Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những đóng góp và hạn chế trong chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của lê th...

Tài liệu Những đóng góp và hạn chế trong chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của lê thánh tông

.PDF
107
164
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ THU HẰNG NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI CỦA LÊ THÁNH TÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐỖ THỊ THU HẰNG NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI CỦA LÊ THÁNH TÔNG Chuyên ngành: Khoa học chính trị/ Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Thị Hòa Hới Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Những đóng góp và hạn chế trong chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ nguồn, đảm bảo tính khách quan của tư liệu và bản quyền tác giả. Học viên Đỗ Thị Thu Hằng LỜI CẢM ƠN Luận văn “Những đóng góp và hạn chế trong chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông” là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả dưới sự hướng của các thầy cô bộ môn, sự giúp đỡ của các thầy cô trong ban chủ nhiệm khoa Chính trị học. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến những sự giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến PGS. TS. Đỗ Thị Hòa Hới là giáo viên trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi, người đã luôn tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian quý báu để trao đổi và định hướng nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa tinh thần để tôi học tập và thực hiện thành công đề tài luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 7/2017 Học viên Đỗ Thị Thu Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................. 3 1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 3 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................. 5 3.Mục đích, nhiệm vụ của luận văn............................................................................... 9 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ......................................................10 5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ........................................10 6.Những đóng góp mới về khoa học của luận văn .....................................................10 7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................................11 8.Kết cấu của luận văn..................................................................................................11 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI CỦA LÊ THÁNH TÔNG ...... 12 1.1.Bối cảnh ra đời chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông. …………….......................................................................................................12 1.1.1.Điều kiện khách quan .........................................................................................12 1.1.2.Yếu tố chủ quan...................................................................................................27 1.2. Nội dung chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông .............33 1.2.1.Chính sách đào tạo quan lại ..............................................................................33 1.2.2.Chính sách sử dụng quan lại .............................................................................38 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................... 45 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ QUAN LẠICỦA LÊ THÁNH TÔNG .............................................................. 48 2.1. Đóng góp của chính sách đào tạo và sử dụng quan lại theo mô hình Nho giáo của Lê Thánh Tông.......................................................................................................48 2.1.1.Bảo vệ và củng cố thể chế triều đình và thiết chế xã hội theo mô hình Nho giáo…………………… .................................................................................................48 2.1.2Tạo nên truyền thống trọng dụng người có học trong hệ thống chính trị......57 1 2.1.3.Chuẩn mực hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong hệ thống chính trị toàn xã hội…………………….. ....................................................63 2.1.4.Khẳng định tư duy, tầm nhìn chiến lược của Lê Thánh Tông. .......................68 2.2. Hạn chế của chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông ........73 2.2.1.Nội dung và phương thức đào tạo chưa hướng tới giáo dục con người hoàn thiện………………………. ...........................................................................................73 2.2.2.Hệ thống giáo dục nhằm phục vụ cho tầng lớp trên, khoa cử là con đường chật hẹp……………......................................................................................................75 2.2.3.Duy trì sự bất bình đẳng trong cơ hội học tập, thi cử và sử dụng quan lại………………………................................................................................................78 2.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay (qua tìm hiểu chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông) ...........................................79 KẾT LUẬN .......................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 94 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là câu nói rất nổi tiếng của Thân Nhân Trung (1419 – 1499), đời nào cũng vậy, việc lựa chọn hiền tài vào bộ máy nhà nước được ví như “vun trồng” nguyên khí quốc gia. Vào nửa cuối thế kỷXV, vương triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và phát triển đất nước, được xem là đỉnh cao sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Lê Thánh Tông thực sự được coi là nhà văn hóa lớn của dân tộc với những chính sách tiến bộ của ông đối với mọi mặt đời sống lúc bấy giờ. Bộ máy nhà nước trung ương tập quyền dưới triều Lê Thánh Tông đã đến mức hoàn bị, từ trung ương xuống đến xã phường. Thế lực của đại quý tộc bị hạn chế, thay vào đó là sự tham chính của tầng lớp sĩ phu nho giáo được tuyển lựa bằng con đường thi cử. Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam thế kỷ XV. Chính sách của vua Lê Thánh Tông không chỉ sử dụng dưới thời đó mà còn được các vua sau đó sử dụng và có thể thấy rằng nó đã trở thành “khuôn mẫu” để các triều đại khác noi theo. Trong xã hội phong kiến hiếm có vị vua nào có tầm nhìn xa và chiến lược như thế. Đặc biệt trong thời đại của mình, Lê Thánh Tông đã có những đóng góp vượt trội trong chính sách đào tạo và sử dụng quan lại, góp phần vô cùng to lớn cho việc củng cố sức mạnh quốc gia, phát huy được sức mạnh nội tại mà ở đây là một bộ máy nhà nước với đội ngũ quan lại đủ đức, đủ tài. Lê Thánh Tông với sự tiến bộ của mình, tư duy vượt thời đại đã xây dựng nên cho mình một đội ngũ quan lạitinh anh về trí tuệ, mẫn cán trong công việc,đầy đủ về số lượng, vận hành tốt hệ thống quan chế, điều đó đã giúp cho vua Lê Thánh Tông xây dựng được một vương triều vững mạnh, quản lý, điều hành tốt đất nước. Chính những lý do đó mà chúng ta càng cần phải kế thừa và học tập từ chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông. 3 Ngày nay cũng vậy, kế thừa bài học từ lịch sử chúng ta càng phải coi trọng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nhà nước. Từ khi được thành lập, Đảng và Nhà nước luôn nhận thức và thực thi được việc đào tạo cán bộ là vô cùng quan trọng và cấp thiết cho dù trong thời kỳ kháng chiến hay trong thời bình đi chăng nữa. Hồ Chí Minh cũng luôn đề cao việc đào tạo và sử dụng cán bộ trong mọi hoàn cảnh. Người còn kế thừa từ truyền thống và nâng cao để đưa ra nhiều tiêu chuẩn mà hàng đầu làtiêu chuẩn vềđạo đức tư cách người cán bộ và những bài học vô cùng sâu sắc đối với đào tạo cán bộ. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhà nước cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”. Xã hội ngày càng phát triển và có nhiều thay đổi, những chính sách đào tạo ra người quản lý phát triển đất nước cũng phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và ngày càng văn minh, tiến bộ hơn. Bên cạnh những thành tựu Đảng và nhà nước ta đã đạt được đó thì hiện trạng việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức viên chức vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân và đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn phát triển ngày nay. Bởi vậy, việc trở lại tìm hiểu các đóng góp của giai đoạn trước là cần kíp, còn là để tránh những mặt tiêu cực, những hạn chế của tiền nhân. Những chính sách sử dụng quan lại, trọng dụng người tài của vua Lê Thánh Tông đã có sự kế thừa thành tựu của những thời đại trước và phát huy được những giá trị tiềm tàng của dân tộc và thực sự có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với thời đại lúc đó mà còn có ích cho các thời kỳ nhà nước Việt Nam sau này. Việc phấn đấu cho tương lai, nhìn về tương lai không có nghĩa là chúng ta không nhìn lại quá khứ. Muốn tương lai tốt đẹp cần nhìn về quá khứ để học tập những giá trị và xóa bỏ những hạn chế, thiếu sót để có thể đưa ra những chính sách hoàn thiện hơn, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước trong bối cảnh hội nhập vào tiến bộ chung sự vận động của thế giới. Với những lý do trên đây, tôi tìm hiểu và nhận thấy rằng những giá trị đạt được trong chính sách đào tạo và sử dụng quan lại dưới thời Lê Thánh Tông lànhững gợi ý rất thiết thực, góp phần thúc đẩyviệc xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh đảm bảo cho công cuộc đổi mới thành công. Tuy nhiên, chính sách đó cũng không tránh khỏi những hạn chế mà chúng ta cần khắc phục. Vậy 4 những điều đó là những gì, chúng ta nên học hỏi và bỏ qua những gì trong chính sách của Lê Thánh Tông? Để trả lời những câu hỏi đó, tôi đã chọn đề tài: “Những đóng góp và hạn chế trong chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chính trị học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan về đề tài nghiên cứu của tôi, trước đó đã có rất nhiều công trình văn học, sử học, Hán Nôm học, Văn bản học…nghiên cứu về thời đại Lê sơ và cuộc đời, sự nghiệp vua Lê Thánh Tông. Mỗi đề tài lại nghiên cứu một khía cạnh riêng và có vai trò bổ sung nhất định đối với sự phát triển của chính trị học nói riêng và toàn bộ mọi mặt đời sống hiện nay nói chung. Ngoài ra chính từ góc độ chính trị học, lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam cũng nhiều học viên chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một cái nhìn dưới từng khía cạnh khác nhau về một vấn đề và mỗi vấn đề lại có góc độ tiếp cận khác nhau. Nhìn chung dựa vào có thể dẫn đến một số công trình nghiên cứu có liên quan về vấn đề trên như sau:  Nhóm công trình có tính học thuật lý luận chung về con người chính trị Trong cuốn sách Đến hiện đại từ truyền thốngcủa GS.TS. Trần Đình Hựu, NXB Văn Hóa, l996, gồm tập hợp những bài viết và tham luận rải rác từ năm 1974 đến 1993 về đề tài Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và những truyền thống văn hóa bản địa đặc biệt chú ý phân tích chỉ rõ ảnh hưởng của chế độ khoa cử Nho giáo. Trong đó có những nội dung đóng góp tích cực của nền giáo dục Nho học vào việc đào tạo đội ngũ quan lại cho các triều đại phong kiến dân tộc trước đây và di sản để lại cho hôm nay. Công trình nghiên cứu Con người chính trị Việt Nam - truyền thống và hiện đại của một nhóm tác giả của Viện Chính trị học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh do GS.TS Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009. Đây là tác phẩm tiêu biểu tiếp cận ở góc độ văn hóa chính trị viết về đóng góp con người chính trị trong lịch sử và hiện tại. Trong cuốn sách, các tác giả đã đưa ra khái niệm về con người chính trị cùng với những lý 5 luận cơ bản về vấn đề này đã được khắc họa rõ nét. Và đúng như cái tên của nó thì con người chính trị Việt Nam được tác giả nói đến cả trong bề sâu quá khứ và tương lai. Từ khi nó chỉ là “mầm mống” trong Nhà nước sơ khai cho đến khi dân tộc tự chủ là cả một quá trình dài lâu tư tưởng về con người chính trị phong kiến và hiện đại, được nghiên cứu bằng cái nhìn khoa học. Cuốn sách tạo thành lĩnh vực khoa học tiếp cận triết học chính trị từ vấn đề con người chính trị riêng. Thêm vào đó, cuốn sách đã gạn đục khơi trong từ việc lượm lặt quá khứ, bù đắp thiếu sót hiện tại và củng cố những kiến thức trong tương lai để đưa ra những yêu cầu từ thực tiễn xây dựng con người chính trị hiện đại để xác định những tiêu chí yêu cầu từ giáo dục đào tạo đối với con người chính trị được tập thể tác giả vô cùng chú trọng.  Nhóm công trình về bối cảnh xã hội thời Lê sơ và triều đại Lê Thánh Tông: Trong Đại Việt sử ký toàn thư đã nói khá rõ về tình hình kinh tế - xã hội, chính trị… thời Lê Sơ đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông. Giai đoạn này được coi là giai đoạn phát triển đỉnh cao và tiêu biểu nhất trong thời Lê sơ nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. Trong sách có ghi nhận thời Lê Thái Tông, xã hội được đi vào ổn định, phát triển thịnh vượng thông qua việc đưa ra những dẫn chứng bằng chiếu, chỉ của các Lê Thánh Tông. Cuốn Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Nxb. Giáo dục đã cung cấp bức tranh toàn diện về lịch sử Việt Nam từ thời vua Hùng dựng nước cho tới thế kỷ XVIII, bao trùm tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, pháp luật..đặc biệt là bối cảnh xã hội dưới thời Lê sơ nói chung và triều đại Lê Thánh Tông nói riêng. Thêm vào đó là các sách Lịch sử Việt Nam: Tập III - Thế kỷ XV-XVI của Tạ Ngọc Liễn, Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX của Doãn Chính, Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ của Phan Huy Lê, Lịch sử Việt Nam giản yếu của Lương Ninh, Đông Nam Á thế kỷ XIII – XVI của O. Bezin, Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Tài Thư, Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam thời kỳ Lê - Nguyễn của Lê Văn Quán…cũng là nguồn tài liệu rất hữu ích trong việc nghiên cứu bối cảnh xã hội thời Lê sơ và triều đại Lê Thánh Tông để tôi viết luận văn này. 6  Nhóm công trình nghiên cứu về Lê Thánh Tông – cuộc đời và sự nghiệp Lê Thánh Tông - Vị Vua Anh Minh, Nhà Cách Tân Vĩ Đại (NXB Tư Pháp, 2007) - Lê Đức Tiết, 449 trang. Đây là công trình có nội dung nghiên cứu những cách tân về hành chính, pháp lý, kinh tế, quân sự của vua Lê Thánh Tông. Mỗi khía cạnh, nội dung được tác giả đưa ra các dẫn chứng đều rất cụ thể, dựa vào những tài liệu lịch sử và những sự việc trong quá khứ dưới góc nhìn luật học của tác giả khiến chúng ta hiểu phần nào về những cải cách về pháp luật chính sách pháp luật nói chung và việc đào tạo, sử dụng người tài để hành pháp và tư pháp nói riêng của Lê Thánh Tông. Cuốn Lê Thánh Tông (1442-1497) – con người và sự nghiệp, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội là công trình nghiên cứu rất tỉ mỉ, công phu và có giá trị lớn trong việc tìm hiểu về vua Lê Thánh Tông kể từ khi ông được sinh ra cho đến khi ông mất đi. Cuốn Lê Thánh Tông – tác gia và tác phẩm của Bùi Duy Tân là một tài liệu khá đầy đủ trong việc nghiên cứu những tác phẩm văn học của Lê Thánh Tông và trong đó cũng nêu khá rõ về con đường sự nghiệp và những đóng góp to lớn của Lê Thánh Tông đặt được trong sự nghiệp của mình. Những tác phẩm viết về cuộc đời, sự nghiệp của Lê Thánh Tông cũng có rất nhiều như : Đệ nhất minh quân Lê Thánh Tông của Nguyễn Đình Chú;Vua Lê Thánh Tông - đấng minh quân văn trị, vũ công toàn năng của Đại Việt (1442-1497) của Minh Vượng, Tư tưởng Lê Thánh Tông và triều đại thịnh trị của ông của Nguyễn Tài Thư, đăng trênTạp chí Triết học, số 6/1997… Kỷ yếu hội thảo khoa họcLê Thánh Tông - Nhà văn hóa kiệt xuất, nhà cải cách đổi mới đất nước năm 2016 với 20 tham luận đã khai thác, đánh giá dưới nhiều góc độ về cuộc đời, sự nghiệp, đóng góp cải cách ở các lĩnh vực vua Lê Thánh Tông của các nhà khoa học chuyên ngành lịch sử, văn hóa như: Vua Lê Thánh Tông - Danh nhân văn hóa (GS Nguyễn Duy Quý); Nhà văn hóa lớn, nhà thơ Lê Thánh Tông (GS Phong Lê), Vua Lê Thánh Tông - nhà cải cách canh tân đất nước (PGS, TS Lê Đình Sỹ), Vua Lê Thánh Tông với việc xây dựng chấn hưng kinh tế Đại Việt (TS Vũ Tang Bồng)... 7  Nhóm đề tài nghiên cứu về chính sách giáo dục, khoa cử, chính sách đào tạo, sử dụng con người của Lê Thánh Tông, nổi bật có sách: Cuốn Chế độ đào tạo, sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và công tác cán bộ hiện nay của PGS. TS. Nguyễn Văn Hoài, Ths. Đặng Duy Thìn, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2012. Trong đó đã cung cấp những nội dung chính trị tích cực của chế độ khoa cử Nho giáo thời Lê sơ tiến bộ so với thời phong kiến trước thế kỷ XV. Cuốn sách còn thêm những chỉ dẫn liên hệ với thời hiện đại. Một cuốn sách rất quan trọng nữa là Tổ chức chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông, của tác giả Lê Kim Ngân (Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn, 1963), là cuốn sách mà bất cứ ai nghiên cứu về vấn đề đào tạo, sử dụng quan lại dưới thời Lê Thánh Tông cũng cần phải gối đầu giường.Cuốn sách đã phân tích rất kỹ lưỡng về bộ máy chính quyền Trung ương thời Lê Thánh Tông. Tác giả đã phân tích quan niệm thần quyền về nhà vua, những nguyên tắc chung để chọn vua, quyền hạn, nghĩa vụ của vua ở chương 1. Chương 2 đã nhận xét đánh giá về cách tổ chức, những cơ quan thuộc chính quyền trung ương. Chương 3 kê khai những quan chức chính dưới thời Lê Thánh Tông. Những bài báo viết về những chính sách của Lê Thánh Tông như: Bùi Huy Khiên, Những bài học kinh nghiệm từ hai cuộc cải cách hành chính dưới thời Lê Thánh Tông và Minh Mệnh, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 8/2011; Trương Vĩnh Khang, Chính sách của Lê Thánh Tông đối với việc bảo vệ lãnh thổ đất nước, Nghiên cứu lịch sử, số 6/2010; Phạm Thị Quỳnh , Những đặc điểm cơ bản của hệ thống giáo dục – khoa cử ở Việt Nam thời Lê Thánh Tông, Tạp chí Triết học, số 6/2011; Ngô Văn Hưởng, Quan niệm “văn trị” từ Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông, Tạp chí Triết học, số 4/2012; Đặng Duy Thìn, Sử dụng quan lại dưới thời Lê Thánh Tông, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12/2009; Nguyễn Thị Việt Hương, Mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân trong quan niệm cai trị của Lê Thánh Tông một vài suy ngẫm từ lịch sử, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2010; Hoàng Tuấn Phổ, Lê Thánh Tông và Hình luật… 8 Tóm lại theo sự hiểu biết trên mặc dù Lê Thánh Tông đã được giới nghiên cứu tìm hiểu sâu, nhưng cho đến nay, vấn đề thời đại, cuộc đời, sự nghiệp, chính sách đào tạo và sử dụng quan lại dưới thời Lê Thánh Tông vẫn ẩn dấu trong đó nhiều nội dung có giá trị bền vững tới thời đại hiện nay từ góc nhìn chính trị học, nó đã thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu của rất nhiều người và có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, vẫn rất cần tiếp tục được soi tỏ nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu trên chỉ nêu lên một số khía cạnh nào đó trong chính sách đào tạo, sử dụng quan lại, chưa có sự tập trung khái quát hệ thống hóa và phân tích cụ thể, về những điểm đóng góp và hạn chế trong chính sách này dưới góc nhìn chính trị học chúng tôi bổ sung thêm dưới lát cắt của chính trị học văn hóa. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tất cả các tư liệu trên là nguồn tư liệu tham khảo quý báu, để tôi có thể học tập và tiếp thu và thực hiện đề tài này đi sâu chỉ ra một số đóng góp mới trong chính sách của Lê Thánh Tông về đào tạo và sử dụng quan lại được soi chiếu từ góc độ chính trị học văn hóa. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ những đóng góp và hạn chế trong chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông. - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: + Nêu và làm rõ những điều kiện khách quan và chủ quan cho sự hình thành chính sách đào tạo, sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông. + Trình bày nội dung cơ bản trong chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông. + Tiếp cận từ góc nhìn chính trị học văn hóa,đưa ra đánh giá về đóng góp và hạn chế của chính sách đào tạo, sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông đối với thế kỷ XV. Từ đó rút ra bài học cho công tác cán bộ trong thời điểm hiện nay. 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu những đóng góp và hạn chế của chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông thông qua việc tìm hiểu những tài liệu lịch sử gốc như văn bản chiếu, chỉ, lệnh dụ của Lê Thánh Tông, những lời nói, việc làm của Lê Thánh Tông trong quản lý đất nước để phân tích, đánh giá về đóng góp và hạn chế của chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của ông. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỷ XV dưới thời Lê sơ và đặc biệt đi sâu vào nửa cuối thể kỷ XV thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460 – 1497). Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông để tìm ra đóng góp và hạn chế của chính sách. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận của luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Luận văn cũng dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước về kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong lịch sử. Trên cơ sở đó, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp logic, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp khác như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, khái quát hoá có vận dụng góc nhìn chính trị học văn hóa. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn đã nêu một cách cụ thể, rõ ràng về bối cảnh hình thành và nội dung của chính sách đào tạo, sử dụng quan lại nổi bật của Lê Thánh Tông. Từ nguồn tài liệu thu thập được luận văn có những đánh giá về những đóng góp cũng như là những hạn chế trong chính sách đào tạo, sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông đề ra đối với thời ông trị vì và cũng như đã đưa ra được một số bài học cho việc đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay thông qua tìm hiểu chính sách đó. 10 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: luận văn góp phần làm rõ bối cảnh ra đời của chính sách, nội dung tích cực và hạn chế trong chính sách đào tạo, sử dụng quan lại dưới thời đại Lê Thánh Tông. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam nói riêng và khoa học chính trịnói chung. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 11 CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG QUAN LẠI CỦA LÊ THÁNH TÔNG 1.1. Bối cảnh ra đời chính sách đào tạo và sử dụng quan lại của Lê Thánh Tông. 1.1.1. Điều kiện khách quan  Tình hình chính trị Cuối thời nhà Hồ, khi đó nội trị trong nước tình hình rối ren đã tạo điều kiện cho giặc ngoài cơ hội nhòm ngó và thực hiện mưu đồ xâm lược. Năm 1404, quân Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ chính thức sang xâm lược nước ta với quy mô lớn, cha con Hồ Quý Ly bị bắt về Trung Quốc. Nước Đại Việt rơi vào tay giặc. Suốt 20 năm nhân dân ta bị nô dịch dưới ách thống trị của giặc Minh, chúng muốn đồng hóa Đại Việt, chúng chia nước ta ra làm 15 phủ, mỗi phủ chia thành nhiều huyện và châu. Nhân dân không thể sống trong áp bức, bóc lột mãi được nên các cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại. Nhưng thời thế tạo anh hùng, tới mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi cùng những hào kiệt, được sự ủng hộ, đồng thuận, chung chí hướng là Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v...nổi dậy phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Trải qua 10 năm chờ đợi thời cơ, chuẩn bị lực lượng, chiến đấu với quân giặc vào sinh ra tử, Lê Lợi đã thực thi chiến lược tấn công của Nguyễn Trãi, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh đi tới thắng lợi. Trong sáchĐại Việt sử ký toàn thưvẫn còn lưu lại cụ thể công lao to lớn của ông trong việc dựng nước mà giữ nước, là người có tài trí, mở mang cơ nghiệp của Đại Việt nói chung và nhà Lê sơ nói riêng. Ngày 15/4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, xưng hiệu là Lê Thái Tổ. Ông đổi lại quốc hiệu từ Giao Chỉ (tồn tại dưới thời nhà Minh) thành Đại Việt, ông quyết định đóng đô ở Thăng Long, đổi tên kinh thành Thăng Long thành Đông Kinh, Tây 12 Đô thành Tây Kinh, Tây Kinh về sau đều gọi là Lam Kinh, nhà Lê sơ chính thức được thành lập. Nhà Lê sơ đãchủ trương lấy Nho giáo làm cốt tủy của hệ tư tưởng chính trị, xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế và hoàn chỉnh dần theo mô hình Nho giáo. Theo học thuyết Nho giáo có bảng giá trị khác với Phật giáo, học thuyết Nho giáo tôn vua ở mức độ cao nhất, vua là Thiên tử, là người nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra). Lê Thái Tổ với sự tham chính của Nguyễn Trãi và các Nho thần thực hiện hàng loạt các cuộc cải cách để thay đổi tình hình toàn diện đất nước lúc bấy giờ thông qua các chiếu, chỉ, lệnh thi hành cải cách. Ông quản lý các lĩnh vực, sát sao các vùng khác nhau theo địa vực, chia cả nước thành 5 đạo: Đông Đạo, Tây Đạo, Nam Đạo, Bắc Đạo và Hải Tây Đạo. Đứng đầu mỗi đạo là hành khiển để giữ sổ sách về việc quân - dân, bên cạnh là tổng quản chỉ huy vệ quân trong đạo. Trấn, lộ, phủ, huyện, châu là các đơn vị hành chính dưới đạo. Các chức quan của hệ thống hành chính được đặt rõ: đứng đầu trấn là trấn phủ sứ, tuyên úy sứ; ở lộ là an phủ sứ, tổng quản; ở phủ là tri phủ; huyện là chuyển vận sứ; châu là phòng ngự sứ. Đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã. Vua Lê Thái Tổ chia xã làm ba loại là đại xã, trung xã và tiểu xã. Bộ máy hành chính nhà nước lúc này khá chặt chẽ, hoàn bị chi phối tới cả cấp xã, xã là đơn vị cấp cơ sở. Ngày 22/8/1433, Lê Lợi mất, Lê Thái Tông lên kế vị, Lê Sát là công thần cao được ban quyền phụ chính. Triều đình có nhiều mâu thuẫn xảy ra nên Lê Thái Tông dựa vào tư tưởng Nho giáo đã ra tay dẹp bỏ quyền thần, giành lấy quyền tư pháp và càng ngày càng khắt khe đối với các công thần. Sau khi quyền lực về tay, ông đã ban nhiều chỉ dụ chỉnh đốn việc hành chính, giáo dục, thi cử ở các đạo, khiến các quan lại chuyên tâm vào chính sự. Ông đề ra nhiều chính sách thay đổi hệ thống tổ chức quan lại, đặt lại nguyên tắc và kèm theo đặt ra thế chế cho chế độ thi cử theo Nho giáo để lấy người có học. Vua đưa con thứ là Bang Cơ lên làm Thái tử. Năm 1442, Lê Thái Tông mất, Bang Cơ khi đó mới 2 tuổi lên ngôi Hoàng đế là vua Lê Nhân Tông. Vì vua còn quá nhỏ nên Thái hậu Nguyễn Thị Anh đã buông rèm nhiếp 13 chính, họ ngoại dường như nắm quyền lực trong tay. Tuy nhiên, những chính sách cai trị đất nước của bà đưa ra chưa có hiệu quả, chúng mang tính tư lợi, tình hình triều đình lục đục và dân chúng càng trở nên khốn đốn hơn, công thần bị chém giết vô cớ, tham ô hối lộ công khai và người dân rơi vào lầm than, cực khổ. Tới năm 12 tuổi, vua Lê Nhân Tông mới chính thức được nắm quyền, ông đã thay đổi chính sách, đưa ra quy định mới khiến tình hình ổn định hơn. Ông truy tặng cho các công thần khai quốc của triều Hậu Lê, việc này về sau được Lê Thánh Tông tiếp tục kế thừa và phát huy. Lê Nhân Tông là một vị vua nhân từ và sáng suốt được các bậc quần thần yêu mến. Tới ngày 3/10/1459, Lê Nghi Dân (Lạng Sơn Vương) là người anh cùng cha khác mẹ của Lê Nhân Tông đã đảo chính, giết hại vua và thái hậu và cướp ngôi báu. Ông lên ngôi Hoàng đế và đặt niên hiệu là Thiên Hưng. Tháng 2 năm 1460, Nghi Dân bàn việc đặt phủ huyện, lại đặt 6 bộ (Lại, Lễ, Bộ, Binh, Hình, Công), 6 khoa (Trung thư, Hải, Đông, Tây, Nam, Bắc) và các quan ở phủ, huyện, châu. Năm 1460, các tể tướng là Đỗ Bí, Lê Ngang, Lê Thu đã bàn kế hoạch lật đổ Thiên Hưng đế nhưng bị bại lộ, nên vua Nghi Dân đã bắt giết và đề phòng nhiều hơn bằng cách đưa ra chỉ dụ và nhiều pháp chế hà khắc, làm nhiều người oán giận, không được lòng quan lại và dân chúng. Tháng 6 năm 1460 Nguyễn Xí đã phát lệnh dẫn quân vào giết khoảng 100 người bề tôi thân cận của Nghi Dân. Sau đó, lật đổ Nghi Dân, truất làm Lê Đức hầu và cho ra khỏi cung, trao cho một dải lụa để tự vẫn. Ngày hôm ấy, các đại thần đem kiệu đến rước Gia Vương là Lê Tư Thành, tức con trai thứ tư của Lê Thái Tông để trao ngôi báu, tức hoàng đế Lê Thánh Tông. Nhà vua Lê Thánh Tông lên ngôi và cai trị trong vòng 38 năm (1460- 1497) và trong ngần ấy năm cầm quyền Lê Thánh Tông đã cải cách đất nước, biến Đại Việt thành một quốc gia phát triển rực rỡ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… thành một vương quốc có tiếng nói trong khu vực Đông Nam Á, cũng như đã khiến quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt tới đỉnh cao. Ngay từ khi mới lên ngôi, Lê Thánh Tông đã dốc sức cải cách mọi mặt đời sống. Về vấn đề hành chính, bộ máy nhà nước tổ chức thành 6 bộ: Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công. Rút bài học về sự lộng quyền đời trước, 14 ông tiến hành xóa bỏ chức tướng quốc, đại tổng quản, hành khiển; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng. Ông xóa chế độ hành chính cũ từ thời Lê Thái Tổ từ 5 đạo, ông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên, mỗi thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); hành chính ở địa phương,dưới đạo có phủ , huyện, châu (miền núi), xã. Vua Lê Thánh Tông đã kế thừa và cải tổ hệ thống quan lại và chính sách đào tạo đội ngũ quan lại của nhà nước quân chủ tập quyền Như vậy, từ thời Lê Thái Tổ cho tới Lê Thánh Tông trị vì thì vận động theo xu hướng các vị vua đều hướng tới xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu. Đến thời Lê Thánh Tông thì có sự hoàn thiện nhất và thể hiện rõ rệt nhất được ưu điểm của mô hình đó. Nhìn nhận một cách sâu sắc được những bài học cai trị đất nước của các vương triều trước nhất là những thiếu sót của nhà nước cuối thời Trần, Hồ nên từ khi lên ngôi Lê Thái Tổ đã có cho xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền thay thế nhà nước quý tộc tản quyền trước đó. Ông đã biết được rằng nhà nước đó đã không đáp ứng được những yêu cầu tập trung quyền lực phát triển của xã hội, cần phải loại bỏ và tạo dựng nhà nước mới phù hợp với thời cuộc thì mới vực dậy được nước nhà. Ông lấy học thuyết Nho giáo làm cơ sở để đưa ra các chính sách xã hội và đặc biệt là xây dựng nền giáo dục Nho học. Có được nền tảng từ thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, đến thời Lê Thánh Tông chính sách đào tạo đội ngũ quan lại theo mô hinh giáo dục Nho học được nâng lên tầm cao mới và mô hình nhà nước quân chủ phong kiến tập quyền được kiện toàn hơn bao giờ hết, thể hiện rõ ràng những mặt ưu việt trong chính sách của mọi mặt đời sống. Trong luận văn này chúng tôi tiếp tục làm rõ những đóng góp và cả mặt hạn chế trong chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông.  Tình hình kinh tế Đến thời Lê sơ, sau khi giành được đất nước từ tay giặc Minh, vua Lê Thái Tổ đã đề ra nhiều chính sách cải cách khuyến khích nông nghiệp, khôi phục lại sản xuất để nền kinh tế thoát khỏi tình trạng đình trệ, thúc đẩy thông thương. 15 Về nông nghiệp, nông thôn Đại Việt trước Lê sơ từng tồn tại loại hình kinh tế đại điền trang với kiểu bóc lột nông nô nô tỳ thời Lý, Trần. Từ cuối thế kỷ XIV nền kinh tế ấy đã bị thủ tiêu. Vua Lê Thái Tổ lệnh cho các con em tướng sĩ và các đầu mục về quê nhận ruộng cấy cày. Ông ra lệnh “vườn của các quan ở kinh thần đều phải được trồng hoa hoặc trồng rau đậu, nếu bỏ hoang sẽ bị thu hồi” [85, tr.302]. Vua cho tù binh đi khai phá những vùng đất mới, lập thôn xóm, mở mang những vùng đất hoang, đất ven biển với quy mô tương đối lớn. Ông có chủ trương lập đồn điền để mở rộng diện tích sản xuất, theo đó là có thêm thu nhập từ tô thuế cho nhà nước. Chính sách này đã làm cho những người dân lưu vong trở về quê hương, có cuộc sống ổn định hơn, tạo điều kiện cho nhân dân an cư lạc nghiệp. Vua còn cho người dân được sở hữu ruộng tư, khuyến khích sản xuất nông nghiệp làm năng suất tăng nhanh chóng và xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội. Ruộng đất được chia làm hai loại chính là ruộng công và ruộng tư. Ruộng công được gọi là quan điền. Trong số đó sẽ được thưởng cho công thần, quan lại, quý tộc, đó gọi là lộc điền. Ở thời Lê sơ, chế độ này có quy mô lớn chưa từng có. Vua ban ruộng đất cho quý tộc, công thần, quan lại trụ cột trong triều nhằm tăng cường quyền lực nhà nước. Phép lộc điền với quy mô lớn trong đó bao gồm cả ruộng ban cấp được phép thừa kế và ban cấp tạm thời có thể thu hồi lại sau khi đã chết. Chế độ này đã góp phần ngăn chặn tình hình ly khai, cát cứ triều đình. Phép quân điền được vua áp dụng vào năm 1429, những ruộng đất mà tịch thu được từ tay quân Minh, cùng với việc mở mang ruộng đất bằng khai hoang lập đồn điền đã được vua Lê bổ sung vào quỹ ruộng công tại làng xã để ban cho dân cày cấy. Phép quân điền quy định chia ruộng đất công làng xã theo định kỳ 6 năm, nông dân làng xã phải nộp tô thuế đầy đủ cho nhà nước. Có hàng ngàn mẫu ruộng mỗi năm được phân bố khắp cả nước, chứ không tập trung vào một chỗ. Ruộng lộc điền trên nguyên tắc là ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, chỉ là tạm thời giao quyền sử dụng và hưởng thụ sưu phần chứ không phải là người sở hữu. Người nào được cấp sẽ có quyền hưởng dụng tô. Sau khi người được nhận lộc điền chết 3 năm thì con cháu phải trả lại chứ không có quyền chiếm nhận. Thực tế thì ruộng quân 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan