Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook Kinh tế Những đỉnh cao chỉ huy – cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới...

Tài liệu Những đỉnh cao chỉ huy – cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới

.PDF
780
328
51

Mô tả:

NHỮNG ĐỈNH CAO CHỈ HUY Thông tin sách: Tên sách: NHỮNG ĐỈNH CAO CHỈ HUY: Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới Tên gốc: THE COMMANDING HEIGHTS: The Battle for the World Economy Tác giả: Daniel Yergin, Joseph Stanislaw Dịch giả: Nhóm Phạm Quang Diệu Số hóa bởi ABBYY FineReader 11 Hiệu đính và đóng sách bởi Bún và Pegasus_charge Thư viện ebook (tve-4u.org) Thời gian hoàn thành: tháng 1/2015 Bìa 4: “Những đỉnh cao chỉ huy là lời giải thích rõ ràng nhất về vận mệnh của các nền kinh tế và thể chế chính trị từ Thế chiến thứ hai đến nay”. -KENNETH MINOGUE, THE WALL STREET JOURNAL“Tác giả, người được giải thưởng Pulitzer với tác phẩm Phần thưởng, là chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về nền kinh tế toàn cầu. Ông đã tái hiện rõ nét những rủi ro và cơ hội xuất hiện khi cán cân quyền lực chuyển dịch trên toàn thế giới giữa một bên là các chính phủ và một bên là các thị trường. Cuộc chiến toàn cầu hóa đã và đang là vấn đề trung tâm và nóng bỏng. Những đỉnh cao chỉ huy là cuốn sách thiết yếu để hiểu rõ cuộc chiến xác lập ‘luật chơi mới’ trong thế kỷ XXI này”. “Không cuốn sách nào mô tả toàn diện và sâu sắc về quá trình chuyển đổi kinh tế trên toàn cầu trong hơn nửa thế kỷ qua như tác phẩm này”. -DAVID J. ROTHKOPF, FOREIGN AFFAIRS“Những đỉnh cao chỉ huy là một tác phẩm đồ sộ… Nó thuật lại một câu chuyện rất hấp dẫn; quan trọng hơn, nó thể hiện một trí tuệ uyên thâm”. -MICHAEL ELLIOTT, NEWSWEEK- “Sự khái quát sâu rộng của tác phẩm Những đỉnh cao chỉ huy thật đáng kinh ngạc; sự lôi cuốn của nó thật không thể cưỡng lại được; và ý nghĩa giáo dục quan trọng của nó là không thể phủ nhận… Đã lâu lắm rồi tôi không đọc một cuốn sách mà tính trí tuệ và sự hấp dẫn lại hòa trộn một cách tài tình như vậy”. -ROBERT HEILBRONER, LOS ANGELES TIMES BOOK REVIEW- DANIEL YERGIN là tác giả của tác phẩm Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực (The Prize: The Epic Quest for Oil, Money and Power) và Hòa bình đổ vỡ (Shattered Peace), đồng tác giả trong tác phẩm Tương lai năng lượng (Energy Future) và Nước Nga 2010 (Russia 2010). Ông là Chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Năng lượng Cambridge. JOSEPH STANISLAW là Giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu Năng lượng Cambridge. NHỮNG LỜI CA NGỢI CUỐN “NHỮNG ĐỈNH CAO CHỈ HUY” “Một câu chuyện đầy lôi cuốn và hấp dẫn… Cuốn sách này tuyệt vời ở mọi góc độ, tình tiết thú vị và dí dỏm… Các tác giả đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về thị trường, đồng thời nhận thức được những bước thoái trào của nó… Đây là cuốn sách hay chỉ dẫn về tương lai của chủ nghĩa tư bản”. -Tạp chí Economist “Đọc xong cuốn sách cũng giống như xem một vở opera thú vị. Các tác giả đã lần theo dấu vết về cuộc đời của hơn 30 nhân vật khi họ định hình bối cảnh lịch sử kinh tế - chính trị của thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua”. -David R. Henderson, tạp chí Fortune “Yergin và Stanislaw đã mô tả lịch sử kinh tế trong hơn 50 năm qua và làm nổi bật sự song hành của đổi mới công nghệ và thị trường tự do”. -Chris Cragg, tờ Financial Times Energy “Thành công vinh quang của Những đỉnh cao chỉ huy là giải thích những biến đổi sâu sắc của thời đại ngày nay thông qua chiều kích lớn lao của lịch sử”. -Valéry Giscard d’Estaing, cựu Tổng thống Pháp “Những đỉnh cao chỉ huy thể hiện một cách thuyết phục và đầy ấn tượng về những thách thức chủ yếu của thời đại ngày nay và tương lai đối với các chính sách của chính phủ và hoạt động của các công ty”. -Rosabeth Moss Kanter, Trường Đại học Harvard “Đã có một cuộc cách mạng trong tư duy kinh tế xảy ra theo quy trình giống như bất cứ cuộc cách mạng khoa học nào. Cuốn Những đỉnh cao chỉ huy kể về sự thay đổi mà thế giới đang tạo ra. Đây là một chỉ dẫn quan trọng hướng tới nền kinh tế của thế kỷ XXI”. -Lawrence Summers “Những đỉnh cao chỉ huy kể lại những thay đổi quan trọng nhất của thế giới hiện đại một cách đầy lôi cuốn và ấn tượng. Cuốn sách này sẽ là vô giá đối với bạn đọc nhiều nơi trên thế giới”. -Yegor Gaidar, cựu Thủ tướng và là Bộ trưởng Tài chính Nga “Với lối kể chuyện lôi cuốn và hấp dẫn về chiến thắng của lực lượng thị trường, các tác giả đã trình bày một cách chi tiết và có hiệu quả những ý tưởng và sự kiện để tạo ra một cuộc cách mạng kinh tế quan trọng nhất của nửa sau thế kỷ này”. -Gary Becker, giải Nobel Kinh tế, năm 1992 “Với sự rõ ràng và uyên bác, các tác giả đã viết nên một trong những câu chuyện hay nhất về thời đại chúng ta, thời đại đầy những thông tin trái ngược, lệch lạc, méo mó… từ tivi, máy tính, báo chí và sách. Thành công nhất của Những đỉnh cao chỉ huy là đã làm rõ được bối cảnh phức tạp này”. -Adam Smith, tác giả của cuốn Tiền giấy ---oOo--
NHỮNG ĐỈNH CAO CHỈ HUY Thông tin sách: Tên sách: NHỮNG ĐỈNH CAO CHỈ HUY: Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới Tên gốc: THE COMMANDING HEIGHTS: The Battle for the World Economy Tác giả: Daniel Yergin, Joseph Stanislaw Dịch giả: Nhóm Phạm Quang Diệu Số hóa bởi ABBYY FineReader 11 Hiệu đính và đóng sách bởi Bún và Pegasus_charge Thư viện ebook (tve-4u.org) Thời gian hoàn thành: tháng 1/2015 Bìa 4: “Những đỉnh cao chỉ huy là lời giải thích rõ ràng nhất về vận mệnh của các nền kinh tế và thể chế chính trị từ Thế chiến thứ hai đến nay”. -KENNETH MINOGUE, THE WALL STREET JOURNAL“Tác giả, người được giải thưởng Pulitzer với tác phẩm Phần thưởng, là chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về nền kinh tế toàn cầu. Ông đã tái hiện rõ nét những rủi ro và cơ hội xuất hiện khi cán cân quyền lực chuyển dịch trên toàn thế giới giữa một bên là các chính phủ và một bên là các thị trường. Cuộc chiến toàn cầu hóa đã và đang là vấn đề trung tâm và nóng bỏng. Những đỉnh cao chỉ huy là cuốn sách thiết yếu để hiểu rõ cuộc chiến xác lập ‘luật chơi mới’ trong thế kỷ XXI này”. “Không cuốn sách nào mô tả toàn diện và sâu sắc về quá trình chuyển đổi kinh tế trên toàn cầu trong hơn nửa thế kỷ qua như tác phẩm này”. -DAVID J. ROTHKOPF, FOREIGN AFFAIRS“Những đỉnh cao chỉ huy là một tác phẩm đồ sộ… Nó thuật lại một câu chuyện rất hấp dẫn; quan trọng hơn, nó thể hiện một trí tuệ uyên thâm”. -MICHAEL ELLIOTT, NEWSWEEK“Sự khái quát sâu rộng của tác phẩm Những đỉnh cao chỉ huy thật đáng kinh ngạc; sự lôi cuốn của nó thật không thể cưỡng lại được; và ý nghĩa giáo dục quan trọng của nó là không thể phủ nhận… Đã lâu lắm rồi tôi không đọc một cuốn sách mà tính trí tuệ và sự hấp dẫn lại hòa trộn một cách tài tình như vậy”. -ROBERT HEILBRONER, LOS ANGELES TIMES BOOK REVIEWDANIEL YERGIN là tác giả của tác phẩm Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực (The Prize: The Epic Quest for Oil, Money and Power) và Hòa bình đổ vỡ (Shattered Peace), đồng tác giả trong tác phẩm Tương lai năng lượng (Energy Future) và Nước Nga 2010 (Russia 2010). Ông là Chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Năng lượng Cambridge. JOSEPH STANISLAW là Giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu Năng lượng Cambridge. NHỮNG LỜI CA NGỢI CUỐN “NHỮNG ĐỈNH CAO CHỈ HUY” “Một câu chuyện đầy lôi cuốn và hấp dẫn… Cuốn sách này tuyệt vời ở mọi góc độ, tình tiết thú vị và dí dỏm… Các tác giả đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về thị trường, đồng thời nhận thức được những bước thoái trào của nó… Đây là cuốn sách hay chỉ dẫn về tương lai của chủ nghĩa tư bản”. -Tạp chí Economist “Đọc xong cuốn sách cũng giống như xem một vở opera thú vị. Các tác giả đã lần theo dấu vết về cuộc đời của hơn 30 nhân vật khi họ định hình bối cảnh lịch sử kinh tế - chính trị của thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua”. -David R. Henderson, tạp chí Fortune “Yergin và Stanislaw đã mô tả lịch sử kinh tế trong hơn 50 năm qua và làm nổi bật sự song hành của đổi mới công nghệ và thị trường tự do”. -Chris Cragg, tờ Financial Times Energy “Thành công vinh quang của Những đỉnh cao chỉ huy là giải thích những biến đổi sâu sắc của thời đại ngày nay thông qua chiều kích lớn lao của lịch sử”. -Valéry Giscard d’Estaing, cựu Tổng thống Pháp “Những đỉnh cao chỉ huy thể hiện một cách thuyết phục và đầy ấn tượng về những thách thức chủ yếu của thời đại ngày nay và tương lai đối với các chính sách của chính phủ và hoạt động của các công ty”. -Rosabeth Moss Kanter, Trường Đại học Harvard “Đã có một cuộc cách mạng trong tư duy kinh tế xảy ra theo quy trình giống như bất cứ cuộc cách mạng khoa học nào. Cuốn Những đỉnh cao chỉ huy kể về sự thay đổi mà thế giới đang tạo ra. Đây là một chỉ dẫn quan trọng hướng tới nền kinh tế của thế kỷ XXI”. -Lawrence Summers “Những đỉnh cao chỉ huy kể lại những thay đổi quan trọng nhất của thế giới hiện đại một cách đầy lôi cuốn và ấn tượng. Cuốn sách này sẽ là vô giá đối với bạn đọc nhiều nơi trên thế giới”. -Yegor Gaidar, cựu Thủ tướng và là Bộ trưởng Tài chính Nga “Với lối kể chuyện lôi cuốn và hấp dẫn về chiến thắng của lực lượng thị trường, các tác giả đã trình bày một cách chi tiết và có hiệu quả những ý tưởng và sự kiện để tạo ra một cuộc cách mạng kinh tế quan trọng nhất của nửa sau thế kỷ này”. -Gary Becker, giải Nobel Kinh tế, năm 1992 “Với sự rõ ràng và uyên bác, các tác giả đã viết nên một trong những câu chuyện hay nhất về thời đại chúng ta, thời đại đầy những thông tin trái ngược, lệch lạc, méo mó… từ tivi, máy tính, báo chí và sách. Thành công nhất của Những đỉnh cao chỉ huy là đã làm rõ được bối cảnh phức tạp này”. -Adam Smith, tác giả của cuốn Tiền giấy ---oOo--Cuốn sách được dịch và xuất bản trong chương trình TỦ SÁCH TINH HOA TRI THỨC THẾ GIỚI với sự hỗ trợ về tài chính của: QUỸ DỊCH THUẬT VIỆT NAM (53 Nguyễn Du, Hà Nội; Tel.: (84-4) 9454 662; Fax (84-4) 9454 660) và TẬP ĐOÀN DỮ LIỆU QUỐC TẾ VIỆT NAM VÀ ĐÔNG DƯƠNG (IDG) (Địa chỉ: 2.6B, Tòa nhà e.Town, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại (84-8) 812 0061; Fax (84-6) 812 0060) MỤC LỤC LỜI NHÀ XUẤT BẢN. 10 LỜI GIỚI THIỆU. 11 MỞ ĐẦU: TRÊN ĐƯỜNG RANH.. 14 Tại sao phải chuyển đổi?. 15 Sức mạnh của ý tưởng. 18 Tái kết nối quá khứ và tương lai 19 Những thách thức cơ bản. 19 1 BA MƯƠI NĂM HUY HOÀNG.. 21 Hướng tới nền kinh tế hỗn hợp. 22 Nước Anh: Giữ đúng lời hứa. 23 Chinh phục “những đỉnh cao chỉ huy” 25 “Chúng tôi hành động dựa trên thực tiễn” 26 Nước Pháp: “Những đòn bẩy trong quyền chỉ huy” 27 Người bán rượu cognac. 28 Kế hoạch: “Hiện đại hóa hay sự suy tàn” 30 Nước Đức: Những bao thuốc lá Lucky Strike và cám gà. 31 Trường phái Tự do Công giáo và thị trường xã hội 32 Erhard: “Mặc kệ nó” 33 Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Đức. 34 Nước Ý: Các công ty hàng đầu quốc gia. 35 “Sự xâm lấn” của John Maynard Keynes. 36 Thương mại và sức mạnh quốc gia. 39 “Chúng ta chưa bao giờ có một cuộc sống tốt như vậy” 40 2 TAI ƯƠNG TỪ SỰ ĐỒ SỘ.. 42 Xuất hiện điều chỉnh. 43 Luật sư của công chúng. 44 Chuẩn mực, “không quá đơn giản” 45 Chính sách Kinh tế Xã hội mới: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy có gì chắc chắn hơn” 45 “Nhà tiên tri của công cuộc điều chỉnh” 47 Sự xâm nhập của học thuyết Keynes. 49 Toàn dụng nhân công. 49 Điều chỉnh và cải tổ. 51 Chính thể tự do cuối cùng. 52 Tình trạng bất ổn và lạm phát 56 3 LỜI THỀ ĐỊNH MỆNH.. 58 Xây dựng đất nước. 58 Khám phá của Nehru. 59 “Máy kéo và những cỗ máy khổng lồ” 60 “Ý tưởng về kế hoạch hóa” 62 Permit Raj (Chế độ Cấp phép) 63 “Chương trình vì một thế giới tốt đẹp hơn”: Các nhà kinh tế học phát triển. 64 “Ngân hàng” 67 Sự phát triển của công ty nhà nước. 68 “Xu hướng thay đổi” 69 “Đầu tiên phải là quốc gia độc lập về chính trị” 70 Các ủy ban thị trường: công cụ quản lý. 72 Đập Volta: Cao trào của chủ nghĩa xã hội châu Phi 72 “Chủ nghĩa Thế giới thứ ba” 74 Tạm biệt Coca Cola. 75 Hồi kết của một ý tưởng. 76 4 VỊ THẦY TU MẤT TRÍ 78 “Người bạn chính trị thân thiết nhất của tôi” 78 “Ngài Bộ trưởng Tư duy” 79 “Chỗ quay xe” 80 “Sự chuyển biến” của Keith Joseph. 81 Cuộc chiến của giới lãnh đạo. 83 “Không có thời gian để quanh co” 84 “Hôm nay không có tàu” 86 “Bây giờ là thời điểm cho một cuộc chiến thực sự” 87 Phe “Ướt” đấu phe “Khô” 89 “Người phụ nữ kiên định” 91 Cuộc chiến tranh Falklands: “Những sự kiện bất ngờ” 92 Trận chiến quyết liệt 93 Sự ra đời của tư nhân hóa. 94 Nhưng phải làm thế nào?. 96 Một chương trình lớn hơn nhiều. 97 “Một phần của một thể chế” 99 “Luôn luôn với niềm tin” 101 5 KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN.. 103 Khủng hoảng niềm tin. 104 Khủng hoảng nợ và thập kỷ bị đánh mất 106 Các công ty hàng đầu quốc gia. 108 Sao Đỏ đang chìm.. 111 Sự nổi lên của các ngôi sao châu Á. 112 New Zealand: “Chẳng có nền kinh tế nào cả” 113 Friedrich von Hayek và “Cuộc chiến giữa các tư tưởng” 113 Con đường tới chủ nghĩa nông nô. 115 Trường phái Chicago. 116 Sự tôn trọng bất đắc dĩ 119 Sự xuất hiện của các Thị trường mới nổi 120 Hội nhập Tài chính. 123 6 HƠN CẢ THẦN KỲ.. 125 Nhật Bản: “Tôi sẽ tăng găp đôi thu nhập” 127 Tam giác thép: “Hệ thống 1955” 129 Một hành động tự sát đối với giới quan chức. 131 Thập kỷ thất bại 132 Triều Tiên: Lợi và hại của những lựa chọn. 133 Đài Loan: Chủ nghĩa tư bản Khổng giáo. 139 Các chuyên gia siêu đẳng. 141 Singapore: Nhà nước - Nhà đầu tư liên doanh. 143 Malaysia: Những người con của đất 146 Công ty châu Á. 149 Kết thúc giai đoạn thần kỳ?. 153 “Thích ứng với thế giới” 157 7 MÈO ĐEN, MÈO TRẮNG.. 159 “Bắt chuột” 160 Bắt đầu cải cách. 162 “Chim trong lồng” 163 Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. 165 Cải cách và cố thủ. 166 Quảng trường Thiên An Môn. 167 Nam tiến: Chiến dịch cuối cùng của Đặng Tiểu Bình. 168 Hai nền kinh tế. 169 “Con hổ mới” 170 “Một quốc gia, hai chế độ” 171 Phá lệ. 173 Trung Quốc và nền kinh tế thế giới 175 Trung Quốc thích ứng với hoàn cảnh mới 175 8 SAU CHẾ ĐỘ CẤP PHÉP.. 180 “Lên tới đỉnh của chủ nghĩa Mác” 181 Một triều đại 182 Khủng hoảng. 183 Không có khả năng về các con số. 184 Thức giấc. 185 “Một chủ nghĩa tư bản vô dụng” 186 “Một vai trò rất khác biệt” 187 Buổi xế chiều của Chế độ Cấp phép. 189 Dựa trên những bộ não tốt nhất 190 Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ. 192 9 TUÂN THEO LUẬT CHƠI 194 Liệu pháp sốc: Sắc lệnh 21060. 194 Quy luật Sự phụ thuộc. 196 Thập kỷ tổn thất 197 Sự đồng thuận mới: “Chúng ta đã đòi hỏi quá nhiều” 198 Những nhà kỹ thuật ứng dụng. 199 Chile: Một hình mẫu mập mờ. 200 Nghịch lý của Argentina. 202 Con trai người đan chổi 204 Quá trình tư nhân hóa. 205 Peru: Nhà nông học và nhà văn. 208 Cú sốc Fujimori 211 Nền kinh tế thị trường “mang bộ mặt người” 213 Brazil: Những kẻ phụ thuộc đã biến lạm phát thành kẻ sát nhân. 214 Mexico: Sự truyền bá quyền lực. 216 “Chúng ta phải thay đổi nhiều thứ” 220 Khám phá lại nhà nước. 222 10 CHIẾC VÉ TỚI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.. 225 Cuộc khủng hoảng của Ba Lan: Sự bắt đầu của điểm kết thúc. 226 Cú điện thoại 227 “Ludwig Erhard của tôi” 228 Cách mạng thị trường. 229 “Đừng nhìn lên trên” 230 Hai người Václav. 231 Nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô. 232 Đám cưới của sâu và rắn. 234 Tạo lập thị trường. 235 Thời kỳ quá độ có trật tự?. 238 Cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ hơn. 239 Cách mạng - hay chỉ là một cuộc cải cách triệt để?. 240 Tất cả mọi thứ - Càng nhanh càng tốt 240 Yếu tố then chốt: Hình thành sở hữu tư nhân. 242 Chiếc vé đi tới nền kinh tế tự do. 244 Những người cộng sản đang thắng thế. 246 Tư hữu hóa những đỉnh cao chỉ huy. 246 “Ngày mai tôi vẫn làm như vậy” 247 Nước Nga vỡ nợ. 248 “Sản phẩm thành công của nền giáo dục Xô Viết” 250 Không thể trở lại 253 Chấm dứt thời kỳ cô lập. 254 11 LỜI CAM KẾT. 255 Sự rút lui kép. 256 Nước Pháp: “Cắt đứt quan hệ với chủ nghĩa tư bản” 257 Ngài Delors và phe cánh tả thứ hai 258 “Người tống tiễn các luồng tiền” 259 Cú lội ngược dòng vĩ đại 259 Những người thuộc phe Xã hội “nổi trội hơn nhà nước” 260 Sự đình trệ và chủ nghĩa bi quan châu Âu. 260 Thị trường chung: Tái xuất châu Âu. 261 Đối diện với lịch sử?. 262 Buba biết rõ nhất?. 263 “Đồng D-mác xuất hiện” 265 Sự cam kết 267 Tư nhân hóa và tái cơ cấu. 268 Những nhà lãnh đạo mới cho một châu Âu mới 270 Cái giá của một nhà nước phúc lợi xã hội 272 Cuộc truy tìm mới của châu Âu. 274 12 CUỘC CÁCH MẠNG BỊ TRÌ HOÃN.. 276 “Không còn nữa một chính phủ cồng kềnh” 277 Người ngoài cuộc. 279 “Bị thực tế chẹn họng” 279 Giám đốc Ngân hàng Trung ương. 282 Hơn cả thuế và chi tiêu. 284 Cuộc Cách mạng bị đình trệ. 288 Từ chiếm lĩnh đến cạnh tranh. 289 Con chó và quả mận. 290 Chi phí biên có cánh. 291 Chuông nguyện hồn ai?. 293 Tiền đi đâu. 295 Điện lực: Sự sụp đổ của “khế ước” 296 “Chúng tôi hiểu được điều đó” 298 Điều chỉnh xã hội: Mở rộng tầm với 300 Bùng nổ các quyền. 302 Tư nhân hóa kiểu Mỹ. 303 Lĩnh vực giáo dục và phúc lợi xã hội 305 “Xưa như nước Mỹ” 306 13 KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HÓA.. 309 Một trật tự mới 311 Suy cho cùng thì toàn cầu hóa là gì?. 312 Thời kỳ toàn cầu hóa đầu tiên là từ bao giờ?. 313 Các dấu hiệu hội nhập. 315 Hàn gắn: Cơ sở của toàn cầu hóa sau chiến tranh. 316 Sau thập kỷ 70: Từ thương mại đến các thị trường vốn. 317 Việc tái hòa nhập của các nền kinh tế đóng. 318 Thời kỳ Toàn cầu hóa lần thứ hai 320 Những vấn đề quan ngại mới 322 Các chính phủ vẫn sẽ tiếp tục tồn tại 322 14 NIỀM TIN TRỞ LẠI 325 Sự đồng thuận mới?. 328 Thế giới liên kết 329 Công ty trong nền kinh tế động. 330 Phán xét các kết quả: Các tiêu chuẩn đánh giá gắt gao. 331 1, Hoàn thành sứ mạng?. 332 2, Đảm bảo công bằng?. 333 3, Bảo vệ môi trường?. 334 4, Đối mặt với vấn đề nhân khẩu học?. 335 5, Gìn giữ bản sắc?. 336 Niềm tin trở lại 337 BẢNG NIÊN ĐẠI 340 NHỮNG CUỘC PHỎNG VẤN. 347 THƯ MỤC CHỌN LỌC. 348 LỜI CẢM ƠN. 363 VỀ CÁC TÁC GIẢ. 366 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Командные высоты (tiếng Việt dịch là Những đỉnh cao chỉ huy) là tựa đề một bài diễn văn của V.I. Lê-nin. Lê-nin sử dụng khái niệm này trong báo cáo đọc tại Đại hội lần thứ 4 của Quốc tế Cộng sản để nói về những ngành kinh tế có thể kiểm soát được hiệu quả và hỗ trợ cho các ngành khác. Thực ra đây là một thuật ngữ quân sự chỉ những điểm cao quan trọng mang tính chi phối chiến trường, gọi là cao điểm chiến lược. Lê-nin nói: “Chúng tôi buộc phải đi đường vòng. Chủ nghĩa tư bản nhà nước như chúng tôi đã thiết lập trong nước là một chủ nghĩa tư bản nhà nước đặc biệt. Nó khác với khái niệm thông thường về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Chúng tôi nắm tất cả những đỉnh cao chỉ huy”. Phải chăng chủ nghĩa tư bản nhà nước đặc biệt này chính là xuất xứ của khái niệm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng được Lê-nin gọi thẳng là chủ nghĩa tư bản nhà nước? Chỉ tiếc là sau đó Lê-nin mất nên không rõ lý thuyết và thực tiễn cụ thể của chủ nghĩa tư bản nhà nước đặc biệt này như thế nào, có hoạt động được không? Năm 1998, Daniel Yergin và Joseph Stanislaw đã dùng thuật ngữ Những đỉnh cao chỉ huy làm tiêu đề cho cuốn sách của mình: Commanding Heights: The Battle for the World Economy, mà các bạn đang có bản tiếng Việt trong tay. Chúng tôi xin cám ơn ông Trần Đình Thiên và nhóm dịch của ông Phạm Quang Diệu đã dịch và giới thiệu cho NXB Tri thức cuốn sách rất hấp dẫn này. Trong quá trình chuẩn bị bản thảo, các anh chị Nguyễn Cảnh Bình, Phạm Hồng Tiến, Nguyễn Thu Trang và Phan Huyền Dân đã tham gia bổ sung và hiệu đính bản dịch để cuốn sách có được diện mạo như ngày hôm nay, chúng tôi xin chân thành cám ơn. Chúng tôi cũng đã cố gắng chú giải hầu hết những nhân vật, địa điểm và sự kiện được đề cập trong sách để bạn đọc thuận lợi cho quá trình theo dõi. Những chú thích nào của tác giả, chúng tôi đều ghi rõ đó là của tác giả. Ngoài ra, chúng tôi cũng lược bớt phần Chỉ dẫn và Chú thích các tài liệu tham khảo trong cuốn sách gốc vì quá dày và phức tạp. Những độc giả muốn tìm hiểu kỹ hơn phần này có thể tra cứu sách gốc. Và cuối cùng, do đây là một cuốn sách lớn và đồ sộ với phạm vi trình bày các sự kiện trải rộng trên khắp thế giới trong suốt thế kỷ XX cũng như mức độ phức tạp của cuốn sách, cùng với năng lực và kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong quá trình biên tập và hiệu đính cuốn sách này, chúng tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và chỉnh sửa của bạn đọc để lần tái bản mới sẽ hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế Việt Nam và Đông Dương (IDG) đã tài trợ cho việc xuất bản cuốn sách này. Hà Nội, tháng 8/2006 NXB TRI THỨC LỜI GIỚI THIỆU Tại sao phải chuyển sang cơ chế thị trường? Tại sao và như thế nào mà sự chuyển đổi từ kỷ nguyên, trong đó, chính phủ các quốc gia luôn tìm cách nắm giữ và kiểm soát nền kinh tế nhà nước sang kỷ nguyên với những ý tưởng về cạnh tranh, mở cửa, tư nhân hóa và bãi bỏ các phép tắc đã và đang thống trị tư tưởng kinh tế thế giới? Cách đây 8 năm (năm 1998), công trình nghiên cứu Từ thần kỳ tới khủng hoảng - những bài học có ích cho Việt Nam của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Hà Nội về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á 1997-1998 đã đưa ra một khuyến cáo gây sự chú ý đặc biệt. Đó là khuyến cáo về “thất bại nhà nước” trong việc điều hành nền kinh tế thị trường, được UNDP coi là nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ của hàng loạt nền kinh tế “thần kỳ” ở Đông Á. Đối với nhiều người trong giới nghiên cứu và hoạch định chính sách ở Việt Nam lúc đó, lời cảnh báo này có phần gây “sốc”. Đơn giản vì nó đưa ra một luận điểm khá mới mẻ so với nhận thức phổ biến trong xã hội, mang tính chuẩn mực giáo khoa nhưng lại khá thiên lệch, quy mọi thứ bất ổn xảy ra trong nền kinh tế thị trường cho cái gọi là “thất bại thị trường”. Công trình nghiên cứu này cho rằng “thất bại nhà nước” vẫn thường xảy ra và gây tai họa to lớn không kém “thất bại thị trường”. Thực ra, câu chuyện “thất bại nhà nước” và “thất bại thị trường” hay mối quan hệ “nhà nước” - “thị trường” không phải chủ đề nghiên cứu mới hay của riêng công trình do UNDP thực hiện. Nó chỉ góp thêm một tiếng nói, rất thiết thực và bổ ích, trực tiếp cho người Việt Nam lúc đó mới “chập chững” bước vào kinh tế thị trường - một thị trường mới mở cửa (mới được mươi năm kể từ khi đổi mới), nhằm làm sáng tỏ thêm một vấn đề có thể coi là “xưa cũ”, một vấn đề đã từng đeo đẳng, giày vò loài người nhiều thế kỷ mãi cho tới tận ngày hôm nay. Cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay cũng là một công trình được viết trong nỗi ám ảnh của sự giày vò đó. Nó cũng bàn về vấn đề “nhà nước - thị trường”. Như hàng ngàn cuốn sách khác, nó bàn về một trong những vấn đề lớn nhất, phức tạp nhất, gây nhiều “phiền hà” nhất, do đó, cũng là thú vị nhất của lịch sử phát triển nhân loại. Nhưng dù là bàn về một chủ đề “xưa cũ”, đây vẫn là một cuốn sách đáng đọc vì giá trị xuyên suốt lịch sử vấn đề, vì sự mổ xẻ kỹ càng bản chất vấn đề từ các chiều cạnh khác nhau của nó, đáng đọc vì tính mục đích và tính định hướng tương lai của cuốn sách. Tựa đề cuốn sách: Những đỉnh cao chỉ huy: Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới - đã bao hàm những giá trị đó. Đọc một cuốn sách có độ dày hơn 800 trang, trong thời đại mà “văn hóa nghe nhìn” đang lấn lướt “văn hóa đọc hiểu”, lại về một chủ đề không mới, quả thật là mạo hiểm. Nhưng khi đã cầm cuốn sách và đọc nó, mọi người sẽ thấy ngay từ trang đầu tiên rằng đó là một sự mạo hiểm đáng giá. Hơn 800 trang là độ dày cần thiết và có thể chấp nhận. Đọc từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng của cuốn sách, điều ta cảm nhận được sẽ là một bức tranh toàn cảnh đủ chân thực, rất phong phú và sinh động về lịch sử phát triển của loài người trong suốt thế kỷ XX, một thế kỷ biến động nhất của lịch sử, được dựng lên xuyên qua một cái trục quan trọng bậc nhất của nó là trục nhà nước - thị trường. Như chính các tác giả viết, cuốn sách có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi lớn của lịch sử hiện đại: “Tại sao phải chuyển sang cơ chế thị trường? Tại sao và như thế nào mà sự chuyển đổi từ kỷ nguyên, trong đó, chính phủ các quốc gia luôn tìm cách nắm giữ và kiểm soát nền kinh tế nhà nước sang kỷ nguyên với những ý tưởng về cạnh tranh, mở cửa, tư nhân hóa và bãi bỏ các phép tắc đã và đang thống trị tư tưởng kinh tế thế giới? Liệu những thay đổi này có phải là không thể đảo ngược? Chúng có phải là một phần của quá trình phát triển và tiến hóa liên tục? Hơn thế nữa kết quả và viễn cảnh chính trị, xã hội, kinh tế của sự thay đổi căn bản này trong mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường là gì?” Giải thích thêm cho việc lựa chọn những câu hỏi đó, cũng là để xác định một cách tiếp cận đến các câu trả lời, các tác giả cho rằng “ranh giới giữa chính phủ và thị trường không thể được phân định dứt khoát bởi một số cuộc hội thảo ôn hòa. Đây là chủ đề của các cuộc chiến lớn nhỏ về trí tuệ và chính trị trong suốt một thế kỷ. Các cuộc chiến nói chung đã tạo nên một trong những vở kịch lớn định hình thế kỷ XX. Ngày nay, mâu thuẫn giữa thị trường và sự kiểm soát của chính phủ đã trở nên sâu rộng đến mức đang làm thay đổi cả thế giới và làm nền cho thế kỷ XXI”. Theo cách tiếp cận như vậy, cuốn sách chính luận này làm một cuộc khảo sát lại lịch sử tiến triển, cũng là sự thăng trầm, của các “đỉnh cao chỉ huy” trong sự giằng co nhà nước - thị trường, giúp nhận diện rõ hơn thực chất lý luận của quá trình này. Chúng ta sẽ tìm thấy qua các chương của cuốn sách những diện mạo khác nhau của nhà nước và thị trường. Đó là những diện mạo khác nhau trong các giai đoạn phát triển của lịch sử, giữa các hệ thống chính trị - xã hội, giữa các châu lục với các nền văn hóa và truyền thống khác nhau, giữa các trường phái khác nhau. Chân dung lịch sử của nhà nước, cũng như của thị trường, được cuốn sách vẽ lại từ nhiều chiều cạnh, góc độ và trong mối tương quan so sánh. Cuốn sách đáng trân trọng vì nó cung cấp một cái nhìn khách quan và công bằng về lịch sử, về một đối tượng có tầm quan trọng sống còn của lịch sử, về một mối quan hệ có một số phận rất thăng trầm, dễ bị phán xét một cách phiến diện, thiên lệch, theo kiểu “giậu đổ bìm leo”. Nhà nước và mối quan hệ nhà nước - thị trường trong đa số trường hợp, cho đến nay vẫn thường là “nạn nhân” của sự phán xét như vậy. Cuốn sách cho người đọc thấy rằng nhờ nắm được “các đỉnh cao chỉ huy”, nhà nước đã từng đóng vai trò rất to lớn trong sự phát triển quốc gia. Vai trò này không chỉ thể hiện ở các nước xã hội chủ nghĩa - kế hoạch hóa tập trung trước đây mà còn đặc biệt rõ ràng trong các nền kinh tế thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa, từ các nước phát triển cao nhất cho đến các nước kém phát triển. Các tác giả đã chứng minh không bác bỏ được rằng thậm chí ngay cả ở những nước tư bản phát triển nhất, tức là nơi có nhiều thị trường nhất, thì nhà nước cũng đã từng - và hiện vẫn đang - đóng vai trò to lớn, không chỉ là vai trò quan trọng mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển, trong những giai đoạn lịch sử xác định. Lịch sử các nước Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, của các nền kinh tế thần kỳ Đông Á, của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, và của rất nhiều nước khác đã xác nhận điều đó. Dựng lại lịch sử, cuốn sách làm một việc là giúp người đọc thấy rõ hơn “bàn tay hữu hình”, tức là nhà nước, quan trọng đến nhường nào đối với loài người, cả trong hệ thống XHCN “cũ” lẫn hệ thống TBCN hiện đang tồn tại. Trong sự biện chứng của lịch sử, các chứng cứ thực tiễn được cuốn sách nêu ra khẳng định một điều: bàn tay vô hình của thị trường chỉ thực sự hữu ích một khi nó kết hợp với bàn tay hữu hình của nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Vì những công lao to lớn, nhà nước xứng đáng được nhận những bản tụng ca đẹp nhất. Cuốn sách đã đưa ra nhiều luận cứ, nhiều bằng chứng để chứng minh một cách thuyết phục nhận định đó. Người đọc, dù đứng trên lập trường nào, cũng sẽ cảm nhận được sự công bằng lịch sử của phán xét này. Nhưng xét về bản chất, cuốn sách này được viết ra không phải để ngợi ca nhà nước. Nó không phải là bản tụng ca về nhà nước. Nó mổ xẻ thực tiễn và chứng tỏ rằng bên cạnh những “công lao” to lớn, nhà nước còn phạm không ít sai lầm, gây ra nhiều hậu quả, kể cả những hậu quả làm rung chuyển lịch sử. Sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới dựa trên nền tảng cơ chế kế hoạch hóa tập trung hay gần đây hơn, cuộc khủng hoảng của các nền kinh tế “thần kỳ” của Đông Á cách đây một thập niên là những ví dụ điển hình minh chứng cho điều đó. Những sai lầm của nhà nước, như cuốn sách chỉ ra, hiện diện trong tất cả các hệ thống kinh tế, ở khắp các châu lục, trong mọi giai đoạn phát triển và có nguồn gốc lý luận từ các quan niệm khác nhau về vai trò của nhà nước và thị trường. Tất nhiên, kể ra đầy đủ, toàn diện “lỗi lầm” của các loại nhà nước không phải là cách mà các tác giả sử dụng để xóa nhòa các ranh giới, làm mờ đi bản chất của nhà nước. Mục tiêu của cuốn sách là rõ ràng: cần phải chỉ ra thất bại nhà nước mà không bị sự chi phối của các thiên kiến, làm rõ các nguyên nhân lịch sử của chúng để giúp nền kinh tế thị trường vận hành hiệu quả hơn. Thiết nghĩ cuốn sách đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình. Nhưng cũng cần nói thêm rằng đây là cuốn sách dựng lại chân dung lịch sử để hướng tới tương lai. Đối diện với loài người là một thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Trong thế giới đó, không gian thu hẹp lại, thời gian được rút ngắn lại, các hàng rào biên giới hạ thấp, và thế giới trở thành một “ngôi làng”. Khi đó, nền kinh tế thị trường vận hành với nhiều quy tắc mới. Toàn cầu hóa, như các tác giả viết, là một thách thức đối với nhà nước. Vì vậy mà vai trò và chức năng của nhà nước chắc chắn cũng sẽ có những thay đổi mạnh mẽ. Quyền lực nhà nước bị giới hạn trong phạm vi quốc gia có thể sẽ xung đột với quá trình toàn cầu hóa các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Khi đó, câu hỏi đặt ra sẽ là: “những đỉnh cao chỉ huy” mà các nhà nước quốc gia luôn muốn chiếm lấy để “khống chế” nền kinh tế thị trường liệu có những giá trị nào? Nhà nước sẽ tham gia vào quá trình phát triển mang tính toàn cầu với những công cụ và phương cách nào? Đó là những câu hỏi rất lớn đang đặt ra. Cũng là về nhà nước - thị trường, về “những đỉnh cao chỉ huy” nhưng với nội dung rất mới. Cuốn sách tiếp cận đến các câu hỏi này không chỉ để gợi suy. Nó còn là những câu trả lời. Có thể những câu trả lời hãy còn xa mới đầy đủ và đúng đắn. Song tất cả những gì hiện có trong cuốn sách là rất bổ ích, cả từ góc độ nhận thức luận lẫn phương pháp luận. Đối với Việt Nam chúng ta, một đất nước đã 20 năm đi vào quỹ đạo phát triển kinh tế thị trường và mở cửa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình này, nhiều “đỉnh cao chỉ huy” đã được Nhà nước bàn giao lại cho Thị trường. Nhờ đó, nền kinh tế đã gặt hái được nhiều thành công ngoạn mục. Nhưng dường như quá trình này vẫn chưa hoàn thành. Khuynh hướng muốn “giành lại”, “ôm chặt” lấy các “đỉnh cao chỉ huy” vẫn còn rất mạnh. Trên thực tế, vẫn đang tồn tại tình trạng “thiếu và thừa” nhà nước. Thiếu ở nơi cần, thừa ở nơi đã đủ. Đó là một nghịch lý phát triển mà chúng ta đang chấp nhận và phải trả giá. Tham nhũng, hiệu quả đầu tư thấp, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh chậm được cải thiện, cải cách thị trường bị phanh hãm, v.v… có nguồn gốc từ nghịch lý này. Giờ đây, khi quá trình cải cách thị trường vẫn chưa hoàn thành, nền kinh tế nước ta lại bước vào một giai đoạn phát triển mới về chất: hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Cơ hội nhiều hơn, lớn hơn. Nhưng rủi ro, thách thức cũng gay gắt và khốc liệt hơn. Số phận của nền kinh tế đang tùy thuộc vào chỗ cái nào trong số đó - cơ hội hay thách thức - sẽ trở thành hiện thực sớm hơn. Chắc chắn trong việc giải quyết vấn đề sinh tử này, Nhà nước sẽ đóng một vai trò lớn chưa từng thấy. Nhưng vai trò đó thực sự là gì? Và bằng cách nào để thực hiện nó đúng đắn? Những khó khăn mà chúng ta đang gặp phải trong quá trình cải cách hành chính, hay rộng hơn, cải cách nhà nước và hệ thống chính trị, cho thấy rõ mức độ phức tạp của việc trả lời các câu hỏi mà đất nước đang bắt buộc phải trả lời đó. Trong lộ trình đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó, có thể tin rằng cuốn sách này là một người bạn tốt. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2006 PGS. TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan