Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhật ký các nhà văn việt nam từ điểm nhìn thể loại (2016)...

Tài liệu Nhật ký các nhà văn việt nam từ điểm nhìn thể loại (2016)

.PDF
71
223
91

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== TRẦN THỊ HÀ NHẬT KÝ CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM TỪ ĐIỂM NHÌN THỂ LOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận văn học HÀ NỘI, 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== TRẦN THỊ HÀ NHẬT KÝ CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM TỪ ĐIỂM NHÌN THỂ LOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận văn học Người hướng dẫn khoa học ThS. HOÀNG THỊ DUYÊN HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo – Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học – Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Mặc dù có nhiều cố gắng song trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận Trần Thị Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên. Trong quá trình làm khóa luận tôi có tham khảo những tài liệu có liên quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự trùng lặp với khóa luận khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận Trần Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 5 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ ............. 6 1.1. Các quan niệm về nhật ký .......................................................................... 6 1.2. Đặc trưng của thể loại nhật ký ................................................................... 7 1.2.1. Tính xác thực ............................................................................................ 7 1.2.2. Tính chất cá nhân riêng tư...................................................................... 9 1.2.3. Tính chất biên niên ................................................................................ 11 1.3. Phân loại nhật ký ...................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: NHẬT KÍ CỦA CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM TỪ ĐIỂM NHÌN THỂ LOẠI .......................................................................................... 14 2.1. Đặc trưng về nội dung của nhật ký các nhà văn Việt Nam...................... 14 2.1.1. Nhật kí ghi lại hiện thực đời sống của các nhà văn .............................. 14 2.1.1.1. Bức tranh về cuộc sống đời thường ................................................... 15 2.1.1.2. Những trải nghiệm thực tế nơi chiến trường ...................................... 19 2.1.1.3. Nhật ký ghi lại đời sống văn nghệ ..................................................... 24 2.1.2. Nhật ký ghi lại hiện thực tâm trạng của các nhà văn ............................ 28 2.1.2.1. Trăn trở của nhà văn về cuộc sống..................................................... 28 2.1.2.2. Hoài bão, lí tưởng sống của các nhà văn............................................ 34 2.2. Đặc trưng nghệ thuật của nhật ký các nhà văn Việt Nam........................ 39 2.2.1. Ngôn ngữ nhật ký .................................................................................. 39 2.2.1.1. Ngôn ngữ đời thường, tự nhiên .......................................................... 39 2.2.1.2. Kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình ............................................. 41 2.2.1.3. Ngôn ngữ giàu tính nghệ thuật và tính biểu cảm. ................................ 43 2.2.2. Người trần thuật trong nhật ký .............................................................. 45 2.2.2.1. Người trần thuật ở ngôi thứ nhất ........................................................ 45 2.2.2.2. Người trần thuật là người trực tiếp nếm trải cuộc sống. .................... 46 2.2.2.3. Lập trường thái độ của người trần thuật............................................. 48 2.2.3. Giọng điệu trần thuật............................................................................. 49 2.2.3.1. Giọng điệu trữ tình, mượt mà ...............................................................49 2.2.3.2. Giong điệu suy tư, triết lý................................................................... 51 2.3. Giá trị của nhật ký các nhà văn Việt Nam ............................................... 52 2.3.1. Cuốn tư liệu về lịch sử .......................................................................... 52 2.3.2. Nhật ký mang giá trị nghệ thuật ............................................................ 54 2.3.3. Nhật ký mang giá trị giáo dục ............................................................... 56 KẾT LUẬN .................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhật ký là thể loại đã không còn xa lạ với cuộc sống thường nhật nói chung và đời sống văn học nói riêng. Những năm gần đây, khi mà ý thức cá nhân được đề cao, con người có xu hướng ghi chép lại những gì đã nếm trải hay những gì đã diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin ngày càng có nhiều trang mạng xã hội phục vụ cho nhu cầu ghi chép cá nhân riêng tư và thể hiện tình cảm như facebook, yahoo, zalo, blog... Đây cũng được coi là một dạng của nhật ký giúp lưu giữ những tình cảm, cảm xúc khó giãi bày trực tiếp, phần lớn mọi người đều sử dụng loại nhật ký này. Không những vậy, sau “cơn sốt” nhật ký, nhiều cuốn nhật ký viết trong thời chiến liên tiếp được công bố và nhận được sự đón nhận với thái độ hết sức trân trọng từ đông đảo bạn đọc. Đặc biệt, hai cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi khi xuất bản đã tạo nên hiệu ứng xã hội rộng lớn. Từ đó, có thể thấy thể loại nhật ký ngày càng gần gũi và chiếm một vị trí quan trọng trong lòng bạn đọc. Căn cứ vào thực tế cho thấy, nhật ký không đơn thuần chỉ là những ghi chép cá nhân, ghi lại những suy nghĩ, tâm sự khó giãi bày với người khác. Mà nhật ký còn được nhìn nhận như một thể loại văn học bởi nó mang những đặc trưng của thể loại và giá trị từ các cuốn nhật ký đem lại vô cùng lớn. Với giá trị về mặt tư liệu, sức mạnh về giáo dục và những đóng góp về mặt nghệ thuật nhật ký đã và đang trở thành một thể loại đầy hứa hẹn, có đóng góp đáng kể cho văn đàn Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu về thể loại nhật ký có ý nghĩa lý luận đồng thời mang tính thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, trong tiến trình văn học, nhật ký là thể loại khá thưa thớt cả về mặt xuất bản cũng như sự nghiên cứu, tổng kết về mặt lí luận. Cho đến nay 1 chưa có công trình nào nghiên cứu về thể loại này một cách bài bản và quy mô. Vì vậy, chọn và nghiên cứu về đề tài “Nhật ký các nhà văn Việt Nam từ điểm nhìn thể loại” trong đó chúng tôi khảo sát 5 cuốn nhật ký: Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng; Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn; Nhật ký Vũ Tú Nam; Nhật ký Lưu Quang Vũ; Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý. Chúng tôi nghĩ đây là điều kiện để đi sâu phát hiện những đặc trưng độc đáo của thể loại nhật ký trong những cuốn nhật ký cụ thể của các nhà văn Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhật ký là một thể loại khá đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. So với nhiều thể loại khác, nhật ký tuy xuất hiện muộn nhưng đã có bước phát triển và đạt được những thành tựu riêng đáng chú ý. Trước năm 2005, số lượng các tác phẩm nhật ký xuất hiện trong văn học Việt Nam rất ít. Vì tác phẩm ít nên nhật ký chưa nhận được sự thu hút, quan tâm của người đọc và các nhà nghiên cứu. Nhật ký chỉ được đề cập một cách sơ lược, chỉ được giới hạn trong một vài mục nhỏ của các bài viết, các công trình nghiên cứu... chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của các công trình nghiên cứu độc lập. Vấn đề nghiên cứu nhật ký các nhà văn Việt Nam từ điểm nhìn thể loại cũng chưa có công trình nào nghiên cứu. Nhưng bắt đầu từ năm 1986, đặc biệt là từ năm 2005 với sự xuất hiện đầu tiên của cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, một loạt các cuốn nhật ký thời chiến được xuất bản, tạo ra một cơn sốt trong văn học thì nhật ký dần dần được quan tâm nhiều hơn của đọc giả cũng như các nhà nghiên cứu. Nhật ký đã và đang được tìm hiểu, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Có nhiều giáo trình viết về đặc trưng của thể loại nhật ký như giáo trình lí luận văn học phần “Tác phẩm và thể loại” do giáo sư Trần Đình Sử chủ biên: “Nhật ký là một thể loại văn học mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất" [19, tr.239]. Tuy vậy, cuốn giáo trình này cũng 2 chỉ khái quát được một vài đặc điểm của thể loại nhật ký, chưa đi sâu phân tích những đặc điểm cụ thể về đặc trưng cụ thể của thể loại này. Về cơ bản đặc trưng chung nhất mà giáo trình đề cập đến là: ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết và mang tính chân thực, độ chính xác cao. Trong “Từ điển văn học” (bộ mới), Lại Nguyên Ân cho rằng: Nhật ký là “Loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép có đánh số ngày tháng… bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm, nó ít hồi cố, được viết ra cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc công chúng tiếp nhận.” Bên cạnh đó, thể loại nhật ký còn được nhắc đến trong một số bài viết và các công trình nghiên cứu khác. Trong cuốn “Văn học Việt Nam thế kỷ XX”, tác giả Phan Cự Đệ cũng nhắc đến nhật ký với tư cách như một tiểu loại của loại hình ký. Trong cuốn “Từ điển văn học” của tập thể tác giả Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá cũng nói vài nét về đặc trưng của thể loại nhật ký “Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng…Nhật ký là thể tài độc thoại nhưng lời độc thoại của tác giả nhật ký có thể mang tính đối thoại bên trong, do chỗ phải tính đến ý kiến của người khác về cuộc đời và về bản thân mình” [7, tr.1257]. Trong cuốn “Từ điển văn học” này, tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở định nghĩa về thể loại nhật ký một cách khái quát, chưa đi sâu cụ thể. Trong bài nghiên cứu “Đặc trưng của nhật ký văn học” của ThS. Hoàng Thị Duyên (tạp chí khoa học – số 39 (10/2015) _ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã tiếp cận nhật ký từ góc nhìn thể loại, đề cập đến những đặc trưng nổi bật của nhật ký văn học như: tính chân thực, tính cá nhân, tính biên niên. 3 Nhìn chung qua khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi thấy các công trình, bài viết nghiên cứu về nhật ký khá nhiều nhưng hầu hết sơ sài, chỉ đi vào một khía cạnh. Chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu, khái quát đặc trưng của thể loại nhật ký trong những cuốn nhật ký cụ thể của các nhà văn Việt Nam. Hiện nay, nhật ký đang là thể loại thu hút được sự quan tâm của bạn đọc, các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học. Cho nên việc đi sâu nghiên cứu nhật ký các nhà văn Việt Nam từ điểm nhìn thể loại làm phong phú thêm những đặc trưng của thể loại này là việc làm cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khóa luận hướng tới mục đích tìm ra đặc trưng độc đáo của thể loại trong các cuốn nhật ký của các nhà văn Việt Nam. Từ đó khẳng định giá trị của các cuốn nhật ký và tài năng của tác giả. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm ra các đặc trưng của thể loại nhật ký và điểm khu biệt của các tiểu loại của nó. - Xét các đặc trưng của nhật ký trong các cuốn nhật ký của các nhà văn Việt Nam: Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Lưu Quang Vũ, Nhật ký Vũ Tú Nam, Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn, Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các cuốn nhật ký của các nhà văn Việt Nam, bao gồm: * Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng 3 tập (của Nguyễn Huy Tưởng) * Lưu Quang Vũ di cảo (Nhật ký, thơ) (của Lưu Quang Vũ) * Nhật ký chiến trường (của Dương Thị Xuân Quý) * Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn (của Nguyễn Ngọc Tấn) 4 * Nhật ký Vũ Tú Nam (của Vũ Tú Nam) 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu đối tượng theo quan điểm hệ thống - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp so sánh hệ thống 6. Đóng góp của khóa luận Với đề tài này, chúng tôi mong muốn khóa luận sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về đặc trưng của thể loại nhật ký ở trong những cuốn nhật ký cụ thể của các nhà văn. Đồng thời cho thấy giá trị to lớn mà nhật ký đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 2 chương. Cụ thể là: Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ Chương 2: NHẬT KÝ CỦA CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM TỪ ĐIỂM NHÌN THỂ LOẠI 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ Dưới nhiều góc độ khác nhau của đời sống xã hội và đời sống tinh thần, văn chương bằng thế mạnh của mình đã khai thác, khám phá làm nổi bật tất cả những âm điệu, cung bậc cảm xúc của con người trong sự đa dạng muôn màu làm nên sự phong phú trong tâm hồn trước hiện thực đời sống xã hội. Với các thể loại nổi bật: thơ, tiểu thuyết truyện ngắn, kịch… văn chương Việt Nam hiện đại đã hấp dẫn bao thế hệ độc giả. Tuy nhiên, với những ưu thế, đặc thù mỗi thể loại văn học lại có sức hấp dẫn riêng. Nếu như tiểu thuyết là thể loại “tự sự dài hơi” với dung lượng lớn về nhân vật, cốt truyện, phạm vi phản ánh thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống; với thơ lại nồng nàn say đắm tâm hồn người với nhiều cung bậc cảm xúc đi kèm hình ảnh, nhạc điệu… Đặc biệt hơn, nhật ký xuất hiện đã khẳng định vị trí trong lòng độc giả với những hấp dẫn riêng của nó về giọng điệu tâm tình, tiếng nói bên trong, tiếng nói của tư tưởng tình cảm, sự bộc lộ chân thành và sâu lắng nhất cảm xúc suy nghĩ trong tâm hồn người viết. Nằm trong loại thể ký, nhật ký mang những đặc trưng độc đáo của thể loại đồng thời lại có nét riêng độc đáo góp phần làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật. 1.1. Các quan niệm về nhật ký Theo Từ điển thuật ngữ văn học [7] thì nhật ký “là một thể loại thuộc loại hình ký”, là một dạng biến thể của ký hiện đại. So với các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ… thì ký xuất hiện muộn hơn, tận thế kỷ XVIII khi có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người, khi xuất hiện nhu cầu tự bộc bạch, tự quan sát thì thể loại này mới xuất hiện ở Châu Âu và phát triển cực thịnh vào thế kỷ XIX. Cũng như ở phương Tây, thể ký ở Việt Nam cũng 6 được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký cũng có những biến thể cho phù hợp với xu thế phát triển của văn học. Nhật ký chính là một dạng biến thể của ký hiện đại bên cạnh hồi ký, tuỳ bút, tản văn, phóng sự… Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa nhật ký là “loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật ký là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng (…) bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm; nó ít hồi cố; được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc được công chúng tiếp nhận” [7, tr 1257]. Từ điển thuật ngữ văn học cũng coi nhật ký là “một thể loại thuộc hình ký” hay “là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến” [5, tr 204]. Giáo trình lý luận văn học, tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do GS.Trần Đình Sử chủ biên thì định nghĩa như sau: “Nhật ký là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết” [19, tr 261]. Các quan niệm trên của các nhà nghiên cứu có những điểm tương đồng và khác biệt nhưng có thể thấy họ đều chú ý đến hạt nhân cốt lõi của nhật ký là tính cá nhân riêng tư, tính biên niên của thể loại này. Từ đó có thể nói rằng, nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về những sự kiện, cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần. 1.2. Đặc trưng của thể loại nhật ký 1.2.1. Tính xác thực Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất của ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể 7 loại. Với thể ký - thể loại được coi là “sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội” với đặc điểm nổi bật là sự ghi chép sự việc, thì tính xác thực của việc ghi chép được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Nhật ký cũng vậy, cho dù là nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví dụ như một cuốn nhật ký công tác hay nhật ký khoa học đòi hỏi một sự chính xác cao, hay với nhật ký riêng tư yếu tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tới mục đích quảng bá nên những gì viết ra luôn chân thực. Còn với nhật ký văn học, để mang tính hiện đại cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc giả cũng như xã hội: Ví dụ như nhật ký “Ở rừng” của Nam Cao là những ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những gian khổ, khó khăn, thách thức các văn nghệ sĩ trong việc “nhận đường”… Tác phẩm thành công bởi trong nó chứa đựng những cảm xúc chân thành của người viết thể hiện tư tưởng, tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự việc. Hay tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy được bộ mặt tàn ác của nhà tù với những gian khổ, thiếu thốn đủ điều nhưng lại toát lên vẻ đẹp tinh thần lạc quan yêu đời của người chiến sĩ - thi sĩ cách mạng. Tính xác thực của nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu như hồi ký có thể có yếu tố hư cấu những khi thể hiện thái độ, những sự việc mà nhân vật trải nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với nhật ký yêu cầu về tính xác thực rất khắt khe. 8 Nói sự thật là vấn đề cốt lõi của nhật ký có nghĩa là nói đến tính chân thực của thể loại này. Trần Đình Sử đã đánh giá: “Nhật ký là thể loại ghi chép những sự việc, suy nghĩ cảm xúc hàng ngày của chính người viết (…) Giá trị quan trọng nhất của nhật ký là tính chân thực do ghi chép sự việc đang diễn ra”. Điều đó có nghĩa là người viết nhật ký luôn trung thànhvới hiện thực, ghi lại một cách chân thực những diễn biến sự việc hàng ngày. Sở dĩ nhật ký có tính chân thực là do nó viết không nhằm công bố rộng rãi để thu hút sự chú ý mà chỉ là hình thức ghi lại của cá nhân đó đối với chính những suy ngẫm, trải nghiệm và tâm sự của chính mình. Vậy nên người viết luôn thành thực với đúng những gì đang xảy ra xung quanh cuộc sống của bản thân. Thể hiện rõ đặc trưng này là những cuốn nhật ký của Nguyễn Ngọc Tấn, Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, Nhật ký Lưu Quang Vũ, Nhật ký Vũ Tú Nam, Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý… Các tác phẩm nhật ký bao giờ cũng hấp dẫn vì đó là câu chuyện của người trong cuộc. Nhờ vị trí là người trực tiếp tham gia trải nghiệm mà những ngóc ngách bí mật bị che giấu, khuất lấp được phơi ra ánh sáng. Người kể chuyện không chỉ miêu tả, kể chuyện mà luôn luôn bày tỏ thái độ, cảm xúc đánh giá của mình trước câu chuyện mình kể khiến cho diễn ngôn về sự thực trong nhật ký bao giờ cũng có một giọng điệu, sắc thái nào đó. Trong các tác phẩm nhật ký, tính chất thời sự và tính cụ thể của các nhân vật, sự kiện, không gian và thời gian đã đem lại cho người đọc niềm tin về sự chân thực của câu chuyện. 1.2.2. Tính chất cá nhân riêng tư Trong nhật ký, ta dễ dàng nhìn ra cái “Tôi”. Sức hút của nhật ký phụ thuộc vào cảm xúc của cái “Tôi” trước hiện thực đời sống đang xảy ra, phụ thuộc vào khuynh hướng thẩm mĩ cũng như đạo đức của người viết nhật ký. Cái tôi trong nhật ký giống cái tôi trong văn học ở chỗ chúng đều phải sáng tạo nghệ thuật, vừa đảm bảo tính xác thực của đối tượng miêu tả vừa đảm bảo 9 giá trị thẩm mĩ góp phần bồi đắp hình tượng thêm phong phú, đa diện. Mục đích của nhật ký là giao lưu với chính mình, là tiếng nói phân thân của người viết bởi vậy tính riêng tư là yếu tố khiến nhật ký thu hút bạn đọc. Nhật ký chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc cô đơn muốn tự chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế, có thể nói nhật ký chính là thể loại mang tính chất riêng tư, tính chân thật và rất đời thường. Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật ký người viết có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự thật. Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật ký, là yếu tố hấp dẫn của thể loại văn học đặc biệt này, vì nó liên quan đến những tâm tư, tình cảm, bí mật của cá nhân, đặc biêt là những nhân vật được xã hội quan tâm. Trong “Mãi mãi tuổi hai mươi”, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật ký : “Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật ký mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều - Họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết, nói đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật ký. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình” [Tr.225]. Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế ta luôn thấy tác giả hay nhân vật của cuốn nhật ký ở ngôi thứ nhất. Nếu trong các thể loại như phóng sự, tùy bút, bút ký… trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật ký, người viết luôn là trung tâm. So với các thể loại khác vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký bao quát, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngần ngại xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự góp mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra 10 niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe những sự thật mà tác giả là người đã trực tiếp chứng kiến. Tuy nhiên, có những khi lời độc thoại của tác giả hay nhân vật chính là lời đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản thân mình nói riêng. Cũng bởi tính cá nhân mà trong thể loại nhật ký từ cách xưng hô, cách viết tắt đều được quy ước ngầm mà bản thân người viết là người hiểu rõ nhất. Chính vì viết cho mình nên trong nhật ký người viết có thể thoải mái công nhiên bày tỏ những suy nghĩ cá nhân của mình. Ta có thể bắt gặp những trăn trở về chính sách, những băn khoăn về xã hội, thậm chí cả những bí mật chính trị… trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng. Những trang nhật ký của ông trải dài bộc lộ những tâm tư cảm xúc đối với thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Hay ta cũng có thể bắt gặp những cảm xúc rất thực, tình yêu cháy bỏng mà Nguyễn Ngọc Tấn dành cho bà Bình Trang. Tình yêu ấy được nhà văn ghi lại bằng cả trái tim mình qua những trang nhật ký. Tất cả những suy nghĩ về xã hội, thậm chí những vấn đề nóng, nhạy cảm của văn hóa văn nghệ, những tình cảm, cảm xúc của chính mình đều được các nhà văn ghi lại một cách chân thực nhất. Tính chất cá nhân riêng tư được xem là đặc điểm quan trọng giúp ta phân biệt nhật ký với các thể loại văn học khác. Bởi nhật ký là thể loại mang tính cá nhân riêng tư nhiều nhất. Riêng tư là hình thức tồn tại của nhật ký. Tính riêng tư cũng là điều hấp dẫn của nhật ký bởi tính chất cá nhân và cả những bí mật ít được tiết lộ luôn là tâm điểm thu hút sự tò mò của độc giả. 1.2.3. Tính chất biên niên Hình thức kết cấu của nhật ký là theo thời gian tuyến tính, theo trình tự về ngày, tháng, năm và bao giờ khoảng thời gian ghi chép giữa các ngày tháng cũng được ghi rất rõ: Ngày...tháng...năm bằng số. Người viết nhật ký bao giờ cũng tôn trọng trật tự biên niên của sự việc ghi chép nhật ký. Sự việc 11 hay hiện tượng được ghi lại trong nhật ký được sắp xếp theo đúng trình tự về thời gian mà người viết lần lượt được chứng kiến hay tham gia. Theo Trần Đình Sử: “Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng có thể liên tục nhưng có thể ngắt quãng”. Điều đó có nghĩa là thứ tự ngày tháng có thể đúng thứ tự liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng nhưng vẫn theo trình tự trước sau. Khi tiếp nhận một tác phẩm nhật ký, bao giờ ta cũng thấy nổi lên trên bề mặt của nó là một lớp thông tin, sự kiện, nhân vật, thời gian, không gian cụ thể, đơn nhất, có thể coi là lớp từ vựng của sự thực. Lớp thông tin sự kiện này được mã hóa thành những danh từ riêng, những con số, ngày tháng… xuất hiên với mức độ dày đặc trong nhật ký. Bên dưới lớp thông tin sự kiện này, ta có thể dễ dàng nhận thấy một nguyên tắc tổ chức tất cả các yếu tố trên theo logic của cái thực, có thể coi là lớp ngữ pháp của sự thực. trong tác phẩm nhật ký, bao giờ cũng có sự xuất hiện của một người trần thuật xưng “tôi” với tư cách là người chứng kiến, ghi chép, luận bàn hay có thể nói, là một chủ thể nói sự thực. Những yếu tố này khiến cho trong nhật ký bao giờ cũng có một lớp nghĩa chỉ vật, một bức thông điệp về cái có thật. Có thể nói, kết cấu của sự kiện trong các tác phẩm nhất ký thường tuân thủ trật tự tuyến tính của thời gian, làm nổi bật logic của cái thực, và vì thế tạo nên độ tin cậy cho câu chuyện được kể. Các sự kiện trong nhật ký thường được cụ thể hóa bằng những địa danh, ngày tháng, số liệu cụ thể. Bởi nhật ký là một thể loại ghi chép sự thực, cho nên, những thông tin về sự kiện là một phần không thể thiếu. Cũng chính nhờ tính chất biên niên mà nhật ký được coi là một trong những thể loại văn học bám sát hiện thực đời sống một cách nhanh nhạy, kịp thời và chính xác nhất. Nó ghi lại những gì nóng hổi xảy ra trong ngày nên giá trị sự thật đáng tin cậy hơn hẳn lối ghi chép hồi cố về kí ức trong hồi ký. 12 1.3. Phân loại nhật ký Về phân loại, tuỳ vào tính chất, mục đích mà người ta phân loại theo những thể khác nhau của nhật ký. Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật ký văn học và nhật ký ngoài văn học. Các loại nhật ký ngoài văn học như: nhật ký riêng tư, nhật ký khoa học, nhật ký công tác… không nhằm công bố rộng rãi, chỉ viết dành cho mục đích cá nhân; đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự việc xảy ra với cá nhân chứ không quan tâm đến những vấn đề; những sự kiện xảy ra với ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân bản… Vì thế, nhật ký ngoài văn học thường không thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiếp nhận cũng như giới nghiên cứu văn học, không có tầm ảnh hưởng lớn. Còn nhật ký văn học thường hướng tới các chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến thế giới nội tâm của tác giả hoặc của các nhân vật trước những sự kiện lớn có ý nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội; nhật ký văn học thường được viết ra nhằm hướng tới sự đông đảo công chúng và không chủ định xây dựng hình tượng văn học, song một khi nó “thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình của cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại” thì nó đã mang trong mình phẩm chất văn học. 13 CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA NHẬT KÝ CÁC NHÀ VĂN VIỆT NAM 2.1. Đặc trưng về nội dung của nhật ký các nhà văn Việt Nam 2.1.1. Nhật ký ghi lại hiện thực đời sống của các nhà văn Nhật ký là một thể loại đặc biệt, nó có những nét khu biệt riêng. Ngay từ khi xuất hiện, nhật ký đã phát huy được ưu thế cuả mình. Nhật ký ghi lại một cách rất chân thực hiện thực cuộc sống của chính tác giả viết nó. Các nhà văn Việt Nam không chỉ tài năng trong việc sáng tác ra những tác phẩm để đời, rất nhiều nhà văn luôn giữ thói quen viết nhật ký. Những cuốn nhật ký ấy đã ghi chép lại một phần trong cuộc đời của các nhà văn, ghi lại những điều chân thực giản dị diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày mà họ đã trải qua. Nhiều nhà văn đã xung phong trở thành chiến sĩ tham gia vào cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc. Tại nơi chiến trường cam go khốc liệt ấy họ viết báo, sáng tác để cổ vũ tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ. Và không ít những sáng tác ra đời trở thành kiệt tác văn chương: Tây tiến (Quang Dũng), Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)... Không chỉ sáng tác mà rất nhiều nhà văn đã ghi lại tất cả bức tranh nơi chiến trường qua những trang nhật ký. Bằng việc viết nhật ký các nhà văn đã ghi lại một cách chân thực cuộc sống nơi chiến trường mà chính họ là những người trực tiếp chiến đấu. Đó là những khó khăn, thiếu thốn đủ đường, những cơn đói, cơn rét… cuộc sống của họ luôn trong ranh giới giữa sự sống và cái chết. Ở nơi chiến trường cam go khốc liệt ấy không chỉ có những đau thương mất mát mà còn là những kỉ niệm vui buồn bên bạn bè đồng chí, sự đùm bọc của đồng bào... Và còn là nỗi nhớ nhà, nhớ người thân... Những cuốn nhật kí được viết không nhằm để công bố nên độ chân thực và tính chính xác cao. Vì vậy có thể ví các cuốn nhật ký viết về chiến tranh như những thước phim quay chậm về chiến trường. Nó trở thành nguồn tư liệu vô cùng 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan