Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Những hiểu biết về bệnh viêm xoang...

Tài liệu Những hiểu biết về bệnh viêm xoang

.PDF
7
203
74

Mô tả:

Những hiểu biết về bệnh viêm xoang Viêm xoang là tình trạng viêm của xoang và mũi. Viêm xoang có thể gây đau đầu hoặc nặng ở mắt, mũi, vùng má hoặc ở một bên đầu. Bệnh nhân viêm xoang cũng có thể ho, sốt, thở hôi, nghẹt mũi kèm với nước mũi đặc. Bài viết sau giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh này. I. Triệu chứng, biểu hiện viêm xoang 1. Cấp tính Xoang sàng (phía sau mắt) - Nghẹt mũi kèm với chảy nước mũi trước hoặc sau (nước mũi nhỏ xuống thành họng ngay phía sau lỗ mũi). - Cảm giác đau hoặc nặng xung quanh góc trong của mắt hoặc đi xuống một bên mũi. - Nhức đầu ở thái dương hoặc xung quanh mắt. - Cảm giác đau và nặng sẽ nặng hơn khi ho, căng thẳng, hoặc nằm ngửa và giảm bớt khi đầu giữ ở tư thế thẳng. - Thường có sốt. Xoang hàm (phía sau xương gò má) - Đau dọc theo xương gò má, phía dưới và xung quanh mắt hoặc xung quanh răng hàm trên. - Đau hoặc nặng ở một bên hay cả 2 bên. - Gò má căng, đỏ hoặc sưng. - Triệu chứng đau và nặng sẽ nặng hơn khi đầu ở tư thế thẳng và cúi ra trước, giảm bớt khi tựa đầu ra sau. - Chảy nước mũi trước hoặc sau. - Thường có sốt. Xoang trán (phía sau trán, 1 hoặc 2 bên) - Nhức đầu nặng ở vùng trán. - Thường có sốt. - Đau nặng hơn khi tựa đầu ra sau và cải thiện khi đầu thẳng. - Chảy nước mũi trước hoặc sau. Xoang bướm (phía sau mắt) - Nhức sâu bên trong đầu ở phía sau và vùng đỉnh đầu, ngang qua trán và phía sau mắt. - Thường có sốt. - Đau nặng hơn khi nằm ngửa hoặc cúi ra trước. - Nhìn đôi hoặc nhìn mờ nếu áp lực tác động lên não. - Chảy nước mũi trước hoặc sau. 2. Mạn tính Xoang sàng - Chảy nước mũi kéo dài, nghẹt và khó chịu nhẹ dọc theo sống mũi. - Đau nặng hơn vào xế trưa hoặc khi mang mắt kính. - Đau họng mạn tính và thở hôi. Xoang hàm - Khó chịu hoặc nặng ở vùng sau mắt. - Đau răng kéo dài. - Có thể đau nặng hơn khi cảm cúm hoặc dị ứng. - Sự khó chịu tăng lên trong ngày kèm với ho nhiều hơn vào buổi tối. Xoang trán -Nhức đầu nhẹ, kéo dài ở vùng trán. - Đã bị chấn thương hoặc tổn thương ở khu vực xoang trước đây. Xoang bướm Thường gặp là nhức đầu toàn thể mức độ nhẹ. II. Phòng ngừa viêm xoang Tránh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên - Tiêm vaccin ngừa cúm hằng năm có thể ngừa cúm và những nhiễm trùng cơ hội của đường hô hấp trên. Những loại thuốc điều trị cúm khác như zanamivir (Relenza) và oseltamivir (Tamiflu) nếu được dùng vào lúc các triệu chứng mới xuất hiện cũng có thể giúp phòng nhiễm trùng. - Giữ thói quen rửa tay và tránh tiếp xúc với những người bị cúm. - Trong một số nghiên cứu đã cho thấy thuốc kẽm carbonate có tác dụng làm giảm thời gian kéo dài của nhiều triệu chứng cúm. - Giảm stress và ăn nhiều chất chống ôxy hóa, đặc biệt là những trái cây tươi, có màu sẫm và rau quả có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chuẩn bị đối phó với những dị nguyên theo mùa - Nếu viêm xoang có nguyên nhân từ các dị nguyên theo mùa hay môi trường thì việc tránh xa khỏi chúng là rất quan trọng. Nếu không tránh được, có thể dùng một số loại thuốc như kháng histamin thông dụng hoặc thuốc xịt thông mũi trong các cơn cấp tính. - Những người bị dị ứng theo mùa có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi dùng những loại kháng histamin được kê đơn không có tác dụng an thần trong những mùa bị dị ứng. - Tránh ở ngoài trời quá lâu vào mùa gây dị ứng. Đóng các cửa sổ lại và dùng máy điều hòa để lọc những tác nhân gây dị ứng nếu cần thiết. Có thể sử dụng máy làm ẩm. - Thuốc tiêm chống dị ứng, còn được gọi là “liệu pháp miễn dịch” cũng có thể hiệu quả trong việc làm giảm và hạn chế viêm xoang do dị ứng. Bạn có thể được các bác sĩ chuyên khoa dị ứng tiêm trong 3-5 năm nhưng chúng thường cho kết quả làm giảm hoặc hết hoàn toàn triệu chứng dị ứng trong nhiều năm. Giữ nước - Giữ vệ sinh xoang bằng cách uống nhiều nước để làm loãng chất tiết ở mũi. - Tránh đi máy bay, nếu cần phải đi thì dùng thuốc xịt làm thông mũi trước khi đi để giữ cho các lỗ mở của xoang được thông và thường xuyên nhỏ dung dịch muối trong khi đang bay. - Dung dịch muối xịt mũi (có bán ở các hiệu thuốc) có thể giúp giữ ẩm hốc mũi, loại bỏ những tác nhân gây nhiễm trùng. Xông mũi bằng nước nóng hoặc tắm hơi cũng có thể có ích. Tránh những tác nhân dị ứng từ môi trường - Những người bị viêm xoang mạn tính nên tránh những hoạt động hoặc môi trường có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, chẳng hạn như hút thuốc, hút thuốc thụ động, và lặn trong hồ bơi có chứa clo. III. Điều trị viêm xoang Mục tiêu điều trị viêm xoang là giảm phù nề hoặc giảm viêm ở mũi và xoang, giới hạn nhiễm trùng, tăng dẫn lưu xoang và giữ cho các xoang được thông. 1. Thuốc Giảm viêm Các tế bào máu và những tế bào ở niêm mạc xoang lúc bình thường có thể chiến đấu chống lại những tác nhân lạ xâm nhập. Tuy nhiên, khi lượng virus và vi khuẩn quá nhiều kèm với việc hệ miễn dịch bị quá tải hoặc quá mẫn với dị nguyên thì kết quả cuối cùng sẽ dẫn đến viêm xoang. Với biện pháp điều trị thích hợp, các những nhiễm trùng ngắn hạn có thể được điều trị hiệu quả. Do những tác nhân lạ kích thích tạo ra nhiều phản ứng khác nhau nên cũng có nhiều cách điều trị khác nhau có thể trị được những triệu chứng viêm. - Thuốc thông mũi có thể giúp làm giảm bít tắc được thở và đóng vai trò quan trọng trong bước đầu điều trị để làm giảm triệu chứng. + Thuốc xịt mũi không cần kê đơn pseudophedrine (Afrin), phenylephrine (Neo-Synephrine), naphazoline(Naphcon) chlorzoxazone (Forte) cho tác dụng nhanh nhất, trong vòng 1-3 phút. Những thuốc này không nên dùng quá 3 ngày vì chúng sẽ trở nên ít hiệu quả hơn và cần phải dùng một lượng lớn hơn để cho hiệu quả tương tự. Có thể hạn chế hiện tượng nhờn thuốc này bằng cách đổi sang dùng lỗ mũi bên còn lại và giảm tần số dùng thuốc xuống. Một số người sử dụng thuốc xịt mũi một cách quá mức và trở nên phụ thuộc vào thuốc để có thể thở được bình thường và cần phải có một chương trình cai nghiện một cách khó khăn bao gồm sử dụng thuốc uống, thuốc xịt mũi steroid, nước mũi, corticoid hệ thống hoặc kết hợp những thứ trên. + Thuốc thông mũi đường uống (dạng viên hoặc lỏng) chứa những hoạt chất giả ephedrine hoặc phenylephrine. Hầu hết các hiệu thuốc có bán nhiều dạng thuốc thông mũi và tất cả để cho những kết quả tương tự. Thuốc chính hãng đắt tiền hơn nhưng mức độ phóng thích chậm hơn, do đó có thể dùng với tần số thưa hơn. Thuốc dạng generic thì rẻ hơn và cần phải uống 4-6 giờ/lần. Chúng cho tác dụng chậm hơn thuốc dạng xịt. Thường thì thuốc thông mũi đường uống đạt được hiệu quả trong vòng 30-60 phút. Cũng giống như thuốc dạng xịt, thuốc thông mũi đường uống có thể trở nên kém hiệu quả hơn nếu dùng lâu dài. Hiện tượng nhờn thuốc có xảy ra nhưng không nhiều bằng thuốc dạng xịt. Những thuốc có chứa chất giả ephedrine hiện nay không còn được bày ra trước cửa quầy thuốc nữa nhưng bạn vẫn có thể mua chúng mà không cần đơn bác sĩ. - Cả thuốc dùng cho đường uống và đường xịt đều có tác dụng phụ, bao gồm những kích thích toàn thể gây tăng nhịp tim và huyết áp, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, lo âu, run giật, khô miệng, nhìn mờ và nhức đầu. Chúng cũng có thể gây bí tiểu. Do đó những người trước đây đã từng bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, lo âu, hoặc bệnh lý đường niệu (đặc biệt là bệnh lý ở tuyến tiền liệt) nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Ngoài ra, phối hợp thuốc thông mũi với những loại thuốc khác có tác dụng phụ tương tự có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Giới hạn nhiễm trùng • Mục tiêu chính của điều trị là quét sạch vi trùng ra khỏi xoang bằng kháng sinh giúp ngăn ngừa biến chứng, làm giảm triệu chứng và giảm nguy cơ bị viêm xoang mạn tính. • Trong những trường hợp viêm xoang cấp tính và chưa có biến chứng, có thể dùng penicillin tổng hợp như amoxicillin (Amoxil, Polymox, hoặc Trimox). Loại kháng sinh này cho hiệu quả tốt đối với những vi khuẩn thông thường và tương đối rẻ. Tác dụng phụ thường gặp của amoxicillin bao gồm phản ứng dị ứng (sưng họng, phát ban) và khó chịu ở dạ dày. • Những người dị ứng với penicillin có thể dùng kháng sinh có chứa sulfur có tên là trimethoprim/sulfamethoxazole hoặc TMP/SMX (như Bactrim, Cotrim, hoặc Septra). Loại thuốc này không được dùng với những người dị ứng với sulfur. • Những người đã được điều trị viêm xoang cấp vài lần hoặc những người bị viêm xoang mãn có thể đề kháng với amoxicillin và TMP/SMX. Những loại penicillin tổng hợp mới và cephalosporin như Augmentin, cefuroxime (Ceftin) và loracarbef (Lorabid) có thể tiêu diệt hầu hết những vi khuẩn kháng thuốc gây viêm xoang. • Dùng quá mức những kháng sinh thuộc phổ vi khuẩn này có thể cuối cùng dẫn đến việc tạo ra những vi khuẩn đề kháng với những loại kháng sinh có hiệu lực nhất đang được dùng hiện thời. Do đó, những kháng sinh đơn giản như amoxicillin nên được dùng đầu tiên trong vòng 14 - 21 ngày. Quy luật cơ bản là dùng kháng sinh cho đến khi triệu chứng biến mất rồi tiếp tục dùng trong 1 tuần sau đó. Tăng dẫn lưu • Những loại thuốc dùng tại nhà có khả năng làm thông và ẩm các xoang nhờ đó có thể tăng sự dẫn lưu. • Nếu những dị nguyên từ môi trường là tác nhân gây viêm xoang, có thể cho kháng histamin để giảm phù nề niêm mạc xoang. Các dị nguyên kích thích các bạch cầu trong máu và mô phóng thích histamin vào máu làm cho dịch len ra khỏi mạch máu đi vào mô của hốc mũi gây nghẹt mũi. • Một số loại kháng histamin thông dụng có tác dụng an thần hiện nay không còn được khuyên dùng nữa vì chúng có khuynh hướng làm khô và tăng độ đặc của đờm làm cho quá trình dẫn lưu khó khăn hơn • Những thuốc kháng histamin không có tác dụng an thần như fexofenadine (Allegra), loratadine(Claritin), hoặc desloratadine (Clarinex) không làm khô niệm mạc. Nếu bị nghẹt mũi nặng, có thể cho thêm thuốc thông mũi như Allegra-D hoặc Claritin-D. Giữ thông xoang • Để điều trị viêm xoang cấp, có thể cần dùng 1 hay nhiều loại thuốc. Đối với viêm xoang cấp tái hồi hoặc viêm xoang mạn tính, có thể thêm thuốc corticoid xịt mũi để làm giảm triệu chứng. Những thuốc thường được các bác sĩ kê đơn là beclomethasone (Beconase), fluticasone (Flonase), triamcinolone (Nasacort),flunisolide (Nasalide), và Vancenase. • Corticoid là chất ức chế quá trình viêm • Corticoid xịt mũi tác động trực tiếp lên lớp niêm mạc ở hốc mũi và xoang và tác dụng rất ít lên phần còn lại của cơ thể khi được dùng với liều cho phép. • Cũng như những loại thuốc khác, corticoid xịt mũi cũng có nhiều dạng. Một số dạng dễ dung nạp hơn những dạng còn lại. Muốn sử dụng thuốc bạn cần phải có đơn bác sĩ. Những loại thuốc này không làm giảm triệu chứng ngay lập tức như thuốc thông mũi nhưng một khi đã đạt được liều điều trị thì triệu chứng thường sẽ được cải thiện và có thể sẽ không cần phải sử dụng thuốc thông mũi nữa. • Trong những tháng mà các yếu tố dị nguyên từ môi trường xuất hiện nhiều, sử dụng corticoid xịt mũi sớm có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang và giữ cho các xoang được thông và dẫn lưu tốt. 2. Phẫu thuật Một số bệnh nhân bị viêm xoang mạn không đáp ứng với điều trị nội khoa bằng kháng sinh và các loại thuốc làm giảm triệu chứng. Những người này khi có CT scan thể hiện một tình trạng viêm xoang cũng như bất kỳ những biến chứng nào của viêm xoang cũng đều có thể điều trị được bằng phẫu thuật. • Phẫu thuật xoang bằng cách dùng một sống soi mũi xoang bằng sợi quang học được dùng trong chẩn đoán. • Mục tiêu điều trị là loại bỏ lớp niêm mạc gây tắc nghẽn, làm thông mũi xoang và hỗ trợ dẫn lưu trong các xoang. • Trong khi phẫu thuật, các bác sĩ cũng có thể cắt bỏ các polyp, chỉnh hình lại vách ngăn mũi bị vẹo để làm tăng thông khí • Dùng corticoid xịt mũi lâu dài và kháng sinh thường kỳ vẫn có thể cần thiết. • Những người bị viêm xoang tiếp diễn có thể cần phải được khám kỹ hơn. Có thể bệnh nhân sẽ được cấy vi khuẩn khi đi khám định kỳ hoặc trong lúc mổ nội soi để tìm ra chủng vi trùng kỵ khí gây viêm xoang và cần phải điều trị kháng sinh theo đúng phổ kháng khuẩn hoặc cũng có thể tìm ra nấm và cần phải điều trị bằng thuốc kháng nấm. Theo Suckhoedoisong.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng