Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những giải pháp nhằm nâng cao thành tích kĩ thuật nhảy cao cho học sinh thpt...

Tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao thành tích kĩ thuật nhảy cao cho học sinh thpt

.DOC
14
398
132

Mô tả:

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH KĨ THUẬT NHẢY CAO CHO HỌC SINH THPT I – phần mở đầu 1. lý do chọn đề tài - Ngày 27/ 03/ 1946 Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi tập thể dục. Trong thư, lần đầu tiên Người chỉ cho nhân dân ta thấy rằng “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Và Người cũng đã chỉ rõ muốn có sức khỏe thì “ Nên tập thể dục” và coi đó là “Bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. - Từ đó ta thấy rằng sức khỏe là vốn quý của mỗi con người. Tuổi trẻ học đường lớn lên trong học tập và trưởng thành không thể thiếu sức khỏe. Để tuổi trẻ học đường luôn được rèn luyện nhằm có một thể chất cường tráng, dẻo dai, tinh thần sảng khoái, lạc quan hài hòa toàn diện đáp ứng sự phát triển của xã hội hiện nay thì công tác giáo dục học đường có ý nghĩa hết sức quan trọng. - Từ khi chưa có hướng đổi mới phương pháp dạy học, thì tất cả các môn học khác cũng như bộ môn thể dục thường dạy theo lối cũ, giờ học đơn điệu, tẻ nhạt, giáo viên thiếu nhiệt tình, chưa năng động, dụng cụ tập luyện thiếu, học sinh vận động quá ít, chưa tích cực năng động, chơi nhiều nên chưa đạt yêu cầu lượng vận động cần thiết đối với lứa tuổi học sinh, thành tích thấp. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cơ thể học sinh, chưa thúc đẩy sự phát triển toàn diện 1 ở các em, kết quả đạt được còn thấp, nó thể hiện rõ qua việc đánh giá kểt quả học tập ở cuối học kì, cuối năm học. Và đặc biệt là qua các kì hội khỏe phù đổng thành tích nhiều môn thể thao - điền kinh chưa cao. - Đất nước ta đang trong thời kì phát triển để dần hội nhập với cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ, đòi hỏi con người không ngừng học hỏi để kịp thời đáp ứng với sự phát triển của thời đại. Từ thực tiễn đặt ra đòi hỏi công tác giáo dục thể chất trong trường học phải luôn đổi mới cách dạy và học theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo nhằm tiết kiệm thời gian, giảm tải những nội dung không cần thiết, tạo sự chủ động tích cực học tập từ phía học sinh. Trong đó mỗi một môn học nó có tác dụng tích cực riêng đến sự phát triển của con người Ví dụ: Chạy ngắn phát triển tố chất sức nhanh tốc độ, chạy bền phát triển khẳ năng chịu đựng, khắc phục khó khăn trong khi chạy, đẩy tạ phát triển sức mạnh... Vì vậy để giảng dạy tốt tất cả các môn học thì đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức cần thiết để giảng dạy cho học sinh, nó không chỉ nâng cao chất lượng đại trà mà nó còn phải nâng cao thành tích của tất cả các môn nói chung. Trong phạm vi kinh nghiệm tôi chỉ đề cập đến một nội dung đó là “Những giải pháp nhằm NÂNG CAO THÀNH TÍCH kĩ thuật NHẢY cao CHO HỌC SINH THpt” Qua đó giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản ban đầu về kĩ năng thực hiện các bài tập kĩ thuật điền kinh nói chung và ứng dụng trong thực tế đời sống. 2 Bước đầu hình thành và phát triển năng khiếu, kích thích tư tưởng và gây sự hứng thú học tập và phát huy được tính năng suy luận, sự diễn đạt bằng lời và đặc biệt luyện tập thực hành qua các bài tập thể lực. - Cũng như các môn học khác TDTT trong trường học góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tính cần thiết của con người lao động mới. - Đáp ứng nhu cầu rèn luyện thân thể cho giáo dục học sinh khối THPT + Rèn luyện tính tự giác tích cực cho HS. + Hình thành kĩ năng, kĩ sảo vận động. + Phù hợp với mọi đối tượng HS và được chú trọng quan tâm đúng mức bên cạnh các bài tập phát triển của môn học là trong thực tiễn. 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài. Nâng cao hiệu quả tập luyện kĩ thuật nhảy cao kiểu bước qua giúp các em hoàn thành mục tiêu môn học, lựa chọn phát hiện bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi TDTT Dự thi các cấp. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. Đối tượng là học sinh trường THPT Đào Duy Từ - TP. Thanh Hóa( Khối 11) 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Học phần nội dung kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng của học sinh khối 11 5. Phương pháp nghiên cứu. 3 Nghiên cứu lý thuyết. - Tài liệu tham khảo : 1- Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất. ( NXB thể dục thể thao) 2- Sinh lý học TDTT. ( NXB thể dục thể thao) 3- Tâm lý học TDTT. ( NXB thể dục thể thao) 4- Học thuyết huấn luyện TDTT. ( NXB thể dục thể thao) 5- Sách giáo viên Thể Dục 10,11 II/ phần nội dung 1. Cơ sở lý luận : Trong kì thi HKPĐ các cấp cũng như trong các đợt hội thảo chuyên môn của giáo viên thì vấn đề đặt ra các phương pháp giảng dạy và huấn luyện thực tiễn các môn điền kinh còn yếu. Điều này dẫn đến việc khó khăn cho giáo viên khi trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục(GDTC). Mặt khác chúng ta đã biết nhiều về những vấn đề có liên quan đến sức khoẻ. Trong sự tìm hiểu và phát triển bồi dưỡng tuyển cho vận động viên ở cấp THPT nhằm phát triển toàn diện cho học sinh để hình thành các phẩm chất đạo đức, chuyển vận động từ kĩ năng sang kĩ sảo vận động. Do vậy phương pháp giảng dạy huấn luyện và những bài tập ứng dụng của môn học điền kinh là một vấn đề cần quan tâm, nó rất quan trọng để quyết định đến hiệu quả cho việc rèn luyện và học tập của học sinh. Mà quá trình thực hiện này là cả một chu kì hay là một kế hoạch của một năm. Vậy chúng ta cần phải định hướng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ mục đích yêu cầu của môn học cho nên tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giảng dạy huấn 4 luyện nhằm giải quyết cấp thiết cho học sinh trong năm học này được tốt hơn. 2 Thực trạng: - Đa số các em học sinh còn coi nhẹ viếc tập luyện . Đặc biệt là môn nhảy cao. - ý thức tập luyện chưa cao - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn ( Sân tập, dụng cụ còn nghèo nàn). Trình độ tập luyện của học sinh không đồng đều. 3. Giải pháp- Biện pháp : Giảng dạy kĩ thuật nhảy cao cũng như giảng dạy các môn thể dục thể thao khác , đều phải quán triệt các nguyên tắc chung được xây dựng trên cơ sở quy định hình thành kĩ năng vận động. Kĩ thuật nhảy cao là một hoạt động không mang tính chất chu kì , động tác thực hiện nhanh, tương đối phức tạp. Nên khi giảng dạy kĩ thuật này, chủ yếu dùng phương pháp phân đoạn, từ phân đoạn đến hoàn chỉnh. Trình tự các bước được tiến hành như sau. 3.1. Xây dựng khái niệm nhảy cao hoàn chỉnh: - Phân tích kĩ thuật , chú ý đặc điểm từng giai đoạn. - Làm mẫu hoàn chỉnh và chi tiết . - Dùng tranh ảnh sơ đồ để minh hoạ. Trong giảng dạy cần nêu bật then chốt kĩ thuật, làm mẫu phải nổi bật được đặc điểm kĩ thuật. 3.2. Giảng dạy kĩ thuật chạy đà và giậm nhảy: 5 - Chọn chân giậm bằng phương pháp cho học sinh nhảy tự do . - Khi đứng tại chỗ, mô phỏng động tác đà đặt chân giậm . - Đưa chân giậm kết hợp với động tác đá năng , đánh tay kết hợp với giâm nhảy. Tập chạy thấp trọng tâm phối hợp với giậm nhảy. - Kết hợp đà, giậm nhảy. Chú ý 4 bước cuối cùng. + Giậm nhảy,đá lăng chạm vật chuẩn. + Giậm nhảy đá năng, chân lăng, đầu hoặc vai chạm vật chuẩn . + Chạy đà chính diện giậm nhảy , thu chân giậm qua xà. 3.3. Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn trên không - Mô phỏng động tác qua xà tại chỗ không có xà, không chạy đà. - Đà từ 1 đến 3 bước thực hiện kỹ thuật trên không qua xà thấp và trung bình kết hợp với động tác rơi xuống đất. Phối hợp 4 giai đoạn hoàn thiện nâng dần mức xà từ thấp đến cao. 3.4. Giảng dạy kỹ thuật giai đoạn rơi xuống đất ( đệm): Tuỳ theo kiểu nhảy, giới thiệu cho học sinh kỹ thuật rơi xuống đất đặc biệt trong kiểu úp bụng cho học sinh tập ngã trước khi tập giai đoạn trên không. * Nhưng điểm sai thường mắc phải , nguyên nhân và cách sửa: 1.Giai đoạn chạy đà : - Chạy đà không chính xác do không ổn định nhịp điệu chạy đà . - Chạy cao trọng tâm , tư thế xuất phát không ổn định . * Cách sửa : Chạy đà nhiều lần , tăng tốc độ . hạ thấp trọng tâm vạch sẵn độ dài các bước , đưa đặt chân giặm nhảy đúng điểm giậm . 6 2. Giai đoạn giậm nhảy : a, Giậm nhảy không hết * Nguyên nhân : - Hiểu sai quan niệm - Cơ chân yếu. - Giậm nhảy chậm, góc độ hoãn xung quá nhỏ, cơ không đủ sức duỗi . - Kỹ thuật bước cuối cùng quá dài . * Cách sửa : - Nâng cao nhận thức kỹ thuật . -Nâng cao sức mạnh của chân . - Tập phản xạ giậm nhảy nhanh . -Tập bước cuối cùng hợp lý với giậm nhảy . b) Giậm nhảy chuẩn bị lao vào xà * Nguyên nhân - Các bước cuối cùng không hạ thấp được trọng tâm . - Lúc giậm nhảy thân gập về phía truớc . - Tốc độ giậm nhảy bị chậm . * Cách sửa : - Tập chạy thấp trọng tâm kết hợp đa đặt chân giậm nhảy . - Tập phản xạ giậm nhảy nhanh, đá lăng chạm vật chuẩn, vươn người tích cực nâng cao . 3. Giai đoạn trên không : - Chân lăng cong lúc qua xà , xoay ép không tích cực *Cách sửa : 7 - Tập đá lăng thẳng tích cực xà cao, xoay ép chân lăng nhiều . - Phải ít gập, xoay thân . Cần tập mô phỏng ở ngoài, trên cầu thăng bằng . - Chân giậm khi qua xà cao quá thì tập đưa chân giậm qua xà thẳng nhiều lần. 4. Giai đoạn rơi xuống đất : Không tích cực đưa nhanh một bộ phận cơ thể xuống chạm đất sớm người bị thu lại tiếp xúc đất không chủ động gấp các khớp . * Cách sửa : Tập nhiều lần ở mức xà thấp , chú ý tới các bộ phận cơ thể tiếp xúc đất trước , chủ động gấp các khớp (hoãn xung) 5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá tri khoa học của vấn đề nghiên cứu Để đánh giá hiệu quả các phương pháp chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm . - Thời gian thực nghiệm : Được tiến hành trong các tiết học nhảy cao của khối 11 theo phân phối chương trình của Bộ GD - Địa điểm thực nghiệm: Sân tập thể dục trường THPT Đào Duy Từ - Đối tượng thực nghiệm : Là học sinh lớp 11C7 * Ngoài ra trong các buổi dạy tôi còn sử dụng một số bài tập phát triển các tố chất thể lực: Sức mạnh- tốc độ - phát triển thể lực. - Nội dung bài tập phát triển sức mạnh: STT 1 2 Bài tập về sức mạnh tốc độ Chạy 30m xuất phát cao Chạy 30m tốc độ cao STT 1 2 Bài tập về sức mạnh bột phát Bật xa tại chỗ Bật cao tại chỗ 8 3 4 Chạy 60m xuất phát cao Chạy đạp sau 30m 3 4 Bật cóc 15m Lò cò nhanh một chân 30m - Tiến trình giảng dạy bài tập: Tuần STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên bài tập Chạy 30m xuất phát cao Chạy 30m tốc độ cao Chạy 60m xuất phát cao Chạy đạp sau 30m Bật cao tại chỗ Bật cóc 15m Bật xa tại chỗ Lò cò nhanh một chân 30m 1 2 3 4 5 6 7 8 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Nội dung bài tập: STT Tên bài tập Định lượng Số lần Thời gian Nghỉ Mục đích yêu cầu Rèn luyện sức 1 2 Chạy 30m xuất phát cao Chạy 30m tốc độ cao 2-3 2-3 3phút 3 phút 30"- mạnh tốc độ. 1phút Yêu cầu: Tự giác tích cực 30"- Rèn luyện sức 1phút mạnh tốc độ. Yêu cầu: Tự giác 9 tích cực Rèn luyện sức 3 Chạy 60m xuất phát cao 1-2 4 phút 30"- mạnh tốc độ. 1phút Yêu cầu: Tự giác tích cực Rèn luyện sức 4 Chạy đạp sau 30m 1-2 3 phút 30"- mạnh tốc độ. 1phút Yêu cầu: Tự giác tích cực Rèn luyện sức 5 Bật xa tại chỗ 4 1-2 phút 30" mạnh bột phát. Yêu cầu: Tự giác tích cực Rèn luyện sức 6 Bật cao tại chỗ 4 1-2 phút 30" mạnh bột phát. Yêu cầu: Tự giác tích cực Rèn luyện sức 7 Bật cóc 15m 2 1-2 phút 30" mạnh bột phát. Yêu cầu: Tự giác tích cực Rèn luyện sức 8 Lò cò nhanh 1 chân 30m 2 2 phút 30" mạnh bột phát. Yêu cầu: Tự giác tích cực 10 6.Bài học kinh nghiệm. 6.1 Qua việc thực hiện sáng kiến với các biện pháp trên và những kết quả đạt được,tôi nhận thấy muốn giảng dạy đạt kết quả tốt giáo viên phải có sự đầu tư,chuẩn bị kĩ giáo àn trước khi lên lớp,chuẩn bị đồ dùng dạy học và dụng cụ sân tập thật tốt. 6.2 Muốn giảng dạy đạt kết quả tốt và thu hút sự ham thích của học sinh đối với môn học,bản thân người dạy ngoài sự nhiệt tình giảng dạy cần phải không ngừng học hỏi trang bị thêm kiến thức,rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cho vững vàng,thường xuyên dự giờ đồng nghiệp,phải rút được kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy đẻ tìm ra những phương pháp cải tiens ,phù hợp với yêu cầu giảng dạy. 6.3 Tổ chức trò chơi và lượng vận động hợp lí,bài tập phải vừa sức,phù hợp với sức khỏe,trình độ tập luyện,tâm lí giới tính học sinh,tránh cho các em sự lo ngại,nhàm chán,tạo được tâm lí tốt cho các em đối với môn học. 6.4 Trong quá trình trực tiếp giảng dạy phải thực hiện tốt công tác bảo hiểm và tự bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho học sinh,giúp các em an tâm và tự tin hơn trong quá trình tập luyện.Có như thế học sinh mới dễ ràng tiếp thu bài học tốt vận dụng tốt kĩ thuật nâng cao thành tích trong học tập và thi đấu. 11 Sĩ số lớp: 51 ( Trong đó có 6 em bị khớp - tim bẩm sinh - tật ) Trước thực nghiệm Thành tích 100cm -110cm 110cm-120cm 120cm - 150cm Nam 25 em 55,5% 33,3% 11,2% Thành tích 90cm - 100cm 100cm -110cm 110cm -120cm Nữ 20 em 71,5% 21,5% 7% Mức độ nắm vững thực hành kỹ thuật động tác 58,4% Sau thực nghiệm Thành tích 90cm-110cm 110cm-120cm 120cm-130cm Nam 25 em 10% 71% 19% Thành tích 80cm-90cm 90cm-110cm 110cm-120cm Nữ 20 em 35,7% 42,8% 21,5% Mức độ nắm vững thực hành kỹ thuật động tác 87,7% III/ phần Kết luận và kiến nghị. 1- Kết luận : Giảng dạy và huấn luyện các môn nhảy cao trong nhà trường phổ thông đặc biệt ở cấp học THPT là một quá trình lâu dài và gian khổ. Vì vậy đòi hỏi mỗi thầy cô giáo bộ môn đều phải có tâm huyết, nhiệt tình và trách nhiệm cao. Trong từng buổi tập người giáo viên phải hiểu và nắm chắc các nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện, từ đó áp dụng phương pháp cho phù hợp. Với kinh nghiệm bản thân, những vấn đề học hỏi được từ các giảng viên, từ đồng nghiệp, tài liệu tham khảo tôi đã mạnh dạn đưa ra những phương pháp để huấn 12 luyện và giảng dạy các môn điền kinh trong chương trình thể dục bậc THPT cũng như việc áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và huấn luyện học sinh của tôi, 2- Kiến nghị : Trong khuôn khổ bài viết dưới dạng kinh nghiệm dạy học tôi đã cố gắng thâu tóm , cố gắng lựa chọn các bài tập hợp lý, lôgíc đảm bảo dẫn dắt học sinh một cách khoa học , vừa sức sự ham thích học tập môn nhảy cao cùng với các kêt quả đạt được nêu trên đã phản ánh được những bước tiến và niềm vui của thầy và trò . Tuy nhiên đây là vấn đề nghiên cứu khá dài vì vậy chắc chắn sẽ có nhiều chỗ chưa phù hợp rất mong sự góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp để đề tài này đầy đủ hơn, chất lượng hơn. Xin trân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 15tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Lê Đình Trung 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tµi liÖu tham kh¶o : 1- Lý luËn vµ ph¬ng ph¸p gi¸o dôc thÓ chÊt. (NXB thÓ dôc thÓ thao) 2- Sinh lý häc TDTT. ( NXB thÓ dôc thÓ thao) 3- T©m lý häc TDTT. ( NXB thÓ dôc thÓ thao) 4- Häc thuyÕt huÊn luyÖn TDTT. ( NXB thÓ dôc thÓ thao) 5- S¸ch gi¸o viªn ThÓ Dôc khèi 10,11 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan