Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những nhân tố mang lại sự thành công cho ngành du lịch ma cao...

Tài liệu Những nhân tố mang lại sự thành công cho ngành du lịch ma cao

.PDF
70
165
89

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ – DU LỊCH -------------------------------- LÝ TÀI NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cần thơ, tháng 05/ 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ – DU LỊCH -------------------------------- LÝ TÀI MSSV: 6096222 NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Người hướng dẫn: Th. HUỲNH TƯƠNG ÁI Cần thơ, tháng 05/ 2013 LỜI CẢM ƠN Kính thư quý thầy, cô cùng các bạn sinh viên ! Được sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô trong bốn năm học vừa qua, đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Khoa Học – Xã Hội và Nhân Văn trường Đại học Cần Thơ nói chung và các thầy cô Bộ môn Lịch sử - Địa lý - Du lịch nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian qua, nhờ đó tôi đã có được những kiến thức rất bổ ích để làm đề tài. Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Huỳnh Tương Ái đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Và đồng thời tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn . Mặc dù bản thân đã cố gắng thật nhiều nhưng chắc chắn tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của quý thầy cô nhằm giúp tôi hoàn thành tốt luận văn và nâng cao sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm cho bản thân trong công tác việc sau này. Xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt! Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 03 tháng 05 năm 2013 Người viết Lý Tài DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH Hình 1 2 Bảng 1 2 Nội dung Trang Bản đồ Đặc khu hành chính Ma Cao Dân số Ma Cao 11 18 Ngôn ngữ thường dùng tại Ma Cao 15 So sánh tình hình du lịch Ma Cao năm 2011 so với 2010 24 DANH MỤC VIẾT TẮT Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Từ viết tắt GDP MGTO MIA MICE MOP NXB SAR SARS UNESCO USD Từ viết đầy đủ Tổng sản phẩm quốc nội Văn phòng du lịch Chính phủ Ma Cao Sân bay quốc tế Ma Cao Du lịch sự kiện – hội nghị Đơn vị tiền Ma Cao Nhà xuất bản Đặc khu hành chính Ma Cao Hội chứng hô hấp cấp tính nặng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc Đơn vị đồng Đô la MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................. 1 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................... 1 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 2 4.1 Tài liệu trong nước.......................................................................................................... 2 4.2 Tài liệu nước ngoài.......................................................................................................... 2 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU............................................................................ 2 5.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ......................................................................................... 2 5.2 Quan điểm lịch sử ........................................................................................................... 2 5.3 Quan điểm viễn cảnh ...................................................................................................... 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 6.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu.......................................................................... 2 6.2 Phương pháp bản đồ....................................................................................................... 2 6.3 Phương pháp tranh ảnh.................................................................................................. 3 6.4 Phương pháp tin học....................................................................................................... 3 6.5 Phương pháp thống kê.................................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 4 Chương 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN ................................................................................. 4 1. KHÁI NIỆM DU LỊCH...................................................................................... 4 1.1 TÀI NGUYÊN DU LỊCH................................................................................................ 4 1.1.1 Khái niệm chung ...................................................................................................... 4 1.2 CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH.......................................................................................... 5 1.2.1 Dựa vào tài nguyên du lịch ...................................................................................... 5 1.2.1.1 Du lịch sinh thái ................................................................................................. 5 1.2.1.2 Du lịch văn hóa .................................................................................................. 5 1.2.2 Dựa vào mục đích du lịch......................................................................................... 5 1.2.2.1 Du lịch nghỉ dưỡng ............................................................................................ 5 1.2.2.2 Du lịch mạo hiểm ............................................................................................... 6 1.2.2.3 Du lịch MICE..................................................................................................... 6 1.2.2.4 Du lịch Team Building ....................................................................................... 6 1.3 CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH....................................................................................... 6 1.3.1 Chức năng kinh tế .................................................................................................... 6 1.3.2 Chức năng xã hội...................................................................................................... 6 1.3.3 Chức năng sinh thái ................................................................................................. 7 1.3.4 Chức năng chính trị ................................................................................................. 7 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..................................................................................................................................... 7 1.4.1 Tài nguyên du lịch.................................................................................................... 7 1.4.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................... 7 1.4.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.............................................................................. 7 1.4.1.3 Ý nghĩa của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch ..................................... 8 1.4.2 Nguồn nhân lực du lịch ............................................................................................ 8 1.4.3 Kinh tế ...................................................................................................................... 9 1.4.4 Nhu cầu du lịch......................................................................................................... 9 1.4.5 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật................................................................... 10 1.4.6 Chính trị ................................................................................................................. 11 1.4.7 Cách mạng khoa học kỹ thuật ............................................................................... 11 Chương 2 ............................................................................................................. 11 TỔNG QUAN VỀ MA CAO VÀ DU LỊCH MA CAO........................................ 11 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MA CAO VÀ DU LỊCH MA CAO.......................... 11 2.1.1 Vị trí và nguồn gốc tên gọi ......................................................................................... 11 2.1.1.1 Vị trí ......................................................................................................................... 11 2.1.1.2 Nguồn gốc tên gọi............................................................................................. 14 2.1.2 Lược sử ................................................................................................................... 15 2.1.3 Biểu tượng .............................................................................................................. 18 2.1.4 Ngôn ngữ ................................................................................................................ 18 2.1.6 Dân cư và lao động ................................................................................................. 19 2.1.7 Giáo dục.................................................................................................................. 21 2.2 CÁC NGUỐN PHÁT TRIỀN DU LỊCH MA CAO..................................................... 21 2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................................... 21 2.2.1.1Địa hình............................................................................................................. 21 2.2.1.2 Khí hậu............................................................................................................. 21 2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.................................................................................. 22 2.2.2.1 Lễ hôi................................................................................................................ 22 2.2.2.2 Phong tục tập quán........................................................................................... 23 2.2.2.3 Tôn giáo............................................................................................................ 24 2.2.2.4 Làng nghề......................................................................................................... 25 2.2.2.5 Các công trình văn hóa, nghệ thuật, lịch sử..................................................... 25 2.2.2.6 Khu vui chơi giải trí.......................................................................................... 25 2.2.2.7Ầm thực ............................................................................................................. 26 2.2.2.8 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật....................................................... 26 2.3 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA NGÀNH DU LỊCH MA CAO................ 26 Chương 3 ............................................................................................................. 28 CÁC YẾU TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ..................................... 28 3.1 CÁC YẾU TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO ............................................................................................................................................. 28 3.1.1 Chính quyền ........................................................................................................... 28 3.1.2 Quy hoạch và tổ chức có hiệu quả ......................................................................... 29 3.1.3 Tận dụng mối quan hệ ngoại giao........................................................................ 31 3.1.4 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỉ thuật ............................................................ 32 3.1.4.1Hệ thống giao thông .......................................................................................... 32 3.1.4.2 Hệ thống nhà hàng, khách sạn ........................................................................ 33 3.1.5 Ma Cao trung tâm sòng bạc hàng đầu thế giới .................................................... 34 3.1.6 Thành phố di sản.................................................................................................... 37 3.1.7 Ma Cao sôi động về đêm ........................................................................................ 39 3.1.8 Ma Cao thiên đường mua sắm............................................................................... 40 3.1.9 Ầm thực Đông - Tây............................................................................................... 41 3.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM.................. 43 3.2.1 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam .................................................. 43 3.2.2 Hiện trạng phát triển du lịch ở Việt Nam.............................................................. 44 3.2.3 Một số kinh nghiệm từ sự phát triển du lịch Ma Cao........................................... 45 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 48 1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 48 3.HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50 CÁC WEBSITE THAM KHẢO .......................................................................... 50 PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................. 51 Phụ lục 1: HÌNH ẢNH........................................................................................................ 51 Phụ lục 2: SỰ KIỆN LỄ HỘI MA CAO ............................................................................ 55 Phụ lục 3: DANH SÁCH KHÁCH SẠN MA CAO ........................................................... 56 Phụ lục 4: DANH SÁCH NHÀ HÀNG MA CAO.............................................................. 57 Phụ lục 5: CÁC TOUR DU LỊCH MA CAO..................................................................... 58 MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI ĐI DU LỊCH MA CAO ................................... 60 NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Du lịch - ngành công nghiệp không khói đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong cơ cấu nền kinh tế nói chung và của Việt Nam nói riêng. Có thể nói từ khi hoạt động du lịch ra đời (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX), nó đã tạo nên luồng sống mạnh mẽ như vũ bão về nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, các quốc gia trên thế giới đều đang tận dụng, khai thác các giá trị tự nhiên, nhân văn của nước mình để phát triển ngành công nghiệp với tên gọi “con gà đẻ trứng vàng” nhằm tạo được lợi nhuận và hơn hết là để quảng bá cho hình ảnh của đất nước mình đến với bạn bè trên toàn thế giới. Việc phát triển du lịch của các quốc gia không những phụ thuộc vào việc khai thác hiệu quả các giá trị tự nhiên, nhân văn mà nó còn là cả một quá trình xây dựng, phát triển nội lực kinh tế của quốc gia đó nhất là với xu thế hội nhập hiện nay của kinh tế thế giới, sự nỗ lực để tạo nên thương hiệu kinh tế là một thử thách, đặc biệt là ngành du lịch. nhận lại những gì mình đã làm được và học hỏi thêm từ bạn bè quốc tế để phát triển là một điều vô cùng cần thiết. Việt Nam, quốc gia tự hào vì được thiên nhiên ban tặng một nguồn tài nguyên phong phú ví như “rừng vàng biển bạc”. Tận dụng vị thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, ngành du lịch Việt Nam đang dần hoàn thiện để vươn xa hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận một điều là ngành du lịch Việt Nam chưa thật sự phát triển, điểm đến Việt Nam chưa thật sự được các nước trong và ngoài khu vực biết đến. Vì điểm tham quan chưa thật sự thu hút hay ngành du lịch nước ta cần có một sự mới lạ đặc biệt nào đó chăng. Ta có thể cải thiện ngành du lịch nước nhà bằng cách nhìn lại những gì mà ta đã làm hoặc chưa làm, đạt và chưa đạt đẻ rồi có một hướng đi mới hay và mang lại hiệu quả hơn, hoặc có thể học hỏi từ nước bạn về cách làm du lịch của họ, sau đó từ tiềm năng và nguồn lực mà ta có thể vận dụng sáng tạo để tạo nên thương hiệu riêng cho ngành du lịch nước ta. Ma Cao, một đặc khu hành chính của Trung Quốc, có ngành du lịch sòng bạc rất phát triển. Với đề tài” Những nhân tố mang lại sự thành công cho ngành du lịch Ma Cao”, tôi có thể đúc kết lại những kiến thức về du lịch đã học. Có thêm những hiểu biết về du lịch của những vùng đất mới, cách họ khai thác du lịch, là những hiểu biết cần thiết cho công việc của tôi sau này. Đồng thời, với mong muốn phát triển kinh tế nước nhà và góp phần vào việc quảng bá cho thương hiệu du lịch quốc gia, đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm từ cách làm du lịch của Ma Cao. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài “Những nhân tố mang lại sự thành công cho ngành du lịch Ma Cao” nhằm phân tích, đánh giá sự phát triển của ngành du lịch trên một phạm vi lãnh thổ, đồng thời cũng đưa ra nhận định của mình về cách làm du lịch, các yếu tố làm nên sự phát triển của ngành du lịch tại địa điểm nghiên cứu, cụ thể là đặc khu hành chính Ma Ca là vùng lãnh thổ có ngành du lịch rất phát triển. Với đặc điểm nổi bật là nơi có nền văn hoá Đông – Tây pha trộn nhau, đã làm cho Ma Cao trở thành nơi vừa rất kín và cũng vừa rất mở cùng với ngành công nghiệp du lịch sòng bạc phát triển. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành du lịch nước nhà từ việc làm du lịch từ Ma Cao. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU LÝ TÀI(6096222) 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO Đề tài “Những nhân tố mang lại sự thành công cho ngành du lịch Ma Cao” nghiên cứu những vấn đề của cả vùng lãnh thổ. Chính vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về phạm trù lịch sử, địa lý, văn hóa, chính trị, kinh tế của Ma Cao, từ đó rút ra các yếu tố mang lại sự thành công cho ngành du lịch. 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4.1 Tài liệu trong nước Khi thực hiện đề tài nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm viết, dịch là cơ sở để tổng hợp các nguồn tài liệu có liên quan đến chủ đề, các tác phẩm là những công trình nghiên cứu nổi bật về kinh tế, lịch sử, chính trị của Ma Cao cùng những kinh nghiệm từ việc phát triển kinh tế, nét văn hóa đặc sắc của Ma Cao 4.2 Tài liệu nước ngoài Tài liệu nước ngoài là một phần mở rộng vấn đề nghiên cứu ra thế giới. Với các công trình nghiên cứu về Ma Cao, thông qua việc so sánh, phân tích, tạo nên tính phong phú và khách quan trong quá trình thực hiện đề tài thông qua các trang mạng điện tử tìm hiểu thông tin về Ma Cao. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Khi nghiên cứu về một đối tượng mang tính khoa học, thể hiện một cách khái quát về một vấn đề chung như kinh tế, xã hội, chính trị, …quan điểm tổng hợp lãnh thổ thường được dùng để đánh giá một cách chung nhất về đối tượng nghiên cứu. Vận dụng phương pháp tổng hợp lãnh thổ để xem xét đối tượng trên cơ sở của một bức tranh tổng thể về vị trí địa lý, dân số, tài nguyên, khí hậu,…để so sánh đối chiếu với các vùng viễn cận và sau đó đưa ra nhận định một cách chính xác về đối tượng nghiên cứu. 5.2 Quan điểm lịch sử Tất cả sự vật hiện tượng bao gồm tự nhiên cũng như kinh tế xã hội đều có tính lịch sử. Tính lịch sử là tính chất tồn tại khách quan và tất yếu, nó là cơ sở để nhìn nhận, đánh giá các sự vật hiện tượng một cách chân thật nhất về nguồn gốc phát sinh và sự phát triển của các sự vật hiện tượng. Thông qua việc nghiên cứu về lịch sử hình thành từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về đất nước, vùng lãnh thố Ma Cao qua từng giai đoạn lịch sử. 5.3 Quan điểm viễn cảnh Quan điểm viễn cảnh là một góc nhìn xa hơn về thực trạng của vấn đề, từ đó đưa ra những định hướng về xu thế phát triển của đối tượng nghiên cứu trong tương lai khi đã nhìn nhận đầy đủ về qua khứ và hiện tại của đối tượng ấy. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Trong bài nghiên cứu, việc thu thập thông tin và xử lý tài liệu là phần quan trọng và không thể thiếu. Thu thập tài liệu trên mạng qua các trang báo điện tử, tạp chí du lịch, các website trên internet như lonelyplanet.com, chudu24.com, travelbiznews.com,…giúp tiếp cận với nguồn thông tin và số liệu một cách đa dạng, cập nhật kịp thời các thông tin du lịch mới. Bên cạnh đó, có thêm nguồn tài liệu đáng tin cậy từ chính phủ Trung Quốc để so sánh đối chiếu với nguồn tin trên internet để có bài viết khách quan hơn. 6.2 Phương pháp bản đồ Đối với phương pháp bản đồ, khai thác nguồn thông tin trên hệ thống bản đồ một cách triệt để và hiệu quả là yếu tố quan trọng để tạo tính chính xác và khách quan trong việc nghiên cứu. LÝ TÀI(6096222) 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO Thông qua việc tìm hiểu bản đồ Châu Á, bản đồ Ma Cao để thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn của vị trí địa lý, các yếu tố tự nhiên, xã hội,…ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch Ma Cao. 6.3 Phương pháp tranh ảnh Thu thập tranh ảnh có liên quan để thuyết minh cho vấn đề được nói đến. Phương pháp này giúp cho sự vật hiện tượng mang tính trực quan, sinh động hơn, giúp cho người đọc hình dung ra đối tượng một cách cụ thể hơn. 6.4 Phương pháp tin học Nhờ áp dụng các lợi ích của công nghệ thông tin giúp tôi có thể dễ dàng điều chỉnh kênh hình, kênh chữ, văn bản và hình ảnh như mong muốn mà vẫn đảm bảo tính khoa học, bố cục và thẩm mỹ. 6.5 Phương pháp thống kê Sau khi đã thu thập đủ các tài liệu, số liệu thì việc tiếp thoe là thống kê chính xác các kênh số và dữ liệu để làm ngôn ngữ tư duy, phân tích khi nghiên cứu, ta sẽ thấy rõ đươc tính tổng quan của vấn đề này và có thể nắm bắt vấn đề một cách linh hoạt. LÝ TÀI(6096222) 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO PHẦN NỘI DUNG -----------------Chương 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN 1. KHÁI NIỆM DU LỊCH Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hai từ “du lịch” không còn mới lạ với chúng ta nữa. So với lúc hình thành, hoạt động du lịch ngày càng trở nên phổ biến và đang được phát triển một cách mạnh mẽ ở nhiều quốc gia. Thế nhưng, khái niệm về du lịch lại là đề tài luôn được tranh luận trong những thập kỷ qua kể từ khi thành lập Hiệp hội các tổ chức du lịch Quốc tế IUOTO (International Of Union Official Travel Organigation) tại Hà Lan vào năm 1925. Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi gắn liền với các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí,… và hơn hết là việc di chuyển chỗ của những người đi du lịch. Với nhiều quan điểm, du lịch, tất yếu là phải rời khỏi chỗ ở của một cá nhân hay một nhóm người đi đến những vùng xung quanh hoặc có thể xuyên quốc gia với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Tuyên bố La Hay (Hà Lan) về du lịch: “Du lịch là hoạt động cốt yếu của con người và của xã hội hiện đại. Bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người”. Trong khi nhu cầu của con người luôn thay đổi, mọi người khi cơm đã no, áo đã ấm thì lại phát sinh nhu cầu hưởng thụ, chính vì vậy nhu cầu du lịch không dừng lại ở những vùng đất mới, mà còn cả những gì khách du lịch có thể tham gia, thưởng thức tại điểm tham quan. Hay nói cách khác chính những người đi du lịch sẽ phải chi trả cho những hoạt động hưởng thụ của họ. Theo I.I. Pirogionic (1958): “Du lịch là một dạng của cư dân trong thời gian rảnh rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển về thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”. Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”. Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch tại Canada (1991): “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch qui định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. 1.1 TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.1.1 Khái niệm chung Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên Trái Đất và không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội. LÝ TÀI(6096222) 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO Tài nguyên du lịch là một đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Tài nguyên du lịch là một phần chứa trong tài nguyên, nó là sự quy định các yếu tố mang đến giá trị để khai thác, phục vụ cho ngành du lịch. Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị văn hóa khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Như vậy tài nguyên du lịch là yếu tố tự nhiên và nhân văn có thể sử dụng để khai thác phục vụ cho nhu cầu du lịch của con người. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng. 1.2 CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Ngày nay việc đi du lịch không đơn giản là chỉ ngừng ở hoạt động tham quan và nghỉ ngơi. Xuất phát từ yêu cầu khách quan của du khách, tạo sự mới mẻ, thu được lợi nhuận từ doanh nghiệp kinh doanh. Cá loại hình du lịch lần lượt được hình thành như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch MICE,...Tùy theo hình thức và cách khai thác các giá trị trong du lịch mà có các loại hình du lịch khác nhau. 1.2.1 Dựa vào tài nguyên du lịch 1.2.1.1 Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là du lịch làm giảm đến mức tối thiểu mức độ phá hoại môi trường tự nhiên, giúp duy trì nền văn hóa bản địa gắn với sự phát triển của cộng đồng địa phương, bảo tồn nguồn gen quý, sử dụng các sản phẩm làm từ thiên nhiên và góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của xã hội. Trong những năm qua, du lịch sinh thái không ngừng phát triển, thu hút những đối tượng có nhu cầu tham quan và tìm hiểu thiên nhiên. Hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn, nguồn gen được bảo vệ càng nhiều. Vì vạy du lịch sinh thái đã trở nên phổ biến và là thương hiệu của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. 1.2.1.2 Du lịch văn hóa Du lịch văn hóa là du lịch khai thác một cách tối đa và hiệu quả các giá trị tinh thần của dân tộc, những yếu tố này có trong các công trình kiến trúc (đình, chùa, miếu…), những phong tục tập quán, các lễ hội dân gian của các dân tộc. Đó là loại hình khám phá văn hóa. Tuy nhiên với những du khách thích tìm về những trang sử hào hung của dân tộc thì hình thức du lịch về nguồn là phù hợp nhất. Du lịch văn hóa ngày càng được du khách quan tâm và tìm hiểu. Xét về lợi ích, du lịch văn hóa không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo về sự bảo vệ cũng như góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, mang nét đặc sắc của văn hóa nước nhà đến với bạn bè trên thế giới. 1.2.2 Dựa vào mục đích du lịch 1.2.2.1 Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh không còn là hai từ xa lạ đối với cộng đồng. Tận dụng thế mạnh tài nguyên tự nhiên, các thành phần khoáng vô cơ và hữu cơ có trong nguồn nước khoáng, suối nước nóng, bùn khoáng,…làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, chữa LÝ TÀI(6096222) 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO một số bệnh về thần kinh, bệnh khớp, bệnh cao huyết áp,…du lịch nghỉ dưỡng đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn, một mặt làm tăng trưởng kinh tế quốc gia, mặt khác làm thư giãn cho cộng đồng sau những ngày làm việc vất vả để sau đó trở về làm việc với tinh thần minh mẫn. 1.2.2.2 Du lịch mạo hiểm Du lịch mạo hiểm, cụm từ khá mới mẻ đối với nước ta, nhưng đã trở nên quá quen thuộc ở một số nước trên thế giới. Tận dụng thế mạnh về tự nhiên như nơi núi cao, vực sâu, hang động,…du lịch mạo hiểm ngày càng phổ biến và thu hút khách du lịch đặc biệt là giới trẻ, những ai năng động, thích khám phá vùng đất mới, cảm giác mới. Vấn đề là sự an toàn cho du khách không được đảm bảo khi thực hiện các tour này, nhất là những chuyến đi tự phát. Hiện tại, một số công ty đang tiến hành các tour mạo hiểm mà yếu tố an toàn cho du khách được đặt lên hàng đầu. Việt Nam, với địa hình lý tưởng, trong tương lai du lịch mạo hiểm sẽ trở nên phổ biến hơn. 1.2.2.3 Du lịch MICE Du lịch MICE hay ta hay nói với cụm từ “du lịch hội thảo”. Thật ra cụm từ MICE là viết tắt của từ Meeting (hội hợp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo), Exhibition (triển lãm). Du lịch MICE ra đời đáp ứng nhu cầu tìm kiếm đối tác, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước của các quốc gia. Đây là loại hình du lịch tiềm năng, nếu được phát triển, nó sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngành du lịch nước nhà. Muốn vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật là điều tất yếu, thông qua du lịch MICE các đối tác nước ngoài vừa thấy được tiềm năng của nước chủ nhà, vừa biết thêm về văn hóa của các dân tộc, tạo môi trường giao lưu học hỏi lẫn nhau. 1.2.2.4 Du lịch Team Building Team Building là loại hình du lịch mà khách du lịch tham gia vào các hoạt động tập thể như các trò chơi trên biển, truy tìm kho báu, giải mã từ khóa bí ẩn,…Đây là loại hình du lịch được ưa chuộng trong các công ty, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Khi tham gia vào các hoạt động này, du khách sẽ có được sự vui vẽ và hứng thú khi tham gia vào các trò chơi, mặt khác đây là cơ hội để mỗi cá nhân thể hiện tinh thần đoàn kết tập thể, giúp đỡ lẫn nhau. Team Building ngày càng trở nên phổ biến, thu hút nhiều đối tượng tham gia, nhất là đối với những người năng động, nhiệt tình. 1.3 CHỨC NĂNG CỦA DU LỊCH 1.3.1 Chức năng kinh tế Chức năng kinh tế của du lịch thể hiện vai trò của con người trong việc sản xuất, đây là cơ sở tồn tại của xã hội. Nói cách khác, nếu con người có một chuyến nghỉ ngơi thoải mái thì sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Du lịch giúp con người hồi phục sức khỏe sau những thời gian vất vả, có thêm động lực để tiếp tục công việc có hiệu quả và tạo ra hiệu quả tích cực trong công việc, góp phần đẩy mạnh nền sản xuất xã hội. Bên cạnh đó chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở khía cạnh dịch vụ. Khi du khách đến tham quan, điều làm du khách hài long hay không chính là dịch vụ ở nơi đến. Thông qua dịch vụ trong du lịch ta có thể đánh giá được sự phát triển của địa phương. Dịch vụ là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu nhập lớn của nhiều quốc gia. 1.3.2 Chức năng xã hội Với áp lực công việc hiện nay, khách du lịch cần có thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn. Chính vì vậy, chức năng xã hội thể hiện vai trò trong việc giữ gìn, hồi phục sức khỏe và tăng cường sức sống cho nhân dân. Ở một góc độ nào đó, du lịch góp phần có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. LÝ TÀI(6096222) 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO Từ việc đi du lịch, tìm hiểu những vùng miền khác nhau, những nền văn hóa khác nhau của dân tộc, quen biết được những người bạn mới, qua đó tăng thêm lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết quốc tế, các phẩm chất tốt đẹp của con người như lòng yêu lao động , tình bạn,…cũng được hình thành và góp phần làm cho xã hội phát triển văn minh. 1.3.3 Chức năng sinh thái Yếu tố tự nhiên là yếu tố không thể thiếu trong sự hình thành , phát triển du lịch địa phương, thông qua các cảnh quan làm con người trở nên gần gũi với thiên nhiên, có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên. Chính vì vậy, du lịch có chức năng trong việc giữ gìn, duy trì các cảnh quan, đó là một điêu cần thiết. Du lịch với tự nhiên làm tăng tính giáo dục của con người trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, tăng tính bền vững, tạo cho con người có thêm tri thức về thiên nhiên. 1.3.4 Chức năng chính trị Nếu chức năng xã hội làm tăng tinh thần đoàn kết quốc tế thì chức năng chính trị trong du lịch thể hiện rõ với vai trò là nhân tố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, làm cho con người sống ở những nơi khác nhau trên trái đất càng xích lại gần nhau hơn, tạo nên sự hiểu biết và tăng tình hữu nghị giữa các dân tộc. 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.4.1 Tài nguyên du lịch 1.4.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần có trong tự nhiên được khai thác và bảo vệ để phục vụ cho việc du lịch. Các yếu tố tự nhiên bao gồm: Địa hình, khí hậu, nguồn nước và sinh vật. Địa hình được khai thác trong du lịch thường là các dạng địa hình đồi núi và đồng bằng. Trong đó đồi núi được khai thác nhiều hơn trong du lịch do nhu cầu của du khách hay chính vì không gian mát mẻ, thoáng đảng trên những đỉnh núi cao. Ngoài ra những dạng địa hình đang được khai thác rất hiệu quả đó là kiểu địa hình Karstơ (Đá vôi) như Kartơ hang động (Phong Nha), Kartơ ngập nước (Vịnh Hạ Long) và kiểu địa hình ven bờ. Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển du lịch, nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Khách du lịch thường chọn đi du lịch vào những mùa mát mẻ, khí hậu dễ chịu, số ngày mưa tương đối ít, số ngày nắng cao, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Trên thế giới có ba khu vực được đánh giá là thỏa mãn những yêu cầu trên, đó là khu vực Địa Trung Hải, vùng biển Caribe và khu vực Đông Nam Á. Nguồn nước có vai trò quan trọng đối với con người, ta có thể nhịn ăn chứ không thể nhịn uống được. Trong hoạt động du lịch, nguồn nước được khai thác không những phục vụ sinh hoạt, mà còn ở khía cạnh sức khỏe. Đó chính là nguồn nước khoáng, trong nhóm thành phần của nước khoáng có nhiều tạp chất như nhóm Cacbonic, nhóm Silic, nhóm Brom-Iot-Bo,…có thể giúp du khách chữa một số bệnh như khớp, tiêu hóa, thần kinh,… Nhu cầu của con người luôn thay đổi, vì vậy du lịch cũng không ngừng cải tiến, sáng tạo ra những loại hình du lịch mới phục vụ cho khách du lịch. Trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên động, thực vật, các loại hình du lịch như tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,…để thấy được sự đa dạng sinh học của các nhóm loài. Bên cạnh đó loại hình du lịch săn bắn thể thao cũng trở nên phổ biến, nhưng phải được thực hiện theo quy định là không làm ảnh hưởng đến số lượng loài, nguồn gen quý…. 1.4.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn LÝ TÀI(6096222) 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO Tài nguyên du lịch nhân văn là tổng thể các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra trong lịch sử, mang giá trị tinh thần sâu sắc, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn thể hiện ở các loại: Di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, các làng nghề cổ truyền, các đặc trưng văn hóa dân tộc, các yếu tố sự kiện văn hóa thể thao,… Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản chung của dân tộc, thể hiện quá trình phát triển ở một thời kì lịch sử, bao gồm những nhóm : Di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh. Lễ hội là hình thức tổ chức sinh hoạt của người dân ở một vùng địa lý nhất định, thể hiện sự tín ngưỡng, hay nâng cao tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Lễ hội gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần nghi thức trang nghiêm với mục đích tưởng niệm hoặc cầu phúc,…phần hội là phần vui chơi của cộng đồng với mục đích đem lại sự may mắn, hạnh phúc và thắt chặt tình đoàn kết giữa những người trong cộng đồng. Lễ hội có sức hấp dẫn du lịch rất cao. Khách du lịch có cơ hội tìm hiểu về văn hóa dân tộc mà còn có thể tham gia các hoạt động trong phần hội. Làng nghề cổ truyền là những làng thủ công truyền thống sinh hoạt kinh tế theo mọi hình thức nhất định. Đó là những hoạt động chung hay riêng của cộng đồng địa phương để tạo nên sản phẩm đặc trưng, mang tính nghệ thuật và sau đó là những mặt hàng lưu niệm thu hút khách du lịch. Các sự kiện văn hóa thể thao bao gồm các hội chợ triển lãm, các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, sự kiện giao lưu văn hóa,…nhằm quảng bá hình ảnh, đặc sản,…của một dân tộc, một đất nước đến với cộng đồng hay trên thế giới. 1.4.1.3 Ý nghĩa của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển du lịch. Là yếu tố tác động đến sự hình thành du lịch cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cho quốc gia. Ngành du lịch tận dụng, khai thác những yếu tố tự nhiên và nhân văn để thực hiện việc kinh doanh, sự đa dạng và nét độc đáo của các loại tài nguyên mang đến là yếu tố thu hút du khách, đảm bảo cho doanh thu cao, từ đó làm cho nền kinh tế quốc gia phát triển. Sử dụng hiệu quả tài nguyên còn thể hiện ở mặt khai thác đi đôi với bảo vệ, bảo tồn, phát triển bền vững các giá trị văn hóa, đa dạnh sinh học,…Du lịch bảo vệ nguồn tài nguyên nhân văn không bị phá hủy, các loài động thực vật được bảo tồn, các giá trị văn hóa được phát huy và lưu giữ. Phát triển du lịch hiệu quả từ việc khai thác tài nguyên mang lại lợi ích cho chính quyền địa phương và hơn hết tạo công ăn việc làm cho người dân cộng đồng địa phương, thoát khỏi đói nghèo, bệnh tật. Bên cạnh đó những nét đẹp của tự nhiên, nét văn hóa điển hình được ngành du lịch quảng bá ra bạn bè quốc tế, góp phần tạo nên thương hiệu du lịch quốc gia. 1.4.2 Nguồn nhân lực du lịch Ở bất kì ngành kinh tế nào, yếu tố nguồn nhân lực đều rất quan trọng. Nguồn nhân lực không chỉ thể hiện khả năng đem lại hiệu quả trong kinh doanh mà hơn hết nguồn nhân lực thể hiện vai trò của nhóm lao động trong ngành nghề, vị trí của ngành nghề đó trong cơ cấu những nền kinh tế quan trọng, được nhà nước chú trọng đầu tư phát triển. Với ngành du lịch, nguồn nhân lực hay nói cách khác chính là những người đang phục vụ khách du lịch, những người đào tạo ra đội ngũ cán bộ trong du lịch. Trong đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch lại chia ra nhiều lĩnh vực nhỏ và ở mỗi lĩnh vực, số lượng và thành phần nhân viên lại khác nhau, tùy theo tính chất công việc và môi trường làm LÝ TÀI(6096222) 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO việc. Về lĩnh vực nhà hàng - khách sạn có nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ bàn, buồng, nhân viên phục vụ dịch vụ bổ sung, nhân viên kinh doanh, nhân viên chế biến món ăn (bếp trưởng). Trong kinh doanh lữ hành có nhân viên marketing, nhân viên điều hàng và người thực hiện tour hay chính là hướng dẫn viên. Bên cạnh đó có một số ngành nghề không qua đào tạo nghiệp vụ về du lịch nhưng là thành phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch, đó là tài xế, bác sĩ,…Do tính đặc thù của công việc nên mỗi nhân viên đều phải chuẩn bị thật tốt nghiệp vụ cho mình. Nghề du lịch được ví như “nghề làm dâu trăm họ” bởi họ phải theo nhu cầu của khách hàng mà thực hiện tour. Nhu cầu của khách du lịch thì “chín người mười ý”, vậy nên mỗi nhân viên cần có kiến thức chuyên môn vững vàng để giải quyết tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện dịch vụ. Hiện nay trên cả nước có trên 25 trường đại học và trên 15 trường cao đẳng đang dạy các ngành nghề liên quan đến du lịch như hướng dẫn viên, quản trị kinh doanh du lịch, quản trị nhà hàng - khách sạn…Nhìn chung nguồn nhân lực Việt Nam số lượng đạt yêu cầu nhưng chất lượng chưa đảm bảo, nhất là kỹ năng nghiệp vụ du lịch. Một điều đáng quan tâm đó là số lượng sinh viên theo học du lịch (nhất là hướng dẫn viên) khi ra trương phần lớn làm trái nghề. Xét chung do tính chất của nghề du lịch nói chung và hướng dẫn viên nói riêng, có sự bất tiện trong cách sinh hoạt và thể lực của mỗi cá nhân trên đường tour (http://kenhtuyensinh.vn/danhsachcactruongdaotaonganhdulichnha-hang-khach-san). 1.4.3 Kinh tế Kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển du lịch. Ở các nước đang phát triển, việc giảm tỷ trọng từ cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp sang tăng cơ cấu dịch vụ là vấn đề cần thiết. Nông nghiệp và công nghiệp là bàn đạp cho dịch vụ phát triển. Bởi những sản phẩm từ nông nghiệp và công nghiệp nếu được nghiên cứu và khai thác, có thể phục vụ trực tiếp cho dịch vụ. Du lịch là một ngành dịch vụ và cũng là một ngành kinh tế. Kinh tế và du lịch có mối quan hệ rất quan trọng, bổ trợ nhau trong quá trình phát triển đất nước. Kinh tế và du lịch có mối quan hệ mật thiết. Kinh tế là tổng thể nhiều ngành nghề khác nhau trong đó có nông nghiệp, công nghiệp, thủ công truyền thống, ngân hàng,…Du lịch chính là thị trường rộng lớn tiêu thụ cho những sản phẩm của các ngành nghề trên. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp cung cấp các hàng hoa làm quà lưu niệm, ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính, phương thức thanh toán,…Chính vì vậy, phát triển du lịch cũng là cơ hội để phát triển các ngành nghề khác trong cơ cấu thành phần kinh tế. Mặt khác kinh tế phát triển còn thể hiện ở yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật. Mọi ngành kinh tế nào muốn phát triển đều phải xây dựng cho được cơ sở vật chất. Trong lĩnh vực du lịch, cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng dịch vụ tốt, chuẩn. Vì vậy, kinh tế phát triển, cơ sở vật chất phát triển, du lịch cũng theo đó mà phát triển. 1.4.4 Nhu cầu du lịch Nhu cầu du lịch và sự thay đổi nhu cầu du lịch là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự ra đời và phát triển của ngành du lịch. Khi lao động đến một mức độ nào đó, con người trong xã hội cần thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân họ, đó là những định hướng có giá trị, có kế hoạch để có một chuyến nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái, khôi phục sức khỏe và khả năng lao động, thể chất cũng như tinh thần bị hao phí trong qua trình sống. Nhu cầu du lịch là một hệ thống, thể hiện ở ba mức độ: xã hội - nhóm người - cá nhân. Với ba mức độ trên, quan trọng hàng đầu là nhu cầu nghỉ ngơi phát triển xã hội. Việc đảm bảo về năng xuất lao động sau khi chuyến du lịch kết thúc là vấn đề mà xã hội LÝ TÀI(6096222) 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO quan tâm vì cốt lõi của nhu cầu này chính là sự hồi phục sức khỏe và tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch theo nhóm thể hiện nhu cầu của một nhóm người, nhóm dân cư theo lứa tuổi, nghề nghiệp,…Ngày nay, nhu cầu du lịch theo nhóm còn được đa dạng với hình thức du lịch gia đình, du lịch theo nhóm thanh niên. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch cá nhân gồm những đòi hỏi cá nhân theo những mục đích khác nhau như khám phá, nghỉ ngơi hay mở rộng kiến thức cho bản thân. 1.4.5 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật Trong hoạt động du lịch, yếu tố tự nhiên hấp dẫn, văn hóa địa phương độc đáo hay đội ngũ phục vụ tốt chưa hẳn làm nên sự thành công cho ngành du lịch nếu thiếu đi yếu tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở hạ tầng có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động du lịch, là phương tiện kết nối khách du lịch đến với điểm du lịch. Cụ thể hơn, hệ thống giao thông là một trong những yếu tố hàng đầu. Du lịch là sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Điều này phụ thuộc vào hệ thống đường sá và phương tiện giao thông. Một điểm du lịch có sức hấp dẫn du khách nhưng không thể khai thác nếu thiếu yếu tố giao thông. Giao thông thuận lợi rút ngắn thời gian di chuyển, du khách có thêm thời gian tham quan, và việc khai thác các nguồn tài nguyên mới trong du lịch được mau chóng tiến hành. Ngày nay, mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách đi bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Mỗi loại phương tiện có đặc điểm riêng phù hợp với từng mục đích cụ thể. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin liên lạc cũng mang lại hiệu quả cao trong hoạt động du lịch. Nó là điều kiện cần thiết đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong và ngoài nước, thông tin liên lạc là nhu cầu trao đổi thông tin trong xã hội, được đáp ứng bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhờ mạng lưới thông tin liên lạc mà việc vận chuyển tin tức càng nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng, các nước. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phong phú và đa dạng. Các cáp điện ngầm, vệ tinh, máy vi tính, điện báo, điện thoại đường dài càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, còn phải đề cập đến hệ thống công trình cung cấp điện, nước. Đây là thành phần chính tạo nên sự hài long của du khách, sự thành công của ngành du lịch. Nếu cơ sở hạ tầng là cầu nối giữa khách du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố chính giúp du khách cảm nhận được giá trị của dịch vụ, cơ sở vật chất hoàn thiện giúp chuyến du lịch được trọn vẹn vì sự thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch được thể hiện. Vì thế, ngành du lịch luôn gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Giá trị của dịch vụ mà ngành du lịch mong muốn đó chính là sản phẩm tinh thần mà du khách trải nghiệm qua, vừa đa dạng, vừa làm hài long, nó là kết quả của việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trên cơ sở xây dựng hệ thống các công trình. Các dịch vụ thể hiện được giá trị của nó khi cơ sở vật chất kỹ thuật thật sự phát triển, sự hài long của du khách là sự kết hợp có hiệu quả giữa tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau và có chức năng riêng biệt, song đều có một ý nghĩa nhất định việc tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch. Nếu việc tham quan du lịch được thực hiện trên qui mô lớn, điều kiện tối thiểu là cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng với khách sạn, nhà hàng, khu cắm trại, trạm xăng, trạm y tế, khu vui chơi thể thao,…để đảm bảo sự cung cấp đủ số lượng. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn được thể hiện ở ba tiêu chuẩn chủ yếu. Đó là, đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch; đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình LÝ TÀI(6096222) 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO xây dựng và khai thác các cơ sở vật chất kỹ thuật; thuận tiện cho du khách từ nơi khác đến trong việc đi lại. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch gồm cơ sở phục vụ ăn uống, cơ sở thể thao, cơ sở y tế, cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung,… 1.4.6 Chính trị Với một quốc gia hay vùng lãnh thổ nhất định, yếu tố chính trị là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển của hoạt động du lịch hay làm cho ngành du lịch bi kìm hãm, không phát triển. Khách du lịch ai cũng muốn được thư giãn trong một không gian yên bình, không bạo lực. Chính vì vậy, du lịch chỉ có thể phát triển trong một môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, hòa bình là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngược lại, chiến tranh sẽ làm ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn hại đến môi trường tự nhiên. 1.4.7 Cách mạng khoa học kỹ thuật Cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa và tự động hóa trong quá trình sản xuất là ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Đây là những nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch và hoạt động du lịch. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà lao động chân tay giảm xuống, bằng việc biết sử dụng máy móc, con người chủ động hơn trong việc sản xuất hàng hóa và tạo nên năng xuất lao động cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng công cụ lao động của các ngành nghề khác nhau đòi hỏi có các công cụ khác nhau, mỗi công cụ đều có đặc điểm riêng. Việc sử dụng các công cụ trong sản xuất đã làm tăng cường độ căng thẳng lên nhanh chóng, sự mất cân đối giữa chế độ ăn uống và chế độ làm việc ngày càng nhiều. Vì vậy, cần phải có thời gian để phục hồi lại sức khỏe sau những ngày lao động vất vả bằng cách nghỉ ngơi du lịch. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ MA CAO VÀ DU LỊCH MA CAO 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MA CAO VÀ DU LỊCH MA CAO 2.1.1 Vị trí và nguồn gốc tên gọi 2.1.1.1 Vị trí Ma Cao là một trong hai khu hành chính đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng với Hồng Kông. Ma Cao nằm ở mặt tây của đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với tỉnh Quảng Đông ở phía bắc và nhìn ra biển Đông ở phía đông và phía nam. Ma LÝ TÀI(6096222) 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHỮNG NHÂN TỐ MANG LẠI SỰ THÀNH CÔNG CHO NGÀNH DU LỊCH MA CAO Cao nằm cách 60 km về phía tây nam của Hồng Kông và cách Quảng Châu 145 km. Ma Cao có 41 km đường bờ biển, song chỉ có 310 m ranh giới trên bộ với Quảng Đông. Ma Cao gồm bán đảo Ma Cao cùng hai đảo Đãng Tử (Taipa) và Lộ Hoàn (Coloane), song hai đảo này ngày nay đã được nối với nhau thông qua một vùng đất lấn biển được gọi là Lộ Đãng Thành (Cotai). Ma Cao với tổng diện tích 29,5 km. Ma Cao được thành hình từ cửa sông của Châu Giang (sông của Trung Quốc) ở phía đông và Tây Giang ở phía tây. Ma Cao giáp với đặc khu kinh tế Chu Hải tại Trung Quốc đại lục. Cửa khẩu chính giữa Ma Cao và phần còn lại của Trung Quốc là Quan Áp (Portas do Cerco) ở phía Ma Cao, và cửa khẩu Củng Bắc bên phía Chu Hải. Bán đảo Ma Cao nguyên cũng là một hòn đảo, song về sau đã xuất hiện dải cát nối với lục địa và nó dần phát triển thành một eo đất hẹp, từ đó Ma Cao thành một bán đảo. Hoạt động cải tạo đất trong thế kỷ 17 đã làm cho Ma Cao thành một bán đảo với địa hình bằng phẳng, mặc dù vùng đất ban đầu vẫn có rất nhiều đồi dốc. Điệp Thạch Đường Sơn (Alto de Coloane) là điểm cao nhất tại Ma Cao, với cao độ 170,6 m.Với mật độ đô thị hóa dày đặc, Ma Cao không có đất canh tác, đồng cỏ, rừng hay đất rừng. + Bán đảo Áo Môn - thành phố Ma Cao Bán đảo Áo Môn, ở phía Bắc là đường biên giới hành chính trên đất liền của Ma cao, giáp với thành phố Chu Hải của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Bán đảo Ma Cao có thành phố Ma Cao xinh đẹp được xem là trung tâm tài chính của Ma Cao. Nơi đây tập trung các trung tâm vui chơi, giải trí vào hàng bậc nhất của Ma Cao. Bán đảo được xây dựng tráng lệ với những nét kiến trúc hài hoà của phương Đông và phương Tây. Các khu nghỉ dưỡng phức hợp kết hợp vui chơi giải trí như: The Grand Canal Shoppes, quảng trường St. Mark’s, quảng trường Senado, Venetian …. Cầu Ma Cao - Taipa có chiều dài 2,5 km, đứng sừng sững giữa biển. Cầu được xây dựng từ năm 1974 góp phần nối liền thành phố Ma Cao với dải Cotai. Nằm giữa 2 chiếc cầu khác có tên gọi là Friendship (dài 4,5 km, khánh thành năm 1994) và cầu Sai Van (dài 2,2 km, khánh thành năm 2004). Du khách có thể dừng chân ngắm nhìn thiết kế độc đáo của kiến trúc cầu Taipa với những nhịp cầu vững chắc. + Đảo Taipa Taipa đóng vai trò là cửa ngõ quốc tế quan trọng của Ma Cao. Cuộc sống ở Taipa còn mang đậm dấu ấn của vùng nông thôn yên bình chưa bị những tác động của các yếu tố hiện đại. Ở Taipa có một đường băng mới được xây dựng. Sân bay này được ví như ngôi nhà chung cho sân bay quốc tế Ma Cao. Phục vụ nhiều chuyến bay cho các thành phố lớn như: Trung Quốc, Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Ngoài ra, Taipa còn là một trong những hòn đảo thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm bởi vẻ đẹp đặc trưng của đảo và những điểm du lịch hấp dẫn bãi biển Taipa, Nhà thờ Our Lady of Carmel, Tượng đài Taipa, Làng Taipa, đồi Taipa Grande và Taipa Pequena, Nhà thờ St. Lawrence, Vườn Carmel, Nhà Taipa – Bảo tàng, Đền thờ Pou Tai Un, Cầu Sai Van… + Đảo Coloane Coloane thuộc một trong hai hòn đảo đẹp của Ma Cao. Nơi đây mang đậm dấu ấn những tàn tích của nền văn hóa phương Tây - Bồ Đào Nha ngự trị. Đảo Coloane là thiên đường cho những du khách yêu thích không gian yên tĩnh, thanh bình. Nơi đây thoát ra khỏi sự náo nhiệt, ồn áo của đường phố nơi thành thị. Hac Sa Bay (Bãi biển Hắc Đế Sa) là một trong những bãi tắm nổi tiếng ở Ma Cao. Phía Bắc của Vịnh là một khách sạn sang trọng có sân gôn. Một bãi tắm phổ biến khác ở Ma Cao đó là Bamboo Bay, ở phía Nam của đảo, nơi dành cho những du khách yêu thích lướt sóng, đua ngựa. LÝ TÀI(6096222) 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan