Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhật việt tiến qtkdqt c11qq1...

Tài liệu Nhật việt tiến qtkdqt c11qq1

.DOCX
38
301
96

Mô tả:

bài tập phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Việt Tiến tại Nhật Bản
NHẬT BẢN – VIỆT TIẾN NHÓM : NEW TREND LỚP: C11QQ Nguyễn Vủ Phương Quyên Trần Phạm Uyên Thảo Lê Thị Mỹ Linh Nguyễn Thị Ngọc Giàu Ngô Quang Đại Trần Tố Nhi 1 NHẬT BẢN 2 A. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN I. LỊCH SỬ: Vào năm 1603, Tướng Tokugawa đã mở đường cho một thời kỳ dài thoát khỏi sự ảnh hưởng từ bên ngoài và tạo dựng thế mạnh cho Nhật Bản. Trong vòng 250 năm, chính sách này đã mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho nền văn hóa bản xứ. Sau khi có hiệp ước Kanagawa với Mỹ vào năm 1854, Nhật Bản đã mở cửa và bắt đầu công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ. Trong những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc trong khu vực có khả năng đối chọi lại với sức mạnh của Trung Quốc và Nga. Nhật đã chiếm đóng Hàn Quốc, Formosa (Đài Loan) và Miền Nam đảo Sakhalin. Năm 1933, Nhật Bản tiếp tục chiếm đóng Manchuria và vào năm 1937, Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực với Trung Quốc. Nhật Bản sau đó cũng đã tiến hành đối đầu quân sự với Mỹ vào năm 1941 và lôi kéo nước này vào cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II. Nhật Bản đã nhanh chóng chiếm được hầu hết các nước Đông và Đông Nam Á. Sau khi thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ II, kinh tế Nhật Bản đã hồi phục trở lại và trở thành một siêu cường kinh tế và là đồng minh tin cậy của Mỹ. Nhà vua trị vì ngai vàng luôn được coi là biểu tượng của sự thống nhất dân tộc. Sức mạnh của Nhật Bản nẳm ở nền chính trị mạnh, bộ máy quyền lực hiệu quả và sự điều hành về kinh tế tốt. Nền kinh tế Nhật Bản đối mặt với sự suy giảm bắt đầu từ năm 1990 tiếp theo sau hàng thập kỷ thành công vang dội. II. TÊN NƯỚC :  Tên nước : Nhật Bản (Japan)  Thủ đô : Tokyo  Ngôn ngữ chính thức : Tiếng Nhật  Đơn vị tiền tệ : Yên III. DÂN SỐ  Dân số hiện tại của Nhật Bản là 127.481.376 người vào ngày 05/03/2018 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.  Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,68% dân số thế giới.  Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.  Mật độ dân số của Nhật Bản là 350 người/km2.  Với tổng diện tích là 364.571 km2.  94,50% dân số sống ở thành thị (120.356.505 người vào năm 2016). 3  Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 47 tuổi. IV. CON NGƯỜI : Người Nhật Bản có tính cách hết sức đặc biệt, có lẽ nhờ những tính cách này, người Nhật đã biến đất nước nghèo tài nguyên, khí hậu khắc nghiệt của mình thành một cường quốc. Có thể tóm tắt những tính cách đặc trưng đó như sau:  Có tinh thần cầu tiến và nhạy cảm với những thay đổi trên thế giới. Sẵn sàng tiếp nhận những cái mới nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình.  Đề cao cái chung, cái tập thể, gạt bỏ cái tôi cá nhân. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng cũng có thể liên kết với nhau để đạt được mục đích chung.  Không thích đối đầu với người khác, đặc biệt là đối đầu cá nhân. Họ chú tâm giữ gìn sự hòa hợp. Việc giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là quan trọng nhất.  Tiết kiệm và làm việc chăm chỉ. V. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ : Nhật Bản có vị trí nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Phần chính của Nhật Bản được cấu thành từ bốn đảo lớn là Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu.  Diện tích: 377.944 km², đứng hàng 62 trên thế giới.  Lãnh hải: 3.091 km².  Biển của Nhật Bản có tổng chiều dài là 33.889 km. Nhật Bản là một đảo quốc hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km. Xung quanh Nhật Bản là một loạt các biển thông nhau.  Phía Đông và phía Nam: Thái Bình Dương.  Phía Tây Bắc: biển Nhật Bản.  Phía Tây: biển Đông Hải.  Phía Đông Bắc: biển Okhotsk.  Vùng biển xung quanh các quần đảo Izu, Ogasawara, Nansei: biển Philippines theo cách gọi của thế giới, song các văn kiện của chính phủ Nhật Bản vẫn chỉ gọi đó là Thái Bình Dương.  Vùng biển nằm giữa Honshu và Shikoku gọi là biển Seito Naikai. 4 Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:  Điểm cực Đông: đảo Minami Tori-shima  Điểm cực Tây: mũi Irizaki  Điểm cực Nam: đảo Okino Tori-shima  Điểm cực Bắc: mũi Kamoiwakka (hiện đang trong tình trạng tranh chấp, vì cả Nhật và Nga đều tuyên bố chủ quyền với đảo Iturup (trong tiếng Nhật là Etorofu-to) Nơi cao nhất Nhật Bản: núi Phú Sĩ (cao 3.776m) Thấp nhất Nhật Bản: Hachinohe mine (sâu 160m do nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m một cách tự nhiên) Các quần đảo của Nhật Bản hình thành do các đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm nên xét về mặt địa chất học, như vậy là rất trẻ. Do đó, Nhật Bản có đặc trưng tự nhiên là nhiều núi lửa và động đất. Mỗi năm Nhật Bản chịu khoảng 1.000 trận động đất. Các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào vùng Kanto. Động đất cấp 3, 4 xảy ra thường xuyên và cấp 7 - 8 cũng đã từng xảy ra. Động đất là mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yên Nhật để tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi là tiến bộ nhất trên thế giới. Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động trong đó có núi Phú Sĩ. Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng cũng có rất nhiều ở Nhật Bản. VI. KHÍ HẬU : Khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hòa và có bốn mùa rõ rệt. Tuy nhiên do địa hình Nhật Bản trải dài hơn 3000 km từ Bắc tới Nam nên tạo ra các vùng có khí hậu khác nhau. Mùa hè nắng ấm và có nhiệt độ khá cao, mùa xuân và mùa thu có khí hậu êm dịu. Mùa đông, khu vực giáp Biển Thái Bình Dương khí hậu ôn hòa và nắng ấm, khu vực giáp Biển Nhật Bản thường nhiều mây, và mưa. Nhiệt độ trung bình trên 4 vùng cơ bản:  Hokkaido: 8-12oC  Tokyo: 15,6oC  Niigata: 13,2oC  Naha: 22,4oC 5 Các hiệp định quốc tế môi trường đã tham gia: Nghị định thư Môi trường Nam cực, Tài nguyên sống Nam cực, Hiệp ước Nam cực, Đa dạng sinh học, thay đổi khí hậu, Hiệp ước Kyoto, Bảo vệ các loài tuyệt chủng, Khí thải độc hại, bảo vệ nguồn sinh vật biển, bảo vệ tầng Ozôn, Ô nhiễm tàu biển, Rừng nhiệt đới 94, Rừng nhiệt đới 83, Vùng ngập nước, đánh bắt cá voi. VII. XÃ HỘI : Dân số: 126.5 người (ước 2013) Cấu trúc tuổi:  0-14 tuổi: 13,4%  15-64 tuổi: 61,8%  65 tuổi trở lên: 24,8% Tỷ lệ tăng dân số: -0,278% Tuổi thọ trung bình: Toàn bộ dân số: 84,19 tuổi; đàn ông: 8,85 tuổi; phụ nữ: 87,71 tuổi. Các tỉnh, thành phố chính: Gồm 47 tỉnh, thành phố: Aichi, Akita, Aomori, Chiba, Ehime, Fukui, Fukuoka, Fukushima, Gifu, Gunma, Hiroshima, Hokkaido, Hyogo, Ibaraki, Ishikawa, Iwate, Kagawa, Kagoshima, Kanagawa, Kochi, Kumamoto, Kyoto, Mie, Miyagi, Miyazaki, Nagano, Nagasaki, Nara, Niigata, Oita, Okayama, Okinawa, Osaka, Saga, Saitama, Shiga, Shimane, Shizuoka, Tochigi, Tokushima, Tokyo, Tottori, Toyama, Wakayama, Yamagata, Yamaguchi, Yamanashi. Tôn giáo: Gồm 2 đạo chính là Shinto (Thần đạo) và Phật giáo 90% (nhiều người tham gia cả 2 tôn giáo này); Thiên chúa giáo là 2%, các tôn giáo khác là 8%. Ngày Lế quốc gia: Ngày sinh của Nhật Hoàng Akihito, 23/12/1933. VIII. THỂ CHẾ VÀ CƠ CẤU HÀNH CHÍNH : 8.1.Thể chế Nhà nước: Quân chủ lập hiến 8.2.Các đảng phái chính trị:  Nhật Bản là quốc gia có chính quyền đa đảng phái, những đảng phái chính trị lớn:  Đảng Dân chủ Nhật Bản DPJ  Đảng Cộng sản Nhật Bản JCP  Đảng Komeito  Đảng Dân chủ Tự do LDP  Đảng Dân chủ Xã hội SDP 6 8.3.Cơ quan hành chính:  Người đứng đầu Nhà nước: Nhật hoàng Akihito (người Nhật gọi hoàng đế Nhật Bản là Thiên hoàng) sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933 tại Tokyo, lên ngôi ngày 7 tháng 1 năm 1989  Người đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Yoshihiko Noda – nhậm chức ngày 02/09/2011.  Nội các: Các bộ trưởng được thủ tướng bổ nhiệm IX. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT : 9.1.Hệ thống luật pháp: Theo Hệ thống Luật dân sự Châu Âu với sự ảnh hưởng của Luật Anh - Mỹ, Tòa án tối cao tham gia ý kiến vào các Bộ luật hành pháp. 9.2.Bầu cử: Nghị viện chỉ định ra ứng cử viên thủ tướng, hiến pháp quy định rằng thủ tướng phải được sự nhất trí của đa số thành viên nghị viện. Sau khi bầu cử hiến pháp, lãnh đạo của liên minh chính hoặc đảng chính trong Hạ viện thường được bầu là thủ tướng. Thủ tướng mới có thể được chỉ định vào thời gian kết thúc nhiệm kỳ của thủ tướng đương nhiệm; nhà vua theo chế độ cha truyền con nối. 9.3.Cơ quan lập pháp: Quốc hội Nhật Bản là cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện (Chúng nghị viện) với 512 số ghế và Thượng viện (Tham nghị viện) với 252 số ghế. Hạ viện được bầu ra từ 130 đơn vị bầu cử với số nghị viên từ 2 tới 6 vị tùy theo dân số. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm, cứ 3 năm một nửa Thượng viện sẽ được bầu cử lại. Hạ viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm Nội các, đây là một quyền lực chính trị quan trọng nhất của nền chính trị đại nghị. Các công dân Nhật Bản trên 25 tuổi đều có quyền ứng cử Dân biểu và trên 30 tuổi có thể tranh cử ghế Thượng viện. 9.4.Cơ quan Tư Pháp: Tòa án tối cao thực hiện quyền tư pháp. (Chánh án toà tối cao được Nhật hoàng chỉ định sau khi được sự nhất trí của chính phủ; các thành viên khác của toà được chính phủ chỉ định) 9.5.Các tổ chức quốc tế đã tham gia: AfDB, APEC, APT, ARF, AsDB, ASEAN (đối tác đối thoại), Australia Group, BIS, CE (quan sát viên), CERN (quan sát viên), CP, EAS, EBRD, FAO, G-5, G-7, G-8, G-10, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICFTU, ICRM, IDA, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, LAIA, MIGA, NAM, NEA, NSG, OAS (quan sát viên), OECD, OPCW, OSCE (đối tác), Paris Club, PCA, PIF (partner), SAARC 7 (quan sát viên), UN, Hội đồng Bảo an LHQ (tạm thời), UNCTAD, UNDOF, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNITAR, UNMOVIC, UNRWA, UPU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO, ZC ..... X. VĂN HÓA , THỂ THAO : Văn hoá Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các nghành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Budō, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới. Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hoá phương Tây đã dẫn đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nhật. Sự ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc trưng của Nhật có tên gọi là Anime, nhờ sự phát triển vũ bão của Manga và Anime mà các trò chơi game video của Nhật cũng phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1980 Về truyền thống, Sumo được coi là môn thể thao quốc gia của Nhật Bản và là một trong những môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại Nhật. Các môn võ như judo, karate và kendō cũng phổ biến và được tập luyện rộng rãi khắp đất nước. Giải Bóng chày Nhật Bản được thành lập năm 1936. Ngày nay, bóng chày là môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại quốc gia này. Từ khi có sự thành lập Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản năm 1992, môn thể thao này cũng đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ. Golf, đua ô tô, giải đua ô tô Super GT và Formula Nippon cũng là những môn thể thao nổi tiếng ở Nhật. Đường đua Twin Ring Motegi được Honda hoàn thành xây dựng năm 1997 để đưa môn đua công thức 1 tới Nhật. XI. GIÁO DỤC : Hệ thống giáo dục Nhật Bản được gọi là hệ thống giáo dục “Sáu, ba ba bốn”. Giáo dục bắt buộc trong 9 năm đầu, từ 6 đến 15 tuổi. Học sinh phải học 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông, và 4 năm đại học. XII. NGÀY NGHỈ LỄ :  1/1: Ngày mùng một Tết  Thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 1: Ngày lễ trưởng thành  11/2: Ngày kỷ niệm kiến quốc 8  20/3: Ngày xuân phân  29/4: Ngày Midori, ngày cây cối xanh tươi  3/5: Ngày kỷ niệm thành lập hiến pháp  4/5: Ngày nghỉ Quốc dân  5/5: Ngày trẻ con  Thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 7: Ngày của biển  Thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 9: Ngày kính trọng người già  23/9: Ngày thu phân  Thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 10: Ngày thể thao  3/11: Ngày văn hoá  23/11: Ngày cảm tạ lao động  23/12: Ngày sinh nhật của Thiên hoàng XIII. VĂN HÓA KINH DOANH : Người Nhật luôn đề cao tính kỷ luật và hiệu quả cao trong công việc, những yếu tố dưới đây làm nên sự thành công của họ.  Trân trọng danh thiếp: Trao đổi danh thiếp là một phương thức gây ấn tượng quan trọng khi gặp gỡ làm ăn. Người Nhật không bao giờ để danh thiếp vào ví, vì đối với họ đó là sự bất kính.  Kính trọng người lớn tuổi, thứ bậc và địa vị: Văn hóa kinh doanh ở Nhật đề cao vị trí của các bậc trưởng bối vì sự uyên thâm và kinh nghiệm quý báu mà họ đã đóng góp cho công ty.  Thấm nhuần động cơ làm việc: Làm việc với động cơ rõ ràng kết hợp với sự hăng hái là vô cùng quan trọng. Những mục tiêu dài hạn của công ty cần được củng cố thường xuyên.  Nghiêm túc trong công việc: Người Nhật luôn tạo ra không khí trang nghiêm tại nơi làm việc. Sự hài hước hiếm khi được sử dụng, ngoại trừ trong giờ giải lao.  Tận dụng các mối quan hệ như là một sự ủng hộ: Có được sự tán thành của những người thành đạt, bạn sẽ trở nên đáng tin cậy trong con mắt của nhiều người và tạo nền tảng vững chắc để đảm nhận những vị trí cao hơn XIV. KINH TẾ : 14.1. Tổng quan 9 Nhật Bản có nền kinh tế phát triển, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, với năng suất và kỹ thuật tiên tiến, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh, làm nên “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản” trong những năm 70. Tháng 3 năm 2011, thảm họa kép sóng thần và động đất tại vùng Đông Bắc Nhật Bản đã khiến nước này rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hiện nay, Nhật Bản đang thực hiện tái cơ cấu, khôi phục lại nền kinh tế. Với truyền thống cần cù, sáng tạo, tiềm lực về khoa học công nghệ và tài chính hùng mạnh, kinh tế Nhật sẽ sớm phục hồi và tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế thế giới. 14.2. Các ngành kinh tế mũi nhọn : Kinh tế Nhật Bản được chia theo 3 ngành chính: Dịch vụ, Công nghiệp và Nông nghiệp  Ngành dịch vụ: thương mại và tài chính.  Ngành công nghiệp: chế tạo tàu biển, xe hơi, xe gắn máy.  Ngành nông nghiệp: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 14.3. Chỉ số kinh tế : 2016 GDP (tỷ US$) 4.730 Tăng trưởng GDP thực tế (%) 0,5 GDP trên đầu người (US$) 37.304 Tỷ lệ lạm phát (%) -0,1 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 3,1 Tỷ giá hối đoái (trên US$) 109 Xuất khẩu (tỷ US$) 645 Nhập khẩu (tỷ US$) 606 Tăng trưởng xuất khẩu (%) 3,1 Tăng trưởng nhập khẩu (%) -6,5 Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên, dân số đông, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Nhờ có các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản 10 đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973). Từ năm 1974 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng đầu những năm 90, kinh tế Nhật lại rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối những năm 90 và cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ toàn cầu hiện nay (2008-2009). Sau khi chính quyền chuyển giao từ LDP sang DPJ tháng 9/2009, Chính phủ của Thủ tướng Hatoyama tập trung vào cải tổ cơ bản thể chế kinh tế, giảm thiểu chi phí công thừa, điều chỉnh ngân sách, tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội lớn như miễn phí đường cao tốc, trợ cấp trẻ em, miễn phí học phổ thông,… Từ quý II/2009, kinh tế Nhật Bản đã từng bước hồi phục, tăng trưởng dương sau 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm. Dù gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản vẫn là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới với ưu thế về công nghệ tiên tiến; nguồn vốn dồi dào; lực lượng lao động cần cù tay nghề cao; đội ngũ tri thức đông đảo được đầu tư lớn. 14.4. Tình hình kinh tế: Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong đó khu vực dịch vụ đóng góp hơn 70% GDP của cả nước gồm dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bất động sản và các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật là trụ cột chính về dịch vụ. Với tầm quan trọng ngày càng giảm của các ngành nông nghiệp và khai khoáng (đóng góp ít hơn 1% vào GDP), thì ngành sản xuất và xây dựng chiếm phần còn lại của GDP. Thiết bị vận tải, thực phẩm và đồ uống là những ngành sản xuất chính của Nhật Bản. Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 0,5% vào năm 2016, giữ nguyên tốc độ của năm 2015. Tình hình kinh tế chậm chạp chủ yếu vì chi tiêu của người tiêu dùng thấp do sự gia tăng của thuế doanh thu tăng từ 5% lên 8% trong tháng 4 năm 2014 và sự suy giảm trong xuất khẩu do đồng Yên tăng giá trong thời điểm Brexit và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trong cuộc điều tra hàng quý do Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) công bố vào tháng 12 năm 2016, chỉ số khuếch tán cho các nhà sản xuất lớn đứng ở mức 10, tăng 4 điểm so với tháng 9 năm 2016. Xuất khẩu của Nhật Bản tăng 3,1% lên 645 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016. Nếu xét theo đồng đô la Mỹ, xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng trung bình hàng năm khoảng 10% phản ánh sự tăng giá mạnh của đồng Yên; trong khi xét theo đồng Yên thì kim ngạch xuất khẩu lại giảm. Ngược lại, nhập khẩu đã giảm 6,5% xuống còn 606 tỷ USD, dẫn đến thặng dư thương mại khoảng 39 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản trong năm 2016, giảm 7,1% so với năm 2015. Xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Nhật Bản, ghi nhận mức giảm hàng năm là 6,5% vào năm 2016. Lạm phát giá tiêu dùng của Nhật Bản giảm nhẹ 0,1% trong năm 2016, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,1% từ 3,4% vào năm 2015. 11 Doanh thu bán lẻ tăng nhẹ 0,6% vào năm 2016 sau khi tăng 0,4% vào năm 2015. Tuy nhiên, chi tiêu hộ gia đình đã giảm 0,3% so, ghi nhận sự sụt giảm mười năm liên và phản ánh nhu cầu trong nước thấp. Do sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp, chính phủ Nhật Bản đã thông báo hoãn tăng thuế tiêu dùng giai đoạn hai vào năm 2019. Du lịch trong nước là một trong những điểm sáng cho nền kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây, hỗ trợ ngành bán lẻ, khách sạn và nhà hàng trong nước phát triển. Năm 2016, tổng số khách đến Nhật Bản đạt 24 triệu người, tăng 21,8% sau khi tăng trưởng ấn tượng 47,1% vào năm 2015. Năm 2016, hơn 6 triệu khách du lịch Nhật Bản đến từ Trung Quốc, tăng 27,6% so với năm trước. Tiếp theo là khách du lịch đến từ Hàn Quốc (5,1 triệu), Đài Loan (4,2 triệu) và Hồng Kông (1,8 triệu). Hoa Kỳ đứng thứ năm về số lượng khách du lịch đến Nhật Bản, tăng 20,3% lên 1,2 triệu vào năm 2016. 14.5. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, XNK, thuế... Năm 2011, Nhật Bản áp dụng chiến lược tăng trưởng kinh tế 21 điểm, trong đó nhấn mạnh yếu tố năng suất lao động, ổn định nhu cầu nội địa, tập trung vào 6 trọng tâm, gồm:  Phát triển năng lượng  Đẩy mạnh y tế, du lịch  Thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật  Tạo thêm công ăn việc làm tại các địa phương  Bồi dưỡng nhân tài  Hướng về châu Á Cụ thể, Nhật Bản đã triển khai một số biện pháp sau:  Cải cách chính sách thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT), giảm 5 % từ 40,69%, còn trên 35% (tương đương với Mĩ, 35%, cao hơn Anh, Trung Quốc và Việt Nam, lần lượt là: 28%, 25% và 25%). Riêng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), giảm từ mức 18% còn 15% (thấp hơn Việt Nam 10%) - Áp dụng thuế môi trường, còn gọi là “thuế xanh” đối với tất cả các doanh nghiệp - Thuế tiêu thụ tăng từ 5% đến 10% để bù đắp cho các khoản chi phúc lợi xã hội và tạo công ăn việc làm. Chính sách này dự kiến sẽ tạo ra trên 1,2 triệu công ăn việc làm mới cho người lao động.  Tăng cường đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là cơ sở hạ tầng Nhật Bản tích cực ủng hộ hình thức đầu tư phối hợp đối tác công – tư (PPP) trong các dự án phát triển hạ tầng ở nước (ước tính hàng trăm tỷ USD từ 2011 đến 2030), nhằm tạo điều kiện cho các tập đoàn có thêm công ăn việc làm, bán thiết bị máy móc ra bên ngoài và tránh được rủi ro trong xuất khẩu (do đồng Yên lên cao). Nhật Bản hướng mạnh vào các nền kinh tế mới nổi như Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (BRIC) và 1 số các quốc 12 gia ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia…) đầu tư vào các ngành thân thiện với môi trường, sản xuất vật liệu mới, chăm sóc sức khỏe cộng đồng… XV. THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀO NHẬT BẢN : 1. Thủ tục hải quan Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản đều phải khai báo thông tin với Tổng cục Hải quan và xin giấy phép nhập khẩu sau khi tiến hành các thủ tục kiểm hóa hàng hóa, chi phí vào khoảng 5,000 Yên cho một giờ kiểm hóa. Sau khi tiến hành kiểm tra, nhà nhập khẩu sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu, chi phí cho mỗi bản copy vào khoảng 400 Yên (nếu khai trực tuyến chi phí sẽ là 300 Yên, hiện nay 90% các thủ tục nhập khẩu của Nhật Bản được thực hiện bằng máy tính) 2. Các mặt hàng bị cấm nhập khẩu:  Heroin, cocaine, MDMA, thuốc phiện, cần sa, các chất kích thích, chất hướng thần, và thuốc gây ngủ;  Súng đạn và các bộ phận súng đạnFirearms (pistols, etc.), ammunition (bullets) thereof, and pisto;  Vật liệu nổ (dynamite, thuốc súng,...);  Tiền chất nguyên liệu cho vũ khí hóa học;  Vi trùng có khả năng được sử dụng trong khủng bố sinh học;  Tiền giả, các loại giấy tờ, chứng từ có giá giả mạo;  Sách, bản vẽ và bài viết khác có thể làm hại sự an toàn công cộng hoặc ảnh hưởng tới đạo đức (nguyên vật liệu khiêu dâm hoặc trái với đạo đức, nội dung khiêu dâm, tranh ảnh khiêu dâm trẻ em);  Những sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 3. Về nguyên tắc, tờ khai nhập khẩu phải được khai bởi người nhập khẩu, xong việc này thường được các đại lý hoặc người được ủy nhiệm thực hiện. Nhà nhập khẩu phải khai và nộp cho hải quan kèm theo các tài liệu sau theo mẫu C5020 của Hải quan - Hoá đơn thương mại; - Vận đơn; - Giấy chứng nhận xuất xứ - CO (Doanh nghiệp Việt Nam làm mẫu AJ để được hưởng ưu đãi); - Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm và những giấy tờ liên quan cần thiết khác tùy theo mặt hàng cụ thể 13 - Giấy phép, giấy chứng nhận,... mà các quy định, luật khác ngoài luật hải quan yêu cầu (áp dụng theo các quy định, luật liên quan); - Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mô tả chi tiết các thông tin cần thiết, các quy định, luật liên quan; - Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế). 4. Hóa đơn thương mại - Phải có tối thiểu 3 bản sao hóa đơn thương mại. Các hóa đơn cần phải được nhà cung cấp ký tên và bao gồm các chi tiết sau: - Số nhãn và số thứ tự của bao gói; - Thông tin mô tả về hàng hóa; - Phí bảo hiểm và phí vận chuyển; - Địa điểm và thời gian lập hóa đơn; - Nơi đến và người nhận; - Số hiệu phương tiện vận chuyển; - Số seri giấy phép nhập khẩu; - Các điều kiện của hợp đồng liên quan đến việc xác định giá trị hàng hóa. 5. Vận đơn Đối với hàng hóa được gửi bằng đường biển, yêu cầu phải có tối thiểu 03 bản vận đơn gốc đã ký và 02 bản sao. Đối với hàng hóa được gửi bằng đường hàng không, yêu cầu phải có 01 bản vận đơn gốc và 09 bản sao nhưng không có các điều lệ chặt chẽ áp dụng. Nếu số lượng vận chuyển thực tế vượt quá số lượng ghi trong đơn hàng, cần phải nêu rõ tên và địa chỉ của người được thông báo. Thông tin trong giấy ủy thác của người nhập khẩu thường chỉ mang tính danh nghĩa nhưng phải gồm có tên phương tiện vận chuyển, người nhận trung gian và người nhận cuối cùng, nhãn mác và số seri của thùng hàng, thông tin mô tả hàng hóa gồm toàn bộ khối lượng và kích thước theo hệ mét. 6. Giấy chứng nhận xuất xứ Hiện nay, Nhật Bản và Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác kinh tế, theo đó gần 80% hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế ưu đãi. Bộ Công Thương đã ban hành mẫu C/O AJ. Để hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp có thể làm mẫu C/O trên khi xuất hàng hóa sang Nhật Bản. 7. Phiếu đóng gói 14 Yêu cầu 2 bản sao, chỉ rõ các thông số của hàng hóa, gồm cả thông tin về trọng lượng và kích thước của mỗi kiện hàng. 8. Giấy chứng nhận bảo hiểm Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được yêu cầu nếu giấy kiểm tra hải quan không có hóa đơn được đề nghị (để xác định giá trị thuế/chất lượng). Trong trường hợp như vậy, các tài liệu khác ghi giá trị vận chuyển, mức phí bảo hiểm và bảng giá…có thể được yêu cầu. Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia, lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ nghiêm túc những quy định và luật về nhập khẩu của Nhật Bản. Những mặt hàng yêu cầu giấy phép nhập khẩu phải tuân thủ các quy trình, quy định, luật của hải quan. Với một số mặt hàng nhập khẩu có hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải xin hạn ngạch tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (Ministry of Economy, Trade and Industry - METI). Thủ tục nhập khẩu những mặt hàng thuộc loại nguyên liệu, chế biến thô hoặc bán thành phẩm thường thông thoáng và dễ dàng hơn. XVI. QUAN HỆ GIỮA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM : 16.1. Một số mốc quan trọng trong quan hệ hai nước Từ năm 2002 đến nay, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển. Năm 2002, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi 4/2002, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài. Năm 2004 hai bên xác định vươn tới tầm cao mới của quan hệ đối tác bền vững. Năm 2006, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe 11/2006, Thủ tướng hai nước ra Tuyên bố chung về Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á. Đến năm 2007, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 11/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Yasuo Fukuda đã ký Tuyên bố chung về việc Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản và Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Tháng 4/2009, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Aso Taro đã ký Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á, nhất trí đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược. 15 Năm 2010, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan (tháng 10/2010), Thủ tướng hai nước ký Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á. Trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 10/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Noda đã ký Tuyên bố chung triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tháng 3/ 2014, trong chuyến thăm cấp nhà nước Nhật Bản, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á. Năm 2015, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản tháng 9/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ra Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. 16.2. Quan hệ hợp tác giữa hai nước : 16.2.1. Về quan hệ chính trị: Quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Một số cơ chế đối thoại giữa hai nước, Ủy ban Hợp tác Việt-Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch (từ năm 2007); Đối thoại Đối tác chiến lược Việt NamNhật Bản về ngoại giao-an ninh-quốc phòng cấp Thứ trưởng ngoại giao (từ năm 2010); Đối thoại chính sách quốc phòng Việt-Nhật cấp Thứ trưởng (từ tháng 11/2012); Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng (từ tháng 11/2013). Hai nước hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Việt Nam ủng hộ Nhật Bản vào Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (2016-2017) và sẽ ủng hộ Nhật Bản làm Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khi cơ quan này được mở rộng. Về vấn đề Biển Đông, Nhật Bản khẳng định cần đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông; ủng hộ quan điểm các tranh chấp tại Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình, không sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) phản đối các hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông. 16.3. Trong hợp tác kinh tế: Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Đến nay, Nhật Bản 16 là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhà đầu tư số 2 tại Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (năm 2016). Hai bên đã ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 12/2004), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) (tháng 10/2009)... tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Hiện tại, Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ ta phát triển công nghiệp với 6 ngành được lựa chọn (ô tô và phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông thủy sản, điện tử, công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng, đóng tàu) trong Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020 tầm nhìn 2030. 16.4. Về viện trợ phát triển chính thức ODA: Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Từ năm 1992 đến hết tài khóa 2015 (31/3/2016), Nhật Bản đã cam kết khoảng 29,5 tỷ USD ODA vốn vay cho Việt Nam. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Abe (tháng 1/2017), hai bên đã ký 2 công hàm trao đổi và 2 hiệp định vay cho một số dự án ODA vốn vay và không hoàn lại, Nhật Bản cam kết cung cấp thêm cho Việt Nam khoảng 120 tỷ Yên (gần 1,05 tỷ USD) ODA vốn vay năm tài khóa 2016 cho 4 dự án. Nhiều dự án của Nhật Bản đã hoàn thành và đưa vào khai thác rất hiệu quả, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Điển hình gần đây có ba dự án hạ tầng lớn ở Thủ đô Hà Nội gồm cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân với Sân bay Quốc tế Nội Bài, Nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đều được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Ba công trình này được khánh thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2015, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch của Thủ đô và cả nước. Ngoài ra, Nhật Bản đang tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp trong khuôn khổ Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Hợp tác nông nghiệp có bước đột phá từ năm 2014. Hai bên đã ký kết Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 9/2015. Trong lĩnh vực du lịch, năm 2016, lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam đạt 740.592 lượt, tăng 10,3% so với năm 2014, đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Số khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản năm 2015 là 185.400 lượt; 11 tháng năm 2016 đạt 220.700 lượt, tăng 26,1%. 16.5. Hợp tác tốt trong các lĩnh vực khác 17 Tình hữu nghị đã khơi nguồn cho các hoạt động tương trợ, giúp đỡ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực trong đó có hợp tác lãnh sự, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, lao động, ứng phó với biến đổi khí hậu, giao lưu địa phương. Về hợp tác lãnh sự, theo thống kê của Bộ Tư pháp Nhật Bản, đến tháng 12/2016, tại Nhật Bản có 124.820 người Việt Nam và tại Việt Nam có khoảng 13.500 người Nhật Bản. Nhật Bản đã mở Tổng lãnh sự quán tại TP. Hồ Chí Minh (tháng 3/1997) và Việt Nam mở Tổng Lãnh sự quán tại thành phố Osaka (tháng 3/1997) và thành phố Fukuoka (4/2009). Tháng 6/2010, Việt Nam bổ nhiệm hai Tổng Lãnh sự danh dự tại thành phố Nagoya và thành phố Kushiro. Từ ngày 1/1/2004, Việt Nam miễn thị thực cho công dân Nhật Bản du lịch và kinh doanh tại Việt Nam trong vòng 15 ngày và từ ngày 1/7/2004, quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho mọi công dân mang hộ chiếu Nhật Bản. Ngày 8/3/2005, Việt Nam và Nhật Bản đã trao đổi Công hàm miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước mang Hộ chiếu ngoại giao và công vụ trong thời hạn lưu trú không quá 90 ngày bắt đầu thực hiện từ 1/5/2005. Nhật Bản bắt đầu thực hiện việc nới lỏng quy chế cấp thị thực nhiều lần từ ngày 30/9/2014 và nới lỏng hơn từ ngày 15/2/2016 và thị thực một lần từ ngày 20/11/2014 cho công dân Việt Nam. Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức. Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực hợp tác giáo dục. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay là 38.882 người. Nhật Bản đang hợp tác để nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao (Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội); đang hợp tác xây dựng Trường Đại học Việt - Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ; hỗ trợ Việt Nam dạy tiếng Nhật tại một số trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Về hợp tác lao động, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện có khoảng hơn 45.000 lao động, thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản tiếp nhận điều dưỡng viên, hộ lý của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế song phương EPA tháng 10/2011, đợt đầu tiên gồm 138 y tá và điều dưỡng viên, đợt hai gồm 137 người đã sang Nhật Bản. Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu phát triển mạnh mẽ, thực chất với việc Nhật Bản liên tục cung cấp ODA những năm gần đây cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Trong chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 5/2016, Thủ tướng Abe đã công bố hỗ 18 trợ khẩn cấp không hoàn lại 2,5 triệu USD để ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn và cho biết Nhật Bản sẽ nghiên cứu hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, trước thực trạng môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, Nhật Bản cũng đã triển khai hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường đô thị một cách có hệ thống. Hợp tác địa phương giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, nhiều địa phương của hai nước đã ký văn bản hợp tác như TP. Hồ Chí Minh - Osaka (năm 2007), Đà Nẵng - Sakai (năm 2009), Hà Nội - Fukuoka, Đà Nẵng - Yokohama, TP. Hồ Chí Minh - Yokohama, Đồng Nai - Hyogo, Bà Rịa - Vũng Tàu - Kawasaki (năm 2013), Phú Thọ - Nara, Huế - Kyoto (năm 2014), Hưng Yên - Kanagawa, Hải Phòng - Niigata và Nam Định - Miyazaki (năm 2015). Những thành công mà Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được là những mốc quan trọng góp phần củng cố và phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng, đáp ứng mong muốn và lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, hợp tác và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 16.6. Hợp tác với VCCI : 16.6.1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết Trong thời gian qua, VCCI có quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với các tổ chức kinh tế hàng đầu của Nhật Bản như JETRO, Nippon Keidanren, JCCI và các Phòng thương mại địa phương, Keizai Doyukai. VCCI đã ký thỏa thuận hợp tác với các tổ chức sau tại Nhật Bản: - Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản: ký ngày 18/10/1993 - Liên đoàn Kinh tế Kan sai: ký ngày 19/3/1996 - Phòng Thương mại và Công nghiệp Hiroshima: ký ngày 11/11/1993 - Phòng Thương mại và Công nghiệp Osaka: ký ngày 20/11/1991 - Sở Công thương tỉnh Fukuoka, Nhật Bản: ký ngày 2/7/2012 - Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản : ký ngày 17/3/2014 Được sự phê chuẩn của Chính phủ Việt Nam, nhằm thúc đẩy quan quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch…tạo ra một kênh giao lưu giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, năm 2007 Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã thành lập Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản. Diễn đàn có đối tác phía Nhật Bản là Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Diễn đàn cũng là kênh thông tin chính thức để cộng đồng doanh nghiệp hai nước đóng góp ý kiến với các Chính phủ nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh và khuôn khổ hợp tác ngày càng thuận lợi. Diễn đàn đã có Sàn giao dịch TMĐT Việt Nam-Nhật Bản với địa chỉ là http://vinajapan.com 19 16.6.2. Hoạt động đã triển khai tổ chức các sự kiện sau:  Ngày 18/1/2012 : Hội thảo và gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Fukuoka trong lĩnh vực điện, môi trường và xây dựng  Ngày 29/02/2012 : Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản (tỉnh Okayama).  Ngày 5 và 7/3/2012 : Hội thảo Thu hút niêm yết IPO và hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) giữa Việt Nam và Nhật Bản tại Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh.  Ngày 20/4/2012: Buổi thuyết trình “Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Sumitomo” tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.  Ngày 13/9/2012 : Hội thảo kinh tế “Hữu nghị Việt – Nhật” về các vấn đề kinh tế và tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.  Ngày 24/9/2012 : Đón đoàn 100 doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam, thu xếp cho đoàn tiếp kiến Chủ tịch nước.  Ngày 27/10-4/11/2012 : Đoàn doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp Phụ trợ tham gia Chương trình Giao lưu, Diễn đàn và Gặp gỡ doanh nghiệp tại Fukuoka, Nhật Bản.  Các Hội thảo xúc tiến đầu tư, thương mại liên quan đến thị trường Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam tại các chi nhánh của VCCI như: Khóa học “Kỹ năng lãnh đạo và những kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của Nhật Bản” ngày 16/8 tại Hải Phòng, Thuyết trình “Quản trị nguồn nhân lực tại cá doanh nghiệp Nhật Bản – Bài học nào cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ngày 26/9 tại Thanh Hóa, Hội thảo “Hợp tác phát triển nguồn nhân lực – ngành Kỹ thuật Xây dựng” ngày 5/11 tại Đà Nẵng, Hội thảo “Hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ : Hoạt động 5S và quản lý chất lượng sản phẩm” 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan