Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại thành phố hồ chí minh

.PDF
136
177
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----o0o----- NGUYỄN XUÂN HÙNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----o0o----- NGUYỄN XUÂN HÙNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HẠNH NGA Thành Phố Hồ Chí Minh – 2012 2 LỜI CẢM ƠN Người nghiên cứu xin được bày tỏ lòng biết ơn Qúy Thầy/ Cô giáo đã giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt thời gian học chương trình cao học tại Đại học sư phạm TP.HCM. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Hạnh Nga đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng quý thầy cô trường CĐSPTW TP.HCM đã hỗ trợ về vật chất và tinh thần giúp tôi hoàn thiện chương trình học tập. Xin chân thành cảm ơn Phòng Sau Đại học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và bảo vệ luận văn. Xin cảm ơn các bạn học viên Tâm lý học K20 đã quan tâm chia sẻ và động viên trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và giáo viên các trường: MN Bé Ngoan Q.I; MN Tuổi Ngọc, MN Thỏ Ngọc, MN Tư Thục Hoàng Mai I, MN Tư Thục Sao vàng Q.8; Trường MN Rạng Đông 9, Q6; Trường MN Q11; Trường MN Trường Thạnh, MN Long Trường Q.9; MN Tư Thục Thanh Tâm, MN Tư Thục Hạnh Phúc Q. Thủ Đức và trường MN Thị Trấn Củ Chi đã nhiệt tình cộng tác trong quá trình nghiên cứu đề tài. LỜI CAM ĐOAN Người nghiên cứu xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện. Các số liệu trong luận văn này là có thực. Nếu có vi phạm, người nghiên cứu xin chịu mọi trách nhiệm theo qui định của Phòng Sau Đại Học – Trường Đại học sư phạm TP.HCM. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................5 CƠ SỞ LÝ LUẬN NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ .............................................5 CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON ..................................................................................5 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về tham vấn tâm lý ................................................5 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tham vấn tâm lý ở nước ngoài .....................5 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tham vấn tâm lý ở Việt Nam .....................10 1.2 Một số khái niệm cơ bản..................................................................................15 1.2.1 Nhu cầu ......................................................................................................15 1.2.2 Tham vấn tâm lý ........................................................................................26 1.2.3 Nhu cầu tham vấn tâm lý ...........................................................................36 1.3 Giáo viên mầm non và nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non ......38 1.3.1 Giáo viên mầm non và đặc điểm nghề giáo viên mầm non ......................38 1.3.2 Nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non ....................................45 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................53 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON ................................................................................53 2.1 Thể thức nghiên cứu ....................................................................................53 2.1.1 Khách thể nhóm nghiên cứu .....................................................................53 2.1.2. Mô tả công cụ nghiên cứu ........................................................................54 2.1.3 Cách thức thu và xử lý số liệu ..................................................................56 2.2 Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại Thành Phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................58 2.2.1 Nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non ....................................58 2.2.2 Nhu cầu của giáo viên về các lĩnh vực cần được tham vấn tâm lý ...........59 2.2.3 Các nội dung cần được tham vấn tâm lý ...................................................62 2.2.4 Các hình thức giải quyết khi có xung đột tâm lý và nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại TP.HCM ..........................82 2.2.5 Các nguyên nhân làm nảy sinh nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non TP.HCM .............................................................................................85 2.2.6 Các hình thức tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non ...........................91 2.2.7 Đề xuất các biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non .............................................................................................................92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................98 1 Kết luận ...............................................................................................................98 2 Kiến nghị...........................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Cao đằng Cao đẳng sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh Có con Công lập Đại học Điểm trung bình Độc thân Đôi khi Hiếm khi Không bao giờ Không có con Không ý kiến Lớn hơn Nhỏ hơn Nội thành Ngoại thành Rất thường xuyên Tham vấn tâm lý Thành phố Hồ Chí Minh Tư thục Thường xuyên Trung cấp Viết tắt CĐ CĐSP TP.HCM CC CL ĐH ĐTB ĐT ĐK HK KBG KH KYK > < NT Ng.T RTX TVTL TP.HCM TT TX TC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu ......................................................53 Bảng 2.2 Nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non ....................................58 Bảng 2.3 Các lĩnh vực cần được tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non ..............59 Bảng 2.4 So sánh các lĩnh vực cần được tham vấn tâm lý theo trình độ .................60 tuổi và tình trạng hôn nhân........................................................................................60 Bảng 2.5 So sánh các lĩnh vực cần được tham vấn tâm lý .......................................61 theo loại hình trường và khu vực ..............................................................................61 Bảng 2.6 Các nội dung lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong hôn nhân, gia đình, bạn bè và hàng xóm ..............................................................................................................62 Bảng 2.7 Các nội dung lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong ..........................................65 các mối quan hệ nơi làm việc ....................................................................................65 Bảng 2.8 Các nội dung lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp .....................................66 Bảng 2.9 Các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý cảm xúc và sức khỏe ..........69 Bảng 2.10 So sánh các nội dung lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong đời sống hôn nhân, gia đình, bạn bè và hàng xóm theo trình độ và tình trạng hôn nhân .........................72 Bảng 2.11 So sánh các nội dung lĩnh vực giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ nơi làm việc theo loại hình trường và khu vực. ........................................................73 Bảng 2.12 So sánh các nội dung lĩnh vực chuyên môn ............................................75 nghề nghiệp theo trình độ, năm trong nghề và khu vực. ...........................................75 Bảng 2.13 So sánh các nội dung liên quan đến việc quản lý cảm xúc và sức khỏe theo trình độ, năm trong nghề và loại hình trường ...................................................81 Bảng 2.14 Cách giải quyết khi có xung đột tâm lý ...................................................82 Bảng 2.15 Các nguyên nhân liên quan đến vấn đề cá nhân ......................................85 Bảng 2.16 Các nguyên nhân liên quan đến công việc ..............................................88 Bảng 2.17 Các hình thức tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non..........................91 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên ................................................58 Biểu đồ 2.2 Các lĩnh vực cần được tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non ..........60 Biểu đồ 2.3 Cách giải quyết khi gặp khó khăn, xung đột tâm lý ..............................84 Biểu đồ 2.4 Các hình thức tham vấn tâm lý ..............................................................92 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Vì vậy, phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới, tại phiên họp Chính phủ tháng 11 năm 2005, Chính phủ đã quyết định về Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 [71]. Sau đó, ngày 09 tháng 02 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 [71]. Đề án này đang từng bước triển khai thực hiện, đặt ra yêu cầu đối với việc xây dựng đội ngũ giáo viên cho bậc học mầm non là nhiệm vụ cấp bách trong quá trình đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Trong lĩnh vực nghề nghiệp, nghề nào cũng có những khó khăn, trở ngại và tạo ra những áp lực tâm lý trong quá trình thực hiện công việc. Với nghề giáo viên mầm non thì áp lực tâm lý trong công việc lại càng lớn hơn. Bởi vì nghề giáo viên mầm non do tính chất đặc thù của nghề, có đối tượng lao động là trẻ em dưới 6 tuổi - đây là giai đoạn đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách nên đòi hỏi các cô giáo phải thực hiện cùng lúc nhiều vai trò trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Gắn liền với đối tượng lao động, giáo viên mầm non không chỉ có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, mà còn phải phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho các bậc phụ huynh và phối hợp với họ để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Với những nhiệm vụ và yêu cầu trên, trong một ngày giáo viên mầm non phải giải quyết các vấn đề nảy sinh từ các mối quan hệ như: mối quan hệ với trẻ, với phụ huynh, với đồng nghiệp và với ban giám hiệu… Nghiên cứu của Trần Thị Quốc 1 Minh về “Những khó khăn nổi bật trong công tác của giáo viên mầm non các tỉnh, thành phố phía Nam” cho thấy giáo viên mầm non có 100 khó khăn [51]. Như vậy có thể thấy, áp lực công việc của giáo viên mầm non cực kỳ lớn. Chính những áp lực này có thể trở thành tác nhân tạo ra những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp nếu không được hỗ trợ tham vấn để giúp họ vượt qua những khó khăn đó. Thực tế hiện nay cho thấy, tình trạng giáo viên mầm non bỏ nghề ngày càng nhiều. Theo Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo, cả nước còn thiếu trên 20.000 giáo viên mầm non để thực hiện đề án phổ cập cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, riêng tại TP.HCM thiếu hơn 2.000 giáo viên, nhiều trường đã phải đưa bảo mẫu lên thay thế [76]. Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non của Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP.HCM, cho biết giáo viên làm việc trong lớp đông trẻ thường bị áp lực cao, nhất là những ngày đầu tiếp nhận trẻ mới ở các lớp mầm và nhóm nhà trẻ. Lãnh đạo Phòng Giáo dục Mầm non cũng cho biết thêm, không ít trường vì hiệu trưởng muốn tiết kiệm không xin thêm giáo viên cho các lớp tăng sĩ số, lại không có bảo mẫu nên giáo viên phải làm việc rất vất vả, dễ căng thẳng [74]. Nhiều tạp chí cũng như nhiều trang web đã ghi nhận những khó khăn mà giáo viên mầm non gặp phải trong công việc như: nhiều phụ huynh không thông cảm với giáo viên, thanh tra thiếu thiện chí, không công bằng, đồng nghiệp ích kỷ, không không hợp tác, công việc nặng nhọc … Từ thực trạng ở trên, có thể thấy đời sống và hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non gặp quá nhiều áp lực, bên cạnh đồng lương cơ bản khá thấp làm cho cuộc sống của họ khó khăn thì những áp lực gặp phải trong công việc lại càng làm cho giáo viên mầm non luôn ở trạng thái tinh thần căng thẳng, mệt mỏi. Nếu họ không có sự thông cảm, thấu hiểu từ phía phụ huynh cũng như những người quản lý thì những cảm xúc tiêu cực ấy sẽ làm giảm sút hiệu quả công việc và có thể ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ. Thực trạng về sức khỏe tinh thần của giáo viên mầm non ở trên cho thấy giáo viên mầm non cần có được sự hỗ trợ của các nhà tham vấn tâm lý – những người có thể giúp họ giải tỏa được những căng thẳng trong công việc. 2 Ý thức được vai trò của tham vấn tâm lý trong hoạt động giáo dục và đào tạo, từ năm 2005, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 9971/ BGD&ĐT – HSSV về việc yêu cầu nhà trường triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên về: hướng nghiệp, chọn nghề, thông tin tuyển sinh, tình yêu, giới tính, … [9]. Tuy nhiên, Chỉ thị này lại không đề cập đến việc tư vấn cho những người làm công tác giáo dục, trong đó có ngành Giáo dục mầm non. Hiện nay, rất ít các công trình nghiên cứu quan tâm đến nhu cầu tham vấn tâm lý của những người đang làm trong ngành mầm non. Từ những lý do nêu trên cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên ngành mầm non là một nhu cầu cấp thiết. Chính vì vậy, người nghiên cứu chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu: Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại một số trường mầm non ở TP.HCM. Trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. 3.2 Khách thể nghiên cứu: Giáo viên mầm non và Ban Giám hiệu tại một số trường mầm non ở TP.HCM. 4. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non ở một số vấn đề như sau: - Về nội dung: Đề tài tập trung vào các lĩnh vực tham vấn, nội dung tham vấn, nguyên nhân và hình thức tham vấn tâm lý. - Về địa bàn: Nghiên cứu tại một số trường mầm non Công lập và Tư thục Quận 8, 9, 11, Quận Thủ Đức và Củ Chi ở TP.HCM. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Giáo viên mầm non tại TP.HCM có nhu cầu tham vấn tâm lý. 3 - Có sự khác biệt ý nghĩa về nội dung tham vấn tâm lý thuộc lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp giữa các nhóm giáo viên theo khu vực và năm trong nghề. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hoá tài liệu để làm cơ sở lý luận của đề tài 6.2. Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non tại TP.HCM 6.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài. Thể thức: Yêu cầu giáo viên trả lời những câu hỏi trên các phiếu điều tra. Gồm có 2 bảng hỏi: + Bảng hỏi mở (bảng thăm dò ý kiến): gồm có 6 câu hỏi điều tra trên 10 chuyên gia và 30 giáo viên mầm non tại TP.HCM. + Bảng hỏi đóng: gồm có 7 câu hỏi điều tra trên 310 giáo viên mầm non và Ban Giám hiệu ở một số trường mầm non tại TP.HCM. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên và các biện pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia Thu thập những thông tin ban đầu để làm cơ sở cho việc xây dựng phiếu khảo sát và các biện pháp tác động đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của giáo viên mầm non. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS for Windows 11.5 để xử lý số liệu 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về tham vấn tâm lý 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tham vấn tâm lý ở nước ngoài Từ thế kỷ XIX, nhiều hoạt động khác nhau như phong trào vận động cải cách xã hội với những thay đổi trong phương thức giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong lĩnh vực y tế có những phương pháp điều trị nhân văn hơn cho các bệnh nhân tâm thần, việc ứng dụng ngày càng rộng rãi các liệu pháp tâm lý trong giáo dục – hướng nghiệp và trong trợ giúp các đối tượng có khó khăn về tâm lý trong cộng đồng … tất cả đã góp phần xây dựng nên ngành tham vấn. Cuối thế kỷ thứ XIX công tác trợ giúp tập trung vào việc cung cấp những phúc lợi căn bản cho người nghèo, hướng đến việc cho lời khuyên và cung cấp thông tin mang tính giáo dục cho mọi người nói chung và giới trẻ nói riêng có cuộc sống tốt hơn và có kỹ năng thích ứng với lao động công nghiệp. Trong giai đoạn này, công tác hướng dẫn nghề – tham vấn nghề với sự phát triển của phong trào sử dụng các thang đo – trắc nghiệm, của các lý thuyết nghiên cứu về tâm lý cá nhân và sự ứng dụng đầu tiên của thuyết phân tâm học vào quá trình trị liệu những rối loạn tâm lý của con người. Những người đóng góp cho sự ra đời của tham vấn hướng nghiệp trong giai đoạn này là: Francis Galton, Wilheim Wundt, James Catell, G. Stanley Hall, Alfred Binet, Jesse Davis, Frank Parsons, Robert Yerkers. Trong suốt thế kỷ XIX, kết quả nghiên cứu của khoa học thực nghiệm ứng dụng cho con người là sự phát triển của các trắc nghiệm tâm lý và giáo dục. Francis Galton (1822 – 1911) và Wilheim Wundt (1832 – 1920), đây là những nhà tâm lý học ứng dụng người Anh đầu tiên đã phát triển phòng thực nghiệm để kiểm tra sự khác biệt về thể chất và tâm lý của con người. Định hướng khoa học này trong lĩnh vực tâm lý học nhanh chóng phát triển ở Mỹ, G. Stanley (1846 – 1924) và James Cattel (1860 – 1940), những nhà tâm lý học thực nghiệm Mỹ lần đầu tiên đã mở phòng thực nghiệm tại Đại học Harvard và Đại học Pennsylvania [63; tr.18 – 20] 5 Vào đầu thế kỷ XX, những trắc nghiệm về năng lực như: Trắc nghiệm đánh giá thành tựu đạt được ở trường học và trắc nghiệm đánh giá nhân cách được phát triển. Công tác hướng nghiệp phát triển dựa trên khoa học trắc nghiệm kiểm tra sự khác biệt tâm - sinh lý của các cá nhân đã đánh dấu giai đoạn ứng dụng rộng rãi ban đầu của các công cụ đo lường và nhanh chóng được sử dụng để trợ giúp các cá nhân trong việc ra quyết định chọn nghề. Năm 1907, Jesse Davis (1817 – 1955) đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về công tác hướng dẫn nghề tại Michigan. Jesse B. Davis có thể được xem là một trong những người đầu tiên trong lĩnh vực này khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dẫn về nghề nghiệp và đạo đức” cho học sinh các trường học công. Tuy nhiên người có ảnh hường lớn nhất đến công tác hướng nghiệp ở Mỹ là Frank Parsons (1854 – 1908), được xem như cha đẻ của nghề Hướng dẫn đã viết cuốn sách “Chọn lựa một nghề” vào năm 1909, qua đó trình bày phương pháp kết nối những đặc điểm tính cách của một cá nhân với một nghề nghiệp. Với lý thuyết mang tên “Nhân cách và yếu tố”, Frank Parsons cho rằng, thông qua việc làm các trắc nghiệm tâm lý sẽ phát hiện ra những đặc điểm nhân cách khác nhau của mỗi người. Sau khi tìm ra các đặc điểm nhân cách của mỗi cá nhân, nhà tham vấn giúp cá nhân đó tìm hiểu về phân loại các công việc trong thị trường lao động và việc làm cuối cùng là kết hợp giữa những đặc điểm nhân cách với những công việc làm phù hợp. Những tư tưởng của F. Parsons trong công tác hướng nghiệp đã thực sự trở thành nguyên tắc của nghề tham vấn sau này. F. Parsons đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải có một người hướng dẫn chuyên nghiệp và người hướng dẫn tốt không thể đưa ra các quyết định cho người khác, vì tự mỗi người mới biết phải quyết định điều gì tốt nhất cho chính bản thân mình. Jesse Davis, Frank Parsons, Eli Weaver và nhiều người khác nữa đã tạo thành một trào lưu thúc đẩy cho sự phát triển của ngành tham vấn học đường. Xét ở góc độ phát triển các lý thuyết tâm lý học phải kể đến các nhà tiên phong của trường phái phân tâm là Sigmund Freud, Anna Freud, Malanie Klein, Donald Winnicott, Carl Jung … Phép trị liệu phân tâm của S. Freud đều xuất phát từ những khám phá về các quá trình vô thức và các cơ chế phòng vệ chúng xuất 6 hiện khi con người có xáo trộn về cảm xúc, nhằm để tự vệ trước những kinh nghiệm đau buồn mà con người không đủ sức ứng phó. Các nhà tham vấn đã vận dụng những lý thuyết của S. Freud vào việc giúp đỡ phân chủ thoát khỏi những rối nhiễu tâm lý Vào giữa thế kỷ thứ XX, tham vấn tâm lý đã phát triển thành một ngành chuyên nghiệp. Năm 1930, E.G. Williamson đưa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về tham vấn với tên gọi là “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố”, ông đã xây dựng các bước của một hoạt động tham vấn như sau: - Phân tích đánh giá vấn đề và lập hồ sơ tiếp xúc và trắc nghiệm đối với thân chủ. - Tổng hợp, tóm tắt và sắp xếp thông tin để hiểu vấn đề - Chẩn đoán, làm sáng tỏ vấn đề - Tham vấn, trợ giúp cá nhân tìm cách giải quyết - Theo dõi sự tiến triển cùng thân chủ Theo Patterson, sự khác nhau cơ bản của tiếp cận theo đặc điểm và nhân tố so với tham vần hướng nghiệp giai đoạn đầu thế kỷ là việc xác định được một chuỗi các bước của một hoạt động trợ giúp. Đây chính là tiền thân của “Quá trình tham vấn” [17; tr. 65 – 66]. Thập niên 50 của thế kỷ XX, giai đoạn có sự ra đời của rất nhiều học thuyết nghiên cứu về quá trình phát triển tâm lý con người như: thuyết phát triển tâm lý xã hội, thuyết phát triển tư duy trẻ em, thuyết phát triển nhu cầu con người, thuyết gắn bó mẹ – con, thuyết tổn thương tâm lý, thuyết phát triển đạo đức con người đã cho phép các nhà tham vấn vận dụng để giúp đỡ cho thân chủ của mình. Các học thuyết này là cơ sở khoa học cho việc nhận biết, giải thích nguồn gốc của hành vi và các biểu hiện rối loạn tâm lý con người. Cũng vào những năm 50 của thế kỷ XX, phương pháp thân chủ làm trọng tâm của C. Rogers (1902 – 1987) là một bước chuyển từ sự tham vấn có định hướng, tham vấn tập trung vào thân chủ và vấn đề của họ với tập sách Tham vấn và trị liệu tâm lý, cuốn sách có ảnh hưởng rất lớn đến nghề tham vấn chuyên nghiệp sau này. 7 Bên cạnh cách tiếp cận phân tâm của S. Freud, tiếp cận thân chủ trọng tâm của C. Rogers, thập niên 60 của thế kỷ XX đánh dấu sự ra đời của nhiều cách tiếp cận mới như tiếp cận xúc cảm thuần túy của Albert Ellis, tiếp cận hành vi của Bandura, tiếp cận ứng xử học của Bern, tiếp cận hiện sinh của Arbuckle… Tất cả các hướng tiếp cận tham vấn này giúp cho sự phát triển của ngành tham vấn trong suốt thế kỷ XX. Các kiến thức của tâm lý học thực sự đã ảnh hưởng và trợ giúp rất nhiều cho ngành tham vấn: Tâm lý học nhân cách giúp làm sáng tỏ các quan điểm về cấu trúc nhân cách con người đồng thời cũng giúp các nhà tham vấn tôn trọng nhân cách của người khác trong mối quan hệ tham vấn. Tâm lý học chẩn đoán cung cấp những phương pháp phổ biến về chẩn đoán tâm lý. Kiến thức tâm lý học hành vi lệch chuẩn giúp nhà tham vấn nắm được các cách tiếp cận khác nhau về hành vi chuẩn mực, bệnh lý và sai lệch, phân loại được các hành vi lệch chuẩn căn cứ vào các tiêu chí khác nhau. Các lý thuyết trong tâm lý học phát triển giúp cho các nhà tham vấn hiểu được các quá trình phát triển tâm lý của con người trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Các kiến thức này giúp cho nhà tham vấn hiểu được mức độ phát triển ở từng lứa tuổi và các giai đoạn khủng hoảng mà con người có thể gặp phải trong các độ tuổi nhất định. Như vậy, các kiến thức tâm lý học đã trở thành nền tảng cho các nhà tham vấn sử dụng trong nghiên cứu và quá trình tham vấn của mình. Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, các nhà tham vấn cho rằng sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ khách hàng nếu nhà tham vấn không nắm được nền tảng văn hóa của khách hàng. Vì thế, một trong những thay đổi lớn nhất của tham vấn tâm lý là tập trung vào lĩnh vực văn hóa hay còn được hiểu là tham vấn xuyên văn hóa. Những vấn đề văn hóa liên quan đến gen di truyền, màu da, truyền thống, vị trí xã hội, quyền lực, vấn đề tiên bạc… đều có liên quan đến sự nảy sinh nan đề của thân chủ. Khi các nhà tham vấn thiếu hiểu biết về nền tảng văn hóa của thân chủ thì họ dễ đứng trên quan điểm của bản thân để đánh giá thân chủ. Điều này có thể dẫn đến sự chẩn đoán nhầm và có thể gây ra những tổn thương cho thân chủ. Các nhà tham vấn Whitfield, McGrath và Coleman chỉ ra các yếu tố xác định một mô hình văn hóa cụ thể đó là: Đặc điểm bản thân cá nhân, diện mạo và cách ăn mặc, có niềm tin và hành vi đặc trưng, mối liên hệ với gia đình và với các đặc trưng quan 8 trọng khác, cách dành và sử dụng thời gian nhàn rỗi, cách tiếp thu và sử dụng kiến thức, cách thức giao tiếp và ngôn ngữ, những giá trị và các tập tục, cách sử dụng thời gian và không gian sống, thói quen ăn uống và cách chế biến món ăn theo phong tục tập quán, công việc và cách thức thực hiện công việc [17; tr. 68 – 69]. Sự hiểu biết về nền tảng văn hóa của thân chủ được thể hiện qua thái độ, kỹ năng và phương pháp tiếp cận thân chủ sẽ giúp cho nhà tham vấn lý giải được lý do nào, điều gì khiến họ cảm nhận, suy nghĩ và hành động như vậy. Như vậy, ngành tham vấn tâm lý thật sự trở nên chuyên nghiệp trên thế giới khi các học thuyết nghiên cứu tâm lý người phát triển, các hướng tiếp cận trị liệu tâm lý với cá nhân, trị liệu nhóm đã thay đổi và hoàn chỉnh cho phù hợp với ngành tham vấn. Các tổ chức, các hiệp hội tham vấn ra đời quy định các chuẩn mực đạo đức và pháp lý cho người làm công tác trợ giúp. Các hiệp hội, trường học đào tạo nghề tham vấn phát triển mạnh, đa dạng và công tác giám sát tham vấn theo hướng ngày càng khoa học và kiểm soát chặt chẽ. Những người hoạt động trong lĩnh vực tham vấn đã được bằng cấp hóa và xây dựng được những mô hình đào tạo nhà tham vấn chuyên nghiệp theo hướng chuyên sâu. Sự phát triển mạnh của ngành tham vấn tâm lý ở các nước phương Tây, kể cả một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan... Trong mỗi khu dân cư với số lượng vài chục nghìn dân, người ta thường bố trí một trung tâm tham vấn (Counseling Center) hay văn phòng dịch vụ gia đình (Family Services) để triển khai các hoạt động trợ giúp xã hội. Singapore với số dân chưa đến 4 triệu nhưng có tới trên 300 cơ sở thực hiện dịch vụ này. Hệ thống dịch vụ gia đình hay trung tâm tham vấn tỏ ra rất hữu hiệu trong việc giúp đỡ cá nhân và gia đình tháo gỡ những khó khăn, đặc biệt là trong quan hệ hôn nhân, gia đình, hay trong nuôi dạy con cái. Dịch vụ tham vấn còn được đưa vào trong hệ thống các trường học. Tại các trường phổ thông, người ta sử dụng mô hình Công tác xã hội học đường (School Social Work) trong đó có hoạt động tham vấn nhằm giúp đỡ những học sinh, phụ huynh học sinh có con gặp khó khăn trong hành vi và học tập, giải quyết những mối quan hệ bất đồng giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh và học sinh. Theo kết quả điều tra của Lim Peng Ann: Năm 1999, có tới 60% số trường phổ thông Singapore có triển khai công tác xã hội học đường, trong đó có hoạt động 9 tham vấn toàn thời gian hay bán thời gian. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng ở các nước phát triển đều có trung tâm tham vấn (Student’s Councelling Center) nhằm giúp sinh viên giải toả những khó khăn trong học tập, trong quan hệ bạn bè, gia đình và các quan hệ xã hội khác. Những khó khăn trong hòa nhập của các sinh viên sẽ được trung tâm này giúp đỡ tháo gỡ qua loại hình tham vấn nhóm hay tư vấn cung cấp thông tin. Sự căng thẳng trong học tập ở cường độ cao của các sinh viên là một trong những vấn đề thường gặp và được các nhà tham vấn tại trung tâm hỗ trợ giải tỏa thông qua các hình thức tham vấn khác nhau [47]. 1.1.2.Các công trình nghiên cứu về tham vấn tâm lý ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, nhiều người đã biết và đã sử dụng các dịch vụ tư vấn tâm lý. Các dịch vụ này bắt đầu phát triển mạnh từ giữa những năm 90, nhưng trước đó các kỹ thuật tư vấn đã được các bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa thực hiện trong quá trình điều trị các bệnh nhân bị rối nhiễu tâm lý hay rối loạn tâm thần. Họ vừa trị liệu, vừa tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cách khắc phục bệnh tật. Nhìn từ góc độ hoạt động tâm lý, theo đánh giá của thạc sỹ Nguyễn Thị Oanh, “Phòng tư vấn tâm lý” đầu tiên được thành lập ở TP.HCM năm 1988, do Tiến Sĩ Tâm lý Tô Thị Ánh phụ trách. Các đối tượng đến đây xin tư vấn thuộc mọi thành phần và các nhu cầu trợ giúp cũng đa dạng [17; tr.73]. Vào những năm 1997 – 2000, tại Thành phố Hồ Chí Minh có các phòng tham vấn HIV xuất hiện. Ngoài ra, các trung tâm tư vấn khác như: Trung tâm tư vấn Tình yêu, Hôn nhân, Gia đình thuộc Hội Tâm lý giáo dục thành phố, Trung tâm tư vấn Hướng Dương thuộc Liên đoàn lao động TP.HCM … Nhiệm vụ của các trung tâm này nhằm cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc và cho lời khuyên, chủ yếu tư vấn thông qua điện thoại. Hiện nay, nhiều dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý xuất hiện ở khá nhiều công ty, cơ quan và trường học. Có thể kể ra một số cơ sở tham vấn, trị liệu, như: Cơ sở thăm khám tâm lý trẻ em N-T của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ tâm lí (Trường học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Trung tâm Ứng dụng Tâm lý học của Viện Tâm lý học, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền 10 thông, Trung tâm Tham vấn Tâm lý Hoàng Nhân, Công ty Tư vấn An Việt Sơn, Trung tâm Tư vấn Giáo dục – Tâm lý – Thể chất (1088- TP.HCM)… Tại một số hội thảo trong nước bàn về vấn đề an sinh xã hội, công tác xã hội... tham vấn được nhắc tới như một dịch vụ cần thiết mặc dù đã có không ít các tranh luận về khái niệm và sự phân định với các dịch vụ khác hiện đang có ở Việt Nam. Trong một số đề tài khoa học, tạp chí chuyên ngành, tài liệu giảng dạy, vấn đề tham vấn tâm lý được đề cập ngày một nhiều hơn. Trong thực tiễn triển khai các chính sách, chương trình phát triển xã hội, tham vấn tỏ ra là một trong những kỹ năng quan trọng, giúp các cán bộ xã hội thực thi nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, vào những năm gần đây, tại các khoá tập huấn của các ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân số, Trẻ em và Gia đình, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, các khoá tập huấn của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như của UNDP, UNICEF, Trăng lưỡi liềm đỏ... nội dung tham vấn đã được đưa vào như một phần quan trọng của chương trình. Từ những năm 90, với sự trợ giúp kinh phí khoa học của nhà nước và các tổ chức khác trong nước cũng như quốc tế, các nhà tâm lý học Việt Nam đã tiếp cận được với những tổ chức tâm lý học các nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Canađa, Pháp… trong số đó có rất nhiều nhà tâm lý học thực hành thuộc các trường phái khác nhau: Adler, Phân tâm học, Tâm lý học hành vi … Những cuộc đối thoại về chuyên môn, nghề nghiệp, định hướng phát triển khoa học tâm lý đã củng cố thêm những điều kiện cần thiết cho sự hình thành một phân ngành khoa học mới – Tham vấn tâm lý ở Việt Nam. Những nghiên cứu về nhu cầu và thực trạng của hoạt động tham vấn tâm lý ở Việt Nam Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động tham vấn tâm lý như: Những nghiên cứu về lĩnh vực tham vấn học đường, hướng nghiệp, những nghiên cứu về việc sử dụng các kỹ năng tham vấn của chuyên viên tham vấn, những nghiên cứu về tham vấn tâm lý trong hoạt động giáo dục phạm nhân trẻ vị thành niên, những nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan