Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh trường thpt nguyễn huệ và trường thp...

Tài liệu “nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh trường thpt nguyễn huệ và trường thpt nguyễn trường tộ tp huế tỉnh thừa thiên huế”

.DOC
90
756
132

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa...................................................................................................................i Lời cam đoan..................................................................................................................ii Lời cảm ơn....................................................................................................................iii Mục lục...........................................................................................................................1 Danh mục từ viết tắt.......................................................................................................4 Danh mục các bảng.........................................................................................................5 MỞ ĐẦU........................................................................................................................6 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT...............................................................10 1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................10 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài................................................................10 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước................................................................11 1.2. Lý luận chung về nhu cầu..................................................................................12 1.2.1. Khái niệm nhu cầu......................................................................................12 1.2.2. Đặc điểm của nhu cầu................................................................................13 1.3. Lý luận chung về tham vấn................................................................................13 1.3.1. Khái niệm tham vấn...................................................................................13 1.3.2. Sự khác nhau giữa tham vấn và các hình thức giúp đỡ thân chủ khác......15 1.4. Lý luận chung về hướng nghiệp.........................................................................17 1.4.1. Khái niệm hướng nghiệp............................................................................17 1.4.2. Nội dung công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông.................17 1.5. Lý luận chung về tham vấn hướng nghiệp.........................................................19 1.5.1. Khái niệm tham vấn hướng nghiệp............................................................19 1.5.2. Các nội dung tham vấn hướng nghiệp.......................................................19 1.5.3. Vai trò của tham vấn hướng nghiệp...........................................................21 1.6. Học sinh THPT và nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh THPT.........23 1.6.1. Đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh THPT.............................................23 1 1.6.2. Nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh THPT...............................24 1.6.2.1. Khái niệm nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh THPT...........24 1.6.2.2. Biểu hiện nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh THPT............25 1.6.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh THPT...................................................................................................28 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................31 2.1. Tổ chức nghiên cứu............................................................................................31 2.2. Triển khai nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cụ thể................................31 2.2.1. Nghiên cứu lý luận.......................................................................................31 2.2.2. Nghiên cứu thực trạng..................................................................................31 2.3. Vài nét về trường THPT Nguyễn Huệ và trường THPT Nguyễn Trường Tộ....38 Chương 3: THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ VÀ TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - THÀNH PHỐ HUẾ - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.......40 3.1. Thực trạng hoạt động lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.................................40 3.1.1. Thời điểm chọn nghề của học sinh.............................................................40 3.1.2. Khó khăn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh..................41 3.1.2.1. Khó khăn thường gặp trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh..............................................................................................................42 3.1.2.2. Mức độ khó khăn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh...42 3.1.3. Sự giúp đỡ về lựa chọn nghề nghiệp mà học sinh đã nhận được..............45 3.1.3.1. Mức độ nhận được sự giúp đỡ...............................................................45 3.1.3.2. Nguồn giúp đỡ của HS để giải quyết các khó khăn khi lựa chọn nghề. .47 3.1.3.3. Hiệu quả của sự giúp đỡ........................................................................48 3.2. Thực trạng tham vấn hướng nghiệp cho học sinh..............................................49 3.2.1. Mức độ cần thiết của tham vấn hướng nghiệp đối với học sinh................49 3.2.2. Nhu cầu tham vấn của học sinh ở các nội dung của hoạt động hướng nghiệp.........................................................................................................52 2 3.2.3. Nhu cầu tham vấn của học sinh về các hình thức của hoạt động hướng nghiệp........................................................................................................60 3.2.4. Cán bộ đảm nhiệm công tác tham vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT......................................................................................................61 3.2.5. Tương quan giữa mức độ khó khăn và nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh..........................................................................................................63 3.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh....63 3.3. Các biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn hướng nghiệp cho học sinh và kết quả thử nghiệm....................................................................................................68 3.3.1. Biện pháp hình thành, phát triển và đáp ứng nhu cầu tham vấn hướng nghiệp cho học sinh...................................................................................68 3.3.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm tham vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT......................................................................................................72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................87 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt GV HS NH NTT Std THCS THPT TP TVHN Nghĩa đầy đủ của từ Giáo viên Học sinh Nguyễn Huệ Nguyễn Trường Tộ Độ lệch chuẩn Trung học cơ sở Trung học phổ thông Thành phố Tham vấn hướng nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG 4 Bảng 3.1. Thời điểm chọn nghề của học sinh...............................................................40 Bảng 3.2. Mức độ khó khăn liên quan đến hoạt động hướng nghiệp của học sinh......43 Bảng 3.3. Hiệu quả của sự giúp đỡ...............................................................................48 Bảng 3.4. Nhận thức về mức độ cần thiết của tham vấn hướng nghiệp.......................50 Bảng 3.5. Mức độ nhu cầu tham vấn của học sinh ở các nội dung của hoạt động hướng nghiệp................................................................................................................54 Bảng 3.6. Nhu cầu tham vấn của học sinh về các hình thức của hoạt động hướng nghiệp................................................................................................................60 Bảng 3.7. Mong muốn có ban chuyên trách về tham vấn hướng nghiệp trong nhà trường....................................................................................................................61 Bảng 3.8. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu tham vấn hướng nghiệp....66 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 5 Nhịp sống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đã làm cho con người trở nên năng động và nhạy bén hơn, song cũng khiến họ luôn phải đối mặt với những sức ép nặng nề từ cuộc sống hiện thực. Từ đó, nhiều người gặp khó khăn trong đời sống tâm lý, cảm thấy bế tắc, bất lực, không thể vượt qua và nhanh chóng rơi vào trạng thái stress cao độ, đặc biệt là lứa tuổi THPT, do chưa trưởng thành hoàn toàn về mặt tâm lý, xã hội. Thực tiễn cho thấy tình trạng trầm cảm, căng thẳng, lo âu trong HS ngày càng tăng. Để giúp các em tháo gỡ những vướng mắc tâm lý, nâng cao nhận thức về bản thân, môi trường, xã hội, tăng cường khả năng thích ứng và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, học tập, đảm bảo tình trạng sức khoẻ về tâm lý, nâng cao chất lượng cuộc sống, các dịch vụ tham vấn tâm lý đã trở nên rất cần thiết. Hướng nghiệp là một trong những nội dung không thể thiếu trong công tác dạy học và giáo dục ở các trường phổ thông hiện nay. “Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả trong cách định hướng nghề nghiệp cho HS, chuẩn bị cho HS đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục đi đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội” [30, tr 238]. Công tác hướng nghiệp bao gồm nhiều nội dung hoạt động, được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó TVHN là mô hình trợ giúp có hiệu quả cao đối với HS trong việc lựa chọn ngành nghề. TVHN giúp các em định hướng và giải quyết những khó khăn, vướng mắc và mâu thuẫn liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân. TVHN còn giúp HS tự đánh giá được hứng thú, sở thích, năng lực nghề nghiệp của bản thân để từ đó lựa chọn ngành nghề phù hợp với đặc điểm tâm lý của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Về mặt xã hội, nhằm làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên, cũng như đảm bảo sự phân bố nguồn lực trong cơ cấu xã hội. Mặc dù TVHN có vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của HS, trong thực tế, các dịch vụ TVHN còn rất ít. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về nhu cầu TVHN chưa nhiều, chưa làm rõ nhu cầu TVHN của HS. Chính vì vậy, cần thiết phải có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về TVHN, từ đó phát triển ngành tham vấn tâm lý đáp ứng tốt nhu cầu của HS. 6 Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ có nhiều HS gặp khó khăn trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp như: còn mơ hồ về các ngành nghề, lựa chọn mang tính nước đôi, cảm tính, chủ quan, mâu thuẫn, bất đồng giữa cha mẹ và con cái… Cả hai trường đều chưa có trung tâm tham vấn nên các em thường phải tự giải quyết những khó khăn trong cuộc sống nói chung và vấn đề hướng nghiệp nói riêng, những cách thức đó chưa mang lại hiệu quả, thậm chí dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn. Kết quả điều tra ban đầu về nhu cầu tham vấn tâm lý của HS hai trường nói trên cho thấy HS có nhu cầu cao đối với tham vấn tâm lý, trong đó đặc biệt ưu tiên là TVHN. Lý do chung nhất được các em đưa ra là TVHN có thể giúp các em định hướng đúng đắn nghề nghiệp tương lai. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhu cầu tham vấn hướng nghiệp của học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu. Việc tìm hiểu thực trạng nhu cầu TVHN của HS THPT ở hai trường sẽ cho chúng ta biết được những khó khăn tâm lý liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp và nhu cầu TVHN của họ để từ đó đề ra các cách thức, biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu TVHN của các em. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, thực trạng nhu cầu TVHN của HS Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu TVHN của HS THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về nhu cầu TVHN của HS THPT. - Khảo sát, đánh giá nhu cầu TVHN của HS Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu TVHN cho HS THPT. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 7 Nhu cầu TVHN của HS Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Khách thể nghiên cứu HS, GV, phụ huynh HS Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Về nội dung nghiên cứu Hoạt động tham vấn tâm lý chúng tôi đề cập trong đề tài này chỉ bao gồm TVHN cho HS THPT. 5.2. Về khách thể nghiên cứu Nghiên cứu tập trung chủ yếu ở 295 HS Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Giả thuyết khoa học HS Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ có nhu cầu TVHN nhưng với mức độ khác nhau ở những nội dung khác nhau. Có sự khác biệt giữa mức độ và biểu hiện nhu cầu TVHN giữa các nhóm khách thể khảo sát. Nội dung và hình thức TVHN mà HS mong đợi là rất phong phú và đa dạng. Mặc dù vậy, HS vẫn chưa được tiếp cận với hoạt động TVHN vì nhiều trở ngại khác nhau. Nếu tìm hiểu được nhu cầu của HS THPT đối với TVHN thì có thể đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu này của các em. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn 7.2.3. Phương pháp quan sát 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể 7.2.5. Phương pháp chuyên gia 7.2.6. Phương pháp thực nghiệm 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8 8. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa các quan điểm, lý thuyết về nhu cầu TVHN, từ đó xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về nhu cầu TVHN của HS THPT tương đối đầy đủ và cụ thể. - Xác định mức độ khó khăn và nhu cầu TVHN của HS THPT Trường Nguyễn Huệ và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Góp phần xây dựng và đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu TVHN của HS THPT. 9. Cấu trúc của luận văn Mở đầu Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhu cầu TVHN của HS THPT Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng nhu cầu TVHN của HS Trường THPT Nguyễn Huệ và Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT 9 1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài TVHN là một trong những phân ngành chính của tham vấn tâm lý và có lịch sử phát triển khá lâu dài. Phân ngành này đã được đặt nền móng từ giữa thế kỷ 19, với sự đóng góp lớn của Francis Galton, Wilheim Wundt, Jamesn Cattell, Frank Parsons, Robert Yerkes, E.K.Strong… Không chỉ nghiên cứu chung về con người, nghiên cứu về các phương pháp đo lường các đặc điểm thể chất và tâm lý của trẻ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ như Wundt, Galton, Binet, Henri, Hall, Cattell… năm 1908, Parsons đã mô tả tiến trình TVHN một cách có hệ thống trong những bài giảng của mình. Năm 1909, quyển sách có tựa đề “Choosing a Vocation”, tức là “Chọn lựa một nghề”, của Parsons đã được xuất bản. Trong ấn phẩm này, ông bàn luận về vai trò của các nhà tham vấn và các kỹ thuật có thể sử dụng trong TVHN. Với nỗ lực mang tính tiên phong, Parsons đã thành công trong việc xác định và khởi xướng một ngành nghề mới, đó chính là tham vấn hướng nghề. Ngày nay, Parsons thường được nhắc tới như “cha đẻ của hoạt động hướng dẫn nghề nghiệp” (Father of Vocational Guidance) trong giáo dục Mỹ [15]. Vào đầu những năm 1950, Ginzberg, Ginsurs, Axelrad và Herma (1951), Roe (1956), và Super (1957) đã phát triển các lý thuyết lựa chọn nghề và phát triển nghề. Những lý thuyết này đã trở thành điểm mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của chuyên ngành TVHN và khơi nguồn cho một loạt các dự án nghiên cứu về các chương trình TVHN. Vấn đề dự định chọn nghề của thanh niên, HS cũng được nhiều tác giả quan tâm. E.A. Klimov cho rằng, khi xem xét vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cần chú ý tới hai mặt gắn bó với nhau, đó là đánh giá giá trị nghề và những tác động khách quan ảnh hưởng đến lựa chọn nghề. E.A. Klimov đã chỉ ra 10 nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề, trong đó có 3 nguyên nhân về nhận thức nghề. Các công trình nghiên cứu của V.V. Votzinxkaia, V.S. Supkin, V.P. Gribanop… cho thấy đại bộ phận HS THPT không thích đi làm ngay sau khi tốt nghiệp mà mong muốn tiếp tục học cao hơn; việc chọn nghề của HS mang đậm màu sắc giới tính, lứa tuổi và thay đổi cùng với sự phát triển xã hội [23]. 10 Về nhận thức nghề nghiệp, cũng có một số tác giả bàn đến, như N.D. Lêvitop, V.A. Kruchetxki, A.V. Petrovxki trong cuốn Tâm lý học sư phạm (1982) có đề cập đến ý nghĩa của sự hiểu biết về nghề nghiệp định chọn đối với HS. Các tác giả đều cho rằng cần phải đối chiếu khả năng của bản thân với yêu cầu về mặt tâm lý của nghề nghiệp định chọn. Hiện nay, TVHN được coi trọng và phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển như: Mỹ, Pháp, Anh… và được xem là mô hình trợ giúp có hiệu quả trong hoạt động hướng nghiệp. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Cho đến nay, ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hướng nghiệp và TVHN. Đặng Danh Ánh làm sáng tỏ khái niệm hướng nghiệp qua việc xem xét khái niệm này từ nhiều góc độ chuyên môn khác nhau. Theo tác giả, hướng nghiệp cần được tiến hành trong cả quá trình phát triển nghề nghiệp của con người, ở tất cả các giai đoạn của nó [23]. Đặc điểm về xu hướng nghề nghiệp của HS thành phố đã được nghiên cứu trong công trình của Nguyễn Quang Uẩn và các cộng sự (1989), bằng cách tiếp cận nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp theo các chỉ số như: mức độ nhận thức nghề nghiệp, thái độ đối với nghề nghiệp, tính ổn định của thái độ, tác giả đã chỉ ra đặc điểm xu hướng nghề nghiệp của HS THPT và một số vấn đề khác [23]. Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: “Nghề em yêu thích” (1985) của Phạm Tất Dong; “Giúp bạn chọn nghề” (1989) của Phạm Tất Dong; “Nghiên cứu nhận thức nghề và lựa chọn nghề của HS THPT” (1996) của Phan Thị Tố Oanh; “Sự lựa chọn tương lai” (2000) của Phạm Tất Dong và Nguyễn Như Ất; “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên” (2005) của Nguyễn Hữu Dũng; “Một số vấn đề về giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT” (2005) của Phùng Đình Mẫn, Phan Minh Tiến, Trương Thanh Thúy; “Tôi chọn nghề” (2007) của Nguyễn Thắng Vu và Phạm Quang Vinh… Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề cần chú ý khi mỗi cá nhân ra các quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. 11 Tác giả Nguyễn Thơ Sinh (2006) trong công trình nghiên cứu của mình đã hệ thống một cách khoa học mang tính lý luận về tư vấn và tư vấn hướng nghiệp [28]. Nhìn chung, hoạt động TVHN một cách chuyên nghiệp ở nước ta còn mới cả về nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Các dịch vụ TVHN còn rất ít, các nghiên cứu về nhu cầu TVHN chưa nhiều, chưa làm rõ nhu cầu TVHN của HS. Trong khi đó, nhu cầu tham vấn trong xã hội là rất lớn, đặc biệt là lứa tuổi HS. Chính vì vậy, cần có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về nhu cầu TVHN, xây dựng cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng của nhu cầu TVHN, xác định các biện pháp phù hợp, từ đó phát triển ngành TVHN, đáp ứng tốt nhu cầu của HS. 1.2. Lý luận chung về nhu cầu 1.2.1. Khái niệm nhu cầu Vấn đề nhu cầu được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ và được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nhu cầu:  Quan điểm của một số tác giả nước ngoài về nhu cầu Theo B.Ph.Lomov, “Nhu cầu là đòi hỏi nào đó của con người về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển” [18]. P.A.Rudich quan niệm: “Nhu cầu là trạng thái tâm lý làm rung động người ta thấy một sự cần thiết nhất định nào đó về một điều gì đó” [27].  Quan điểm của các tác giả ở Việt Nam về nhu cầu Theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng (2002), “Nhu cầu là trạng thái tinh thần xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình, là nguồn gốc tích cực của cá nhân” [4, tr 190]. Nguyễn Xuân Thức (2007) xem “Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển” [31]. Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển” [32]. Trên cơ sở phân tích, tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhu cầu, chúng tôi kết luận: Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể và thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. 12 1.2.2. Đặc điểm của nhu cầu Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn (2006), nhu cầu có những đặc điểm sau: - Nhu cầu bao giờ cũng có tính đối tượng: Đối tượng của nhu cầu là tất cả những yếu tố vật chất và tinh thần trong thế giới hiện thực có thể thỏa mãn được nhu cầu để tồn tại và phát triển. Khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng đáp ứng được sự thỏa mãn thì trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm hướng đến đối tượng. - Nội dung của nhu cầu là những điều kiện và phương thức thỏa mãn các quy định: Mỗi cá nhân đều được đặt trong một điều kiện sống nhất định, rộng hơn là điều kiện kinh tế - xã hội lịch sử cụ thể. Vì thế, xem xét mặt nội dung của nhu cầu có thể cho ta thấy được những điều kiện sống bên ngoài của cá nhân đó. - Nhu cầu của con người có tính chu kì: Một nhu cầu được thỏa mãn không triệt tiêu mà sẽ xuất hiện trở lại khi những điều kiện gây nên nhu cầu ấy diễn ra. Mặt khác, khi một nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ xuất hiện những nhu cầu khác cao hơn. Nhờ vậy, con người tích cực hoạt động để thỏa mãn liên tiếp các nhu cầu. - Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật, nhu cầu con người mang bản chất xã hội. Một trong những sự khác biệt về chất giữa nhu cầu của con vật và nhu cầu của con người là sự khác biệt về điều kiện và phương thức thỏa mãn. Ở con người, những yếu tố này ngày càng được nâng lên trình độ cao hơn, tốt hơn, văn minh hơn nhờ vào khả năng lao động sáng tạo. Còn ở con vật, điều kiện và phương thức thỏa mãn về bản chất vẫn là thuần túy bản năng, nếu có sự thay đổi nhất định nào đó cũng do con người sáng tạo ra. 1.3. Lý luận chung về tham vấn 1.3.1. Khái niệm tham vấn Theo từ điển tiếng Anh của Đại học Oxford, thuật ngữ “counselling” được định nghĩa là “Professional advice and help given to people with a problem”. Như vậy “counselling” được hiểu là cung cấp lời khuyên, sự giúp đỡ chuyên môn cho những người có vấn đề khó khăn. Thuật ngữ này được dịch sang tiếng Việt là tham vấn [24]. Blocher (1966) cho rằng tham vấn là sự giúp đỡ người kia nhận thức được bản thân, những hành vi có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đồng thời trợ giúp 13 họ xây dựng những hành vi có ý nghĩa, thiết lập mục tiêu và phát triển những giá trị cho hành vi được mong đợi [20]. Rogers Jeny (1990) quan niệm, tham vấn là hoạt động nhằm giúp đỡ con người tự giúp chính họ, hoạt động này giúp đối tượng (người được tham vấn) nâng cao khả năng tự tìm giải pháp đối phó với các vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong cuộc sống [3]. Trong từ điển Tâm lý học, tác giả Nguyễn Khắc Viện hiểu tham vấn là quá trình các chuyên gia tâm lý chẩn đoán, tìm hiểu căn nguyên và thiết lập cách xử lý đối với những trẻ em có vấn đề về tâm lý [33]. Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, tham vấn là một hoạt động mà nhà chuyên môn, bằng kiến thức, hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp của mình thấu hiểu những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của đối tượng (cá nhân, gia đình hay nhóm), giúp họ khai thác nguồn lực, tiềm năng cho quá trình giải quyết [19]. Tác giả Trần Thị Minh Đức định nghĩa tham vấn là một tiến trình tương tác giữa người làm tham vấn – người có nghề chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có phẩm chất, đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận với thân chủ - và người đang có khó khăn về tâm lý cần được giúp đỡ. Thông qua các kỹ năng trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình, nhà tham vấn giúp đỡ thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình [7]. Tiếp cận tham vấn từ những góc độ khác nhau, song hầu hết các tác giả trên đều nhấn mạnh khía cạnh tự giải quyết vấn đề của thân chủ với sự trợ giúp của nhà chuyên môn. Từ các quan niệm nêu trên, chúng tôi đi đến kết luận: Tham vấn là quá trình tương tác tích cực giữa nhà tham vấn – người có trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn với thân chủ người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý cần được giúp đỡ. Thông qua các kỹ năng trao đổi, chia sẻ thấu cảm, tâm tình, nhà tham vấn giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết vấn đề đang gặp phải, đồng thời nâng cao khả năng đối phó với những vấn đề trong cuộc sống. 14 1.3.2. Sự khác nhau giữa tham vấn và các hình thức giúp đỡ thân chủ khác Để thực hiện tham vấn có hiệu quả, nhà tham vấn cần phân biệt một cách rõ ràng, đặc biệt chú ý đến sự khác nhau giữa tham vấn và tư vấn, tham vấn và cố vấn.  Tham vấn và tư vấn Tư vấn “consulting” được xem là quá trình tham khảo lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi đến một quyết định. Giữa tham vấn và tư vấn có những điều khác biệt sau đây: - Về mục tiêu: Trong khi tư vấn chủ yếu hướng tới giải quyết vấn đề hiện tại thì hoạt động tham vấn không chỉ dừng lại ở đó mà còn hướng tới mục tiêu lâu dài hơn, giúp cá nhân nâng cao khả năng tự giải quyết vấn đề sau khi được tham vấn. - Về tiến trình: Tư vấn thường cung cấp thông tin hay lời khuyên. Do vậy nó diễn ra trong một thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời. Còn tham vấn có thể diễn ra trong thời gian kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm. - Về mối quan hệ: Trong tư vấn, có mối quan hệ trên – dưới giữa một người được xem là “uyên bác” với những thông tin chuyên môn, còn bên kia là người “thiếu hiểu biết” về vấn đề nào đó, mối quan hệ ở đây không đòi hỏi sự tương tác tích cực từ phía đối tượng. Trong khi đó, ở tham vấn, mối quan hệ mang tính ngang bằng, bình đẳng, có sự tương tác chặt chẽ và hợp tác tích cực giữa hai bên, có thể đóng vai trò như một công cụ quan trọng đem lại thành công cho ca tham vấn. - Về cách thức tương tác: Trong tư vấn, cách thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời khuyên bổ ích từ người tư vấn. Khác với tư vấn, trong tham vấn, sự thành công phụ thuộc vào kỹ năng tương tác của nhà tham vấn để đối tượng tự nhận thức, hiểu chính mình và hoàn cảnh của mình, để chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp và thực hiện nó.  Tham vấn và cố vấn - Về bản chất: Trong khi tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn với thân chủ để thân chủ tự nhận thức vấn đề của mình và tự mình đưa ra giải pháp thì cố vấn là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó. 15 - Về mối quan hệ: Mối quan hệ tham vấn quyết định kết quả đạt được của quá trình tham vấn, nhà tham vấn phải xây dựng lòng tin với thân chủ và thể hiện thái độ thừa nhận, thông cảm và không phán xét. Kết quả cố vấn được quyết định bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà cố vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần cố vấn. - Về thời gian (tần suất): Tham vấn là một quá trình gồm nhiều cuộc nói chuyện liên tục và gặp gỡ liên tục. Khác với tham vấn, cố vấn có thể chỉ diễn ra trong một lần gặp gỡ giữa thân chủ và nhà cố vấn. Kết quả cố vấn không lâu bền, vấn đề sẽ lặp lại vì nguyên nhân sâu xa của vấn đề chưa được giải quyết. - Về vai trò: Trong khi nhà tham vấn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự ra các quyết định tốt nhất của thân chủ, vai trò của nhà tham vấn chỉ là giúp thân chủ hướng tới những quyết định phù hợp nhất thì nhà cố vấn nói với thân chủ về những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của thân chủ thay vì tăng khả năng ra quyết định của thân chủ. - Kiến thức và kỹ năng: Nhà tham vấn có kiến thức về hành vi và sự phát triển của con người. Họ có các kỹ năng nghe và giao tiếp, có khả năng khai thác những vấn đề và cảm xúc của thân chủ. Khác với nhà tham vấn, nhà cố vấn có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó. - Biện pháp: Nhà tham vấn giúp thân chủ nhận ra và sử dụng những khả năng và thế mạnh của riêng họ. Trong khi đó, tập trung vào thế mạnh của thân chủ không phải là xu hướng chung của cố vấn. - Thái độ: Nhà tham vấn phải thông cảm và chấp nhận vô điều kiện với những cảm xúc và tình cảm của thân chủ. Ngược lại, nhà cố vấn đưa ra những lời khuyên, họ không quan tâm đến việc thể hiện sự thông cảm hay chấp nhận của thân chủ. - Tiến trình: Trong tham vấn, thân chủ làm chủ cuộc nói chuyện, nhà tham vấn lắng nghe, phản hồi, tổng kết và đặt câu hỏi. Trong khi đó ở cố vấn, sau khi thân chủ trình bày vấn đề, nhà cố vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên. - Việc ra quyết định: Trong khi nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ ra quyết định bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho chính họ sau khi xem xét kỹ lưỡng các quan điểm khác 16 nhau thì nhà cố vấn giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những lời khuyên “mang tính chuyên môn” cho thân chủ. 1.4. Lý luận chung về hướng nghiệp 1.4.1. Khái niệm hướng nghiệp Theo Đặng Danh Ánh, hướng nghiệp là một hoạt động của các tập thể sư phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan, nhà máy khác nhau, được tiến hành với mục đích giúp cho HS chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực, hứng thú, thể lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu nhân lực của xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục – học tập trong nhà trường [15]. Theo tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, xét về nội dung và mục đích, hướng nghiệp là một hệ thống công tác giảng dạy, giáo dục được tổ chức một cách đặc biệt, nhằm hình thành ở HS một xu hướng nghề nghiệp [9]. Quan niệm mới về hướng nghiệp:“Hướng nghiệp (orientation) là một quá trình liên tục giúp đỡ mọi người suốt cả cuộc đời để họ thực hiện được dự án cá nhân cũng như nghề nghiệp của mình bằng cách xác định những mong muốn và năng lực của mình thông qua thông tin và tư vấn về thực tế thế giới công việc, sự phát triển của nghề nghiệp, thị trường lao động, thực tiễn kinh tế và nhu cầu trong đào tạo” [29, tr 83]. Từ việc phân tích các quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu: Hướng nghiệp được hiểu là hệ thống các biện pháp tác động của xã hội (gia đình, nhà trường, xã hội) đến nhận thức, thái độ và hành vi lựa chọn nghề nghiệp, trường đào tạo của thanh niên. Kết quả làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi chọn nghề (chọn trường học) của đối tượng theo chiều phù hợp giữa sự lựa chọn của cá nhân với các yêu cầu nghề được chọn, qua đó đảm bảo lợi ích tối đa của cá nhân đối với xã hội, khai thác và sử dụng triệt để khả năng và ưu thế của cá nhân trong việc hành nghề trong suốt cuộc đời và đảm bảo nguồn nhân lực trong việc phát triển kinh tế của xã hội. 1.4.2. Nội dung công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông Chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp được thực hiện trong trường phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12, bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Giúp HS tìm hiểu thế giới nghề nghiệp. Nhiệm vụ này bao gồm nhiều chủ đề, bắt đầu từ “thế giới nghề nghiệp quanh ta” trong chương trình lớp 9 và trải suốt 17 trong những năm học ở THPT. Từ những kiến thức ban đầu đó, HS sẽ tìm hiểu thông tin nghề nghiệp và thông tin đào tạo, những thông tin đó ngày càng chi tiết và mang tính cá nhân hơn ở những lớp sau. Qua đó, các em biết được tính đa dạng phong phú của nghề, các yêu cầu của nghề, đặc biệt là các yêu cầu về tâm sinh lí, những điều kiện học nghề và vào nghề… Tóm lại, nội dung thứ nhất là hình thành ở HS những biểu tượng đúng đắn về những nghề khác nhau trong xã hội. - Giúp HS tìm hiểu thông tin về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, về thị trường lao động ở địa phương, cả nước và xa hơn nữa là trong khu vực và trên thế giới. Việc xác định nội dung này nhằm giúp HS tiếp cận dần hệ thống thông tin về đào tạo nhân lực và việc làm, giúp các em làm quen dần với những tính chất, quy luật của thị trường lao động. Ngoài ra, các em cần phải thấy được đòi hỏi mới về nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đó dẫn đến những thay đổi lớn về bản chất của lao động và yêu cầu năng lực người lao động như có trình độ tự chủ cao hơn, có kỹ năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm và sáng kiến trong lao động. - Giúp HS tự đánh giá hứng thú và năng lực nghề nghiệp của bản thân. Hứng thú được coi như một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề của con người. Tính chất của hứng thú nghề nghiệp ở mỗi HS sẽ từng bước bộc lộ dần, ngày càng ổn định và sẽ trở thành khuynh hướng nghề nghiệp ở những lớp cuối của bậc THPT. Vì vậy, trong quá trình hướng nghiệp, chúng ta giúp cho HS hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có. Nội dung chương trình đề cập đến vấn đề hướng HS tự đánh giá và phát triển hứng thú, năng lực nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích những đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh riêng của từng em một. - Tư vấn chọn nghề cho HS thể hiện qua việc tổ chức hình thức thảo luận nhóm, lớp về một chủ đề hướng nghiệp hoặc qua các buổi tư vấn trực tiếp để giúp cho các em chọn nghề phù hợp. Thực chất của tư vấn chọn nghề là giúp những HS gặp khó khăn trong việc chọn nghề có thể chọn được một nghề yêu thích và phù hợp. - Giáo dục cho HS thái độ lao động xã hội chủ nghĩa, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công… Nội dung này nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và lương tâm nghề nghiệp 18 đối với thế hệ trẻ. Cùng với các nội dung trên, nội dung này góp phần giáo dục cho HS những phẩm chất nhân cách hài hòa và cân đối của người lao động tương lai. 1.5. Lý luận chung về tham vấn hướng nghiệp 1.5.1. Khái niệm tham vấn hướng nghiệp Dưới góc độ Tâm lý học, có thể hiểu: TVHN là quá trình tương tác tích cực giữa nhà tham vấn – người có trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn với thân chủ đang có vấn đề khó khăn về lựa chọn nghề nghiệp cần được giúp đỡ. Thông qua các kỹ năng trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết vấn đề đang gặp phải, đồng thời nâng cao được khả năng đối phó với vấn đề trong cuộc sống. 1.5.2. Các nội dung tham vấn hướng nghiệp Nội dung TVHN được xây dựng trên cơ sở những khó khăn mà HS đang gặp phải, bao gồm các nội dung sau: - Giúp HS tìm hiểu yêu cầu và đặc điểm nghề Nhà TVHN giúp đỡ HS để các em tự tìm hiểu yêu cầu, đặc điểm nghề thông qua các hình thức, cách thức khác nhau. Yêu cầu, đặc điểm nghề là một thành phần quan trọng trong biểu tượng nghề. Nhà tham vấn có thể giới thiệu cho HS một số địa chỉ hoặc các tài liệu liên quan đến nghề nghiệp, các chuyên gia trong các lĩnh vực nghề nghiệp, bản họa đồ nghề nghiệp, sách, báo để các em có thể liên hệ, nghiên cứu nhằm giúp các em tìm hiểu về nghề một cách khoa học, đúng đắn. - Giúp HS tự đánh giá năng lực, tính cách, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của bản thân Trước khi chọn nghề, HS phải đánh giá đúng năng lực của mình. Bởi vì, ngày nay trong quá trình lao động, người ta quan tâm trình độ chuyên môn hoá của mỗi lao động để giao việc phù hợp với năng lực thực sự của họ nhằm đưa đến hiệu quả công việc cao nhất. Mặt khác, để chọn nghề, học nghề và hành nghề, không nên xem nhẹ mặt tính cách. Nhiều trường hợp năng lực giỏi nhưng tính cách không phù hợp với yêu cầu và chức năng của nghề đó nên vẫn thất bại giữa chừng. Hứng thú nghề nghiệp cũng là một động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề. Chính vì vậy, nhà tham vấn giúp đỡ HS tự đánh giá đúng đắn năng lực, tính cách, 19 hứng thú, sở thích nghề của bản thân để từ đó có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp. Đây là một nội dung rất quan trọng trong công tác tham vấn của nhà TVHN. - Giúp HS giải quyết các mâu thuẫn Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của HS, thường xuất hiện các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa sở thích với năng lực của bản thân, mâu thuẫn giữa sở thích với nhu cầu về nghề của xã hội, mâu thuẫn giữa khả năng, sở thích với yêu cầu của nghề… Những mâu thuẫn này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc chọn nghề. Vì vậy, việc nhà TVHN trợ giúp HS trong việc giải quyết các mâu thuẫn sẽ giúp họ nhìn nhận vấn đề đúng đắn và nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn để từ đó có hướng giải quyết phù hợp và đạt hiệu quả cao. - Xây dựng mối quan hệ phù hợp với cha mẹ nhằm thúc đẩy sự thành công của việc lựa chọn nghề nghiệp Trong khi chọn nghề, HS với cha mẹ các em thường xảy ra mâu thuẫn, bất đồng. Có những cha mẹ áp đặt ngành nghề cho con theo cách lựa chọn của riêng mình mà không quan tâm đến sở thích và nguyện vọng của con, tạo áp lực quá lớn đối với con cái. Những điều này đã làm nảy sinh mối quan hệ căng thẳng với cha mẹ, trong đó một số HS bị cha mẹ ép buộc dẫn đến những hậu quả xấu về sức khỏe tinh thần, sa sút học tập… Nhà tham vấn cần phải giúp HS, phụ huynh HS thấy được nguyên nhân của vấn đề, quan trọng hơn là giúp phụ huynh hiểu được năng lực, sở thích, hứng thú cũng như suy nghĩ và ước mơ của con mình, từ đó giải quyết được mâu thuẫn, khó khăn, thúc đẩy sự thành công trong việc lựa chọn nghề. - Kết nối HS với các nguồn hỗ trợ trong việc lựa chọn nghề nghiệp Nguồn hỗ trợ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc lựa chọn nghề nghiệp. Nguồn hỗ trợ đó có thể là chuyên gia trong các lĩnh vực nghề nghiệp, các tổ chức và những người có kinh nghiệm, hoặc các địa chỉ để tìm kiếm bản họa đồ nghề nghiệp, sách, báo và tài liệu liên quan đến nghề nghiệp. Nhà tham vấn kết nối HS với các nguồn hỗ trợ để giúp các em thu thập thông tin, hiểu rõ vấn đề, giải quyết được các khó khăn. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan