Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhom 4ever_ ke hoach kinh doanh...

Tài liệu Nhom 4ever_ ke hoach kinh doanh

.DOC
35
308
102

Mô tả:

PHỤ LỤC PHẦN I : GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 1. Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp: 2. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, thị trường mục tiêu 2.1 Tầm nhìn 2.2 Sứ mệnh 2.2.1 Đối với khách 2.2.2 Đối với xã hội 2.3 Giá trị cốt lõi 2.4 Thị trường mục tiêu PHẦN II: TIẾN TRÌNH LẬP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1. Thiết lập mục tiêu chiến lược 2. Chọn kế hoạch chiến lược 2.1 Phân tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp 2.1.1 Phân tích chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Chỉ tiêu doanh thu 2.1.1.2 Chỉ tiêu nhân sự 2.1.1.3 Chỉ tiêu ngân sách, vốn 2.1.1.4 Về hoạt động marketing, tài chính 2.1.2 Tổng kết những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp 2.1.2.1 Điểm mạnh: 2.1.2.2 Điểm yếu: 2.2 Phân tích môi trường bên ngoài 2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 2.2.1.1 Yếu tố kinh tế 2.2.1.2 Yếu tố chính trị 2.2.1.3. Yếu tố công nghệ - kĩ thuật 2.2.1.4 Yếu tố văn hóa, xã hội 2.2.1.5 Yếu tố quốc tế 2.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 2.2.2.1 Nhà cung cấp 2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh 2.2.2.3 Đối thủ tiềm ẩn 2.2.2.4 Sản phẩm thay thế 2.2.2.5 Khách hàng 2.2.3. Tổng kết những đe dọa và cơ hội của doanh nghiệp 2.2.3.1 Cơ hội 2.2.3.2 Đe dọa 3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược 3.1 Tổ chức nhân sự cho kế hoạch kinh doanh: 3.1.1 Tái cơ cấu tổ chức của khách sạn 3.1.2 Phân công lao động trong khách sạn 3.2 Hoạt động marketing và bán hàng 3.2.1 Lựa chọn chiến lược phân phối 3.2.2 Chính sách sản phẩm 3.2.3 Thiết lập chiến lược giá cả 3.2.4 Hình thức xúc tiến bán hàng 3.3. Thực thi chiến lược. 3.3.1. Kế hoạch hành động 3.3.2. Kế hoạch hoạt động 3.4. Quản lý chất lượng sản phẩm 3.4.1 Các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến CLSP 3.4.1.1 Các yếu tố bên ngoài 3.4.1.2 Các yếu tố bên trong 3.4.2 Thiết lập các tiêu chuẩn dịch vụ 3.4.3 Xậy dựng hệ thống kiểm soát chất lượng PHẦN I. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 1. Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp: Khách sạn Xanh được hình thành vào tháng 06/2002. Tiền thân của khách sạn là trụ sở của Công ty Xây lắp điện 3, trụ sở được xây dựng năm 1998 đến năm 1994 được cải tạo để xây dựng nhà khách nhằm bố trí nơi ăn chốn ở cho cán bô công nhân viên của Công ty ở các đơn vị về công tác và làm việc tại Đà Nẵng. Trong quá trình cải tạo, Ban lãnh đạo của Công ty chủ trương đầu tư môt số trang thiết bị cần thiết để thu hút thêm nguồn khách từ bên ngoài có nhu cầu đến lưu trú tại khách sạn. Lúc đầu khách sạn lấy tên là Hoa sứ và đã được Sở Du lịch Đà Nẵng và tổng cục Du lịch xếp hạng khách sạn hai sao. Đến tháng 12/2000 Công ty Xây lắp điện, khách sạn Hoa Sứ tiếp nhận thêm tàu Du lịch Sông Hàn cùng với đôi ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Từ đó khách sạn đã mở rông thêm mô hình kinh doanh và nhiều lần nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị. Đến tháng 06/2002 khách sạn đầu tư nâng cấp môt lần nữa và đổi tên thành khách san Xanh Đà Nẵng. Tại khách sạn Công ty đã sữa chữa nhà nghỉ 3 tầng thành 4 tầng, ngoài ra còn đầu tư thêm hệ thống thang máy các trang thiết bị trong phòng đều được trang bị mới và đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách san ba sao. Nhà hàng Hoa Sứ cũng được cải tạo từ 2 tầng thành 3 tầng và trước đây khách sạn chỉ có môt nhà hàng nhưng nay khách sạn đã có thêm hai nhà hàng đủ để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng với số lượng đông. Cùng với việc cải tạo và nâng cấp nhà hàng thì khách sạn có nhiều dịch vụ bổ sung, cụ thể như: có 4 phòng karaoke, 20 phòng massage, dịch vụ thẩm mĩ, sân tennic, bể bơi, phòng hôi nghị… và đặc biệt là cafe sân vườn có nhạc sống vào đêm thứ 5 và thứ 7 hàng tuần cũng rất thu hút khách. Khách sạn còn có môt nhà hàng nổi trên sông Hàn, phòng ăn đạt tiêu chuẩn khá và là môt nhà hàng có đặc thù kinh doanh mới lạ trên dòng sông Hàn thơ mông, nơi đây là địa điểm đón khách du lịch đến với Đà Nẵng. Hơn 10 năm qua khách sạn từ môt nhà khách nhỏ đã được đầu tư thành môt khách sạn 3 sao với cách bài trí nôi thất bằng chất liệu mây tre đôc đáo, là môt quần thể khép kín và duyên dáng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và hoang sơ cùng đầy đủ các dịch vụ để tạo thế liên hoàn và hiệu quả của cả môt hệ thống dịch vụ - du lịch của VNECO 7, xứng đáng là môt trong những khách sạn tốt nhất ở thành phố Đà Nẵng. Khách sạn Xanh Đà Nẵng với 52 phòng và 3 biệt thự mỗi biệt thự có 2 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại. Bên ngoài có khuôn viên rông rãi, thoáng mát đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao. Nhà hàng với 1 phòng ăn lớn và 2 phòng VIP nhỏ sẵn sàng phục vụ quý khách tất cả các món ăn Âu Á, đặc sản dân tôc, địa phương, là nơi lý tưởng để tổ chức tiệc cưới, liên hoan... Phòng hôi nghị với các trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn, thường xuyên tổ chức các sự kiện, hôi thảo, hôi nghị, triển lãm, trưng bày... Cùng với đôi ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình, kinh nghiệm, chắc chắn sẽ mang lại sự hài lòng cho khách đến lưu trú tại khách sạn. * Một số thông tin về khách sạn Xanh Đà Nẵng: Giám đốc: Nguyễn Thanh Hải Địa chỉ : 64 Hoàng Văn Thái, thành phố Đà Nẵng SĐT : (0.511) 3842048 – 3842058 Fax : (84.511) 3842059 Email : [email protected] Website: www.greenhotel.com.vn Dịch vụ : - Tất cả các phòng đều được trang bị đầy đủ: máy điều hoà nhiệt đô, bồn tắm, đài, tivi màu, Internet... - Hệ thống wifi free ở tất cả các phòng của khách sạn - Phục vụ giặt là, ăn uống theo yêu cầu - Dịch vụ Massage, Steambath, Sauna, Jacuzzi được đánh giá là môt trong những dịch vụ tốt nhất tại TP Đà Nẵng. Khu Massage được thiết kế sang trọng hiện đại với trang thiết bị ngoại nhập… - Thiết bị phòng họp, hôi nghị hiện đại - Dịch vụ ô tô. Nhằm đáp ứng yêu cầu đi lại của khách hàng, khách sạn Xanh Đà Nẵng đã đầu tư mua mới đôi xe Du lịch. Hiện nay đôi xe gồm các loại xe: xe bốn chỗ,xe 15 chỗ,xe 30 chỗ. Với kiểu dáng xe sang trọng, hiện đại, đôi ngũ lái xe lịch sự, nhiệt tình và chu đáo. - Dịch vụ du lịch. *Bộ máy cơ cấu tổ chức: GIÁM ĐỐC PGĐ BP Kinh doanh Chú thích: Nhân viên BP Kế toán BP Lễ tân Quan hệ trực tuyến. Nhân viên Nhân viên BP Nhà hàng BP Buồng Nhân viên BP Bảo vệ Quan hệ chức năng Nhân viên Nhân viên 2. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, thị trường mục tiêu 2.1 Tầm nhìn: Đất nước đang trên đà phát triển, ngành du lịch đang là môt thế mạnh trên thị trường hiện nay, cơ hôi đang mở ra trước mắt cho các nhà kinh doanh về du lịch. Qua đó khách sạn Xanh đang mở rông hoạt đông kinh doanh như xây dựng thêm phòng ốc và các dịch vụ kèm theo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và khẳng đinh vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh du lich trên địa bàn Đà Nẵng và xa hơn là trên thị trường toàn quốc. Bên cạnh đó khách sạn mong muốn xây dựng môt thương hiệu khách sạn thân thiện với tất cả mọi người và GIÁM ĐỐC những ai đã lưu trú tại khách sạn Xanh sẽ cảm thấy thực sự hài lòng và quay lại trong những lần tiếp theo. 2.2 Sứ mệnh: Cũng là môt đơn vị sản xuất kinh doanh nên khách sạn Xanh cũng mang môt tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế đôc lập, phải thực hiện các sứ mệnh sau: 2.2.1 Đối với khách: - Tổ chức phục vụ tốt các nhu cầu về lưu trú, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác của khách như: giặt là, điện thoại, đặt vá tàu, vé xe, vé máy bay cho du khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn. - Quản lý tốt các dịch vụ thương mại sản xuất tài chính, nhân sự, bán và trao đổi cho khách những dịch vu đạt chất lượng với chi phí thấp nhất mà không quên để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách khi đến và rời khỏi khách sạn. 2.2.2 Đối với xã hội: - Đảm bảo thu nhập và giải quyết lao đông xã hôi. - Tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy an toàn xã hôi. - Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các khoản nôp ngân sách, các yêu cầu về an ninh, trật tự xã hôi, vệ sinh môi trường, cảnh quang, giữ vững bản sắc dân tôc cũng như thực hiện đúng quy định của tổng cục du lịch và chịu sự quản lí của nhà nước. - Ngoài ra khách sạn còn có sứ mệnh thực hiện tốt các quy định ngành, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cao trình đô và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bô công nhân viên. 2.3 Giá trị cốt lõi: Khách sạn Xanh Đà Nẵng tuy không phải nằm trong top những khách sạn lớn nhất tại Đà Nẵng nhưng vẫn được đánh giá là khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ tốt. Con người là giá trị cốt lõi của tổ chức, mọi người trong tổ chức đoàn kết lại với nhau để tạo nên sức mạnh, hiệu quả công việc được đặt lên hàng đầu. Ở khách sạn Xanh các nhân viên có tinh thần làm việc cao, thái đô của nhân viên rất thân thiện, niềm nở chân thành mang lại cho khách cảm giác thoải mái, tự nhiên như chính ở ngôi nhà của mình. Mỗi cá nhân trong khách sạn đều nhân thức rõ giá trị của mình, luôn thể hiện phong cách làm việc có ý thức trách nhiệm, tinh thần và niềm đam mê. Khách sạn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, luôn cố gắng tạo niềm tin nơi khách hàng vì vậy các khách đã lưu trú tại khách sạn thường quay trở lại lần thứ hai. Khi nhắc đến màu xanh con người ta thường nghĩ đến thiên nhiên và môi trường. Không những màu sắc bên ngoài và cái tên của khách sạn mà đến các nôi thất bên trong cũng làm du khách rất thích thú vì sự thân thiện với môi trường. Nôi thất đồ đạc trong khách sạn chủ yếu được làm từ mây tre và gỗ. Nó mang lại cho khách cảm giác thoải mái, khác biệt so với những khách sạn khác. Đó cũng là giá tri cốt lõi mà khách sạn tạo dựng được, nó là môt điểm nhấn để khách hàng nhớ tới khách sạn đầu tiên. 2.4 Thị trường mục tiêu - Khách từ các công ty du lịch vì nguồn khách này mang tính ổn định, ít có thay đổi. - Là nguồn khách nôi địa đi với mục đích công vụ chủ yếu từ các tỉnh phía Nam và phía Bắc. PHẦN II. TIẾN TRÌNH LẬP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1. Thiết lập mục tiêu chiến lược Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và mục tiêu của khách sạn Xanh. Mục tiêu của khách sạn Xanh là kiên quyết giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo nhân viên với thái đô làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, kịp thời khắc phục những yếu kém trong thời gian qua, nâng cao chất lượng hơn nữa để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cũng như xây dựng thêm các chính sách phúc lợi để tạo đông lực thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn và làm cho nhân viên gắn bó với khách sạn nhiều hơn. Xây dựng thêm cơ sở vật chất hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực môt cách hiệu quả và trách nhiệm. 2. Chọn kế hoạch chiến lược 2.1 Phân tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp 2.1.1 Phân tích chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Chỉ tiêu doanh thu Năm 2009 Chỉ tiêu Số TT tiền (%) 1. Doanh 1456 thu 100 13177 a. Lưu trú b. Ăn uống c. Bổ sung 6709 4895 1573 50.9 37.1 11.9 2. Chi phí 10542 100 a. Lưu trú 5385 b. Ăn uống c. Bổ sung 7 Năm 2010 Số tiền 100 TT (%) 1768 7 Năm 2011 Số tiền TT (%) Tốc độ phát triển 2010/2009 2011/2010 Chênh Chên (%) (%) lệch h lệch 100 1390 10.5 3120 21.4 8968 7215 1504 50.7 40.8 8.5 530 1024 -164 7.9 20.9 -10.4 1729 1296 95 7239 5919 1409 11462 49.7 40.6 9.7 1356 23.9 21.9 6.7 8 49.3 100 920 8.7 2106 18.4 51.1 100 5652 6535 48.2 267 5.0 883 15.6 4261 40.4 4825 42.1 5898 43.5 564 13.2 1073 22.2 896 8.5 985 8.6 1135 8.4 89 9.9 150 15.2 3. Lợi 17.8 2635 100 3105 100 4119 100 470 1324 50.2 1587 51.1 2433 59.1 263 1014 19.9 b. Ăn uống 634 24.1 1094 35.2 1317 32.0 460 c. Bổ sung 677 25.7 424 13.7 369 9.0 -253 nhuận a. Lưu trú 32.7 846 53.3 72.6 223 20.4 -37.4 -55 -13.0 *Nhận xét: Qua các bảng số liệu trên ta thấy được kết quả hoạt đông kinh doanh của khách sạn tăng qua các năm. Đặt biệt trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm của Đảng nhà nước vào ngành du lịch nên có sự tiến bô rõ rệt, đem lại doanh thu ngày càng cao hơn so với năm trước. Cụ thể như sau : Doanh thu năm 2010 cao hơn năm 2009 với tỉ lệ là 10,5% tương đương với số tiền là 1390 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011 thì có sự thay đổi mạnh hơn, doanh thu chiếm tỉ lệ cao hơn so với năm 2009 là 21,4% tương đương với số tiền là 3120 triệu đồng. Doanh thu tăng cao như vậy là do trong năm này lượng khách đến với Đà Nẵng ngày càng đông hơn, đặc biệt là khách công vụ. Bên cạnh đó cuôc thi bắn pháo hoa quốc tế thu hút lượng khách quốc tế và nôi địa đến với khách sạn. Tuy doanh thu tăng cao là thế nhưng chi phí bỏ ra không phải là nhỏ. Chi phí năm 2010 so với năm 2009 tăng 8.7% tương ứng với 920 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 thì tăng cao chi phí bỏ ra tăng mạnh 18,4% tương đương là 2106 triệu đồng . Vì trong thời gian này khách sạn đã thay thế các trang thiết bị cũ, hết hạn sử dụng, đặc biệt ở lĩnh vực kinh doanh nhà hàng nâng cấp công nghệ tiệc cưới. Để khách sạn có đầy đủ trang thiết bị tiện nghi hiện đại, tạo chất lượng sản phẩm cao đáp ứng được nhu cầu của khách. Lợi nhuận cũng tăng rất nhanh năm sau cao hơn so với năm trước, năm 2010 so với năm 2009 tăng 17,8% tương đương với 470 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 thì lợi nhuận thu được rất cao tăng 32,7% tương đương với 1014 triệu đồng. Lợi nhuận tăng chủ yếu từ bô phận lưu trú. Bô phận bổ sung có xu hướng giảm qua các năm. Vì vậy, khách sạn cần tăng cường đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung phục vụ nhu cầu của khách và tiếp tục đẩy mạnh hoạt đông kinh doanh từ bô phận lưu trú và nhà hàng. 2.1.1.2 Chỉ tiêu nhân sự Bảng phân bố tình hình nhân sự của khách sạn Xanh –Đà Nẵng. SL TR ÌN H Phòng Ban Đại Học SL TT Cao Đẳng Trung Nghiệp Vụ SL TT Cấp SL TT SL TT % % ĐỘ % % CH UY ÊN M ÔN Ban giám đốc 2 Phòng kinh doanh 5 Phòng kế toán- tài vụ 6 Phòng tổ chức hành 7 chính Bộ phận lễ tân Bộ phận buồng Bộ phận nhà hàng Bộ phận bếp Bộ phận massage Bộ phận karaoke Bộ phận bảo vệ Bộ phận kỹ thuật Tổng 2 5 4 3 100 100 66,67 42,86 2 4 33,33 57,14 8 7 87,50 1 12,50 16 1 6,25 10 62,50 5 31,25 21 3 14,28 6 28,56 9 42,87 3 14,28 10 5 50,00 5 50,00 5 3 60,00 2 40,00 2 2 100 11 2 18,18 4 36,36 5 45,46 12 1 8,34 4 33,33 4 33,33 3 25,00 103 26 25,24 19 18,44 36 34,95 22 21,36 (Nguồn: Phòng kinh doanh khách sạn Xanh – Đà Nẵng) Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản nên khách sạn Xanh chưa có bô phận nhân sự chuyên nghiệp, các hoạt đông tuyển chọn đều do chủ đàu tư và quản lý khách sạn đảm nhận tiến hành. + Tuyển dụng: Với phương châm đặt chất lượng lên hàng đàu nên công tác tuyển chọn nhân sự của khách sạn Xanh khá chặt chẽ. Công tác tuyển ducngj trải qua rất nhiều công đoạn. Đa số lượng nhân viên được tuyển chọn đạt yêu cầu về trình đô chuyên môn vì đa số các nhân viên này đã được tuyển chọn từ các nhà cung cấp lao đông của khách sạn Xanh. + Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Hiện tai công tác đào tạo của khách sạn chưa được thực hiện tốt. Vì khi khách sạn đầu tư chí phí cho việc đào tạo nhân viên thì sau khi được đào tạo thì họ lại nghỉ việc, mặc dù đã có cam kết không được nghỉ việc sau khi đào tạo. Vì thế việc huấn luyện tay nghề cho nhân viên là do các trưởng bô phận đảm nhiêm. + Chế đô lương thưởng cho nhân viên: Hiện tại mức lương của nhân viên trong khách sạn là từ 1.500.000 đến 2.500.000 đồng. Mặc dù khách sạn có tăng lương nhưng chủ yếu do các quản lí, trưởng bô phận. Còn các nhân viên thì không nên dẫn đến tình trạng nhân viên trong khách sạn nghỉ việc nhiều. Còn về các chính sách phúc lợi thì khách sạn đã đảm bảo phúc lợi cho người lao đông: mua đầy đủ bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm y tế. Ngoài ra vào dịp cuối năm thì các nhân viên của khách sạn còn được hưởng lương tháng 13. Bên cạnh đó, hàng năm nhân viên còn được tặng thêm đồng phục. + Trình đô của đôi ngũ nhân sự: các nhân viên trong khách sạn có thái đô làm việc tốt với cả công việc của mình và với cả thái đô đối với khách, đó là môt điểm mạnh của khách sạn. Tuy nhiên, trình đọ ngoại ngữ của nhân viên khách sạn Xanh còn rất hạn chế, vì thế đây là khó khăn cho khách sạn trong quá trình hoạt đông. 2.1.1.3 Chỉ tiêu vốn -Tổng vốn đầu tư khách sạn Xanh trên 100 tỷ đồng,với nguồn vốn dồi dào từ công ty mẹ là Tổng công ty cổ phần xây dựng điện VNECO11 2.1.1.4 Về hoạt động marketing, tài chính * Hoạt động Marketing a. Chính sách sản phẩm: Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào dịch vụ lưu trú và nhà hàng. Dịch vụ bổ sung thì hạn chế, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. b. Chính sách giá: Tuy quy mô là khách sạn 3 sao nhưng giá cả của khách sạn Xanh thấp hơn rất nhiều so với các khách sạn cùng hạng. Khách sạn đã lựa chọn chiến lược dẫn đạo chi phí. Đó môt lợi thế cạnh tranh mạnh của doanh nghiệp. c. Chính sách phân phối - Phân phối cho các công ty lữ hành Phân phối cho các công ty lớn, dành cho đối tượng nhân viên công sở khi đi công tác hay hôi thao, hôi nghị… d. Chính sách xúc tiến quảng cáo - Quảng cáo Hoạt đông quảng cáo của khách sạn Xanh chủ yếu là thông qua các hình thức như: báo du lịch, các tập gấp, website. Hiện tại, khách sạn đã áp dụng những chính sách quảng cáo hợp lý và hiệu quả. - Khuyến mãi: Khách sạn có chính sách ưu đãi : khi khách nghỉ tại khách sạn thì được giảm giá, tặng quà, hoa, lịch vào các dịp lễ, tết... Các hình thức khuyến mãi của khách sạn còn hạn chế. * Lĩnh vưc Tài chính Qúy4 2011 STT Năm Năm Năm Năm 2009 2008 2007 2010 Tỷ lệ Tài Chính 1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 2 Tài sản dài hạn/Tổng tài 57% 59% 62% 53% 64% 43% 41% 38% 47% 36% sản 3 Nợ phải trả/Tổng nguồn 62% 61% 76% 182% 171% 372% 34% 36% 20% 15% 17% 6 Thanh toán hiện hành 249% 295% 198% 159% 155% 7 Thanh toán nhanh 219% 268% 175% 135% 134% 8 Thanh toán nợ ngắn hạn 30% 25% 13% 7% 10% 9 Vòng quay Tổng tài sản 29% 16% 26% 18% 38% 50% 27% 44% 31% 64% 84% 59% 143% 110% 214% 356% 199% 291% 186% 300% 2% 8% 22% 0% 11% 4% 6% 18% 0% 10% 3% 3% 26% -0% 22% 4 5 10 vốn Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn Vòng quay tài sản ngắn hạn 11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 12 Vòng quay Hàng tồn kho 13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 81% 78% 532% 447% 1%1 %5 %0 %4 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần %14 16L Lợi nhuận sau thuế/Vốn ợi chủ sở hữu (ROE) nhuậ n trước thuế/ Tổng tài sản (RO A) 15 17 18 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 5% 7% 21% 0% 12% 73% -40% 38% -36% -19% -71% 3,285% -95% 21% 19 Lợi nhuậ n trên -13% cổ phiế u (EP S) 20 Vốn chủ sở hữu -4% 62% 29% -14% 108% 21 Tiền mặt 35% 20% 64% -45% 36% ( Kết quả tài chính của Tổng công ty xây lắp điện 3) 2.1.2 Tổng kết những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp 2.1.2.1 Điểm mạnh: - Giá thành dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung ở mức chi trả vừa phải nên phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. - Khuôn viên khách sạn trong lành, yên tỉnh với nhiều cây xanh, hệ thống nôi thất bằng mây tre đan tạo điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. - Nằm trong chuỗi hệ thống khách sạn của Tập đoàn Green nên tiềm lực về vốn mạnh. - Đôi ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, thân thiện, hiếu khách. 2.1.2.2. Điểm yếu: - Khách sạn được xây dựng từ lâu nên môt số phòng ở, hệ thống trang thiết bị có tình trạng xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. - Khách sạn nằm xa trung tâm thành phố và các địa điểm du lịch nên gây khó khăn đối với khách du lịch và khách từ các doanh nghiệp lữ hành. 2.2 Phân tích môi trường bên ngoài 2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 2.2.1.1 Yếu tố kinh tế Hiện nay kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và ổn định, xu hướng GDP liên tục tăng qua các năm, bên cạnh đó thì thu nhập của người dân ngày càng tăng. Năm 2012 tình hình chung của nền kinh tế đang tốt dần lên. HSBC cho rằng các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định đáng kể so với thời kỳ bất ổn đầu năm 2011. Lạm phát tính theo năm giảm còn 17,3% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái, và chỉ số này được kỳ vọng sẽ về mức môt con số vào cuối năm 2012. Việt Nam là môt quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia trong thời gian qua và gần đây đã đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển môt cách đôt biến, nhất là sự chuyển dịch của ngành dịch vụ. Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, ngành dịch vụ đã thay đổi tỷ trọng môt cách đáng kể trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là du lịch – ngành công nghiệp không khói. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 ước đạt 681.849 lượt, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2011 và tăng 8,2% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng năm 2012, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2011. Đà Nẵng, thành phố biển nằm ở vị trí trung tâm của các di sản, có hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bô với cảng biển và sân bay quốc tế, là điểm cuối ra Biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Đà Nẵng có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế du lịch. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được đặc biệt chú trọng, thành phố đã xúc tiến mở và duy trì nhiều đường bay trực tiếp đến với thành phố gồm: Xinga-po - Đà Nẵng, đường bay Quảng Châu - Đà Nẵng, đường bay Đài Bắc - Đà Nẵng, và các chuyến bay từ môt số thành phố của Nhật Bản đến Đà Nẵng, tổ chức đón các đoàn khảo sát, xúc tiến du lịch, tham gia hôi chợ triển lãm trong và ngoài nước, xuất bản đa dạng ấn phẩm du lịch, củng cố website, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Du lịch Đà Nẵng cùng du lịch tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế đã ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch ba địa phương để triển khai các hoạt đông liên quan đến phát triển du lịch. Việc tổ chức thành công các sự kiện hằng năm như: Cuôc thi bắn pháo hoa quốc tế, Lễ hôi Quán Thế Âm; Chương trình Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa Hè, Đua thuyền trên sông Hàn, v.v, đã thu hút hàng trăm nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, thưởng ngoạn, tạo hiệu ứng quảng bá thương hiệu Đà Nẵng với cả nước và du khách quốc tế. Chính vì những lẽ đó mà lượng khách du lịch đến với Đà Nẵng tăng liên tục qua các năm. Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 589.160 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ 2011, đạt 23% kế hoạch năm 2012; trong đó khách quốc tế ước đạt 206.219 lượt, tăng 31% so với cùng kỳ 2011, đạt 37% kế hoạch năm 2012, khách nôi địa ước đạt 382.941 lượt, tăng 7% so với cùng kỳ 2011, đạt 19% kế hoạch năm 2012. Tổng doanh thu từ hoạt đông du lịch ước đạt 1.250 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ 2011 và đạt 25% kế hoạch năm 2012. 2.2.1.2 Yếu tố chính trị Cũng như tất cả các ngành kinh doanh khác trong nền kinh tế quốc dân, sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố chính trị của nước đó. Hiện nay,Việt Nam được đánh giá là môt trong những điểm đến an toàn nhất, đồng thời với chính sách mở cửa, mở rông quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và bước vào nền kinh tế thị trường,.nhất là việc gia nhập WTO và trở thành ủy viên không chính thức của Liên Hợp Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi không những cho ngành du lịch mà còn cho tất cả các ngành trong nền kinh tế phát triển. Thể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hôi đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí Thư, Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển trong Chiến lược đến 2020, tầm nhìn 2030 thể hiện kỳ vọng phấn đấu của toàn ngành Du lịch. Đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và thân thiện môi trường. Mục tiêu năm 2020 đón 7-8 triệu lượt khách quốc tế; 32-35 triệu lượt khách nôi địa; thu nhập trực tiếp du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp; đến năm 2020 phấn đấu đón 11-12 triệu lượt khách quốc tế; 45-48 triệu lượt khách nôi địa; thu nhập trực tiếp du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp. Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng ưu tiên; tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, kết cấu hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương trình ưu tiên tập trung đầu tư như: (1) Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch; (2) Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; (3) chương trình xúc tiến quảng bá du lịch, (4) chương trình phát triển sản phẩm và thương hiệu du lịch; (5) đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển; (6) đề án phát triển du lịch biên giới; (7) đề án phát triển du lịch công đồng, du lịch sinh thái; (8) chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch, (9) Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia; (10) chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch. Tại Đà Nẵng, việc xác định cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 49,4% (ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỉ trọng 47,59 ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,01%) và mục tiêu tống quát : Tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành môt trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã hôi lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ. Do đó hệ thống đường giao thông trong và hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở rông và xây mới. Nhiều khách sạn, khu du lịch, nghỉ mát đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao ra đời tạo bước đôt phá trong phát triển du lịch Đà Nẵng...không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của môt đô thị thuôc loại sầm uất nhất ở miền Trung Việt Nam. 2.2.1.3 Yếu tố công nghệ - kĩ thuật Khi rời khỏi nơi cư trú của mình, khách du lịch thường có nhu cầu lưu trú tại nơi có điều kiện tiện nghi tương đối hiện đại. Để đảm bảo cung cấp cho du khách môt không gian thoải mái, khách sạn đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào việc phục vụ khách. Hiện nay khoa học đang ngày càng phát triển, nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiêp kinh doanh về lưu trú. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bô khoa học công nghệ vào hoạt đông kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam. 2.2.1.4 Yếu tố văn hóa, xã hội Việt Nam là môt quốc gia có nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng công đồng 54 dân tôc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hôi nhiều ý nghĩa sinh hoạt công đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là môt nước có nhiều lễ hôi dân gian là hình thức sinh hoạt của công đồng. Trong lễ hôi, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của môt công đồng đã được tái hiện môt cách rất sinh đông. Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính đạt 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Dân số ngày càng đông, kinh tế cũng ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao sẽ kéo theo sự gia tăng của các nhu cầu trong đó có nhu cầu du lịch. Nhu cầu du lịch phát sinh do ý muốn tìm tòi cái mới lạ kết hợp với nhu cầu nghỉ ngơi ở môt nơi xa nhà sau những năm tháng làm việc căng thẳng. Kinh doanh khách sạn hiện nay đang là môt ngành kinh doanh chính của ngành kinh doanh du lịch. Nó đáp ứng môt mảng nhu cầu đi du lịch của khách, khi đến môt nơi mới để đi du lịch ai cũng muốn có môt chỗ dừng chân để nghỉ ngơi, để được phục vụ. Nhưng nhu cầu du lịch chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan. Các yếu tố cá nhân tiêu biểu như thu nhập cá nhân, nghề nghiệp, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng và các yếu tố chủ quan như sở thích, hứng thú, thái đô của du khách tác đông trực tiếp đến hạng, công suất, thời gian hoạt đông của các khách sạn nói chung và KS Xanh- Đà Nẵng nói riêng. 2.2.1.5 Yếu tố quốc tế Bước sang năm 2012, hầu hết các phân tích đều đánh giá bi quan triển vọng kinh tế thế giới và các nước, như tăng trưởng GDP tiếp tục bị giảm sút, trong đó tăng trưởng GDP thế giới ở mức xấp xỉ 4%, của các nước phát triển chỉ ở mức 1,9%, trong đó Mỹ chỉ đạt 1,8%, của Châu Âu chỉ đạt 1,1%. Theo dự báo của các nhà kinh tế, môt số nước xuất hiện tăng trưởng âm. Các nước trong Nhóm BRICS (Viên gạch vàng) cũng suy giảm như Trung Quốc có thể chỉ đạt 8%, Ấn Đô 7,5%, Braxin 3,6%, Nga 4,1%, Nam Phi 3,6%. Các nước Trung Đông- Bắc Phi đạt 4%, thấp hơn mức 5% trong năm 2011. Trong bản báo cáo Tình hình Kinh tế Thế giới và Triển vọng năm 2012, các nhà kinh tế dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm tới là rất thấp và cảnh báo rằng các nền kinh tế phát triển đang trên bờ của sự suy thoái vì 4 yếu tố: Tình trạng nợ công trầm trọng, hệ thống ngân hàng mong manh, nhu cầu gắn kết lỏng lẻo và bị tê liệt trong chính sách. Đối với ngành du lịch, theo báo cáo mới đây của Tổ chức Du lịch thế giới, dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng lượng khách du lịch quốc tế trong năm 2011 vẫn đạt khoảng 980 triệu lượt (tăng khoảng 4,4% so với năm 2010). Dự kiến, trong năm 2012, lượng khách sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 4-5% và chạm ngưỡng kỷ lục đạt khoảng 1 tỷ lượt khách. Tuy nhiên, mức tăng trưởng du lịch không đồng đều ở các khu vực trên thế giới. Nếu như ở Châu Âu, lượng khách trong năm 2011 lên tới 503 triệu lượt (tăng 6% so với năm 2010), thì ở khu vực Châu Á lại giảm khoảng 6% do ảnh hưởng của thảm họa đông đất, sóng thần và hạt nhân ở Nhật Bản. Tương tự, ảnh hưởng của khủng hoảng chính trị khiến năm 2011, lượng khách du lịch tới Trung Đông ước tính đạt 56 triệu lượt (giảm 8% so với năm 2010). Còn ở Châu Phi, lượng khách vẫn giữ nguyên ở mức năm 2010. Và khi nền kinh tế có dấu hiệu ổn định hơn, thu nhập của người dân gia tăng thì nhu cầu đi du lịch của khách nước ngoài tăng. Nó sẽ tạo ra cơ hôi mới cho ngành kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú nói riêng 2.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 2.2.2.1 Nhà cung cấp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng