Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những giải pháp chủ yếu phát triển tiểu thủ công nghiệp tại thành phố hà tĩnh...

Tài liệu Những giải pháp chủ yếu phát triển tiểu thủ công nghiệp tại thành phố hà tĩnh

.PDF
115
125
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------- ---------- BÙI QUANG CƯỜNG NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI THANH CÚC HÀ NỘI - 2010 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày ….tháng…..năm 2010 Tác giả Bùi Quang Cường Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... i LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc ñến Thầy giáongười hướng dẫn khoa học PGS, TS Mai Thanh Cúc ñã hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Viện ñào tạo sau ðại học trường ðại học nông nghiệp Hà Nội ñã trực tiếp giảng dạy và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Hà Tĩnh, Chi cục thống kê thành phố Hà Tĩnh, phòng Công Thương, phòng tài nguyên môi trường, UBND các phường xã thuộc thành phố Hà Tĩnh ñã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết cho luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn ñồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia ñình, người thân ñã ñộng viên tôi không những về vật chất mà cả cổ vũ tôi về tinh thần trong suốt những năm tháng học tập và thời gian thực hiện ñề tài nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ….tháng…..năm 2010 Tác giả Bùi Quang Cường Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... ii MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN ..........................................................................................i LỜI CẢM ƠN...............................................................................................ii MỤC LỤC....................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................v DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................vi I. MỞ ðẦU.....................................................................................................i 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI ............................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................3 1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................3 1.3 ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..........................................3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ...........................................................................................4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................4 2.1.1 Một số khái niệm ...................................................................................4 2.1.2 Vai trò của phát triển tiểu thủ công nghiệp ............................................4 2.1.3 ðặc ñiểm của tiểu thủ công nghiệp ........................................................9 2.1.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng ñến sự phát triển TTCN ................ 10 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................. 14 2.2.1 Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở một số nước Châu á ........................ 14 2.2.2 Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam ......................................... 19 2.2.3 Chính sách của ðảng và Nhà nước ta có liên quan ñến phát triển các nghể tiểu thủ công nghiệp............................................................................. 25 2.2.4 Một số bài học về phát triển tiểu thủ công nghiệp............................... 27 III. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................ 29 3.1 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................................. 29 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... iii 3.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên................................................................................ 29 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 38 3.2.1 Chọn ñiểm nghiên cứu......................................................................... 38 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ........................................................... 39 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 39 3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ............................................................ 40 IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 42 4.1 ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH..................................................................... 42 4.1.1 Hình thức tổ chức sản xuất và một số nghề TTCN chủ yếu trên ñịa bàn thành phố Hà Tĩnh........................................................................................ 42 4.1.2 Khái quát tình hình phát triển một số nghề TTCN chủ yếu .................. 43 4.1.3 Giá trị sản xuất ngành TTCN của thành phố Hà Tĩnh .......................... 47 4.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG CÁC HỘ ðIỀU TRA.................................................................................... 49 4.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ ñiều tra................................................... 49 4.2.2 Thực trạng phát triển nghề TTCN ở các hộ ñiều tra ............................. 50 4.2.3 ðánh giá chung về thực trạng sản xuất các nghề tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh........................................................................................ 69 4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ðẨY MẠNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HÀ TĨNH ...................................... 71 4.3.1 ðịnh hướng phát triển.......................................................................... 71 4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu ..................................................................... 74 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 92 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 92 5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 96 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải TTCN Tiểu thủ công nghiệp CN Công nghiệp GTSX Giá trị sản xuất UBND Uỷ ban nhân dân CC Cơ cấu GT Giá trị SL Số lượng Lð Lao ñộng HTX Hợp tác xã Tr. ñ Triệu ñồng Qð Quyết ñịnh Nð Nghị ñịnh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... v DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của hàng thủ công Việt Nam ...................... 24 3.1 Tình hình phân bố và sử dụng ñất ñai ở thành phố Hà Tĩnh.................... 30 3.2 Tình hình dân số, lao ñộng thành phố Hà Tĩnh ....................................... 31 3.3 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ở thành phố Hà Tĩnh(2007-2009) ....... 34 4.1 Hình thức tổ chức sản xuất và số lao ñộng tham gia ở một số nghề TTCN của thành phố Hà Tĩnh năm 2009 ................................................................. 43 4.2 Số lượng và giá trị sản phẩm ngành cơ khí cá thể từ năm 2007-2009 ..... 44 4.3 Số lượng và giá trị sản phẩm ngành chế biến gỗ cá thể từ năm 2007-2009 ..................................................................................................................... 46 4.4 Số lượng và giá trị sản phẩm ngành may mặc cá thể từ năm 2007-2009 . 47 4.5 Giá trị sản xuất ngành TTCN phân theo loại hình kinh tế ....................... 48 4.6 Tình hình cơ bản của các hộ ñiều tra....................................................... 49 4.7 Chỉ tiêu vốn trong hoạt ñộng cơ khí các hộ sản xuất cá thể năm 2009 .... 50 4.8 Tình hình lao ñộng hộ cá thể trong sản xuất cơ khí................................. 51 4.9 Tình hình sử dụng nguyên liệu và chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ sản xuất cơ khí.................................................................................................... 53 4.10 Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành cơ khí cá thể năm 2009 ................ 54 4.11 Hiệu quả kinh tế sản xuất ngành cơ khí trong các hộ ñiều tra................ 55 4.12 Phân tích SWOT cho nghề sản xuất cơ khí tại TP Hà Tĩnh .................. 56 4.13 Tình hình vốn trong hộ chế biến gỗ năm 2009 ...................................... 57 4.14 Tình hình sử dụng nguyên liệu và chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ sản xuất chế biến gỗ của hộ ñiều tra ............................................................. 58 4.15 Thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến gỗ cá thể năm 2009................... 59 4.16 Hiệu quả kinh tế ngành chế biến gỗ trong các hộ ñiều tra ..................... 60 4.17 Phân tích SWOT cho nghề sản xuất chế biến gỗ................................... 62 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... vi 4.18 Thực trạng lao ñộng ngành may mặc ở TP Hà Tĩnh năm 2009 ............. 64 4.19 Tình hình vốn hộ cá thể làm nghề may mặc năm 2009 tại thành phố Hà Tĩnh.............................................................................................................. 65 4.20 Chi phí kinh doanh của các hộ cá thể ngành may mặc năm 2009............. 66 4.21 Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành may mặc cá thể năm 2009............ 66 4.22 Hiệu quả kinh tế ngành chế biến gỗ trong các hộ ñiều tra ..................... 67 4.23 Phân tích SWOT cho nghề sản xuất may mặc...................................... 68 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... vii I. MỞ ðẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI Trong ñịnh hướng phát triển kinh tế hiện nay, lĩnh vực phát triển TTCN ñược xem là thành phần cơ bản, ñóng vai trò quan trọng. Giữa bối cảnh hội nhập và cạnh tranh, vị thế của sản xuất TTCN càng phải ñược nâng cao, bằng những chính sách cơ chế phù hợp và sự năng ñộng của mỗi cơ sở sản xuất TTCN. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ và phát triển nông nghiệp, nông thôn của ðảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở nước ta ñã và ñang ñược khôi phục và phát triển. Một cuộc ñiều tra của Bộ công nghiệp cho thấy làng nghề Việt Nam ñang sử dụng 1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và 3 – 5 triệu lao ñộng thời vụ ñã khẳng ñịnh ñược vị trí quan trọng của làng nghề trong nền kinh tế nói chung. Làng nghề phát triển góp phần giải quyết việc làm cho nông thôn ñang có quá nhiều người thất nghiệp; giữ gìn và phát triển văn hoá truyền thống; ñặc biệt tạo ra bộ mặt ñô thị mới cho nông thôn ñể nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình. Ngoài ra, việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, ñặc biệt là các nghề truyền thống cũng có một khác nữa là sử dụng ñược lao ñộng già cả, khuyết tật, trẻ em mà các khu vực kinh tế khác không nhận . Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có toạ ñộ từ 17054'00 ñến 18046'00'' vĩ ñộ Bắc và 105006'40 ñến 106030'40'' kinh ðông. Có dân số gần 1,3 triệu người, chiếm 1,7% dân số cả nước. Tỉnh Hà Tĩnh có vị trí ñịa lý rất luận lợi là có trục ñường Quốc lộ 1A, ñường sắt Bắc Nam, ñường quốc lộ 8A, ñường Hồ Chí Minh ñi qua và nằm trên vùng hành lang kinh tế ðông Tây nối với nước bạn Lào và vùng ðông Bắc nước Thái Lan, có cảng biển nước sâu và khu kinh tế Vũng Áng, mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng lớn nhất vùng ðông Nam Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 1 á, có khoáng sản Titan và nhiều khoáng sản khác rất có giá trị làm nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thành phố Hà Tĩnh là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, là thành viên của Hiệp hội các ñô thị Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Bắc Trung Bộ, vùng tỉnh Hà Tĩnh và ảnh hưởng của hành lang kinh tế ðông Tây với nước bạn Lào và ðông Bắc Thái Lan. Trong những năm qua kinh tế của thành phố Hà Tĩnh phát triển tương ñối nhanh và ổn ñịnh, mức tăng trưởng bình quân hàng năm ñạt 16,2%, cao hơn bình quân chung của cả tỉnh trên 6%, thu nhập bình quân ñầu người ñạt 20 triệu ñồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế trên ñịa bàn ñang chuyển dịch tích cực, cuối năm 2009 về công nghiệp, TTCN ñạt 62%, thương mại dịch vụ 30%, nông nghiệp thuỷ sản 8%. Trong thời gian tới sản xuất TTCN của thành phố sẽ có nhiều thời cơ và ñiều kiện ñể phát triển, ñặc biệt hiện nay tỉnh Hà Tĩnh ñang triển khai nhiều dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia như dự án khai thác Mỏ Sắt Thạch Khê, dự án luyện cán thép của Tập ñoàn FORMOUSA ðài Loan (7,5 tỷ ñô la giai ñoạn 1), dự án xây dựng nhà máy nhiệt ñiện Vũng Áng, dự án luyện cán thép Cata Ấn ðộ, nhà máy luyện cán thép Vạn Lợi của Trung Quốc và nhiều khu công nghiệp ñang ñược xây dựng tại khu kinh tế Vũng Áng. Việc ñẩy mạnh và phát triển sản xuất TTCN tại thành phố Hà Tĩnh có vai trò và vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế của thành phố, ngoài việc góp phần hỗ trợ và thúc ñẩy các ngành kinh tế khác phát triển, TTCN mở ra nhiều cơ hội làm việc, tăng thu nhập cho người lao ñộng, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài "Những giải pháp chủ yếu phát triển tiểu thủ công nghiệp tại thành phố Hà Tĩnh". Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của nghiên cứu này là nhằm phân tích thực trạng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên ñịa bàn thành phố Hà Tĩnh, từ ñó ñề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm ñẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp trên ñịa bàn thành phố Hà Tĩnh trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tiểu thủ công nghiệp. - Phân tích và ñánh giá thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp trên ñịa bàn thành phố Hà Tĩnh từ ñó rút ra những ưu ñiểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển tiểu thủ công nghiệp của thành phố. - ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm ñẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp trên ñịa bàn thành phố trong thời gian tới 1.3 ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - ðối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp của một số loại hình tổ chức sản xuất chủ yếu như hộ gia ñình hộ sản xuất, các loại hình sản xuất và tập trung vào nghề có sản phẩm tiêu biểu, sử dụng nhiều lao ñộng, có tiềm năng phát triển như nghề sản xuất cơ khí, nghề chế biến gỗ và nghề may mặc. - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Tại ñịa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh trong ñó tập trung vào một số phường như : Phường Bắc Hà, phường Nam Hà, phường Trần Phú và xã Thạch ðồng. + Về thời gian: Số liệu nghiên cứu của ñề tài là số liệu thống kê qua 3 năm (từ năm 2007 - 2009) . Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 3 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm - Nghề thủ công: Là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản xuất chủ yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nghề thủ công có thể sử dụng máy, hoá chất và các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp trong một số công ñoạn, phần việc nhất ñịnh nhưng phần quyết ñịnh chất lượng và hình thức ñặc trưng của sản phẩm vẫn nằm trong tay. Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên, công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay ñơn giản . - Thủ công nghiệp: Là lĩnh vực sản xuất bao gồm tất cả các nghề thủ công. Cũng có khi gọi là ngành nghề thủ công. - Ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp: Là lĩnh vực sản xuất bao gồm các nghề thủ công và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ sở công nghiệp nhỏ này có nguồn gốc từ các nghề thủ công phát triển thành . - Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: Là làng có nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển với một tỷ lệ số hộ và tỷ lệ thu nhập từ nghề TTCN nhất ñịnh, trở thành nguồn thu nhập quan trọng không thể thiếu ñược của người dân trong làng. Nhiều nước trên thế giới lấy tỷ lệ 20% hay 30%, ở Việt Nam ñang có xu hướng lấy tỷ lệ 30% hay 50% số hộ dân làm nghề và thu nhập của làng từ nghề thủ công. Tỷ lệ ñó ñược duy trì và ổn ñịnh trong nhiều năm. 2.1.2 Vai trò của phát triển tiểu thủ công nghiệp * Phát triển các nghề TTCN là góp phần phát triển công nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp nông thôn. Phát triển các nghề TTCN góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập , tạo ra sản phẩm phục vụ xã hội và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 4 Phát triển các nghề TTCN sẽ nâng tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế ở nông thôn và tăng tốc ñộ phát triển công nghiệp, phát triển các làng nghề sẽ kéo theo phát triển nông nghiệp ñể cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, thúc ñẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các nghề dịch vụ… Do vậy, phát triển các nghề TTCN sẽ góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc ñẩy CNH, HðH ñất nước. * Phát triển các nghề TTCN góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao ñộng, cải thiện ñời sống nhân dân ở nông thôn Phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nông thôn là vấn ñề quan trọng hiện nay ở nước ta. Với diện tích ñất canh tác bình quân vào loại thấp và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (hiện khoảng 30 - 35% lao ñộng nông thôn) do vậy vấn ñề giải quyết công ăn việc làm cho lao ñộng nông thôn trở nên hết sức khó khăn ñòi hỏi sự hỗ trợ nhiều mặt và ñồng bộ của các ngành nghề và khu vực. Việc mở mang ñầu tư phát triển ngành nghề ở các làng nghề là biện pháp tốt nhất ñể huy ñộng nguồn lao ñộng này. Bởi vì, sản xuất TTCN chủ yếu thực hiện bằng tay, không ñòi hỏi cao về chuyên môn, kỹ thuật như ñối với các lĩnh vực sản xuất khác. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tuy có quy mô nhỏ, thậm chí chỉ là sản xuất của các hộ gia ñình nhưng ñã thu hút một số lượng khá lớn lao ñộng nông thôn. Nhiều làng nghề ở nước ta hiện thu hút trên 60% lao ñộng tham gia vào các hoạt ñộng ngành nghề. Sự phát triển của làng nghề không những thu hút lao ñộng ở gia ñình làng xã mình mà còn thu hút ñược nhiều lao ñộng từ các ñịa phương khác. Ngoài ra, sự phát triển của các làng nghề còn kéo theo nhiều nghề dịch vụ phát triển tạo ra nhiều công ăn vịêc làm cho người lao ñộng. Mặt khác, cần chú ý ñến ý nghĩa xã hội của những việc làm ñược tạo ra ở các làng nghề. Sự phát triển của các làng nghề ñã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự do. Người dân nông thôn luôn có tâm lý gắn bó với Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 5 làng nghề quê, do vậy khi ñã có việc làm và thu nhập ổn ñịnh, mà nguồn thu nhập này lại cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì họ sẽ không muốn ñi tìm việc ở nơi khác. Việc phát triển làng nghề theo phương châm “ly nông, bất ly hương” không chỉ có khả năng lớn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao ñộng mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, từ vùng này sang vùng khác ở nước ta hiện nay. Hoạt ñộng sản xuất TTCN của làng nghề không chỉ tạo ra một số lượng lớn lao ñộng mà còn giải quyết việc làm cho những lao ñộng nhàn rỗi sau vụ sản xuất. Ở nhiều làng nghề, những người nông dân, trong những vụ nông nhàn hoặc ngoài giờ ra ñồng lại chính là những người thợ thủ công tài hoa. Bên cạnh ñó, các cơ sở sản xuất thủ công trong làng nghề còn thu hút ñược một lực lượng ñông ñảo người già trẻ em, người tàn tật tham gia sản xuất ở những công ñoạn ñơn giản. Theo ước tính của hiệp hội làng nghề Việt Nam, những nhóm ñối tượng này chiếm ñến 30 – 35% lao ñộng ñang làm việc trong các làng nghề. Bên cạnh ñó tạo thêm công ăn việc làm sẽ làm tăng thu nhập của người lao ñộng, góp phần xoá ñói giảm nghèo, cải thiện ñời sống nhân dân. ðây cũng là một trong những chính sách của ðảng và nhà nước ta trong vấn ñề quốc kế dân sinh. Thực tế là trong những năm qua, sự phục hồi và phát triển của các làng nghề ñã có ý nghĩa rất to lớn ñối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Thu nhập của các hộ làm nghề thủ công của các làng nghề cao hơn từ 2 – 8 lần thu nhập của hộ thuần nông. Ở các làng có nghề, tỷ lệ hộ khá và giàu thường rất cao, tỷ lệ hộ nghèo thường rất thấp và hầu như không có hộ ñói. Thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập ñã ñem lại cho người dân ở các làng nghề một cuộc sống ñầy ñủ, phong lưu hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. * Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp sẽ góp phần phát triển kinh tế ñịa phương và xây dựng nông thôn mới. Phát triển các nghề TTCN góp phần tăng thu nhập của người dân ñồng thời ñã tạo ra nguồn tích luỹ khá lớn và ổn ñịnh cho các hộ gia ñình cũng như Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 6 cho ngân sách ñiạ phương. Vì vậy, nguồn vốn ñể ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ñược huy ñộng từ sự ñóng góp của người dân tại các ñịa phương có làng nghề phát triển cũng khác hẵn so với các ñịa phương không có nghề. Ở làng nghề, ñặc biệt là ở làng nghề vùng ñồng bằng sông Hồng, gần như 100% ñường làng, ngõ xóm ñều ñược bê tông hoá hoặc lát gạch hoặc xỉ vôi. Các ñịa phương này ñều có trường mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở khang trang. Hệ thống ñiện nước ñược cải tạo và nâng cấp. ðời sống văn hoá tinh thần của người dân ñược cải thiện và từng bước ñược nâng cao. Sức mua của người dân có xu hướng tăng góp phần tạo ñiều kiện cho thị trường hàng hoá tiêu dùng dịch vụ phát triển. Thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện ñại hoá . *Hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của các nghề TTCN góp phần làm tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế Phát triển nghề TTCN có ý nghĩa rất quan trọng ñối với phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Với quy mô nhỏ bé, ñược phân bổ rộng khắp ở các vùng nông thôn, hàng năm các nghề luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá khá lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu ñóng góp ñáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng ñịa phương nói riêng. Năng lực sản xuất, kinh doanh của các làng nghề là yếu tố quan trọng thúc ñẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Thực tế cho thấy ñịa phương nào có nhiều làng nghề thì ở ñó kinh tế hàng hoá phát triển . *Các nghề TTCN phát triển góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh, nội lực của ñịa phương Các nghề thủ công trong làng nghề cho phép khai thác triệt ñể hơn các nguồn lực ở ñịa phương, cụ thể là nguồn lao ñộng, nguyên vật liệu, tiền vốn. Làng nghề truyền thống có thể làm ñược ñiều này vì nó có nhiều loại quy mô, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh... Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 7 Một khi các nghề TTCN ở nông thôn phát triển mạnh nó sẽ tạo ra một ñội ngũ lao ñộng có tay nghề cao là lớp nghệ nhân mới. Chính thông qua lực lượng này ñể tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Như vậy các nghề TTCN càng phát triển mạnh nó càng có ñiều kiện ñể ñầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Hơn nữa khi cơ sở vật chất kỹ thuật ñược tăng cường và hiện ñại, chính là tạo ñiều kiện thuận lợi cho ñội ngũ lao ñộng thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức kỷ luật. ðồng thời trình ñộ văn hoá của người lao ñộng ngày ñược nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc ñưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất và hoạt ñộng dịch vụ trong làng nghề . * Các nghề TTCN sẽ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của ñịa phương Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hoá Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống. Văn hoá làng nghề với các thể chế cộng ñồng chứa ñựng những quan hệ huyết thống, láng giềng, hôn nhân, nghề nghiệp với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang ñậm những sắc thái riêng, tạo nên bản sắc truyền thống văn hoá phong phú sâu ñậm của dân tộc ta. Vì vậy, ñể các làng nghề truyền thống mai một cũng tức là ñánh mất ñi một phần máu thịt của nhiều thế hệ ñánh mất vốn quý của dân tộc. Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, xã hội và văn hoá thu nhỏ. Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật từ ñời này sang ñời khác, hun ñúc các thế hệ nghệ nhân tài ba và những sản phẩm ñộc ñáo mang những bản sắc riêng. Bởi vậy, các làng nghề truyền thống với những bàn tay vàng của những người thợ thủ công cần ñược coi trọng, bảo tồn và phát triển các làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn gieo vào lòng của mỗi người Việt Nam Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 8 tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, gìn giữ di sản và bản sắc văn hoá Việt Nam. ðiều ñó không gì khác là giữ gìn và phát huy một bộ phận của nền văn minh nhân loại, làm tăng những giá trị văn hoá truyền thống trong một thế giới ña phương tiện thông tin và ñầy biến ñộng. Vai trò to lớn của làng nghề trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá, nông nghiệp nông thôn, ñể phục vụ và phát triển làng nghề ñòi hỏi các cấp chính quyền phải nhận thức ñúng ñắn và tầm quan trọng của làng nghề; kịp thời có những biện pháp hỗ trợ các làng nghề phát triển phù hợp với ñặc ñiểm từng ñịa phương cũng như yêu cầu của thị trường . 2.1.3 ðặc ñiểm của tiểu thủ công nghiệp TTCN có một số nét ñặc trưng nổi bật sau ñây: - Ra ñời và phát triển trên cơ sở kỹ thuật tinh xảo và tài hoa của ñôi tay và trí óc của các nghệ nhân, ñược truyền từ ñời nay sang ñời khác, ñược các lứa tuổi tiếp thu và có hành nghề. - ðáp ứng ñược các nhu cầu của xã hội ở các ñịa phương và trong cả nước nên giá trị và giá trị sử dụng khá cao. Nét nổi bật là nguyên vật liệu ñược khai thác tại chỗ, nhiều nghề ñã tạo ñược danh tiếng về sản xuất của một làng, một vùng quê và nhiều nơi biết ñến. - Kết tinh ñược nhiều truyền thống, tinh hoa của dân tộc, tạo nên ñặc thù phản ánh nên thói quen của nhân dân bao ñời. Trong ñó, nổi bật là các thói quen sử dụng nguyên vật liệu, thói quen sử dụng công nghệ tinh xảo; thói quen về tạo hình sản phẩm; thói quen trang trí thông qua dùng màu sắc, hình thể; thói quen về thể hiện kỹ năng kỹ xảo trong các thao tác trên cơ sở linh hoạt, mềm dẻo các công cụ lao ñộng một cách tinh tế với sự cảm nhận khác nhau, tính ñặc thù này ñã tạo nên sản phẩm phong phú, tinh tế với ñộ kỳ công cao, khiến sản phẩm trở nên ñộc ñáo quyến rũ người sử dụng. - Sản phẩm thể hiện sự tích hợp các kiến thức về tự nhiên xã hội môi trường văn hoá, khoa học kỹ thuật, tinh hoa văn hoá dân tộc và truyền thống Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 9 ñẹp trong ñời sống xã hội qua nhiều thời ñại. Tuy buổi ñầu chỉ xuất phát từ công cụ thủ công nhưng với tài khéo léo và sự cảm thụ sâu sắc của các nghệ nhân ñã tạo nên các sản phẩm hết sức ñộc ñáo. Ngày nay, nếu kết hợp khéo léo của các nghệ nhân với trang thiết bị hiện ñại và công nghệ cao chắc chắn sẽ tạo bước phát triển mới của các nghề truyền thống với chất lượng, hiệu quả cao mà vẫn thể hiện ñược tài hoa của nghệ nhân và tính ñộc ñáo của sản phẩm ñộc ñáo của truyền thống Việt Nam . 2.1.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng ñến sự phát triển TTCN Quá trình hình thành và phát triển của các ngành TTCN chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong ñó thì các nhân tố kinh tế – xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng ñến sự phát triển gồm có: * Nhu cầu thị trường Sự tồn tại và phát triển của các nghề tiểu thủ công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng ñáp ứng nhu cầu ngày càng cao ña dạng, phong phú và thường xuyên biến ñổi của thị trường. Những nghề có khả năng thích ứng với sự thay ñổi nhu cầu của thị trường có sự phát triển nhanh chóng. Sự thay ñổi nhu cầu của thị trường tạo ñịnh hướng cho sự phát triển của các nghề TTCN. Những nghề mà sản phẩm của nó phù hợp với nhu cầu xã hội, có khả năng tiêu thụ lớn thì vẫn phát triển bình thường. Ngay cả trong mỗi một nghề, cũng có những làng nghề phát triển, trong khi một số nghề khác lại không phát triển ñược, do sản phẩm làm ra chỉ là những sản phẩm truyền thống ít thay ñổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả nhằm ñáp ứng sự thay ñổi thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường. * Cơ chế chính sách và phát triển các ngành TTCN Cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển hay suy vong của các nghề TTCN. Từ khi thực hiện công cuộc ñổi mới ñến nay, khi các hộ gia ñình ñược công nhận là chủ thể kinh tế ñộc lập tự chủ Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 10 trong nông thôn, các doanh nghiệp tư nhân ñược phát triển chính thức, thì các nghề TTCN ñã có ñiều kiện phục hồi và phát triển mạnh. Chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới cũng làm cho một số sản phẩm có ñiều kiện phát triển vì mở rộng ñược thị trường nhất là hàng thủ công mỹ nghệ trong ñó có sản phẩm thêu ren truyền thống nhưng ñồng thời cũng tạo ñiều kiện cho hàng hoá nước ngoài tràn vào thị trường trong nước khá nhiều, làm cho sản phẩm của các làng nghề cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập, làm hạn chế sự phát triển của một số làng nghề trong quá trình CNH – HðH ñất nước, nếu không có chính sách phát triển phù hợp ñối với sự kết hợp giữa ñại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp thì các làng nghề cũng khó ñiều kiện phát triển . * Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng ñối với bất kỳ quá trình sản xuất, kinh doanh nào. Sự phát triển của các làng nghề TTCN cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất trước ñây. Vốn của các hộ sản xuất kinh doanh trong các nghề TTCN rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của từng gia ñình hoặc vay mượn của bà con họ hàng, láng giềng, nên quy mô sản xuất không mở rộng ñược. Ngày nay, trong ñiều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn ñã khác trước, ñòi hỏi các hộ sản xuất, kinh doanh phải có lượng vốn khá lớn ñể ñầu tư, cải tiến công nghệ, ñưa thiết bị máy móc tiên tiến vào một số khâu, công ñoạn, công việc có thể thay thế kỹ thuật lao ñộng thủ công, nhằm nâng cao năng suất lao ñộng, chất lượng sản phẩm ñể ñáp ứng nhu cầu thị trường. * Yếu tố nguyên vật liệu Yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ ñến sản xuất TTCN. Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp và khoảng cách từ cơ sở sản xuất tới nơi có nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm của các ñơn vị sản xuất. Cho nên, các làng nghề thường chú ý nhiều ñến Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 11 yếu tố nguyên vật liệu. Trước ñây, phần lớn các làng nghề ñược hình thành do có nguồn nguyên vật liệu tại chỗ và nghề nghiệp chủ yếu ñược gắn bó với nguồn nguyên liệu sẵn có tại ñịa phương. Hiện nay nguồn nguyên liệu tại chỗ của nhiều làng nghề truyền thống ñã bị cạn kiệt, phải vận chuyển từ những nơi khác về, ñiều kiện khai thác, vận chuyển có ảnh hưởng tới việc ñảm bảo nguồn nguyên liệu cho các làng nghề. Trong ñiều kiện khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay, nguyên vật liệu cho các làng nghề ñã có sự phong phú ña dạng. Một loại nguyên vật liệu có thể dùng cho nhiều loại sản phẩm có thể dùng nhiều loại nguyên liệu thay thế. Vì vậy, vấn ñề chọn lựa và sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế hợp lý, theo hướng ña dạng hoá, giá rẻ, ñảm bảo cho quy trình sản xuất nhanh, ñảm bảo sản phẩm của các làng nghề có ñược chất lượng cao, giá thành hạ là ñiều cần ñược quan tâm. * Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, ñiện, cấp và thoát nước, bưu chính - viễn thông v.v. có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của các nghề TTCN, trong ñó yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất. Từ xa xưa, các làng nghề truyền thống thường nằm trên các ñầu mối giao thông thuỷ, bộ khá thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế phát triển rộng khắp, khi mà thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề không chỉ ở tại ñịa phương mà vươn tới các thị trường xa xôi khác, khi mà nguồn nguyên liệu tại chỗ ñã cạn kiệt phải vận chuyển từ nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống giao thông vận tải phát triển thuận lợi ñối với các làng nghề là rất quan trọng. Trong công cuộc CNH, HðH ñất nước, sự phát triển của các làng nghề TTCN chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp ñiện, nước và thoát nước, trong việc ñưa thiết bị, công nghệ, máy móc hiện ñại ñể ñổi mới cách làm theo phương pháp cổ truyền, làm tăng năng suất lao ñộng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm sự ô nhiễm môi trường. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế ............. ....... 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan