Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Nhiệm vụ của chi uỷ và công tác của bí thư chi bộ...

Tài liệu Nhiệm vụ của chi uỷ và công tác của bí thư chi bộ

.DOC
10
603
59

Mô tả:

NHIỆM VỤ CỦA CHI UỶ VÀ CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Nắm được nhiệm vụ của chi uỷ, công tác của bí thư chi bộ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết. Gắn lý luận với thực tiễn công tác, học đi đôi với hành tiếp tục đổi mới phong cách, phương thức lãnh đạo. Khắc phục tình trạng "lấn sân" hoặc "khoán trắng" cho cơ quan đoàn thể trong chỉ đạo thựuc hiện nghị quyết. II. NỘI DUNG Gồm 2 phần: Phần I: Nhiệm vụ của chi uỷ Phần II: Công tác của bí thư chi bộ III. THỜI GIAN Lên lớp: 4 tiết Thực hành một số bài tập tình huống IV. ĐỐI TƯỢNG Cấp uỷ, bí thư chi bộ trực thuộc đảng bộ phường V. PHƯƠNG PHÁP Người giảng: - Trực quan hoá bằng sơ đồ. - Lý luận được minh hoạ với tình hình thực tiễn của đảng bộ thành phố. Người học: - Bám sát tài liệu bồi dưỡng cấp uỷ viên. - Tự ghi chép những ý chính của bố cục bài, đặc biệt ghi chép được các khâu, các bước của quy trình ra nghị quyết và tổ chức thực hienẹ nghị quyết. - Gắn thực tiễn công tác để chuẩn bị bài tập và thực hành một số tình huống tại lớp để hình thành kỹ năng công tác. KẾT LUẬN PHẦN I NHIỆM VỤ CỦA CHI UỶ Điểm 2, Điều 24, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định: "Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công átc vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí". Là cơ quan lãnh đạo của chi bộ, giữa hai kỳ đại hội chi bộ, chi uỷ có nhiệm vụ tổ chức, lãnh đạo tốt chức năng và nhiệm vụ của chi bộ. Bí thư chi bộ do đại hội chi bộ bầu là người đứng đầu chi bộ và đại diện chi uỷ, lãnh đạo mọi mặt công tác của chi bộ, có trách nhiệm tổ chức các hoạt động của chi uỷ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo các nhân phụ trách. Chi uỷ có những nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Lãnh đạo việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của cấp trên - Tổ chức cho chi bộ nghiêm túc nghiêm cứu, quán triệt, nắm vững Nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, trực tiếp là của đảng uỷ cơ sở; đặc biệt là những nghị quyết, chỉ thị có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ chính của đơn vị. - Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và điều kiện cụ thể của đơn vị, địa phương mình, bí thư chi bộ cùng tập thể chi uỷ xây dựng chương trình hành động của đơn vị và đưa ra chi bộ quyết định. - Việc triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị khi gặp những vướng mắc thì chi uỷ có trách nhiemẹ kịp thời tập hợp ý kiến của chi bộ và phản ảnh lên cấp trên để xử lý. - Chi uỷ chịu sự kiểm tra, giám sát về mọi mặt của cấp uỷ cấp trên. Chi uỷ phải thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ cấp trên thông qua việc báo cáo tình hình hoạt động của chi bộ và xin ý kiến chỉ đạo của đảng uỷ cơ sở, nhất là đối với các vấn đề vượt quá phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chi bộ. - Chi uỷ có trách nhiệm góp ý kiến, phản ảnh những ý kiến của đảng viên và quần chúng đối với chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấp uỷ cấp trên; kiến nghị sửa đổi, hoàn chỉnh chính sách cho phù hợp với cơ sở, kể cả phương thức và phong cách lãnh đạo của cấp trên đối với cơ sở. 2. Lãnh đạo công tác xây dựng chi bộ a. Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi uỷ và Chi bộ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa chỉnh đốn; dân chủ bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết; chất lượng sinh hoạt Đảng giảm sút". Thực tiễn Đảng bộ Thành phố: Tính đến năm 2002 Đảng bộ Thành phố có 92 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc trong đó có 31 Đảng bộ và 6 Chi bộ cơ sở, với tổng số Đảng viên là: 5.590 đồng chí. Năm 2001có 4 tổ chức cơ sở Đảng yếu kém, năm 2002 đã có bước chuyển biến tốt cơ bản đã khắc phục yếu kém. Phân loại tổ chức cơ sở Đảng năm 2002, "Trong sạch vững mạnh là: 66, chiếm 71,1% (tăng 1,8% so với năm 2001 ); hoàn thành nhiệm vụ là: 20, chiếm 21,7% (giảm 4,1% so với năm 2001) và đạt loại yếu là 6, chiếm 6,6% (tăng 2,3% so với năm 2001). Số Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là: 2.564 đồng chí, chiếm 53,06% (giảm 31,55% so với năm 2001). Số đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ là: 2.237 đồng chí, chiếm 46,29% ( tăng 31,36% so với năm 2001); số vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ là: 31 đồng chí, chiếm 0,65% (Tăng 0,31% so với năm 2001) ". Một trong những nhiệm vụ xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở Đảng trong những năm tới là: "Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ". Chi uỷ và Bí thư Chi bộ cần thực hiện tốt những yêu cầu sau: - Thực hiện đúng quy định tại điểm 2, điều 24 của Điều lệ Đảng "Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng 1 lần" - Trước ngày sinh hoạt Chi bộ mọi Đảng viên phải thông báo về nội dung sinh hoạt để chuẩn bị ý kiến tham gia đóng góp trong Chi bộ. - Trong sinh hoạt Chi bộ, trách nhiệm của Chi uỷ, trước hết là của Bí thư Chi bộ phải hướng dẫn Đảng viên thảo luận một cách dân chủ, thẳng thắn, có kết luận rõ ràng, phát huy cao nhất trí tuệ tập thể, nhằm quán triệt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đưa ra Nghị quyết sát hợp với thực tiễn ở đơn vị mình. - Sau khi có quyết định, chi uỷ có kế hoạch cụ thể, phân công cho từng Đảng viên và tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người hoàn thành công việc được giao. Mỗi Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu và vận động quần chúng cùng thực hiện Nghị quyết của Chi bộ. - Vận dụng hình thức sinh hoạt Chi bộ phong phú, đa dạng. Sinh hoạt Chi bộ thường có các loại hình sau: Sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt học tập. + Sinh hoạt chính trị mang tính chất lãnh đạo, chỉ đạo là chính. Đó là những kỳ đại hội Chi bộ, những hội nghị chi uỷ, Chi bộ ra Nghị quyết lãnh đạo định kỳ. + Sinh hoạt chuyên đề, thông qua từng chuyên đề cụ thể để có thể thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình một cách có hiệu quả hơn về: Phê bình và tự phê bình; vận động quần chúng xoá đói giảm nghèo; đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất; công tác phát triển Đảng; chống tham nhũng; chống tiêu cực... + Sinh hoạt học tập của Chi bộ là nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết, chỉ thị hoạt thông tin, thông báo tình hình thời sự, chính sách, những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn... b. Chi uỷ lãnh đạo việc chăm lo xây dựng đội ngũ Đảng viên - Nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên đang sinh hoạt tại Chi bộ. Chi uỷ phải coi trọng công tác giáo dục, giúp mỗi Đảng viên nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ được giao. Đảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng viên. Trong công tác quản lý Đảng viên, Chi uỷ cần làm tốt nhiệm vụ giáo dục Đảng viên, về chính trị tư tưởng, trình độ và năng lực công tác, về sinh hoạt gia đình và quan hệ xã hội, gắn liền với quản lý về số lượng và cơ cấu đội ngũ Đảng viên ở Đảng bộ thành phố Nha Trang. " Thực hiện quy định 76 QĐ/TW của Bộ chính trị, hiện nay có 6.331 Đảng viên các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giới thiệu về nơi cư trú giữ mối liên hệ với cấp uỷ, thành lập 336 tổ hoặc nhóm sinh hoạt ". - Chi uỷ cần làm tốt công tác kiểm tra, phân tích chất lượng đội ngũ đảng viên hiện có. Tại điểm 2, mục A, H/D số 28-TU nêu rõ: "Thường xuyên nhắc nhở Đảng viên rèn luyện và nâng cao chất lượng Đảng viên, phấn đấu đạt tiêu chuẩn Đảng viên phát huy tác dụng tốt, gương mẫu trong sinh hoạt và phẩm chất đạo đức để quần chúng noi theo". - Thường xuyên tiến hành phát triển công tác Đảng viên, "Phát triển Đảng viên theo đúng tiêu chuẩn quy định, chú ý những người ưu tú trong công nhân, trí thức, lao động thuộc các thành phần kinh tế, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, những nơi còn ít hoặc chưa có Đảng viên". Năm 2002, các cấp uỷ Đảng của Đảng bộ Thành phố đã tổ chức 270 quần chúng ưu tú học cảm tình Đảng và 182 đồng chí học chương trình Đảng viên mới, phát triển được 135 Đảng viên, xét chuyển cho 103 đồng chí thành Đảng viên chính thức. 3. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở đơn vị Điểm 2, điều 24 Điều lệ Đảng quy định: "Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị..." và "tổ chức hướng dẫn cấp uỷ, Chi bộ đúng kỳ hạn có chất lượng ra được các Nghị quyết cụ thế, thiết thực, mỗi cấp uỷ viên và Đảng viên đều được phân công nhiệm vụ cụ thể (trừ số Đảng viên được miễn sinh hoạt và công tác). - Tổ chức cho cán bộ, Đảng viên nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết, Chỉ thị, quy định, hướng dẫn công tác của cấp trên. Từ đó, vận dụng vào điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị, đề ra chủ trương, nhiệm vụ đúng đắn của Chi bộ. - Tổ chức thực hiện các Nghị quyết đến nơi, đến chốn, có kết quả cụ thể rõ rệt. - Kiểm tra việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở đơn vị; kiểm tra hoạt động của chính quyền, các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp...trong việc thực hiện Nghị quyết của Chi bộ. Đảng viên là cán bộ quản lý, cán bộ đoàn thể có chương trình, công tác kế hoạch hàng năm, 6 tháng, 3 tháng cụ thể hoá nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong hoạt động của mình. - Chi uỷ lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ. Bí thư Chi bộ cùng Chi uỷ lãnh đạo trực tiếp tổ chức đoàn thanh niên cùng cấp về phương hướng nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. 4. Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân - Chi ủy có trách nhiệm chăm lo xây dựng các đoàn thể nhân dân (tổ nhân dân, cụm dân cư, khu phố...mặt trận và các đoàn thể nhân dân tương ứng) nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự tín nhiệm quần chúng ở cơ sở. Đồng thời, phân công cho cá nhân, chi uỷ viên phụ trách công tác đoàn thể ở đơn vị. - Chi uỷ khuyến khích, tạo điều kiện để các đoàn thể đóng góp tích cực trong việc vận động đoàn viên, hội viên thi đua phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả công tác, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, thực hành dân chủ, công bằng xã hội, chống tham nhũng, lãng phí. - Theo định kỳ hàng quý, hàng tháng, chi uỷ làm việc với người phụ trách các đoàn thể để góp ý kiến trong việc lãnh đạo thực hiện đường lối chính sách của Đảng, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng trong đơn vị. - Chi uỷ lãnh đạo qua các kỳ họp đại hội công nhân viên chức, đại hội các đoàn thể. Phát huy tác dụng và ý thức trách nhiệm của từng Đảng viên sinh hoạt trong các tổ chức đó mà cụ thể hoá quan điểm, đường lối của Đảng và Nghị quyết của Chi bộ thành chương trình hành động của quần chúng ở đơn vị. Chi uỷ không làm thay công việc của các đoàn thể mà ủng hộ sáng kiến của quần chúng, tạo điều kiện để các đoàn thể phát huy vai trò của mình. Chi uỷ lãnh đạo bằng phương thức vận động, thuyết phục, bằng hành động gương mẫu của bản thân, bằng sức mạnh của tổ chức, buộc tất cả đảng viên ở trong bất cứ tổ chức nào cũng phải thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của tổ chức đó. Tóm lại: 4 nhiệm vụ của Chi uỷ nêu trên là sự thống nhất chặt chẽ đã được điểm 2, điều 24, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định. Đối với Đảng bộ TP Nha Trang, các chi uỷ, bí thư chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường vận dụng hướng dẫn số: 28/HD- TU ngày 20 tháng 05 năm 1995 "V/v nâng cao chất lượng lãnh đạo Chi bộ đường phố" để thực sự là "Hạt nhân chính trị" lãnh đạo cán bộ và nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa bàn khu phố, đường phố và tổ nhân dân; xây dựng đường phố, khu phố văn minh động viên nhân dân thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng. PHẦN II: CÔNG TÁC CỦA BÍ THƯ CHI BỘ 1. Vai trò và tiêu chuẩn của Bí thư chi bộ a. Vai trò của Bí thư chi bộ - Bí thư chi bộ là người đứng đầu Chi bộ và là người đại diện cho Chi uỷ, có trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt công tác của Chi bộ. - Bí thư Chi bộ là người đại diện Chi bộ và Chi uỷ trước chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở đơn vị. - Bí thư chi bộ có vai trò to lớn trong việc tổ chức hợp lý các hoạt động của các tổ chức trong đơn vị, là hạt nhân đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của các tổ chức ở đơn vị. - Bí thư chi bộ là người giữ trọng trách cao nhất ở Chi bộ, Chi uỷ, đồng thời Bí thư chi bộ cũng là một Đảng viên trong Chi bộ. b. Tiêu chuẩn của Bí thư chi bộ Điểm 1, điều 12, Điều lệ ĐCSVN quy định: "Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm". Theo tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới thì Bí thư chi bộ phải là người: - Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, trung thành với Chủ nghĩa mác - Lê Nin và tư tưởng HCM; Chấp hành nghiêm túc cương lĩnh, Điều lệ Đảng và Nghị quyết của Đảng; cương quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Có đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh, trung thực, gương mẫu; có tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí; không tham nhũng, quan liêu, không cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực; được Đảng viên và nhân dân tín nhiệm. - Có năng lực, kiến thức, sức khoẻ, để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Có khả năng nắm bắt thực tiễn đề xuất chủ trương, giải pháp đóng góp vào sự lãnh đạo của Chi bộ và vận dụng sáng tạo, có kết quả đường lối, Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Chấp hành nghiêm túc quy tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, có tinh thần tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, phát huy dân chủ và giữ vững kỹ cương trong Đảng. Có phong cách, phương pháp công tác tốt. Đây là 3 tiêu chuẩn của người Bí thư trong thời kỳ đổi mới, song thực tế ở các chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở hiện nay có một thực tế đang đặt ra: "Đến lượt phải làm" nhưng không vì thế mà hạ thấp tiêu chuẩn. "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". 2. Nhiệm vụ của Bí thư chi bộ a. Bí thư chi bộ chịu trách nhiệm chung về công tác lãnh đạo của Chi uỷ, Chi bộ đồng thời trực tiếp làm công tác tư tưởng. - Bí thư Chi bộ đề xuất để chi uỷ thống nhất phân công công tác cho từng chi ủy viên hoặc cho một số Đảng viên của Chi bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. - Trong công tác tư tưởng, Bí thư chi bộ cần thường xuyên nắm sát tình hình và dự báo chiều hướng phát triển về tư tưởng của Chi bộ, nhất là những Đảng viên đang có vướng mắc trong tâm trạng, nhận thức tư tưởng; gần gũi, cởi mở, chân thành xây dựng sự thống nhất của Chi bộ về tư tưởng và hành động. b. Bí thư chi bộ thường xuyên giữ mối quan hệ với người phụ trách đơn vị, đảm bảo thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị. - Trong công tác lãnh đạo mối quan hệ giữa bí thư chi bộ và người phụ trách đơn vị là mối quan hệ về trách nhiệm, tôn trọng, đoàn kết giúp đỡ, phát huy vai trò của nhau để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Cần xây dựng quy chế làm việc giữa Chi uỷ với lãnh đạo của đơn vị, giữa Bí thư chi bộ với người phụ trách đơn vị. - Bí thư chi bộ cần có đủ trình độ, kiến thức, kể cả kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời có khả năng tham gia vào việc kiểm tra công tác của người phụ trách đơn vị khi cần thiết. - Bí thư chi bộ và người phụ trách đơn vị cần bảo đảm sự thống nhất trong các quyết định. Trong trường hợp khẩn cấp, đột xuất không thể chờ đợi sự bàn bạc nhất trí thì người phụ trách có quyền chủ động quyết định, sau đó hai bên có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên để xin ý kiến xử lý. c. Bí thư chi bộ cùng chi uỷ chuẩn bị ra Nghị quyết và triển khai thực hiện Nghị quyết. (Quy trình ra Nghị quyết và tổ chức thực hiện Nghị quyết thường kỳ). Đây là quy trình công nghệ công tác Đảng gồm các khâu, các bước được sắp xếp một cách có trật tự, có nguyên tắc và khoa học trong quá trình ra Nghị quyết và tổ chức thực hiện Nghị quyết. Yêu cầu: - Nắm chắc các khâu: + Ra Nghị quyết + Tổ chức thực hiện Nghị quyết - Khắc phục : + Nhận thức: Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ phường có được ra Nghị quyết không? Điểm 2, điều 24, Điều lệ ĐCSVN quy định: "Chi uỷ, chi bộ định kỳ một tháng sinh hoạt một lần". Tại điểm 2, mục a, hướng dẫn số 28 V/v nâng cao chất lượng lãnh đạo Chi bộ đường phố quy định: Tổ chức sinh hoạt cấp uỷ chi bộ đúng kỳ hạn có chất lượng, ra được Nghị quyết cụ thể, thiết thực. Mỗi cấp uỷ viên và Đảng viên đều được phân công nhiệm vụ cụ thể (trừ số Đảng viên được miễn sinh hoạt, công tác). + Thực tiễn: Khắc phục tư tưởng đơn giản, tuỳ tiện thiếu khoa học trong việc ra Nghị quyết và tổ chức thực hiện Nghị quyết. * Ra Nghị quyết của Chi bộ Ra Nghị quyết là một nội dung quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Chi bộ, yêu cầu phải đảm bảo đúng quy trình các bước sau: Bước 1: Bí thư chi bộ chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi ủy. - Nắm vững kế hoạch học tập, thi hành nghị quyết, chỉ thị của TW và của cấp trên, Nghị quyết hành động của Đảng bộ, chi bộ trong 6 tháng, 3 tháng và hàng tháng. - Nắm vững những quy định trong Điều lệ Đảng và Nghị quyết của cấp trên, hoặc những vấn đề do đa số Đảng viên yêu cầu. - Những chủ trương, biện pháp về công tác tư tưởng, công tác cán bộ, công tác quần chúng, công tác kiểm tra Đảng, kỷ luật Đảng viên và các công tác có liên quan đến chuyên môn. - Những công việc đột xuất, quan trọng do tình hình thực tế đòi hỏi phải giải quyết, về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng... - Nắm chắc đặc điểm tình hình diễn biến ở địa phương, đơn vị, những thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung, tình hình của Chi bộ. - Dự kiến những vấn đề lớn về chủ trương, biện pháp phân công tổ chức thực hiện. Bước 2: Chủ trì sinh hoạt chi uỷ Bí thư chi bộ sau khi đã chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt, phải thông báo ngày, giờ triệu tập các chi uỷ viên đến họp. Trong phiên họp chi uỷ, cần phân công người ghi biên bản cuộc họp. Khi tổ chức cuộc họp, các bước tiến hành cần theo thứ tự như sau: - Bí thư chi bộ nêu những nội dung sinh hoạt mà mình đã chuẩn bị, có thể nêu cả những ý kiến khác nhau có liên quan đến nội dung cần bàn và giải quyết. - Bí thư chi bộ gợi ý chọn những nội dung trọng tâm để các chi uỷ viên phát biểu ý kiến cùng nhau bàn bạc, thảo luận kỹ để thống nhất quan điểm, mục tiêu lựa chọn các phương án, tổ chức thực hiện. Khi có những việc đột xuất và cấp bách thì thông báo nếu cần thiết thì bàn bạc, thảo luận kỹ và dự kiến các phương án giải quyết. - Bí thư chi bộ tự ghi chép, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên dự sinh hoạt, tóm tắt, kết luận, ghi vào biên bản, coi đó là Nghị quyết của Chi uỷ. Lưu ý: Đây là Nghị quyết của Chi uỷ - Là trí tuệ của cơ quan lãnh đạo, là hạt nhân của hạt nhân chính trị lãnh đạo đơn vị, do đó phải tuyệt đối chấp hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nếu trong Nghị quyết của Chi uỷ còn có những vấn đề thống nhất chưa cao hoặc chưa có kết luận thì Chi uỷ viên không được đưa ra Chi bộ thảo luận hoặc nói khác Nghị quyết Chi uỷ. Thực tiễn ở một số Chi bộ đã xảy ra tình trạng trên, như vậy trái với nguyên tắc sinh hoạt, thiếu tính xây dựng, thiếu tính Đảng. Bước 3: Chuẩn bị những nội dung sinh hoạt thường kỳ của Chi bộ - Người chuẩn bị nội dung sinh hoạt Chi bộ phải dựa vào Nghị quyết của Chi ủy bổ sung, xác định rõ các nội dung, mục tiêu và đưa ra phương án giải quyết cụ thể, phù hợp. - Trước khi tổ chức sinh hoạt Chi bộ, Chi uỷ phải thông báo trước ít nhất là 2 ngày về thời gian, địa điểm, chương trình, nội dung sinh hoạt, nhất là những vấn đề trọng tâm cần bàn cho các tổ Đảng và Đảng viên của Chi bộ biết để chuẩn bị ý kiến thảo luận. Bước 4: Chủ trì sinh hoạt Chi bộ - Kiểm tra Đảng số, giới thiệu đại biểu (nếu có), nêu mục đích,yêu cầu, nội dung, chương trình, thời gian sinh hoạt. Sau đó trình bày kỹ nội dung sinh hoạt, nêu những vấn đề trọng tâm để Chi bộ dành nhiều thời gian thảo luận. - Thư ký ghi biên bản những ý kiến phát biểu của Đảng viên; Bí thư chi bộ phải tự ghi chép những ý chính, khái quát được ý kiến thảo luận, kết hợp với Nghị quyết của Chi uỷ để kết luận. - Kết luận của Bí thư và biểu quyết của Chi bộ là Nghị quyết lãnh đạo thường kỳ. Lưu ý: - Gợi mở, tôn trọng, tạo ra không khí dân chủ, đoàn kết khuyến khích mọi Đảng viên được phát biểu ý kiến nhằm bảo đảm Nghị quyết thực sự là sản phẩm trí tuệ của toàn thể Đảng viên, khắc phục: + Không phát huy dân chủ, thiếu phê bình và tự phê bình. + Đảng viên ngại phát biểu cho rằng cấp uỷ, Bí thư đã sáng suốt đúng đắn trong việc đề ra chủ trương và biện pháp. - Kết luận nội dung phải rõ ràng, chính xác, và tạo được sự thống nhất cao của Đảng viên. - Trong thảo luận Bí thư biết kiềm chế, nói đúng lúc và có sự chuẩn bị trước khi kết luận. - Nghị quyết của Chi bộ phải được biểu quyết (cần thiết phải được biểu quyết từng vấn đề) với trên 1/2 số Đảng viên chính thức của Chi bộ nhất trí là hợp lệ. Nghị quyết kết nạp Đảng viên mới và thi hành kỷ luật, khai trừ Đảng viên ra khỏi Đảng thì phải có ít nhất 2/3 số Đảng viên chính thức của Chi bộ tán thành thì Nghị quyết mới có giá trị. + Bố cục Nghị quyết: gồm 2 phần: I. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng trước (kết quả thực hiện chỉ tiêu; được, chưa được, nguyên nhân và những vấn đề cần rút ra). II. Phương hướng nhiệm vụ lãnh đạo tháng sau (Đặc điểm liên quan, yêu cầu lãnh đạo, phương hướng nhiệm vụ cụ thể, biện pháp và phân công tổ chức thực hiện Nghị quyết). Lưu ý: - Nghị quyết phải toàn diện nhưng có nội dung trọng tâm, trọng điểm có biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể. - Ngôn ngữ diễn đạt trong Nghị quyết phải trong sáng, chính xác, dễ hiểu. * Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đây là khâu có ý nghĩa quyết định vì nó chuyển tải Nghị quyết vào cuộc sống, nó biến ý chí, tư tưởng, quyết tâm của Chi bộ thành hành động thực tiễn. Do đó, bí thư chi bộ phải làm tốt các bước sau: Một là: Lập chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết. - Trong chương trình, kế hoạch thực hiện, cần cụ thể hoá các vấn đề nêu trong Nghị quyết. Nêu những yêu cầu cần đạt được, những điểm cần chú ý và từng việc phải làm, hướng dẫn cho người thi hành về phương pháp thực hiện Nghị quyết. - Phân công giao trách nhiệm cho từng người, từng bộ phận thực hiện công việc, từng phần việc cụ thể. Cần phân công đúng người, đúng việc và xác định rõ trách nhiệm cho từng người, từng tổ chức. - Xác định thời gian hoàn thành từng việc cụ thể, có việc phải hoàn thành ngay, có việc phải hoàn thành trong từng tháng, từng quý. Do đó, Bí thư chi bộ có trách nhiệm đôn đốc thường xuyên, giữ gìn kỹ luật và thời gian thi hành. Xác định rõ kế hoạch kiểm tra việc thi hành Nghị quyết, xác định mục tiêu chính cần kiểm tra và cách tiến hành kiểm tra. Hai là: Phân công trách nhiệm, phối hợp hoạt động của các tổ chức để thực hiện Nghị quyết của Chi bộ. - Bí thư chi bộ cần phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng chi uỷ viên, tổ trưởng Đảng và Đảng viên để thực hiện tốt các nội dung của Nghị quyết. - Phối hợp hoạt động của các tổ chức trong đơn vị theo đúng chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm triển khai thực hiện Nghị quyết một cách đồng bộ có hiệu quả. - Bí thư chi bộ cần nắm toàn diện, bao quát tình hình các tổ chức trong đơn vị. Đồng thời, nắm vững những công tác trọng tâm, trọng điểm, tập trung chỉ đạo trong từng thời gian. Ba là: Kiểm tra, sơ kết, tổng kết Đây là bước có ý nghĩa quyết định đánh giá tính đúng đắn và hiệu quả của nghị quyết. Kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của lãnh đạo chỉ đạo, không có kiểm tra là không có lãnh đạo. Bác hồ đã phê bình: Công văn túi áo, thông báo túi quần nhưng công việc không chạy. Kiểm tra phải được xem nó là quy trình khép kín: Kiểm tra ngay từ đầu (tiền kiểm), kiểm tra trong quá trình thực hiện và kiểm tra sau khi thực hiện nghị quyết (hậu kiểm). - Kiểm tra tinh thần và năng lực chấp hành nghị quyết của các tổ chức và cán bộ, đảng viên. - Kiểm tra qua giao ban, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra từ đồng chí phụ trách từng lĩnh vực một. - Kiểm tra phát hiện rõ những vấn đề cần tiếp tục giải quyết, phát hiện những vấn đề mới do thực tế đặt ra cần phải phân tích, kết luận. - Kiểm tra phát hiện uốn nắn kịp thời, qua đó có những hình thức khen thưởng và kỷ luật thích đáng, chính xác. Sơ kết, tổng kết công tác: Sơ tổng kết là một khâu trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo để đánh giá đúng quy trình đó, sơ tổng kết phải đặt ra tiêu chí: Trúng - đúng - sát hợp. - Xác định rõ kết quả, chất lượng đạt được. - Đánh giá đúng mức những ưu điểm, khuyết điểm, việc làm tốt, những việc chưa đạt yêu cầu trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện. - Rút ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan làm cơ sở để xác định trách nhiệm cá nhân và mỗi tổ chức. - Rút ra được những kinh nghiệm bổ ích, cụ thể. - Đề ra được chương trình công tác tiếp theo. - Có những kiến nghị, đề nghị kịp thời với cấp trên. Tóm lại: - Ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết là một khoa học - khoa học công tác Đảng. Để hình thành và nâng cao kỹ năng công tác Đảng đòi hỏi phải nắm chắc các khâu, các bước và vận hành nó theo trình tự của quy trình công nghệ. Khắc phục tác phong tuỳ tiện, giản đơn, chủ quan trong các quy trình lãnh đạo và chỉ đạo. - Giúp các đồng chí đã nghiên cứu, đã làm bí thư, cấp uỷ hệ thống lại bổ sung và hoàn thiện kỹ năng. Những đồng chí chưa làm cấp uỷ, bí thư đây là cơ hội để tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng trong công tác. KẾT LUẬN TOÀN BÀI - Nhiệm vụ của cấp uỷ, công tác của bí thư là những nội dung hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác Đảng. Nó quyết định chất lượng lãnh đạo, sức chiến đấu của từng Chi bộ. - Để hình thành và nâng cao kỹ năng công tác Đảng đòi hỏi mỗ cấp uỷ viên, bí thư chi bộ nắm chắc các khâu, các bước trong quy trình ra nghị quyết, khắc phục tình trạng "lấn sân", "buông lõng" trong tổ chức thực hiện nghị quyết. - Đối với Đảng bộ TP Nha Trang có hướng dẫn số 28 - HD- TU V/v nâng cao chất lượng lãnh đạo chi bộ đường phố, đã được cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ của chi bộ. Đề nghị các đồng chí vận dụng tốt để nâng cao năng lực lãnh đạo của Chi bộ. MỘT SỐ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG. 1. Đồng chí chuẩn bị ra nghị quyết lãnh đạo thường kỳ và thực hành chủ trì sinh hoạt chi bộ để ra nghị quyết lãnh đạo tháng?. 2. Đồng chí chuẩn bị ra nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo xoá đói giảm nghèo ở khóm dân cư? 3. Đồng chí xây dựng chương trình và chủ trì một buổi lễ kết nạp đảng viên mới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan