Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những hạn chế của chính sách khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và...

Tài liệu Những hạn chế của chính sách khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của nhà nước

.PDF
122
875
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHẠM THỊ HIỀN NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH KHOÁN KINH PHÍ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.70 Khoá 2006 - 2009 Hà Nội, 2008 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHẠM THỊ HIỀN NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH KHOÁN KINH PHÍ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.70 Khoá 2006 - 2009 Người thực hiện: Người hướng dẫn khoa học: Phạm Thị Hiền TS.Đặng Duy Thịnh MỤC LỤC Hà Nội, 2008 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 7 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ....................................................... 8 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 12 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 12 5. Mẫu khảo sát ......................................................................................... 13 6. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 13 7. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 14 8. Phương pháp chứng minh giả thuyết nghiên cứu ............................... 14 9. Kết cấu luận văn ................................................................................... 14 PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................15 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KHOÁN KINH PHÍ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN CỦA NHÀ NƢỚC ................... 15 1.1. Một số khái niệm ................................................................................ 15 1.1.1. Khái niệm “nghiên cứu và triển khai” ......................................... 15 1.1.2. Các loại hình nghiên cứu và triển khai ........................................ 15 1.1.3. Nhiệm vụ KH&CN........................................................................ 16 1.1.4. Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu và triển khai ..................... 17 1.1.5. Chính sách KH&CN ..................................................................... 19 1.2. Cơ sở lý luận về khoán kinh phí trong thực hiện các đề tài, dự án 20 1.2.1. Khái niệm về khoán kinh phí ....................................................... 20 1.2.2. Tại sao lại phải ban hành chính sách khoán kinh phí trong thực hiện các đề tài, dự án ............................................................................. 21 1.2.3. Cơ sở để tính khoán kinh phí trong hoạt động KH&CN.............. 22 1.2.3.1. Xác định vấn đề nghiên cứu các và nội dung công việc cần tiến hành trong các đề tài, dự án ................................................................ 23 1.2.3.2. Xác định được tổng dự toán kinh phí cần thiết phục vụ cho cả quá trình nghiên cứu ............................................................................ 23 1.2.3.3. Đánh giá sản phẩm nghiên cứu so với dự kiến đầu bài đặt ra 26 3 1.2.4. Kinh nghiệm khoán trong hoạt động sản xuất vật chất ............... 29 1.2.4.1. Khoán trong sản xuất nông nghiệp .......................................... 29 1.2.4.2. Khoán chi hành chính.............................................................. 31 1.2.5. Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính ở một số tổ chức quốc tế và nước ngoài ......................................................................................... 34 Kết luận chương 1..................................................................................... 37 CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG VỀ THỰC HIỆN KHOÁN KINH PHÍ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN CỦA NHÀ NƢỚC ................................. 41 2.1. Những quy định cụ thể về khoán của Thông tư 93 .......................... 41 2.2. Một số điểm khác biệt của Thông tư 93 so với quy định cũ ............ 43 2.3. Hiện trạng về thực hiện khoán kinh phí trong thực hiện các đề tài, dự án .......................................................................................................... 45 2.3.1. Quan hệ dự toán, cấp phát, thanh quyết toán trong hoạt động KH&CN hiện nay ................................................................................... 47 2.3.2. Chính sách khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN và các ý kiến của các nhà quản lý tài chính ............................................... 55 2.3.3. Chính sách khoán kinh phí và ý kiến của các tổ chức KH&CN, các Sở KH&CN và các nhà khoa học .................................................... 59 2.4. Sự tác động của chính sách khoán đến công tác quản lý và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN .............................................................................. 62 Kết luận chương 2.................................................................................... 65 CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHOÁN KINH PHÍ ...................................................................................................... 67 3. 1. Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu và triển khai .......................... 67 3.2. Quan điểm của hướng hoàn thiện chính sách khoán kinh phí trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ............................................................. 68 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế khoán kinh phí ........................ 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82 PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................88 1- Phụ lục 1 : Thông tư 45 ....................................................................... 88 4 2- Phụ lục 2 : Thông tư 44 ....................................................................... 93 3- Phụ lục 3: Thông tư 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN. ....................... 104 4- Phụ lục 4: ........................................................................................... 116 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, NHÀ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH KHOÁN KINH PHÍ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN. ....................................................................................... 116 Bảng 1 : Tổng hợp thông tin phiếu điều tra. ......................................... 116 Bảng 2 : Một số bất cập trong quản lý khoa học và quản lý tài chính . 117 Bảng 3 : Các ý kiến về chính sách khoán hiện hành và đề xuất hướng hoàn thiện ................................................................................................ 118 5- Phụ lục 5: Mẫu phiếu điều tra .......................................................... 120 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT -BTC: Bộ Tài chính. -BKHCN: Bộ Khoa học và Công nghệ -BKHCNMT: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng -CHLB Đức: Cộng hoà Liên bang Đức. -IC: Vi mạch, mạch tổ hợp (Intergrated Circuit) -KH&CN: Khoa học và công nghệ -KHCN: Khoa học công nghệ -KHXH&NV: Khoa học xã hội và nhân văn -NSNN: Ngân sách nhà nƣớc. -NC&TK: Nghiên cứu và triển khai . -OECD (Organization for Economic Co-operation anh Development) : Tổ chức Hợp tác và phát triển Quốc tế. -TSKH: Tiến sỹ khoa học. -TTLT: Thông tƣ liên tịch. -UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc. 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoàn thiện cơ chế quản lý khoa học và công nghệ trong bối cảnh hội nhập và nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trƣờng là vấn đề cấp bách đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà chính sách phải tập trung sức lực và trí tuệ. Cơ chế quản lý cũ đã không còn phù hợp, trong đó cơ chế quản lý tài chính hiện tại còn mang nặng tính hình thức, máy móc, tạo ra cơ chế đối phó và chƣa đi vào thực chất của hoạt động nghiên cứu khoa học. Cơ chế quản lý khoa học chƣa thực sự thúc đẩy phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. Vậy vấn đề đặt ra là phải có cơ chế quản lý sao cho phù hợp. Nếu có một cơ chế tài chính mang tính đặc thù riêng và phù hợp thì sẽ tạo đƣợc bƣớc đột phá trong các hoạt động NC&TK. Một công đoạn trong khâu quản lý tài chính là việc kiểm soát và thẩm định dự toán cho các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Hai công việc này thực sự là vấn đề đã đƣợc nhiều diễn đàn quan tâm bàn bạc , nhƣng để có một phƣơng thức sao cho phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ thì chƣa có. Hiện tại các chế tài cho việc này cũng chƣa thật chặt chẽ. Công tác thẩm định dự toán cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong nội dung của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nhiều phần không có các định mức cụ thể. Tại cuộc hội thảo “Đổi mới cơ chế quản lý nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội” diễn ra trong hai ngày 21, 22 tháng 12 năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh, TSKH Nguyễn Xuân Quỳnh, chủ nhiệm chƣơng trình KC.03 nhận xét: “Cách quản lý tài chính như hiện nay, từ khâu xét duyệt đề tài, thẩm định đề tài và quyết toán kinh phí còn mang nặng tính hình thức và tạo ra…cơ chế nói dối. Chẳng hạn trong xét duyệt các đề tài KHCN trọng điểm cấp nhà nước (có thể xem là những đề tài khó và chưa bao giờ nghiên cứu trước đó) lại phải làm dự toán theo từng hạng mục chi, phải chi tiết đến từng linh kiện điện tử. Như vậy, chỉ có thể có hai 7 khả năng: đó là đề tài đã được nghiên cứu, làm xong mọi việc nên mới có thể biết được chính xác đến từng con IC, khả năng thứ hai là tác giả phải bịa hoàn toàn. Lý do là chưa nghiên cứu thì không thể nào dự toán chi tiết đến từng con IC hay từng ngày công lao động” 1. Về các định mức chi cho khoa học đã có các văn bản hiện hành, tuy nhiên nhiều nội dung, hạng mục của hoạt động nghiên cứu vẫn chƣa đƣợc đề cập cụ thể nên cũng gặp khó khăn cho lập dự toán kinh phí, đặc biệt là thù lao cho ngƣời làm nghiên cứu (công của các nhà khoa học) đang rất bất cập, các mức chi trả chƣa tƣơng xứng với sức lao động bỏ ra. Chính vì vƣớng từ khi thẩm định dự toán kinh phí cho các nội dung công việc nên thực tế các khâu kiểm soát sau cũng chỉ là hình thức nếu nhƣ một khi chủ nhiệm của các nhiệm vụ có ý đồ không trung thực trong vấn đề tài chính. Đã có chính sách khoán kinh phí trong nghiên cứu khoa học, đƣợc hƣớng dẫn cụ thể tại Thông tƣ số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Liên Bộ KHCN và Bộ Tài Chính, nhƣng thực tế là việc triển khai rất chậm và gần nhƣ là chƣa đƣợc triển khai, đặc biệt là ở các địa phƣơng. Vậy lý do là ở chỗ nào, liệu có phải là còn có nhiều hạn chế hay không. Hơn nữa đã nói đến khoán kinh phí thì phải đƣợc hiểu theo đúng nghĩa của nó, vậy nếu theo đúng nghĩa khoán thì phải ra sao, liệu đã phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trong công tác quản lý khoa học hay chƣa, đó là một vấn đề cần phải nghiên cứu. Trƣớc thực tế này, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để thấy đƣợc hạn chế của chính sách khoán kinh phí và từ đó đƣa ra các hƣớng để hoàn thiện chính sách khoán này giúp cho các nhà quản lý và cả các đối tƣợng bị quản lý vừa thực hiện tốt chức năng quản lý vừa tạo thông thoáng cho các hoạt động NC&TK. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1 Nguồn: “Khoán” lối ra cho khoa học http://www.vietnamnet.vn, cập nhật ngày 23/12/2004 8 Hầu hết ở các nƣớc, đặc biệt là các nƣớc phát triển có hệ thống tài chính hoạt động rất chặt chẽ và minh bạch nên không có nghiên cứu nào về vấn đề này. Cơ sở để tính dự toán kinh phí cho các đề tài, dự án cũng khác với nƣớc ta Hộp 1: Kinh nghiệm về cơ chế quản lý khoa học tại CHLB Đức Ở CHLB Đức, bản dự toán cho các đề tài, dự án nói chung có các mục thuê khoán chuyên môn, công tác phí, hội thảo hội nghị, điều tra khảo sát, nguyên vật liệu thí nghiệm, năng lƣợng, trang thiết bị,… mục quan trọng chiếm ở vị trí số 1 bao giờ cũng là chi trả thù lao cho cán bộ khoa học hoặc nhân lực khác thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu. Việc dự toán này do chủ nhiệm đề tài, dự án đề xuất để tuyển những ngƣời chƣa làm việc hết 100% thời gian ở bất cứ cơ quan nào để bố trí ngƣời đó làm việc bán thời gian hoặc toàn bộ thời gian cho việc thực hiện đề tài, dự án. Ngƣời đƣợc tuyển sẽ đƣợc trả thù lao dƣới dạng lƣơng để làm việc cho đề tài, dự án, do vậy khi lập dự toán ngƣời chủ nhiệm đề tài, dự án dự kiến lƣợng kinh phí cần thiết (loại cán bộ khoa học, ngày hoặc tháng lƣơng) để trả lƣơng cho số cán bộ khoa học dự kiến bố trí thực hiện đề tài, dự án đó. Hội đồng khoa học xét duyệt đề cƣơng chi tiết của đề tài, dự án và cả phần dự toán chi phí. Ở CHLB Đức ngƣời ta quan niệm rằng, chỉ những ngƣời đồng nghiệp, cùng nghề mới biết đƣợc nội dung nghiên cứu và cả các chi phí về nhân lực khoa học, nguyên vật liệu và vật chất cần thiết cho đề tài, dự án. Do vậy, ngƣời ta giao quyền hạn cho hội đồng này rất lớn, đó là tham mƣu quyết định không những về nội dung khoa học mà cả điều chỉnh, quyết định dự toán trả lƣơng cán bộ khoa học tham gia và các chi phí khác của đề tài, dự án. Nguồn: Đặng Duy Thịnh: “Sử dụng và thù lao cho cán bộ khoa học - kinh nghiệm thực tiễn của CHLB Đức”, Tạp chí Nghiên cứu chính sách KH&CN, số 10 - tháng 6/2005. 9 Hệ thống thanh toán chủ yếu là qua tài khoản, các chứng từ đều đƣợc thể hiện rõ ràng, minh bạch. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp ở Cộng hoà Liên bang Đức, việc chi tiêu cho các hoạt động khoa học và công nghệ đƣợc thực hiện theo dự toán phê duyệt (gần nhƣ theo hình thức khoán chi), cấp phát và theo dõi tình hình sử dụng kinh phí thông qua hệ thống ngân hàng. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu có quyền tự chủ hoàn toàn về số kinh phí đƣợc cấp theo dự toán và chịu trách nhiệm về hiệu quả trƣớc pháp luật. Các thủ tục thanh quyết toán rất đơn giản và thuận tiện thông qua tài khoản tại hệ thống ngân hàng 2. Ở trong nƣớc, có nhiều công trình nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính trong quản lý khoa học và công nghệ. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: + Đề tài nghiên cứu cấp bộ: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xác định mức thù lao lao động khoa học trong nhiệm vụ KH&CN của nhà nƣớc, do TS.Nguyễn Thị Anh Thu - Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN chủ trì. Kết quả của đề tài đó đƣa ra một trong các quan điểm trong xây dựng mức thù lao nhƣ sau: Tăng cƣờng cơ chế khoán theo gói công việc kết hợp với hƣớng dẫn mức trần chi phí tối thiểu và tối đa. Tăng cƣờng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài trong việc mô tả công việc để khoán theo gói công việc, đồng thời cũng phải có hƣớng dẫn mức trần tối đa và tối thiểu đối với những công việc không khoán đƣợc theo gói công việc. Theo kết quả điều tra của đề tài, thù lao cho các loại công việc sau đây nên giao cho chủ nhiệm đề tài quyết định theo khoán gói công việc: Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu; Thiết kế phiếu hỏi; Nghiên cứu chuyên đề; Tìm tƣ liệu/số liệu/thông tin; Viết tổng thuật/báo cáo hội thảo. Các công việc khác không khoán theo gói công việc mà khoán theo hƣớng dẫn khung định mức và chủ nhiệm đề 2 Trần Công Yên và CS: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN”, Tháng 12/2001 10 tài quyết định mức cụ thể trong khung đó. Tuy nhiên tất cả các dự toán kinh phí này phải đƣợc thẩm định một cách chặt chẽ. + Đề tài Tổng kết 5 năm thực hiện đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN ở Thành phố Hồ Chí Minh 2000-2005 và đề xuất đổi mới cơ chế chính sách cho giai đoạn mới, do PGS.TS Phan Minh Tân - Giám đốc Sở KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài. Sở KH&CN đã gửi 520 phiếu thăm dò ý kiến các nhà khoa học3, thu về 233 phiếu. Về việc thực hiện khoán kinh phí trong nghiên cứu khoa học: 90,6% đồng ý, trong đó 57,3% ý kiến nhà khoa học cho là rất cần thiết, 33,2% cho là cần thiết. +Trong nghiên cứu về Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và công nghệ do tác giả Vũ Cao Đàm đã đƣa ra “Định hƣớng cải cách thiết chế tài chính cho khoa học và công nghệ trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng”. Một trong các nguyên tắc đƣợc đặt ra là: những hoạt động gần với sản xuất thì áp dụng theo tổ chức sản xuất; những hoạt động thuần tuý nghiên cứu khoa học thì áp dụng một phƣơng thức riêng phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong kết quả nghiên cứu đề tài “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN” của tác giả Trần Công Yên và các cộng sự, đã chỉ ra cần phải thực hiện cơ chế khoán chi đối với thực hiện các nhiệm vụ KHCN trên cơ sở định mức chi tiêu hợp lý và đơn giản hoá thủ tục thanh quyết toán. Cần thực hiện 3 hình thức cấp kinh phí: cấp cơ bản theo tổ chức; cấp theo đề tài, dự án; cấp theo quỹ. Cần có cơ chế tài chính giao cho cá nhân chủ nhiệm đề tài chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý về việc chi tiêu và thanh quyết toán kinh phí của đề tài trên cơ sở dự toán kinh phí đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua tài khoản cá nhân. Với tài khoản cá nhân của chủ nhiệm đề tài, Kho bạc hoặc ngân hàng rất dễ giám sát, kiểm tra việc sử dụng kinh phí đúng mục đích của chủ 3 Khoán kinh phí và đấu thầu đề tài nghiên cứu khoa học ở thành phố Hồ Chí Minh, http://www.vists.gov.vn, cập nhật ngày 21/3/2006 11 nhiệm đề tài và thu hồi lại số kinh phí chi sai mục đích. Việc cấp phát kinh phí cho các đề tài cần đƣợc tiến hành dựa trên kết quả đánh giá đầu vào, trung gian và đầu ra theo một nguyên tắc “đánh giá độc lập” và phƣơng pháp luận đánh giá khoa học trên cơ sở các tiêu chí cụ thể 4. Tóm lại, các công trình nghiên cứu về đổi mới chế tài chính chủ yếu tập trung vào nghiên cứu đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí, nguồn đầu tƣ và định hƣớng ƣu tiên về tài chính cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai. Tuy nhiên chƣa có đề tài nghiên cứu nào về chính sách khoán kinh phí, cơ sở của khoán là gì, thực hiện khoán sẽ đem lại lợi ích ra sao và tại sao lại phải thực hiện khoán kinh phí. Chính vì vậy, cũng chƣa có nghiên cứu nào về những hạn chế của chính sách khoán kinh phí trong hoạt động nghiên cứu triển khai nói chung . 3. Mục tiêu nghiên cứu -Đánh giá và chỉ ra những hạn chế của chính sách khoán kinh phí (Thông tƣ số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 hƣớng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nƣớc) và làm rõ những ảnh hƣởng của hạn chế đó đến hoạt động KH&CN. -Đề xuất các hƣớng hoàn thiện chính sách khoán kinh phí cho phù hợp với hoạt động KH&CN. 4. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ giai đoạn 2003-2008, đây là khoảng thời gian trƣớc khi có chính sách khoán 3 năm và sau khi có chính sách khoán 2 năm. -Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về chính sách khoán kinh phí (những quy định cụ thể trong Thông tƣ 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04 4 Trần Công Yên và CS: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động KH&CN”, Sdd, tr.32 12 tháng 10 năm 2006 Hƣớng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nƣớc) và việc thực hiện chính sách khoán này tại một số tổ chức KH&CN (trực tiếp là các nhà khoa học đã và đang triển khai các đề tài, dự án), tại một số cơ quan quản lý nhà nƣớc về KH&CN để thấy đƣợc tính khả thi của chính sách. 5. Mẫu khảo sát Mẫu khảo sát nghiên cứu về khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách của nhà nƣớc tập trung vào hai loại ý kiến sau: 1. Lấy ý kiến của các chủ nhiệm đề tài, dự án đã và đang tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của nhà nƣớc tại một số viện nghiên cứu: Viện KHCN Việt Nam, Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện Nghiên cứu Ngô, Viện Nông hoá Thổ nhƣỡng, Viện KHNN Việt Nam, Viện Cơ Điện và Công nghệ sau thu hoạch, Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật; tại một số trƣờng đại học: Đại học Thái Nguyên, Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên; Cao đẳng Tài NguyênMôi trƣờng Hà Nội. 2. Các nhà quản lý khoa học và quản lý tài chính ở các tổ chức khoa học và công nghệ, các Sở KH&CN một số tỉnh: Bắc Cạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Nam, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc. 6. Vấn đề nghiên cứu -Chính sách khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN của nhà nƣớc có những hạn chế gì ? -Sự tác động của chính sách này đến thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của nhà nƣớc nhƣ thế nào ? -Hƣớng hoàn thiện của chính sách khoán là gì ? 13 7. Giả thuyết nghiên cứu -Chính sách khoán kinh phí nhƣ hiện nay chƣa giúp quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí dành cho thực hiện các đề tài, dự án. -Chính sách khoán kinh phí chƣa tạo ra hành lang thông thoáng thực sự cho các nhà khoa học. -Khoán kinh phí nhƣ hiện nay chƣa thực sự thúc đẩy nghiên cứu khoa học. 8. Phương pháp chứng minh giả thuyết nghiên cứu -Nghiên cứu các tƣ liệu, văn bản pháp quy liên quan đến nội dung nghiên cứu; khảo cứu các thông tin liên quan có trong các tạp chí và có trên mạng internet. - Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan. -Khảo cứu kinh nghiệm nƣớc ngoài và một số tổ chức quốc tế đang triển khai tại Việt Nam. -Điều tra, phỏng vấn một số nhà khoa học, nhà quản lý khoa học và quản lý tài chính thông qua các bảng hỏi và trao đổi trực tiếp. 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chƣơng : -Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của khoán kinh phí trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN của nhà nƣớc -Chƣơng 2: Hiện trạng về thực hiện khoán kinh phí trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN -Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách khoán kinh phí 14 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KHOÁN KINH PHÍ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN CỦA NHÀ NƢỚC 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm “nghiên cứu và triển khai” Nghiên cứu và triển khai (R&D) là hoạt động sáng tạo đƣợc thực hiện một cách có hệ thống để tăng cƣờng vốn tri thức, bao gồm tri thức về con ngƣời, văn hoá, xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tìm ra các ứng dụng mới5. Thuật ngữ R&D bao hàm 3 loại hoạt động: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm 1.1.2. Các loại hình nghiên cứu và triển khai -Nghiên cứu cơ bản: Là công việc thực nghiệm hoặc lý thuyết đƣợc thực hiện chủ yếu để nhận đƣợc tri thức mới về nền tảng nằm bên dƣới hiện tƣợng hoặc sự việc quan sát đƣợc, không nhằm vào bất kỳ một ứng dụng hoặc sử dụng cụ thể nào. Nghiên cứu cơ bản đƣợc phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần tuý và nghiên cứu cơ bản có định hƣớng. Đối với nghiên cứu cơ bản thuần tuý là những nghiên cứu đƣợc thực hiện để thúc đẩy sự tiến bộ của tri thức mà không nhằm tìm kiếm các lợi ích kinh tế hoặc xã hội lâu dài hoặc không có bất cứ một cố gắng nào để đem ứng dụng kết quả vào các vấn đề thực tiễn hoặc chuyển giao kết quả cho các khu vực chịu trách nhiệm ứng dụng chúng. Nghiên cứu cơ bản có định hƣớng đƣợc thực hiện với hy vọng đem lại một cơ sở tri thức rộng lớn có thể tạo nền tảng cho việc giải quyết các vấn đề hiện tại hoặc tƣơng lai, đã đƣợc nhận biết hoặc đƣợc kỳ vọng. 5 Khuyến nghị tiêu chuẩn thực tiễn cho điều tra nghiên cứu và phát triển-Tài liệu hướng dẫn Frascati 2002 của tổ chức OECD, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2004 (Trong tiếng Anh, “R&D” : Research and Experimental Development , có nghĩa là Nghiên cƣú và triển khai thực nghiệm. Đề tài sử dụng thuật ngữ nghiên cứu-triển khai cho sát với thuật ngữ tiếng Anh) 15 -Nghiên cứu ứng dụng: Cũng là hoạt động nghiên cứu ban đầu để nhận đƣợc các tri thức mới, nhƣng chủ yếu nhằm vào một mục đích hoặc mục tiêu thực tế cụ thể. -Triển khai thực nghiệm: Là hoạt động mang tính hệ thống, dựa vào tri thức hiện có, đƣợc tiếp thu từ công việc nghiên cứu hoặc kinh nghiệm thực tiễn, nhằm tạo ra các vật liệu, sản phẩm và thiết bị mới, lập ra các quy trình, hệ thống và dịch vụ mới, hoặc cải tiến đáng kể những thứ đã đƣợc sản xuất hoặc lập ra. Trong khoa học xã hội, có thể định nghĩa triển khai thực nghiệm là quá trình biến tri thức nhận đƣợc từ nghiên cứu thành các chƣơng trình tác nghiệp, kể cả các dự án trình diễn đƣợc thực hiện nhằm mục đích thử nghiệm và đánh giá. 1.1.3. Nhiệm vụ KH&CN Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ cần đƣợc giải quyết, đƣợc tổ chức thực hiện dƣới hình thức đề tài, dự án, chƣơng trình khoa học và công nghệ, mỗi hình thức có mục đích khác nhau. -Đề tài: Có nội dung chủ yếu nghiên cứu về một chủ đề khoa học và công nghệ. Mục đích của đề tài là định hƣớng vào trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, chƣa quan tâm nhiều đến việc hiện thực hoá trong hoạt động thực tế. Đề tài có thể dừng ở khâu nghiên cứu khoa học nhƣng nhánh đề tài nghiên cứu ứng dụng thì kéo dài đến cả giai đoạn triển khai thực nghiệm. Đề tài có thể độc lập hoặc thuộc dự án, chƣơng trình khoa học và công nghệ. -Dự án: có nội dung chủ yếu tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ; áp dụng, thử nghiệm các giải pháp, phƣơng pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội. Cụ thể hơn, dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về kinh tế và xã hội. Dự án có những đòi hỏi khác đề tài nhƣ: đáp ứng một nhu cầu đã đƣợc nêu ra; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và thƣờng là ràng buộc về nguồn lực. Dự án có thể độc lập hoặc thuộc chƣơng trình khoa học và công nghệ. 16 -Chương trình khoa học và công nghệ bao gồm một nhóm các đề tài, dự án, đƣợc tập hợp theo một mục đích xác định nhằm thực hiện mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ cụ thể hoặc ứng dụng trong thực tiễn. Giữa các đề tài, dự án thuộc một chƣơng trình có thể có tính độc lập tƣơng đối cao, nhƣng những nội dung của một chƣơng trình phải đảm bảo tính đồng bộ. Các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nƣớc theo quy định trong Luật KH&CN đƣợc tổ chức dƣới hình thức chƣơng trình, đề tài, dự án và các hình thức khác. Theo phân cấp quản lý các nhiệm vụ KH&CN, chúng ta có nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nƣớc, nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh và nhiệm vụ nghiên cứu cấp cơ sở. Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp Nhà nƣớc và cấp Bộ có sử dụng ngân sách nhà nƣớc thì thƣờng hay đƣợc sử dụng nhất, kế cả các nhiệm vụ KH&CN thuộc chƣơng trình KH&CN là đề tài và dự án sản xuất thử nghiệm. Nhƣng ở cấp tỉnh thì thƣờng tập trung ở hai dạng: đề tài và dự án ứng dụng KH&CN. Trong phạm vi khuôn khổ của nghiên cứu này thì khái niệm về các nhiệm vụ KH&CN của nhà nƣớc đƣợc coi là các đề tài, dự án KH&CN. Có một điểm rất chung giữa các nhiệm vụ KH&CN đã nêu ở trên đó là đều sử dụng các yếu tố đầu vào thể hiện dƣới các nội dung công việc: điều tra, khảo sát, hội nghị, hội thảo; một số nhân lực KH&CN; một số trang thiết bị và một số nguyên vật liệu cần thiết,…để đạt đƣợc các sản phẩm KH&CN. Vì vậy, chất lƣợng của sản phẩm đạt đƣợc phụ thuộc cơ bản vào các yếu tố đầu vào này. 1.1.4. Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu và triển khai Trong mọi trƣờng hợp, sản phẩm của hoạt động nghiên cứu và triển khai là thông tin, bất kể đó là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học công nghệ. Tuy nhiên chúng ta không thể tiếp xúc trực tiếp với thông tin, mà chỉ có thể tiếp xúc với thông tin qua các phƣơng tiện trung gian là vật mang thông tin. Vật mang thông tin về các kết quả nghiên cứu khoa học có thể bao gồm: vật mang vật lý, vật mang công nghệ, vật mang xã hội. 17 Tuỳ thuộc tính chất của từng đề tài mà có các dạng sản phẩm: -Sản phẩm có chỉ tiêu định lƣợng có thể đo đếm đƣợc: mẫu, vật liệu, thiết bị, máy móc, giống cây trồng, vật nuôi,… -Sản phẩm mang tính chất định tính hoặc chủ yếu là định tính, khó xác định đƣợc bằng các chỉ tiêu định lƣợng cụ thể: quy trình công nghệ, phƣơng pháp, giải pháp, mô hình, bản đồ, bảng số liệu,… Các sản phẩm của các hoạt động nghiên cứu và triển khai còn đƣợc thể hiện dƣới các hình thức: các bài báo (trong đó chứa đựng các sản phẩm là các phát hiện, phát minh) và sáng chế; sản phẩm có thể bao gồm cả sản phẩm đào tạo (đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ). Cũng có quan niệm cho rằng, sản phẩm của hoạt động KH&CN gồm có ba loại: Thứ nhất là các công bố khoa học dƣới dạng các bài báo gốc trình bày các kết quả mới đƣợc công bố trên các tạp chí có uy tín có sự phản biện của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn; Thứ hai là các bằng sáng chế đƣợc bảo hộ trong và ngoài nƣớc bởi các cơ quan chuyên môn; Thứ ba là những nghiên cứu ứng dụng, thực chất là việc thử nghiệm các kết quả có sẵn ở điều kiện cụ thể nào đó, nhất là điều kiện trong nƣớc6 Khi xem xét các sản phẩm của nghiên cứu và triển khai ở các khía cạnh “khả năng áp dụng vào sản xuất/đời sống” và “giá trị thƣơng mại” thì không phải loại sản phẩm nào cũng có thể áp dụng trực tiếp đƣợc vào sản xuất hay đời sống ngay hay cũng chƣa thể có giá trị thƣơng mại đƣợc. Bảng 1: So sánh phát hiện, phát minh, sáng chế 7 Phát hiện Phát minh Sáng chế Khả năng áp Không trực tiếp, Không trực Có thể áp dụng dụng vào sản sản mà phải qua các tiếp, mà phải trực tiếp hoặc phải xuất và đời sống giải pháp vận qua sáng chế qua thử nghiệm 6 Lê Trần Bình, Đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động KH&CN, http: www.nhandan.com.vn, cập nhật ngày 21/8/2008 7 Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005 18 dụng Giá trị thƣơng Không Không Mua bán patent và mại licence (Nguồn: Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT, Hà Nội, 2005) 1.1.5. Chính sách KH&CN Chính sách là tập hợp biện pháp của một chủ thể quản lý, nhằm kích thích động cơ hoạt động của một hoặc một số nhóm có vai trò động lực trong việc thực hiện mục tiêu phát triển xã hội8. Theo UNESCO định nghĩa, “Chính sách KH&CN là một tập hợp các biện pháp lập pháp và hành pháp được thực thi nhằm nâng cao, tổ chức và sử dụng tiềm lực KH&CN quốc gia với mục tiêu đạt được mục đích phát triển quốc gia và nâng cao vị trí quốc gia trên thế giới”. Chính sách KH&CN là những phƣơng châm, điều lệ, quy định. Đó là những nguyên tắc và quy tắc của một nhà nƣớc, một ngành trong một thời kỳ nhất định và với một mục tiêu chiến lƣợc nhất định đặt ra nhằm phát triển KH&CN9. Nhƣ vậy, có thể hiểu chính sách KH&CN là một tập hợp các biện pháp mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tƣợng quản lý (các tổ chức KH&CN) nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định. Chính sách khoán kinh phí trong thực hiện các đề tài, dự án là chính sách KH&CN. Vì vậy nó là biện pháp mà các nhà quản lý KH&CN xây dựng và sử dụng để làm công cụ quản lý các đề tài, dự án . 8 9 Vũ Cao Đàm, Phân tích chính sách, Hà Nội, 2005 Đặng Duy Thịnh, Bài giảng về Chính sách KH&CN 19 1.2. Cơ sở lý luận về khoán kinh phí trong thực hiện các đề tài, dự án 1.2.1. Khái niệm về khoán kinh phí Theo “Đại từ điển kinh tế thị trƣờng”: Khoán kinh phí là một biện pháp quản lý mà tài chính nhà nƣớc xác định số ngân sách hàng năm về kinh phí hành chính sự nghiệp của đơn vị, cuối năm chi trội không bù, kết dƣ đƣợc giữ lại dùng. Căn cứ vào tính chất nhiệm vụ và tình hình thu chi tài vụ của các đơn vị hành chính sự nghiệp, có thể chia ra làm bốn loại 10: 1) Khoán ngân sách toàn mức: xác định toàn bộ kinh phí cho đơn vị hành chính sự nghiệp, chi trội không bù, kết dƣ đƣợc giữ lại dùng. 2) Khoán từng mục: chỉ khoán chi cho một hoặc nhiều mục nào đó. 3) Khoán định mức: xác định kinh phí năm, xác định mức chi cho một hoặc nhiều hạng mục nào đó, khoán theo định mức đã đƣợc xác định, trội không bù, dƣ đƣợc dùng. 4) Khoán bù chênh lệch: xác định số thu, số chi, xác định mức đƣợc trợ cấp hoặc giao nộp lên trên, rồi giao khoán cho đơn vị, chi trội (hoặc thu thiếu) không bù, kết dƣ (hoặc thu trội) đƣợc giữ lại sử dụng. Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Khoán là giao tất cả để chịu trách nhiệm, chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng”11. Từ hai khái niệm trên có thể rút ra rằng khoán kinh phí là một biện pháp quản lý tài chính của nhà nƣớc xác định số ngân sách hằng năm giao cho một đơn vị thực hiện nhiệm vụ nào đó, cuối năm chi trội không bù, kết dƣ đƣợc giữ lại dùng. Đơn vị thực hiện nhiệm vụ đƣợc chủ dộng chi tiêu, nhà nƣớc chỉ quan tâm đến sản phẩm cuối cùng cần đạt đƣợc, mà không quan tâm đến sự thay đổi của chứng từ quyết toán so với dự toán ban đầu. Theo Thông tƣ 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN: Khoán là giao quyền tự chủ cho tổ chức chủ trì và chủ nhiệm trong việc sử dụng dự toán kinh phí của đề tài, 10 11 Đại từ điển kinh tế thị trƣờng, Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội 1998. Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất