Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhất thể hóa chức danh bí thư và chủ tịch xã...

Tài liệu Nhất thể hóa chức danh bí thư và chủ tịch xã

.DOCX
24
277
87

Mô tả:

MỤC LỤC. Nội dung. trang. Phần I: LỜI NÓI ĐẦU. - Đặt vấn đề…………………………………………………………… - Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. Phần II: NỘI DUNG. I, Chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch UBND xã và Bí thư Đảng ủy. 1, Chủ tịch UBND xã. a, Con đường hình thành…………………………………………………….. b, Nhiệm vụ, quyền hạn………………………………………………………. 2. Bí thư Đảng ủy. a, Con đường hình thành……………………………………………………… b, Nhiệm vụ, quyền hạn………………………………………………………….. 3, Mối quan hệ giữa Chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã………………………. II, Nhất thể hóa chức danh và Chủ tịch và Bí thư Đảng ủy xã. 1, Nhất thể hóa là gì?............................................................................................. 2, Nhất thể hóa Chủ tịch và Bí thư là gì?............................................................... 3, Lý do nhất thể hóa. a, Theo cơ sở lý luận……………………………………………………………. b, Theo cơ sở thực tiễn………………………………………………………….. 4, Quá trình triển khai thực hiện. a, Lý thuyết…………………………………………………………………….. b, Nội dung thực hiện…………………………………………………………… 5, Liên hệ thực tế……………………………………………………………….. 6, Đánh giá a, Ưu điểm……………………………………………………………………….. b, Nhược điểm………………………………………………………………….. 7, Giải pháp nâng cao hiệu quả việc nhất thể hóa Chủ tịch và Bí thư Đảng ủy xã……………………………………………….. Phần III: TỔNG KẾT…………………………………………………………… Danh sách nhóm…………………………………………………………………… PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU Cải cách khu vực công đang là xu thế tất yếu khách quan của các Nhà nước trên thế giới hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương cải cách Bộ máy Nhà nước nhằm tinh giản tổ chức bộ máy, giảm chi tiêu ngân sách nhà nước. Vấn đề cải cách Bộ máy Nhà nước nói chung, cải cách nền hành chính nói riêng được Đảng và Nhà nước ta nhận định có ý nghĩa chiến lược và lâu dài, do đó mọi chương trình cải cách phải suất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ vụ được nhu cầu hợp pháp của công dân, duy trì ổn định, phát triển của xã hội. Việc nhất thể hóa chức danh Bí thư đảng ủy với chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã và đang được Nhà nước ta nghiên cứu, triển khai thực hiện để đáp ứng nhu cầu cải cách căn ke, toàn diện Bộ máy nhà nước. Để hiểu biết hơn nữa về chủ trương này , nhóm đã đi thực hiện việc tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh việc " Nhất thể hóa chức danh bí thư và chủ tịch xã", với mong muốn nâng cao hiểu biết của mình trước những đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình nghiên cứu nhóm có sử dụng rất nhiều tài liệu và các văn kiện nghi quyết của Đảng, kết hợp với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát thực tế. Nhưng trong quá trình tìm hiểu, do hạn chế về tài liệu, cũng như việc nhận định đánh giá, tư duy logic vấn đề còn chưa sâu, nên bài viết còn nhiều hạn chế, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp của cô để bài viết cũng như kiến thức của chúng em được hoàn thiện hơn. CHÚNG EM XIN TRÂN THÀNH CẢM ƠN!!! PHẦN II: NỘI DUNG I, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ VÀ BÍ THƯ. 1. Về Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. a. Con đường hình thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Đây là chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và các ủy viên(thường là chỉ huy trưởng BCH quân sự và Trưởng công an xã). Thường trực Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân.Về danh nghĩa, người này do Hội đồng nhân dân của xã, thị trấn hay phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường hay thị trấn sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Đảng ủy của xã, thị trấn hay phường đó. Ủy ban nhân dân xã, phường hay thị trấn hoạt động theo hình thức chuyên trách. b. Nhiệm vụ, quyền hạn. Theo điều 127 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2003 Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Lãnh đạo công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân: - Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp; - Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 124 của Luật này; - Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương; - Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. - Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban nhân dân; - Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý; - Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; - Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ; - Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo Uỷ ban nhân dân trong phiên họp gần nhất; - Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 2. Về Bí thư. a. Con đường hình thành. Căn cứ vào Quyết định số 220-QĐ/TW năm 2009 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng khoản 8 quy định: Đại hội chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở) trực tiếp bầu chi uỷ, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi uỷ viên; nơi không có chi uỷ thì chi bộ trực tiếp bầu bí thư, nếu cần thì bầu phó bí thư chi bộ. Chi bộ không bầu ban thường vụ. Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở trở lên, nếu có yêu cầu hoặc hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, thì sau khi bầu cử cấp ủy tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư. Ngoài một số trường hợp như thí điểm bầu bí thư trực tiếp tại đại hội, trên 50% đại biểu đại hội giới thiệu một cấp ủy viên ứng cử chức danh bí thư… thì thực hiện theo hướng dẫn riêng của Trung ương, nói chung kết quả phiếu giới thiệu đối với chức danh bí thư phải được báo cáo với cấp ủy cấp trên trực tiếp; sau khi cấp ủy cấp trên trực tiếp có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử bí thư. b. Nhiệm vụ, quyền hạn. Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ. - Trực tiếp chuẩn bị và chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết; giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. - Lãnh đạo việc kiểm tra tổ chức việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ đảng ủy. - Cùng với tập thể cấp ủy, bí thư cấp ủy lãnh đạo thắng lợi nhiệm vụ của tổ chức đảng cơ sở, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân ở cơ sở; theo dõi, chỉ đạo và phối hợp hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, chăm lo công tác cán bộ theo thẩm quyền. - Chỉ đạo việc xây dựng nghị quyết của Ban Chấp hành, ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết đó. - Bí thư Đảng ủy trực tiếp là chính trị viên lực lượng dân quân xã (phường, thị trấn) và là chủ tài khoản của Đảng ủy xã. - Thay mặt Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy ký các nghị quyết và văn bản quan trọng của Đảng ủy, Ban Thường vụ. - Chỉ đạo Phó bí thư thường trực giải quyết công việc hằng ngày của Đảng ủy; ủy nhiệm cho Phó bí thư chủ trì công việc khi Bí thư vắng mặt dài ngày. - Chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ. - Phụ trách công tác tuyên giáo, kiểm tra các tổ chức chính trị, xã hội và giải quyết các công việc của Đảng ủy. - Điều hòa sự hoạt động và mối quan hệ giữa các chi bộ, các ngành, đoàn thể để việc thực hiện nghị quyết của cấp ủy được thống nhất. 3. Mối quan hệ giữa 2 chức danh Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Việt Nam là nhà nước xã hội chủ nghĩa, theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo,nhà nước hoạt động theo nguyên tắc chịu sự lãnh đạo ,chỉ đạo của Đảng.Trên cơ sở đó,chúng ta đã xây dựng hệ thống bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương theo nguyên tắc tập chung có sự phân công giữa các bộ phận tạo thành một chỉnh thể thống nhất.Vì vậy giữa chủ tịch xã và bí thư xã có mối liên hệ mất thiết, hỗ trợ nhau, hoạt động của đối tượng này là nền tảng,cơ sở cho hoạt động của đối tượng kia.Ngoài ra hoạt động của bí thư và chủ tịch xã còn đảm bảo tính pháp quyền,hoạt động kiểm tra giám sát trong thự hiện quyết định ,điều lệ của hội đồng nhân dân. Ta biết rằng chủ tịh UBND xã có trách nhiệm cụ thể hóa Nghị quyết,Quyết định của ấp ủy, ban thường vụ cấp ủy dựa trên ý kiến của cấp ủy, ban thường vụ để đưa ra các phương hướng, nhiệm vụ, sau đó triển khai tổ chức thự hiện.Như vậy, việc ban hành các Nghị quyết của chủ tịch UBND đều phải dựa trên chủ trương, đường lối của bí thư xã đồng thời bí thư xã góp phần chủ đạo trong viê êc vạch ra đường lối, chủ trương giúp cụ thể hóa các Nghị quyết của chủ tich UBND. Như vậy đây chính là mối quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan lãnh đạo (Bí thư) và người đứng đầu Cơ quan tổ chức thực thiện (chủ tịch UBND).Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao và tránh được những yếu tố chủ quan , hạn chế tính quan liêu giữa hai chức vụ bí thư và chủ tịch xã luôn luôn phải thông qua quá trình hội ý, trao đổi ,thống nhất ý kiến và đi đến quyết định cuối ùng. Như vậy giữa hai chức vụ này luôn có mối quan hệ với nhau, không chỉ quan hệ về mặt tổ chức quyền lực mà còn trên lĩnh vực chuyên môn; hoạt động của chủ tịch xã dù trong thẩm quyền có quyền hạn trực tiếp trong viê êc ra các Nghị quyết, Quyết định , những vấn đề trực tiếp liên quan đến sự phát triển của địa phương song trên thực tế phần lớn nhưng quyết định này có đươc do sự tham mưu, chỉ đạo về mặt đường lối, chiến lược cuả Bí thư xã. Mặt khác, Bí thư dựa trên thực tế hoạt động của chủ tịch xã cũng như những mặt tích, hạn chế còn tồn tại trên địa bàn địa phương để để đưa ra những phương hướng chiến lược cho sự phát triển của địa phương. Không những vậy, mối quan hệ giữa hai chức vụ này còn biểu thị sự phụ thuô êc, mối liên hệ trong vấn đề giám sát hoạt động của cơ quan quyền lực với cơ quan hành chính cấp địa phương.Hoạt động của chủ tịch xã sẽ đi theo những định hướng,chủ trương của Đảng ủy điều này sẽ tránh đươc tình trạng chủ quan, quan liêu, duy ý trí, đô c đoán, ê cửa quyền..Sử dụng hiệu quả thế mạnh của địa phương về nguồn lực, nguồn tài nguyên ,đặc biệt là có thể đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân địa phương do xuất phát từ bản chất là đại biều trung thành của nhân dân. Không chỉ chịu sự ràng buô êc về mặt chỉ đạo hiến lược và tổ chức thực hiện trong các quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân xã phải báo cáo những vấn đề quan trọng trên địa bàn địa phương lên bí thư, chịu trách nhiệm trước những quyết định và báo cáo của mình. Như vậy,có thể nói rằng giữa Bí thư và Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hoạt động của đối tượng này là cơ sở, nền tảng cho quyết định của đối tượng kia điều này đã làm tăng thêm tính hiê êu quả, sự phụ thuô êc, tránh những hiện tượng quan liêu trong bộ máy hính quyền địa phương giúp hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tăng thêm tính chuyên nghiệp, hiệu quả. II, NHẤT THỂ HÓA CHỨC DANH BÍ THƯ VỚI CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ. 1. Nhất thể hóa là gì? Nhất thể hóa là sự kết hợp các chức danh trong lãnh đạo các cấp, nhằm mang lại sự nhất quán từ chủ trương đến chủ đạo, điều hành khiến cho các chủ trương chính sách được thực thi nhất quán, thông suốt. 2. Nhất thể hóa Chủ tịch và Bí thư cấp xã là gì?. Vậy nhất thể hóa chức danh Bí thư đảng ủy và Chủ tịch tỉnh là sự kết hợp hai chức danh này là một để thống nhât những quan điểm và chủ trương cũng như nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao. 3. Lí do nhất thể hóa chức danh Bí thư với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. a, Theo cơ sở lý luận. Theo quan điểm của Đảng ,việc hợp nhất hai chức danh bí thư và chủ tịch xã là một nhằm tập trung quyền hạn và quy trách nhiệm về một người tránh sự đùn đẩy trách nhiệm giữa người lãnh đạo và người quản lý ,tăng cường đưa và thực hiện các nghị quyết của đảng vào đời sống Mô hình thí điểm bí thư kiêm chủ tịch là chủ trương của đảng theo nghị quyết số 22NQ/TW ngày2-2-2008 của ban chấp hành trung ương đảng khóa X nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên,mô hình này phù hợp với chương trình cải cách hành chính nhà nước và đổi mới hệ thống chính trị nước ta hiện nay . b. Theo cơ sở thực tiễn. Nhất thể hóa 2 chức danh bí thư và chủ tịch xã xuất phát từ nội dung cải cách nền hành chính nước ta phù hợp với tình hình thực tế của đất nước ta, nhằm nâng cao năng lực của người lãnh đạo và giúp phần nâng cao hiệu quả làm việc, giả quyết công việc nhanh hơn. Trong giai đoạn đảng cộng sản cầm quyền ,nội dung và biện pháp quan trọng nhất thể hiện vai trò cầm quyền của đảng là lãnh đạo nhà nước và thông qua nhà nước và sử dụng bộ máy nhà nước để xây dựng tổ chức đất nước xây dựng xã hội chủ nghĩa, vì vậy đòi hỏi đảng không ngừng nâng cao đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo làm cho đường lối chủ trương của đảng được thực hiện hiệu quả cao nhất trong cuộc sống, phát huy cao độ vai trọ của nhà nước ,mặt trận và các tổ chức xac hội, sức mạnh của quần chúng nhân dân và tiềm năng của đất nước và qua đó không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng, Thực hiện từng bước nhất thể hóa chức danh cán bộ ở cơ sở là một bước quan trọng trong quá trình đổi mới nói trên, đồng thời là bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ cán bộ, điều đó thể hiện sự nhất quán về nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Đó chính những là lí do vì sao phải nhất thể hóa hai chức danh này. 4, Quá trình triển khai, tổ chức, thực hiện. a. Về lý thuyết.  Các văn bản quy định. Nghị quyết số 22- NQ/TW, NGÀY 2/2/2008 Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khóa X: " Về nâng cao năng lực lãn đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ , Đảng viên. Thông báo số 223-TB/TW ngày 24/2/2009 của Bộ Chính trị do đồng chí Trương Tấn Sang ký về việc thực hiện thí điểm chủ trương đồng chí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND ở cấp xã và địa phương không tổ chức HĐND.  Văn bản hướng dẫn thực hiện. Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW ngày 6/3/2009 của Ban Tổ chức Trung ương việc thực hiện thí điểm bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân ở cấp xã và địa phương không tổ chức hội đồng nhân dân Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về “Thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân ở cấp xã và địa phương không tổ chức hội đồng nhân dân” (Thông báo số 223-TB/TW ngày 24-2-2009 của Bộ Chính trị), Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn việc thực hiện như sau: b, Nội dung thực hiện thí điểm - Phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện Việc thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân được tiến hành ở cấp huyện và cấp xã, cả nơi có tổ chức hội đồng nhân dân (xã, thị trấn) và nơi thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân (huyện, quận, phường). Những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được chỉ đạo thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức hội đồng nhân dân ở huyện, quận, phường (theo Nghị quyết 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội) thì thực hiện thí điểm tại 20 - 30% số đơn vị không tổ chức hội đồng nhân dân. Những đơn vị này bắt đầu thực hiện ngay sau khi kết thúc hoạt động nhiệm kỳ 2004-2009 của hội đồng nhân dân vào ngày 25/4/2009. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn và chỉ đạo thí điểm tại 2 - 3% tổng số xã, thị trấn ở địa phương. Thời gian thực hiện trong năm 2009. - Yêu cầu đối với những đơn vị thực hiện thí điểm Các đơn vị cơ sở (xã, thị trấn) được chọn thực hiện thí điểm bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân cần đại diện cho các vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau để có cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm chỉ đạo chung. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương phát triển tương đối ổn định; nội bộ đoàn kết, thống nhất; đã thực hiện tốt việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ. Sau khi thực hiện thí điểm thì đồng chí bí thư hoặc chủ tịch uỷ ban nhân dân không tiếp tục công tác cũ có đủ điều kiện để bố trí công tác khác phù hợp và đồng chí bí thư đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân phải còn đủ tuổi để tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ tới (nhiệm kỳ 2010 2015). Cấp uỷ cơ sở phải làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện thí điểm chủ trương này. Để đồng chí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân nơi có hội đồng nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ, cần cơ cấu đồng chí phó bí thư thường trực cấp uỷ kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân. Đồng chí phó bí thư và phó chủ tịch thường trực uỷ ban nhân dân phải có năng lực, kinh nghiệm về công tác xây dựng đảng và công tác quản lý nhà nước; có khả năng điều hành công việc chung khi đồng chí bí thư đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân vắng mặt. Cấp uỷ hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân phải xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc và thực hiện theo quy chế. Quy chế làm việc phải xác định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ công tác của đồng chí bí thư đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân với cấp uỷ, hội đồng nhân dân (nơi có hội đồng nhân dân), uỷ ban nhân dân. - Yêu cầu đối với bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân Đồng chí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân phải bảo đảm tiêu chuẩn cán bộ theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ. Cụ thể như sau: Có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, kinh nghiệm về công tác đảng, công tác chính quyền để hoàn thành tốt nhiệm vụ của bí thư và chủ tịch uỷ ban nhân dân. Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và tính đảng cao; có tác phong làm việc dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm; có sức khỏe và uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương. Nói chung có trình độ đại học về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cao cấp trở lên (đối với huyện, quận); có trình độ trung cấp về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị trở lên (đối với xã, phường, thị trấn). Đã đảm nhiệm (hoặc được quy hoạch) một trong các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở huyện, quận hoặc xã, phường, thị trấn tương ứng với chức vụ đảm nhiệm, hoặc có trình độ, kiến thức và năng lực đảm nhiệm được chức vụ được giao. - Công tác nhân sự bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân Đối với nơi không tổ chức hội đồng nhân dân (huyện, quận, phường): Nhân sự bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân ở cấp nào do cấp uỷ cấp đó chuẩn bị và đề nghị cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Việc kiện toàn chức danh bí thư cấp uỷ thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng. Việc kiện toàn chức danh chủ tịch uỷ ban nhân dân do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm. Cụ thể như sau: Nếu đồng chí bí thư cấp uỷ hoặc đồng chí chủ tịch uỷ ban nhân dân đương chức được dự kiến giao nhiệm vụ làm bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân, thì chức danh bí thư cấp uỷ kiện toàn trước (bầu cử hoặc chỉ định), chức danh chủ tịch uỷ ban nhân dân do chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm sau. Nếu đồng chí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân là nhân sự mới (cán bộ nơi khác đến, cán bộ tại chỗ được quy hoạch bí thư hoặc chủ tịch uỷ ban nhân dân) thì kiện toàn chức danh bí thư cấp uỷ trước, sau đó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm chức danh chủ tịch uỷ ban nhân dân. Đối với nơi có hội đồng nhân dân (xã, thị trấn): Nhân sự bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, thị trấn do cấp uỷ xã, thị trấn chuẩn bị và đề nghị cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét quyết định. Khi chuẩn bị nhân sự bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân, cấp uỷ phải chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện đúng quy trình, bảo đảm thật sự dân chủ, khách quan. Cùng với việc chuẩn bị nhân sự theo quy định hiện hành, cấp uỷ phải tham khảo ý kiến của đại diện mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở bằng hình thức phù hợp và chỉ đạo lấy phiếu tham khảo ý kiến của đại biểu hội đồng nhân dân về nhân sự mà cấp uỷ chuẩn bị. Trường hợp đa số đại biểu hội đồng nhân dân không tán thành với nhân sự do cấp uỷ chuẩn bị, thì cấp uỷ phải báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Việc kiện toàn chức danh bí thư cấp uỷ thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng; việc bầu cử chức danh chủ tịch uỷ ban nhân dân thực hiện theo quy định hiện hành. Cụ thể như sau: Nếu nhân sự bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân là đồng chí bí thư hoặc chủ tịch uỷ ban nhân dân đương chức: Nếu đồng chí bí thư cấp uỷ đang kiêm chức chủ tịch hội đồng nhân dân thì phải có đơn xin rút chức chủ tịch hội đồng nhân dân và cấp uỷ giới thiệu đồng chí phó bí thư thường trực với hội đồng nhân dân để hội đồng nhân dân cho đồng chí bí thư rút và bầu đồng chí phó bí thư giữ chức chủ tịch hội đồng nhân dân. Sau đó, cấp uỷ giới thiệu đồng chí bí thư với hội đồng nhân dân để hội đồng nhân dân bầu giữ chức chủ tịch uỷ ban nhân dân. Nếu đồng chí chủ tịch uỷ ban nhân dân được dự kiến giữ chức bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân, thì cấp uỷ tiến hành bầu giữ chức bí thư (hoặc cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định) theo quy định hiện hành. Nếu đồng chí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân là nhân sự mới (cán bộ từ nơi khác đến, cán bộ tại chỗ được quy hoạch bí thư hoặc chủ tịch uỷ ban nhân dân) thì sau khi kiện toàn chức danh bí thư cấp uỷ (bầu cử hoặc chỉ định), cấp uỷ giới thiệu đồng chí bí thư cấp uỷ với hội đồng nhân dân để hội đồng nhân dân bầu giữ chức chủ tịch uỷ ban nhân dân. Trường hợp bầu lần thứ nhất đồng chí bí thư cấp uỷ không trúng cử, thì cấp uỷ chỉ đạo hội đồng nhân dân tiếp tục thảo luận, tạo sự thống nhất trước khi tiến hành bầu lần thứ hai. Trường hợp bầu lần thứ hai vẫn không trúng cử thì có bầu tiếp hay không do hội đồng nhân dân quyết định; cấp uỷ phải báo cáo kịp thời với cấp uỷ cấp trên để xem xét, giải quyết. - Sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện việc nhất thể hóa 2 chức danh trên. Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư cấp uỷ thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, quy chế làm việc của cấp uỷ cấp mình và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên. Cần tập trung chỉ đạo việc quán triệt, cụ thể hoá và lãnh đạo tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết của cấp uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp trên ở địa phương; công tác quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức hội đồng nhân dân: Lãnh đạo, điều hành công việc của uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước uỷ ban nhân dân cấp trên về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân theo Điều 11 Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16-1-2009 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể là: Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện nơi không tổ chức hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 127 của Luật tổ chức hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân xã, thị trấn; đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của hội đồng nhân dân xã, thị trấn và kiến nghị chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ. Chủ tịch uỷ ban nhân dân quận nơi không tổ chức hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7 Điều 127 của Luật tổ chức hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên uỷ ban nhân dân phường, cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý. Chủ tịch uỷ ban nhân dân phường nơi không tổ chức hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm c và d khoản 1, các khoản 2, 6, 7 Điều 127 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân. Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, thị trấn: Lãnh đạo, điều hành công việc của uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân cấp mình và uỷ ban nhân dân cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân theo Điều 127 Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân. 5, Liên hệ thực tế. Sau 5 năm thực hiện thí điểm cả nước có 16 quận, huyện thực hiện thí điểm bí thư huyện ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, có 638 xã, phường thị trấn( trong đó 417 xã, 167 phường, 54 thị trấn) thực hiện thí điểm chủ trương này. Chiếm khoảng 5,7% tổng số xã, phường, thị trấn trong cả nước. Một trong những xã, phường, thị trấn thực hiện thành công mô hình này là thị trấn Tân Phú huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước  Khái quát những đặc điểm của thị trấn. Thị trấn Tân Phú có diện tích tự nhiên hơn 3 nghìn ha, 8.153 nhân khẩu với 2.187 hộ sống phân bố ở 4 khu phố và 1 ấp. Đây là một đơn vị hành chính có nhiều điểm đặc thù, nền kinh tế thì đan xen giữa nông nghiệp công nghiệp và tiều thủ công nghiệp, cán bộ lãnh đạo quản lý có năng lực vì thế thị trấn rất có ưu thế để thử thực hiện mô hình này.  Cơ chế hoạt động. Đồng chí được chọn để trao trọng trách bí thư kiêm chủ tịch thị trấn là Trần Văn Hồng, là người có năng lực lãnh đạo, quản lý, công tác nhiều năm. Am hiểu tình hình địa bàn nhân dân địa phương. Sau khi được giao nhiệm vụ đồng chí Trần Văn Hồng có một chế độ làm việc khá rõ ràng, trước hết là công khai lịch làm việc của mình, lịch trực và tiếp dân để ai cũng có thể cùng biết đến. Đây là những việc làm cần thiết để nhân dan tham gia giám sát công việc của bí thư và chủ tịch. Khi chưa hợp nhất 2 chức danh này thì hễ có một công việc đến là bàn tới bàn lui, nếu bí thư có một ý định gì đó thì phải bàn với chủ tịch, sau đó bàn trong thường vụ (tỉnh ủy), thường vụ xong rồi đưa ra hội đồng nhân dân, hội đồng xong mới ra ủy ban thực hiện, như vậy mất rất nhiều thời gian, tiến đọ xử lý công việc không theo kịp thực tiễn. xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi chính quyền các cấp phải xử lý công việc thật nhanh nhưng do cơ cấu tổ chức bộ máy còn nhiều tầng nấc nên rất khó khăn trong việc quản lý. Có khi lại có thể xảy ra một chuyện là từ ý định của bí thư khi họp tỉnh ủy dến lúc chủ tịch triển khai thực hiện lại không khớp nhau đó là những nguyên nhân làm cho nội bộ lủng củng, lục đục. Thị trấn Tân Phú có rất nhiều công việc cần giải quyết, mà lại xuất phát từ những vấn đề cụ thể chứ không phải ở tư tưởng quan điểm của bí thư, nếu bí thư không đứng ra giải quyết cùng thì lại bị xem như là buông lỏng công việc, mà làm qua nhiều lại làm quá vào công việc của chủ tịch. Vì vậy ở thị trấn đòi hỏi một người vừa nắm chủ trương, kế hoạch vừa triển khai thực hiện như vậy công việc được giải quyết nhanh hơn. Cơ cấu khi hợp nhất: Thị trấn có một bí thư kiêm chủ tịc ủy ban nhân dân, một phó bí thư vừa làm công tác vừa làm chủ tịch hội đông nhân dân, một phó bí thư làm phó chủ tịch ủy ban nhân dân, các thường vụ sẽ nắm các nghành quan trọng. Khi họp ủy viên cũng là họp thường vụ làm giảm đi các các cuộc họp không cần thiết. Khi chưa thực hiện nhất thể hóa 2 chức danh thì hàng tháng có 3 cuộc họp, nay thực hiện cơ chế nhất thể hóa giảm còn 1 cuộc họp, nhờ giảm họp nên có nhiều thời gian để giám sát cơ sở, kiểm tra chỉ đạo thực tế nhiều hơn. Chính quyền có thể làm trực tiếp, làm ngay sau các cuộc họp mà không cần chờ văn bản chỉ đạo của đảng ủy. người chỉ đạo biết đâu là vướng mắc mà làm luôn, trong vai trò chỉ đạo đảng thì tôi là bí thư, khi thực hiện nghị quyết thì tôi là chủ tịch “ông Trần văn Hồng” cho biết. Ông Trần văn hồng cho biết khi hợp nhất 2 chức danh thì công việc giả quyết nhanh hơn. Ông là người nắm chủ trương rồi quyết định công việc luôn. Không cần phải thông qua người này người nọ như trước. tuy nhiên cũng gặp phải một sỗ vướng mắc như: trong các cuộc họp cần có 5 đồng chí chủ chốt( chủ tịch ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư, chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam và chủ nhiệm ủy ban kinh tế đảng ủy) có 2 ý kiến trái chiều với ý kiến của bí thư nếu biểu quyết thì thiểu số vẫn phục tùng đa số. nhưng ở mô hình bí thư đồng thời là chủ tịch thì chỉ cần một đồng chí có ý kiến hợp với ý kiến của bí thư thì vấn đè sẽ được chấp thuận. Nếu ý kiến của bí thư tốt thì không sao nhưng không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung. Do đó nếu không cẩn thận, sáng suốt thì quyền lực rơi vào một người dễ dẩn tới nhưng quyết định sai lầm, gây hậu quả đáng tiếc cho cộng đồng. Đây là một thực tế nảy sinh ở thị trấn cần đưa ra được biện pháp khắc phục.  Kết quả đạt được. Ở góc độ tổ chức: cơ cấu bộ máy của thị trấn giảm đáng kể từ 23 biên chế xuống còn 20, các thủ tục giữa đản và ủy ban nhân dân được rút ngắn. Nền kinh tế phát triển. thương mại, dịch vụ tăng, giải quết tốt việc làm cho người lao động, hộ nghèo giảm đáng kể. Các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đều thực hiện vượt chỉ tiêu, quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự xã hội đảm bảo, không có vụ việc nổi cộm xảy ra. Năm 2010 thị trấn Tân Phú dẫn đầu phong trào thi đua của huyện và được ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tặng bằng khen năm 2012. 6, Đánh giá. Sau nhiều năm thực hiện việc nhất thể hóa chức danh bí thư và chủ tịch ở một số địa phương. Kết quả khảo sát gần đây tại 30 xã, phường, thị trấn của 17 tỉnh, thành phố cũng như báo cáo từ các địa phương khác cho thấy mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn là bước đột phá trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Mô hình này có những ưu điểm và hạn chế, khó khăn sau: a. Về ưu điểm. Một là”: góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ. Mô hình này tạo được sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, giảm bớt khâu trung gian, đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ trọng tâm của cơ sở và giải quyết nhanh hơn các nhu cầu của nhân dân. Khi bí thư đồng thời là chủ tịch vừa cùng cấp ủy ban hành hoặc quán triệt nghị quyết của cấp trên vừa tổ chức thực hiện, công việc sẽ nhanh, kịp thời, hiệu lực hơn, không qua nhiều tầng nấc, mất thời gian. Khi có vấn đề nảy sinh, bí thư đồng thời là chủ tịch quyết định xử lý và chịu trách nhiệm. Trường hợp đặc biệt có thể họp đảng ủy đột xuất để xin chủ trương. Như vậy, đảng ủy lãnh đạo bằng nghị quyết, cá nhân bí thư đồng thời là chủ tịch, các đảng ủy viên triển khai thực hiện theo chức trách được phân công, làm cho sự điều hành, quản lý luôn nhạy bén. Bí thư đồng thời là chủ tịch nắm vững công việc, tình hình của đảng bộ, UBND, HĐND, MTTQ và các đoàn thể, trực tiếp lãnh đạo, điều hành, quyết đoán nhanh, xử lý tình huống chính xác, kịp thời. Nhiều nơi, ở các cuộc giao ban, hội nghị quán triệt nghị quyết của Đảng, bí thư đồng thời là chủ tịch trực tiếp trình bày chương trình, kế hoạch, phân công nhiệm vụ tới từng khối, ngành vừa giảm được thời gian họp, vừa tránh được tình trạng đùn đẩy, chồng lấn hoặc không rõ trách nhiệm, phát huy tốt hơn tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ cơ sở, đề cao và gắn trách nhiệm, quyền hạn cá nhân với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Mô hình tạo điều kiện thực hiện tốt hơn nguyên tắc tập trung dân chủ nhờ cấp ủy viên, đảng viên được cung cấp thông tin kịp thời, được góp ý, chất vấn trực tiếp người đứng đầu chính quyền trong việc thực hiện các công việc ở cơ sở. Mô hình đặt ra yêu cầu bức thiết là xây dựng, thực hiện hệ thống quy chế làm việc giữa cấp uỷ với bí thư đồng thời là chủ tịch, bí thư đồng thời là chủ tịch với phó bí thư, phó chủ tịch; giữa bí thư đồng thời là chủ tịch với bộ máy tham mưu, với mặt trận, các đoàn thể quần chúng... Đây là điểm đổi mới rõ nhất khi thực hiện mô hình này. Nhờ có quy chế việc chỉ đạo, điều hành của bí thư đồng thời là chủ tịch và các chức danh khác thuận lợi hơn, phát huy dân chủ, huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong hệ thống chính trị cơ sở (HTCTCS). Hai là: tạo sự thống nhất, liên thông trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giữa tổ chức đảng, UBND, các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, khắc phục tình trạng cấp ủy lấn sân, bao biện làm thay chính quyền hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo. Giữa tổ chức đảng với chính quyền, mặt trận là mối quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo, chấp hành. Nhưng thực tế ở cơ sở không phải khi nào cũng phân định rạch ròi. Do vậy, một số nơi bí thư cấp ủy can thiệp, làm thay việc chính quyền, nhưng cũng có nơi buông lỏng lãnh đạo, thậm chí khoán trắng cho chính quyền, thiếu tính kiểm tra và tổng kết, về thực chất lãnh đạo quản lý phải luôn luôn thống nhất trong quá trình hoạt động của địa phương, với mô hình này vai trò quyền hạn trách nhiệm của người đứng đầu tổ trức Đảng chính quyền phải thống nhất trong một người tạo sự thống nhất cao trong mọi hoạt động đảm bảo việc gì tới Đảng ủy là tới UBND, khắc phục được tình trạng thiếu đồng bộ thống nhất giữa chủ chương lãnh đạo và tổ chức thực hiện. Người đứng đầu cấp ủy và chính quyền cơ sở có điều kiện sử dụng, phát huy cả hai bộ máy vào công việc sát thực tế, đạt hiệu quả cao, hiệu lực quản lý Nhà nước mạnh mẽ hơn. Nếu như trước kia không có việc nhất thể hóa thì mỗi khi có chuyện gì, lại phải có sự họp giữa bên Đảng và chính quyền để lấy ý kiến, như vậy rất mật thời gian, nhưng cũng khó cho người lãnh đạo bởi như vậy dễ dẫn tới tình trạng bất đồng ý kiến giữa hai người, khó có thể thống nhất bởi mỗi người có cách nhìn nhận đánh giá mọi việc khác nhau. Nhưng khi nhất thể công việc do một người quản lý, một người quyết định, nếu cần ý kiến đóng góp chỉ cần họp các bộ phận và thông qua, như vậy dễ thống nhất ý kiến, dễ dàng quy trách nhiệm khi có tình trạng làm việc sai trái không có tình trạng bên nọ đổi thừa cho bên kia, việc nhất thể hóa cũng tạo cho cơ quan cấp trên dễ dàng quản lý, kiểm soát hoạt động cuả cấp dưới. Ba là: nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của tổ chức đảng. Bí thư đồng thời là chủ tịch trực tiếp tiếp nhận, xử lý tổng hợp các thông tin, điều hành bộ máy chính quyền giải quyết những công việc hằng ngày nên gần dân, nắm được dư luận, tâm tư, kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của dân qua nhiều kênh thông tin. Đảng viên được biết, được bàn nhiều vấn đề khi bí thư có nhiều thông tin về mọi mặt của đời sống ở địa phương. Bí thư có thực quyền hơn, quyền lực ở cơ sở tập trung thống nhất. Từ đó nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của tổ chức đảng ở cơ sở. Bốn là: khắc phục tình trạng mất đoàn kết giữa bí thư và chủ tịch, nội bộ đoàn kết, thống nhất hơn. Qua khảo sát cho thấy, thực hiện và phát huy tốt mô hình này xây dựng môi trường đoàn kết, thống nhất cao. Tuy không phải tất cả, nhưng ở những nơi nội bộ mất đoàn kết, nguyên nhân thường xuất phát từ hai cán bộ chủ chốt là bí thư và chủ tịch. Khi nhất thể hóa hai chức danh này đã triệt tiêu một trong những nguyên nhân gây mất đoàn kết, đồng thời có điều kiện huy động, phát huy khả năng, trách nhiệm của chính bí thư đồng thời là chủ tịch và đội ngũ cán bộ cơ sở. Bản thân bí thư đồng thời là chủ tịch phải là trung tâm đoàn kết, quy tụ, tập hợp được đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất khi chọn cán bộ vào chức danh này ở các địa phương đã thực hiện thí điểm. Đội ngũ cán bộ, nhất là cấp phó và cán bộ tham mưu nâng cao trách nhiệm, không còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm và chấm dứt được tình trạng cấp uỷ ra nghị quyết, chính quyền thực hiện không nghiêm. Năm là: tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả. Mô hình này góp phần tinh gọn bộ máy, giảm bớt cồng kềnh, chồng chéo về tổ chức, có lợi cho cải cách hành chính và thực hành tiết kiệm. Chỉ tính riêng ở cấp cơ sở, cả nước sẽ giảm đi hơn 10.000 định biên, nhiều chi phí sẽ giảm theo như phòng làm việc, bàn ghế, điện thoại, lương, tiết kiệm thời gian, ngân sách do giảm hội họp, tiếp khách... có nơi giảm tới 40% các buổi họp, hội ý; có nơi, tiết kiệm được 50% thời gian, không xảy ra trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Tổ chức bộ máy tinh gọn, trách nhiệm cá nhân rõ ràng, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cấp ủy, UBND, MTTQ và các đoàn thể thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả hơn. Sáu là: cán bộ cơ sở buộc phải nâng cao trình độ, năng lực công tác, tinh thần tập thể, trách nhiệm. Khi người đứng đầu đảm nhiệm “hai vai”, khối lượng công việc lớn, trách nhiệm cao, cần phải có cấp phó và đội ngũ cán bộ cơ sở thực sự có trình độ và tâm huyết. Với mô hình này, vị trí phó bí thư đảng uỷ và phó chủ tịch UBND phải có năng lực thật sự, có thể thay thế người đứng đầu trong điều hành công việc. Đội ngũ cán bộ cấp phó và cán bộ tham mưu có yêu cầu khách quan phải nâng cao trách nhiệm, giúp người đứng đầu nắm và xử lý tình huống đa dạng, phức tạp diễn ra hằng ngày, đòi hỏi tư duy của mỗi cán bộ phải vừa bao quát, vừa cụ thể, năng động trong thực hiện nhiệm vụ. Do đó, mô hình này giúp cho cán bộ cơ sở trưởng thành nhanh, nâng cao trình độ, năng lực, khả năng tư duy toàn diện, tính quyết đoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tinh thần tập thể. Khi mà chủ tịch và Bí thư do một cá nhân đảm nhiệm có nghĩa quyền hạn và trách nhiệm của họ sẽ tăng lên gấp đôi, như vậy bản thân họ luôn ý thức được rằng trên vai mình luôn là những nhiệm vụ và trọng trách nặng nề cảu toàn xã, có như vậy bản thân họ mới nỗ lực cố gắng học tập, nâng cao tầm hiểu biết trên rất nhiều lĩnh vực để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, không chỉ có thế các chức danh giúp việc cho bí thư và chủ tịch vai trò cảu họ được nâng lên hơn trước vì họ được ủy thác cho rất nhiều công việc của địa phương có như vậy họ mới thực hiện hết các nguồn lực của mình. ví dụ: Từ kết quả bước đầu, ông Phạm Thanh Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy huyện Hoài Nhơn ( Bình Định) cho rằng: Mô hình Bí thư đồng thời là Chủ tịch xã sẽ mang lại hiệu quả cao nếu chọn được cán bộ đủ năng lực, trình độ, sức khoẻ và uy tín; tin tưởng, mạnh dạn phân cấp cho cán bộ dưới quyền; đồng chí Phó Bí thư thường trực Đảng ủy và các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người nhanh nhẹn, sắc sảo trong quản lý, điều hành thì sẽ khắc phục được tình trạng “quá tải” của đ/c Bí thư đồng thời là Chủ tịch. Bên cạnh đó, bộ máy của hệ thống chính trị xã cũng phải được xây dựng đủ mạnh; có quy chế hoạt động rõ ràng, khoa học; công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của hệ thống chính trị và cá nhân cán bộ giữ vị trí kiêm nhiệm phải cần thiết được tăng cường, đảm bảo giữ được hiệu quả hoạt động, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Kể từ ngày tiếp nhận hai “vai”, công việc của các đ/c Bí thư đồng thời là Chủ tịch tăng lên rất nhiều. Thay vì có điều kiện để chuyên sâu trên một lĩnh vực (hoặc công tác xây dựng đảng hoặc công tác quản lý nhà nước) và có thời gian giúp đỡ gia đình; đến và rời trụ sở đúng giờ quy định như trước đây, nay kiêm nhiệm nên đ/c Bí thư đồng thời là Chủ tịch xã phải thay đổi lịch làm việc và thói quen sinh hoạt của mình. Vào đầu giờ làm việc buổi sáng phải giải quyết công việc thuộc lĩnh vực khối ủy ban, cuối giờ phải hội ý lãnh đạo bên Đảng ủy; kỳ giao ban cuối tháng, buổi sáng phải chủ trì giao ban khối nhà nước, buổi chiều chủ trì giao ban khối đảng-dân vận… Ông Đào Duy Hội- Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc cho biết, vấn đề khó nhất là: Khi nào phải vào “vai” với tư cách là Bí thư Đảng ủy, khi nào nhập cuộc với vai trò là Chủ tịch UBND xã; cuộc họp nào phân cấp cho đ/c Phó Bí thư trực đảng hoặc Phó chủ tịch ủy ban chủ trì, hội nghị nào bản thân phải trực tiếp dự và kết luận…Chính điều này đã làm cho tôi hay bị lúng túng, nhất là đối với những ngày đầu đảm nhận hai “vai”. Bảy là: đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Khi đã là người đứng đầu duy nhất, bí thư đồng thời là chủ tịch phải chịu trách nhiệm về mọi thành công cũng như thất bại. Do vậy, bản thân người bí thư đồng thời là chủ tịch phải tự ý thức và tích cực phấn đấu vươn lên. Nhiều người, trước khối lượng công việc lớn đã biết cách sắp xếp công việc khoa học, xử lý linh hoạt. Trong chỉ đạo, điều hành có những điều chỉnh và phân vai rõ ràng, tin tưởng giao việc vừa tránh được hiện tượng độc đoán, chuyên quyền, vừa phát huy tốt năng lực của cấp dưới, nhất là cấp phó. Những nơi thành công trong mô hình này đều có điểm chung là vai trò của bí thư đồng thời là chủ tịch được thể hiện rõ. Hầu hết các đồng chí này đều từng làm bí thư cấp uỷ hoặc chủ tịch UBND nên am hiểu cơ sở. Có đồng chí thời gian đầu rất lo lắng khi nhận nhiệm vụ, tuy nhiên, sau một thời gian làm việc đã có những phát triển tốt, qua lấy phiếu thăm dò, các đồng chí đều đạt tín nhiệm cao. Tám là : góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đây là một kết quả thực tế được ghi nhận. Tại một số địa phương trước đây do thiếu cán bộ có năng lực, nội bộ mất đoàn kết dẫn tới vai trò lãnh đạo của Đảng mờ nhạt, chính quyền yếu kém. Sau một thời gian thực hiện mô hình này, nhìn chung hoạt động mọi mặt của địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, không còn trì trệ, yếu kém, có sự khởi sắc, phát triển. b. Những hạn chế và khó khăn. Một là, khối lượng công việc nhiều, khó thực hiện hài hoà công tác đảng - công việc chính quyền. Công việc của chủ tịch thường trực tiếp, cụ thể, khẩn trương, đa dạng và phức tạp dễ lôi cuốn bí thư đồng thời là chủ tịch tập trung cho công tác chính quyền, ít dành thời gian, công sức cho công tác đảng hoặc khoán trắng cho phó bí thư chuyên trách, các ban tham mưu. Nhiều địa phương công tác đảng được giao nhiều hơn cho phó bí thư trực, trong khi văn phòng đảng ủy không có cán bộ chuyên trách. Quỹ thời gian giải quyết công việc cụ thể chiếm phần lớn, nên ít quan tâm dành cho việc suy nghĩ, đề xuất những chủ trương, kế hoạch lớn, sa vào các việc cụ thể, sự vụ, ít đi cơ sở, dễ dẫn tới quan liêu, chưa thực hiện đầy đủ chức năng kiểm tra, giám sát.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng