Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhiệm vụ bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thuốc lá...

Tài liệu Nhiệm vụ bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thuốc lá

.PDF
27
55765
161

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆN KINH TẾ KỸ THUẬT THUỐC LÁ BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ BẢO TỒN VÀ LƯU GIỮ NGUỒN GEN CÂY THUỐC LÁ Chủ nhiệm: CN. Mai Thu Hà HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2010 1 BỘ CÔNG THƯƠNG CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VIỆN KINH TẾ KỸ THUẬT THUỐC LÁ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẤP BỘ NĂM 2010 Nhiệm vụ BẢO TỒN VÀ LƯU GIỮ NGUỒN GEN CÂY THUỐC LÁ Thực hiện theo hợp đồng số 03.10.QG/HĐ-KHCN ngày 15 tháng 3 năm 2010 giữa Bộ Công thương và Công ty TNHH một thành viên Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá Chủ nhiệm: CN. Mai Thu Hà Cán bộ thực hiện: ThS. Nguyễn Văn Cường CN. Trần Văn Tuấn KTV. Nguyễn Hoàng Việt KTV. Nguyễn Thị Mai Hoa 8294 HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2010 2 MỞ ĐẦU Nhận thức chung trên thế giới về bảo tồn đa dạng sinh học đã được đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ trước. Để có thể bảo tồn và sử dụng hiệu quả đa dạng sinh học nông, lâm nghiệp trong đó tài nguyên di truyền thực vật là hạt nhân, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất về môi trường họp tại Stockholme Thụy Điển năm 1972 đã kêu gọi khẩn cấp nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. Cho đến nay trên thế giới đã và đang bảo tồn trên 6.000.000 nguồn gen cây nông nghiệp với chiến lược kết hợp hài hòa hai phương pháp ex-situ và in-situ Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, nước ta ưu tiên đầu tư cho bảo tồn ex-situ để lưu giữ an toàn và ngăn chặn mất mát nguồn gen đang diễn ra rất nhanh, đồng thời xúc tiến bảo tồn in-situ để hỗ trợ cho bảo tồn ex-situ trong việc duy trì quá trình tiến hóa tự nhiên của cây trồng. Từ năm 1990, nhiệm vụ lưu giữ nguồn gen thuốc lá được Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tiến hành hàng năm, nhằm thu thập và lưu giữ toàn bộ các dòng và giống thuốc lá trồng tại Việt Nam cũng như các giống du nhập để phục vụ thường xuyên và lâu dài cho ngành công nghiệp Thuốc lá. Nguồn gen đa dạng, phong phú gồm nhiều mẫu giống, nhiều chủng loại đã phục vụ tốt 2 nhiệm vụ chính sau: - Lai tạo giống mới: các giống bố mẹ từ tập đoàn lưu giữ đã được sử dụng để lai tạo ra các giống thuốc lá mới như C7-1, C9-1 (được công nhận giống Quốc gia năm 2004); A7 (được công nhận năm 2005), VTL5H (được công nhận năm 2009), VTL81 (được công nhận năm 2010),và nhiều dòng, tổ hợp lai có triển vọng khác như GL1, GL2… đang được khảo nghiệm và sản xuất thử để từng bước phổ biến trong sản xuất. - Nhân vô tính để sản xuất hạt đầu dòng, làm nguồn giống cho sản xuất hạt giống thương mại (các giống C176, K326, K149, C7-1; C9-1) Thực hiện nhiệm vụ được giao, năm 2010, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tiếp tục bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thuốc lá nói trên; đồng thời đưa ra đánh giá trên đồng ruộng một số giống chưa có lý lịch đầy đủ, nhằm cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu cho bộ lý lịch giống, bên cạnh đó xác định các giống có những đặc tính tốt để phục vụ cho ngành thuốc lá. 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................3 TÓM TẮT NHIỆM VỤ ........................................................................................5 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................6 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM .........................................................................10 1. Vật liệu ..............................................................................................................10 2. Phương pháp tiến hành......................................................................................10 3.Thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và hoá chất: .................................................11 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN.......................................................12 1. Bảo tồn và lưu giữ tập đoàn giống thuốc lá trong phòng thí nghiệm ...............12 2. Đánh giá nguồn gen ở điều kiện đồng ruộng ....................................................14 2.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống được khảo sát...............................14 2.2. Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống ............................................16 2.3. Một số chỉ tiêu về thân của các giống............................................................17 2.4. Một số chỉ tiêu về lá của các giống................................................................18 2.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống....................................................18 2.6. Năng suất của các giống khảo sát. ................................................................19 2.7. Đánh giá chất lượng giống qua phân tích thành phần hoá học ....................21 2.8. Đánh giá chất lượng giống qua bình hút cảm quan ......................................22 3. Cập nhật, bổ sung lí lịch giống của 10 giống đánh giá năm 2010 ...................22 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................23 1. Kết luận .............................................................................................................23 1.1. Bảo tồn và lưu giữ tập đoàn giống thuốc lá trong phòng thí nghiệm ............23 1.2. Đánh giá nguồn gen ở điều kiện đồng ruộng .................................................23 1.3. Cập nhật, bổ sung lí lịch giống của 10 giống đánh giá năm 2010 ................24 2. Đề nghị ..............................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................25 PHỤ LỤC .............................................................................................................26 1. Phụ lục 1. Danh mục các giống thuốc lá lưu giữ trong quỹ gen.......................26 2. Phụ lục 2. Lý lịch các giống thuốc lá khảo sát năm 2010Error! Bookmark not defined. 4 TÓM TẮT NHIỆM VỤ Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây thuốc lá là nhiệm vụ mà Bộ Công thương và Tổng Công Ty Thuốc lá Việt Nam giao cho Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá thực hiện thường xuyên hàng năm, với mục tiêu thu thập, đánh giá và lưu giữ toàn bộ các dòng và giống thuốc lá trồng tại Việt Nam cũng như các giống du nhập để phục vụ thường xuyên và lâu dài cho ngành công nghiệp Thuốc lá. Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ được giao, Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá đã sưu tầm và lưu giữ trên 70 mẫu giống thuốc lá từ các nước khác nhau trên thế giới. Nguồn gen nói trên được bảo quản bằng cách giữ trong môi trường nhân tạo; các mẫu hạt giống của chúng được bảo quản trong điều kiện lạnh. Hàng năm, các giống lưu giữ trong quỹ gen được đưa ra khảo sát, đánh giá ở điều kiện đồng ruộng (từ 10 - 20 giống). Trong năm 2010, Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lưu giữ 70 mẫu giống nói trên trong ống nghiệm và 55 mẫu hạt giống trong điều kiện nhiệt độ thấp; đồng thời khảo sát 10 giống thuốc lá vàng sấy tại Chi nhánh Hà Tây. Số liệu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh, chất lượng nguyên liệu và khả năng cho năng suất … của các giống thuốc lá nói trên được cập nhật, bổ sung vào bộ lý lịch giống. 5 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tài nguyên di truyền là hạt nhân của đa dạng sinh vật. Tài nguyên di truyền gồm ba loại: tài nguyên di truyền thực vật, tài nguyên di truyền động vật và tài nguyên di truyền vi sinh vật; trong đó tài nguyên di truyền thực vật có số lượng lớn nhất về thành phần loài và giống, về mục tiêu và mức độ sử dụng. Riêng về thành phần loài và giống, tài nguyên di truyền thực vật chiếm trên 90% tổng lượng toàn bộ tài nguyên di truyền. Sự xói mòn nguồn gen cây trồng gây ra bởi nhiều nguyên nhân hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng. Để có thể bảo tồn và sử dụng hiệu quả đa dạng sinh học nông, lâm nghiệp trong đó tài nguyên di truyền thực vật là hạt nhân, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất về môi trường họp tại Stockholme, Thụy Điển năm 1972 đã kêu gọi khẩn cấp nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. Hai mươi năm sau, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai họp tại Río de Janero, Brazin năm 1992 đã thoả thuận Công ước đa dạng sinh họC Hội nghị Kỹ thuật quốc tế lần thứ tư về tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông do FAO triệu tập năm 1996 tại Cộng hòa liên bang Đức đã thống nhất Kế hoạch hành động toàn cầu (Global Plant of Action, GPA) về bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệP Gần đây, tháng 11 năm 2001 Đại hội đồng FAO đã thông qua Hiệp ước về Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông (ITPGRFA) nhằm thiết lập một hệ thống tiếp cận tài nguyên cây trồng và chia sẻ lợi ích đa phương phục vụ lương thực và nông nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên di truyền thực vật, nhiều nước trên thế giới và nhiều tổ chức quốc tế đã tập trung cho bảo tồn ex-situ (bảo tồn ngoại vi), cho đến những năm 90 thì bắt đầu quan tâm nhiều đến bảo tồn insitu (bảo tồn nội vi). Hiện nay Chiến lược bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật là kết hợp hài hoà hai phương pháp ex-situ và in-situ. Các nước kinh tế phát triển đã hình thành đầy đủ cơ sở vật chất của bảo tồn ex-situ nên đang quan tâm nhiều đề bảo tồn in-situ. Ngược lại, các nước đang phát triển chưa tạo lập được ngân hàng gen thích hợp để giữ cho không mất nguồn gen của mình nên phải ưu tiên đến bảo tồn ex-situ, đồng thời xúc tiến bảo tồn in situ để hỗ trợ cho bảo tồn ex situ. Bảo tồn thông qua sử dụng là giải pháp tối ưu để thúc đẩy sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực vật. Có hai tổ chức chuyên môn quốc tế về bảo tồn quỹ gen cây nông nghiệp là Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI), thành lập năm 1972 do CGIAR quản lý có chức năng tư vấn kỹ thuật cho các nước, chủ yếu là các nước đang phát triển; Hai là Uỷ hội Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông của FAO thành lập năm 1982, làm diễn đàn chung cho các nước đàm phán tất cả các vấn đề liên quan tới đa dạng sinh học nông nghiệp, tài nguyên di truyền thực vật và các công nghệ sinh học liên quan. Ngoài ra còn có Tổ chức sở 6 hữu trí tuệ quốc tế (WIPO), là tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1967 nhằm xúc tiến sở hữu trí tuệ toàn cầu. Tháng 3 năm 1998, Ban điều hành của WIPO đã phê chuẩn một chương trình về các vấn đề sở hữu quốc tế toàn cầu bao gồm đa dạng sinh học, quyền con người và sở hữu bản địa được thực hiện thông qua các hoạt động nghiên cứu, xuất bản và tư vấn. WIPO cũng có Uỷ ban liên chính phủ về kiến thức truyền thống, tài nguyên di truyền và văn hoá dân gian. Cũng như các nước có nguồn tài nguyên di truyền thực vật phong phú, Việt Nam cũng đã có những hoạt động bước đầu bảo tồn và khai thác tài nguyên di truyền thực vật từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tuy nhiên mãi cho đến năm 1987, sau khi Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quy chế lâm thời về bảo tồn nguồn gen, nhiệm vụ từng bước mới được tiến hành chính quy. Năm 1996 Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam. Sự đa dạng, giàu có về tài nguyên di truyền thực vật là tiền đề để nước ta phát triển nông nghiệp nói riêng và các nhiệm vụ kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên do sức ép gia tăng dân số và sự thâm canh nông nghiệp không hợp lý, nguồn gen cây trồng đã và đang bị xói mòn, mất mát với tốc độ rất nhanh. Nhiều giống cây trồng đặc sản bị các giống mới năng suất cao nhưng nền di truyền hẹp thay thế, dẫn tới việc mất đi các giống địa phương tuy năng suất thấp nhưng phẩm chất lại cao và có tính thích nghi bền vững do nền di truyền rộng. Nạn phá rừng, việc thay đổi phương thức sử dụng đất, mở mang đô thị, giao thông và các công trình công cộng đã và đang đe dọa nghiêm trọng tài nguyên di truyền thực vật cổ truyền quý giá của nước ta. Vì vậy tìm biện pháp tổ chức và quản lý hợp lý nhiệm vụ bảo tồn để phục vụ cho khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên cây trồng là nhiệm vụ khoa học cấp bách của nước ta hiện nay. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, nước ta đã ưu tiên đầu tư cho bảo tồn ex-situ để lưu giữ an toàn và ngăn chặn mất mát nguồn gen đang diễn ra rất nhanh, đồng thời từ năm 2001 đã xúc tiến bảo tồn in-situ để hỗ trợ cho bảo tồn ex-situ trong việc duy trì quá trình tiến hóa tự nhiên của cây nông nghiệp Có thể thấy những năm gần đây cả 4 nhóm hoạt động của công tác bảo tồn quỹ gen cây trồng là: Điều tra, kiểm kê thu thập và nhập nội nguồn gen; Lưu giữ nguồn gen (ex situ và in situ); Mô tả, thông tin và tư liệu hoá; và Khai thác sử dụng bền vững nguồn gen đã được tăng cường. Hệ thống bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật đã được củng cố và hoạt động có hiệu quả. Có thể nói cho tới nay mọi nỗ lực nghiên cứu toàn cầu đang tập trung để : Cải tiến phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học nông lâm nghiệp; Tăng cường năng lực của quần chúng và tác động hình thành chính sách, thể chế hỗ trợ và tạo các lợi ích khác cho bảo tồn đa dạng sinh học. 7 Các nước đi tiên phong trong nhiệm vụ này là Liên Xô cũ, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Vương quốc Anh… trong đó, Trung Quốc và Mỹ là 2 nước đứng đầu thế giới về bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây trồng nói chung và nguồn gen thuốc lá nói riêng. Năm 2004 Trung Quốc đã lưu giữ trên 3000 mẫu giống thuốc lá. Riêng Viện Thuốc lá Vân Nam lưu giữ khoảng 1000 mẫu giống chia làm 12 nhóm mẫu, trong đó có trên 50 mẫu thuộc nhóm thuốc lá dại. Viện nghiên cứu thuốc lá Oxford ở bang North Carolina là nơi lưu giữ và sử dụng nguồn gen thuốc lá lớn nhất, bao gồm 125 chủng; trong đó có 64 loài thuốc lá trồng và 66 loài thuốc lá hoang dại với trên 2000 mẫu giống.Trong 2000 mẫu có khoảng 1200 mẫu giống đã được thu thập từ các quốc gia khác. Bộ sưu tập nguồn gen gồm các giống nội địa, các giống nhập nội và các giống được lai tạo. Nguồn gen hạt được lưu giữ lâu dài tại ngân hàng gen Quốc Gia với nhiều phương pháp lưu giữ theo PD.Legg, Kentucky, USA và B.W.Smeeton, North Carolina,USA. Tại trung tâm Australia cũng có trên 2000 mẫu gồm 21 loài thuốc lá. Ngoài ra nguồn gen thuốc lá còn được lưu giữ ở rất nhiều nước trên thế giới Nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền cây nông nghiệp ở nước ta được tiến hành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Từ năm 1952 (Viện Khảo cứu trồng trọt), năm 1955 (Học viện nông lâm), và bắt đầu từ năm 1956 (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam - VASI) đã chú trọng thu thập, đánh giá một số tập đoàn giống cây trồng, trong số đó nhiều giống được lưu giữ trong ngân hàng gen cho tới ngày nay. Các tập đoàn quỹ gen cây ăn quả và cây công nghiệp đầu tiên được tạo lập tại Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ và Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An Từ năm 1985-1992 Với sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Viện Hàn lâm nông nghiệp Liên Bang Nga đã tiến hành thu thập và lưu giữ hàng vạn mẫu giống thuộc 72 loài cây trồng khác nhau (Trần Đình Long, 2007). Năm 1989, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia được hình thành, có phương tiện để bảo quản giống trong kho lạnh, duy trì đồng ruộng và bảo tồn in vitro. Năm 1996, thành lập Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam [1] Từ năm 1990, nhiệm vụ lưu giữ nguồn gen thuốc lá được Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tiến hành hàng năm, nhằm thu thập và lưu giữ toàn bộ các dòng và giống thuốc lá trồng tại Việt Nam cũng như các giống du nhập để phục vụ thường xuyên và lâu dài cho ngành công nghiệp Thuốc lá. Nguồn gen đa dạng, phong phú gồm nhiều mẫu giống, nhiều chủng loại đã phục vụ tốt 2 nhiệm vụ chính sau [2]: - Lai tạo giống mới: các giống bố mẹ từ tập đoàn lưu giữ đã được sử dụng để lai tạo ra các giống thuốc lá mới như C7-1, C9-1 (được công nhận giống Quốc gia năm 2004); A7 (được công nhận năm 2005), VTL5H (được công nhận năm 2009), VTL81 (được công nhận năm 2010),và nhiều dòng, tổ hợp lai có triển 8 vọng khác như GL1, GL2… đang được khảo nghiệm và sản xuất thử để từng bước phổ biến trong sản xuất. - Nhân vô tính để sản xuất hạt đầu dòng, làm nguồn giống cho sản xuất hạt giống thương mại (các giống C176, K326, K149, C7-1; C9-1) Năm 2009, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá đã thu thập, bổ sung vào quỹ gen 22 mẫu hạt giống; đồng thời tiến hành đánh giá 20 giống ngoài đồng ruộng; từ đó phát hiện ra một số giống có các đặc tính nổi trội như: số lá sinh học nhiều, khả năng chống chịu bệnh cao, năng suất lý thuyết cao … Trong thời gian tới Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá tiếp tục thu thập và bổ sung vào quỹ gen cây thuốc lá các dòng và giống có nguồn gen tốt và tăng cường sử dụng các giống có nguồn gen chất lượng cao phục vụ cho ngành thuốc lá. 9 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 1. Vật liệu - 70 mẫu giống thuốc lá lưu giữ trong ống nghiệm - 55 mẫu hạt giống bảo quản trong kho lạnh. - 10 giống thuốc lá vàng trong quỹ gen được đưa ra khảo sát ngoài đồng ruộng: P1349-2, HR62-3, SPG58, NC95-2, Trung Hoa Bài1, LHSE68, Vir87, Vir97, DVD, Vir235-3; đối chứng: C176 2. Phương pháp tiến hành - Lưu giữ tập đoàn giống trong điều kiện nhân tạo với môi trường Murashige & Skoog 1962 cơ bản. - Bảo quản hạt giống ở điều kiện lạnh: nhiệt độ 1-50C, ẩm độ 35- 40%. + Địa điểm thực hiện: tại Văn phòng Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá - Bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng theo phương pháp khối ngẫu nhiên, nhắc lại 3 lần. + Địa điểm thực hiện: Tại Chi nhánh Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá tại Hà Tây + Diện tích: 60m2/CT/lần nhắc x 3 lần nhắc x 11công thức = 1.980 m2 diện tích bảo vệ và cắt băng 520 m2 Tổng cộng: 2.500 m2 + Phân bón: sử dụng phân thương phẩm NH4NO3, Supe lân, K2SO4 với tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1: 2: 3 (N=70) - Xử lý số liệu thí nghiệm theo các phương pháp thông dụng sử dụng phần mềm IRRISTART 5.0 - Đánh giá nguồn gen dựa theo các chỉ tiêu của IPGRI (International Plant Genetic Resources Institute). - Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá giống thuốc lá ngoài đồng ruộng theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 426-2000. - Phân tích thành phần hoá học nguyên liệu thuốc lá gồm các chỉ tiêu: Nicotin (TCVN 7253:2003); Đường khử (TCVN 7258:2003), Đạm tổng số (TCVN 7252:2003), Clo (TCVN 7251:2003) … - Đánh giá chất lượng nguyên liệu các mẫu giống vàng sấy qua bình hút cảm quan theo tiêu chuẩn TC01:2000 - Phân cấp nguyên liệu các mẫu giống vàng sấy theo tiêu chuẩn TCN 26-102 10 3.Thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và hoá chất: - Phòng vô trùng, ánh sáng 2000 lux, nhiệt độ 18 - 220C - Box cấy vô trùng - Nồi hấp vô trùng - Bình tam giác, ống nghiệm, đĩa petri, panh kẹp, kéo - Tủ lạnh bảo quản - Môi trường Murashige & Skoog 1962 cơ bản với các nguyên tố đa, vi lượng. - Chất kích thích sinh trưởng: Benzil amino purin, kinetin - Phân bón ( NH4NO3, Supe lân, K2SO4), thuốc bảo vệ thực vật, bao hoa. 11 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 1. Bảo tồn và lưu giữ tập đoàn giống thuốc lá trong phòng thí nghiệm Trong những năm vừa qua, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá đã thu thập và nhập nội hơn 70 giống thuốc lá bao gồm các giống thuốc lá trồng và một số dạng thuốc lá dại có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau như Trung Quốc, Zimbabwe, Bungari, CuBa, Brazil, Mỹ… Tập đoàn giống phong phú này là nguồn vật liệu khởi đầu để có thể tạo được các giống thuốc lá mới mang những đặc tính mong muốn thông qua các biện pháp lai hữu tính, gây đột biến… Chủng loại và số lượng các giống thuốc lá này gồm có: 67giống thuốc lá vàng sấy lò; 3 dạng thuốc lá dại. (Chi tiết tên các giống được liệt kê trong phụ lục I) Nguồn gen nói trên được bảo quản bằng cách giữ trong môi trường nhân tạo; 55 mẫu hạt giống của chúng được bảo quản trong kho lạnh, do vậy, không bị ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh và sự thay đổi của môi trường bên ngoài; đồng thời hạn chế được rất nhiều công chăm sóc, diện tích trồng trọt và sự phân ly lẫn tạp giống so với việc trồng và thu hạt hàng năm ngoài đồng ruộng. Tập đoàn giống trong ống nghiệm được cấy chuyền sang môi trường mới (2 tháng/lần) để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu sinh trưởng của cây; mặt khác tránh được ảnh hưởng độc hại của các chất do mô cây thải ra trong quá trình trao đổi chất. 55 mẫu hạt giống được kiểm tra tỷ lệ nảy mầm 3 tháng/lần. Kết quả cho thấy, hạt giống giữ được tỷ lệ nảy mầm cao khi được bảo quản trong kho lạnh. Việc thu thập và bảo tồn nguồn gen có ý nghĩa rất lớn trong chương trình giống của Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá. Bảng1. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu hạt giống bảo quản trong kho lạnh TT Tên giống Tỷ lệ nảy mầm (%) Ghi chú Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 1 Bắc lưu 81,3 81,6 80,0 80,6 Hạt thu từ cây invitro năm 2004 2 C254 82,0 81,6 80,3 81,0 “ 3 Mn944-2 80,0 80,6 79,3 81,0 “ 4 KE1 83,0 81,6 82,0 81,3 “ 5 K326-ĐC 83,6 81,0 82,3 82,0 Hạt thu từ cây ĐC năm 2004 6 Cao Bằng 2 81,6 80,3 79,3 80,6 Hạt thu từ cây invitro năm 2005 7 Cao Bằng 3 82 79,0 80,6 81,3 Hạt thu từ cây invitro năm 2005 8 Đại Kim Tinh 82,6 80,6 81,1 80,3 “ 9 Vir3X 81,0 81,6 80,6 80,1 “ 10 White Gold 81,3 80,6 79,6 81,0 “ 12 11 Vir137 82,3 83,0 82,6 81,6 “ 12 Vir297 82,3 81,3 80,6 81,6 “ 13 Lao Cai 80,9 82,6 83,0 80,3 “ 14 Bắc lưu 80,3 81,3 80,6 81,0 “ 15 C176-ĐC 82,6 81,3 80,3 82,0 Hạt thu từ cây ĐC năm 2005 16 C30 82,0 80,6 81,3 81,6 Hạt thu từ cây invitro năm 2006 17 C227 80,3 79,6 80,3 80,0 “ 18 C254 81,6 80,0 80,6 81,0 “ 19 Vir48E 81,0 79,6 80,3 80,6 “ 20 Mn30 81,3 80,6 81,0 80,3 “ 21 Mn373 81,6 81,0 79,6 81,3 “ 22 C319 80,0 82 82,6 82 “ 23 C213 80,6 81,0 81,0 80,3 “ 24 C251 80,6 80,0 80,3 80,0 “ 25 C176-ĐC 81,6 82,0 79,6 82,3 Hạt thu từ cây ĐC năm 2006 26 Kazimiski 81,6 82,0 81,0 82,6 Hạt thu từ cây invitro năm 2007 27 Neyiseyi 1 82,6 80,6 80,0 81,6 “ 28 NC12 84,0 82,6 84,3 83,3 “ 29 NC13-1 80,3 82,3 81,6 82,0 “ 30 NC17 81,3 80,0 81,6 81,0 “ 31 NC82 81,0 80,6 79,3 81,3 “ 32 NC95-1 81,0 81,6 80,3 80,0 “ 33 NC628 80,3 81,6 79,3 81,0 “ 34 Ninh Bình 1 81,3 81,6 80,0 80,0 “ 35 C176-ĐC 82,0 81,6 81,0 82,3 Hạt thu từ cây ĐC năm 2007 36 SPG28 83,6 82,3 80,0 82,6 Hạt thu từ cây invitro năm 2008 37 SPG28-3 83,0 81,3 82,6 82,3 “ 38 SPG52 81,3 80,6 82,6 82,3 “ 39 SPG67 80,0 81,6 80,6 80,0 “ 40 SPG70 83,0 82,6 82,6 83,3 “ 13 41 SPG140 80,0 81,3 80,3 80,6 “ 42 Hicks 187 83,3 81,0 82,6 82,3 “ 43 P1349 80,6 80,0 81,0 79,3 “ 44 DH 56-19 82,0 82,0 81,6 80,3 “ 45 K51E 84,3 81,6 82,3 82,6 “ 46 CMS 1303 81,0 80,6 80,0 80,6 Hạt thu từ cây invitro năm 2009 47 PMRR-4 80,6 81,3 80,6 81,0 “ 80,0 80,6 80,3 80,0 “ 81,0 80,3 81,3 80,6 “ 48 49 Trung Hoa Bài 2 Vir276 Krawat 50 Vir131 81,6 80,6 80,0 80,0 “ 51 Vir315 80,6 81,0 80,3 80,3 “ 52 Vĩnh Hảo 80,0 80,6 79,3 80,0 “ 53 Vir197 81,0 81,3 80,6 80,3 “ 54 Vir168 80,3 81,0 80,3 80,3 “ 55 C176-ĐC 83,0 81,0 83,3 82,6 Hạt thu từ cây ĐC năm 2009 Ghi chú: Đợt 1: tháng1/2010; đợt 2: tháng 4/2010; đợt 3: tháng 7/2010; đợt 4: tháng10/2010. 2. Đánh giá nguồn gen ở điều kiện đồng ruộng Tập đoàn giống được lưu giữ thường xuyên trong ống nghiệm, hàng năm có từ 10 - 20 giống được đưa ra khảo sát ngoài đồng ruộng. Vụ Xuân năm 2010, Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá đã đưa ra khảo sát 10 giống thuốc lá vàng tại Chi nhánh Hà Tây. Hầu hết các giống này đã được lưu giữ lâu trong ống nghiệm và chưa có lý lịch đầy đủ. Chúng tôi đã tiến hành quan sát, mô tả các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển, theo dõi tình hình sâu, bệnh hại và khả năng cho năng suất của các giống thuốc lá nói trên để bổ sung dữ liệu vào lý lịch giống. 2.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống được khảo sát Quan sát hình thái của các giống được đưa ra khảo sát, chúng tôi nhận thấy: trừ hai giống NC95-2, Vir97, hầu hết các giống còn lại đều có kiểu hình của giống cũ: lá hình ovan rộng, sắp xếp theo thế ngang (góc lá hợp thân lớn), che khuất nhau nhiều, do vậy, khả năng thu nhận ánh sáng kém, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của giống. 14 Bảng 2.1. Một số đặc điểm hình thái của các giống được khảo sát TT Giống Xuất xứ Đặc điểm cây 1 P1349-2 2 HR62-3 3 SPG58 4 NC95-2 5 Trung Hoa Trung QuốcBài1 1979 6 LHSE68 Bungari- Hình tháp 1975 7 Vir87 Bungari- Hình tháp 1975 8 Vir97 Bungari- Hình tháp 1975 thân màu xanh vàng 9 DVD Bungari- Hình tháp 1982 thân màu xanh đậm Đặc điểm lá Bungari- Hình tháp, Hình ovan rộng, màu xanh 1982 thân xanh vàng, mặt lá phẳng, thô đậm ráp, cổ lá rất to, không có tai lá, diềm lá rộng kéo dài dọc theo lóng, đuôi lá tù. Ấn Độ- Hình tháp, Hình ovan rộng, màu xanh 1975 thân xanh vàng, mặt lá phẳng, cổ lá đậm rất to, không có tai lá, diềm lá rộng kéo dài dọc theo lóng, đuôi lá nhọn. Bungari- Hình tháp, Hình ovan rộng, màu xanh 1982 thân xanh vàng, mặt lá phẳng, cổ lá vàng rất to, không có tai lá, diềm lá rộng kéo dài dọc theo lóng, đuôi lá tù. Bungari- Hình tháp Hình elip, màu xanh đậm, 1982 mặt lá phẳng, gân lá nhỏ, cổ lá thuôn dài, ít diềm, tai lá không rõ, đuôi lá nhọn. Hình tháp Hình ovan, màu xanh đậm, màu xanh đậm, mặt lá phẳng, gân lá nhỏ, cổ lá to, ít diềm, tai lá cân, đuôi lá nhọn. Hình ovan rộng, màu xanh vàng, mặt lá phẳng, gân lá nhỏ, cổ lá to, diềm lá TB, tai lá không rõ, đuôi lá nhọn Hình ovan rộng, màu xanh đậm, mặt lá phẳng, mềm mại, gân lá to, cổ lá to, diềm lá rộng kéo dài dọc theo lóng, tai lá không rõ, đuôi lá tù Hình elip hẹp, màu xanh vàng mặt lá phẳng, mềm mại, gân lá nhỏ, cổ lá thuôn dài, diềm lá TB, không có tai lá, đuôi lá nhọn Hình ovan, màu xanh vàng, mặt lá thô ráp, cổ lá TB, ít diềm, tai lá cân, đuôi lá 15 Đặc điểm hoa, quả Chùm hoa phân bố TB, nhiều hoa, cánh hoa màu hồng nhạt, xẻ thùy nông, ống hoa phình hình ly, quả bầu tròn, 2 ngăn nhỏ Chùm hoa phân bố cao, nhiều hoa, cánh hoa màu hồng nhạt, xẻ thùy nông, ống hoa phình hình ly, quả bầu tròn, 2 ngăn nhỏ Chùm hoa phân bố thấp, cánh hoa màu hồng nhạt, phân thùy nông, ống hoa phình hình ly; quả bầu tròn, 2 ngăn nhỏ Chùm hoa phân bố cao, thưa, ít hoa, cánh hoa màu hồng, phân thùy rõ, đầu cánh hoa nhọn, ống hoa thuôn dài; quả bầu tròn, 2 ngăn nhỏ. Chùm hoa phân bố cao, thưa, ít hoa, cánh hoa màu hồng nhạt, phân thùy rõ, đầu cánh hoa nhọn, ống hoa thuôn dài; quả bầu tròn, 2 ngăn nhỏ. Chùm hoa phân bố TB, ít hoa, cánh hoa màu hồng nhạt, xẻ thùy nông, ống hoa phình hình ly; quả bầu tròn, 2 ngăn nhỏ, kết hạt kém. Chùm hoa phân bố TB, nhiều hoa, cánh hoa màu hồng nhạt, xẻ thùy nông, ống hoa phình hình ly, quả bầu tròn, 2 ngăn nhỏ Chùm hoa phân bố cao, thoáng, nhiều hoa, cánh hoa màu hồng đậm, xẻ thùy nông, đầu cánh hoa nhọn, ống hoa hơi phình quả bầu tròn, 2 ngăn nhỏ Chùm hoa phân bố cao, thoáng, cánh hoa màu hồng nhạt, đầu cánh hoa nhọn, nhọn 10 Vir235-3 Bungari -1974 11 ĐC (C176) Mỹ 1991 Hình tháp - Hình trụ Hình ovan rộng, màu xanh đậm, mặt lá thô ráp, không có cổ lá, tai lá không rõ, diềm lá rộng kéo dài dọc theo lóng, đuôi lá tù. phân thùy nông, ống hoa thuôn dài; quả bầu tròn, 2 ngăn nhỏ Chùm hoa phân bố TB, cánh hoa màu hồng đậm, phân thùy rõ, ống hoa phình hình ly; quả bầu tròn, 2 ngăn nhỏ Hình elip rộng, màu xanh Chùm hoa phân bố cao, cánh đậm, mặt lá phẳng, cổ lá to, hoa màu hồng đậm; quả bầu tai lá to, cân, đuôi lá tù. tròn, 2 ngăn nhỏ 2.2. Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định năng suất, thời vụ và bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp. Đặc biệt, đây là một chỉ tiêu cần quan tâm trong lai tạo giống để có thể quyết định thời điểm trồng sao cho các cây bố, mẹ phát dục đồng thời. Bảng 2.2. Thời gian sinh trưởng phát triển của các giống Đơn vị tính: ngày T T Giống 10% cây ra nụ Thời gian từ trồng đến… 90% cây ra lá đầu chín lá cuối chín nụ P1349-2 43 48 72 116 HR62-3 53 60 72 108 SPG58 72 76 72 116 NC95-2 48 57 72 110 Trung Hoa Bài1 54 59 72 110 LHSE68 58 64 70 108 Vir87 75 78 72 116 Vir97 51 54 71 113 DVD 41 46 72 108 Vir235-3 54 59 71 108 ĐC (C176) 56 64 71 108 Số liệu về thời gian sinh trưởng phát triển của các giống trong bảng 2.2 cho thấy: phần lớn các giống được khảo sát có thời gian sinh trưởng trung bình, ra nụ tương đối tập trung. Thời gian từ trồng đến 10% số cây ra nụ ở đa số giống từ 53 - 58 ngày; một số giống phát dục sớm, điển hình là P1349-2, NC95-2, DVD (ra nụ ở thời điểm chưa đến 50 ngày sau trồng); giống phát dục muộn là SPG58, Vir87 (xuất hiện nụ ở thời điểm trên 70 ngày sau trồng)… Thời gian từ trồng đến 90% số cây ra nụ từ 59 - 64 ngày. Trừ giống NC95-2, các giống còn lại đều ra nụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 16 tập trung hơn so với giống đối chứng (trong vòng 3 - 7 ngày). Các giống chín không tập trung, thời gian thu hoạch tương đối dài (từ 36 - 44 ngày) và có tổng thời gian sinh trưởng dao động từ 108 - 116 ngày. 2.3. Một số chỉ tiêu về thân của các giống Số liệu về chiều cao cây, đường kính thân và độ dài lóng và độ đồng đều quần thể của các giống được thể hiện trong bảng 2.3. Chiều cao cây trung bình của các giống trong khoảng 129,4 - 233,9 cm, độ biến động về chiều cao cây thấp (Cv< 7,3%), cây đồng đều về chiều cao. Hầu hết các giống có chiều cao cây lớn hơn rõ rệt so với giống C176. Giống SPG58 có chiều cao lên tới 233,9 cm. Hai giống có chiều cao cây tương đương đối chứng là P1349-2, DVD. Hầu hết các giống đều có độ dài lóng lớn hơn 4,0 cm, lá sắp xếp thưa hơn so với giống đối chứng C176. Độ lớn của thân biểu hiện khả năng sinh trưởng của cây, chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc đặc tính của giống mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Đa số các giống có đường kính thân tương đương đối chứng, từ 2,5 - 2,9 cm. Các giống có đường kính thân lớn (> 3cm) là Vir87, NC95-2, SPG58. Bảng 2.3. Chiều cao cây, đường kính thân và độ dài lóng của các giống TT Giống Đường Độ dài Tỷ lệ Chiều cao sinh kính thân lóng TB cây học cách gốc chuẩn (cm) Chiều Cv 20cm dạng cao (%) (cm) (%) (cm) 1 P1349-2 99,0 138,9 6,3 2,6 6,0 2 HR62-3 165,6 2,8 2,8 6,1 99,0 3 SPG58 233,9 2,1 3,6 6,4 99,0 4 NC95-2 194,4 3,7 3,1 5,8 99,0 5 Trung Hoa Bài1 190,6 5,9 2,9 5,8 99,0 6 LHSE68 130,0 3,8 2,6 4,8 99,0 7 Vir87 172,8 6,2 3,4 4,6 99,0 8 Vir97 175,0 7,1 2,6 5,9 99,0 9 DVD 142,8 6,6 2,5 5,5 99,0 10 Vir235-3 164,1 7,3 2,5 5,1 99,0 11 ĐC (C176) 129,4 11,3 4,5 2,6 4,1 99,0 LSD 0,05 17 Độ đồng đều quần thể là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá độ ổn định của giống qua nuôi cấy mô. Nhìn chung, 10 giống được khảo sát trong vụ Xuân 2010 có độ đồng đều quần thể rất cao (tỷ lệ cây khác dạng thấp). 2.4. Một số chỉ tiêu về lá của các giống Số liệu về số lá trên cây, kích thước lá, độ dày lá của các giống được thể hiện trên bảng 2.4. Tổng số lá trên cây là yếu tố quyết định tới tiềm năng năng suất của giống. Đây cũng là chỉ tiêu mà những người làm công tác chọn giống quan tâm. Số lá trên cây phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, đồng thời phụ thuộc vào quá trình canh táC Số liệu bảng 5 cho thấy, số lá trên cây trung bình của các giống trong khoảng 25.1- 35.1 lá. Hai giống có số lá lớn là Vir87, SPG58 (tổng số lá trên cây > 35 lá), lớn hơn rõ rệt so với giống C176. Các giống còn lại đều có số lá thấp hơn so với đối chứng. Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu về lá của các giống được khảo sát TT Tên giống Tổng số lá trên cây Số lá (lá) Số lá kinh tế (lá) Cv (%) Kích thước lá TB Dài (cm) Rộng (cm) Độ dày lá (m m) 1 P1349-2 27,0 8,2 20,8 54,8 35,0 0,05 2 HR62-3 26,5 7,5 20,4 63,3 38,7 0,04 3 SPG58 35,1 7,5 28,9 59,8 37,2 0,04 4 NC95-2 29,9 6,5 23,7 66,4 32,2 0,04 5 Trung Hoa Bài1 28,0 4,7 21,5 60,5 33,1 0,04 6 LHSE68 29,2 4,5 25,6 41,9 27,9 0,05 7 Vir87 35,1 8,5 29,2 62,4 36,4 0,04 8 Vir97 27,7 4,9 21,3 65,8 28,1 0,04 9 DVD 25,1 6,8 18,4 62,5 33,6 0,05 10 Vir235-3 28,7 6,4 22,6 54,0 33,6 0,05 11 ĐC (C176) 32,6 1,9 7,0 26,6 58,4 27,6 0,04 LSD 0,05 Tương ứng, số lá kinh tế/cây cao ở 2 giống Vir87, SPG58 (> 28 lá) Các giống còn lại có số lá kinh tế thấp hơn so với giống C176. Kích thước lá là một trong những yếu tố cấu thành năng suất và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của giống. Ngoại trừ 2 giống NC95-2, Vir97, hầu hết các giống được khảo sát 18 đều mang kiểu hình của giống cũ, lá rộng hình ovan (tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng từ 1,5 - 2,0); lá tương đối dày, độ dày lá (khô) của các giống tương đối lớn, dao động từ 0,04 - 0,05 mm. 2.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống Bảng 2.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống Tỷ lệ cây Một số bệnh hại chính TT Tên giống Đen thân Xoăn lá Khảm lá bị sâu hại (%) (%) (%) (%) 44,5 1 P1349-2 0,7 2,3 0,0 24,8 2 HR62-3 0,3 6,3 0,3 33,1 3 SPG58 0,7 3,7 6,0 19,5 4 NC95-2 2,0 2,0 1,0 31,4 5 Trung Hoa Bài1 1,0 0,7 0,0 44,5 6 LHSE68 0,0 0,7 0,3 19,5 7 Vir87 4,7 4,7 1,7 24,8 8 Vir97 3,3 1,0 0,3 28,1 9 DVD 8,0 0,3 1,0 21,1 10 Vir235-3 2,3 0,3 0,7 25,9 11 ĐC (C176) 0,0 0,7 1,0 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống thuốc lá phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng; phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và đặc tính kháng bệnh của từng giống. Trong thí nghiệm khảo sát 10 giống quỹ gen tại Hà Tây vụ Xuân 2010, các bệnh quan sát được trên đồng ruộng gồm có: bệnh khảm lá, bệnh xoăn lá và bệnh đen thân. Số liệu về mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống thể hiện trong bảng 2.5. Các bệnh do virus gây ra như khảm lá, xoăn lá xuất hiện ở 30–35 ngày sau trồng với mức độ nhẹ, tuy nhiên các giống HR62-3, SPG58, Vir87 nhiễm bệnh do virus với tỷ lệ >6.0%, cây nhiễm bệnh ở giai đoạn sớm bị nhổ bỏ nên ảnh hưởng đến năng suất thực thu Bệnh đen thân xuất hiện ở giai đoạn muộn (khi đã thu hoạch ½ số lá trên cây) ở hầu hết các giống, tuy nhiên, chỉ với mức độ nhẹ. Giống DVD nhiễm đen thân nặng hơn so với các giống còn lại với 8% số cây nhiễm bệnh. Giống LHSE68 không có biểu hiện nhiễm bệnh này. Sâu khoang xuất hiện ở giai đoạn ra nụ, tỷ lệ cây bị nhiễm sâu khá cao ở tất cả các giống, tuy nhiên chỉ gây hại ở các lá chân với mức độ nhẹ. 2.6. Năng suất của các giống khảo sát. Để đánh giá năng suất và phẩm cấp của các giống thuốc lá nói trên, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như số lá thu hoạch, khối lượng trung bình lá khô, tỷ lệ tươi/khô, tỷ lệ cọng của chúng. Số liệu được trình bày trong bảng 2.6. 19 Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy: khối lượng trung bình lá khô của các giống trong khoảng 5,0– 7,7g, các giống có khối lượng trung bình lá khô cao hơn so với giống C176 là HR62-3, Vir97, DVD. Giống có khối lượng trung bình lá khô thấp là LHSE68 (có kích thước lá nhỏ) Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất của các giống khảo sát TT Tên giống KLTB lá khô (g) Tỷ lệ tươi / khô Tỷ lệ cọng (%) NS khô lí thuyết (tạ/ha) NS khô thực thu (tạ /ha) 1 P1349-2 5,1 8,3 21,9 19,1 14,4 2 HR62-3 6,4 7,7 22,1 23,4 17,8 3 SPG58 5,0 9,6 28,0 26,1 20,2 4 NC95-2 5,4 8,7 28,4 22,9 19,2 5 Trung Hoa Bài1 5,2 8,5 28,3 19,9 15,5 6 LHSE68 3,2 9,6 16,3 14,9 13,8 7 Vir87 5,2 9,2 31,9 27,5 20,7 8 Vir97 7,7 7,4 26,3 29,5 26,4 9 DVD 5,6 7,1 27,0 18,5 17,7 10 Vir235-3 5,1 8,5 20,8 20,9 19,9 11 ĐC (C176) 5,4 9,3 32,1 25,9 24,4 3,8 LSD 0,05 Ghi chú: - KLTB: Khối lượng trung bình ; NS: năng suất Tỷ lệ tươi/khô biểu thị khả năng tích lũy chất khô của giống. Hầu hết các giống có tỷ lệ tươi/khô nhỏ hơn so với giống đối chứng C176. Khả năng tích lũy vật chất tương đối tốt ở các giống DVD, Vir97, HR62-3 (tỷ lệ tươi/khô < 8,0). Tỷ lệ cọng cũng là một chỉ tiêu được các nhà chọn giống quan tâm để tạo ra những giống mới có tỷ lệ nguyên liệu sau tách cọng cao, phù hợp với yêu cầu trong sản xuất thuốc điếu. Nhìn chung, tất cả các giống được khảo sát đều có tỷ lệ cọng trong khoảng từ 20,8–31,9, thấp hơn so với đối chứng; đặc biệt ở giống LHSE68 tỷ lệ cọng rất thấp (16,3 %) Năng suất của các giống thuốc lá phụ thuộc phần lớn vào số lá trên cây, kích thước lá, khả năng tích lũy chất khô và khả năng kháng sâu bệnh… của giống. Nhìn chung các giống được khảo sát vụ Xuân 2010 tại Hà Tây đều có tiềm năng cho năng suất cao. Trừ giống LHSE68, các giống còn lại đều có năng suất lý thuyết ≥ 18,5 tạ/ha. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan