạo ra các đô thị lớn có sức hút đối với làn sóng di dân từ các nơi khác đến, đặc biệt là dân cư từ khu vực nông thôn. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một đô thị lớn, có tốc độ phát triển nhanh bậc nhất Việt Nam nên đã tạo ra nhiều cơ hội về việc làm và thu nhập, cơ hội học tập và phát triển cá nhân, cơ hội thụ hưởng những dịch vụ và tiện ích của một đô thị hiện đại, năng động. Với những chính sách của nhà nước về việc mở rộng các chính sách về cư trú và sở hữu đất đai, TP.HCM đã trở thành “lực hút” đối với nhiều người di cư từ các vùng khác đến sinh sống, học tập và lập nghiệp. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở, dân số của TP.HCM năm 2009 là 7.123.340 người, năm 2015 là 8.247.829 người, đến năm 2016 là 8.441.902 người, là địa phương có dân số đông nhất nước. Trong giai đoạn 1999 - 2009 tỉ lệ tăng dân số của TP.HCM là hơn 3,5%, tăng hơn 2 triệu dân trong vòng 10 năm; giai đoạn 2009 - 2015 tăng hơn một triệu dân trong vòng 5 năm chủ yếu do tăng cơ học [22, tr.23], [25, tr.29], [27, tr.25-40], [28, tr.29-44]; dự đoán giai đoạn 2016 - 2020 tỉ lệ tăng chủ yếu vẫn là cơ học, khoảng 2,65% [124]. Nghiên cứu về những đóng góp của người nhập cư vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM cũng như các địa phương - nơi xuất cư trong nhiều năm qua đã có nhiều chương trình, dự án, đề tài của các tổ chức và cá nhân quan tâm. Những nghiên cứu trên đã góp phần chỉ ra được bản chất của hiện tượng di dân, đồng thời tham mưu chính sách để tạo sự bình đẳng, phá vỡ các “rào cản” để phát huy tiềm năng và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ người nhập cư. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu này là mới đề cập đến di dân nói chung, đặc biệt là người nhập cư từ nông thôn vào TP.HCM vì động cơ tìm kiếm việc làm và thu nhập. Rất ít các nghiên cứu đề cập đến đối tượng di dân trẻ vào TP.HCM, đặc biệt là thanh niên nhập cư vì lý do học tập và những sinh viên tốt nghiệp không trở về nơi xuất cư mà ở lại thành phố làm việc, sinh sống. Thực tế cho thấy, trong số 1 những người nhập cư vào TP.HCM góp phần gia tăng tỉ lệ dân số cơ học phải kể đến một nhóm di dân đặc thù, đó là di dân học tập [86, tr.86-87]. Khi học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông, hầu hết đều định hướng tiếp tục thi vào đại học, cao đẳng hơn là tìm kiếm một việc làm hoặc chuyển sang học nghề [37, tr.23]. Xu hướng tìm đến các thành phố lớn để học đại học là khá phổ biến. Trong năm học 2011 - 2012, TP.HCM có 75 trường đại học, cao đẳng thì đến năm học 2016 - 2017 là 83 trường (50 đại học, 33 cao đẳng) và 7 học viện với 704.118 sinh viên, hàng năm thu hút 216.104 sinh viên mới và 99.476 sinh viên tốt nghiệp [26, tr.304-305]. Trong số những sinh viên đang học tập tại TP.HCM thì có khoảng 40% là sinh viên nhập cư đến từ các địa phương khác [119], hiện nay có khoảng hơn 200.000 sinh viên nhập cư đang trọ học [111]. Sinh viên nhập cư tại thành phố, ngoài việc thay đổi môi trường sống thì họ bị tách khỏi sự kèm cặp của gia đình, bắt đầu cuộc sống tương đối tự lập tại nơi mới, bên cạnh đó là việc thiết lập các mối quan hệ xã hội đa dạng, tự do tiếp cận với các phương tiện truyền thông… Tất cả những thay đổi này, cộng với tâm lý lứa tuổi trong giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành đã hình thành các khuôn mẫu hành động đặc thù, bao gồm cả những “nguy cơ” của sinh viên nhập cư tại TP.HCM. Những năm tháng học tập tại thành phố đã mang lại nhiều kỷ niệm và mỗi sinh viên nhập cư đều ấp ủ cho riêng mình các ước mơ về một tương lai tươi đẹp: tốt nghiệp, tìm được việc làm phù hợp chuyên môn, có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, thực tế khi tốt nghiệp, sinh viên phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trước các ngã rẽ vào đời… Câu hỏi “sẽ làm gì? làm ở đâu?” khiến nhiều sinh viên tốt nghiệp lúng túng, đặc biệt là sinh viên nhập cư trước các lựa chọn nên ở lại thành phố hay quay trở về nơi xuất cư để xin việc, sinh sống. Nhiều nghiên cứu về di dân, di dân trẻ vào TP.HCM chỉ ra rằng “lực hút” ở khu vực đô thị và “lực đẩy” khu vực nông thôn đã tạo ra các làn sóng di dân mạnh mẽ, chủ yếu vì lý do kinh tế [02, tr.2731], [126, tr.115-117]. Với đối tượng là sinh viên nhập cư tốt nghiệp, việc quyết định chuyển cư không xảy ra lần đầu, mà là lần thứ hai, khi họ đã kết thúc quá trình học tập tại thành phố. Chính vì đặc điểm này đòi hỏi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quyết định ở lại thành phố của sinh viên nhập cư tốt nghiệp phải có cái nhìn đa chiều, đa cấp độ; từ các nhân tố thuộc cấp độ vĩ mô đến vi mô, các nhân tố kinh tế và phi kinh tế khác. 2 Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên nhập cư tốt nghiệp ở lại TP.HCM, không nhiều trường hợp trở về quê; trong số những sinh viên tốt nghiệp ở lại thành phố, có người thành công, có người phải đối mặt với nhiều thử thách về việc làm và cuộc sống tại đô thị. Kết quả điều tra quốc gia về chuyển tiếp từ trường học tới việc làm cho thấy, phần lớn thanh niên Việt Nam (khoảng 59%) đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp sang thị trường lao động với tỉ lệ nam nhiều hơn nữ. Trong số thanh niên đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp, một nửa tìm được việc làm ổn định, nửa còn lại đang làm những việc tạm thời mà mức yêu cầu chuyên môn thấp hơn nhiều so với bằng cấp của họ. Những người đang trong quá trình chuyển tiếp đã mất trung bình 6 năm “vật lộn” tìm kiếm một công việc ổn định hoặc làm họ hài lòng [88]. Với đặc điểm nổi trội là độ tuổi trẻ, trình độ cao so với nhóm nhập cư khác, song nhóm nhập cư học tập, tốt nghiệp ở lại thành phố lại gây ra nhiều vấn đề cần quan tâm: thất nghiệp, làm tạm thời trái ngành nghề, cuộc sống tạm bợ ở thành phố. Điều này đang đặt ra bài toán về nguồn nhân lực hiện nay, khi mà sinh viên tốt nghiệp, trung bình phải mất từ 6 đến 10 năm mới có công việc ổn định, lúc này đã qua thời kỳ đỉnh cao của lao động; trong khi đó ở các vùng nông thôn lại thiếu nguồn nhân lực được đào tạo. Kỳ vọng sinh viên sau khi tốt nghiệp ở các thành phố sẽ quay về phát triển địa phương, đặc biệt là vùng sâu vùng xa nên nhà nước đã triển khai thí điểm Dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 63 huyện nghèo trong cả nước từ năm 2011. Tuy nhiên, đây chỉ là con số rất nhỏ trong số những sinh viên nhập cư tốt nghiệp tại các thành phố hàng năm, và tính hiệu quả của Dự án cũng đang trong quá trình đánh giá. Trực tiếp quan sát hiện tượng di dân học tập tại TP.HCM trong nhiều năm qua, tác giả nhận ra rằng nghiên cứu về sinh viên nhập cư góp phần tạo ra tính đa dạng, bổ sung các khía cạnh trong các nghiên cứu về di dân. Nghiên cứu về di dân học tập sẽ cho thấy bức tranh về cuộc sống của sinh viên nhập cư tại đô thị, đồng thời là sự hội nhập kinh tế - xã hội của họ vào TP.HCM sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, nghiên cứu này cho thấy các nhân tố tác động đến quyết định ở lại TP.HCM của sinh viên tốt nghiệp, trong đó có các yếu tố phi kinh tế, ở cấp độ vi mô như vai trò mạng lưới xã hội, sự thích nghi với lối sống đô thị. Mặt khác, ở cấp độ vĩ mô, nghiên cứu cũng cho thấy các nhân tố tác động đến quá trình chuyển cư ở đối tượng tuổi trẻ, trình độ cao khác với các đối tượng di cư khác, đó là ngoài mục đích tìm 3 kiếm việc làm và thu nhập từ sự tăng trưởng kinh tế của TP.HCM, việc quyết định ở lại thành phố hay trở về quê còn liên quan đến các yếu tố khác giúp cho sự phát triển cho cá nhân và gia đình của họ trong tương lai. Với việc giải thích các nhân tố tác động đến quyết định nơi làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên nhập cư có thể gợi ý cho các địa phương hoạch định chính sách phù hợp, tạo ra sức hút hơn đối với nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Với những phân tích trên cho thấy, việc triển khai nghiên cứu về di dân học tập tại TP.HCM nói chung và giải thích những nhân tố ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô tác động đến quyết định ở lại thành phố sau khi tốt nghiệp đại học là cần thiết và mới mẻ. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Những nhân tố tác động đến việc quyết định ở lại thành phố để làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tại Tp. Hồ Chí Minh)” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành xã hội học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm cung cấp một cách khách quan thực trạng cuộc sống, việc làm của một bộ phận sinh viên các tỉnh khác sau khi tốt nghiệp đại học (ĐH) đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Nếu như quá trình di cư của các nhóm di cư khác thường chỉ xảy ra một giai đoạn (từ nông thôn ra đô thị sinh sống và làm việc) thì đối với di cư học tập, sau một thời gian học tập, sinh viên tốt nghiệp sẽ quyết định ở lại thành phố hoặc trở về quê theo hai hướng hoặc là tạm thời hoặc là lâu dài. Vì vậy, nghiên cứu này đặc biệt đi sâu phân tích, đánh giá nhân tố tác động nhằm giải thích các nguyên nhân ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô dẫn đến quyết định không trở về nơi xuất cư mà ở lại TP.HCM làm việc của sinh viên nhập cư khi tốt nghiệp. Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, luận án đề xuất các khuyến nghị liên quan đến hoàn thiện nghiên cứu, triển khai các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề di dân học tập, gợi mở ra một số vấn đề liên quan đến chính sách nhập cư vào TP.HCM làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp nói riêng và chính sách sử dụng, thu hút, phát triển nguồn nhân lực nói chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội đối với cả nơi xuất cư và nhập cư. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm làm rõ mục tiêu của luận án, nghiên cứu này thực hiện một số nhiệm vụ như nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu trên thực địa cụ thể như sau: 4 - Nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nhằm định hướng cho đề tài luận án bao gồm tổng quan các nghiên cứu liên quan chủ đề di dân, di dân học tập; thao tác hóa một số khái niệm công cụ; phân tích các lý thuyết tiếp cận và đưa ra các cơ sở thực tiễn liên quan đến chủ đề luận án. - Khảo sát thực trạng các nhân tố tác động đến quyết định ở lại thành phố làm việc của sinh viên nhập cư khi tốt nghiệp, bao gồm phân tích các nhân tố ở cấp độ vi mô là mạng lưới xã hội, quá trình thích nghi với môi trường sống ở đô thị; ở cấp độ vĩ mô là sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố tạo ra cơ hội việc làm, thu nhập và phát triển tương lai cho cá nhân, gia đình. - Bên cạnh đó, để làm rõ hơn nhiệm vụ nghiên cứu chính về các nhân tố tác động đến quyết định ở lại thành phố làm việc của sinh viên nhập cư khi tốt nghiệp, đề tài tiến hành phân tích xu hướng di dân học tập vào TP.HCM; khảo sát thực trạng cuộc sống và dự định nơi làm việc sau khi tốt nghiệp của nhóm sinh viên nhập cư đang học tập tại TP.HCM; khảo sát tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, tiếp cận các dịch vụ cơ bản tại thành phố của nhóm sinh viên nhập cư đã tốt nghiệp đang ở tại TP.HCM. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nhân tố ở cấp độ vi mô và vĩ mô tác động đến quyết định ở lại TP.HCM làm việc của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp. 3.2. Khách thể nghiên cứu Các nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm: sinh viên nhập cư đã tốt nghiệp ĐH, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM; sinh viên tốt nghiệp ĐH tại TP.HCM nhưng hiện đã quay về quê (nơi xuất cư trước khi đi học) sinh sống và làm việc; sinh viên nhập cư đang học tập tại một số trường ĐH trên địa bàn TP.HCM. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu, có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng, tác động đến quyết định di cư nói chung và chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các thành phố lớn nói riêng. Tuy nhiên đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định ở lại TP.HCM làm việc của sinh viên nhập cư 5 sau khi tốt nghiệp ở cấp độ vi mô gồm vai trò của gia đình, những kết nối xã hội và sự thích nghi với môi trường sống tại đô thị; ở cấp độ vĩ mô gồm sự chênh lệch về tăng trưởng kinh tế, phát triển hệ thống giáo dục - y tế, phát triển hạ tầng và các tiện ích xã hội. Về không gian nghiên cứu, đề tài giới hạn triển khai nghiên cứu tại địa bàn TP.HCM vì đây là đô thị lớn, có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, có sức hút với các dòng di cư từ nhiều địa phương khác đến, tập trung nhiều trường ĐH, có nhiều sinh viên ngoại tỉnh học tập. Về thời gian nghiên cứu, đề tài triển khai nghiên cứu thực địa vào năm 2014, 2015. Ngoài các dữ liệu sơ cấp từ các khảo sát độc lập, đề tài còn sử dụng nguồn dữ liệu có sẵn được tham khảo từ năm 2014 đến 2017. 4. Câu hỏi, giả thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi thứ nhất: Gia đình và các kết nối xã hội ở nơi đi, nơi đến ảnh hưởng như thế nào đến quyết định ở lại TP.HCM của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp? Câu hỏi thứ hai: Quá trình học tập tại TP.HCM, thích nghi với môi trường sống tại đô thị có là yếu tố chi phối đến quyết định không trở về nơi xuất cư của sinh viên tốt nghiệp tại TP.HCM không? Câu hỏi thứ ba: Các yếu tố ở cấp độ vĩ mô nào đã tác động trực tiếp làm gia tăng khoảng cách giữa các địa phương, tạo ra các lực hút và lực đẩy, ảnh hưởng đến quyết định ở lại TP.HCM của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp tại các trường ĐH trên địa bàn thành phố? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: Những yếu tố liên quan đến vai trò gia đình và những kết nối từ mạng lưới xã hội như bạn bè trong và ngoài trường, người thân đang sinh sống tại thành phố; mối quan hệ khá lỏng lẻo với nơi xuất cư góp phần tác động đến quyết định trở về hay ở lại thành phố làm việc, sinh sống của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp tại các đô thị, trong đó có TP.HCM. Giả thuyết thứ hai: Trong quá trình học tập tại TP.HCM, những sinh viên đã hòa nhập vào đời sống đô thị, có tính cách phù hợp với lối sống năng động, tính ẩn danh cao, sự tự do thoải mái ở đô thị sẽ không muốn trở về quê sinh sống và làm việc. Như vậy, việc thích nghi với môi trường sống tại đô thị tại TP.HCM là một 6 trong những yếu tố chi phối đến quyết định không trở về nơi xuất cư của sinh viên nhập cư tốt nghiệp. Giả thuyết thứ ba: So với các địa phương khác, TP.HCM tập trung nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân đã tạo ra cơ hội việc làm, thu nhập kỳ vọng và cơ hội thăng tiến cao, đáp ứng sự mong đợi của sinh viên nhập cư tốt nghiệp. Mặt khác, TP.HCM cũng là đô thị phát triển có nhiều dịch vụ công cộng hiện đại, hệ thống giáo dục - y tế đa dạng làm gia tăng khoảng cách giữa các địa phương, tạo ra các lực hút và lực đẩy, ảnh hưởng đến quyết định ở lại thành phố của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp. 4.3. Phương pháp nghiên cứu 4.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu Nghiên cứu tiến hành khai thác nguồn dữ liệu có sẵn liên quan đề tài từ niên giám thống kê của Việt Nam và TP.HCM; các cuộc điều tra dân số và nhà ở, điều tra lao động và việc làm, điều tra về người di cư, điều tra vị thành niên và thanh niên; các chỉ số kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và TP.HCM; và một số nguồn dữ liệu khác (dữ liệu chủ yếu được lấy từ năm 2010 đến 2017). 4.3.2. Phỏng vấn sâu Ngoài các thông tin định lượng thu được từ khảo sát bằng bảng hỏi, nghiên cứu còn thu thập các thông tin định tính bằng việc thực hiện 10 cuộc phỏng vấn sâu trực tiếp với khách thể là sinh viên nhập cư đang học tập; 15 cuộc phỏng vấn sâu trực tiếp và 5 cuộc phỏng vấn qua điện thoại với khách thể là sinh viên nhập cư đã tốt nghiệp đang ở tại TP.HCM; 5 cuộc phỏng vấn sâu qua điện thoại với khách thể là sinh viên nhập cư tốt nghiệp đã trở về quê làm việc. Nhằm minh họa thêm cho các phân tích, nghiên cứu cũng triển khai ghi nhận bằng hình ảnh cuộc sống, sinh hoạt của sinh viên nhập cư đang học tập hoặc đã tốt nghiệp tại TP.HCM. 4.3.3. Khảo sát bằng bảng hỏi Chọn mẫu nghiên cứu Đối với sinh viên nhập cư đã tốt nghiệp: Cuộc khảo sát chọn 350 người đã tốt nghiệp ĐH từ năm 2004, hiện đang sống ở TP.HCM ít nhất 6 tháng. Đơn vị mẫu là cấp độ cá nhân, những người sống một mình hoặc sống chung với gia đình, người thân, bạn bè. Mặc dù nhóm dân số mục tiêu rất nhiều, nhưng rất đa dạng, phân tán ở 7 nhiều địa điểm, khu vực nên khó để lập được khung chọn mẫu dựa trên các danh sách có sẵn. Mặt khác, việc tiếp cận các cơ quan, công ty, doanh nghiệp để lập danh sách sẽ dễ rơi vào những người có việc làm ổn định, bỏ qua nhóm mới tốt nghiệp sau 6 tháng chưa có việc làm; nếu tiếp cận từ các khu nhà trọ, nơi tập trung nhiều sinh viên nhập cư tốt nghiệp sẽ bỏ qua nhóm ở chung với người thân hoặc có nhà riêng; nếu tiếp cận từ các trường ĐH, nghiên cứu cũng sẽ gặp các khó khăn khi nhiều trường không giữ mối liên lạc với cựu sinh viên, hoặc nếu có giữ liên lạc thì thường là những người thành đạt. Chính vì những đặc thù của nhóm dân số mục tiêu nên nghiên cứu không lập khung chọn mẫu, vì vậy phương pháp chọn mẫu phi xác suất (nonprobability sampling) được sử dụng nhằm chọn ra các khách thể phù hợp để tiến hành khảo sát. Cách thức thực hiện bắt đầu bằng việc liên hệ chọn ra 30 trường hợp đáp ứng tiêu chí của nhóm dân số mục tiêu, sau đó thông qua 30 người này, mỗi người giới thiệu thêm 2 đến 3 người, cứ như vậy danh sách được chọn vào mẫu nghiên cứu tăng lũy tiến cho đến 400 trường hợp. Theo Jan Wretman, thậm chí một mẫu ban đầu được lấy bằng phương pháp xác suất từ một khung mẫu tuân theo tất cả các quy tắc được công nhận, nhưng cách thức tiếp cận khảo sát cũng có thể biến mẫu này thành phi xác suất là vô cùng lớn [150, tr.32]. Chính vì vậy, sau khi lập được danh sách từ kỹ thuật lấy mẫu lũy tiến (snowball sampling), đề tài đã rất thận trọng tiến hành khảo sát để nhận được 350 trường hợp phản hồi hợp lệ, cụ thể như sau: gặp trực tiếp phỏng vấn (252 phiếu, chiếm 72% tổng số phiếu hợp lệ), gửi phiếu khảo sát hẹn nhận kết quả (75 phiếu, chiếm 21,5% tổng số phiếu hợp lệ) và gửi phiếu khảo sát thông qua thư điện tử (23 phiếu, chiếm 6,5%). Trong mẫu nghiên cứu, sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp ở TP.HCM có tỉ lệ nữ giới (56,6%) nhiều hơn nam giới, xuất cư chủ yếu ở các khu vực nông thôn (63,1%), tập trung tại các vùng Nam Trung Bộ (23,1%), Đông Nam Bộ (21,1%, không tính TP.HCM) và Tây Nguyên (19,7%). Kết quả của những biến số nền (background variables) này cũng khá tương đồng (sai số nhỏ) với một số khảo sát khác về di dân, chẳng hạn kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, chuyên đề di cư và đô thị hóa ở Việt Nam cho thấy người di cư tập trung ở độ tuổi từ 20 - 34 tuổi và nữ di cư ngoại tỉnh (54,6%) nhiều hơn so với nam [91, tr.21]. Ngoài ra, đề tài tiến hành khảo sát 300 trường hợp là sinh viên nhập cư đang học tại TP.HCM nhằm mô tả đặc điểm đời sống của đối tượng di dân đặc thù - di 8 dân học tập. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ phản ánh động cơ, xu hướng tìm nơi làm việc sau khi tốt nghiệp, làm cơ sở so sánh với nhóm đã tốt nghiệp về quyết định ở lại thành phố. 300 trường hợp sinh viên nhập cư đang học được chọn tại 5 trường ĐH trên địa bàn TP.HCM, gồm: ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Văn Hiến và ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM. Các trường hợp trong mẫu được chọn ngẫu nhiên tại 5 trường, mỗi trường 60 sinh viên. Việc chọn mẫu được thực hiện theo các bước: (1) Chọn 5 trường trong số 45 trường ĐH có tính đến các yếu tố đa dạng về ngành nghề đào tạo, trường công lập và ngoài công lập; (2) Chọn mỗi trường 60 sinh viên nhập cư bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Nếu như khoảng 10 năm trước đây, sinh viên đến TP.HCM học tập rất đa dạng, đến từ nhiều địa phương khác trong cả nước thì hiện nay chỉ tập trung ở các tỉnh có khoảng cách địa lý gần hơn với TP.HCM. Trong mẫu nghiên cứu về sinh viên nhập cư đang học tập, sinh viên chủ yếu đến từ các tỉnh thuộc vùng Nam Trung bộ (29,6%), tiếp theo là các vùng Tây Nam bộ (26,1%), Đông Nam bộ (25,8%), rất ít các trường hợp đến từ các tỉnh phía Bắc. Trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ nữ là 62,5%, nam là 37,5%. Xử lý và phân tích thông tin Các thông tin sau khi khảo sát được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xử lý. Dữ liệu từ phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc được mã hóa và nhập thông tin và làm sạch thông tin bằng phần mềm SPSS for Windows (phiên bản 22.0). Thông tin định lượng được xử lý thành các bảng số liệu, biểu đồ. Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm và gỡ băng, sau đó phân nhóm theo chủ đề, mã hóa và ghi chú để phục vụ cho các phân tích kết quả nghiên cứu. Đối với các hình ảnh ghi nhận được, nghiên cứu này tiến hành sắp xếp theo chủ đề, mã hóa để đưa vào các nội dung phân tích phù hợp. Phân tích đơn biến: Sử dụng các bảng tần số (frequency) để phân tích mô tả sự xuất hiện của các trường hợp và số phần trăm. Sử dụng các thống kê mô tả (descriptive statistics) để tính toán các đại lượng trung bình (mean), trung vị (median), độ lệch chuẩn (standard deviation). Phân tích hai biến: Sử dụng các bảng chéo phối hợp hai biến (crosstab) để tính toán và kiểm định các biến số. Dùng kiểm định Khi bình phương (Pearson’s chi 9 - square) để khẳng định có sự tồn tại có ý nghĩa thống kê giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc nhận từ 2 giá trị trở lên và đo lường bằng thang đo định danh và thứ bậc. Dùng kiểm định T (T - test) để kiểm định sự khác biệt của trị trung bình của hai mẫu độc lập được đo lường bằng thang đo tỉ lệ. Thiết kế và đánh giá thang đo về các nhân tố tác động Ngoài rất nhiều câu hỏi nhằm đo lường, thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài luận án, nghiên cứu này thiết kế các câu hỏi để đánh giá, phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định ở lại TP.HCM của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp. Câu hỏi likert 7 mức độ được thiết kế để tìm hiểu các quan điểm liên quan đến quyết định chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp, mức 1 thể hiện “hoàn toàn không đồng ý/ không có tầm quan trọng/ không ảnh hưởng” và tăng dần đến mức 7 thể hiện “đồng tình rất cao/ có tầm quan trọng rất cao/ ảnh hưởng rất mạnh”. Mô hình nghiên cứu ban đầu có 6 nhóm định lượng với 26 yếu tố kỳ vọng ảnh hướng đến quyết định chọn ở lại thành phố nơi làm việc của sinh viên nhập cư sau khi đã tốt nghiệp. Sau khi khảo sát, dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA với phép quay Varimax [107] để phân tích 24 biến quan sát. Sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett [107] để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát được bảng kết quả Hệ số KMO là 0,879 (> 0,5) và sig = 0,0 < 0,05 nên giả thuyết Ho trong phân tích này “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp. Các con số trong bảng Rotated Component Matrix thể hiện các trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn nhất của mỗi biến quan sát. Để phân tích nhân tố EFA được xem là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, chỉ giữ lại các biến quan sát có trọng số nhân tố > 0,5 [107], loại dần các biến quan sát có trọng số nhân tố < 0,5 sau đó lần lượt phân tích lại theo quy trình trên, được các kết quả như sau: Sau khi loại biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0,5, mô hình nghiên cứu còn lại 25 yếu tố thành phần trích thành 6 nhóm. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên được giải thích tích luỹ là 72,9% cho biết 6 nhóm nhân tố nêu trên 10 giải thích được 72,9% biến thiên của các biến quan sát. Sử dụng Cronbach Alpha [107] để kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi để tìm ra các hệ số sau: Hệ số Cronbach Alpha, thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt từ 0,6 trở lên; Hệ số tương quan giữa các mục hỏi và tổng điểm, các mục hỏi được chấp nhận khi hệ số này phải đạt từ 0,3 trở lên. Các nhân tố sau khi phân tích được mô tả và đặt tên lại cho phù hợp. Như vậy, với câu hỏi được thiết kế bằng thang đo likert 7 bậc, bao gồm 26 biến quan sát kỳ vọng ảnh hướng đến quan điểm chọn nơi làm việc của sinh viên nhập cư. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu, các yếu tố mà sinh viên nhập cư cho rằng có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của họ sau khi tốt nghiệp với 5 yếu tố ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau: - Điều kiện, môi trường sống (hệ số Cronbach Alpha: 0,93), bao gồm: Ở TP.HCM sẽ có cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giải trí đa dạng; Điều kiện mua sắm, ẩm thực đa dạng; Chính sách an sinh xã hội tốt; Điều kiện hạ tầng, giao thông tốt, nhiều cảnh quan đẹp. - Điều kiện cơ hội việc làm, thu nhập (hệ số Cronbach Alpha: 0,89), bao gồm: Ở TP.HCM có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp; Điều kiện trang thiết bị làm việc tốt; Cơ hội cống hiến, phát huy; Cơ hội tìm việc làm phù hợp, nhanh; Môi trường làm việc công bằng; Cơ hội mang lại thu nhập cao. - Mạng lưới xã hội (hệ số Cronbach Alpha: 0,82), bao gồm: Còn ít người thân tại quê; Không có mối quan hệ để xin việc tốt ở quê; Ở TP.HCM vì đã thiết lập nhiều bạn bè, có thể giúp đỡ. - Phù hợp lối sống tại thành phố (hệ số Cronbach Alpha: 0,78), bao gồm: Ở TP.HCM thấy thoải mái, tự do; Cảm thấy hợp và quen cuộc sống TP.HCM. - Thông tin, chính sách việc làm (hệ số Cronbach Alpha: 0,76), bao gồm: Không có thông tin việc làm ở quê; Chính sách tuyển dụng ở quê chưa minh bạch. 11 4.3.4. Khung phân tích và các biến số Khung phân tích Bối cảnh kinh tế - xã hội nơi xuất cư, nhập cư Vai trò gia đình, kết nối xã hội Yếu tố cá nhân Thích nghi môi trường sống Quyết định ở lại thành phố sau khi tốt nghiệp Chính sách về di cư, di cư học tập Các biến số Biến độc lập: Yếu tố hành vi cá nhân, vai trò gia đình và những kết nối xã hội; vấn đề thích nghi môi trường sống tại đô thị; bối cảnh kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, phát triển giáo dục và y tế, cơ sở hạ tầng, các tiện ích xã hội của TP.HCM so với các địa phương khác. Biến phụ thuộc: Quyết định ở lại TP.HCM làm việc của sinh viên nhập cư sau khi tốt nghiệp. Biến can thiệp: Các yếu tố cá nhân của sinh viên nhập cư tốt nghiệp và quan điểm, chính sách của Nhà nước, của TP.HCM về di cư, di cư học tập. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Thực tế cho thấy hàng năm có hàng ngàn sinh viên từ các địa phương khác đến thành phố học tập, trong số đó có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã ở lại làm việc đã góp phần vào tỉ lệ gia tăng dân số cơ học của thành phố. Tuy nhiên, trong nhiều các nghiên cứu về di dân nói chung thường không thống kê và bỏ qua đối tượng này. Như vậy, luận án góp phần bổ sung, làm hoàn thiện, sâu sắc hơn khái niệm di dân nói chung. - Giới trẻ nói chung hay sinh viên nói riêng cũng được nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng không nhiều các nghiên cứu bóc tách để 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan